Tải bản đầy đủ (.docx) (247 trang)

Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở nghệ an (qua nghiên cứu các đình làng đông viên, hoành sơn, trung cần)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.57 MB, 247 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Uông Thị Mai Hƣơng

MỸ THUẬT ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN

(QUA NGHIÊN CỨU ĐÌNH LÀNG ĐÔNG VIÊN,
HOÀNH SƠN, TRUNG CẦN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Uông Thị Mai Hƣơng

MỸ THUẬT ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN

(QUA NGHIÊN CỨU ĐÌNH LÀNG ĐÔNG VIÊN,
HOÀNH SƠN, TRUNG CẦN)

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã ngành: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Văn Cƣơng

Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ
An (qua nghiên cứu các đình làng Đông Viên, Hoành Sơn, Trung Cần) là công trình
do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham
khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Uông Thị Mai Hƣơng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...........................................9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài...................................................9
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................24
1.3. Khái quát về đình làng Đông Viên, đình làng Hoành Sơn, đình
làng Trung Cần............................................................................................36
Tiểu kết........................................................................................................49
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN (ĐÌNH LÀNG
ĐÔNG VIÊN, ĐÌNH LÀNG HOÀNH SƠN, ĐÌNH LÀNG TRUNG CẦN)......50

2.1. Nghệ thuật kiến trúc đình làng Đông Viên, đình làng Hoành Sơn,
đình làng Trung Cần....................................................................................50
2.2. Nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng Đông Viên, đình làng
Hoành Sơn, đình làng Trung Cần................................................................68
Tiểu kết......................................................................................................108
Chƣơng 3: BÀN LUẬN VỀ ĐẶC TRƢNG VÀ GIÁ TRỊ MỸ THUẬT
ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN.....................................................109

3.1. Đặc trưng mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An.....................109
3.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An
và đình làng ở Bắc Bộ............................................................................... 131
3.3. Giá trị đặc sắc của mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An.......140
Tiểu kết......................................................................................................146
KẾT LUẬN..........................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.........................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................152
PHỤ LỤC.............................................................................................................164



iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐH

Đại học

ĐV, HS, TC

Đình làng Đông Viên, đình làng Hoành
Sơn, đình làng Trung Cần

ĐVSKTT

Đại Việt sử ký toàn thư

H

Hình

NCS

Nghiên cứu sinh


Nxb

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

TP

Thành phố

Tr

Trang

TS

Tiến sĩ


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Bảng kê kích thước giữa các hàng cột trong đình làng Hoành Sơn 55
Bảng 2.2. Bảng kê khẩu độ giữa các gian đình và số lượng cột đình làng
Trung Cần

Bảng 2.3. Bảng khẩu độ các bước gian và cột của đình làng Trung Cần
Bảng 2.4. Bảng kê so sánh khẩu độ, kích thước cột và gian của các đình
làng
Bảng 2.5. Bảng thống kê và so sánh kích thước tạo hình của
Việt tiêu biểu


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mỗi dân tộc, đất nước hay khu vực đều có truyền thống văn hóa của mình,
đều có những giá trị di sản độc đáo đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại. Ở
Việt Nam, các công trình nghệ thuật kiến trúc truyền thống - di sản quốc gia đang được
Đảng và Nhà nước quan tâm giá trị tinh thần cũng như những giá trị kinh tế của đời
sống được gắn liền với những giá trị nghệ thuật của cha ông ngày xưa, nay cần được
khơi dậy tỏa sáng. Đình làng Việt Nam truyền thống là sản phẩm của người Việt, có giá
trị cao về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật đặc sắc - được lan tỏa theo bước chân của
người Việt đến khắp các miền Bắc - Trung – Nam, trong đó, đình làng Nghệ An, một
mảng mỹ thuật cổ trung tâm của vùng xứ Nghệ - Khu vực Bắc Trung Bộ. Dẫu vùng đất
Nghệ An không phải là trung tâm phát triển kiến trúc chùa, đình, lăng mộ đậm đặc như
các vùng đất của khu vực đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nhưng những di sản hiện còn
vẫn là những dấu ấn của quá khứ còn lưu đọng lại đến nay.

1.2. Vì vậy, ta không thể không nhắc đến những giá trị thẩm mỹ của đình
làng miền Trung thế kỉ XVIII ở Nghệ An. Đình làng ở Nghệ An vẫn còn khoảng
trên 200 đình làng có giá trị về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Đình làng Nghệ An
mang nét đặc trưng tạo hình mỹ thuât độc đáo riêng biệt có giá trị văn hóa, nghệ
thuật cao và thể hiện mọi hoạt động sinh hoạt văn hóa của con người miền Trung.
Trong những ngôi đình làng ở Nghệ An lưu giữ các phong tục tập quán, tín ngưỡng

và những ước vọng của người dân. Nhiều đình làng đã trở thành di tích lịch sử, di
sản văn hóa mang đậm nét đời sống tinh thần. Đặc biệt, nó đang tiềm ẩn giá trị nghệ
thuật tạo hình mỹ thuật đặc sắc, giàu tính biểu cảm, cần tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn
và phát huy giá trị trong bối cảnh hiện nay.
Nói riêng về mỹ thuật, nhiều ngôi đình ở vùng đất Nghệ An được tạo hình thẩm
mỹ, trang trí điêu khắc rất đặc biệt, giàu chất biểu cảm, có ý nghĩa riêng biệt. Đã có
nhiều nhà sử học hay các nhà nghiên cứu nghệ thuật, chuyên ngành văn hóa, nghiên
cứu đang dừng ở góc độ khảo tả, giới thiệu, kể lại những sự kiện lịch sử hoặc nêu lên
các hoạt động của các di tích lịch sử ở một vài địa phương; nhưng nghiên cứu toàn diện
về kiến trúc và điêu khắc từ góc độ nghệ thuật học thì vẫn chưa nhiều.


2

1.3. Việc chọn nghiên cứu trường hợp 3 ngôi đình làng Đông Viên, Hoành
Sơn, Trung Cần là đại diện cho hơn 200 đình làng ở Nghệ An và tiêu biểu cho nghệ
thuật đình làng thế kỷ XVIII. Vì thứ nhất, là cả 3 đình làng này đều có sự điển hình
trong kiến trúc (nghệ thuật không gian, nghệ thuật kết cấu khá độc đáo: mang tính
tư duy thẩm mỹ rõ nét trong phong cách tạo hình của vùng miền Trung); thứ hai, là
điển hình về nghệ thuật điêu khắc trang trí: phong cách, kỹ thuật và thủ pháp tạo
nên sự mới lạ trong đường nét, hình, mảng mô típ, khối lộng nguyên khối gỗ, kích
thước to ít ghép nối hiếm thấy ở các đình làng vùng miền khác, nội dung đề tài: lao
động sản xuất mang đặc trưng hình ảnh phản ánh vùng miền xứ Nghệ ở miền Trung,
đặc biệt đề cao sự hiếu học của con người xứ Nghệ; thứ ba, là điển hình về nghệ
thuật trang trí nội thất (có lớp lang, chau chuốt, nhẹ nhàng), về trang trí ngoại thất
được thể hiện trong không gian trang trí và trên các hình, mảng chạm khắc trang trí
bằng những tác phẩm mang các thể thức tạo hình và chủ đề có đặc trưng của vùng
đất Nghệ, miền Trung. Các đình làng đó như một sự khẳng định về những giá trị
nghệ thuật truyền thống dân gian trong dòng chảy của mỹ thuật Việt Nam ở vùng
đất miền Trung tiêu biểu cho giai đoạn thế kỷ XVIII ở Nghệ An mà cũng có thể nói

tiêu biểu cho đình làng Việt. Chính vì vậy, NCS chọn ba đình làng này làm trường
hợp đại diện nghiên cứu cho mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An.
1.4. Việc nghiên cứu tạo hình mỹ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí kiến trúc
của ba ngôi đình nêu trên hướng tới sự so sánh chủ yếu với các ngôi đình làng thuộc
các vùng kế cận cùng ở Nghệ An và các ngôi đình làng thuộc khu vực Bắc Bộ, qua đó
nhằm nêu bật những đặc trưng, giá trị của mỹ thuật đình làng ở Nghệ An thế kỷ XVIII.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, NCS chọn đề tài nghiên cứu về Mỹ
thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An (qua nghiên cứu đình làng Đông Viên, đình
làng Hoành Sơn, đình làng Trung Cần) làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lí luận và
Lịch sử Mỹ thuật. Với hy vọng, từ những kiến thức hiểu biết về chuyên môn và quan
điểm tiếp cận liên ngành việc tìm hiểu nghiên cứu đặc trưng mỹ thuật và giá trị văn
hóa, nghệ thuật của đình làng Nghệ An dưới góc nhìn từ nghệ thuật học, những vấn đề
nghiên cứu trong luận án sẽ được góp phần bổ sung vào khoảng trống cần thiết trong
nhiệm vụ nghiên cứu nghệ thuật của đình làng Việt Nam cho hiện nay.


3

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An, qua nghiên cứu
trường hợp ba đình làng Đông Viên, đình làng Hoành Sơn, đình làng Trung Cần nhằm
khẳng định những đặc trưng và giá trị mỹ thuật truyền thống của đình làng Nghệ An
trong tổng thể mỹ thuật truyền thống của đình làng Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu
những giá trị riêng biệt của loại hình mỹ thuật cổ ở các đình làng tiêu biểu trên với hai
thành tố cơ bản đó là nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc.
Ngoài ra còn có hội họa, dân gian truyền thống ở đình làng Nghệ An.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định cơ sở lí luận
của vấn đề nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu hai thành tố cơ bản trọng tâm là: nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí kiến trúc đình làng Nghệ An, trong đó việc giải
mã những giá trị biểu tượng - mô típ trang trí được thông qua sự so sánh, đối chiếu
từ các góc độ nghệ thuật học, nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng và giá trị mỹ thuật
đặc sắc của đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An. Từ các đặc trưng và giá trị mỹ thuật
của đình làng Nghệ An thế kỷ XVIII, luận án luận bàn về bài học kinh nghiệm cho
sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình mới hiện nay.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mỹ thuật đình làng bao gồm các thành tố cơ bản là
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí và các yếu tố khác (tranh, đồ thờ,...) trên
kiến trúc đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An qua ba ngôi đình làng: đình làng Đông
Viên, đình làng Hoành Sơn, đình làng Trung Cần, vùng ven sông Lam Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian
Luận án xác định phạm vi nghiên cứu chính là ba ngôi đình tiêu biểu: Đình làng
HS, TC, ĐV tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Những ngôi đình này hầu hết đều
mang niên đại khởi tạo vào thế kỷ XVIII: đình làng Đông Viên xây dựng năm 1743,
đình làng Hoành Sơn xây dụng năm 1764, đình làng Trung Cần xây dựng năm 1781,
khi mà phong trào làm đình ở khu vực Bắc Bộ có dấu hiệu giản sút. Qua đó hướng tới


4


việc đối chiếu, so sánh, làm rõ những nét tương đồng, khác biệt trong tương quan
của nghệ thuật tạo hình dân gian truyền thống các vùng miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
3.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu đình làng Đông Viên xã Nam Phúc, đình làng Hoành Sơn, xã
Nam Trung và đình làng Trung Cần xã Trung cần tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An, các ngôi đình có không gian chung ở vùng ven sông Lam Nghệ An.
4.

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí trên các đình làng Nghệ
An có nhiều có nhiều điểm khác biệt trong cách tạo hình thẩm mỹ so với các đình
làng ở vùng khác (kiến trúc: tỉ lệ chiều cao của đình thấp, tính bền vững, không gian
nội thất đậm đặc các mảng chạm), phải chăng do các yếu tố vùng miền: tự nhiên, xã
hội (thời tiết, địa hình, địa lí) hay những quan niệm của địa phương?
Câu hỏi 2: Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở các công trình kiến trúc đình làng
Nghệ An thế kỷ XVIII có mối liên hệ mật thiết như thế nào với mỹ thuật đình làng
truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ?
Câu hỏi 3: Đình làng Nghệ An có sự khác biệt như thế nào trong các chủ đề
trang trí hay thủ pháp, kỹ thuật chạm khắc gỗ so với vùng châu thổ sông Hồng thế
kỷ XVII - thế kỷ XVIII , tại sao?
Câu hỏi 4: Những đặc trưng và giá trị mỹ thuật của đình làng Nghệ An, thế kỷ
XVIII là gì? Phải chăng tính tư duy thẩm mỹ đã tạo nên những đặc trưng và giá trị
của mỹ thuật đình làng Nghệ An?.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
-

Nghệ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An có nét tương đồng với nghệ


thuật đình làng miền Bắc. Tuy nhiên, đình làng miền Trung nói chung và ở Nghệ An
có sự khác biệt về cả tạo hình kiến trúc (hình dáng, kích thước, kết cấu kiến trúc,
đặc biệt là hệ thống cột, vì kèo - giá chiêng chồng rường, kiểu thức đầu hồi không
có bít đốc; phong cách tạo hình chạm khắc trang trí cũng có nét thanh thoát, mềm
mại mà chau chuốt hơn. Do các yếu tố môi trường như thời tiết hay những quan
niệm riêng của địa phương Nghệ An khiến người thợ làm đình nơi này đã tạo tác
kiến trúc và đắp, chạm khắc khác biệt đó.


5

-

Hệ thống nghệ thuật tạo hình kiến trúc và chạm khắc trang trí trên các công

trình đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An đã được các nghệ nhân xưa tạo tác, biến thể
các hình tượng nghệ thuật từ cơ bản khái quát cho đến các chi tiết cụ thể được sắp
xếp theo trật tự các chủ đề tượng trưng (bề trên: vua; lớp quân tử: tứ linh, tứ quý, tứ
dân, tam hợp; điển tích/huyền thoại: chiêu hiền đại sỹ, giáo dục con cháu, giáo dục
truyền thống, vinh hoa phú quý; sinh hoạt dân dã: làm nhà, đánh bắt cá, đánh cờ,
uống rượu, bắn cung trong bối cảnh đất nước thanh bình) ở nhiều dạng thức khác
nhau biểu hiện trên các vị trí và lớp lang trong không gian của các đại đình.
-

Đình làng Nghệ An mang tính đa dạng trong phong cách tạo tác trang trí

(vừa tả thực vừa cách điệu trang trí và vừa kết hợp huyền thoại vừa hiện thực cuộc
sống; vừa dân dã vừa có tính hoa lệ cung đình. Trong cùng một không gian tạo tác
nghệ thuật kiến trúc đình làng Nghệ mang hai phong cách tạo tác - phải chăng do
hai hiệp thợ khác nhau cùng làm đình: thợ địa phương và liệu có cả phường thợ

vùng châu thổ Bắc bộ cùng tham gia trong việc xây dựng đình [Tư liệu điền dã của
NCS]; do đó, “có thể hai thành phần kiến trúc các gian đình đối xứng nhau trong
một ngôi đình lại có hình trang trí khác nhau” [120, tr.25], đồng thời trên các mảng
chạm khắc ở bên phải và bên trái mang hai phong cách kỹ thuật chạm khắc khác
nhau (đình làng Hoành Sơn) [PL.3 H.3.3.4. tr.177]. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An, qua nghiên cứu đình làng Đông
Viên,đình làng Hoành Sơn, đình làng Trung Cần cần đến nguồn tư liệu được xác
định từ định lượng và định tính nhằm phục vụ cho việc phân tích và so sánh; song
việc xử lý thông tin lại từ các nguồn tư liệu trở thành cần thiết nhằm luận giải vấn
đề cốt lõi vốn được nằm trong các số liệu mà các mô típ trang trí trên kiến trúc đình
làng biểu hiện bằng hình thức tạo hình cụ thể. Từ các hình ảnh, kích thước đến các
bố cục mảng chạm hay kỹ thuật chạm khắc trên mỗi ngôi đình làng Nghệ có thể nói
lên những ý nghĩa và vai trò mỹ thuật đình làng Nghệ An trong tổng thể mỹ thuật
truyền thống dân tộc Việt.
Mặt khác, các ngôi đình làng Nghệ có hệ thống cột đình bằng các loại gỗ quý
khá to, hình dáng, bởi ở Nghệ An có rất nhiều loại cây gỗ quý lâu năm được người
dân cất, đốn về để làm nên những đình làng này; hơn thế, những vị trí đất làm đình
cũng được ở gần sông nên việc chuyên chở những cây gỗ lim khổng lồ để làm cột


6

và các bộ vì kèo đó cũng rất thuật lợi, hoặc với ý tưởng phải xây dựng ngôi đình to
lớn cũng phải được phù hợp với đặc thù khí hậu miền Trung khắc nghiệt thường có
gió Lào, mưa nhiều bão lụt quanh năm của đất Nghệ.
-

Một số đình làng Nghệ An có hình thức bố cục dọc - hậu cung ở gian hồi

(thờ dọc) như đình làng Đông Viên là một trường hợp đặc biệt và một số đình làng

khác ở Nghệ An có hình thức bố cục này (các trường hợp tương tự còn thấy ở các
đình làng Đình Cháy, đình làng Trụ Pháp,... ). Phải chăng, từ những năm đầu thế kỷ
XVIII, tại vùng đất Nghệ Tĩnh đã có sự giao du buôn bán, du nhập tôn giáo mới,...
bởi thế kinh tế tư nhân phát triển, chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn này; vì vậy,
trong một quan niệm hay ý nghĩa nào đó đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống nghệ thuật tạo hình mà trên các công trình kiến trúc truyền thống ở làng xã như

ở hệ thống đình làng trên được thể hiện. Có thể nói, đình làng Nghệ An thế kỷ
XVIII rất phong phú và đa dạng trong các lối tạo hình mỹ thuật truyền thống và tạo
nên những giá trị đặc trưng đặc sắc ở trung tâm khu vực Bắc miền Trung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Trong nghiên cứu nghệ thuật cổ nói chung và nghiên cứu những giá trị mỹ
thuật cho đình làng nói riêng, NCS đã tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau.
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp
Phân tích tổng hợp các tài liệu thành văn và tài liệu điền dã để thiết lập cơ sở
cho vấn đề chính cần nghiên cứu của luận án . Qua phương pháp này sẽ cho phép
NCS nhìn nhận chính xác hơn về quá trình hình thành giátri nghệ ̣thuâṭcủa kiến
trúc đình làng miền Trung.
5.1.2. Phương pháp điền dã
Đó là việc vận dụng những thao tác nghiên cứu chuyên môn như: Quan sát,
ghi chép, đo đạc, chụp ảnh, phỏng vấn điền dã,... tại các di tích đình làng.
5.1.3. Phương pháp thống kê
Tìm thông tin, thống kê các ngôi đình, kiến trúc, chiều cao, khẩu độ, các
mảng chạm, ... bằng các bảng hoặc từ nguồn dữ liệu sách, tạp chí, báo, từ điển có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Sưu tập, tổng hợp, hệ thống, phân loại, nhằm


7


hướng tới việc giải quyết các vấn đề về việc giải mã biểu tượng các mô típ trang trí
trên kiến trúc đinh̀ làng ở xứ Nghê , ̣ đồng thời đó còn là những cứ liệu làm sáng tỏ
những vấn đề nghiên cứu chính của luận án.
5.1.4. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp quan trọng trong việc nghiên cứu hình ảnh qua ảnh chụp
và các dữ liệu văn bản hồ sơ di tích để làm rõ vai trò trong việc so sánh và thống kê
các ngôi đình làng từ nhiều phía - xung quanh đối tượng nghiên cứu. Việc áp dụng
phương pháp so sánh đặc điểm nghệ thuật sẽ giúp tác giả luận án thực hiện xuyên
suốt trong từng bước của quá trình nghiên cứu từ phát triển sơ đồ nghiên cứu, tiến
hành nghiên cứu thực địa, phân tích, so sánh chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt ở khía cạnh tạo hình trên kiến trúc ba ngôi đình ở Nghệ An, đó là đình làng ĐV,
HS, TC nhằm hạn chế những võ đoán trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
5.2. Cách tiếp cận liên ngành
Đây là một cách tiếp cận đặc thù, bởi trong vấn đề nghiên cứu nghệ thuật cần
được sử dụng những thành tựu của một số ngành có mối liên hệ với mỹ thuật như: lịch
sử, địa lí, văn hóa dân gian, nghệ thuật học,... từ đó giúp cho NCS xác định được các
hình thái, cấu trúc, những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu; đồng thời, làm sáng tỏ
hơn những vẻ đẹp cũng như khẳng định phong cách, đặc trưng riêng của đinh ̀ làng xứ
Nghê ̣ nằm trong sư ̣ phát triển của đinh̀ làng ViêṭNam qua các giai đoaṇ licḥ sử. Đặc
biệt, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành có vai trò quan trọng trong nghiên cứu mỹ
thuật cổ, mỹ thuật ở một địa phương, bởi lẽ khi phân tích, đánh giá một tác phẩm, một
bức chạm khắc, một bố cục trang trí hay chất liệu gỗ trên một cấu kiện kiến trúc gỗ cổ
đã nhiều lần tu bổ, thì việc nhầm lẫn về niên đại rất có thể xảy ra nếu không đồng thời
vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau.

6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học: luận án là công trình có tính chuyên biệt, nghiên cứu
có hệ thống về nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng thế
kỷ XVIII ở Nghệ An (thông qua ba đình làng điển hình nổi tiếng đã được xếp hạng

Quốc gia đặc biệt) dưới góc độ nghệ thuật học trong sự so sánh với hệ thống chung
của đình làng Việt. Luận án góp phần phân tích, đánh giá và


8

so sánh những phong cách mỹ thuật khác biệt nhằm tìm ra những đặc trưng riêng
của các di tích đình làng Nghệ An trong tổng thể đình làng cả nước ở thế kỷ XVIII
có cơ sở khoa học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khẳng định những giá trị nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí trên kiến
trúc thông qua ba đình làng ĐV, HS, TC tiêu biểu ở thế kỷ XVIII đóng góp vào kho
di sản nghệ thuật cổ đình làng Việt Nam. Đồng thời, xem kết quả nghiên cứu đó là
sự tiếp nối truyền thống nghệ thuật đình làng thế kỷ XVII ở Bắc Bộ, nhưng vẫn
mang nét riêng biệt của đình làng xứ Nghệ như trong tính tạo hình kiến trúc, phong
cách chạm khắc, nội dung đề tài điêu khắc mang truyền thống học hành, thi cử của
một vùng đất hiếu học: vừa nho nhã, vừa hoa lệ cung đình, khác với các đình làng
vùng miền khác như ở Bắc Bộ mang đậm tính dân dã hơn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (12
trang), Phụ lục (57 trang), Nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối
tượng nghiên cứu (42 trang).
Chương 2: Nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng
thế kỷ XVIII ở Nghệ An (đình làng Đông Viên, đình làng Hoành Sơn, đình làng
Trung Cần), (59 trang).
Chương 3: Bàn luận về đặc trưng và giá trị mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII


Nghệ An (43 trang).



9

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thập kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu về đình làng Việt Nam trong
nước cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác ở nhiều góc độ
khác nhau như các lĩnh vực: lịch sử, xã hội, tôn giáo học, nghệ thuật học v.v. Các tác
giả đã nghiên cứu và đề cập tới vấn đề đình làng Việt và đình làng miền Trung nói
riêng như Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Ninh Viết Giao,
Hà Văn Tấn, Trần Lâm Biền, Phan Kế Bính, Trần Hồng Kiên,... cụ thể các nghiên
cứu như sau:
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu đình làng Việt Nam nói chung
Năm 1930, Nguyễn Văn Khoan đã viết cuốn Khảo luận về ngôi đình và việc
thờ thần thành hoàng của các làng xã ở Bắc Kỳ (Essai sur le đình et le culte du
génie tutélaire des villages au Tonkin) BEFEO; là một công trình nghiên cứu súc
tích về một loại kiến trúc dân dụng và kiến trúc tôn giáo: “Nó ăn vào kiến trúc dân
dụng với tính cách là ngôi nhà công cộng, nơi các kỳ hào hội họp khi làng có hội hè
hay để bàn công việc của làng xã.”. Điều đó đã giúp cho NCS trong quá trình
nghiên cứu và tìm hiểu về đình làng Việt cũng như vấn đề trọng tâm của luận án
nhận thấy mối quan hệ giữa tín ngưỡng thành hoàng với kiến trúc đình làng, theo
quy luật tín ngưỡng có trước nơi thờ tự; và có thể nhận định có tính khoa học hơn về
nguồn gốc và sự phát triển của đình làng được xuất hiện từ thời Lê sơ, thế kỷ XV;
đình có đầy đủ các chức năng tín ngưỡng - văn hóa - xã hội, cùng với những yếu tố
tạo hình mỹ thuật hoàn chỉnh từ thế kỷ XVI (thời Mạc) [73, tr.35].
Năm 1995, Nguyễn Du Chi, đã viết về “Nghệ thuật dân gian” trong cuốn Địa

chí Văn hóa Dân gian Nghệ Tĩnh [32]; đây được xem là tài liệu nghiên cứu bộc lộ
rõ khả năng tìm hiểu khái quát của tác giả về văn hóa và nghệ thuật của vùng đất
Nghệ Tĩnh. Bên cạnh đó là những tìm hiểu trong sự so sánh giữa các ngôi đình vùng
Bắc Bộ và khu vực miền Trung nói chung.


10

Năm 1998, Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự viết cuốn Đình Việt Nam [116],
đây là một nghiên cứu chuyên biệt về đình làng Việt Nam ở các vùng miền cũng
như ở các niên đại khác nhau. Ghi dấu sự hình thành và phát triển của kiến trúc đình
làng của người Việt từ thế kỷ XVI đến nay. Tuy nhiên, nghiên cứu này bên cạnh
việc mô tả rất kỹ về địa danh cũng như dấu ấn lịch sử của từng ngôi đình cũng như
từng cụm kiến trúc đình làng dưới góc độ lịch sử xã hội. Với lĩnh vực kiến trúc tài
liệu này ít nhiều cũng đã chỉ ra những dạng thức kiến trúc mặt bằng và mặt cắt của
những ngôi đình thuộc các thế kỷ XVI, XVII, XVIII và cả những kiến trúc của ngôi
đình miền Trung, miền Nam… Vì thế đây là nguồn tư liệu cần thiết để minh chứng
cho những nghiên cứu tổng thể, đồng thời là một cơ sở thực tế nhằm giúp cho NCS
được nhìn nhận soi chiếu trong vấn đề nghiên cứu dưới góc độ nghệ thuật học.
Năm 2001, Chu Quang Trứ viết cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, tập
1, [140], đã nhận định về nghệ thuật đình làng Việt, qua việc nêu và phân tích một
số nét đặc sắc về các đình làng Việt qua một số kỹ thuật chạm khắc.
Nếu ở thế kỷ XVII, phần lớn chuyển thành chạm lộng, tốn gỗ nhưng
những hiệu quả từ sáng tối giữa hình và nền được lợi dụng khai thác triệt
để. Qua thế kỷ XVIII, do hạn chế của gỗ quý lại trở về chạm nổi như ở
thế kỷ XVI ... Cùng với các kỹ thuật chạm khắc, những nội dung chủ đề
được đề cập cũng hết sức đa dạng. Cùng đề tài nhưng hình không bao giờ
trùng lặp, từ đó cho ta thấy sức sáng tạo rất phong phú của các nghệ nhân
xưa.. [140, tr.152].
Qua đoạn phân tích trên của tác giả, NCS đã đối chiếu so sánh quá trình diễn

tiến của các kỹ thuật giữa các ngôi đình làng đất Bắc, đã có sự khác biệt hơn với
đình làng Nghệ An ở Bắc miền Trung về sự ngưng đọng trong kỹ thuật chạm khắc.
Năm 2001, trong cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt,
của Trần Lâm Biền [19], đã hệ thống hóa các đồ án trang trí, các biểu tượng, linh
vật hoa văn cây cỏ từ giai đoạn tiền sử đến giai đoạn tự chủ. Phân tích đặc điểm, ý
nghĩa của từng hiện vật, đồ án trong các công trình và biến đổi của chúng theo thời
gian (biểu tượng về lực lượng tự nhiên và triết học, linh vật trang trí trên di tích, hoa


11

văn cây cỏ, con người). Đây là cuốn sách giúp cho NCS nghiên cứu lấy đó làm cơ
sở khoa học trong việc đi tìm cách giải mã trên các đồ án trang trí trên kiến trúc
truyền thống ở đình làng Nghệ và đối chiếu so sáng với các đồ án trang trí giữa các
vùng miền nhằm tìm ra những nét tương đồng khác biệt trong không gian Bắc Trung - Nam liền một dải.
Năm 2001, cuốn Đình làng miền Bắc của Lê Thanh Đức [47], được xem là
công trình có sự đầu tư, nghiên cứu, công phu về các ngôi đình làng tiêu biểu ở
miền Bắc Việt Nam. Sách đã giới thiệu những bức ảnh về một số ngôi đình, đề cao
ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của con người luôn mong muốn sự hòa hợp với thiên
nhiên,… Đây là tài liệu có nhiều hình ảnh về các đồ án trang trí ở nhiều đình làng,
giúp cho NCS có cơ sở tham chiếu và so sánh trong tổng thể với các đình làng ở
miền Trung.
Năm 2006, Trịnh Cao Tưởng, với cuốn Một chặng đường tìm về quá khứ
[158]; trong đó, phần ba, các bài viết về kiến trúc dân tộc - nghệ thuật cổ truyền
thống, có liên quan đến nội dung của luận án, như: bài “Hình tượng con thuyền
trong kiến trúc đình làng” [158, tr.275], nói về đất dựng đình, cấu trúc bộ mái đình,
cấu trúc bộ khung, cấu trúc sàn đình. Về cấu trúc bộ mái đình, tác giả đã giải thích
khái niệm về tên gọi của một số cấu kiện như:
…tàu mái, lá tàu, then tàu, tàu đao lá mái” và “tàu” tiếng Việt cổ là
“thuyền” (từ đồng nghĩa); ở ngôi đình “lá tàu” chạy dài theo rìa mái,

giống hệt mạn thuyền, có thể quan sát được cả bốn phía của các tàu mái.
Nếu ta chuyển dịch tới các vị trí đối diện với các góc đao, thì biểu tượng
càng rõ nét hơn: hai lá tàu của hai tàu mái chạy về góc đao, rồi vươn lên
cao hệt như mũi thuyền đang rẽ sóng. [158, tr.275].
Với sự mô tả, giải thích và phân tích có khoa học này của tác giả đã giúp cho
NCS nhận thấy đứng cả về góc độ lịch sử cũng như nghệ thuật tạo hình của mái
đình Việt và đối chiếu với những mái đình làng ở Nghệ An cũng mang những giá trị
tạo hình mỹ thuật chung đó. Và đây được xem là những dẫn luận khoa học được xác
định là nét tương đồng trong nội dung chương 3 của luận án.


12

-

Bài viết Đình làng Phù Lão, một ngôi đình cổ Việt được xây dựng từ thế kỷ

XVII, miền Bắc (Bắc Ninh), tuy ngôi đình Phù Lão cũng như nhiều ngôi đình khác
ở phía Bắc được xây dựng sớm hơn đình làng ở Nghệ An, tác giả nghiên cứu ngôi
đình đã được tiếp cận nghiên cứu dưới các góc độ nguồn gốc, lịch sử đặc biệt về
mặt tạo hình của ngôi đình, xem đây là một ngôi đình điển hình về kho tàng nghệ
thuật tạo hình dân gian với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ độc đáo trong
đó tác giả đã nhắc đến những đặc trưng kỹ thuật, hình tượng của kiến trúc,.. được
nhìn từ góc độ khảo cổ học thông qua nguồn gốc, tính lịch sử của ngôi đình. Đây là
một cách tiếp cận bằng lịch sử học của tác giả đã giúp cho NCS phân biệt và nhận ra
hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu luận án của mình;
Bài viết “Tìm hiểu ý nghĩa của các dấu mã hóa trên cây thước tầm trong nền
kiến trúc cổ Việt Nam”, đã viết về tất cả những điều cần biết về cây thước tầm trong
nền kiến thức cổ Việt: “những yêu cầu tối thiểu để đọc được mã, những nguyên tắc
ghi mã của người thợ, những mã thường được sử dụng hay các phường thợ khi nhìn

vào có thể hiểu được nhau”,... nội dung của bài viết đã giúp NCS hiểu hơn và phần
nào giải mã được ý nghĩa của cây thước tầm trong kiến trúc dân gian, mà trong đó
việc nghiên cứu đình làng Việt và đặc biệt đối với những ngôi đình làng miền Trung
được tạo dựng lên như những huyền thoại từ cây thước tầm của người xưa, từ đó
cũng giúp cho NCS đối chiếu, so sánh trong nghiên cứu và cách đo đạc theo các
thông số về độ rộng của các vì, chiều cao đình (trung câu, khoáng câu, khoáng nách,
khoáng hiên hoặc giọt nước - khoảng cách từ mái hiên xuống giọt nền v.v…), từ đó
nhận ra được mỗi ngôi nhà đình, mỗi vùng miền có một số đo riêng biệt và đó là
những nguyên tắc phổ biến; ở Nghệ An miền trung do tính chất địa văn hóa riêng
biệt của vùng miền nên mỗi ngôi nhà đình lại có người thợ cả đặt riêng mã cho ngôi
đình của làng đó. Ngoài ra, bài viết còn cho biết các trường hợp ngoại lệ của sự thể
hiện của cây thước tầm; Điều đó cho thấy tại sao ở mỗi ngôi đình của các vùng
miền lại có những vẻ đẹp về cách tạo hình mỹ thuật khác nhau. Đây là những bài
viết quý giá giúp cho NCS xem đó là những phương pháp đối chiếu, so sánh và biết
cách tìm hướng đi cho nghiên cứu luận án của mình.


13

Năm 2006, trong cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn
Văn Cương [39] - nguồn tài liệu được tác giả khảo sát, tổng hợp nhiều ngôi đình
thuộc khu vực Bắc Bộ qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Để từ đó tác giả đi sâu
nghiên cứu đến các yếu tố về mỹ thuật của đình làng như nghệ thuật kiến trúc, nghệ
thuật chạm khắc từ góc độ văn hóa học.
Năm 2012, Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật đăng bài viết “Điêu khắc đình làng
Việt” của tác giả Thái Bá Vân [161]. Bài viết giới thiệu những giá trị điêu khắc đình
làng trong không khí đặc biệt của xã hội Việt Nam các thế kỷ XVII, XVIII với
những suy yếu của quốc gia phong kiến và sự thắng thế của nền văn nghệ dân gian.
Năm 2013, trong cuốn Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố,
của Nguyễn Chí Bền có đề cập đến lịch sử của ngôi đình và đình làng của người

Việt, phần viết: “Đình ít nhất phổ biến từ thế kỷ III sau công nguyên” và với “…
luận điểm này thì đình với tư cách là một thành tố hiện hữu trong cấu trúc của lễ hội
cổ truyền sẽ xuất hiện không thể sớm hơn thời điểm này…”, ở các thời điểm này
đình cũng chưa phải là ngôi đình làng [10, tr.216-217]. Điều này đã giúp cho NCS
lấy đó làm cơ sở luận khoa học để đi đến những nhận định về vấn đề lịch sử của
đình làng Việt và lí giải cho các ngôi đình vùng Xứ Nghệ.
Trần Lâm Biền viết cuốn Đình làng Việt vùng châu thổ Bắc Bộ (2014). Đây
là cuốn sách có độ dày gần 200 trang, được chia làm 3 chương chính và một phụ
bản. Nội dung của ấn phẩm này được tác giả nghiên cứu các vấn đề về kiến trúc và
điêu khắc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ như: không gian kiến trúc, mặt bằng, kết
cấu khung, mái, chạm khắc trên kiến trúc của hơn 30 ngôi đình ở các vùng như Hà
Nội, Hà Tây, Ba Vì, Bắc Giang, Bắc Ninh,…. Điều đặc biệt, hầu hết đình làng miền
Bắc được xây dựng ở các thế kỷ XVI đến XVII, đình thế kỷ XVIII lại rất ít, qua đó
nhận thấy khi miền Bắc, các công trình kiến trúc cộng cộng to lớn của làng xã thế
kỷ XVIII đã ít xây dựng đi thì ở miền Trung lại ồ ạt xây dựng đình ở các làng và
phát triển nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất đặc biệt.
Đồng thời, trong nội dung nghiên cứu của tác giả cho còn biết những quan
điểm rõ ràng trong quá trình nghiên cứu đối tượng nghiên cứu khi nhận thấy ở đó có
sự giao lưu tiếp biến xong nó bị “biến dạng…” hay không biến dạng.


14

Nghiên cứu truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói chung, đình làng
nói riêng, trên cơ sở quy luật lịch sử và sự tiết biến văn hóa chúng ta sẽ loại
bỏ dần nhưng nhận định chưa khách quan (…) nhằm xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm dà bản săc dân tộc [23, tr.22].

Tuy trong vấn đề luận án của NCS tập trung nghiên cứu về các thành tố mỹ
thuật kiến trúc và điêu khắc của đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An nhưng với nhận

định trên của tác giả đã giúp cho NCS có cơ sở khoa học hơn trong vấn đề bàn luận
của chương ba về những ảnh hưởng văn hóa từ các vùng khác được bao trùm lên sự
tạo tác trên các tác phẩm chạm khắc ở các ngôi đình Nghệ. Vậy đây xác định là
những nguồn tư liệu giúp tác giả luận án lấy đó làm cơ sở luận và sự so sánh trong
tương quan đình vùng Châu thổ Bắc Bộ với các ngôi đình làng Nghệ miền Trung
nhằm làm rõ những luận điểm mới nhất cho luận án của mình được thể hiện ở
chương 3 của luận án.
Năm 2017, Trần Lâm Biền viết cuốn Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt
vùng châu thổ sông Hồng [22]; trong đó đã nhắc đến đình làng Việt - một kiến trúc
to lớn nhất trong hệ thống kiến trúc ở nông thôn và với nhiều giả định khác nhau về
nguồn gốc của đình làng. Điều này giúp cho NCS có cơ sở khoa học hơn trong việc
xác định niên đại của các ngôi đình làng Việt trong tiến trình phát triển nói chung và
đình làng Nghệ An trong có khoa học hơn.
Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng viết trong cuốn Mỹ thuật ở làng, về
toàn bộ các vấn đề về làng - làng quê Việt Nam - lịch sử hình thành và phát triển của
nó, từ kinh tế, chính trị văn hóa văn nghệ, tín ngưỡng, phong tục tập quán, trong đó
“Mỹ thuật ở làng là thành tố nhân chứng có xương thịt trong “tiềm thức” của làng.
Nội dung tài liệu viết:
Kiến trúc đình làng là một thành tựu của lịch sử Mỹ thuật Việt Nam. Nếu
kiến trúc gỗ gạch là truyền thống lớn nhất của kiến trúc ta thì ngôi đình
là ngôi nhà lớn nhất. Nó tập hợp các nét đặc trưng của kiến trúc này với
một số đặc điểm. a. Khung gỗ được tạo nên bởi các vì kèo, các vì kèo
cách nhau một gian - tức tạo ra đơn vị không gian lớn nhất của ngôi nhà.


15

Nối các vì kèo là các xà ngang,.. b. Mái ngói rất cao, nặng. Chiều cao của
mái ngói chiếm 2/3 chiều cao của cả ngôi nhà. Nó đặc trưng tới mức,
trong cảnh quan làng quê cái mái đình gây ấn tượng lớn nhất. Mái ngói 4

chiều, hai chiều bên tạo ra hai trái thấp hơn các gian chính, bốn chiều
mái giao nhau tạo ra bốn đầu đao độc đáo ở bốn góc đình. Hướng đình
còn được tính theo hướng của đầu đao cong vút lên - người ta có câu:
góc ao đao đình v.v…[109, tr.42].
Tất cả được tác giả mô tả như những yếu tố trang trí đặc sắc của loại nhà
kiến trúc bằng gỗ mà rất đặc trưng là kiến trúc đình làng. Điều này đã giúp cho NCS
có căn cứ khoa học hơn trong việc đặt tên cho đề tài luận án của mình là “Mỹ thuật
đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An…”
Ngoài ra, một số các đề tài luận án đã trước đây cũng đã nghiên cứu về đình
làng Việt; trong đó, có luận án năm 2012 của Trần Đình Tuấn đã nghiên cứu về
“Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng vùng châu thổ sông
Hồng” [153].
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đình làng ở Nghệ An
Năm 2001, Phan Xuân Thành công bố bài viết “Đình tám mái ở Diễn Hoàng,
Nghệ An” trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002 [119]; tác giả giới
thiệu ngôi đình có kiến trúc đồ sộ với kiểu đình có tầng mái khác biệt, tuy đình này
có phong cách thời Nguyễn - ra đời sau các ngôi đình ở vùng ven sông Lam nhưng
các phong cách chạm khắc cũng có nét tương đồng gần giống với các ngôi đình có
niên đại XVIII; đây là những chứng cứ giúp NCS nhận thấy rằng tuy ở xứ Nghệ miền Trung các ngôi đình ra đời muộn hơn các ngôi đình miền Bắc, nhưng sự hưng
thịnh của một nền nghệ thuật tạo tác đình làng ở thế kỷ XVIII kéo dài và được đánh
dấu một diện mạo trong sự phát triển của nghệ thuật đình làng Việt nói chung và xứ
Nghệ nói riêng.
Năm 2003, Phan Xuân Thành có bài viết “Đình Cháy, Nghệ An” đăng trong
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004 [120]. Với việc mô tả và giới thiệu
những phát hiện dưới góc độ khảo cổ học: Đây là ngôi đình được xây dựng cùng


16

niên đại XVIII, thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, cách đình làng Đông Viên,

huyện Nam Đàn 20km, trong không gian đình làng Nghệ. Đình Cháy được tác giả
mô tả: “đình có 5 gian, 2 chái, đình dài 20m, rộng 8 m, cao 7m có 20 cột gỗ lim to,
chu vi cột cái 1,4m; đình có lát nề gạch cẩm trang, gian cuối xây cao để thờ tự…”
đồng thời, qua việc điền dã nghiên cứu NCS còn nhận thấy ngôi đình Cháy này có
nét tương đồng giống với đình làng Đông Viên cùng niên đại: Đình được lợp toàn
bộ ngói vảy, xung quanh đình không xây tường gạch bao bao kín, đường nét quết
vôi trắng; trong các văng xà đều có chạm trổ hoa lá, tứ linh, cánh sen cách điệu v.v.;
đặc biệt đình có kiến trúc với hình thức thờ dọc giống như đình làng Đông Viên và
một số đình làng khác ở Nghệ An. Vì thế cùng với việc phân tích so sánh đối chiếu
giữa các ngôi đình cùng niên đại ở Nghệ An, NCS lấy việc mô tả, giới thiệu đó để
nghiên cứu và đặt các ngôi đình làng trong một mối tương quan phân tích nhìn nhận
từ những giá trị nghệ thuật học đặc trưng nhằm so sánh, đối chiếu với các ngôi đình
trọng tâm nghiên cứu; trong đó các chi tiết như mặt trước là đầu hồi bít đốc phía
Nam… hai bên có hai con nghê và phượng chầu lại, hoặc đình có hình thức bố cục
thờ dọc, không có tường bao quanh v.v.”
1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về các đình làng ĐV, HS, TC ở Nghệ An
Năm 1980, Trần Lâm Biền đã có bài viết: “Di tích đình Hoành Sơn”, báo cáo
khảo sát điền dã tại Nghệ An [14]. Bài viết đã cho biết công việc khảo sát của các
nhà nghiên cứu mỹ thuật, trong đó có khảo sát về một số vấn đề kiến trúc và trang
trí chạm khắc ở đình Hoành Sơn được mô tả văn hóa học, lịch sử. Từ tư liệu ghi
chép báo cáo về đình Hoành Sơn trong giai đoạn hiện tại ở phương diện lịch sử, nên
đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong quá trình thực hiện nghiên cứu
luận án.
Năm 1989, Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng trong cuốn Mỹ thuật của
người Việt, phần II - “Mỹ thuật thế kỷ XVIII”, nhận định về diễn trình mỹ thuật
truyền thống Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và XIX, cho rằng:
Mỹ thuật thời kỳ này chịu ảnh hưởng to lớn từ kinh tế, xã hội đương thời.
Tầng lớp địa chủ và nông dân mâu thuẫn gay gắt và thiết chế nông thôn
suy yếu, thương gia tuy chưa mạnh nhưng đã định hình, thợ thủ công lớn



17

mạnh. Khát vọng vươn lên của tầng lớp trung nông, nho sĩ, thợ thủ công
cùng với những biến cố lịch sử, những cuộc khởi nghĩa của nông dân…đã
làm cho bộ mặt văn hóa biến cải,… nghệ thuật tạo hình phát triển mạnh,
đồ sộ về quy mô và và số lượng trong đó có nghệ thuật đình làng,… [108,
tr.199-232],
Nhiều ngôi đình được nhắc đến trong đó có đình làng Hoành Sơn và đình
làng Trung Cần (Nam Đàn, Nghệ An), được tác giả mô tả sơ lược dưới góc độ khảo
cổ học về những đặc điểm và xác định về niên đại, quy mô, tín ngưỡng thờ,… NCS
xem đó để so sánh đối chiếu với từ những điền dã thực tế nghiên cứu và đưa ra
những giả thiết nhằm làm rõ những vấn đề đã đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề
tài của luận án.
Năm 1995, cuốn Mỹ thuật ở làng của Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng
[109] đề cập đến đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An: “đình làng Hoành Sơn là một ngôi
đình được xây dựng vào khoảng năm 1764, có đại đình, 5 gian, 2 trái, 38 cột, có Hậu
cung nhỏ và sàn đình, …là thuộc những ngôi đình rất duyên dáng, hoàn chỉnh, …”,
“việc dựng đình cùng quan niệm thẩm mỹ của những người làm đình là phải bền, đẹp,
xinh, lộng lẫy”; và khi nói về phong cách chạm khắc cũng như việc trang trí đình làng,
tác giả đã nhắc đến các đình làng Hoành Sơn, Trung Cần,… ở Nghệ An trong tương
quan các kỹ thuật chạm khắc giữa các giai đoạn XVI, XVII và XVIII như sau:

Đình làng thế kỷ 18, … ở các đình như Ngọc Than (Hà Tây), Thạch Lỗi
(Hải Hưng), Bình Lục (Quảng Ninh) thì các tượng tròn và phù điêu trở
nên thô sơ, sự chạm khắc ít được chăm chút, ít cảm hứng hơn, hình thức
dường như trở lại phong cách Tây Đằng, còn ở các đình như Trung Cần,
Hoành Sơn (Nghệ An) đề tài nhiều chất giáo huấn như quan văn, vinh
quy, canh nông, chi đồ, Thành Thang sính Y Doãn,..Hình thức cũng quy
củ hơn. [109, tr.59].

Điều này cho thấy, việc nhìn nhận cho đến nhận định của tài liệu có thể là cơ
sở khoa học khẳng định các đình làng Nghệ An đã có những điểm trùng lặp với quá
trình nhìn nhận từ thực tế điền dã của NCS; tuy nhiên các tác giả của tài liệu này


18

mới chỉ ghi chép dừng lại ở liệt kê những điểm tương đồng giống, hay những nhau
với những công trình đình làng ở miền Bắc, xong chưa nêu ra những điểm đặc trưng
khác biệt cụ thể của các công trình ở đó,… điều này NCS cho rằng, nó như một
khoảng trống trong quá trình nghiên cứu về những giá trị riêng biệt mà cần phân
tích, chứng minh sâu sát nhằm đi đến những nhận định về cái lí sinh ra nó ở các
đình làng xứ Nghệ này - điều luận án cần phải đi tìm.
Năm 2010, Nguyễn Sỹ Quế, đã viết trong cuốn Lịch sử kiến trúc truyền
thống Việt Nam [110]. Phần: Kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ,
đã khái quát vài nét về các đình làng ven sông Lam như sau:
Đình Hoành Sơn XVIII biểu hiện sự tài năng và trí tuệ và sức lực của
nhân dân. Nó thể hiện sự trưởng thành về khoa học kiến trúc, trình độ
thẩm mỹ, nghệ thuật điêu khắc của làng xã nông thôn ở một vùng sông
nước hạ lưu sông Lam; cách đình Hoành Sơn 4km có đình Trung Cần,
đình xây năm 1781,… các ngôi đình tạo thành một cụm, chuỗi đình gắn
với các địa danh lịch,… [110, tr.103].
Qua nhận định này, NCS đã nhận thấy không những đình làng Nghệ An
nằm trong tổng thể kiến trúc chung của kiến trúc truyền thống Việt Nam, mà còn là
sự biểu hiện về tài năng và trí tuệ và sức lực của nhân dân; có thể nói rằng những
ngôi đình làng Nghệ An mang những giá trị đặc trưng vùng miền với các yếu tố tạo
hình kiến trúc có tính tư duy thẩm mỹ riêng biệt vùng miền.
Năm 2011, Trần Lâm Biền đã viết “Đình Hoành Sơn - Nghệ thuật dân gian
Bắc Bộ tại Nghệ An” (Buổi nói chuyện tại đình làng Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ
An; ngày 15/6/201); với một số khái quát về đình Hoành Sơn:

Chúng ta có thể nhận thấy rằng: vào cuối thế kỷ XVII, ở đất Bắc nền
kinh tế của cộng đồng vẫn đủ mức cho người xây dựng những công trình
cộng đồng làng xã và đến đầu thế kỷ XVIII thì nạn kiêm tinh ruộng đất
đã đẩy hàng chục vạn nông dân ra khỏi làng xã, khiến cho kinh tế trở nên
kiệt quệ. Điều kiện đó không cho phép duy trì nghệ thuật dân tộc dân dã
ở đất Bắc nữa. Nhưng cũng thời kỳ này ở miền


19

Trung mà đặc biệt là vùng đất Nghệ Tĩnh là nơi đất rộng người thưa,
ruộng công còn nhiều và kinh tế của cộng đồng vẫn còn rất mạnh vì thế
người ta vẫn duy trì được nền nghệ thuật theo truyền thống mà một biểu
hiện là đình Hoành Sơn [20, tr.22].
Đây được xem như những gợi ý ban đầu giúp cho NCS có thể hình dung
được sự có mặt to lớn quy mô của ngôi đình Hoành Sơn cũng như nhiều ngôi đình
xứ Nghệ khác. Sách đã nhắc đến các ngôi đình làng HS, TC, ĐV (2 trang) với sự
mô tả dưới góc độ lịch sử kiến trúc và quy hoạch kiến trúc truyền thống trong tương
quan với các kiến trúc truyền thống nhà ở, nhà công cộng của vùng Đồng bằng Bắc
và Bắc Trung Bộ; tuy nhiên, các tác giả đã giúp cho NCS đã xem đây như một cơ sở
khoa học để đối chiếu, phân tích so sánh luận giải trong quá trình nghiên cứu cho
vấn đề của luận án.
Năm 2013, Trần Lâm Biền viết cuốn Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, [23]
sách viết phần lí luận và ảnh in về hơn 30 ngôi đình vùng Châu thổ Bắc Bộ, trong
đó có đình Hoành Sơn ở Nghệ An, với phần thuyết dẫn chỉ hơn một trang - chủ yếu
mô tả sơ lược về đình Hoành Sơn:
Đại đình gồm 3 gian, 2 trái, 2 dĩ với kết cấu gốc hình chữ Nhất. Mái 1
tầng, 4 mái ngói lợp mũi hài với các đầu đao uốn cong được gắn đầu
rồng và mây. Các đường gờ trên mái được trang trí gạch hoa chanh. Bao
quanh đình trước đây để trống, trong những năm đầu thế kỷ XX, người

dân mới xây thêm bờ bao quanh.”, “Đề tài trang trí trên kiến trúc đình
Hoành Sơn rất đa dạng, phong phú được thể hiện ở cốn, ván cốn, ván
nong, kẻ… do đó có khi là cảnh người ngồi trên lưng cá hóa rồng, đánh
cờ, người cưỡi trên lưng phượng, giám mã dắt ngựa,…Xen kẽ với những
ván cốn là hình rồng lân, đao mây, hoa lá, … được chạm trên các con
rường” [23, tr.470].
Và tác giả đã khẳng định: “Đình Hoành Sơn là một kiến trúc điển hình về mỹ
thuật”. Như vậy, qua tài liệu này của tác giả Trần Lâm Biền đã mô tả về đình làng
Hoành Sơn tuy không nói nhiều nhưng NCS đã nhận thầy từ những thực tế điền dã
tại các ngôi đình làng và những gì tác giả sách đã mô tả đã giúp cho NCS đi đến


×