Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu. Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn và giải pháp kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.73 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới hơn hai thập kỷ qua, Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta khơng ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách,
đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tồn diện và đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa rất quan trọng. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, chuyển
sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và đã thu được nhiều
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, địi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những
định hướng mang tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Đi cùng với đó
những hạn chế, thiếu sót trong của các cơ quan bảo vệ pháp luật, những sơ hở
thiếu sót của nạn nhân trong việc quản lý và bảo vệ tài sản cũng là điều kiện
thuận lợi để các đối tượng phạm tội XPSH hoạt động, làm cho tình hình
TTATXH hết sức phức tạp. Thực tế cho thấy, tình hình tội phạm XPSH như
cướp, trộm cắp, lừa đảo... diễn biến phức tạp, nhiều vụ án đã xảy ra, có nhiều vụ
đặc biệt nghiêm trọng.
Trong những năm vừa qua, nhất là từ năm 2005 trở lại đây, các cơ quan
bảo vệ pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp thời nhiều
vụ án XPSH. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình tội phạm
XPSH trên địa bàn vẫn khơng giảm, thậm chí cịn có một số tội phạm tiếp tục
phát sinh và phát triển, gây ra nhiều thiệt hại cho các đơn vị kinh tế, doanh
nghiệp và nhân dân, một số vụ đã gây hoang mang trong tư tưởng của quần
chúng nhân dân, từ đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố của của nước ta. Bên cạnh đó, cơng tác điều tra khám phá loại tội phạm này
của cơ quan chức năng cịn có nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp cần thiết giữa
các lực lượng tiến hành, sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân cịn hạn chế, nên
hiệu quả cơng tác điều tra xử lý các vụ án XPSH còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ các vụ
án được phát hiện thấp, tiến trình điều tra chậm, đề nghị xử lý bằng hình sự chưa
cao. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác điều tra các tội phạm XPSH và những bất cập của việc chứng minh trong quá
trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu là một đòi hỏi hết sức cấp bách, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phịng chống tội phạm, bảo vệ an ninh


quốc gia và giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và của cả nước.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Những vấn đề cần chứng minh trong quá trình
điều tra các tội xâm phạm sở hữu. Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn
và giải pháp liến nghị” để làm tiểu luận của mình.

1


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG VẤN
ĐỀ CẦN CHỨNG MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1. Những đặc trưng cơ bản trong điều tra các tội XPSH
1.1.1. Đặc điểm pháp lí của các tội phạm XPSH
Trong điều tra và kiểm sát hoạt động điều tra các tội phạm nói chung, việc
nhận thức đúng các đặc điểm pháp lí của tội phạm có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Có hiểu đúng các qui định về các tội phạm XPSH, các cơ quan tiến hành
tố tụng mới xác định đúng phương hướng điều tra, xử lí đảm bảo đúng yêu cầu
của pháp luật.
Các tội phạm XPSH được qui định tại Chương XIV - Các tội phạm XPSH
của BLHS năm 1999, với 13 điều, từ Điều 133 đến Điều 145. Các tội phạm
XPSH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Các tội phạm XPSH có khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản. Điều đó có
nghĩa là các tội phạm XPSH là những hành vi xâm hại hoặc đe doạ xâm hại, gây
thiệt hại cho quan hệ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu tồn dân; sở hữu của
các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu
của các tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu
chung.
Quyền sở hữu về tài sản là khách thể của các tội phạm XPSH nhưng một
tội phạm XPSH có thể khơng xâm phạm vào tất cả ba quyền năng (quyền chiếm

hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) của chủ sở hữu. Một hành vi chỉ cần gây
thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến một trong ba quyền năng đó cũng cấu
thành tội XPSH như tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142) chẳng hạn, chỉ xâm
phạm đến quyền sử dụng tài sản...
Quyền sở hữu về tài sản bị xâm hại bởi các tội phạm XPSH là quyền sở
hữu tài sản của người khác ngoài chủ thể thực hiện tội phạm. Hành vi xâm hại
đến quyền sở hữu tài sản của chính mình khơng cấu thành tội XPSH.
Trong các tội phạm XPSH, khách thể loại và khách thể trực tiếp đều là
quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, để phân biệt các tội phạm XPSH cụ thể phải phân
tích từng nội dung quyền năng pháp lí của quyền sở hữu tài sản bị xâm hại, đồng
thời phải dựa vào các dấu hiệu khác của tội phạm. Trong trường hợp cá biệt, một
số tội phạm XPSH còn xâm hại tới các quan hệ xã hội khác được luật hình sự
bảo vệ. Trong trường hợp này, hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội khác phải
đồng thời với quyền sở hữu tài sản mới cấu thành tội phạm XPSH. Chẳng hạn
hành vi dùng vũ lực tấn công người khác chỉ cấu thành tội phạm cướp tài sản
theo qui định tại Điều 133 BLHS khi có sự chiếm đoạt hoặc nhằm để chiếm đoạt
tài sản...
Tài sản thuộc các hình thức sở hữu được pháp luật bảo vệ là thực thể biểu
hiện khách thể của tội phạm, là đối tượng của các tội phạm XPSH. Tài sản là đối
tượng tác động của các tội XPSH có những đặc điểm riêng so với tài sản thuộc
đối tượng tác động của các tội phạm khác. Những đặc điểm đó là:
2


+ Tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị vật chất cụ thể.
Tài sản thể hiện dưới dạng phi vật chất như quyền sử dụng đất, quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp...; tài sản khơng có giá trị vật chất cụ thể như nguồn
nước tự nhiên, sinh vật dưới biển, thú trong rừng... không phải là đối tượng tác
động của các tội phạm XPSH. Mặt khác, tài sản là đối tượng của các tội phạm
XPSH phải có giá trị sử dụng. Tài sản khơng có giá trị sử dụng như thuốc tân

dược hết thời hạn sử dụng mang tiêu huỷ, động vật chết đã đem chôn... không
phải là đối tượng của các tội phạm XPSH.
+ Tài sản là đối tượng của các tội phạm XPSH phải có chủ sở hữu cụ thể.
Tài sản khơng xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu đã tự nguyện từ bỏ
trước khi xảy ra hành vi chiếm đoạt không phải là đối tượng của các tội phạm
XPSH.
+ Tài sản là đối tượng của các tội XPSH có thể có nhiều dạng khác nhau
như những vật thể cụ thể song cũng có thể là các giấy tờ mà thơng qua đó người
phạm tội có thể nhận được một số tiền hoặc tài sản như: phiếu gửi xe; giấy tờ kí
gửi, cầm đồ tài sản; thẻ thanh tốn...
+ Tài sản là đối tượng của các tội phạm XPSH là những tài sản thơng
thường, có thể trao đổi, mua bán một cách hợp pháp. Những tài sản có tính chất
đặc biệt như vũ khí, phương tiện quân sự, chất độc, chất nổ, chất phóng xạ, ma
tuý... là đối tượng của các tội phạm được định tại các điều luật ngồi các tội
phạm qui định tại Chương XIV khơng coi là đối tượng của các tội phạm XPSH.
Những vật có thực nhưng theo phong tục, tập quán chưa từng được coi là tài sản
thì hành vi chiếm đoạt cũng khơng cấu thành tội phạm XPSH. Chẳng hạn: hành
vi chiếm đoạt hài cốt lính Mĩ chết trận tại Việt Nam...
Như vậy, khách thể của các tội phạm XPSH là quyền sở hữu tài sản. Tài
sản là đối tượng tác động của các tội phạm XPSH phải thoả mãn các đặc điểm
vốn có của tài sản thơng thường, đồng thời thoả mãn các yếu tố về sự tác động
của hành vi, ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi XPSH.
- Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan
Trước hết, về hành vi khách quan. Các tội phạm XPSH đều có hành vi
khách quan xâm hại đến các quyền năng của chủ sở hữu tài sản. Đó là các hành
vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến các quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản. Có thể phân loại các hành vi XPSH
thành hai loại như sau:
+ Hành vi XPSH có tính chất chiếm đoạt tài sản. Chiếm đoạt tài sản là hành
vi cố ý chuyển giao một cách bất hợp pháp tài sản thuộc sở hữu người khác

thành tài sản của mình hoặc một nhóm người hay người khác mà chủ thể chiếm
đoạt quan tâm. Hành vi chiếm đoạt tài sản làm mất khả năng thực hiện cả quyền
chiếm giữ, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Các hành vi XPSH có tính
chất chiếm đoạt được qui định trong BLHS trong 8 điều từ Điều 133 đến Điều
140, bao gồm: hành vi cướp tài sản (Điều 133); hành vi bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản (Điều 134); hành vi cưỡng đoạt tài sản (Điều 135); hành vi cướp giật
tài sản (Điều 136); hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137); hành vi
3


trộm cắp tài sản (Điều 138); hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); hành
vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).
+ Hành vi XPSH khơng có tính chất chiếm đoạt. Những hành vi XPSH
khơng có tính chất chiếm đoạt được qui định từ Điều 141 đến Điều 145 BLHS
bao gồm những hành vi: hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141); hành vi
sử dụng trái phép tài sản (Điều 142); hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản (Điều 143); hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của
Nhà nước (Điều 144); hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều
145).
Về hậu quả tác hại, đa số các tội phạm XPSH hậu quả không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm trừ một số trường hợp cá biệt như: Tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều
144); tội vô ý gây thiệt hạn nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145). Hậu quả ở các
tội phạm này là những thiệt hại vật chất và ở mức độ nghiêm trọng mới cấu
thành tội phạm. Mức độ thiệt hại về vật chất cũng là ranh giới để phân biệt tội
phạm với hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu TNHS và phân định các
trường hợp thuộc các khung hình phạt khác nhau. BLHS năm 1999 qui định, giá
trị tài sản bị xâm hại do hành vi chiếm đoạt gây ra là từ 500.000 đồng trở lên
mới bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, có thể truy cứu TNHH với những người
chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

hoặc đã bị xử lí hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội
chiếm đoạt chưa được xố án mà cịn vi phạm. Riêng với các tội vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản, thì thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên
mới bị truy cứu TNHS.
- Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Các tội phạm XPSH có chủ thể là những người thoả mãn các điều kiện
chung của chủ thể tội phạm và tuỳ theo từng tội phạm mà độ tuối chịu TNHS
được xác định không giống nhau. Riêng đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144 BLHS), chủ thể của tội
phạm phải là người có trách nhiệm quản lí tài sản của Nhà nước.
- Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Các tội phạm XPSH chủ yếu có cấu thành lỗi cố ý, bao gồm tất cả các tội
phạm có tính chất chiếm đoạt và một số tội khơng có tính chất chiếm đoạt là: tội
chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142);
tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS). Chỉ có hai tội qui
định tại Điều 144 và Điều 145 được qui định bởi lỗi vô ý.
Về động cơ, mục đích phạm tội, có thể các tội phạm XPSH thành hai loại:
+ Các tội phạm có tính chất tư lợi, bao gồm: tất cả các tội phạm có tính
chất chiếm đoạt; tội chiếm giữa trái phép tài sản và tội sử dụng trái phép tài sản;
+ Các tội phạm khơng có tính chất tư lợi, bao gồm: tội cố ý huỷ hoại hoặc
làm hư hỏng tài sản; tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản
của Nhà nước; tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

4


Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể hiểu: Các tội phạm XPSH là
hành vi của người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại
đến quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động điều tra các tội phạm XPSH

Dưới góc độ của luật TTHS thì điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn hoạt
động TTHS bắt đầu từ khi có có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi lập kết
luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra khi có đủ căn cứ theo qui
định của luật TTHS. Trong giai đoạn này, CQĐT có thẩm quyền có trách nhiệm
tiến hành các hoạt động theo qui định của Bộ luật TTHS để thu thập chứng cứ,
làm rõ có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và
những vấn đề khác có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Trên cơ sở qui định của luật TTHS và thực tiễn hoạt động điều tra vụ án
hình sự, khoa học ĐTHS xác định: “Điều tra vụ án hình sự là hoạt động của
CQĐT và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật
định, được tiến hành theo thủ tục và trình tự TTHS nhằm làm rõ sự thật của vụ
án đã xảy ra theo yêu cầu của pháp luật”. Định nghĩa trên đã chỉ ra những điểm
cơ bản nhất, phản ánh bản chất của hoạt động điều tra.
Trên cơ sở phát triển khái niệm điều tra vụ án hình sự của khoa học ĐTHS,
có thể xác định: Điều tra vụ án hình sự về tội phạm XPSH là hoạt động của
CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra theo luật định, được tiến hành theo trình tự, thủ tục của luật TTHS đối với
những vụ án XPSH đã xảy ra, đã được khởi tố nhằm mục đích chứng minh sự
thật khách quan của vụ án theo yêu cầu pháp luật.
Như vậy, đối tượng của hoạt động điều tra các vụ án XPSH là những vụ án
hình sự về các tội phạm XPSH đã xảy ra, đã được khởi tố. Chủ thể của hoạt
động điều tra vụ án hình sự về tội phạm XPSH là CQĐT và các cơ quan được
giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo qui định về phân công, phân cấp
điều tra. Hoạt động điều tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục của luật TTHS,
quá trình điều tra, chủ thể điều tra được áp dụng các biện pháp theo qui định của
pháp luật để làm rõ sự thật vụ án. Bản chất của hoạt động điều tra các vụ án
XPSH là quá trình nhận thức, chứng minh sự thật khách quan của vụ án XPSH
đã xảy ra theo yêu cầu pháp luật.
Từ những nội dung cơ bản về hoạt động điều tra và đặc điểm pháp lí của
các tội phạm XPSH có thể xác định, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm

XPSH có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm XPSH là quá trình chứng
minh sự thật vụ án XPSH đã xảy ra. Q trình điều tra, CQĐT có trách nhiệm
làm rõ các nội dung thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự về các tội
phạm XPSH. Xét về bản chất, hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án
XPSH là hoạt động kết hợp chặt chẽ giữa hai mặt tư duy và thực tiễn được qui
định bằng các chế định pháp luật TTHS. Sự kết hợp đó ln xoay quanh những
vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Trên cơ sở qui định tại Điều 63 Bộ luật
TTHS và đặc điểm của các tội phạm XPSH có thể xác định những vấn đề cần
chứng minh trong vụ án XPSH bao gồm:
5


+ Có hành vi phạm tội XPSH xảy ra hay không, hành vi XPSH cụ thể nào,
tội danh và điều khoản áp dụng đối với hành vi đó, thời gian, địa điểm xảy ra tội
phạm, thủ đoạn thực hiện, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi XPSH;
+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Có đồng phạm hay khơng? Vai
trị, vị trí của từng người trong q trình thực hiện tội phạm? Họ có năng lực
TNHS hay khơng? Có lỗi khơng? Động cơ, mục đích phạm tội là gì?
+ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với từng đối tượng theo
quy định của Bộ luật hình sự (Điều 46, Điều 48); đặc điểm về nhân thân của các
đối tượng đang được điều tra.
+ Loại tài sản và giá trị tài sản bị chiếm đoạt và những thiệt hại khác về tài
sản, tính mạng, sức khoẻ con người, tác hại về chính trị, văn hố, tư tưởng... do
hành vi phạm tội XPSH gây ra.
Một vụ án XPSH chỉ được thừa nhận đã được chứng minh trong khuôn khổ
điều tra khi chủ thể hoạt động điều tra đã thu thập được đầy đủ chứng cứ chứng
minh đầy đủ những vấn đề cần phải chứng minh nêu trên. Trong trường hợp,
chứng minh được tội phạm và người thực hiện tội phạm XPSH, chủ thể điều tra
mới lập hồ sơ đề nghị truy tố người đã có chứng cứ chứng minh họ thực hiện tội

phạm, những người khơng có chứng cứ chứng minh họ thực hiện tội phạm thì
khơng được đề nghị truy tố. Như vậy, hiệu quả của cơng tác điều tra vụ án phụ
thuộc vào q trình chứng minh tội phạm XPSH.
- Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm XPSH phải làm rõ tài sản bị xâm
hại. Việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ, sử dụng trái
phép, bị huỷ hoại, làm hư hỏng, bị thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong xác định
tội phạm cũng như định khung xử lí phù hợp với qui định của BLHS. Mặt khác,
làm rõ đặc điểm tài sản bị xâm hại cịn có ý nghĩa trong truy tìm tài sản trong
những vụ án XPSH có tính chất chiếm đoạt, vụ lợi.
Tổng kết kinh nghiệm quá trình đấu tranh chống các tội phạm XPSH,
TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã ban hành
Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25
tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số qui định tại Chương XIV - “Các
tội phạm XPSH” của BLHS năm 1999. Theo Thông tư này có thể xác định một
số vấn đề cần chú ý khi xác định giá trị tài sản bị xâm hại trong các vụ án hình
sự về các tội phạm XPSH như sau:
+ Trong trường hợp làm rõ được người vi phạm ý thức được giá trị của tài
sản định xâm hại thì lấy giá trị đó làm căn cứ để truy cứu TNHS và định khung
xử lí đối với người vi phạm;
+ Nếu người có hành vi XPSH có ý định xâm phạm đến tài sản nhưng
không quan tâm đến giá trị tài sản thì lấy giá thị trường của tài sản bị xâm hại tại
địa phương vào thời điểm xảy ra tội phạm để xem xét việc truy cứu TNHS và
định khung xử lí đối với người vi phạm;
+ Trường hợp tài sản bị xâm phạm khơng cịn, thì dựa vào lời khai của
những người biết về tài sản để xác định đó là tài sản gì; nhãn mác của tài sản;
giá trị ban đầu và giá trị còn lại của tài sản, xác định giá thực tế tại địa phương
6


vào thời điểm tài sản bị xâm hại... trên cơ sở đó kết luận về giá trị tài sản bị xâm

hại;
+ Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi
XPSH nhưng giá trị tài sản bị xâm hại dưới mức tối thiểu để truy cứu TNHS qui
định của BLHS và không thuộc các trường hợp khác để truy cứu TNHS (gây
hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được
xố án tích...), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử
phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm hại bằng hoặc trên
mức tối thiểu để truy cứu TNHS theo qui định của BLHS thì người thực hiện
nhiều lần cùng một loại hành vi XPSH phải bị truy cứu TNHS về tội phạm
tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu: Các hành vi
XPSH được thực hiện một cách liên tục; Việc thực hiện hành vi XPSH có tính
chất chun nghiệp (lấy tài sản do việc XPSH làm nguồn sống chính); Với mục
đích XPSH, nhưng do điều kiện, hồn cảnh khách quan nên việc XPSH phải
được thực hiện nhiều lần mà mỗi lần xâm phạm tài sản có giá trị dưới 500.000
đồng. Trong những trường hợp này, khơng áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội
nhiều lần” theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS và khơng áp dụng tình tiết tăng
nặng định khung “có tính chất chun nghiệp” qui định tại Khoản 2 của các điều
luật tương ứng...
Ngoài việc xác định giá trị tài sản như trên, trong điều tra các vụ án hình sự
về các tội phạm XPSH cịn phải làm rõ chủ sở hữu, người quản lí các tài sản bị
chiếm đoạt tức là xác định người bị hại trong vụ án. Như đã phân tích về đặc
điểm của các tội phạm XPSH, tài sản là đối tượng của các tội phạm XPSH phải
có chủ sở hữu cụ thể. Vì vậy xác định người bị hại (tổ chức hoặc cá nhân) trong
vụ án là một yêu cầu trong điều tra các vụ án XPSH. Việc làm rõ người bị hại
trong các vụ án XPSH không chỉ giúp cho việc làm rõ sự thật của vụ án mà còn
giúp truy tìm tài sản trả lại cho người bị chiếm đoạt, giải quyết bồi thường vật
chất...
- Trong điều tra các tội phạm XPSH, chủ thể điều tra phải sử dụng đồng bộ
nhiều biện pháp trong đó chủ yếu là các hoạt động theo trình tự, thủ tục của luật
TTHS. Điều tra vụ án XPSH trước hết là hoạt động ĐTHS, được tiến hành một

cách công khai theo qui định của luật TTHS. Chính vì vậy, q trình điều tra chủ
thể điều tra phải sử dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp điều tra theo
qui định của Bộ luật TTHS. Tuy nhiên, do tính chất các tội phạm XPSH thường
diễn ra nhanh, đối tượng thường bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội do
vậy trong điều tra vụ án XPSH, ngoài các hoạt động tố tụng, chủ thể điều tra còn
sử dụng các hoạt động nghiệp vụ khác phục vụ cho công tác điều tra như hoạt
động nghiệp vụ trinh sát, biện pháp kỹ thuật... Tuy vậy, để phù hợp với nguyên
tắc của TTHS, kết quả của các biện pháp ngồi tố tụng phải được chuyển hố,
thu nhận theo những thủ tục, trình tự tố tụng bảo đảm yêu cầu về nguồn và biện
pháp thu thập chứng cứ theo qui định của luật TTHS.
- Hoạt động điều tra nói chung và điều tra các tội phạm XPSH nói riêng rất
dễ bị phiến diện, một chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sau của quá
trình tố tụng. Hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi phát hiện có dấu
7


hiệu của vụ án XPSH. Các thông tin, dấu vết của các vụ án XPSH thường đa,
phản ánh trên nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó, hoạt động điều tra phải
được tiến hành trong những khn khổ pháp lí về mặt thời hạn, biện pháp... nên
các điều tra viên dễ phiến diện, một chiều. Thực tế, khi tiến hành điều tra, các
điều tra viên thường hoạt động độc lập, tự giải quyết những vấn đề cần phải
chứng minh và thường có xu hướng buộc tội nhiều hơn gỡ tội. Điều đó dễ đưa
điều tra viên đến chỗ chỉ chú ý đến những chứng cứ buộc tội, chứng cứ làm tăng
TNHS mà bỏ quên các chứng cứ gỡ tội, chứng cứ làm giảm nhẹ TNHS cho bị
can. Mặt khác, trong quá trình điều tra các vụ án XPSH thường tiến hành các
biện pháp nghiệp vụ trinh sát hỗ trợ và các biện pháp này được tiến hành bí mật,
nên có thể dẫn đến sự chệch hướng điều tra mà điều tra viên không lường trước.
Khả năng phiến diện, một chiều, chệch hướng điều tra ln đạt ra những u cầu
cho chính công tác điều tra và công tác kiểm sát điều tra nhằm tránh những sai
lầm, thiếu sót đáng tiếc xảy ra.

1.2. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra
các tội phạm xâm phạm sở hữu.
1.2.1. Đặc điểm hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu.
Ngoài những đặc điểm chung giống các loại tội phạm khác, tội phạm xâm
phạm sở hữu cịn có những đặc điểm riêng sau đây:
1.2.1.1. Đặc điểm về đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu.
- Phần lớn đối tượng của những vụ án xâm phạm sở hữu là nam giới, có
nhiều tiền án, tiền sự, một số bị can khơng có nơi cư trú nhất định.
- Thường là những đối tượng cơn đồ, lưu manh, hung hãn, có quan hệ gia
đình và xã hội phức tạp;
- Đặc điểm tâm lý: Đa số các đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu có
những hành vi liều lĩnh, đặc biệt là đối tượng phạm tội cướp tài sản có hành vi
tàn bạo, coi thường tính mạng người khác. Khi thực hiện tội phạm thế hiện tính
liều lĩnh cao độ, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, bằng mọi thủ đoạn để
đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
- Đặc biệt, đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu thường tham gia vào các
hoạt động tệ nạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, bảo kê gái mại dâm, các nhà hàng,
tiệm nhảy...
1.2.1.2. Thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm:
*Giai đoạn chuẩn bị gây án:
Nội dung của giai đoạn chuẩn bị gây án bao gồm:
- Lựa chọn mục tiêu để thực hiện tội phạm:
+ Đối với những vụ cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản bọn chúng thường
đi trên đường, đến các nhà ga, bến xe, đón phục ở các đoạn đường vắng để lựa
chọn những người có nhiều tài sản để cướp, cướp giật, cưỡng đoạt.
+ Đối với những vụ xảy ra trong nhà, bọn tội phạm thường nhằm vào
những gia đình giàu có, các chủ tiệm vàng... sau đó chúng điều tra quy luật sinh
hoạt, làm ăn, bn bán của chủ nhà, tìm hiểu những nơi cất các tài sản để thực
hiện hành vi cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp...
8



+ Đối với những vụ xảy ra ở các kho hàng, kho bạc, ngân hàng thì bọn
chúng nghiên cứu kỹ giá trị của các loại tài sản đó, chế độ bảo vệ, đặc điểm địa
hình xung quanh khu vực kho hàng, ngân hàng, kho bạc để thực hiện hành vi
chiếm đoạt.
- Chuẩn bị vũ khí, cơng cụ phương tiện cần thiết để gây án. Mua sắm vũ
khí, phương tiện đi lại, bình xịt hơi cay, kìm cộng lực, chìa khố vạn năng...
* Giai đoạn gây án:
- Tiếp cận mục tiêu tấn cơng bằng các thủ đoạn như bí mật đột nhập, giả
danh người mua hàng; giả danh cán bộ Công an, cán bộ kiểm tra điện nước; giả
danh cán bộ đưa thư từ, bưu phẩm; giả làm khách hỏi thăm đường... để tiếp cận.
- Sau khi tiếp cận mục tiêu, chúng thường nhanh chóng thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản. Nếu gặp sự cản trở, chúng tháo chạy, hoặc chủ động tấn công
chống trả để chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ chạy.
* Giai đoạn sau khi gây án:
- Nhanh chóng rút khỏi hiện trường
- Nhiều trường hợp khi bị truy đuổi bọn tội phạm sử dụng vũ khí chống trả
- Nhanh chóng cất giấu, tiêu thụ các tài sản đã chiếm đoạt được.
1.2.1.3. Địa điểm và thời gian gây án:
- Địa điểm gây án thường lựa chọn là những nơi có đặc điểm địa hình thuận
lợi cho việc xuất hiện, gây án và rút khỏi hiện trường sau khi gây án.
- Thời gian gây án: thường tập trung chủ yếu trong khoảng từ 17h - 23h
1.2.1.4. Những dấu vết phổ biến của vụ án xâm phạm sở hữu
- Dấu vết chân, dấu vết giày, dép, dấu vết vân tay của thủ phạm,
- Dấu vết công cụ, phương tiện gây án, dấu vết súng đạn, dấu vết nguồn
hơi, dấu vết lục soát tài sản,
- Dấu vết sinh vật như máu, lơng, tóc... trong các vụ cướp, cướp giật, trộm
cắp tài sản;
- Các loại dấu vết khác như: dấu vết đổ vỡ, thay đổi đồ vật tại hiện trường,

dấu vết cỏ, cây bị dập nát...
- Trường hợp nạn nhân của vụ xâm phạm sở hữu bị thương hoặc bị giết mà
trước đó có sự vật lộn, giằng co, chống cự lại thủ phạm thì trên cơ thể của nạn
nhân và thủ phạm có thể để lại các dấu vết bầm tím, cào cắn, bơng, vải, sợi,
máu, lơng, tóc...
- Ngồi ra, trên đường đến hoặc rút chạy khỏi hiện trường của vụ án cịn
có thể có các loại vũ khí như súng, dao, lựu đạn, dây trói; những đồ vật, phương
tiện... do thủ phạm vứt lại hoặc đánh rơi.
1.2.1.5. Những công cụ, phương tiện và vũ khí mà bọn tội phạm xâm phạm
sở hữu thường sử dụng khi gây án:
Súng, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê, kiếm, mã tấu, búa, rìu, gậy gỗ, thanh sắt,
côn gỗ, hộp xịt hơi cay, thuốc ngủ, thuốc mê, kìm cộng lực, chìa khố vạn năng,
dây trói, mũ che mặt, găng tay cao su, các loại phương tiện giao thông như xe
máy, xe đạp, ô tô và các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại di động

9


Việc quyết định sử dụng loại cơng cụ, vũ khí gây án nào phụ thuộc vào thói
quen, sở trường của đối tượng gây án hoặc nhóm đối tượng gây án cũng như mục
tiêu, địa điểm... mà chúng dự định và lựa chọn để thực hiện tội phạm.
1.2.1.6 Đặc điểm nhân thân người bị hại
Trong các vụ án xâm phạm sở hữu người bị hại là người bị xâm phạm trực
tiếp về tài sản, đối với tội phạm cướp, cưỡng đoạt tài sản, người bị hại bị đe doạ
về tinh thần nên họ thường rơi vào tình trạng tinh thần bị hoảng loạn, sợ hãi;
trong một số trường hợp họ còn bị đau đớn về thể xác do hành vi sử dụng vũ lực
của người phạm tội. Do vậy, đa số người bị hại đều căm ghét người phạm tội,
tích cực cộng tác với cơ quan điều tra trong việc cung cấp những thông tin phản
ánh về tội phạm, mong muốn cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra thủ phạm và
tài sản bị chiếm đoạt.

Song bên cạnh đó, cũng có một số ít người bị hại vì những ngun nhân
khác nhau như sợ lộ bí mật đời tư, sợ lộ những hành vi phạm tội trước đó của
chính người bị hại như: bn lậu, tham ơ... nên thường có hành vi cản trở hoạt
động điều tra; khơng tích cực cộng tác với cơ quan điều tra.
2.2.2. Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các tội phạm xâm phạm
sở hữu.
Căn cứ vào các Điều từ 133 đến 145 Bộ luật Hình sự và Điều 63 Bộ luật Tố
tụng hình sự, trong quá trình điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu cần chứng
minh những vấn đề cơ bản sau:
Một là: Có vụ xâm phạm sở hữu xảy ra hay không?
Để chứng minh làm rõ vấn đề này cần tiến hành khám nghiệm hiện trường,
lấy lời khai người bị hại, lấy lời khai những người làm chứng... để thu thập tài
liệu chứng cứ làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản, vũ khí, cơng cụ phương tiện mà
thủ phạm đã sử dụng khi thực hiện tội phạm, thiệt hại do tội phạm gây ra.
Hai là: Thời gian và địa điểm xảy ra
Vấn đề thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm xâm phạm sở hữu cần được
làm rõ, vì đây là cơ sở để tiến hành những biện pháp điều tra ban đầu, truy bắt
người phạm tội theo dấu vết nóng, xác định phạm vi đối tượng gây án, những
người làm chứng về vụ án. Để làm rõ thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm xâm
phạm sở hữu cần tiến hành các biện pháp khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai
người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can.
Ba là: Thủ đoạn gây án.
Những tài liệu về thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm có thể thu thập
được trong q trình khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai người bị hại, hỏi
cung bị can...
Bốn là: Công cụ, phương tiện thủ phạm sử dụng để thực hiện tội phạm.
Trong quá trình điều tra cần làm rõ được đặc điểm, chủng loại, nguồn gốc
của những cơng cụ, phương tiện và vũ khí mà thủ phạm sử dụng khi gây án. Để
thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh làm rõ vấn đề này và phát hiện thu giữ
cần tiến hành các biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị

can, trưng cầu giám định...
Năm là: Những tài sản bị chiếm đoạt.
10


Chứng minh làm rõ số lượng, chủng loại, giá trị, đặc điểm, nguồn gốc của
những tài sản bị chiếm đoạt là căn cứ để xác định có tội phạm xâm phạm sở hữu
xảy ra hay không, mức độ thiệt hại và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Những tài liệu phản ánh về những tài sản bị chiếm đoạt có thể thu thập được
thơng qua các biện pháp lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, khám xét,
hỏi cung bị can...
Sáu là: Người bị hại trong vụ án xâm phạm sở hữu.
Trong quá trình điều tra cần chứng minh làm rõ người bị hại là ai, trường
hợp người bị hại bị thương thì phải làm rõ đặc tính, mức độ thương tích và mối
liên hệ nhân quả giữa vết thương tích với hành vi dùng vũ lực của người phạm
tội bằng cách trưng cầu giám định. Đặc tính và mức độ thương tích là cơ sở để
cá thể hố hành vi phạm tội, mức độ hình phạt cũng như xác định mức độ bồi
thường thiệt hại do hành vi tội phạm gây ra.
Bảy là: Người thực hiện hành vi phạm tội
Trong quá trình điều tra cần chứng minh làm rõ những ai là người thực hiện
hành vi phạm tội? Họ tên tuổi, địa chỉ của các bị can phạm tội xâm phạm sở hữu,
khi thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm hay khơng? Nếu có đồng phạm cần
chứng minh làm rõ vai trị, vị trí của từng bị can trong vụ án. Đặc biệt chú ý làm
rõ đặc điểm nhân thân của từng bị can trong vụ án. Khi đánh giá vai trị vị trí của
từng bị can trong vụ án cần căn cứ vào nội dung của sự bàn bạc, thoả thuận và
hành vi cụ thể của từng bị can trong quá trình gây án. Nếu băng, ổ nhóm tội phạm
xâm phạm sở hữu hoạt động đã lâu thì phải làm rõ được từng giai đoạn hoạt động
của băng, ổ nhóm, tất cả những vụ án do băng, ổ nhóm tội phạm gây ra và vai trò
của từng đối tượng trong từng vụ án.
Tám là: Động cơ và mục đích phạm tội.

Động cơ và mục đích phạm tội xâm phạm sở hữu được phản ánh chủ yếu ở
động cơ tư lợi và mục đích chiếm đoạt tài sản, bên cạnh đó cũng có động cơ huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Để làm rõ vấn đề này cần phải đánh giá đặc
điểm hành vi phạm tội, quan hệ của thủ phạm với người bị hại, đặc điểm nhân
thân của thủ phạm và giá trị của tài sản mà thủ phạm định chiếm đoạt hay đã
chiếm đoạt, định huỷ hoại hoặc làm hư hỏng hay đã huỷ hoại hoặc làm hư hỏng.
Chín là: Chứng minh làm rõ những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, những nguyên nhân và điều kiện làm phát
sinh tội phạm.
Nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề cần chứng minh nêu
trên trong từng vụ án sẽ định hướng cho Điều tra viên thực hiện yêu cầu của
pháp luật, đó là chứng minh làm rõ sự thật của từng vụ án cụ thể một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy vậy, những vấn đề cần phải chứng minh trong
điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu nêu trên chưa phải đã hết. Mức độ cụ thể
hoá những vấn đề cần chứng minh này phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể và
từng tội danh trong nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu được quy định trong
Bộ luật Hình sự.

11


Chương 2. NHỮNG KHĨ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG Q
TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình điều tra các tội xâm
phạm sở hữu
Trong thời gian qua, công tác điều tra với tội phạm sở hữu đã được những
kết quả nhất định:
- Tổ chức lực lượng của các đơn vị công an từng bước được kiện tồn,
cơng tác bố trí lực lượng ban đầu đã phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại
địa phương. Cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ điều tra các tội phạm xâm phạm sở

hữu phần lớn được đào tạo cơ bản, có năng lực, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh
vững vàng, xơng xáo, có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh phịng chống tội
phạm nói chung và tội xâm phạm sở hữu nói riêng.
- Các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản như: công tác điều tra cơ bản, công tác
sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật được chấn
chỉnh và từng bước đã phát huy tác dụng trong đấu tranh phịng chống tội phạm.
- Cơng tác phịng tội phạm đã được chú trọng, trong đó cơng tác tuyên
truyền vận động quần chúng, công tác quản lý đối tượng, quản lý địa bàn, tuyến
trọng điểm đã được coi là các mặt công tác cơ bản trong đấu tranh chống tội
phạm.
- Công tác điều tra khám phá xử lý các đối tượng hoạt động xâm phạm sở
hữu đã đạt được những kết quả cao. Công tác phối hợp lực lượng trong đấu
tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu đã được thực hiện kịp thời, có
chiều sâu và ngày càng được tăng cường.
Trên đây là một số kết quả mà lực lượng làm cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm xâm phạm sở hữu đạt được.
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra các tội xâm
phạm sở hữu
Tuy nhiên vẫn cịn có những khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra
với loại tội phạm này, cụ thể như sau:
- Về tổ chức lực lượng đấu tranh chống tội phạm xâm phạm sở hữu còn
nhiều vấn đế bất hợp lý như: tổ chức lượng lượng làm cơng tác điều tra cịn phân
tán, chưa chun sâu phù hợp với từng loại tội phạm, từng địa bàn. Mơ hình tổ
chức của Cơ quan điều tra theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
triển khai chậm và hình thức, chưa đi sâu vào các cơng tác nghiệp vụ cụ thể.
- Trình độ cán bộ cịn nhiều hạn chế, khơng đồng đều, kiện tồn cơng tác
khó khăn, trang bị phương tiện chưa đảm bảo yêu cầu nên đã ảnh hưởng đến kết
quả đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu
nói riêng.
- Sự phối hợp giữa mảng điều tra và mảng trinh sát theo cơ chế của pháp

lệnh mới chưa chặt chẽ, mỗi mảng vẫn còn hoạt động riêng lẽ theo cách mình,
dẫn tới hiệu của của cơng tác điều tra phám phá còn nhiều hạn chế.
- Phương tiện được trang bị để phục vụ đấu tranh chống tội phạm xâm
phạm sở hữu cịn rất thiếu, chưa có kế hoạch lâu dài. Trong đó các đối tượng
hoạt động xâm phạm sở hữu khio hoạt động phạm tội, bị phát hiện, bắt giữ
12


chúng chống trả quyết liệt, nhiều lúc ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của cán
bộ chiến sỹ.
- Kinh phí đầu cho cơng tác này cịn hạn chế, khơng đảm bảo yêu cầu đấu
tranh chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm hình sự nói chung
trong tình hình mới.
- Cơng tác nghiệp vụ cơ bản gồm: điều tra cơ bản, sưu tra, xác minh hiềm
nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả
đạt được chưa cao, còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng hoạt
động.
- Đối tượng hoạt động xâm phạm sở hữu ngày càng táo bạo, trắng trợn và
tinh vi xảo quyệt, chúng ln tìm mọi cách để đối phó lại hoạt động điều tra của
các cơ quan Công an.
- Sự phối hợp giữa các địa phương, các lực lượng trong đấu tranh chống tội
phạm xâm phạm sở hữu còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết, mang nặng về
hình thức. Vai trị của Cơng an xã, phường, thị trấn chưa được nâng cao trong
việc quản lý đối tượng, quản lý địa bàn theo quy định của pháp luật về hành
chính.
- Một số quyết định Tố tụng hình sự của cơ quan điều tra không được Viện
kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Và cũng chưa có văn bản quy định pháp luật nào
quy định chặt chẽ về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm
sát. Cho nên, nhiều quyết định của Cơ quan điều tra không được Viện kiểm sát
phê chuẩn, nên gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

-Tình trạng người sau khi chấp hành hình phạt tù tái phạm đối với tội xâm
phạm sở hữu là rất cao (khoảng 50%), đối với những người tái phạm khi thực
hiện tội phạm là rất nguy hiểm, vì sẽ tinh vi, có nhiều thủ đoạn đối phó hơn.
- Công tác tập huấn đối với việc thực hiện quyết định 360, 361, 362, 363
của Bộ trưởng Bộ Công an cịn ít. Đặc biệt là quyết định 362 về cơng tác xây
dựng và sử dụng mạng lưới bí mật nên cán bộ trinh sát chưa thể năm hết nội
dung, chưa thấm nhuần công tác này.
- Việc tiếp nhận tin báo đối với các vụ án xâm phạm sở hữu cịn chậm do
người báo tin đến cơ quan Cơng an xã, phường, thị trấn báo tin và lực lượng
công an cơ sở thực hiện việc nhận tin và báo tin lên các lực lượng làm công tác
điều tra đối với tội phạm xâm phạm sở hữu còn chậm. Khi tiếp nhận tin báo, cán
bộ trực ban còn chưa thu thập đày đủ thông tin liên quan đến vụ án mà người
báo tin biết.
Hiện nay trong quá trình điều tra các vụ án XPSH Cơ quan CSĐT đã đạt
được những kết quả nhất định, góp phần vào cơng tác khám phá tội phạm. Song
kết quả khám phá loại tội phạm này rất thấp so với kết quả khám phá các loại tội
phạm khác, ngun nhân chính của tình trạng trên là do những hạn chế trong
phương pháp điều tra loại tội phạm này như sau:
Việc phân công, phân cấp trong quá trình điều tra các vụ án XPSH có tính
chiếm đoạt xảy ra nói chung và điều tra các tội phạm XPSH, nói riêng chưa
thống nhất. Chủ yếu do Cơ quan CSĐT cấp Huỵên tiến hành điều tra, khi xuất
hiện vấn đề khó giải quyết mới chuyển giao cho cơ quan điều tra cấp Tỉnh.
13


Có nhiều vụ án bị thất lạc dấu vết, hiện trường bị xáo trộn có ngun nhân
do Cơng an cấp xã triển khai bảo vệ hiện trường chậm; lực lượng làm cơng tác
khám nghiệm hiện trường khơng có phương tiện, chuyên môn trong phát hiện,
thu lượm dấu vết đã gây khó khăn rất lớn cho q trình điều tra vụ án.
Sự quan tâm của lãnh đạo CQĐT các cấp đối với loại tội phạm XPSH có

tính chiếm đoạt xảy ra tại các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa
đúng mức. Do đó, việc đầu tư lực lượng, phương tiện để tiến hành điều tra cũng
như quá trình chỉ đạo đã chưa sát hợp trong từng tội phạm cụ thể.
Công tác nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm làm chưa tốt, có nơi
chưa thực hiện đúng năng thẩm quyền mà Bộ luật TTHS và Pháp lệnh Tổ chức
ĐTHS quy định.
Đối với những vụ án do cơ quan điều tra nhận tin báo từ giai đoạn ban đầu,
công tác điều tra tại hiện trường cũng chưa kịp thời, chưa tiến hành các biện
pháp cấp bách trong quá trình điều tra tại hiện trường. Nhiều nơi, điều tra viên
chỉ hiểu điều tra tại hiện trường là khám nghiệm hiện trường mà thơi. Vì vậy,
nhiều vụ án công tác điều tra tại hiện trường không được tiến hành đầy đủ.
Lấy lời khai người làm chứng, trong quá trình điều tra tại hiện trường cũng
cịn nhiều hạn chế, mới chỉ lấy lời khai những người có mặt tại hiện trường,
chưa mở rộng phạm vi điều tra để thu thập tài liệu, lời khai để phục vụ quá trình
điều tra.
Công tác hỏi cung bị can, điều tra viên chưa chú trọng sử dụng các biện
pháp phối hợp như sử dụng đặc tình trại giam và chưa chú ý đến những vấn đề
để phục vụ yêu cầu mở rộng điều tra vụ án.
Sau quá trình điều tra tại hiện trường, nhiều trường hợp điều tra viên chưa
lập kế hoạch điều tra, hay lập kế hoạch điều tra cịn hình thức, chiếu lệ, chưa sát
hợp với tình huống điều tra từng vụ án. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để
phát hiện đối tượng trong các vụ án còn nhiều hạn chế, nhất là các biện pháp
trinh sát bí mật (cơ sở bí mật, đặc tình).
Mối quan hệ giữa lực lượng cảnh sát điều tra với công an các phường, xã
trong q trình điều tra vụ án khơng chặt chẽ, cịn thiếu một quy chế phối hợp
giữa các lực lượng này
Nhiều vụ án, sau khi phát hiện đối tượng, điều tra viên áp dụng các biện
pháp điều tra chưa phù hợp, chưa kịp thời để truy bắt đồng bọn và thu giữ vật
chứng. Do đó, thời hạn điều tra vụ an kéo dài mà vẫn không truy bắt hết các bị
can trong ổ nhóm tội phạm, tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt không thu hồi,

trả lại cho người bị hại được. Đồng thời cũng chưa có biện pháp xử lý thích
đáng đối với những người tiêu thụ tài sản là vật chứng của các vụ án XPSH.
Số lượng các vụ án chưa được điều tra xử lý còn nhiều, chủ yếu là do các
nguyên nhân sau:
+ Số lượng điều tra viên, trinh sát viên, công an các phường xã còn thiếu và
yếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống loại
tội phạm này.
+ Việc điều động, sử dụng điều tra viên chưa khoa học. Qua khảo sát chúng
tôi thấy rằng, trong một số vụ án chưa rõ thủ phạm, một số quận, huyện đã giao
14


cho điều tra viên chịu trách nhiệm thụ lý mà khơng có sự tham gia hoặc chủ trì
của lực lượng trinh sát viên, do vậy, đã vừa thiếu người, vừa phải mang vác
thêm cơng việc mà lực lượng chủ trì đáng lẽ ra phải là lực lượng trinh sát.
+ Trong một bộ phận điều tra viên, trinh sát viên có tư tưởng chạy theo vụ
việc- những vụ án đã rõ thủ phạm và dễ điều tra thì làm, cịn những vụ án chưa
rõ thủ phạm nên khó điều tra thì bỏ mặc, bỏ qua các vụ giá trị tài sản không lớn
lắm.
+ Trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, khám phá còn thiếu và phần lớn
đã cũ, số thì q lạc hậu như các phương tiện giao thơng, thông tin liên lạc, các
dụng cụ khám nghiệm hiện trường, án phí cịn hạn hẹp...
+ Bên cạnh đó, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này này càng tinh vi,
xảo quyệt hơn, trong khi đó, một số điều tra viên, trinh sát viên trình độ cịn hạn
chế khơng đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Trong những vụ án phải đình chỉ điều tra, nguyên nhân chủ yếu là: hành vi
không cấu thành tội phạm, chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự,
người thực hiện hành vi phạm tội chưa đến tuổi và hết thời hạn gia hạn điều tra
nhưng không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội. Những vụ
phải tạm đình chỉ điều tra chủ yếu là do trong quá trình điều tra, các đối tượng

đã bỏ trốn.

15


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU TRA TỘI PHẠM XPSH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Các giải pháp chung
3.1.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật, tinh thần trách nhiệm
trong đấu tranh chống tội phạm
Một trong những biện pháp có ý nghĩa chiến lược là phải tiến hành cuộc
vận động, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về ý thức chấp hành pháp
luật, ý thức tự giác trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống
tội phạm.
Việc tuyên truyền, vận động giáo dục phải được tiến hành thường xuyên và
để phòng chống tội phạm XPSH thì cần phải chú ý tuyên truyền, vận động hai
nhóm đối tượng chủ yếu là quần chúng nhân dân ở ngồi xã hội, những nhóm
đối tượng có nhiều khả năng, điều kiện thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
vế các tội xậm phạm sở hữu…
Cùng với việc tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân, các
cơ quan có chức năng mà nhất là lực lượng công an cơ sở cần phải cải thiện tác
phong, thái độ làm việc, đặc biệt là khi tiếp nhận tin báo về tội phạm của nạn
nhân, cần phải có thái độ cảm thơng và nhiệt tình, khẩn trương trong việc tiến
hành các biện pháp nghiệp vụ truy tìm. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi
tiếp xúc với nạn nhân đã khơng có thái độ cảm thơng, trái lại cịn có thái độ quan
liêu, hách dịch, trách cứ và qua loa đại khái trong việc lập hồ sơ, biên bản- đây
là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng dù có tội phạm xảy ra
nhưng nạn nhân không tin tưởng ở công an, sợ sự phiền phức khi báo công an
nên họ thà chấp nhận thiệt hại mà không báo cáo, tố giác tội phạm.
3.1.2. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật của nước ta nhất là các văn bản pháp luật có liên quan
đến đấu tranh phịng chống tội phạm trong thời gian qua, nhìn chung đã phần
nào đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong giai đoạn mới tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và
tiếp tục hoàn thiện.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm chúng tôi
xin đề xuất một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, việc quy định định lượng giá trị từ văn bản để xác định có phạm
tội hay khơng phạm tội trong Bộ luật Hình sự hiện hành, đặc biệt là một số tội
phạm XPSH có tính chiếm đoạt.
- Điều kiện, khả năng và phương tiện của các cơ quan giám định hiện nay
chưa cho phép chúng ta định giá tài sản một cách chính xác, nhất là những tài
sản không tiêu dùng phổ biến ở ngồi thị trường. Bên cạnh đó, thời gian tạm giữ
có hạn, trong khi đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thường là người
từ địa phương khác đến, cơng tác quản lý con người cịn gặp nhiều khó khăn, bất
cập nên Công an địa phương không đủ điều kiện để xác minh tất cả các trường
hợp, bởi vậy, nhiều vụ việc xảy ra mặc dù có yếu tố hình sự vẫn được xử lý
hành chính.
16


Việc quy định tiêu chuẩn của Điều tra viên, đặc biệt là quy định Điều tra
viên phải tốt nghiệp Đại học tại điều 30 của Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS hiện hành
cũng có biểu hiện của sự nóng vội khơng cần thiết, không phù hợp với thực tiễn
hiện nay, xuất phát từ những lý do sau đây:
- Theo Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS cũ (năm 1989) quy định điều tra viên có 3
bậc: Cao cấp, Trung cấp và Sơ cấp trong đó có 2 bậc điều tra viên Trung cấp và
sơ cấp có thể trình độ là trung học. Bởi vậy hiện nay, chúng ta cịn có số lượng
rất nhiều Điều tra viên trung cấp, sơ cấp nhưng trình độ vẫn trung học. Hiện nay,
chúng ta quy định nâng cấp quá nhanh trình độ của Điều tra viên (Điều tra viên

sơ cấp cũng phải có trình độ Đại học) là biểu hiện của sự nóng vội khơng phù
hợp với thực tiễn.
- Qua nghiên cứu thực tiễn công tác điều tra tội phạm, chúng tôi nhận thấy
hầu hết những Điều tra viên có trình độ trung học nhưng vẫn phát huy tác dụng
rất tích cực, đáp ứng tốt yêu cầu của công tác điều tra khám phá tội phạm.
- Hiện nay, số lượng Điều tra viên của hầu hết các Cơ quan Điều tra các
cấp đều thiếu một cách trầm trọng. Bởi vậy quy định tiêu chuẩn của Điều tra
viên trên đây đã làm cho lực lượng Điều tra viên đã thiếu lại càng thiếu nhiều
hơn, gây sức ép cho các trường Đại học và xáo trộn, ảnh hưởng đến tư tưởng
của lực lượng điều tra viên.
Chúng tôi xin đề xuất sửa đổi điều 30 của Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS hiện
hành theo hướng:
Quy định tiêu chuẩn Điều tra viên có 3 bậc: Cao cấp, trung cấp và sơ cấp,
trong đó Điều tra viên Cao cấp, Trung cấp trình độ phải Đại học cịn Điều tra
viên Sơ cấp thì trình độ trung học trở lên, có kinh nghiệm cơng tác, có khả năng
điều tra các vụ án ít nghiêm trọng, nghiệm trọng thì được bổ nhiệm là Điều tra
viên Sơ cấp.
3.2.Các giải pháp cụ thể
3.2.1. Tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản
Công tác nghiệp vụ cơ bản là công tác khơng thể thiếu được để góp phần có
hiệu quả trong việc phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm XPSH nói
riêng. Song, cơng tác nghiệp vụ cơ bản là một cơng tác vơ cùng quan trọng, có ý
nghĩa sống còn để bảo vệ an ninh trật tự, nên chúng ta cần phải tính tốn lại để
nhất định phải triển khai được các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, mà nhất là
mạng lưới bí mật của lực lượng CSND.
3.2.2. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ điều tra và cán bộ cơ sở
Thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án XPSH của các điều tra viên, trinh
sát viên, công an các phường, xã trong những năm qua cho thấy, kết quả điều
tra, khám phá án chưa cao và trong các hoạt động điều tra cũng còn nhiều bất
cập có phần do trình độ chun mơn của điều tra viên, trinh sát viên và Công an

cơ sở có những hạn chế nhất định. Q trình tiến hành tố tụng, các hoạt động thu
thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo quy định của pháp luật TTHS đã không
thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Nhiều vụ án, Thủ trưởng CQĐT phải
trực tiếp củng cố hồ sơ vụ án nhiều lần hoặc phải xin gia hạn điều tra. Vì vậy,
trong điều kiện chưa thể một sớm một chiều tăng quân số điều tra viên, trinh sát
17


viên và lực lượng Cơng an cơ sở, thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
của đội ngũ này là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra các vụ án XPSH trong thời gian tới, cụ thể là:
Trước hết, các CQĐT các cấp cần phải rà soát để phân loại số điều tra viên
hiện có theo tiêu chí hiệu quả điều tra, khám phá các loại án đã xảy ra trên địa
bàn. Trên cơ sở đó xác định những điều tra có nhiều kinh nghiệm trong điều tra
khám phá các vụ án XPSH có tính chiếm đoạt và những điều tra viên còn thiếu
kinh nghiệm trong điều tra các loại án này. Trong thời gian trước mắt, CQĐT
chỉ nên giao những vụ án XPSH có tính chiếm đoạt phức tạp, chưa rõ thủ phạm
cho những điều tra viên có nhiều kinh nghiệm điều tra loại án này và giao cho
họ nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho số điều tra viên còn thiếu kinh nghiệm
trong điều tra khám phá loại án này.
Học viện CSND, Trường Đại học CSND, Trung học CSND tuỳ theo từng
đối tượng để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát
viên và Công an cơ sở. Các khoa nghiệp vụ cần chủ động phối hợp với công an
các địa phương thường xuyên tổ chức các chuyên đề điều tra khám phá các loại
tội phạm.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định nhất giúp hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên và
Công an cơ sở là môi trường đào tạo thực tiễn. Lãnh đạo các cấp công an phải
kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, phát hiện, uốn nắn kịp thời những thiếu sót
trong q trình hoạt động thực tiễn để từng bước nâng cao chất lượng của đội

ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống, phòng ngừa tội
phạm.
3.2.3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan chống tội phạm XPSH
a. Đối với cơ quan CSĐT nói chung.
Việc bố trí, sắp xếp lại cơ quan CSĐT theo hướng chuyên sâu hiện nay
theo pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự hiện hành là hợp lý, tạo được sự gắn kết
liên hồn trong q trình thực hiện hoạt động điều tra trinh sát với các hoạt động
điều tra theo tố tụng, khai thác nguồn nhân lực, phân định rõ nhiệm vụ đấu tranh
chuyên sâu đối với các loại tội phạm, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi lực
lượng trước u cầu địi hỏi cấp bách của cơng tác đấu tranh phịng chống tội
phạm, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu thực tiễn mơ hình tổ chức và hoạt động của văn phòng cơ quan CSĐT các
cấp (Bộ, tỉnh, huyện) chúng tơi thấy rằng, có một số vấn đề cần tiếp tục hoàn
thiện trong thời gian tới.
3.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ để xây
dựng kế hoạch điều tra các vụ án XPSH.
Điều tra vụ án hình sự thực chất là quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá
và sử dụng chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
Quá trình đó được tiến hành trên cơ sở kế hoạch điều tra.
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm XPSH,
chúng tôi thấy cần phải hồn thiện cơng tác thu thập chứng cứ thơng qua một số
hoạt động điều tra sau đây:
18


- Công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.
Đây chính là cơ sở thiết thực để hoàn thiện việc tiếp nhận tin báo, tố giác
về tội phạm theo hướng sau:
Tại công an các phường, xã, lực lượng làm nhiệm vụ trực ban hình sự khi
tiếp nhận tin báo tội phạm XPSH cần chú ý xác định thời điểm xảy ra tội phạm

và phải báo ngay cho lãnh đạo thường trực của công an phường, xã biết để họ
báo tin cho Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp Huyện và phân cơng,
bố trí lực lượng làm cơng tác bảo vệ hiện trường, tiến hành các biện pháp cấp
bách. Trực ban hình sự nhận được tin báo ngoài việc phải ghi vào sổ trực ban
nội dung tin báo, người bào tin, cách xử lý tin thì phải chú ý hướng dẫn người
báo tin cách giữ nguyên hiện trường.
Tại Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội các quận, huyện, khi tiếp
nhận tố giác về tội phạm do quần chúng nhân dân cung cấp, trực ban hình sự
cũng phải chú ý thời điểm xảy ra tội phạm, các thông tin giúp xác định loại hiện
trường vụ án rồi điện báo ngay cho Công an phường, xã nơi xảy ra tội phạm yêu
cầu phối hợp tiến hành xác minh nguồn tin, bảo vệ hiện trường, tiến hành các
công việc cấp bách tại hiện trường- nếu có vụ án vừa xảy ra. Và báo lãnh đạo
CQĐT bố trí lực lượng tiến hành cơng tác điều tra tại hiện trường.
Trong trường hợp nhận tin báo về tội phạm do Công an phường, xã cung
cấp thì Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện chú ý hỏi để xác
định hiện trường của vụ án là loại có thể khám nghiệm hay không thể khám
nghiệm và yêu cầu bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo lãnh đạo CQĐT bố trí
lực lượng tiến hành công tác điều tra tại hiện trường.
Để đảm bảo sự chuyển báo tin kịp thời phục vụ cho q trình điều tra tội
phạm, lực lượng Cơng an địa phương cần phối hợp, vận động, tuyên truyền để
họ chấp hành tốt các quy định về công tác chuyển báo tin, tránh tình trạng vụ án
đã xảy ra nhưng lực lượng bảo vệ cố ý giữ lại để điều tra, gây nhiều khó khăn
trở ngại cho cơng tác điều tra, phát hiện tội phạm của các cơ quan công an sau
này.
Lực lượng tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm phải có thái độ đúng mực,
phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, tiến hành kiểm tra xác minh theo
đúng trình tự kể cả những vụ án có số lượng tài sản bị chiếm đoạt không lớn
lắm. Tránh thái độ coi thường, xem nhẹ, coi đây chỉ là những vụ việc “lặt vặt“,
có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm rất đáng tiếc.
- Công tác điều tra tại hiện trường.

Để làm tốt công tác điều tra tại hiện trường các vụ án XPSH, trước hết cần
phải phân loại hiện trường của vụ án để có biện pháp điều tra tại hiện trường phù
hợp. Kết quả nghiên cứu về thực tiễn hoạt động điều tra, cho thấy có thể phân
loại hiện trường điều tra các vụ án XPSH.
Hiện trường có thể khám nghiệm là những hiện trường mà khi thực hiện
hành vi phạm tội, thủ phạm để lại nhiều loại dấu vết, vật chứng. CQĐT có khả
năng phát hiện, thu lượm để phục vụ cho quá trình điều tra vụ án. Hiện trường
có thể khám nghiệm trong những vụ án XPSH. Khi nhận tin báo tội phạm, xác
định hiện trường vụ án thuộc loại có thể khám nghiệm, lực lượng tiếp nhận tin
19


báo phải tổ chức bảo vệ hiện trường kịp thời. CQĐT phải triển khai ngay lực
lượng, phương tiện để tiến hành điều tra tại hiện trường. Khi tới hiện trường,
điều tra viên chủ trì có thể bố trí lực lượng, phương tiện tiến hành những biện
pháp cấp bách (nếu có yêu cầu), sau đó mới tiến hành khám nghiệm hiện trường.
Lực lượng khám nghiệm hiên trường cần quan tâm, phát hiện, thu giữ dấu vết
vân tay lạ có tại hiện trường để so sánh, đối chiếu với dấu vân tay thu được
trong các vụ án đã xảy ra, làm cơ sở xây dựng giả thuyết về đối tượng gây án.
Khi nhận được tin báo tội phạm trong những trường hợp này, và khi đến
hiện trường vụ án, điều tra viên không nên tổ chức khám nghiệm hiện trường mà
cần tiến hành những biện pháp cấp bách và những biện pháp điều tra khác.
Khi tiến hành các biện pháp điều tra tại hiện trường, điều tra viên phải thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, trực tiếp gặp gỡ để xây dựng
lòng tin, phát huy ý thức tự giác của quần chúng nhân dân
- Hoàn thiện thủ thuật, chiến thuật điều tra tố tụng để nâng cao chất lượng
công tác thu thập, củng cố, đánh giá và sử dụng chứng cứ.
Để nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án XPSH, ngồi việc hồn thiện cơng
tác điều tra tại hiện trường, tăng cường các biện pháp trinh sát bí mật hỗ trợ cho
các biện pháp điều tra tố tụng, điều tra viên thụ lý điều tra vụ án cần tiếp tục

hoàn thiện thủ thuật, chiến thuật tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng để
nhằm nâng cao chất lượng công tác thu thập, củng cố, đánh giá chứng cứ.
Trước hết, điều tra viên cần làm tốt công tác chuẩn bị như nghiên cứu hồ sơ
vụ án, nghiên cứu địa hình, địa điểm và những điều kiện cần thiết để tiến hành
các biện pháp, xác định mục đích tiến hành và lập kế hoạch tiến hành từng biện
pháp điều tra sát hợp với từng tình huống cụ thể.
Thủ phạm các vụ án chiếm đoạt tài sản thường bán tài sản chiếm đoạt được
ngay sau khi thực hiện tội phạm nên đa số các trường hợp khám xét chỗ ở của bị
can không thu được tài sản là vật chứng của vụ án. Do đó, truy tìm vật chứng
cần được xác định là 1 biện pháp điều tra khẩn cấp. Trong điều tra các vụ án
này, khi có căn cứ bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì tiến hành luôn biện
pháp khám xét. Chú ý kết hợp công tác truy bắt đối tượng tiêu thụ tài sản do
phạm tội mà có với cơng tác mở rộng truy bắt thủ phạm và ngược lại.
Khi tiến hành hỏi cung bị can trong điều tra vụ án XPSH, nhất là số bị can
là đối tượng có tiền án, tiền sự- chúng đã có kinh nghiệm trong khai cung, điều
tra viên cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, lý lịch bị can để tìm ra những thủ
thuật hỏi cung phù hợp trong từng nội dung, vấn đề cần hỏi đối với từng bị can
trong từng giai đoạn. Những nội dung này cần phải được cụ thể hoá trong kế
hoạch điều tra vụ án. CQĐT phải thường xuyên xây dựng mạng lưới đặc tình
trại tạm giam để nắm diễn biến tư tưởng của bị can, thu thập thông tin phục vụ
hoạt động hỏi cung.
Khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên phải chú ý phát hiện và khai
thác các biểu hiện tâm lý lo sợ của bị can để sử dụng thủ thuật, chiến thuật hỏi
cung cho phù hợp - trong các vụ án có đồng phạm, các bị can thường có tâm lý
lo sợ mình là người bị hỏi cung đầu tiên, và cũng sợ đồng bọn đổ lỗi cho mình.
Trong lần hỏi cung đầu tiên, các điều tra viên nên dùng biện pháp tác động vào
20


tâm lý của bị can làm cho bị can tin rằng các đồng phạm khác đã bị bắt và họ đã

thành khẩn khai báo. Đặc biệt chú ý để khai thác mâu thuẫn giữa các bị can
trong vụ án, các bị can thường đổ lỗi cho nhau.
Điều tra viên cần chú ý thời gian để xây dựng, sử dụng đặc tình trại tạm
giam tiếp cận bị can để nắm diễn biến tư tưởng, thu thập thông tin phục vụ hoạt
động hỏi cung.
Trong quá trình hỏi cung, bên cạnh việc hỏi bị can về diễn biến vụ án và
mục đích phạm tội thì điều tra viên phải chú ý hỏi để làm rõ bước chuẩn bị thực
hiện phạm tội để phục vụ cho yêu cầu mở rộng điều tra vụ án.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục
những hạn chế trong công tác lấy lời khai người bị hại và người làm chứng, điều
tra viên phải chú ý khai thác thơng tin có giá trị đối với việc mở rộng điều tra vụ
án; điều tra viên cần quan tâm những thông tin phục vụ việc củng cố chứng cứ
buộc tội và những chứng cứ chứng minh vơ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm
hình của bị can nhưng phải chú ý thu thập những thông tin về đối tượng mà
người bị hại hoặc nhân chứng nghi là người thực hiện tội phạm làm cơ sở xác
định cũng như phân loại đối tượng nghi vấn. Một điểm đáng chú ý nữa là khi
tiến hành lấy lời khai người bị hại hoặc nhân chứng, các điều tra viên phải căn
cứ vào đặc điểm nhân thân khi muốn triệu tập họ để lấy lời khai làm sao không
ảnh hưởng đến việc làm, kinh doanh,v.v.. của những người này. Cùng với hoạt
động thu thập chứng cứ, điều tra viên phải chú ý sử dụng các biện pháp tác động
tâm lý đối với họ nhằm tạo lòng tin của họ vào kết quả của cuộc điều tra mà
CQĐT đang tiến hành.
Chỉ tiến hành đối chất giữa các bị can để làm rõ những tình tiết liên quan
đến hành vi phạm tội, đến việc tiêu thụ tài sản, ăn chia tài sản,. v.v.. chứ không
tiến hành đối chất để làm rõ số vụ án mà đồng phạm đó đã thực hiện.
Thực tiễn điều tra các vụ án XPSH cho thấy, nếu tiến hành nhận dạng
người để xác định thủ phạm gây án mà khơng có kết quả sẽ kéo theo thái độ
ngoan cố trong khai báo của bị can. Thêm vào đó, đa số người bị hại hoặc người
làm chứng khơng có thơng tin hoặc có ít thơng tin về nhân dạng của thủ phạm và
ln có ác cảm với loại tội phạm này. Vì vậy, chỉ tiến hành nhận dạng người để

xác định thủ phạm gây án khi người bị hại, người làm chứng khai và xác nhận
thông tin về đặc điểm nhân dạng của đối tượng - khi có ít nhất 2 người khai và
xác nhận, khơng tổ chức nhận dạng nếu chỉ có 1 người bị hại hoặc một người
làm chứng và xác nhận. Thơng tin đó phải được điều tra viên kiểm tra các điều
kiện có thể gây ảnh hưởng đến kết quả nhận dạng của họ vào thời điểm xảy ra
vụ án.
Trong trường hợp muốn có thêm thơng tin để xác định đối tượng hiềm
nghi, CQĐT tổ chức cho người bị hại, người làm chứng nhận dạng ảnh của
những đối tượng có tiền án, tiền sự về các hành vi chiếm đoạt tài sản đang được
quản lý trên địa bàn và các địa bàn lân cận, kể cả một số đối tượng trên các địa
bàn khác. Nhưng cần chú ý: Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ
vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó.
21


Biện pháp nhận dạng chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2 người khai và xác
nhận về đối tượng. Khơng tổ chức nhận dạng nếu chỉ có người bị hại hoặc người
làm chứng và xác nhận về đối tượng. Vì đã có nhiều trường hợp nhận dạng sai.
Một số vụ án thủ phạm là người từ nơi khác đến nơi gây án nên người bị hại
hoặc người làm chứng khơng có thơng tin hoặc có ít thơng tin về nhân dạng của
thủ phạm nên hiệu quả nhận dạng rất thấp.
3.2.5. Chấn chỉnh việc tổ chức phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về
TTXH với các lực lượng khác trong điều tra các vụ án XPSH.
Thực tiễn điều tra các vụ án XPSH đã khẳng định: Sự thành công hay thất
bại của công tác điều tra phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của việc lãnh đạo, chỉ
đạo và thực hiện việc phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ của lực lượng
CSND, trong đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH làm nòng cốt. Trong thời
gian qua, các lực lượng được giao nhiệm vụ, phân công trách nhiệm trong hoạt
động phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này cơ bản đã thực hiện tốt theo
sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an cấp trên, các văn bản chỉ đạo của ngành.

Nhưng trong quá trình phối hợp, nhất là giữa các lực lượng nghiệp vụ với lực
lượng CSĐT tội phạm về TTXH, các lực lượng tham gia công tác điều tra các
vụ án xâm phạm sử hữu chưa thường xuyên trao đổi những thông tin cần thiết,
nhất là thơng tin về đối tượng thường ít và tản mạn, ít nhiều làm giảm hiệu quả
trong cơng tác phịng ngừa và điều tra đối với loại tội phạm này. Để nâng cao
hiệu quả của hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sử hữu trong thời gian tới,
theo chúng tôi cần phải tăng cường mối quan hệ phối hợp trên những phương
diện sau:
- Thông qua công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, cơng tác thăm hỏi,
cơng tác quản lý đối tượng, quản lý hộ nhân khẩu, phịng cháy chứa cháy... của
lực lượng Cơng an cơ sở để nắm tình hình những đối tượng có tiền án, tiền sự
với các hành vi chiếm đoạt tài sản trong diện quản lý, những đối tượng có biểu
hiện bất minh về chi tiêu trong sinh hoạt thường ngày để cung cấp những thông
tin cần thiết cho lực lượng trinh sát viên và điều tra viên khi tiến hành công tác
sưu tra trong tiến hành điều tra các vụ án có liên quan đến những đối tượng nói
trên.
- Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã thông qua công tác quản lý địa
bàn và thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, khi phát hiện những băng,
ổ, nhóm tội phạm xâm phạm tài sản có tính chiếm đoạt cần phải phối hợp nhanh
chóng với lực lượng trinh sát hình sự để tiến hành thu thập tài liệu, xác minh
những hoạt động của băng, ổ, nhóm tội phạm này để áp dụng các biện pháp
ngăn chặn khi cần thiết. Đồng thời, giữa lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH
với lực lượng Cảnh sát Khu vực và Công an phụ trách xã phải thường xuyên
trao đổi thông tin cần thiết về những hoạt động của ổ, nhóm tội phạm phục vụ
cho các yêu cầu nghiệp vụ điều tra đề ra.
- Lực lượng CSĐT phải có trách nhiệm thường xun thơng báo thơng tin
về những đối tượng có hành vi phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt đã bị bắt giữ
nhưng đã đình chỉ điều tra hoặc bị xử lý hành chính cho lực lượng Cơng an
phường, xã nơi đối tượng cư trú biết để theo dõi, quản lý đưa vào diện sưu tra.
22



- Khi lực lượng trinh sát đề nghị công an phường, xã cung cấp thông tin về
đối tượng sưu tra thuộc địa bàn quản lý hoặc thực hiện những biện pháp nghiệp
vụ cần thiết đối với đối tượng bị nghi thực hiện tội phạm thì Cơng an các
phường, xã nơi quản lý đối tượng phải có ý thức nâng cao trách nhiệm trong
việc thực hiện yêu cầu này.
- Thông qua cơng tác điều tra theo TTHS, CQĐT phải có trách nhiệm phối
hợp với lực lượng Công an cơ sở và trinh sát hình sự mở rộng diện đối tượng
khai thác, phát hiện những đối tượng có liên quan đến các đối tượng phạm tội,
đồng thời cung cấp cho lực lượng trinh sát hình sự những thơng tin cần thiết về
các đối tượng liên quan để tiến hành công tác sưu tra, phát hiện tội phạm.
- Trong những trường hợp tiến hành các hoạt động điều tra như: áp dụng
các biện pháp ngăn chặn, khám xét, khám nghiệm hiện trường để đảm bảo đúng
thủ tục pháp luật cũng như tạo điều kiện cho việc thu thập chứng cứ, tìm rõ tội
phạm và thực hiện hành vi phạm tội; giữa lực lượng Điều tra viên, trinh sát viên
và Công an cơ sở phải có sự phối hợp chặt chẽ, khơng được coi nhẹ sự phối hợp
tham gia của các chủ thể.
- Theo thẩm quyền điều tra của mình, lực lượng trinh sát viên trong quá
trình tham gia hoạt động điều tra phải có trách nhiệm phối hợp và cung cấp
những thơng tin mà mình biết về vụ án, để lực lượng Điều tra viên biết để tiến
hành thu thập hoặc phối hợp tiến hành các biện pháp chuyển hoá tài liệu trinh
sát thành chứng cứ theo đúng qui định. Trong trường hợp này lực lượng điều tra
viên không được từ chối yêu cầu phối hợp của lực lượng trinh sát.
- Trong trường hợp có quyết định xác lập chuyên án trinh sát thì điều tra
viên phải trực tiếp tham gia hoặc phải phối hợp, cung cấp cho lực lượng trinh sát
biết những thơng tin để thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành chuyên
án theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT với trại tạm giam, nhà tạm giữ: Khi
tiến hành giam giữ, CQĐT phải bàn bạc, thống nhất với lãnh đạo trại tạm giam,

nhà tạm giữ trong việc sắp xếp, bố trí hợp lý, chống thông cung và thực hiện các
yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động điều tra như bố trí đặc tình trại giam, bố trí
cài đặt các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ... Khi thực hiện các công việc này phải
đảm bảo u cầu bí mật thì mới có hiệu quả.
- Đối với lực lượng kỹ thuật hình sự phải cố gắng đáp ứng yêu cầu giám
định của Cơ quan CSĐT một cách nhanh chóng, kịp thời; mặt khác, điều tra
viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng mọi biện pháp hợp pháp, nhanh
chóng thu thập mẫu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người giám định trong
việc đưa ra kết quả chính xác, kịp thời.
Tóm lại: Để mối quan hệ phối hợp trên đây phục vụ tốt cho hoạt động điều
tra, khám phá tội phạm cần phải xây dựng, quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp,
trách nhiệm của mỗi lực lượng tham gia trong quá trình điều tra tội phạm. Có
như vậy mới tạo được sự đồng bộ, thống nhất.
Ngoài các mối quan hệ như đã trình bày ở trên, quá trình điều tra vụ án
XPSH cần có nhiều mối quan hệ khác với một số lực lượng khi có yêu cầu đặt
ra. Như mối quan hệ với lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ trong việc cài đặt các thiết
23


bị đặc biệt để kiểm soát, theo dõi di biến động, trạng thái tâm lý của đối tượng
nghi vấn; mối quan hệ với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc phát hiện,
bắt giữ đối tượng nghi vấn... Nhìn chung, quá trình tiến hành các hoạt động điều
tra tội phạm cần thiết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất giữa các lực lượng
tham gia. Có như vậy mới tạo ra sự phối hợp đồng bộ để giải quyết các yêu cầu
điều tra hiện tại cũng như góp phần cho việc đề ra các giả thuyết, kế hoạch điều
tra thích hợp để giai đoạn tiếp theo đạt kết quả tốt.

24



KẾT LUẬN
Hoạt động điều tra khám phá các tội phạm XPSH là một vấn đề khó khăn,
phức tạp. Trong thời gian qua, kết quả điều tra khám phá loại tội phạm này cịn
thấp. Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng hoạt động điều tra khám phá các tội
phạm XPSH một cách toàn diện nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích, đồng
thời thấy được những sơ hở thiếu sót cũng như những vướng mắc và nguyên
nhân của nó là rất cần thiết.
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu chúng tơi mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án XPSH bao gồm các nhóm
giải pháp chung như: Giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật, tinh thần trách
nhiệm trong đấu tranh chống tội phạm; Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật,
nội quy bảo vệ. Và các giải pháp cụ thể: Tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản;
Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ điều tra và cán bộ cơ sở; Tiếp tục kiện
toàn tổ chức cơ quan chống tội phạm XPSH; Nâng cao chất lượng thu thập,
nghiên cứu, đánh giá chứng cứ để xây dựng kế hoạch điều tra các vụ án XPSH.
Chấn chỉnh việc tổ chức phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH với
các lực lượng khác trong điều tra các vụ án XPSH.
Với những nội dung nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận
không thể khái quát hết được thực trạng cũng như đề ra những giải pháp xác với
thực tế về công tác điều tra khám phá các vụ án về tội phạm xâm phạm trật tự sở
hữu, những vấn đề cần chứng minh trong các vụ an xâm phạm sở hữu, mong
thầy góp ý chỉnh sửa thêm.

25


×