Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục hành chính thuế - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.45 KB, 7 trang )

VAI TRÒ CỦA KTNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

Những khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp về các chính sách và thủ tục
hành chính thuế - Thực trạng và giải pháp

C

Hồng Quang Phòng*

ải cách thủ tục hành chính thuế (cải cách TTHC thuế), là một trong những nội dung quan
trọng trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-20201 được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện. Đến nay,
cải cách TTHC thuế đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần cải thiện mơi trường đầu
tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Điều này được thể hiện qua những đánh giá tích cực của các tổ chức trong
nước và quốc tế, điển hình như Ngân hàng Thế giới (WB) thơng qua đánh giá chỉ số “Nộp thuế” đã ghi nhận,
những cải cách trong lĩnh vực thuế của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh từ
năm 2014 đến nay2; hay Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng đánh giá nhóm TTHC
thuế đứng đầu trong 8 nhóm (gồm: khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh, thuế, đầu tư, giấy phép/chứng
chỉ hành nghề, hải quan, đất đai, mơi trường và xây dựng)3 về chi phí tn thủ ít nhất (thời gian và tiền) mà
doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế
các doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chính sách và TTHC thuế,
làm tăng chi phí tn thủ và ảnh hưởng tới tâm lý của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Từ khóa: Cải cách thủ tục hành chính thuế.
Difficulties, problems on tax policies and administrative procedures that businesses are facing –
current situation and solutions
Tax administrative procedure reform is one of the important contents in the overall program of state
administrative reform in the period of 2011-2020, which Government and the Prime Minister have special
attentions to direct and promote the implementation. Until now, the tax administrative reform has achieved
certain results, contributing to improving the investment and business environment, improving the national


competitiveness, and at the same time, creating favorable conditions for the development of Vietnam business
community. This is reflected in the positive reviews of domestic and international organizations, such as: the
World Bank (WB) through the assessment of the “Paying Taxes” index recorded, the reforms in Vietnam’s
tax field has created more favorable conditions for business operations from 2014 to the present; or the Prime
Minister’s Administrative Procedure Reform Advisory Council judged the group of tax administrative procedure
is on the top of 8 groups (including business start-up / business registration, tax, investment, license / practice
certificate, customs, land, environment and construction) on the minimum compliance cost (time and money)
that businesses must pay to implement administrative procedures in accordance with current regulations.
However, in fact, enterprises are still facing obstacles, difficulties in implementing policies and tax administrative
procedures, which increasing compliance costs and affecting the psychology of businesses and taxpayers.
Keywords: Tax administrative procedure reform.
1. Cải cách chính sách và TTHC thuế qua
đánh giá của các tổ chức trong và ngồi nước
1.1. Khái qt tình hình cải cách chính sách và
TTHC thuế

Trong những năm qua, cải cách chính sách và
TTHC thuế ở Việt Nam được thực hiện thơng qua
hình thức/biện pháp chủ yếu sau: (i) Sửa đổi, ban
hành các văn bản pháp quy theo hướng cải cách
TTHC (như cắt giảm các u cầu, điều kiện, giấy

Chương trình được ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.
World Bank, Doing Business (2015-2019).
3
Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tn thủ thủ tục hành chính năm 2018 (APCI 2018)
1
2

* Phó Chủ tịch, Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

Số 138 - tháng 4/2019

7


VAI TRÒ CỦA KTNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

tờ, thủ tục khơng cần thiết), giảm thời gian, chi phí
tn thủ cho doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn, tiếp thu các thơng lệ tốt của quốc tế và
giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực
tiễn làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh,
gây ra sự tốn kém thời gian, chi phí cho doanh
nghiệp; (ii) Cơng khai, minh bạch trình tự, quy
trình giải quyết và hướng dẫn cho người nộp thuế
trong việc thực hiện chính sách và TTHC thuế; (iii)
Xây dựng hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng tin
phục vụ cho quản lý thuế và cung cấp dịch vụ cơng
trực tuyến qua mạng internet cho người nộp thuế
(cung cấp cho doanh nghiệp nộp thuế tất cả các
văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về thuế, các
thơng tin cảnh báo về những rủi ro trong thực hiện
nghĩa vụ thuế như: doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích,
hóa đơn khơng còn giá trị sử dụng...).

được thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến cấp độ 3 và
4, con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới.
Ngồi ra, đến nay ngành Thuế đã triển khai ở 63/63

tỉnh, thành phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc
thực hiện khai thuế, hồn thuế qua mạng internet;
thực hiện thí điểm hóa đơn điện tử tại Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...

Nhờ đó, số TTHC thuế đã giảm từ 385 thủ tục
tại thời điểm 31/12/2015 xuống còn 298 thủ tục
vào cuối năm 2017; năm 2018, tiếp tục cắt giảm 7
thủ tục và đơn giản 2 thủ tục (liên quan tới khai
thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm viễn thơng;
thủ tục khai khoản thu điều tiết và thủ tục hồn
thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm máy
móc; thủ tục khai thuế giá trị gia tăng đối với cơ
sở sản xuất thủy điện); đặc biệt, tất cả 298 thủ tục
đều đã được chuẩn hóa, trong đó có tới 125 thủ tục

Ngân hàng Thế giới (WB), từ năm 2004 đến
nay đều đặn cơng bố “Báo cáo xếp hạng mức độ
thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh” (Doing
Business-DB), theo đó, liên quan đến đánh giá
cải cách chính sách và TTHC thuế được thể hiện
thơng qua chỉ số “nộp thuế” (Paying Taxes)4. Từ
khi được sử dụng là một trong các trụ cột để đánh
giá cho đến nay, chỉ số “nộp thuế” của Việt Nam
đã được cải thiện về thứ hạng và điểm số, qua đó
cơng tác cải thiện chính sách và TTHC thuế cũng

1.2. Những đánh giá, ghi nhận của các tổ chức,
cơ quan trong nước và quốc tế
Với những nỗ lực kể trên, cải cách chính sách

và TTHC thuế ở Việt Nam đã góp phần cải thiện
mơi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Nhận định này đã được khơng chỉ các tổ chức
trong nước mà cả tổ chức quốc tế đồng tình, cụ thể:

4
Chỉ số nộp thuế là một trong các chỉ số trụ cột, được đưa vào Báo cáo từ năm 2006, nhằm đánh giá gánh nặng tn thủ về thuế và các khoản bảo
hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp quy mơ nhỏ thực hiện trong năm tại một quốc gia/vùng lãnh thổ, dựa trên 4 tiêu chí thành phần gồm: Số lần nộp thuế,
thời gian nộp thuế, tổng mức thuế suất, chỉ số sau kê khai.

8

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN


đã được Ngân hàng Thế giới đánh giá “đã tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh” vào
các năm 2010 và từ năm 2015 đến 2019. Tại Báo
cáo Doing Business 2018, chỉ số “nộp thuế” của
Việt Nam đã vươn lên hạng 86/190 nền kinh tế
với 72,77 điểm (cụ thể các chỉ số thành phần như
sau: “Số lần nộp thuế trong năm” là 14 lần, “Thời
gian nộp thuế trong năm” là 498 giờ, “Tỷ lệ thuế
trên lợi nhuận” là 38,1% và chỉ số “Sau kê khai” là
95,71/100 điểm), đã góp phần đưa mức độ thuận

lợi đối với hoạt động kinh doanh của Việt Nam lên
hạng 68/190 nền kinh tế với 67,93 điểm (so trong
ASEAN 6, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore hạng
2/190, Malaysia hạng 24/190 và Thái Lan hạng
26/190; nhưng đứng trên Indonesia hạng 72/190 và
Philippines hạng 113/190).

những kết quả đạt được từ việc cải thiện chính sách
và TTHC thuế, đã góp phần đưa Việt Nam vào thứ
hạng 77/140 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năng
lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, dù rằng giảm 3
bậc nhưng tăng 0,1 điểm so với năm 2017.

Ngân hàng Thế giới đánh giá ngành thuế Việt
Nam đã có những nỗ lực cải cách về chính sách
và TTHC, áp dụng công cụ quản lý hiện đại và tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh,
giảm được số giờ nộp thuế (hiện còn 117 giờ/năm).

Quỹ Di sản và Tạp chí phố Wall hằng năm
công bố “Báo cáo chỉ số tự do kinh tế (Index of
Economic Freedom). Để có những đánh giá về lĩnh
vực thuế, Báo cáo đã sử dụng chỉ số “Gánh nặng
thuế”, theo đó, chỉ số này của Việt Nam đã được
cải thiện từ 79,6/100 điểm năm 2017 lên 79,7/100
điểm vào năm 2018, được xếp vào mức “Gần như
tự do”, đây cũng là chỉ số của Việt Nam được đánh
giá tốt nhất trong 12 chỉ số được sử dụng đánh giá.
Xét trên bình diện thế giới, điểm số chỉ số “Gánh
nặng thuế” của Việt Nam cao hơn điểm trung bình

(76,6/100 điểm), nhưng thấp hơn nếu xét ở bình
diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (81,2/100
điểm). Tuy nhiên, qua đây cũng cho thấy Quỹ Di
sản và Tạp chí phố Wall đã ghi nhận những cải cách
của Việt Nam trong lĩnh vực thuế.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hằng năm
công bố “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu”
(The Global Competitiveness Report - GCI), theo
đó, liên quan tới cải cách chính sách và TTHC thuế
có nhiều chỉ số thành phần được sử dụng và có
nhiều sự thay đổi qua các năm5. Tại Báo cáo GCI
2018 (mới nhất), do có sự thay đổi về phương pháp
tính và sử dụng chỉ số nên để đánh giá sự cải thiện
trong lĩnh vực thuế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã sử
dụng các chỉ số thành phần là “Thuế quan thương
mại/tổng thuế” (xếp hạng của Việt Nam là 93/140),
“Sự phức tạp của thuế quan” (hạng 73/140) và “Thuế
suất lao động” (106/140). Nếu so sánh giữa hai báo
cáo gần nhất, thì thứ hạng và điểm số của các chỉ
số thành phần liên quan tới lĩnh vực thuế của Việt
Nam không có sự cải thiện nào đáng kể, thậm chí
có hai chỉ số giảm điểm đánh giá (“Sự phức tạp của
thuế quan” và “Thuế quan thương mại/tổng thuế”)
và chỉ có một chỉ số không thay đổi điểm số (“Thuế
suất lao động”); nhưng nếu xét trong giai đoạn dài
hơn (từ Báo cáo GCI 2013 - 2014 đến Báo cáo GCI
2017 - 2018), chỉ số “Ảnh hưởng của thuế đối với
ưu đãi đầu tư” có sự cải thiện mạnh khi tăng 33
bậc và 0,2 điểm, trong khi các chỉ số còn lại tương

đối ổn định về điểm số cũng như thứ hạng. Với

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), đã tiến hành các cuộc khảo sát và nhận
được những ý kiến đánh giá của doanh nghiệp liên
quan tới thủ tục hành chính thuế, như sau: (i) Việc
thực hiện TTHC thuế (đối với kê khai các khoản
phí và lệ phí, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản
BHXH, BHYT) các doanh nghiệp đánh giá là đã
đơn giản hơn và không mất nhiều thời gian (có từ
60% - 70% doanh nghiệp); (ii) Chất lượng dịch vụ
của các cơ quan thuế (năm 2017), các doanh nghiệp
đánh giá đã tốt hơn so với các năm trước đó, với hơn
một nửa số doanh nghiệp được khảo sát đánh giá
(52% doanh nghiệp); (iii) Hoạt động thanh kiểm tra
doanh nghiệp năm 2018, được doanh nghiệp đánh
giá đã có sự cải thiện tích cực, thể hiện: Tỷ lệ doanh
nghiệp bị thanh kiểm tra từ 5 lần trở lên/năm chỉ còn
6,42% doanh nghiệp (so với 7,2% của năm 2017); tỷ
lệ doanh nghiệp phản ánh nội dung làm việc của các
đoàn thanh kiểm tra bị trùng lặp giảm còn 10,8%
doanh nghiệp (so với 25,8% của năm 2015); ngoài ra,
thời gian trung bình mà doanh nghiệp làm việc với
đoàn thanh, kiểm tra cũng đã giảm. Như vậy, nhìn
chung các doanh nghiệp đã có những đánh giá khá
tích cực về việc cải cách chính sách và TTHC thuế.

5
Các chỉ số được sử dụng đánh giá trước năm 2018 gồm: “Tổng thuế suất/lợi nhuận”, chỉ số “Thuế quan thương mại/tổng thuế”, chỉ số “Ảnh hưởng

của thuế đối với ưu đãi đầu tư” và chỉ số “Mức độ và tác dụng của thuế”.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

9


VAI TRÒ CỦA KTNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

Đánh giá của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ
tục hành chính của Thủ tướng, lần đầu tiên cơng
bố “Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tn thủ thủ
tục hành chính năm 2018” (APCI 2018)6 đã đánh
giá nhóm thủ tục về thuế đứng đầu trong 8 nhóm
thủ tục hành chính được khảo sát, với chi phí thực
tế mà doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện thủ
tục thuế chỉ là 73,75 nghìn đồng, tương đương với
0,58% chi phí tn thủ trung bình của 8 nhóm
thủ tục hành chính được khảo sát (khoảng 12,7
triệu đồng), tương đương với 0,1% chi phí tn
thủ trung bình của nhóm có chi phí tn thủ cao
nhất (nhóm thủ tục xây dựng); và thời gian thực
hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục
trong nhóm thủ tục này chỉ là 2,9 giờ làm việc.
2. Một số hạn chế của chính sách thuế ở
Việt Nam
Như đã phân tích ở phần trên, những cải cách
trong lĩnh vực thuế ở Việt Nam trong thời gian qua
đã và đang góp phần cải thiện mơi trường đầu tư,
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc

gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tuy nhiên,
chính sách thuế của Việt Nam còn những hạn chế
như sau:
2.1. Chính sách thuế, trong đó hệ thống TTHC
thuế của Việt Nam tương đối phức tạp
Hiện tại, TTHC thuế của Việt Nam vẫn còn gần
300 thủ tục, trong đó nhiều thủ tục là quy định đối
với doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh
doanh, đây chính là ngun nhân chủ yếu khiến các
doanh nghiệp Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn,
làm tăng chí phí khi thực hiện, qua đó ảnh hưởng
tới xếp hạng mơi trường kinh doanh của Việt Nam,
nhất là khi so sánh với một số quốc gia trong khu
vực ASEAN thơng qua một số chỉ số dưới đây sẽ
thấy rõ:
(i) Chỉ số “Kê khai sau thuế” của Việt Nam bị
Ngân hàng Thế giới đánh giá khá thấp, khi chỉ đạt
49,08/100 điểm, trong khi, chỉ số này của một số
quốc gia trong khu vực ASEAN là: Thái Lan (đạt
73,41/100 điểm), Singapore (đạt 71,97/100 điểm),
Malaysia (đạt 52,65/100 điểm), Philippines (đạt
50/100 điểm) (WB, Báo cáo DB 2019);

(ii) Chỉ số “Thời gian nộp thuế”, theo tính tốn
của Ngân hàng Thế giới, “Thời gian nộp thuế” của
doanh nghiệp Việt Nam trong một năm còn khá
cao (498 giờ/năm) và cao hơn rất nhiều so với
của Singapore (64 giờ/năm), Philippines (181 giờ/
năm), Malaysia (188 giờ/năm), Indonesia (207 giờ/

năm) (WB, Báo cáo DB 2019);
(iii) Chỉ số “Số lần nộp thuế” của doanh nghiệp
Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá khá
cao so với các quốc gia trong khu vực ASEAN với
số lần thực hiện chỉ là 10 lần/năm, nhưng vẫn nhiều
hơn của Singapore (5 lần/năm) và của Malaysia (8
lần/năm) (WB, Báo cáo DB 2019).
2.2. Gánh nặng thuế của doanh nghiệp Việt
Nam là khá cao
Gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và của doanh nghiệp hoạt động xuất,
nhập khẩu nói riêng là khá cao, cũng đã ảnh hưởng
tới xếp hạng mơi trường kinh doanh, cũng như
năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Có thể
thấy điều này qua đánh giá của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới và Ngân hàng Thế giới khi so sánh (một số
chỉ số liên quan) Việt Nam với quốc gia trong khu
vực ASEAN:
(i) Chỉ số “Tổng thuế suất trên lợi nhuận” của
Việt Nam bị Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá,
xếp hạng khá thấp (hạng 76/137) với tổng thuế suất
trên lợi nhuận khá cao, chiếm tới 39,45%, trong
khi tổng thuế suất trên lợi nhuận của Singapore
chỉ là 19,1% (xếp hạng 11/137), của Indonesia chỉ
là 30,6% (xếp hạng 40/137) và của Thái Lan chỉ
là 32,6% (xếp hạng 46/137) (WEF, Báo cáo GCI
2017-2018);
Cũng chỉ số này, theo đánh giá của Ngân hàng
Thế giới “Thuế suất trên lợi nhuận” của Việt Nam là
37,8%, cao hơn so với Indonesia (30,1%), Thái Lan

(29,5%), Singapore (20,6%) (WB, Báo cáo DB 2019);
(ii) Chỉ số “Thuế quan thương mại trên tổng
thuế” của Việt Nam cũng bị Diễn đàn Kinh tế
Thế giới đánh giá tương đối thấp, chỉ đạt 45,9
điểm và xếp hạng 93/140 nền kinh tế, trong khi
đó của Singapore là 99,8 điểm (xếp hạng 2/140,
của Philipine là 70,8 điểm (xếp hạng 55/140), của
Malaysia là 65,9 điểm (hạng 68/140), của Indonesia

6
APCI 2018 được xây dựng tập trung phản ánh 2 loại chi phí chủ yếu (mà doanh nghiệp phải chi trả khi thực hiện thủ tục hành chính, kể từ khi bắt
đầu tìm hiểu về thủ tục cho đến khi hồn tất) là: chi phí thời gian và chi phí trực tiếp (tiền).

10

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN


là 60 điểm (hạng 77/140), và của Thái Lan là 46,2
điểm (hạng 92/140). (WEF, Báo cáo GCI 2018).
2.3. Chưa thực sự bình đẳng giữa các đối tượng
doanh nghiệp
(i) Giữa các doanh nghiệp ở các thành phần
kinh tế khác nhau, cụ thể là doanh nghiệp thuộc
khu vực tư nhân phải tiêu tốn thời gian cho các
thủ tục thuế và hải quan nhiều hơn so với khu
vực doanh nghiệp nhà nước: Có tới 34,1% doanh
nghiệp khu vực tư nhân phản ánh phải bỏ ra trên

20% thời gian trong một tháng để giải quyết các thủ
tục thuế và hải quan, trong khi con số này ở khu
vực doanh nghiệp nhà nước chỉ là 14,7% (Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội).
(ii) Giữa các doanh nghiệp ở các ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ví dụ, doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
đồng thời phải gánh nhiều loại thuế với mức thuế
suất ngang bằng với các ngành nghề áp thuế đặc
biệt, gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt 30% (ngang bằng
với các dịch vụ hàng hóa như karaoke, rượu bia,
thuốc lá...); 10% thuế giá trị gia tăng và 20% thuế
thu nhập doanh nghiệp...
2.4. Thủ tục hành chính Thuế vẫn là lĩnh vực
trọng tâm cần tiếp tục cải thiện
Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng thuế vẫn
là một trong những lĩnh vực có TTHC cần kiên trì
cải cách và tiếp tục là trọng tâm trong thời gian tới.
Theo kết quả điều tra PCI của VCCI năm 2018, thuế
là lĩnh vực có TTHC còn nhiều phiền hà đứng thứ
hai trong số các lĩnh vực được khảo sát, và năm 2018
chưa có tín hiệu được cải thiện khi có cùng tỷ lệ
doanh nghiệp đánh giá của năm 2017 (28% doanh
nghiệp), chỉ đứng sau lĩnh vực đất đai với 30%
doanh nghiệp, và đứng trên nhiều lĩnh vực khác như
bảo hiểm xã hội (25%), quản lý thị trường (16%),
giao thông (15%) và xây dựng (14%). Cũng trong
nghiên cứu này đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI), thuế là lĩnh vực có TTHC
phiền hà thứ ba với 25% doanh nghiệp đánh giá, chỉ

đứng sau lĩnh vực hải quan (28%) và bảo hiểm xã hội
(26%); đứng trên đăng ký đầu tư (24%)...
3. Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện
chính sách và TTHC thuế
Xuất phát từ những hạn chế của chính sách thuế
và những nguyên nhân khác, doanh nghiệp Việt

Nam vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng
mắc khi thực hiện chính sách và TTHC thuế. Trên
cơ sở các phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp
thông qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, văn bản
doanh nghiệp phản hồi, ý kiến tại các tọa đàm/hội
thảo, VCCI đã tổng hợp những khó khăn, vướng
mắc chủ yếu gồm:
3.1. Khó khăn từ chính sách pháp luật thuế của
Việt Nam
(i) Chính sách thuế nói chung và TTHC thuế
nói riêng của Việt Nam khá phức tạp, lại thay đổi
tương đối nhanh, đi kèm là thay đổi các mẫu biểu
khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
cập nhật và thực thi. Trong khi đó, việc trả lời các
vướng mắc có liên quan từ doanh nghiệp của một
số cơ quan thuế chưa kịp thời khiến doanh nghiệp
phải tự tìm hiểu, dễ bị nhầm lẫn hoặc thực thi
không chính xác, doanh nghiệp lại phải mất thời
gian tới cơ quan thuế để điều chỉnh.
(ii) Văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
thuế chậm ban hành, hoặc thiếu, hoặc không thống
nhất khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh nhiều
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như điều chỉnh hóa

đơn, chứng từ, làm gia tăng chi phí, thời gian... Ví
dụ điển hình như việc thực hiện hóa đơn điện tử
khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ theo Nghị
định 119/2018/NĐ- CP ngày 12/09/2018 của
Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. Hiện tại
Nhà nước chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể nên
không chỉ doanh nghiệp mà cả cơ quan thuế cũng
gặp khó khăn khi triển khai thực hiện; ngoài ra, các
văn bản hướng dẫn về hóa đơn và hóa đơn điện tử
còn mâu thuẫn trong quá trình thực hiện, khiến
các doanh nghiệp không biết để thực hiện.
(iii) Một số khó khăn, vướng mắc khác:
Một là, vướng mắc thực hiện quy định về hóa
đơn điện tử. Mặc dù việc sử dụng hóa đơn điện
tử có thể tiết kiệm chi phí và thuận tiện trong việc
quản lý nhưng khi doanh nghiệp áp dụng hóa đơn
điện tử vẫn phải sử dụng hóa đơn giấy. Bởi khi
doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên đường,
các cơ quan quản lý (cảnh sát giao thông, quản lý
thị trường...) vẫn yêu cầu xuất trình hóa đơn giấy,
điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và ý nghĩa
của việc ứng dụng hóa đơn điện tử bị vô hiệu. Liên
quan tới vấn đề hóa đơn, thủ tục mua hoá đơn vẫn
mất khá nhiều thời gian của doanh nghiệp.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

11


VAI TRÒ CỦA KTNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ


Hai là, cách tính và phương pháp xác định
mức thuế khá phức tạp và khó hiểu. Ví dụ: Doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế
biến khống sản, gia cơng kim loại và cả cơ quan
hải quan chưa hiểu rõ phương pháp để xác định tỷ
lệ giá trị khống sản và năng lượng trong tổng giá
thành sản phẩm; tương tự, doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng cũng gặp khó khăn khi xác
định số tiền thuế phải nộp. Cụ thể có doanh nghiệp
đã hồn thiện cơng trình, bàn giao lại cho cơ quan
nhà nước và đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa
được tất tốn. Cơ quan thuế hạch tốn ghi nhận và
u cầu doanh nghiệp nộp thuế, nếu khơng sẽ phạt
nộp chậm thuế.
Ba là, các điều kiện, thủ tục hồn thuế giá trị
gia tăng còn phức tạp gây khó khăn trong việc ln
chuyển dòng tiền để tái đầu tư, sản xuất của doanh
nghiệp.
3.2. Khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa doanh
nghiệp và cán bộ cơ quan thuế
Hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện các
TTHC thuế đều có những sai sót khi thực hiện lần
đầu, tuy nhiên, việc nhận được hướng dẫn cụ thể
từ cán bộ thuế là chưa nhiều (hầu hết nhận được
sự hướng dẫn chung chung), khiến doanh nghiệp
thường phải làm nhiều lần mới có thể hồn thành,
làm tăng chi phí khi thực hiện.
Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên, những
vướng mắc của doanh nghiệp liên quan tới thực

hiện chính sách và TTHC thuế chưa nhận được
những giải đáp kịp thời của cơ quan thuế, điển
hình là về các vấn đề nợ thuế, thơng báo nợ thuế và
phạt nộp chậm thuế; có trường hợp doanh nghiệp
khơng nắm được cơ quan Thuế đang ghi nhận
tình hình khai và nộp thuế của doanh nghiệp ra
sao, có phát sinh chậm nộp hay khơng, muốn biết
phải làm cơng văn, nhưng phải có ngun nhân tại
sao làm cơng văn đó. Hoặc doanh nghiệp thường
xun nhận được thơng báo nợ thuế qua đường
cơng văn, nhưng các thơng báo lại khơng chính
xác do hệ thống ghi nhận hạch tốn sai, doanh
nghiệp mất rất nhiều thời gian để liên lạc và giải
trình nhưng khơng nhận được phản hồi kịp thời
để xóa bỏ dư nợ thuế, chưa kể tới các cơng văn
khi doanh nghiệp nhận được thường cách xa thời
điểm ghi trên cơng văn nên bị động trong vấn đề
giải trình với cơ quan Thuế.
12

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

Mặc dù, các doanh nghiệp đã cảm nhận tốt hơn
về sự thay đổi của chính sách và cải cách TTHC
thuế, tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp (nhất
là doanh nghiệp nhỏ) phản ánh vẫn còn tình trạng
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp của
cán bộ ngành Thuế.

3.3. Khó khăn do năng lực của doanh nghiệp về
thực hiện TTHC thuế
Doanh nghiệp Việt Nam với khoảng 97% là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực hạch tốn, kế
tốn của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế,
việc thực hiện kê khai thuế đúng quy định thường
xảy ra những sai sót do vấn đề năng lực (nhưng
khơng ít cơ quan Thuế lại cho rằng doanh nghiệp
“cố tình” làm sai nên đã áp dụng những hình thức
phạt doanh nghiệp).
3.4. Khó khăn thực hiện chính sách và TTHC
thuế của hộ kinh doanh nếu chuyển đổi sang mơ
hình doanh nghiệp
Theo quy định, thơng thường các hộ kinh doanh
(có doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên) đang thực
hiện nộp các thuế: Thuế mơn bài (số tiền nộp thuế
tùy theo mức doanh thu); thuế giá trị gia tăng
(GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo
phương pháp khốn thuế, tỷ lệ nộp thuế quy định
trên doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ (trong khi,
nếu là doanh nghiệp thì thực hiện nộp thuế theo
phương pháp kê khai). Tuy nhiên, trên thực tế việc
xác định doanh thu khốn chưa chính xác, cộng
với cơng tác quản lý chưa tốt đã dẫn tới có sự chênh
lệch khá lớn giữa doanh thu nộp thuế với doanh
thu thực tế của các hộ kinh doanh (nhiều trường
hợp nộp thuế khốn thấp hơn so với nộp thuế
theo kê khai), đã tạo tâm lý cho các hộ kinh doanh
khơng muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp vì sợ
thuế cao.

Ngồi ra, chính sách thuế hiện hành của Việt
Nam còn những hạn chế (như đã trình bày ở trên);
thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) áp dụng
chung cho các doanh nghiệp, khơng phân biệt quy
mơ (theo khảo sát, nếu các hộ kinh doanh chuyển
đổi thành doanh nghiệp thường có quy mơ siêu
nhỏ); chưa có chính sách khuyến khích thuế đối
với doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp
chuyển đổi từ hộ kinh doanh; doanh nghiệp phải
tự kê khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về số liệu kê khai, phải thực hiện quản lý


sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định;
bên cạnh đó, là vấn đề nhân lực am hiểu về kế toán,
công nghệ thông tin khi thực hiện TTHC thuế...
đều là những nguyên nhân khiến các hộ kinh
doanh không muốn chuyển đổi thành mô hình
doanh nghiệp.
4. Kết luận và đề xuất
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày
càng sâu rộng như hiện nay, cải cách thủ tục hành
chính nói chung và TTHC thuế nói riêng phù hợp
với thông lệ quốc tế đối với một quốc gia là tất yếu
khách quan, và Việt Nam không là ngoại lệ. Thời
gian qua, những kết quả tích cực từ cải cách chính
sách và TTHC thuế đã góp phần cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, đồng thời, tạo
điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp

hoạt động, điều này đã được không chỉ các tổ chức/
doanh nghiệp trong nước mà cả quốc tế đánh giá,
ghi nhận. Mặc dù vậy, chính sách thuế nói chung và
TTHC thuế nói riêng của Việt Nam vẫn còn những
hạn chế, bất cập khiến cộng đồng doanh nhiệp Việt
Nam còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để góp
phần giảm bớt những khó khăn, vướng mắc cho
doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện chính
sách và TTHC thuế, VCCI đề xuất, kiến nghị với
cơ quan quản lý nhà nước về thuế một số nội dung
như sau:
- Đề xuất với Chính phủ, Nhà nước trong việc
xây dựng chính sách thuế hiện đại, phù hợp với
Hiến pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế, công
bằng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và lấy đối
tượng nộp thuế làm trung tâm;
- Tiếp tục rà soát, loại bỏ hoặc đơn giản hóa các
TTHC thuế không thực sự cần thiết; nâng cao chất
lượng thông tin và tăng tính công khai, minh bạch
trong thực hiện TTHC thuế góp phần giúp doanh
nghiệp Việt Nam giảm bớt các chi phí trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng
trong việc giải quyết các vướng mắc của doanh
nghiệp; đồng thời, có sự trao đổi, xử lý thông tin
giúp cải cách TTHC, mang lại lợi ích cho người
nộp thuế như: Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh
doanh giúp hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh


nghiệp được giải quyết nhanh chóng; phối hợp với
cơ quan đăng ký đất đai giúp giảm thời gian đi lại
và thời gian giải quyết hồ sơ của người có quyền sử
dụng đất; trao đổi thông tin với cơ quan Hải quan,
giúp doanh nghiệp loại bỏ tờ khai hải quan khi
thực hiện đề nghị hoàn thuế…;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
khi thực hiện TTHC thuế trong bối cảnh kinh tế số
ngày càng phát triển, góp phần cải thiện chất lượng
cung cấp dịch vụ hành chính công của Việt Nam và
chất lượng hỗ trợ cho doanh nghiệp;
- Tăng cường quan hệ đối tác doanh nghiệp thuế, doanh nghiệp - hải quan, xây dựng cơ chế
đối thoại các cấp trong cơ quan thuế nhằm giải
quyết nhanh nhất những vướng mắc của doanh
nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành
chính thuế;
- Quán triệt tới cán bộ toàn ngành Thuế tinh
thần “lấy doanh nghiệp, người nộp thuế làm trung
tâm và sự hài lòng của người nộp thuế là thước đo,
là động lực của mình trong việc thực hiện cải cách
thủ tục hành chính thuế” để hướng tới mục tiêu
cắt giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp nộp thuế trong việc thực hiện thủ tục hành
chính thuế từ khâu tra cứu, tiếp cận thông tin, đến
lập hồ sơ, gửi và nhận kết quả.
Trên đây là tổng quan một số nét liên quan đến
thuế, chính sách thuế, những tồn tại, khó khăn
khăn của doanh nghiệp của doanh nghiệp về chính
sách TTHC thuế, một số giải pháp kiến nghị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Bank, Doing Business report (from
2011-2008);
2. World Economic Forum, The Global
Competitiveness Report (from 2011-2018);
3. The Heritage Foundation and The Wall review,
2017 & 2018 Index of Economic freedom;
4. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính
của Thủ tướng, Báo cáo Chỉ số đánh giá chi
phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018
(APCI 2018);
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), Báo cáo chỉ số năng lực cấp
tỉnh hàng năm (PCI).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

13



×