Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LỜI MỞ ĐẦUCơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.5 KB, 3 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Toàn cầu hóa đã buộc các tổ chức phải liên tục thích ứng với sự thay đổi
không ngừng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, công nghệ thông qua sự
vận động của các nhiệm vụ, của những công cụ kĩ thuật và phương pháp lao
động mới. Các biện pháp trên làm biến đổi hoàn toàn dây chuyền lao động, làm
nảy sinh nhiều công việc mới, và vô số những công việc tự biến đổi để phù hợp
với hoàn cảnh. Vì thế, một người làm việc trong khu vực tư hay một công chức
trong khu vực Nhà nước ngày càng có ít cơ hội đảm nhiệm một nội dung công
việc suốt cuộc đời. Đặc điểm này cùng với quan điểm cho rằng con người là
nguồn giá trị cốt yếu khiến đào tạo nhân viên đã trở thành một thực tế không thể
đảo ngược trong bối cảnh hiện nay, nhằm giúp các tổ chức đạt được sự hòa hợp
liên tục giữa con người và công việc.
Tại Việt Nam, kể từ khi thành lập Bộ máy chính quyền đầu tiên, Đảng và
Nhà nước đã luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, công chức. Ngày nay,
đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức là một yếu tố quyết định thắng lợi của sự
nghiệp phát triển đất nước, bởi đây là lực lượng có vai trò quyết định trong công
cuộc cải cách hành chính. Điều này đặt ra những thách thức mới đối với đào tạo
cán bộ, công chức. Mặt khác, mặc dù đào tạo cán bộ, công chức đã đóng góp
lớn vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, trong sạch, song
công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót tồn tại cần phải giải quyết. Một trong
những khó khăn của công tác đào tạo là chưa đẩy mạnh phát triển lý luận, vẫn
còn thiếu những nghiên cứu thực sự sâu sắc, toàn diện, hình mẫu đối với quá
trình đào tạo phù hợp với tình hình đất nước. Thực tế đòi hỏi sự quan tâm hơn
công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quy trình đào tạo, bồi dưỡng hiện
nay trong khu vực Nhà nước. Đặc biệt khâu đánh giá đào tạo hiện nay chưa
được quan tâm đúng mức, điều này sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi đối với việc
duy trì những nỗ lực đào tạo.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá kết quả thực
hiện quản lý đào tạo nguồn nhân lực của Bộ Tài chính ” để có được cái nhìn
tổng quan, trung thực về quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay, đồng


thời đưa ra những nhận xét đánh giá và bước đầu đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được những chỉ dẫn đúng
đắn, cụ thể và chính xác của người trực tiếp hướng dẫn - PGS.TS Lê Thị Anh
Vân, do đó, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến những cán bộ, công chức
hành chính tại phòng Đào tạo, Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính. Các chú, các
anh, chị đã tạo cho tôi môi trường nghiên cứu tốt nhất và giúp đỡ nhiệt tình
trong khi tôi thực tập tại phòng.
Cùng với sự giúp đỡ về mặt lý luận và thực tiễn, tôi đã hoàn thành được
chuyên đề thực tập của mình
.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
độc lập của riêng bản thân tôi, không sao chép của người khác; các nguồn tài
liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung chuyên đề tốt nghiệp trung thực.
Đồng thời cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp
này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo nguồn
nhân lực trong tổ chức công.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên
chức thuộc Bộ Tài chính, tiến hành đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn đối với
công tác quản lý đào tạo sau đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đào
tạo nguồn nhân lực trong ngành Tài chính.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo cán bộ, công chức,
viên chức thuộc Bộ Tài chính.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên
chức của Bộ tài chính trong nước.
4 Phương pháp nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp là: bao gồm tất cả các thông tin chính thức tại Bộ Tài
chính.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ các thông tin, tài liệu thu được,
tiến hành xử lý thông tin và phân tích.
Phương pháp đánh giá : sử dụng Benchmarking và so sánh.
5 Kết cấu của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức công.
Chương II: Thực trạng quản lý đào tạo nguồn nhân lực của Bộ Tài chính.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nguồn nhân lực
của Bộ Tài chính.

×