Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

CÂU hỏi ôn tập PHẦN THI lý THUYẾT hội THI điều DƯỠNG TRƯỞNG GIỎI THANH LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.23 KB, 51 trang )

CÂU HỎI HỘI THI: ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG GIỎI
* CÂU HỎI ĐÚNG NHẤT: 195 câu
PHẦN I. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Luật khám chữa bệnh 40/2009/QH12
Câu 1: Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 có hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 01 năm 2009
B. Ngày 01 tháng 01 năm 2010
C. Ngày 01 tháng 01 năm 2011
D. Ngày 01 tháng 01 năm 2012
Câu 2. Luật khám chữa bệnh quy định “Người bệnh” là:
A. Người được thăm khám thực thể
B. Người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh
C. Người được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp
D. Người thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 3. Các hành vi bị cấm quy định trong luật khám, chữa bệnh:
A. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
B. Cho mượn chứng chỉ hành nghề
C. Sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành
D.Tất cả đều đúng
Câu 4. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có
trách nhiệm:
A. Thăm hỏi, động viên người bệnh
B. Kiểm tra đơn thuốc, hàm lượng, liều dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc
C. Xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc
D. Ghi đầy đủ vào đơn thuốc về hàm lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc.
Câu 5. Luật khám chữa bệnh quy định: Người không được xin cấp chứng chỉ hành
nghề:
A. Y sỹ
B. Kỹ thuật viên
C. Dược sỹ
D. Lương y


Câu 6. Mẫu chứng chỉ hành nghề do ai ban hành?
A. Giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh
B. Giám đốc Sở Y tế


C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh
D. Bộ trưởng Bộ Y tế
Câu 7. Người hành nghề khám, chữa bệnh có quyền:
A. Được từ chối khám, chữa bệnh nếu việc khám, chữa bệnh đó trái với đạo đức nghề
nghiệp
B. Được tham gia bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn
C. Không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà
vẫn xảy ra tai biến.
D. Tất cả đều đúng
Câu 8. Theo luật khám chữa bệnh, việc hội chẩn được thực hiện khi:
A. Bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề
B. Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo
C. Người bệnh điều trị và có tiến triển tốt
D. Muốn áp dụng phương pháp điều trị mới trên người bệnh.
Câu 9. Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ:
A. Ít nhất 10 năm
B. Ít nhất 25 năm
C. Ít nhất 20 năm
D. Ít nhất 30 năm
Câu 10. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam:
A. Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được công nhận tại Việt Nam
B. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám, chữa bệnh
C. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành
D. Tất cả đều đúng
Câu 11. Có mấy hình thức của hội chẩn:

A. 4 hình thức
B. 5 hình thức
C. 6 hình thức
D. 7 hình thức
Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT
Câu 12. Khi người bệnh điều trị nội trú có diễn biến nặng:
A. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm khám xét ngay, chẩn đoán, tiên lượng và xử lý kịp thời.
B. Mời bác sĩ hồi sức hỗ trợ.
C. Tổ chức hội chẩn
D. Chuyển lên tuyến trên
Câu 13. Bác sĩ khoa cấp cứu có trách nhiệm:


A. Được đào tạo và thực hiện thành thạo các kỹ thuật cấp cứu.
B. Có phác đồ điều trị cấp cứu.
C. Sắp xếp dụng cụ y tế, phương tiện cấp cứu đúng vị trí quy định
D. Tất cả đều đúng
Câu 14. Khi người bệnh vào khoa điều trị, người điều dưỡng tại khoa có trách nhiệm:
A. Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp cho bệnh nhân
B. Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án của người bệnh,
C. Chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
D. Chỉ định chế độ chăm sóc cho người bệnh
Câu 15. Điều kiện để bệnh nhân được chuyển viện khi:
A. Đã hội chẩn toàn bệnh viện, đối với bệnh viện hạng I
B. Đã hội chẩn toàn bệnh viện, đối với bệnh viện hạng II
C. Giám đốc bệnh viện ký giấy chuyển viện, đối với bệnh viện hạng III
D. Giám đốc bệnh viện ký giấy chuyển viện, đối với bệnh viện hạng II
Câu 16. Khi người bệnh ra viện, điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ:
A. Thông báo cho người bệnh biết tình hình sức khỏe của họ
B. Dặn dò người bệnh về tự chăm sóc sức khỏe.

C. Thông báo kết quả điều trị cho người bệnh
D. Kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp cho bệnh nhân
Câu 17. Tổ chức thường trực tại bệnh viện:
A. Thường trực lãnh đạo.
B. Thường trực lâm sàng.
C. Thường trực hành chính, bảo vệ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 18. Bác sĩ thường trực là các bác sĩ tham gia điều trị của khoa có nhiệm vụ thăm
người bệnh thuộc diện chăm sóc cấp I:
A. Ít nhất 1 giờ một lần
B. Ít nhất 2 giờ một lần
C. Ít nhất 3 giờ một lần
D. It nhất 5 giờ một lần
Câu 19. Thời gian Hội đồng người bệnh cấp khoa họp là:
A. Hàng tuần vào chiều thứ hai.
B. 2 tuần 1 lần vào chiều thứ hai
C. Hàng tuần vào chiều thứ sáu.
D. 2 tuần 1 lần vào chiều thứ sáu
Thông tư 07/2011/TT-BYT


Câu 20.Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện có hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 02 năm 2011
B. Ngày 01 tháng 03 năm 2011
C. Ngày 01 tháng 04 năm 2011
D. Ngày 01 tháng 05 năm 2011
Câu 21. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, điều dưỡng viên phải:
A. Hoàn thiện thủ tục hành chính
B. Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh

C. Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh
D. Tất cả đều đúng.
Câu 22. Quyết định bổ nhiệm Điều dưỡng trưởng khoa do:
A. Giám đốc Sở Y tế
B. Giám đốc bệnh viện
C. Trưởng Khoa
D. Các điều dưỡng trong khoa
Câu 23. Mô hình chăm sóc theo nhóm gồm:
A. Nhóm có từ 1-2 điều dưỡng viên
B. Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên
C. Nhóm có từ 3-4 điều dưỡng viên
D. Nhóm có từ 4-5 điều dưỡng viên
Câu 24. Mô hình chăm sóc theo đội gồm:
A. Bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ lý
B. Điều dưỡng, người hành nghề khám chữa bệnh chịu trách nhiệm điều trị
C. Bác sĩ, người hành nghề khám chữa bệnh chịu trách nhiệm điều trị
D. Bác sĩ, người hành nghề khám chữa bệnh chịu trách nhiệm điều trị, điều dưỡng viên.
Câu 25. Trực tiếp thực hiện cho người bệnh ăn qua ống thông phải là:
A. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên
B. Bác sĩ điều trị
C. Người nhà người bệnh
D. Điều dưỡng viên
Câu 26. Khi dùng thuốc cho người bênh, điều dưỡng viên phải:
A.Thực hiện theo “2 đúng”
B.Thực hiện theo “3 đúng”
C. Thực hiện theo “4 đúng”
D. Thực hiện theo “5 đúng”


Thông tư 08/2011/TT-BYT

Câu 27. Thông tư 08/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh
viện có hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 03 năm 2011
B. Ngày 01 tháng 04 năm 2011
C. Ngày 01 tháng 05 năm 2011
D. Ngày 01 tháng 06 năm 2011
Câu 28. Trưởng khoa Dinh dưỡng, tiết chế phải là:
A. Bác sĩ
B.Cử nhân dinh dưỡng tiết chế
C. Cán bộ đại học được đào tạo về dinh dưỡng, tiết chế
D.Tất cả đều đúng.
Câu 29. Việc khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là nhiệm
vụ của:
A. Bác sĩ điều trị
B. Điều dưỡng trưởng khoa
C. Khoa Dinh dưỡng, tiết chế
D. Bộ phận dinh dưỡng điều trị
Câu 30. Điều trị chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú là:
A. Xây dựng thực đơn và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý người bệnh
B. Bác sĩ chỉ định chế độ ăn hằng ngày phù hợp với người bệnh
C. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện
D. Tất cả đều đúng
Thông tư 18/2009/TT-BYT
Câu 31. Đối với vệ sinh không khí trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, cơ sở khám
chữa bệnh phải tổ chức giám sát vi sinh tối thiểu:
A. 1 tháng một lần
B.2 tháng một lần
C. 3 tháng một lần
D. 6 tháng một lần
Câu 32. Bộ phận khử khuẩn – tiệt khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đạt tiêu

chuẩn:
A. Thiết kế 2 chiều
B. Ngăn rõ 2 khu vực sạch và vô khuẩn
C, Ngăn rõ 3 khu vực: nhiễm khuẩn, sạch và vô khuẩn
D. Thiết kế 3 chiều


Câu 33. Phương tiện rửa tay gồm:
A. Phương tiện sát khuẩn tay, khăn lau tay, hóa chất
B. Hóa chất rửa tay, khăn lau tay dùng một lần
C. Khăn lau tay, hóa chất rửa tay, phương tiện sát khuẩn
D. Phương tiện sát khuẩn tay, khăn lau tay dùng một lần, hóa chất rửa tay
Câu 34. Nhiệm vụ của các thầy thuốc, nhân viên Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn:
A. Tham gia xây dựng các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn
B. Quản lý các trang thiết bị, vật tư, hóa chất
C. Thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn
D. Tất cả đều đúng
Quyết định 1352/QĐ-BYT
Câu 35. Tiêu chuẩn 9 trong lĩnh vực: Năng lực thực hành chăm sóc là
A. Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu
B. Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh
C. Đảm bảo chăm sóc liên tục
D. Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả
Câu 36. Tiêu chí 1 trong Hợp tác với các thành viên trong nhóm là:
A. Tôn trong vai trò và quan điểm của đồng nghiệp
B. Chia sẽ thông tin một cách có hiệu quả
C. Duy trì tốt mối quan hệ với các thành viên trong nhóm
D. Hợp tác tốt trong việc theo dõi, chăm sóc người bệnh
Câu 37. Lĩnh vực thứ 1 trong chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam là:
A. Thực hành chăm sóc

B. Đạo đức điểu dưỡng
C. Quản lý và phát triển nghề nghiệp
D. Quản lý công tác chăm sóc người bệnh
Câu 38. Lĩnh vực thứ 2 trong chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam là:
A. Thực hành chăm sóc người bệnh
B. Năng lực quản lý công tác chăm sóc người bệnh
C. Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp
D. Đạo đức điểu dưỡng
Câu 39. Tiêu chuẩn 25 trong Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam quy định:
A. Hành nghề theo quy định của pháp luật
B. Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
C. Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
D. Hợp tác với các thành viên trong nhóm


Câu 40. Tiêu chuẩn 7 trong Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam quy định:
A. Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả
B. Tạo sự an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh
C. Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu
D. Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Câu 41. Tiêu chuẩn 24 trong Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam là:
A. Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân
B. Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
C. Hành nghề theo quy định của pháp luật
D. Thiết lập môi trường làm việc an toàn hiệu quả
Câu 42. Tiêu chí 4 trong Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu là:
A. Phát hiện sớm những thay đổi về tình trạng sức khỏe của người bệnh
B. Ra quyết định xử trí cấp cứu kịp thời
C. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu hiệu quả cho người bệnh
D. Phối hợp với các thành viên trong nhóm trong việc sơ cấp cứu.

Câu 43. Tiêu chí 2 trong Quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định:
A. Thực hiện các quy chế lưu trữ hồ ớ theo quy định Bộ Y tế
B. Ghi chép hồ sơ đảm bảo tính khách quan
C. Bảo mật thông tin trong hồ sơ bệnh án
D. Xây dựng chính sách cho việc chăm sóc dựa trên các thông tin thu thập được
Câu 44. Tiêu chuẩn 15 trong Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam là:
A. Hợp tác với các thành viên trong nhóm chăm sóc
B. Quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định
C. Quản lý, vận hành các trang thiết bị y tế có hiệu quả
D. Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
Câu 45. Tiêu chuẩn 11 trong Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam là:
A. Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
B. Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh
C. Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu
D. Thiết lập được mối quan hệ tốt với người bệnh.
Câu 46. Tiêu chuẩn 6 trong Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam là:
A. Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả
B. Đảm bảo chăm sóc liên tục
C. Tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình
D. Tạo sự an toàn, thoải mái kín đáo cho người bệnh.
Thông tư số 22/2013/TT-BYT


Câu 47. Thông tư số 22/2013/TT-BYT hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế có
hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 09 năm 2013
B. Ngày 01 tháng 10 năm 2013
C. Ngày 15 tháng 09 năm 2013
D. Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Câu 48. Đào tạo liên tục là:

A. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ
B. Phát triển nghề nghiệp liên tục
C. Đào tạo chuyển giao kỹ thuật
D.Tất cả đều đúng
Câu 49. Trách nhiệm trong đào tạo liên tục là:
A. Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế nên tham gia các khóa đào tạo liên tục
B. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 3 năm liên
tiếp sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
C. Việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là 1 trong những tiêu chí để được đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ y tế
D. Cán bộ y tế đang tham gia các khóa đào tạo dài hạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ đào tạo
liên tục
Câu 50. Thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính cho người có bài trình bày trong
các Hội thảo về lĩnh vực y tế tối đa là :
A. 4 tiết học
B. 8 tiết học
C. 10 tiết học
D.12 tiết học
Câu 51. Hồ sơ đề nghị cấp mã số đào tạo liên tục gồm có:
A. Thuyết minh về năng lực chuyên môn
B. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo liên tục
C. Danh sách trích ngang giảng viên giảng dạy, chương trình đào tạo
D. Tất cả đều đúng
Câu 52. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục của cơ sở đào tạo trực thuộc Sở
Y tế là:
A. Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc ủy quyền cho Sở Y tế
B. Ủy ban nhân dân Thành phố trực thuộc Tỉnh
C. Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW hoặc ủy quyền cho Sở Y tế
D. Sở Y tế hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng các cơ sở đào tạo



Câu 53. Trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục của Sở Y tế là:
A. Quản lý mã số đào tạo, triển khai công tác đảm bảo chất lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia
B. Xây dựng cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia
C. Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các khóa đào tạo liên tục của đơn vị
D. Quản lý hồ sơ khóa học
Thông tư số 07/2014/TT-BYT
Câu 54. Thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên
chức, người lao động làm việc tại các cơ sở Y tế có hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 05 năm 2014
B. Ngày 01 tháng 06 năm 2014
C. Ngày 15 tháng 05 năm 2014
D. Ngày 15 tháng 06 năm 2014
Câu 55. Thông tư số 07/2014/TT-BYT áp dụng đối với:
A. Công chức làm việc tại các cơ sở y tế
B. Viên chức làm việc tại các cơ sở y tế
C. Người lao động làm việc tại các cơ sở y tế
D. Tất cả đều đúng
Câu 56. Trong quy tắc ứng xử tại TT 07/2014/TT-BYT quy định việc người công chức,
viên chức y tế phải làm khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao:
A. Phối hợp, lắng nghe ý kiến đồng nghiệp trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao
B. Giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến bị mật nhà nước theo quy định của pháp luật
C. Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp
D. Sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để giải quyết công việc cá nhân
Câu 57. Trong quy tắc ứng xử tại TT 07/2014/TT-BYT quy định việc người công chức,
viên chức y tế không được làm đối với đồng nghiệp:
A. Phê bình khách quan, thẳng thắn
B. Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc quy định pháp luật
C. Né tránh, đẩy trách nhiệm cho đồng nghiệp

D. Tất cả đều đúng
Câu 58. Trong quy tắc ứng xử tại TT 07/2014/TT-BYT quy định việc người công chức,
viên chức y tế phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến là:
A. Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh yêu cầu.
B. Tiếp thu ý kiến đóng góp của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh
C. Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường
D. Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định


Câu 59.Trong quy tắc ứng xử tại TT 07/2014/TT-BYT quy định việc người công chức,
viên chức y tế không được làm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
A. Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi làm nhiệm vụ
B. Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
C. Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, đại diện hợp pháp của người bệnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 60. TT 07/2014/TT-BYT quy định Thủ trưởng cơ sở Y tế có quyền quyết định các
hình thức khen thưởng:
A. Phê bình trước toàn cơ quan, đơn vị
B. Điều chuyển vị trí công tác
C. Biểu dương theo quy chế riêng của cơ quan, đơn vị
D. Cắt, giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng
Câu 61. TT 07/2014/TT-BYT quy định Thủ trưởng cơ sở Y tế có quyền quyết định các
hình thức xử lý vi phạm:
A. Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm
B. Không xét các danh hiệu thi đua
C. Xử lý vi phạm theo quy chế riêng của cơ quan, đơn vị
D. Tất cả đều đúng
Quyết định số 2151/QĐ-BYT
Câu 62. Quyết định số 2151/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện
“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người

bệnh” có hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 06 năm 2015
B. Ngày 02 tháng 06 năm 2015
C. Ngày 03 tháng 06 năm 2015
D. Ngày 04 tháng 06 năm 2015
Câu 63. Mục đích của việc triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ
của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là :
A. Thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế
B. Củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh
C. Xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam
D. Tất cả đều đúng
Câu 64. Bộ Y tế tập huấn cho báo cáo viên nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ y tế
thuộc:
A. Sở Y tế các tỉnh, thành phố
B. Lãnh đạo bệnh viện tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế


C. Khoa Khám bệnh của bệnh viện tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế
D. Lãnh đạo bệnh viện tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế
Câu 65. Hình thức thu nhận thông tin để thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện “Đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là:
A. Đường dây nóng
B. Thăm dò ý kiến đánh giá sự hài lòng của người bệnh
C. Hệ thống thông tin đại chúng
D. Tất cả đều đúng
Câu 66. Cam kết của Giám đốc Bệnh viện về việc triển khai các nội dung “Đổi mới phong
cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là:
A. Gương mẫu chấp hành, vận động đồng nghiệp cùng thực hiện các quy định
B. Các khoa (phòng) đều có bộ phận chăm sóc “khách hàng”
C. Các khoa (phòng) đều có hộp thư góp ý và xử lý theo đúng quy định

D. Tuyệt đối không hút thuốc lá trong bệnh viện
Câu 67. Cam kết của Sở Y tế về việc triển khai các nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ
phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là:
A. 100% các bệnh viện có “đường dây nóng” hoạt động 24/24h, xử lý kịp thời các phản ánh
của nhân dân
B. 100% các khoa (phòng) ký cam kết thực hiện các nội dung đổi mới với Giám đốc Bệnh viện
C. 100% cán bộ y tế thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết với Trưởng khoa, Giám
đốc Bệnh viện
D. Trên 80% các bệnh viện trực thuộc Sở có hòm thư góp ý
Quyết định 20/QĐ-HĐĐ ngày 10/09/2012 của Hội Điều dưỡng Việt Nam
Câu 68. Quyết định 20/QĐ-HĐĐ của Hội Điều dưỡng Việt Nam có hiệu lực từ:
A. Ngày 10 tháng 09 năm 2012
B. Ngày 20 tháng 09 năm 2012
C. Ngày 10 tháng 10 năm 2012
D. Ngày 20 tháng 10 năm 2012
Câu 69. Quyết định 20/QĐ-HĐĐ của Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành nội dung về:
A. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam
B. Chuẩn năng lực của điều dưỡng viên Việt Nam
C. Quy tắc ứng xử của điều dưỡng tại cơ sở Y tế
D. Tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng
Câu 70. Công khai chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên là:
A. Những giá trị nghề nghiệp, những khuôn mẫu đề hướng dẫn đưa ra các quyết định
B. Là cơ sở để người bệnh, người dân, người quản lý đánh giá điều dưỡng viên


C. Mọi điều dưỡng viên phải áp dụng mọi lúc, mọi nơi hành nghề, tại mọi cơ sở y tế
D. Tất cả đều đúng
Câu 71. Cơ quan nào không có thẩm quyền phê duyệt Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
điều dưỡng viên:
A. Bộ Nội Vụ

B Ban tuyên giáo TƯ
C. Sở Y tế
D. Tổng Hội Y học Việt Nam
Câu 72. Mục đích của việc ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên
Việt Nam là:
A.Giáo dục điều dưỡng viên tự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức phù hợp
B. Giúp điều dưỡng viên đưa ra được các quyết định trong các tình huống hành nghề phù hợp
C. Đáp ứng yêu cầu thực hiện thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ điều dưỡng giữa Việt
Nam với các nước ASEAN và các nước khác
D.Tất cả đều đúng
Câu 73. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quy định “Đảm bảo an toàn
cho người bệnh”, điều dưỡng viên phải:
A. Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho
người bệnh
B. Chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hành vi chuyên môn trong chăm sóc
người bệnh
C. Trung thực trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh
D. Đối xử công bằng với mọi người bệnh
Câu 74. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quy định “Tôn trọng người
bệnh và người nhà người bệnh”, điều dưỡng phải:
A. Giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh một cách thân thiện
B. Lắng nghe người bệnh và đáp lại bằng câu nói ân cần, cử chỉ lịch sự
C. Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của người bệnh
D. Duy trì chuẩn mực thực hành tốt nhất có thể
Câu 75. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quy định “Thật thà đoàn kết
với đồng nghiệp”, điều dưỡng viên phải:
A. Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ
B. Tận tụy với công việc chăm sóc người bệnh
C. Giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp
D. Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp



Câu 76. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quy định “Để duy trì và nâng
cao năng lực hành nghề”, điều dưỡng viên phải:
A. Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp
B. Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn khi chăm sóc người bệnh
C. Tham gia nghiên cứu và thực hành dựa vào bằng chứng
D. Tất cả đều đúng
Câu 77. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên quy định “Tự tôn nghề nghiệp
của điều dưỡng viên”, điều dưỡng viên phải:
A.Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng viên
B. Giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp
C. Duy trì chuẩn mực thực hành tốt nhất có thể ở nơi làm việc
D. Truyền thụ và chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Câu 78. Điều dưỡng viên cần phải cam kết với cộng đồng và xã hội:
A. Gương mẫu tại cộng đồng và nơi sinh sống
B. Tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường
C. Nói và làm theo các quy định của Pháp luật
D. Tất cả đều đúng
Câu 79. Đối tượng có trách nhiệm thi hành Quyết định 20/QĐ-HĐD là:
A. Ủy viên Ban chấp hành Hội Điều dưỡng Việt Nam
B. Chi hội trưởng các chi hội của Hội Điều dưỡng Việt Nam
C. Hội viên của Hội Điều dưỡng Việt Nam
D. Chủ tịch tỉnh/thành hội của Hội Điều dưỡng Việt Nam
Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 29/12/2017
Câu 80. Khi đặt ống thông tiểu, cần lưu ý:
A. Sử dụng ống thông tiểu có đường kính lớn nhất có thể với khả năng dẫn lưu tốt để giảm
thiểu chấn thương niệu đạo.
B. Được chỉ định trong các trường hợp người bệnh tiểu tiện không tự chủ nhằm thay thế cho
các biện pháp chăm sóc của điều dưỡng

C. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đặt ống thông tiểu đã được khử khuẩn
D. Cố định ống thông tiểu ngay sau khi đặt để tránh di lệch ống và kéo giãn niệu đạo
Câu 81. Quy định về sử dụng găng tay liên quan tới vệ sinh tay là:
A. Mọi thành viên trong buồng phẫu thuật phải mang găng tay
B. Mang găng tay khi thực hiện các kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da, tiêm dưới da
C. Sử dụng lại găng tay bằng cách chà tay ngoài găng bằng dung dịch VST có chứa cồn
D. Khuyến khích không mang găng tay khi thực hiện một số chăm sóc sạch nếu bản thân
NVYT thấy không có khả năng bị phơi nhiễm với máu.


Câu 82. Ở người bệnh phẫu thuật có chỉ định đặt ống thông tiểu, tốt nhất nên loại bỏ ống
thông tiểu trong khoảng:
A. 12 giờ sau phẫu thuật
B. 24 giờ sau phẫu thuật
C. 36 giờ sau phẫu thuật
D. 48 giờ sau phẫu thuật
Câu 83. Theo phân loại Spaulding, những dụng cụ được sử dụng để đưa vào mô, tổ chức
dưới da, mạch máu và khoang vô khuẩn được xếp vào nhóm:
A. Dụng cụ phải tiệt khuẩn
B. Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ cao
C. Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ thấp
D. Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ trung bình
Câu 84. Trình tự các bước thực hiện trong quy trình tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật nội
soi bằng hóa chất tiệt khuẩn là:
A. Làm sạch; kiểm tra, bảo trì; tiệt khuẩn; tráng; làm khô; lắp ráp; lưu trữ
B. Làm sạch; tráng; tiệt khuẩn; làm khô; lắp ráp; kiểm tra, bảo trì; lưu trữ
C. Làm sạch; tiệt khuẩn; tráng; làm khô; lắp ráp; kiểm tra, bảo trì; lưu trữ
D. Làm sạch; kiểm tra, bảo trì; tráng; tiệt khuẩn; làm khô; lắp ráp; lưu trữ
Câu 85. Phân loại dụng cụ dùng trong nội soi (theo phân loại Spauding), dụng cụ thiết
yếu là:

A. Ống nội soi mềm
B. Băng đo huyết áp
C. Bộ tán sỏi cấp cứu
D. Ngáng miệng
Câu 86. Lượng dung dịch vệ sinh tay cho mỗi lần rửa tay thường quy là:
A. Lấy đủ 3ml – 5ml
B. Lấy đủ 4ml-6ml
C. Lấy đủ 5ml-7ml
D.Lấy đủ 6ml-8ml
Câu 87. Khi rửa tay thường quy nên:
A. Sử dụng máy sấy tay để làm khô tay.
B. Rửa tay lại bằng xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn
C. Chà tay với dung dịch VST theo trình tự 5 bước, mỗi bước chà 3 lần.
D. Sử dụng khăn giấy sạch dùng 1 lần để lau khô tay.
Câu 88. Tần suất khử khuẩn bề mặt tiếp xúc thường xuyên khu vực chăm sóc, điều trị:
A. Ít nhất 1 lần/ngày


B. Ít nhất 2 lần/ngày
C. Ít nhất 3 lần/ngày
D. Ít nhất 4 lần/ngày
Câu 89. Điều nào không đúng trong quy trình làm sạch ống nội soi mềm
A.Tháo rời tất cả các thành phần của ống nội soi mềm càng chi tiết càng tốt
B. Nên làm sạch bằng dung dịch enzym
C. Không nên sử dụng sóng siêu âm để hỗ trợ làm sạch các bộ phận ống nội soi mềm.
D. Dung dịch enzym phải bỏ ngay sau khi ngâm dụng cụ
Thông tư số 51/2017/TT-BYT
Câu 90. Thông tư số 51/2017/TT-BYT hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ có
hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 01 năm 2018

B. Ngày 01 tháng 02 năm 2018
C. Ngày 15 tháng 01 năm 2018
D. Ngày 15 tháng 02 năm 2018
Câu 91. Phản vệ được phân thành bao nhiêu mức độ:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 92. Mục tiêu sử dụng Adrenalin và dịch truyền nhằm nâng, duy trì ổn định huyết áp
tối đa của người lớn lên:
A. ≥ 60mmHg
B. ≥ 90mmHg
C. ≥ 110mmHg
D. ≥ 130mmHg
Câu 93. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch Adrenalin với liều duy trì được huyết áp ổn
định thì có thể theo dõi mạch, huyết áp:
A. 3-5 phút/lần
B. 10-15 phút/lần
C. 30 phút/lần
D. 1 giờ/lần
Câu 94. Trang thiết bị y tế tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm
có:
A. Oxy, các thuốc chống dị ứng đường uống, Natriclorid 0,9%
B. Các thuốc chống dị ứng, Oxy, Sabutamol


C. Oxy, Natriclorid 0,9%, HA
D. Natriclorid 0,9%, HA, Seduxen
Câu 95. Kim lẩy da cắm vào giữa giọt dung dịch trên mặt da tạo thành một góc:
A. 150

B. 300
C. 450
D. 600
Câu 96. Đọc kết quả Test nội bì sau thời gian là:
A.5 phút
B. 15 phút
C. 20 phút
D. 30 phút
Câu 97. Liều Adrenalin 1mg/1ml sử dụng cấp cứu phản vệ cho trẻ trên 30kg là:
A. 0,25ml (tương đương 1/4 ống)
B. 0,3ml (tương đương 1/3 ống)
C. 0,5ml (tương đương 1/2 ống)
D. 0,5 - 1ml (tương đương 1/2 -1 ống)
Câu 98. Biểu hiện phản vệ ở mức độ IV là:
A. Rối loạn ý thức
B. Thở nhanh, khò khè, tím tái
C. Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp
D. Ngừng hô hấp
Câu 99. Mục tiêu sử dụng Adrenalin và dịch truyền nhằm nâng, duy trì ổn định HA tối đa
của trẻ em lên:
A. ≥ 60mmHg
B. ≥ 70mmHg
C. ≥ 80mmHg
D. ≥ 90mmHg
Câu 100. Khi có biểu hiện sốc phản vệ, nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh
mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 đối với trẻ em là:
A. 0,1-0,3ml, tiêm trong 1-3 phút
B. 0,2-0,3ml, tiêm trong 1-3 phút
C. 0,5-1ml, tiêm trong 1-3 phút
D. Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm

Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT


Câu 101. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về Quản lý chất thải Y tế có
hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 01 năm 2016
B. Ngày 01 tháng 02 năm 2016
C. Ngày 01 tháng 03 năm 2016
D. Ngày 01 tháng 04 năm 2016
Câu 102. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm:
A. Chất thải dính, chứa máu
B. Dịch sinh học của cơ thể
C. Các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly
D. Tất cả đều đúng
Câu 103. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định Màu sắc của bao bì
chứa chất thải y tế:
A. Màu trắng đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào
B. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm
C. Màu xanh đựng chất thải tái chế
D. Màu đen đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ
Câu 104. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định phân loại chất thải
y tế:
A. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: đựng trong túi có màu vàng
B. Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: đựng trong túi có màu trắng
C. Chất thải giải phẫu: đựng trong 2 lần túi có màu vàng
D. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi có màu đen.
Câu 105. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định Tần suất thu gom chất thải
lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế là:
A. Ít nhất 01 (một) lần/ngày
B. Ít nhất 02 (một) lần/ngày

C. Ít nhất 01 (một) lần/tuần
D. Ít nhất 01 (một) lần/tháng
Câu 106. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định: Đối với cơ sở y tế có lượng
chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 0,5 kg/ngày, tần suất đưa chất thải lây nhiễm sắc nhọn
đi tiêu hủy là:
A. Tối thiểu 01 (một) lần/ngày
B. Tối thiểu 02 (một) lần/ngày
C. Tối thiểu 01 (một) lần/tuần
D. Tối thiểu 01 (một) lần/tháng


Câu 107. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định: Nội dung ghi trong Sổ bàn
giao chất thải phục vụ mục đích tái chế bao gồm:
A. Ngày, tháng, năm bàn giao chất thải
B. Trọng lượng túi, hộp
C. Người nhận (ký, ghi rõ họ và tên)
D. Tất cả đều đúng
Câu 108. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định xử lý chất thải y tế nguy hại:
A. Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc tế về môi trường
B. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ đốt
C. Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế
D. Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung không có hạng mục xử lý chất thải y tế
Câu 109. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định chất thải lây nhiễm bao
gồm:
A. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao
B. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu
C. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao, chất thải phóng xạ

D. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao, chất thải chứa thủy ngân
Câu 110. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định, hệ thống mã màu đựng chất
thải có nguy cơ lây nhiễm cao là:
A. Màu đỏ
B. Màu vàng
C. Màu đen
D. Màu trắng
Câu 111. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định: Dụng cụ, thiết bị lưu chứa
chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế cần phải:
A. Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định
B. Có nắp đậy kín
C. Có thành cứng, không bị bục vỡ
D. Tất cả đều đúng
Câu 112. Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định: Đối với chất thải lây nhiễm
được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm, phải ưu tiên xử lý:
A. Trong ngày


B. Trong 2 ngày
C. Trong 3 ngày
D. Trong tuần
Thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT
Câu 113. Thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT quy định về Quản lý chất thải nguy hại có
hiệu lực từ:
A. Ngày 01 tháng 09 năm 2015
B. Ngày 01 tháng 10 năm 2015
C. Ngày 01 tháng 11 năm 2015
D. Ngày 01 tháng 12 năm 2015
Câu 114. Thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT quy định: Giám đốc các sở tài nguyên và

Môi trường có trách nhiệm:
A. Hướng dẫn việc thực hiện thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT
B. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT
C. Kiểm tra việc thực hiện thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT
D. Thực hiện thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT
Câu 115. Thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT quy định: Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo
quản lý chất thải nguy hại là :
A. Có chức năng đào tạo phù hợp về môi trường hoặc ngành liên quan theo quy định của
pháp luật
B. Người thực hiện đào tạo các chuyên đề chính về quản lý chất thải nguy hại phải có trình
độ từ thạc sĩ trở lên
C. Người thực hiện đào tạo các chuyên đề chính về quản lý chất thải nguy hại phải có ít nhất
18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại
D. Tất cả đều đúng
Câu 116. Thông tư số 36/2015/TTLT-BTNMT quy định: Khung chương trình đào quản lý
chất thải nguy hại có:
A. 2 chuyên đề
B. 4 chuyên đề
C. 6 chuyên đề
D. 8 chuyên đề

Phần II: KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
I. Điều dưỡng cơ bản (1- 14 tham khảo HN )
Câu 117. Người bệnh được nhận định là huyết áp kẹt khi trị số chênh lệch giữa huyết áp
tâm thu và huyết áp tâm trương là:


A. < 25 mmHg.
B. ≤ 25 mmHg.
C. < 20 mmHg.

D. ≤ 20 mmHg.
Câu 118. Người bệnh Nguyễn Văn Nam, 60 tuổi bị bệnh Đái tháo đường tuyp 1. Bác sỹ
cho y lệnh tiêm insulin hàng ngày. Là điều dưỡng bạn hãy lựa chọn đường tiêm phù
hợp cho người bệnh:
A. Tiêm tĩnh mạch.
B. Tiêm dưới da.
C. Tiêm trong da.
D. Tiêm bắp tay.
Câu 119. Tai biến hay gặp nhất trong quá trình truyền dịch là:
A. Nhiễm khuẩn nơi tiêm.
B. Sốc phản vệ.
C. Phù phổi cấp.
D. Phồng nơi tiêm.
Câu 120. Dấu hiệu thiếu oxy của người bệnh ở giai đoạn đầu là:
A. Tím tái
B. Mạch chậm
C. Nhịp thở tăng
D. Giảm thị lực
Câu 121. Biện pháp thích hợp để phòng tránh nguy cơ tổn thương niêm mạc trong khi
thực hiện hút thông miệng hầu là:
A. Kiểm tra máy hút trước khi sử dụng.
B. Điều chỉnh áp lực hút phù hợp.
C. Thao tác hút nhẹ nhàng.
D. Không hút khi đang đưa ống thông vào.
Câu 122. Mục đích của thay băng và rửa vết thương nhằm:
A. Đánh giá tình trạng vết thương.
B. Băng kín vết thương tránh nhiễm khuẩn.
C. Giảm đau vết thương.
D. B và C.
Câu 123. Thuốc gây mãng mục vị trí tiêm, không được tiêm bắp là:

A. Kháng sinh
B. Canxi Clorit
C. Vitamin C
D.Vitamin B12


Câu 124. Mục đích của của truyền dịch là:
A. Làm tăng huyết áp.
B. Bù lại số lượng dịch đã mất
C. Nuôi dưỡng người bệnh với thời gian ngắn
D. Cả B và C đúng
Câu 125. Trước khi truyền máu cho Người bệnh túi máu đem về buồng bệnh không nên
để quá:
A. 30 phút
B. 50 phút
C. 70 phút
D. 90 phút
Câu 126. Khi thay băng vết thương thông thường phải đảm bảo gạc đắp vết thương đủ
thấm hút dịch trong:
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 36 giờ
D. 48 giờ
Câu 127. Nguyên tắc khi cho người bệnh uống thuốc tim mạch, trước khi cho NB uống
thuốc phải:
A. Hỏi bác sỹ
B. Đếm nhịp thở.
C. Đếm mạch
D. Đo điện tim
Câu 128. Các vùng sau đây có thể áp dụng để xác định vị trí tiêm bắp:

A. Cánh tay
B. Đùi
C. Mông
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 129. Các dấu hiệu tai biến Phù phổi cấp trong lúc đang truyền dịch là:
A. Đau ngực dữ dội
B. Khó thở
C. Nhiễm khuẩn
D. Sắc mặt tím tái
Câu 130. Sau đây là các chỉ định cố định tạm thời gãy cột sống cổ, TRỪ:
A. Nghi ngờ tổn thương cột sống cổ
B. Gãy cột sống cổ


C. Chấn thương cột sống bao gồm trật khớp đĩa đệm
D. Nghi ngờ có tổn thương cột sống lưng.
Câu 131. Sau thời 60 phút thổi ngạt ép tim ngoài lồng ngực, có các dấu hiệu sau đây thì
ngừng cấp cứu, TRỪ:
A. Đồng tử giãn to
B. Tím tái
C. Mất phản xạ ánh sáng
D. Tim không đập trở lại
Câu 132. Đối với người bệnh đang được sơ cứu cầm máu, bằng băng ép chung. Phải
kiểm tra chỗ băng nếu vẫn chảy thì băng ép thêm, nếu da bị xanh tím thì phải nới. Thời
gian theo dõi cứ:
A. 10 phút/ 1 lần
B. 15 phút/ 1 lần
C. 20 phút/ 1 lần
D.30 phút/1 lần
Câu 133. Để tránh sặc cho trẻ nhỏ, Điều dưỡng cần hướng dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ

ăn bột hoặc sữa đúng phương pháp là:
A. Đổ thẳng vào miệng
B. Đổ thẳng trên lưỡi
C. Đổ thẳng dưới lưỡi.
D. Đổ cạnh má
Câu 134. Người bệnh Nguyễn Thị Hoa, 50 tuổi nhập viện với triệu chứng khó thở nhịp
thở 35lần/phút, tím tái, sốt cao 39°C, ho nhiều có đờm đặc màu xanh, xuất tiết nhiều đờm
dãi. Nếu bạn là điều dưỡng, bạn sẽ chăm sóc người bệnh theo thứ tự:
A. Hạ sốt, thở oxy, hút đờm dãi.
B. Hút đờm dãi, hạ sốt, thở oxy.
C. Hút đờm dãi, thở oxy, hạ sốt.
D. Thở oxy, hút đờm dãi, hạ sốt.
Câu 135. Sau khi tiêm thuốc xong, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng phản vệ,
phải khẩn trương thực hiện:
A. Cho nằm đầu thấp
B. Tiêm adrenalin
C. Cho thở Ô xy
D. Tất cả A,B,C đúng.


Câu 136. Sau khi tiêm thuốc xong, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng: Mày đay,
ngứa. Sau khi sử dụng thuốc methylprednisolon, cần phải tiếp tục theo dõi để xử trí kịp
thời ít nhất:
A. 12 giờ
B. 24 giờ.
C. 36 giờ
D. 48 giờ
Câu 137. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp áp dụng trong xử trí phản vệ với
liều:
A.Người lớn 1/2 ống

B. Người lớn 1/2 - 1 ống
C. Trẻ em 1/3 ống
D. Trẻ em 1/4 ống
Câu 138. Vị trí lấy máu mao mạch làm xét nghiệm thường chọn nơi lấy máu là:
A. Trẻ sơ sinh thì lấy ở ngón chân
B. Trẻ sơ sinh thì lấy ở chân
C. Ngón nhẫn của bàn tay trái.
D. Ngón nhẫn của bàn tay
Câu 139. Cách lấy và bảo quản nước tiểu 24h:
A. Bắt đầu 7h sáng hướng dẫn NB đi tiểu bỏ hết phần nước tiểu trong đêm.
B. Dùng bô hứng toàn bộ nước tiểu trong ngày và đêm cho đến 7h sáng hôm sau.
C. Đo thể tích nước tiểu 24h và lấy vào ống để làm từng loại xét nghiệm theo yêu cầu
D.Tất cả A, B, C đều đúng.

II. HƯỚNG DẪN TIÊM AN TOÀN
Câu 140. Các thời điểm vệ sinh tay. TRỪ:
A. Trước khi tiếp xúc với người bệnh.
B. Trước khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể.
C. Sau khi chăm sóc người bệnh.
D. Sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh người bệnh.
Câu 141. Tốc độ tiêm thông thường trong tiêm bắp khoảng:
A. 1ml/10 giây
B. 1ml/15 giây
C. 1ml/20 giây
D. 1ml/30 giây
Câu 142. Sau khi tiêm xong để đề phòng phản vệ xuất hiện muộn cần dặn người bệnh
nằm hoặc ngồi tại chỗ:


A. 25 – 30 phút

B. 20 – 25 phút
C. 15 – 20 phút
D. 10 – 15 phút.
Câu 143. Các thao tác sau đây nhằm tránh nguy cơ phơi nhiễm do kim đâm cho người
tiêm, TRỪ:
A. Dùng gạc để bẻ thuốc
B. Dùng tay đậy nắp kim.
C. Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm.
D. Bỏ bơm kim tiêm, kim truyền vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.
Câu 144. Nhằm phòng tránh đổ lỗi cho mình khi đi tiêm người điều dưỡng cần phải:
A. Thông báo và công khai thuốc rõ ràng;
B. Kiểm tra y lệnh ghi trong bệnh án
C. Giữ lại lọ/ống thuốc đến hết ngày tiêm để làm chứng (Nếu cần)
D.Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 145. Trong thực hành tiêm an toàn có hướng dẫn sau tiêm chủng:
A. Không sát khuẩn
B. Không dùng cồn
C. Không sát khuẩn da bằng cồn sau tiêm chủng
D. Không sát khuẩn da
Câu 146. Dụng cụ gắp bông gạc để sát khuẩn vùng da tiêm, thường dùng:
A. Dùng tay
B. Dùng kẹp không mấu
C. Dùng găng
D. Dùng bông
Câu 147. Phương pháp rút thuốc qua nắp lọ cao su:
A. Sát khuẩn nắp lọ
B. Sát khuẩn nắp lọ bằng bông, gạc tẩm cồn
C. Để cồn tự khô trước khi đưa kim lấy thuốc
D. Sát khuẩn nắp lọ bằng bông tẩm cồn và để cồn tự khô trước khi đưa kim lấy thuốc vào
trong lọ thuốc.

Câu 148. Thực hành tiêm an toàn cần lưu ý những điểm quan trọng sau đây. TRỪ:
A. Không được chạm kim tiêm vào bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn.
B. Không dùng một bơm kim lấy thuốc cho nhiều lọ thuốc đa liều
C. Không sử dụng bơm tiêm nếu có thay đổi kim tiêm bằng kim cánh bướm
D. Không đụng chạm vào nắp lọ thuốc sau khi đã lau khử khuẩn bằng cồn.


Câu 149. Để chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cơ bản, theo WHO cần phải tiêm vắc xin
viêm gan B cho tất cả các nhân viên y tế đặc biệt các đối tượng:
A.Nhân viên khoa truyền nhiễm
B. Nhân viên các đơn vị cấp cứu
C. Nhân viên thu gom tiêu hủy chất thải
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 150. Các biện pháp phòng ngừa tổn thương do kim tiêm và phơi nhiễm đường máu:
A. Loại bỏ mối nguy hại
B. Biện pháp về kỹ thuật
C. Biện pháp về hành chính
D. Biện pháp về thực hành
Câu 151. Tóm tắt các bước xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp với máu:
A.Thực hiện sơ cứu
B.Thông báo cho nhân viên giám sát
C. Thực hiện đánh giá sức khỏe.
D. Các bước A,B,C đều đúng
Câu 152. Cách xử lý đối với vùng tổn thương do kim tiêm:
A. Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
B. Nặn bóp vết thương
C. Chà xát rữa vết thương
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 153. Cần áp dụng điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm:
A. Ngay khi tiếp xúc với người bệnh

B.Ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm
C. Ngay xét nghiệm
D. Ngay khi có kết quả xét nghiệm
Câu 154. Hội điều dưỡng Việt Nam đã khởi xướng cuộc vận động “Tiêm an toàn toàn,
Toàn quốc”:
A. Năm 2000
B. Năm 2005
C. Năm 2010
D. Năm 2015

PHẦN III. QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG
Baì 1: LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Câu 155. Những căn cứ để lựa chọn phương pháp và phong cách quản lý thích hợp:
A. Căn cứ vào tính chất cấp bách của công việc.


×