Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRỊNH TRUNG KIÊN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TẠI TỈNH KON TUM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐÀ NẴNG - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRỊNH TRUNG KIÊN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TẠI TỈNH KON TUM
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế công nghiệp
: 62.31.09.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS. Lê Thế Giới
PGS.TS. Nguyễn Hoà Nhân

ĐÀ NẴNG - NĂM 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, về tính
mới của Luận án và các số liệu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận án

Trịnh Trung Kiên


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
BẢNG QUI ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................. xiii
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... xiii
2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. xiv
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ xiv

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................... xiv
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... xiv
6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................... xvii
6.1. Những nghiên cứu trong nước ......................................................... xvii
6.2. Các lý thuyết nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề PTCN gắn với
PTKT địa phương..................................................................................... xix
6.3. Những vấn đề còn tồn tại và khoảng trống để thực hiện nghiên cứu
PTCN chế biến NS trong PTCN gắn liền với PTKT địa phương trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế...........................................xx
7. Những đóng góp mới của Luận án...................................................................... xxi
8. Kết cấu chung của Luận án ................................................................................ xxii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN NÔNG SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG..................................................................1
1.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CN VÀ PTCN CHẾ BIẾN NS ...............................1
1.1.1. Khung khái niệm về CN và PTCN chế biến NS ........................................1
1.1.2. Một số quan điểm mới về PTCN chế biến NS ...........................................3
1.1.3. Khung lý thuyết về PTCN chế biến NS......................................................7
1.2. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN ..............................................................................................................11
1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp chế biến nông sản .................................11
1.2.2. Phân loại công nghiệp chế biến nông sản ........................................14
1.2.3. Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản .....................................16
1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG .....................................................17
1.3.1. Các mô hình PTCN chế biến nông sản tại địa phương .......................17
1.3.1.1. Mô hình PTCN chế biến NS tích hợp quy trình sản xuất và hoạt
động thương mại khép kín..........................................................................18


iii

1.3.1.2. Mô hình PTCN chế biến NS gắn liền với PTBV nông nghiệp ......20
1.3.2. Nội dung cơ bản của phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong phát
triển công nghiệp địa phương .............................................................................24
1.3.2.1. Xác định lợi thế so sánh phát triển ngành công nghiệp chế biến
nông sản của địa phương...........................................................................24
1.3.2.2. Tạo lập lợi thế cạnh tranh phát triển ngành công nghiệp chế biến
nông sản của địa phương...........................................................................27
1.3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương trong nghiên cứu hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách PTCN chế biến NS .................................31
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN NÔNG SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG ..................................................................34
1.4.1. Các yếu tố đầu vào....................................................................................34
1.4.2. Các nhóm yếu tố về thị trường địa phương ..............................................35
1.4.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương ........................................36
1.4.4. Chiến lược ngành và đặc điểm cạnh tranh của DN trong ngành.............37
1.4.5. Yếu tố sự thay đổi.....................................................................................38
1.4.6. Vai trò của nhà nước.................................................................................38
1.4.7. Vai trò của chính quyền địa phương.........................................................39
1.5. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PTCN
CHẾ BIẾN NS ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................40
1.5.1. Khung phân tích PTCN chế biến NS địa phương ....................................40
1.5.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản
của địa phương....................................................................................................42
1.5.2.1. Tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên
cơ sở đánh giá điều kiện và đặc điểm của địa phương..............................42
1.5.2.2. Tiêu chí xác định lợi thế so sánh các sản phẩm trong ngành công
nghiệp chế biến nông sản...........................................................................43
1.5.2.3. Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành .........44
1.5.2.4.Tiêu chí đánh giá chính sách PTCN tại địa phương .....................47
1.6. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN...............................................................52
1.61. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ..........................................................................52
1.6.1.1. Tập trung phát triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh .............52
1.6.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và
chế biến nông sản.......................................................................................52
1.6.2. Kinh nghiệm của Malaysia .......................................................................53
1.6.3. Kinh nghiệm của Singapore .....................................................................55
1.6.4. Kinh nghiệm của Indonesia ......................................................................56


iv
1.6.5. Kinh nghiệm của Philippines....................................................................57
1.6.6. Kinh nghiệm của Thái Lan .......................................................................58
1.6.7. Kinh nghiệm sản xuất, chế biến nông sản điển hình tại Việt Nam ..........59
1.6.8. Bài học kinh nghiệm cho PTCN chế biến NS tại địa phương..................62
Kết luận chương 1 .....................................................................................................64
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN TẠI TỈNH KONTUM .......................................................................65
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM ..................65
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên ..............................................................................65
2.1.2. Về kinh tế, xã hội......................................................................................66
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH KON
TUM ..........................................................................................................................67
2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kon Tum .........................67
2.2.1.1. Những tiềm năng, thế mạnh, lợi thế phát triển ngành công nghiệp67
2.2.1.2. Đánh giá việc khai thác, phát huy những tiềm năng, thế mạnh để
phát triển KTXH ở Kon Tum trong thời gian vừa qua ..............................67
2.2.2. Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Kon Tum.....................................68
2.2.2.1. Số lượng cơ sở CN, tiểu thủ CN theo thành phần KT...................68
2.2.2.2. Phân loại theo phân ngành CN.....................................................69

2.2.3. Lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp..........................69
2.2.3.1. Diễn biến phân bố lao động theo các thành phần kinh tế và ngành
kinh tế.........................................................................................................69
2.2.3.2. Diễn biến lao động theo trình độ ..................................................70
2.2.4. Tình hình đầu tư cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp........................70
2.2.4.1. Diễn biến vốn đầu tư cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .....70
2.2.4.2. Tổng giá trị tài sản cố định của toàn ngành công nghiệp ............71
2.2.5. Kết quả hoạt động của công nghiệp .........................................................71
2.2.5.1. Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng phân theo thành
phần kinh tế................................................................................................71
2.2.5.2. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp ....................................74
2.2.5.3. Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp............74
2.2.5.4. Giá trị hàng hoá xuất khẩu của ngành CN...................................75
2.2.5.5. Hiệu quả của sản xuất kinh doanh của ngành CN .......................75
2.2.6. Đánh giá trình độ công nghệ của các thành phần kinh tế.........................76
2.2.7. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp..............................................................76
2.2.7.1. Chuyển dịch theo vùng lãnh thổ ...................................................76
2.2.7.2. Chuyển dịch theo cơ cấu ngành....................................................77
2.2.8. Hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp Kon Tum............................78


v
2.2.9. Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp ..............................................78
2.2.9.1. Những mặt được và nguyên nhân .................................................78
2.2.9.2. Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................79
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHỦ LỰC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TỈNH KON TUM .............................................80
2.3.1. Tình hình sản xuất nông sản chủ lực ........................................................80
2.3.1.1. Ngành trồng cây hàng năm...........................................................80
2.3.1.2. Ngành trồng cây lâu năm..............................................................82

2.3.1.3. Ngành chăn nuôi ...........................................................................85
2.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất NS chủ lực tỉnh Kon Tum.....87
2.3.2. Thực trạng PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum ....................................87
2.3.2.1. Sản phẩm cao su ...........................................................................88
2.3.2.2. Sản phẩm cà phê ...........................................................................89
2.3.2.3. Sản phẩm tinh bột sắn...................................................................89
2.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN NÔNG SẢN TẠI TỈNH KON TUM ..............................................................90
2.4.1. Xác định lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp chế biến nông sản
trong phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum................................................................90
2.4.1.1. Xác định lợi thế của tỉnh Kon Tum ...............................................91
2.4.1.2. Vai trò của chính quyền tỉnh trong phát huy lợi thế so sánh phát
triển công nghiệp chế biến nông sản .........................................................93
2.4.1.3. Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản
chủ lực (cà phê, cao su) của tỉnh Kon Tum. ..............................................97
2.4.2. Tạo lập lợi thế cạnh tranh thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp
chế biến nông sản tại tỉnh Kon Tum.................................................................104
2.4.2.1. Phân tích, đánh giá việc tạo lập lợi thế cạnh tranh phát triển công
nghiệp chế biến nông sản sản tỉnh Kon Tum ...........................................105
2.4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh công nghiệp
chế biến nông sản tại tỉnh Kon Tum ........................................................119
2.4.3. Đánh giá chính sách PTCN chế biến nông sản tỉnh Kon Tum...............120
2.4.3.1. Đánh giá chính sách theo cách tiếp cận 3 giác độ .....................121
2.4.3.2. Đánh giá chính sách theo 7 tiêu chí cơ bản ...............................122
2.4.3.3. Đánh giá quá trình hoạch định chính sách PTCN chế biến nông
sản ............................................................................................................128
2.4.3.4. Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách ......................................129
2.4.3.5. Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp chế biến
nông sản tỉnh Kon Tum ............................................................................134



vi
2.4.4. Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp chế
biến nông sản tại tỉnh Kon Tum .......................................................................137
2.4.5. Một số vấn đề đặt ra trong PTCN chế biến nông sản tỉnh Kon Tum .....139
Kết luận chương 2 ...................................................................................................141
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG
SẢN TỈNH KON TUM .........................................................................................142
3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KONTUM GIAI ĐOẠN
2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 .....................................................142
3.1.1. Quan điểm phát triển công nghiệp..........................................................142
3.1.2. Các mục tiêu phát triển công nghiệp ......................................................142
3.1.3. Các định hướng phát triển công nghiệp..................................................143
3.1.4. Các phương án phát triển........................................................................143
3.1.5. Luận chứng và lựa chọn phương án phát triển ngành công nghiệp........144
3.1.6. Quy hoạch PTCN chế biến NS tỉnh Kon Tum .......................................144
3.1.6.1. Định hướng phát triển ................................................................144
3.1.6.2. Quy hoạch CN chế biến NS và thực phẩm..................................145
3.2. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TẠI TỈNH KON TUM .......................150
3.2.1. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản
vùng Tây Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế ............................................150
3.2.1.1. Cơ hội..........................................................................................150
3.2.2.2. Thách thức ..................................................................................151
3.2.2. Lựa chọn mô hình phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cách thức
tổ chức tại tỉnh Kon Tum..................................................................................153
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TỈNH
KON TUM ..............................................................................................................155
3.3.1. Giải pháp tích hợp các mô hình triển khai hình mẫu mới trong chiến lược
phát triển ngành ................................................................................................155

3.3.1.1. Giải pháp nghiên cứu áp dụng mô hình PTCN chế biến NS tích
hợp quy trình sản xuất và hoạt động thương mại khép kín .....................155
3.3.1.2. Giải pháp nghiên cứu áp dụng mô hình PTCN chế biến NS gắn
liền với PTBV nông nghiệp ......................................................................156
3.3.2. Giải pháp nâng cao khả năng sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông
sản tỉnh Kon Tum .............................................................................................160
3.3.2.1. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch..............160
3.3.2.2. Phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, tạo nguồn nguyên liệu cho phát
triển công nghiệp chế biến nông sản phù hợp với yêu cầu của thị trường160
3.3.2.3. Nâng cao khả năng sản xuất ngành CN chế biến NS .................161


vii
3.3.3. Giải pháp về thị trường...........................................................................162
3.3.3.1. Tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ ......................................162
3.3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và sản phẩm ...................162
3.3.3.3. Chiến lược phân phối..................................................................163
3.3.4. Giải pháp tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng ........164
3.3.4.1. Về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực điều hành ..164
3.3.4.2. Về tiếp cận các nguồn lực...........................................................164
3.3.4.3. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô .............................................165
3.3.4.4. Cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ............................165
3.3.4.5. Xúc tiến thương mại....................................................................165
3.3.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ của
chính quyền địa phương ...................................................................................166
3.3.5.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .........................................................166
3.3.5.2. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ ...................................167
3.3.5.3. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ...........................168
3.3.5.4. Giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã
hội về PTCN chế biến NS và phát triển NS chủ lực.................................169

3.3.5.5. Giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế ...........................................169
3.3.5.6. Giải pháp công khai minh bạch hóa thông tin kinh tế - tài chính 170
3.3.6. Hoàn thiện một số cơ chế, chính sách PTCN chế biến NS ....................171
3.3.7. Giải pháp phát triển kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp chế biến
nông sản ............................................................................................................172
3.3.8. Một số kiến nghị với UBND tỉnh Kon Tum về PTCN chế biến NS ......175
Kết luận chương 3 ...................................................................................................177
KẾT LUẬN ............................................................................................................178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................182
PHỤ LỤC ...............................................................................................................190


viii

BẢNG QUI ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA

Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFTA

Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN

APEC


Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ATTP

An toàn thực phẩm

BT

Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao

BTA

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ

BTO

Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

BOT

Hợp đồng xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

BVMT

Bảo vệ môi trường


CB

Chế biến

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNNN

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐT


Đầu tư

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

GTSXCN

Giá trị sản xuất công nghiệp


HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

IFAD

Tổ chức phát triển nông nghiệp thế giới

LLLĐ

Lực lượng lao động


ix
MFN

Qui chế đãi ngộ tối huệ quốc

NLS

Nông, lâm sản


NS

Nông sản

PPP

Hợp tác công - tư

PTBV

Phát triển bền vững

PTBV CN

Phát triển bền vững công nghiệp

PTCN

Phát triển công nghiệp

PTKT

Phát triển kinh tế

PTKT - XH

Phát triển kinh tế - xã hội

SNG


Cộng đồng các quốc gia độc lập

SPS

Hiệp định vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật

SP

Sản phẩm

SWOT

Ma trận kết hợp phân tích chiến lược bên trong, bên ngoài

SX

Sản xuất

XH

Xã hội

XK

Xuất khẩu

XTTM

Xúc tiến thương mại


TTTW

Trực thuộc Trung ương

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

TRQ

Hạng ngạch thuế quan

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNIDO

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc

UPOV

Công ước Rome về quyền bảo hộ giống cây trồng mới

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSIC

Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
2.27
2.28

Tên bảng

Trang

Khung lý thuyết về PTCN chế biến NS tại địa phương
Số lượng cơ sở sản xuất CN giai đoạn 2000 - 2014
Cơ sở SXCN phân theo ngành CN
Lao động SXCN phân theo ngành công nghiệp
Tổng hợp vốn đầu tư ngành công nghiệp
Giá trị tài sản cố định ngành công nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Giá trị SXCN phân theo các ngành công nghiệp
Giá trị SXCN phân theo địa bàn
Tổng hợp giá trị gia tăng ngành công nghiệp
Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp
Lãi, lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
Cơ cấu GO (giá 94) phân theo địa bàn
Cơ cấu các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tình hình sản xuất lúa của tỉnh giai đoạn 2000 - 2014
Tình hình sản xuất ngô của tỉnh giai đoạn 2000 – 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng sắn giai đoạn 2000 – 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng mía giai đoạn 2000 – 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng cao su giai đoạn 2000 – 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 2005 – 2014
Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi của tỉnh Kon Tum
Diện tích đất trồng cây phân theo huyện, thành phố
Diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng một số cây
CN lâu năm
Diện tích đất trồng cỏ chăn nuôi
Tổng hợp các khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020
So sánh giá thành sản xuất cà phê Việt Nam với một số đối thủ
cạnh tranh
Hệ số chi phí nội địa (tính cho cà phê vối Robusta)
So sánh hệ số RCA của 3 nước

8
69
69
70

71
71
72
73
73
74
75
75
76
77
77
81
81
82
82
83
85
86
94
95
96
97
99
99
99


xi
Số hiệu
Tên bảng

Trang
bảng
2.29 Năm thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam
101
2.30 Năng lực khai thác lợi thế địa phương để phát triển thương hiệu 106
và bảo hộ chỉ dẫn địa lý hàng NS của tỉnh Kon Tum
2.31 Các đặc điểm chung của DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
107
2.32 Mức độ đổi mới của các DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
107
2.33 Tốc độ tăng trưởng thị trường của DN chế biến NS trên địa bàn 108
tỉnh Kon Tum
2.34 Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của DN chế biến NS 109
trên địa bàn tỉnh Kon Tum
2.35 Đánh giá về nguồn cung ứng đầu vào các DN chế biến NS tại 110
tỉnh Kon Tum
2.36 Đánh giá về dịch vụ phát triển kinh doanh của DN chế biến NS 111
tại tỉnh Kon Tum
2.37 Mức độ cạnh tranh của DN chế biến NS tỉnh Kon Tum
112
2.38 Lãnh đạo/ chiến lược của DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
113
2.39 Văn hoá trong DN của các DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
114
2.40 Kỹ thuật/ công nghệ sản xuất của DN chế biến NS tại tỉnh Kon 114
Tum
2.41 Thiết kế sản phẩm của DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
115
2.42 Tài chính/ kế toán của DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
115

2.43 Kiểm soát chi phí và chất lượng của DN chế biến NS tại tỉnh 116
Kon Tum
2.44 Hệ thống thông tin quản lý của DN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum
116
2.45 Marketing và dịch vụ khách hàng của DN chế biến NS
117
2.46 Tỷ lệ đóng góp của TFP vào GTGT ngành hàng NS
119
2.47 Biến động năng suất lao động của ngành chế biến NS tỉnh Kon 119
Tum, giai đoạn 2010 – 2014
2.48 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ
133
3.1
Dự kiến các sản phẩm chủ yếu của CN chế biến NS và thực 145
phẩm đến năm 2020
3.2
Dự kiến diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên địa bàn
146
3.3
Dự kiến diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên địa bàn
146
3.4
Dự kiến phát triển đàn gia súc của tỉnh Kon Tum
149


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình
Trang
hình
1.1
Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương
8
1.2
Mô hình tích hợp quy trình sản xuất, chế biến NS khép kín
19
1.3
Sơ đồ mối liên hệ giữa các yếu tố của PTBV nông nghiệp,
23
nông thôn
1.4
Khung phân tích PTCN chế biến NS tại địa phương
41
1.5
Mô hình nghiên cứu chính sách PTCN tại địa phương theo
48
hướng PTBV
2.1
Tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 132
2004 – 2015
2.2
Các yếu tố phát triển công nghiệp bền vững
133
3.1
Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến NS ở Kon 158
Tum
3.2

Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ hàng NS
159


xiii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tỉnh Kon Tum nằm ở cực Bắc Cao nguyên Trung bộ với độ cao bình quân
550 – 700m so với mặt biển, có chiều dài biên giới 280,7 km tiếp giáp với Hạ Lào
và Bắc Campuchia. Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng là địa bàn chiến
lược, đặc biệt quan trọng về Quốc phòng – An ninh. PTKT trên địa bàn này đã trở
nên cấp bách nhằm nâng cao đời sống của người dân, góp phần giữ vững sự ổn định
về chính trị - XH, Quốc phòng – An ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ. Tỉnh Kon Tum có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
Nhiều vùng đất Bazan thích hợp với cây CN ngắn và dài ngày như: Cao su, cà phê,
chè, mía, dâu tằm,…Đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Các khu
rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ lâm đặc sản và chim thú quý hiếm. Các loại
khoáng sản quý còn tiềm ẩn chưa được khai thác như: Vàng, bô xít, đá quý,
mangan, kim loại phóng xạ…Song những năm qua do cơ sở vật chất, kỹ thuật còn
yếu kém, trình độ sản xuất và công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư…nên những tiềm
năng thiên nhiên phong phú trên vùng đất này chưa được khai thác đúng mức.
Để PTKT địa bàn Tây Nguyên trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước
ta đã chú trọng đề ra những chủ trương, CS khuyến khích PTCN chế biến NS các
tỉnh Tây Nguyên. Theo đó ngành CN bước đầu cũng đã đạt được nhiều thành tựu và
tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng để nền KT của cả vùng giữ được mức tăng
trưởng khá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hàng
NS trong điều kiện Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng hệ thống KT toàn
cầu và khởi động quá trình PTKT nông nghiệp xanh và bền vững.
Tuy nhiên, PTCN chế biến NS của tỉnh Kon Tum còn nhiều yếu kém, chưa
khai thác, phát huy được đầy đủ lợi thế so sánh. Cụ thể, 65% NS xuất khẩu thô trên

30% sơ chế, tinh chế dưới 5%. CN chế biến NS có tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu
bền vững; Trình độ PTCN chế biến NS chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình
CNH nông nghiệp – nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, một phần
do những bất cập trong ban hành CS và tổ chức quản lý PTCN chế biến NS của
tỉnh, phần nữa là do những yếu kém trong hoạch định chiến lược PTCN chế biến
NS từ góc độ lợi thế so sánh, đánh giá xác định lợi thế, bất lợi thế cũng như sự thiếu
vắng các nghiên cứu về PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum để đề ra định hướng
và các giải pháp phát huy lợi thế trong PTCN chế biến NS của tỉnh Kon Tum trong
giai đoạn mới.
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra những chủ
trương, chính sách PTCN chế biến NS của tỉnh Kon Tum theo yêu cầu bền vững
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tác giả chọn đề tài: “Phát
triển công nghiệp chế biến nông sản tại tỉnh Kon Tum”.


xiv
2. Câu hỏi nghiên cứu
PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Các công trình nghiên cứu về PTCN chế biến NS trong và ngoài nước đã giải
quyết được những vấn đề gì? Đâu là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu?
(2) Để triển khai nghiên cứu đề tài này cần sử dụng những phương pháp
nghiên cứu nào?
(3) CN chế biến NS và PTCN chế biến NS là gì?
(4) Lợi thế so sánh của địa phương để PTCN chế biến NS là những gì?
(5) Lợi thế cạnh tranh của các DN trong ngành CN chế biến NS của địa
phương như thế nào?
(6) Chính sách PTCN chế biến NS tại địa phương là gì?
(7) Vai trò của chính quyền địa phương trong nghiên cứu hoạch định và tổ
chức thực hiện chính sách PTCN chế biến NS là như thế nào?
(8) Thực trạng PTCN chế biến NS tại tỉnh kon Tum như thế nào?

(9) Nguyên nhân nào đang hạn chế sự phát triển ngành CN chế biến NS tại
tỉnh kon Tum?
(10) Để PTCN chế biến NS tại tỉnh kon Tum trong thời gian tới cần có những
giải pháp gì?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về PTCN chế biến NS phù hợp với đặc điểm, điều
kiện tự nhiên và lợi thế so sánh của địa phương trên cơ sở vận dụng và phát triển lý
luận PTCN gắn với PTKT địa phương nhằm làm sáng tỏ khái niệm về CN chế biến
NS và những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của CN chế biến NS đối với sự PTKT
địa phương.
- Xác định nội dung cơ bản về PTCN chế biến NS, thiết kế khung phân tích và
các tiêu chí đánh giá PTCN chế biến NS trong chiến lược PTKT-XH; Trên cơ sở
đó, phân tích, đánh giá thực trạng PTCN chế biến NS tỉnh Kon Tum thời gian qua.
- Đồng thời, định hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCN chế
biến NS trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: PTCN chế biến NS trong PTCN
gắn với PTKT của tỉnh Kon Tum trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, thời gian
từ 2005 – 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương
pháp tích hợp làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, luận án sử dụng các


xv
phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp,…
- Nghiên cứu định tính: Làm mới cơ sở lý luận, đưa ra các khái niệm mới, mô
hình mới về PTCN chế biến NS tại địa phương. Phương pháp định tính đánh giá năng

lực cạnh tranh ngành là phương pháp phân tích dựa trên cơ sở các thông tin định tính,
được thu thập và xử lý theo các cách thức và quy trình đa dạng. Các thông tin định
tính này thường là các nhận xét, đánh giá của những người (hoặc tổ chức) có liên
quan đến đối tượng được đánh giá. Đối với việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một
ngành, các ý kiến nhận xét, đánh giá (thông qua các hình thức thu thập như điều tra,
phỏng vấn, thảo luận nhóm trọng tâm,v..v..) là những thông tin tổng hợp, là sự bổ
sung cần thiết cho các đánh giá bằng chỉ tiêu định lượng. Ưu điểm của phương pháp
này là chúng ta có thể có được những kết quả nhận xét, đánh giá mà không phải trải
qua một quá trình phân tích dữ liệu định lượng. Tuy nhiên, các ý kiến nhận xét, đánh
giá này đôi khi bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân của người nhận xét, đánh giá từ
đó có thể làm cho kết quả đánh giá mất đi tính khách quan.
- Nghiên cứu định lượng: Để mô tả xu hướng PTCN chế biến NS tỉnh Kon
Tum theo các mô hình lý thuyết, luận án tiến hành phân tích định lượng dựa trên số
liệu thống kê của địa phương và số liệu điều tra, khảo sát thực tế tại địa phương.
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân tổ
thống kê. Phương pháp định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh ngành là phương
pháp phân tích và đánh giá dựa trên các cơ sở dữ liệu có sẵn về tình trạng của ngành.
Thường thì việc đánh giá định lượng sẽ sử dụng các phương pháp phân tích toán học,
các mô hình phân tích thống kê và tương quan để đo lường mức độ khả năng cạnh
tranh của ngành thông qua các chỉ tiêu định lượng. Ưu điểm của phương pháp này là
có thể sử dụng các dữ liệu có sẵn, được thu thập và lưu trữ từ trước. Các kết quả phân
tích được thể hiện bằng các chỉ tiêu định lượng cũng giúp cho việc phân tích, so sánh
được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các dữ liệu định lượng chỉ phản ánh được một phần
khả năng cạnh tranh của một ngành, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành
chỉ dựa trên các dữ liệu thống kê sẽ không thể hiện được đầy đủ khả năng thực tế của
ngành đó, nói cách khác, các đánh giá chỉ dựa trên các chỉ tiêu định lượng sẽ cho
chúng ta một cái nhìn phiến diện về năng lực cạnh tranh của ngành.
- Phương pháp kết hợp (ứng dụng lý thuyết tích hợp trong nghiên cứu): Nền
tảng lý thuyết được xây dựng trên cơ sở tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và
tích hợp xuyên môn. Tiếp nối, đồng thời và chuyển hóa; cả câu hỏi mở và đóng,

cả các cách tiếp cận mới xuất hiện và xác định trước, cả số liệu và phân tích bằng
số và bằng chữ; thu thập cả dữ liệu định tính lẫn định lượng. Triển khai một cơ sở
lý luận để kết hợp các phương pháp. Tích hợp số liệu vào các giai đoạn nghiên
cứu khác nhau. Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rộng, bao trùm nhiều ý nghĩa
và thể hiện khả năng của một ngành trên nhiều phương diện khác nhau. Việc đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngành vì vậy mà không phải là một bài toán đơn giản.


xvi
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành một cách toàn diện và thực chất,
cần phải kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính nêu trên.
Nghiên cứu phân tích ngành CN chế biến NS tác giả đã sử dụng phương pháp điều
tra, khảo sát thực tế và trao đổi, đối thoại đối với lãnh đạo địa phương, nhà khoa
học, quản lý DN và nông dân trên địa bàn tỉnh,…để thực hiện việc nghiên cứu thực
trạng nội dung PTCN chế biến NS giai đoạn 2005 đến 2015. Nghiên cứu đã dựa
trên phân tích môi trường về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ (mô hình phân
tích PEST) để phân tích cơ hội và thách thức đối với ngành CN chế biến NS; mô
hình 5 lực lượng cạnh tranh áp dụng cho phân tích môi trường ngành (five forces
model); mô hình kim cương (diamond model) để xác định lợi thế cạnh tranh ngành.
Nghiên cứu áp dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị (value chain analysis) để xác
định điểm mạnh và điểm yếu. Phân tích chiến lược của các DN trong ngành CN chế
biến NS nhằm xác định việc chính quyền tạo lập lợi thế cạnh tranh cho ngành này
như thế nào. Nghiên cứu phân tích ngành CN chế biến NS, đánh giá khả năng tăng
trưởng được tiến hành thông qua 3 bước:
(1) Thu thập, rà soát các văn bản hiện hành và số liệu thống kê, các văn bản
lưu trữ tại các sở, ban, ngành của tỉnh, bao gồm các quy hoạch PTKT-XH của tỉnh
đã được xây dựng triển khai; kết quả đạt được của các chiến lược, kế hoạch đã triển
khai; các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành kinh tế của tỉnh trong thời gian
tới cũng được nghiên cứu xem xét và đánh giá. Đồng thời, dựa trên số liệu thống kê
về ngành CN chế biến NS trong giai đoạn 2005 – 2015, tiến hành phân tích và xác

định một số ngành CN có triển vọng phát triển; với nguồn số liệu điều tra DN trong
9 năm liên tục của Cục Thống kê đã cho phép đánh giá một cách tương đối đầy đủ
các mặt hoạt động của các DN chế biến NS trên địa bàn tỉnh.
(2) Gặp gỡ, trao đổi với một số chuyên gia KT, các nhà quản lý của một số
huyện trong tỉnh nhằm thu thập những thông tin cơ bản, một bức tranh lớn về các
vấn đề quan tâm từ những cá nhân được coi là những nguồn thông tin quan trong
phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đây là phương thức bổ sung cho phương thức thứ
ba: điều tra, khảo sát DN thông qua phiếu hỏi. Quá trình gặp gỡ trao đổi với các
chuyên gia KT, nhà quản lý của một số huyện đã đưa ra những đánh giá khách quan
về tiềm năng tăng trưởng của ngành CN chế biến NS của địa phương.
(3) Điều tra bằng phiếu trên tổng thể các DN (40/40 DN) thuộc ngành CN chế
biến NS nhằm xác định những cơ hội phát triển của ngành; những thách thức có thể
kiềm hãm sự phát triển của ngành này trong tương lai; những điểm mạnh và điểm
yếu của các DN; nhu cầu cần hỗ trợ của các DN trong ngành. Dựa trên các tiêu chí
trong lý thuyết của Peter Timmer và mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh, mô
hình chuỗi giá trị, nghiên cứu đã phát triển phiếu khảo sát DN. Phiếu khảo sát năng
lực cạnh tranh của các DN được thiết kế nhằm thu thập những thông tin cụ thể sau:
+ Năng lực khai thác lợi thế địa phương để phát triển thương hiệu và bảo hộ


xvii
chỉ dẫn địa lý cho hàng NS.
+ Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ
+ Các điều kiện về thị trường
+ Các nguồn cung cấp đầu vào
+ Các dịch vụ phát triển kinh doanh tại địa phương
+ Những cơ hội và các nhân tố cản trở đến tăng trưởng của DN
+ Năng lực doanh nghiệp và các điểm mạnh, điểm yếu
+ Nhu cầu được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng cấp tỉnh.
Luận án cũng đã áp dụng phương pháp PCM (Project Cycle Management) trong

quản lý dự án để đánh giá chính sách PTCN chế biến NS tại địa phương; phân tích
đánh giá đặc điểm vùng trên hai bình diện vi mô, vĩ mô; xây dựng 7 tiêu chí cơ bản để
đánh giá việc thực hiện chính sách PTCN tại địa phương. Đánh giá chính sách PTCN
tại địa phương là cách tiếp cận tổng thể, việc đánh giá không chỉ giới hạn ở khía cạnh
KT. Trong phần lớn các trường hợp, các chiến lược và chính sách áp dụng đều nhằm
tạo ra hay tái tạo lại những điều kiện cần thiết cho sự hình thành một phương thức tổ
chức đời sống KT-XH địa phương. Việc đánh giá không chỉ nhằm vào các tác động cụ
thể về lượng mà đánh giá cả về chất và mang tính chủ quan…nhằm làm xuất hiện tư
duy lãnh đạo mới, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả hơn.
6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu PTCN
chế biến NS trong PTCN gắn với sự PTKT địa phương, đặc biệt chưa đưa ra được
khái niệm cụ thể về CN chế biến NS. PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum là công
trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể và sâu sắc cả về lý luận và thực
tiễn tại địa phương. Tuy nhiên, PTKT vùng địa phương, PTCN gắn với PTKT vùng
địa phương cũng đã có một số công trình, tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu
và đề cập tới. Luận án, tổng quan lại một số vấn đề liên quan như sau:
6.1. Những nghiên cứu trong nước
PTCN chế biến NLS theo vùng miền, cũng có nhiều cuộc hội thảo, đề án, công
trình, bài báo của các cơ quan nghiên cứu và các học giả đề cập đến, như:
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Hồng Cử “Phát triển NS xuất khẩu theo
hướng bền vững ở Tây Nguyên”, (2011). Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận PTBV, lý
luận PTBV trong nông nghiệp và đặc điểm của lĩnh vực NS xuất khẩu, luận án đã
làm rõ quan điểm, nội dung và nguyên tắc của phát triển NS xuất khẩu theo hướng
bền vững. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng phát triển NS xuất khẩu vùng Tây
Nguyên theo hướng PTBV nhằm đánh giá toàn diện ưu điểm và hạn chế trong phát
triển NS xuất khẩu hiện nay, làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của
những hạn chế, làm cơ sở cho việc xác định định hướng và các biện pháp phát triển
NS xuất khẩu theo hướng bền vững. Xây dựng định hướng phát triển NS xuất khẩu
vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững, lựa chọn phương án phát triển và lĩnh vực



xviii
ưu tiên PTBV. Xác định mục tiêu cần đạt được trong phát triển NS xuất khẩu của
vùng đồng thời đề xuất các biện pháp phát triển NS xuất khẩu theo hướng bền vững
vùng Tây Nguyên giai đoạn từ nay đến 2020 [25].
- Sách của Đặng Văn Phan (chủ biên), (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế
(CN, nông – lâm nghiệp, CN chế biến các tỉnh giáp biển miền trung), NXB Chính trị
Quốc gia. Tác giả thu thập và xử lý số liệu từ các niên giám thống kê của TW và địa
phương, từ tài liệu điều tra cơ bản, từ các dự án quy hoạch của 7 tỉnh giáp biển Miền
Trung, hệ thống theo 4 lĩnh vực CN, nông nghiệp, lâm nghiệp và CN chế biến. Mỗi
lĩnh vực đều có đánh giá hiện trạng. Đáng lưu ý nhất là báo cáo hiện trạng nông
nghiệp về: diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, gia súc, đất đai, thuỷ lợi,
hệ thống trạm trại, vốn đầu tư, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các dự án
phát triển nông nghiệp và một số chỉ tiêu chung. Ngoài ra, còn có phần phụ lục kết
quả nghiên cứu, trong đó nêu: đặc điểm về tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất vùng Bắc Trung Bộ, quan điểm, phương hướng
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất khu vực thời kỳ 1991 – 2005.
- Đề tài của TS. Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển DN
nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp”. Đối
tượng nghiên cứu là các DN nhỏ và vừa thực hiện quá trình bảo quản và chế biến
các loại nông sản chủ yếu.
- Đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Thương mại), (2005) của GS. TSKH. Lương
Xuân Quỳ “Chính sách và giải pháp nâng cao GTGT hàng NS xuất khẩu của Việt
Nam đến năm 2005”. Đề tài đã nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về GTGT. Trong
đó, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng GTGT của một số NS xuất khẩu chủ yếu
như gạo, chè, cà phê, thuỷ sản. Từ đó, đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm nâng
cao GTGT cho những ngành hàng tương ứng. Đây được coi là một hướng tiếp cận lý
luận mới trong phát triển ngành hàng NS xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn hội

nhập quốc tế hiện nay.
- Đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành CN chế biến phục vụ mục
tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, do TS. Bùi Thị Minh Hằng làm chủ nhiệm. Đề tài đã đề xuất
những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành CN chế
biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các giải pháp
thực hiện, các chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết.
- Bài viết “PTCN chế biến NLS xuất khẩu” của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn,
đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 82/2004 (tr.68). Nghiên cứu của GS đã
đánh giá khái quát tình hình phát triển một số nhóm sản phẩm CN chế biến Việt
Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm PTCN chế biến NLS xuất khẩu Việt
Nam thời gian tới.


xix
- Bài viết “Lao động ngành chế biến NLS Việt Nam trước hội nhập KT” của
tác giả Nguyễn Mạnh Dũng, đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
đã nêu quá trình phát triển và những thành tựu đạt được của ngành chế biến NLS
Việt Nam trong nền KT hàng hoá. Tác giả đi vào phân tích thực trạng lao động
trong ngành chế biến NLS; đồng thời, đề xuất định hướng phát triển của ngành chế
biến NLS trong quá trình hội nhập KT quốc tế.
Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo, hội nghị,…liên quan đến vấn đề PTCN chế
biến NLS nói chung như: “Đề án PTCN chế biến NLS đến năm 2010” của Cục Chế
biến NLS và nghề muối;…và các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí,
báo, trang web,…trong nước và quốc tế có liên quan đến PTCN chế biến NLS của
Việt Nam.
6.2. Các lý thuyết nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề PTCN gắn với
PTKT địa phương
- Mô hình của Ranis và Fei: CNH gắn với đầu tư tổng thể. Dựa vào một số
phân tích của Lewis, Ranis và Fei cũng tiến hành đánh giá mối quan hệ tăng trưởng

hai khu vực nông nghiệp và CN với những giả định khác với quan niệm của các nhà
KT học cổ điển. Mô hình của Ranis và Fei không dựa trên giả định là cung lao động
không hạn chế, sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang khu vực khác đều tác
động tới sản lượng nông nghiệp. Để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững, quan điểm
của Ranis và Fei là đầu tư đồng thời cho hai khu vực, nhưng vẫn chú trọng hơn đối
với khu vực CN do hiệu quả cao hơn [116], [120].
- Phát triển vành đai nông nghiệp của I.G. Thunen (Đức, 1833). Lý thuyết này
cho rằng: Do ảnh hưởng của thành phố (trung tâm thị trường), dẫn đến phân chia
lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất khác nhau. Cơ sở của mô
hình này dựa trên nguyên tắc của cực tiểu hoá chi phí và cực đại hoá lợi nhuận. Sau
đó, A. Weber cũng có đóng góp nhiều cho lý thuyết này. Lý thuyết này coi thành
phố là những nút trọng điểm của lãnh thổ có sức ảnh hưởng lan toả lớn [86].
- Nghiên cứu điểm trung tâm của Christaller (Mỹ, 1933). Lý thuyết này cho
rằng: Vùng nông thôn chịu cực hút của thành phố và coi thành phố là cực hút và hạt
nhân của sự phát triển [45]. Từ đó, đối tượng đầu tư có trọng điểm cần được xác
định trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và ảnh hưởng của một trung tâm và cũng
sẽ xác định bán kính vùng tiêu thụ các sản phẩm của trung tâm. Trong giới hạn bán
kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn của thị trường ngoài ngưỡng giới hạn không
có lợi trong việc cung cấp hàng hoá của trung tâm. Lý thuyết này được Alosh (Đức)
bổ sung. Điểm đáng chú ý của lý thuyết điểm trung tâm là xác định được quy luật
phân bố không gian tương ứng giữa các điểm dân cư, từ đó có thể áp dụng quy
hoạch các điểm dân cư trên lãnh thổ mới khai thác [45].
- Lý thuyết cực phát triển được F.Perroux (Pháp) đưa ra từ những năm 1950
[86]. Lý thuyết này cho rằng, một vùng không thể PTKT đều đặn ở tất cả các điểm


xx
trên lãnh thổ của nó, có những điểm phát triển nhanh trong khi ở những điểm khác
lại chậm phát triển hoặc trì trệ. Các điểm phát triển nhanh này là những trung tâm
có lợi thế so sánh với toàn vùng. Như vậy, có thể chú trọng tác động vào những khu

vực trọng điểm làm đẩy nhanh sự tăng trưởng KT của lãnh thổ. Đó là ngành CN và
dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của vùng và đi kèm theo với điểm
tăng trưởng là một ngành CN then chốt. Ngành CN then chốt phát triển, lãnh thổ
được phân bố cũng phát triển [86].
- Phân bố DN trong phát triển lãnh thổ của Achoon (Universite’ Libre de
Bruxelles) [45], cho rằng, ở địa phương tồn tại một hoặc nhiều DN được xem như
động lực phát triển và quanh đó người ta tập trung một số DN khác thường là nhỏ
hơn trong mối quan hệ kỹ thuật hay quan hệ chủ thầu – gia công (được gọi là các thị
trường tăng trưởng). Nhà nước tác động đến phát triển các DN thông qua các bộ
luật, đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,…Quá trình phát
triển nhằm tạo ra trung tâm tăng trưởng trong vùng, đồng thời sẽ tác động đến các
vùng khác, và các vùng không được hưởng sự quan tâm đầu tư sẽ có nguy cơ rơi
vào tình trạng kém phát triển. Sau những năm thập kỷ 80, vai trò DN trong vùng có
sự thay đổi, phát triển vùng lãnh thổ có tính ưu tiên cao hơn và vai trò của vùng
lãnh thổ theo đúng tên gọi của thực địa, của môi trường. Làm thế nào để lãnh thổ
phù hợp với sự phát triển kinh tế?. Mục tiêu bây giờ không còn tác động trực tiếp
đến hoạt động của DN mà là tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các DN vào lãnh
thổ mong muốn. Tức là, phải xác định các điểm mạnh và điểm yếu của lãnh thổ đó
và tìm cách quy hoạch để các DN đến tổ chức sản xuất kinh doanh theo lãnh thổ. Từ
đó, vài trò hỗ trợ của chính quyền địa phương ngày càng trở nên quan trọng. Chính
quyền cũng phải sáng tạo để hỗ trợ, cổ vũ sự sáng tạo của DN. Đồng thời, các DN
lại đặt các vùng vào tình thế cạnh tranh với nhau theo các tiêu chí như nhân công tại
chỗ, dịch vụ cho các DN, cơ sở hạ tầng,…
- Một số quốc gia trên thế giới đã thành công với việc PTCN gắn với phát triển
vùng và đã đem lại thành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như: Mô hình CNH
của Liên Bang Xô Viết; vùng Emillie – Romagne (Italia); Vùng Baden –
Wurttemberd, Đức; Thành phố công nghiệp Worcester, Masachusett (Mỹ); Đặc khu
KT Thẩm Quyến và Hải Nam (Trung Quốc).
6.3. Những vấn đề còn tồn tại và khoảng trống để thực hiện nghiên cứu
PTCN chế biến NS trong PTCN gắn liền với PTKT địa phương trong thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Trên cơ sở những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới PTCN gắn
với PTKT vùng địa phương, tác giả đã tổng quan lại những thành tựu cũng như
những vấn đề còn tồn tại làm cơ sở định hướng cho đề tài nghiên cứu PTCN chế biến
NS tại tỉnh Kon Tum. Hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn về PTCN chế biến NS trong PTCN gắn với


xxi
PTKT địa phương của một tỉnh; Đặc biệt chưa đưa ra được khái niệm cụ thể về CN
chế biến NS và các mô hình cụ thể về PTCN chế biến NS trong PTCN gắn với PTKT
địa phương. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu cần khắc phục vì tầm quan trọng
của ngành CN chế biến NS trong PTCN gắn với PTKT địa phương nhằm khai thác,
phát huy thế mạnh của tỉnh Kon Tum. Công trình này nhằm đi sâu nghiên cứu, vận
dụng có sự sáng tạo các lý thuyết mới vào xây dựng cơ sở lý luận về PTCN chế biến
NS tại địa phương; Làm sáng tỏ khái niệm về CN chế biến NS và xây dựng mô hình
tiên tiến về PTCN chế biến NS trong PTCN gắn với PTKT địa phương trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; Đánh giá thực trạng tình hình PTCN chế
biến NS giai đoạn 2005 – 2015 và đề xuất định hướng, giải pháp PTCN chế biến NS
trong PTCN gắn với PTKT-XH tại tỉnh Kon Tum giai đoạn mới.
7. Những đóng góp mới của Luận án
Về lý luận:
- Trên cơ sở hệ thống lý luận chung về CN và PTCN, PTCN chế biến NS,
Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về PTCN chế biến NS trong PTCN gắn với
PTKT địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Luận án đã xây dựng được khung khái niệm, khung lý thuyết bao hàm các
quan điểm mới và khung phân tích về PTCN chế biến NS tại địa phương.
- Kết hợp, vận dụng sáng tạo các lý thuyết mới như: “Lợi thế thu hút nhân lực
CN” của Tom Cannon và “Hình mẫu kinh tế xanh” của Peter Timmer; kết hợp “Mô
hình CNH gắn với đầu tư tổng thể” của Ranis và Fei với mô hình của Oshima Harry

về “Quá trình CNH ở các nước Châu Á” và các quan điểm mới về PTCN chế biến
NS của Jonh Wilkinson - Rudi Rocha, Simon Anholt nhằm làm rõ thêm những nội
dung cơ bản về PTCN chế biến NS tại địa phương.
- Xây dựng các mô hình PTCN chế biến NS mới nhất tại địa phương hiện nay,
như: Mô hình PTCN chế biến NS tích hợp quy trình sản xuất khép kín; Mô hình
PTCN chế biến NS gắn liền với PTBV nông nghiệp; Mô hình PTCN chế biến NS
kết hợp giữa chuyên môn hóa với tập trung đa dạng hóa và liên kết hội nhập.
- Vận dụng có sự phát triển quan điểm mới về chiến lược cạnh tranh “Xác
định thế mạnh độc đáo, đâu là lợi thế để tạo sự khác biệt thì đó là chiến lược” và các
mô hình phân tích cạnh tranh, như: mô hình hình thoi, mô hình kim cương và khung
phân tích năng lực cạnh tranh địa phương của Micheal Porter, kết hợp với “Chiến
lược đại dương xanh” – các tác giả W.Chan Kim và Rene’e Mauborgne, với “Chuỗi
giá trị trong nông nghiệp” của Gary Gereffi và lý luận về PTKT địa phương để làm
rõ những vấn đề có liên quan đến cạnh tranh, tạo lập lợi thế cạnh tranh trong PTCN
chế biến NS của địa phương, của DN.
- Trong đánh giá chính sách PTCN, tác giả đã áp dụng phương pháp PCM
(Project Cycle Management) trong quản lý dự án, trong đó có những phương pháp
tốt để thu thập ý kiến của người được thụ hưởng dự án và đánh giá dự án. Phương


xxii
pháp này là những gợi ý cho việc đánh giá chính sách PTCN chế biến NS tại địa
phương, vì chính sách PTCN tại địa phương được thực hiện chủ yếu thông qua thực
hiện các dự án; khi tiến hành phân tích theo quan điểm này, tác giả đã kết hợp với
phân tích đánh giá đặc điểm vùng trên hai bình diện vi mô, vĩ mô.
- Phân tích sâu những nhân tố ảnh hưởng đến PTCN chế biến NS trong PTCN
gắn với PTKT địa phương; từ đó, xác định những yếu tố thúc đẩy và sự cản trở tác
động tới quá trình phát triển ngành CN chế biến NS của tỉnh.
- Giới thiệu có chọn lọc kinh nghiệm PTCN chế biến NS của một số quốc gia
trên thế giới có thể ứng dụng trong PTCN chế biến NS của Việt Nam, từ đó rút ra

bài học có giá trị tham khảo cho tỉnh Kon Tum.
Về thực tiễn:
- Vận dụng những vấn đề lý thuyết và gắn với điều kiện thực tế của tỉnh Kon
Tum để phân tích một cách toàn diện, có chiều sâu ngành CN chế biến NS (sử dụng số
liệu thống kê và điều tra thực tế), qua đó phát hiện những mặt tích cực, và những cản
trở, những khó khăn trong PTCN chế biến NS của tỉnh Kon Tum trong những năm vừa
qua. Đánh giá toàn diện ưu điểm và hạn chế trong PTCN chế biến NS hiện nay, làm rõ
nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, làm cơ sở cho việc xác định
định hướng, giải pháp và các biện pháp PTCN chế biến NS theo hướng PTBV.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và lựa chọn mô hình PTCN chế biến NS cho
tỉnh Kon Tum trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Đề xuất 7 nhóm giải pháp PTCN chế biến NS; trong đó, đặc biệt là các giải
pháp tích hợp các mô hình triển khai hình mẫu mới trong chiến lược phát triển
ngành; các giải pháp về tạo lập lợi thế cạnh tranh để PTBV và xây dựng cơ chế phối
hợp trong chiến lược PTCN chế biến NS; ứng dụng các mô hình sản xuất, quy trình
chế biến tiên tiến; một số kiến nghị với UBND tỉnh Kon Tum.
8. Kết cấu chung của Luận án
Ngoài chương mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về PTCN chế biến NS tại địa phương.
Chương 2: Thực trạng PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm PTCN chế biến NS tại
tỉnh Kon Tum.


1

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CN VÀ PTCN CHẾ BIẾN NS
1.1.1. Khung khái niệm về CN và PTCN chế biến NS
Kinh tế học công nghiệp là một chuyên ngành kinh tế học, thuộc lĩnh vực
kinh tế học ứng dụng. Kinh tế học công nghiệp nghiên cứu tổ chức ngành, cơ cấu
ngành, năng lực cạnh tranh của các ngành và tiểu ngành kinh tế.
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận
cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội [50]. CN bao gồm ba loại hoạt động chủ
yếu: (1) Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; (2)
Chế biến các loại sản phẩm của CN khai thác và của nông, lâm, ngư nghiệp thành
các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng các nhu cầu khác nhau của XH; (3) Hoạt
động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm CN nhằm khôi phục giá trị sử dụng của chúng.
Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh
học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên
thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục CB ra các sản phẩm cuối cùng
đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Từ một loại nguyên liệu, hoạt động
CB có thể tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng
khác nhau. Trong chế biến CN, một loại sản phẩm thường được tạo thành từ những
loại nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian là kết quả của hoạt động CB
nguyên liệu nguyên thủy và được sử dụng làm nguyên liệu cho các quá trình CB
tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã bảo đảm đủ các yêu cầu cần thiết cho
sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân.
Ngày nay, để tiếp cận nghiên cứu về một ngành CN nào đó cụ thể, các học
giả thường sử dụng phương pháp tích hợp xuyên môn để xây dựng được khung
khái niệm mang tính tích hợp liên môn rất cao, đặc biệt ngành CN chế biến NS đòi
hỏi mối quan hệ liên ngành hết sức chặt chẽ.
Hội nghị của FAO về chiến lược PTCN chế biến thực phẩm và các sản
phẩm nông nghiệp, đã đưa ra được khung khái niệm về ngành CN chế biến thực
phẩm và mối quan hệ liên ngành. Hội nghị công nhận tầm quan trọng của ngành
CN chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp trong việc thúc đẩy phát

triển nông nghiệp, nâng cao mức độ tự chủ của các nước đang phát triển và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ tiến tới xoá bỏ các sai lệch để PTBV. Hội nghị
nhấn mạnh rằng sự phát triển của các ngành CN phải được dựa trên một phương
pháp tiếp cận tích hợp trong đó sẽ đi vào xem xét toàn diện nguyên liệu sản xuất,
xử lý sau thu hoạch, bảo quản, bảo tồn, chế biến, tiếp thị và phân phối. Tất cả
những yếu tố này đã quan hệ mật thiết đan xen với nhau, được lên kế hoạch và


×