GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ
THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO
I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY HÀ THÀNH
1. Dự báo thị trường thế giới đến năm 2015
Việt Nam gia nhập WTO với nhiều thuận lợi và khó khăn thách thức
trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung.
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và công ty Hà Thành nói riêng cần có thêm những thông tin về thị trường thế
giới nhằm xác định đúng những thị trường ngách, thị trường tiềm năng cho các
sản phẩm của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó, việc dự báo thị trường thế giới
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược, kế
hoạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp.
Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn từ nay đến 2015, các tổ
chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất nhận
định rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lạc quan. Theo Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD), đến năm 2015 khối lượng GDP thế giới sẽ tăng
khoảng 1,4 lần. Theo dự báo của Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU), tốc độ
tăng trưởng GDP trung bình của nền kinh tế thế giới 3,5%/năm trong giai đoạn
2006-2015.
Thương mại thế giới giai đoạn từ nay đến 2015 được dự báo sẽ tăng
trưởng nhanh hơn sản lượng, đạt tốc độ trung bình 7,5%/năm, chiếm 40% GDP
thế giới vào năm 2015. Tự do hoá thương mại, chi phí vận tải và viễn thông
giảm, các luồng vốn di chuyển giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn là
những nguyên nhân chính thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Thương mại
dịch vụ ngày càng khẳng định vai trò của mình, trở thành một trong những nhân
tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói
chung trong giai đoạn từ nay đến 2015. Nhiều hình thức thương mại mới như
thương mại điện tử được dự báo sẽ chiếm từ 10- 15% kim ngạch thương mại
toàn thế giới. Các rào cản trong thương mại quốc tế mặc dù tiếp tục được hạ
thấp nhưng vẫn còn ở mức cao trong một số lĩnh vực (nông nghiệp, dịch vụ…)
và ở một số nước. Các biện pháp bảo hộ thương mại có thể được áp dụng dưới
những hình thức khác, tinh vi hơn như chống bán phá giá, qui định về các tiêu
chuẩn kỹ thuật… Tiến trình mở cửa thị trường ở cấp độ quốc tế sẽ gặp một số
trở ngại, nhưng ở cấp độ quốc gia sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các thoả
thuận thương mại song phương và khu vực.
Trong giai đoạn từ nay đến 2015, sự dịch chuyển các luồng vốn giữa các
quốc gia tăng mạnh, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Xu
thế chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động FDI, các doanh nghiệp nhất là
các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển sẽ có cơ hội tiếp nhận những
công nghệ tiên tiến, hiện đại của các quốc gia khác, cũng như kinh nghiệm quản
lý… Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá giữa các đồng tiền chính không có nhiều
biến động do các nền kinh tế chính trên thế giới đều tăng trưởng khả quan.
Đồng USD tiếp tục là đồng tiền dự trữ chủ yếu, bên cạnh các đồng tiền quan
trọng khác như đồng EUR, JPY, NDT. Có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đồng
tiền chung châu Á có tầm ảnh hưởng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới
do vị thế của các nền kinh tế trong khu vực này tăng lên trên trường quốc tế. Lãi
suất thực tế trên thế giới trong giai đoạn từ nay đến 2015 tiếp tục giảm và xu
hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục đến năm 2050. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư
ở nhóm các nước dân số già tăng lên như Nhật Bản, EU… sẽ giảm, trong khi
đó, ở các nước có dân số trẻ như các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á,
châu Phi và châu Mỹ La tinh tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Thị trường lao động thế giới giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ chịu ảnh hưởng
của xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự thay đổi về nhân khẩu học. Toàn cầu hoá
khiến cho lao động dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia, khu vực. Khu vực
châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có lực lượng lao động lớn nhất trên
thế giới. Bên cạnh đó, dân số thế giới trong giai đoạn từ nay đến 2015 tăng
chậm lại và chủ yếu gia tăng tại các nước đang phát triển, vì thế, lực lượng lao
động của kinh tế thế giới chủ yếu tập trung ở các nước này từ đó làm gia tăng
tình trạng di dân từ các nền kinh tế có trình độ phát triển thấp sang các nền kinh
tế có trình độ phát triển cao hơn.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ nay đến 2015, dự báo kinh tế thế giới có
những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày
càng mạnh mẽ. Thứ hai, các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa
phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế
giới. Thứ ba, khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong
những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Thứ
tư, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như sự phát triển quá
nóng của các nền kinh tế đang phát triển, cầu năng lượng tăng tác động tiêu cực
đến dự trữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Thứ năm, hoạt động kinh
tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á, biến khu vực
này thành một trung tâm kinh tế thế giới mới bên cạnh những nền kinh tế đã
phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thứ sáu, các nước đang phát triển
ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
1.1. Dự báo về cầu thị trường thế giới đến năm 2015
Trong những năm qua, đặc biệt là những năm đầu của thế kỉ XXI, nên
kinh tế thế giới đang có những bước phát triển thần kì. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế trung bình của toàn thế giới luôn đạt mức trên 4%, nhất là năm 2007, tăng
trưởng kinh tế thế giới đã đạt tới 4,9%. Trong đó khu vực châu Á Thái Bình
dương nổi lên như 1 điểm nóng về tốc độ phát triển kinh tế. Một số quốc gia
trong khu vực này thậm chí có tốc độ tăng trưởng gấp 2, gấp 3 lần tốc độ tăng
trưởng của toàn thế giới như Trung Quốc (12-13%), Ấn Độ (9-11%) và có cả
Việt Nam (7,5-9%). Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới như vậy không
chỉ kéo theo sự phát triển, biến đổi của hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh mà theo đó là sự thay đổi của cả nhu cầu trên thị trường thế giới. Trong
xu hướng đó, nhiều tổ chức trên thế giới đã dự báo về nhu cầu trên thị trường
thế giới từ nay đến năm 2015, bên cạnh những mặt hàng thiết yếu đang ngày
càng trở nên khan hiếm khiến cho nhu cầu ngày càng cao như lương thực, thuỷ
sản, dầu mỏ, nước sạch…thì nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao, nhu cầu về công nghệ cao, nhu cầu về xe hơi cũng tăng.
Cụ thể, theo thống kê mới đây của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc (FAO), trong năm 2007, nhu cầu lương thực trên thế giới cần
245 triệu tấn gạo, trong khi các nước sản xuất lương thực chỉ có thể sản xuất
khoảng 240 triệu tấn. Do lương thực là một mặt hàng thiết yếu cho đời sống
người dân nên những dự báo về nhu cầu lương thực cho thấy từ nay đến năm
2010 và 2015 nhu cầu lương thực trên toàn thế giới vẫn không hề có xu hướng
giảm thậm chí có thể tăng lên 250 đến 300 triệu tấn gạo một năm.
Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA), lượng tiêu thụ
dầu của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 12% vào năm 2030. Theo dự báo, giá dầu
thế giới tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu về dầu tăng mạnh trong khi đó khả năng
cung ứng dầu lại giảm sút. Giá dầu tăng sẽ kéo theo hàng loạt các mặt hàng
khác tăng, giá cả các nguyên vật liệu sẽ tăng. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất
khiến cho giá thành sản phẩm tăng, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp trên thế giới.
Nhu cầu về nước sạch từ nay đến năm 2015 tiếp tục tăng do chúng ta
chưa có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Dự báo đến năm
2015, có thể sẽ có khoảng 2,2 tỷ người không được dùng nước sạch.
Nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
cũng đang hết sức được quan tâm và theo các tổ chức về phát triển con người dự
kiến tới năm 2015 nhu cầu này sẽ là 2.5 tỷ lao động có trình độ cao.
Nhu cầu về ôtô cũng có xu hướng tăng do các nước đang phát triển đang
tập trung đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Do đó, dự báo nhu cầu về xe ôtô đến
năm 2015 sẽ tăng thêm khoảng 1 tỷ chiếc và tới năm 2025 sẽ tăng lên khoảng
2.5 tỷ chiếc.
Nhìn chung lại có thể thấy nhu cầu trên thị trường thế giới từ nay đến
2015 tiếp tục có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu cho
cuộc sống của người dân. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp khai thác và
phát triển hơn nữa nhằm góp phần vào việc đạt được những mục tiêu chung của
nền kinh tế thế giới.
1.2. Dự báo về cung thị trường thế giới đến năm 2015
Nhìn lại dự báo về cầu thị trường thế giới đến năm 2015 có thể thấy nền
kinh tế thế giới đang có những cơ hội không nhỏ để phát triển. Song đó cũng lại
chính là những thách thức đối với các doanh nghiệp đang muốn tìm cơ hội kinh
doanh ở những lĩnh vực trên. Do đó các doanh nghiệp cần dự báo về cung thị
trường thế giới.
Về lương thực, hiện tại cung không đáp ứng đủ nhu cầu và dự báo đến
năm 2015 tình trạng này sẽ vẫn là một bài toán nan giải. Trong khi nhu cầu về
lương thực tới năm 2015 có thể tăng lên 250 đến 300 triệu tấn trên năm thì
nguồn cung lại đang có xu hướng ngược lại. Hiện tại nguồn cung về lương thực
trên thế giới là 240 triệu tấn trên năm nhưng đến năm 2015 sẽ chỉ còn 200 đến
240 triệu tấn trên năm
Về vấn để năng lượng, nguồn cung cũng sẽ không có xu hướng tăng.
Nguồn cung từ nay tới năm 2015 dự báo sẽ tạm thời vẫn đáp ứng đủ nhưng giá
dầu mỏ sẽ tiếp tục leo thang do đầu cơ. Hiện nay giá dầu mỏ đã sắp đạt ngưỡng
120$ một thùng và đang tiếp tục có xu hướng tăng.
Nguồn cung ôtô trên thị trường thế giới đến năm 2015 sẽ vẫn đáp ứng đủ
nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới cả về chất lượng, thời trang và
giá cả. Hiện tại sản lượng ôtô thế giới năm 2007 đã lên tới 70 triệu chiếc.Và với
việc các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô liên tục đầu tư cải tiến công nghệ,
dự báo đến năm 2015 sản lượng ôtô trên thế giới có thể đạt tới 98 triệu chiếc
trên năm.
Tuy nhiên, hai vấn đề đang được coi là nóng của thế giới là nước sạch và
nguồn nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dự báo đến năm 2015 cung sẽ
vẫn không thể đáp ứng cầu. Hiện tại đã có hơn 1,1 triệu người không được dùng
nước sạch và dự báo đến năm 2015 sẽ là 2,2 tỷ người. Đây là một con số không
nhỏ và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của nhân loại. Còn về
nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện tại chỉ có những nước phát triển mới có
được hệ thống giáo dục tiên tiến, hiện đại có thể cung cấp nguồn lao động thật
sự chất lượng. Còn đa số các nền giáo dục còn lại, nguồn cung về lao động chất
lượng cao vẫn đang rất yếu. Dự báo tới năm 2015 nguồn cung về lao động chất
lượng cao cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực trên thế giới.
Như vậy theo dự báo, cung thị trường thế giới đến năm 2015 đối với
những ngành, những mặt hàng là nhu cầu thiết yếu cho người dân như: nước
sạch, lương thực, năng lượng… Tuy nhiên những ngành đòi hỏi có hàm lượng
chất xám cao, công nghệ cao thì cung sẽ phát triển.
1.3. Dự báo về cạnh tranh trên thị trường thế giới đến năm 2015
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các
quốc gia, các doanh nghiêp, nhất là tại các quốc gia đang và chưa phát triển.
Song đi liền với các cơ hội đó chính là những thách thức không nhỏ. Một trong
những thách thức không thể không kể đến đó chính là cạnh tranh. Cạnh tranh
cũng có hai mặt của nó. Nếu thật sự mạnh mẽ, nếu có đủ sức, các doanh nghiệp
hoàn toàn có thể đứng vững trong cạnh tranh và tiếp tục phát triển. Ngược lại,
doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại và sẽ đi đến hồi kết. Chúng ta cũng đã
được chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ thế nào của cạnh tranh trên thế giới. Từ
những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, cạnh tranh gần như không có, mọi hàng hoá
sản xuất ra đều được tiêu dùng hết. Cho đến những năm 90 của thế kỉ XX, cạnh
tranh bắt đầu nổi lên. Nhiều nhà nghiên cứu về cạnh tranh như Phillip Koptler,
Smith,… cũng đã từng hình dung về sự thay đổi tất yếu trong cạnh tranh. Nhưng
khi chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ như đã diễn ra họ cũng không nghĩ
rằng, cạnh tranh lại khốc liệt, tàn nhẫn đến thế. Rồi cho đến những năm đầu của
thế kỉ XXI, kỉ nguyên của sự toàn cầu hoá mà chúng ta đang sinh tồn, cạnh
tranh càng khốc liệt hơn bao giờ hết. Ước tính năm 2000 cả thế giới có khoảng
600 triệu doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực thì chỉ có khoảng 100
thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh trên toàn thế giới. Mà hầu hết đó lại là
những doanh nghiệp đã chứng tỏ mình từ khá lâu trước đó như Microsoft, Coca-
cola, Phillip, Apple, Honda…Còn lại là những doanh nghiệp nếu mạnh cũng chỉ
là trong nước còn cũng chưa đủ sức chiếm lĩnh thị trường thế giới. Do đó đến
năm 2007, tính cả số doanh nghiệp mới thành lập (khoảng 400 triệu doanh
nghiệp) thì số doanh nghiệp còn tồn tại trên thị trường thế giới chỉ là khoảng
650 triệu doanh nghiệp. Nhưng trong đó có rất nhiều doanh nghiệp không thể
phát triển. Sức nóng của cạnh tranh tại thời điểm này đã như vậy nên nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế đã dự báo đến năm 2015 cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn bao giờ
hết và chỉ có khoảng 1/2 số doanh nghiệp hiện tại còn có thể tồn tại. Và những
lĩnh vực được dự báo sẽ xảy ra cạnh tranh mạnh nhất sẽ là các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất các sản phẩm nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống. Những doanh nghiệp này sẽ phải đua nhau để đáp ứng tốt nhất
nhu cầu người tiêu dùng nếu không muốn bị biến mất trên thị trường. Với
những cảnh báo như vậy, sự thay đổi phát triển của các doanh nghiệp lúc này là
rất cần thiết và cũng là tất yếu.
2. Dự báo về thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới
Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế nói chung và thương mại thế giới nói
riêng giảm, đặc biệt với tốc độ tăng trưởng khiêm tốn của nền kinh tế Mỹ là yếu
tố tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác
những biến động về giá cả của nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tác động không
nhỏ đến giá cả của nhiều mặt hàng trên thị trường trong nước và kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam như: xăng dầu, kim loại, gạo, dệt may, da giầy… Tuy nhiên
các yếu tố tích cực sẽ tiếp tục được củng cố: những điều kiện thuận lợi khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như việc Mỹ thông qua
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn quan hệ với Việt Nam.
Để trở thành quốc gia XK có tính cạnh tranh lớn, Việt Nam có xu hướng
thanh toán trên cơ sở giỏ ngoại tệ thay vì chỉ dùng đồng USD như hiện nay.
Theo dự báo của tổng cục Thống kê, trong những năm tới, quy mô và tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức độ cao đồng thời
cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ được chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng
tăng dần nhóm hàng có hàm lượng chất xám và công nghệ cao. Các chủ thể
tham gia xuất khẩu cũng không ngừng mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày
càng hiệu quả.
Cùng với bề dày thời gian hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ trọng xuất khẩu
hàng hoá của nước ta sang các thị trường truyền thống và láng giềng Châu Á sẽ
giảm dần, bới lúc đó Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác
trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Tây Nam Á.
3. Cơ hội và thách thức đối với công ty Hà Thành trong hoạt động mở rộng
thị trường xuất khẩu
3.1. Cơ hội đối với công ty Hà Thành trong hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu
Việt Nam gia nhập WTO khiến cho thị trường xuất khẩu của các công ty
nói chung và của công ty Hà Thành nói riêng trở nên rộng lớn hơn. Gia nhập
WTO chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn bao gồm 150 thành viên với
mức cam kết về thuế nhập khẩu đã và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi
thuế quan cũng sẽ được loại bỏ theo nghị định thư gia nhập của các thành viên
này mà không bị phân biệt đối xử. Điều này tạo điều kiện cho công ty Hà Thành
mở rộng thị trường xuất khẩu của mình cũng như tăng khả năng và cơ hội cạnh
tranh bình đẳng của công ty trên thị trường thế giới.
Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên hoàn thiện, thông thoáng hơn
và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty Hà
Thành có thể nhanh chóng mở rộng thị trường. Việc thực thi các cam kết về mở
rộng thị trường, xoá bỏ bao cấp và các loại trợ cấp bị cấm, công khai minh bạch
các cơ chế chính sách kinh tế, bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ… của nhà
nước thúc đẩy công ty Hà Thành cần phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng
chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường, tạo dựng thương hiệu, hình thành
chuẩn mực kinh doanh và văn hoá công ty để có thể xuất khẩu thành công và có
sự phát triển bền vững trên nhiều phương diện, cả trên thị trường trong nước và
nước ngoài. Đặc biệt quá trình cổ phần hoá của nhà nước đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ cũng tạo điều kiện cho công ty Hà Thành nỗ lực, có sự chủ động tích
cực nhiều hơn trong quản lý và kinh doanh xuất khẩu.
Nhu cầu của khách hàng trên thị trường quốc tế ngày càng tăng. Thật vậy,
có thể nói cuộc sống của người dân trên thế giới ngày càng ổn định và sung túc
hơn, từ đó xuất hiện những nhu cầu mới cao hơn tạo ra cơ hội kinh doanh lớn
hơn cho công ty Hà Thành. Đặc biệt những khách hàng quốc tế lại rất yêu thích
những sản phẩm mang đậm nét văn hoá truyền thống của Việt Nam mà công ty
đang sản xuất như gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan, thảm hạt… Công ty cần nhanh
chóng nắm bắt những nhu cầu đó để đáp ứng kịp thời, mang lại thành công cho
hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty, tạo bước đệm để xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài khác.
3.2. Thách thức đối với công ty Hà Thành trong hoạt động mở rộng thị trường
xuất khẩu
Dưới sức ép của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và
xuất hiện các rào cản mới ngày càng tinh vi hơn. Gia nhập WTO – gia nhập trên
một sân chơi chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, công ty Hà Thành
nói riêng phải cạnh tranh trên cả ba cấp độ là quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm. Đây là một thách thức rất lớn đặt ra cho công ty Hà Thành trước những
khó khăn về vốn và cơ sở vật chất. Hiện nay công ty Hà Thành đang phải đối
mặt với cạnh tranh rất lớn từ phía đối thủ Trung Quốc. Trung Quốc có rất nhiều