Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của kiểm toán nhà nước 25 năm qua - kết quả và giải pháp thực hiện thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.45 KB, 5 trang )

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỢNG CỦA KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC 25 NĂM QUA - KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN THỜI GIAN TỚI
TS. Nguyễn Hữu Hiểu*

T

rong những năm qua, hoạt động kiểm tốn của Kiểm tốn nhà nước đã đạt được những
thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại tài chính cơng, xây dựng
nền tài chính quốc gia minh bạch. Đóng góp vào thành tựu trên một phần là do Kiểm
tốn nhà nước ln quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm tốn viên cao về nghiệp
vụ chun mơn, vững vàng về đạo đức; liêm chính, trung thực, bản lĩnh, và trách nhiệm trong thực thi
nghề nghiệp kiểm tốn. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm tốn nhà nước (do Trường Đào tạo và
Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tốn thực hiện) khơng chỉ cung cấp những kiến thức chun mơn nền tảng
và đào tạo theo ngạch, bậc mà còn bồi dưỡng kỹ năng chun sâu theo từng lĩnh vực kiểm tốn để hình
thành năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ kiểm tốn viên đáp ứng u cầu phát triển Kiểm tốn nhà nước
trong các thời kỳ.
Từ khóa: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm tốn nhà nước.
Training activities of State Audit of Vietnam in the past 25 years - results and solutions for the
upcoming time
Over the years, the audit activities of the State Audit of Vietnam have achieved important achievements,
contributing to speeding up the process of public finance restructuring, building a transparent national
finance. To achieve the above achievements, the State Audit of Vietnam has always paid attention to training its
auditors with high professional quality and firm ethics; integrity, honesty, and responsibility in implementing
auditing profession. Training and retraining activities of the State Audit of Vietnam (conducted by the Audit
Training Institute) provide not only professional knowledge of foundation and training according to ranks
and grades but also specialized skilled in each field of audit to form the professional capacity for auditors to
meet the requirements of the State Audit of Vietnam during the periods.
Keywords: Training activities of State Audit of Vietnam.


1. Những kết quả chủ yếu trong hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng kiểm tốn viên nhà nước 25
năm qua
Cùng với q trình xây dựng và phát triển Kiểm
tốn nhà nước, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiểm
tốn viên được triển khai và đạt được nhiều kết quả
tích cực thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Một là, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng góp
phần hình thành cơ cấu đội ngũ kiểm tốn viên
nhà nước.
* Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tốn
28

Số 140 - tháng 6/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

Kiểm tốn nhà nước phát triển khơng có đơn
vị tiền thân. Lực lượng lao động (kiểm tốn viên)
dần dần được hình thành và lớn mạnh. Hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng từ những năm đầu thành lập
Ngành đến nay đã góp phần quan trọng hình thành
cơ cấu thứ bậc về năng lực và trình độ chun mơn,
nghiệp vụ của Kiểm tốn viên nhà nước theo các
ngạch: Kiểm tốn viên dự bị (trước năm 2016),
Kiểm tốn viên, Kiểm tốn viên chính, và Kiểm
tốn viên cao cấp. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng cũng góp phần hình thành đội ngũ kiểm
tốn viên chun sâu theo lĩnh vực: Kiểm tốn



ngân sách bộ, cơ quan trung ương; kiểm toán ngân
sách địa phương; kiểm toán doanh nghiệp; kiểm
toán dự án đầu tư xây dựng công trình; kiểm toán
các tổ chức tài chính - ngân hàng; kế hoạch, tổng
hợp kết quả kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm
toán… hay chuyên sâu theo loại hình kiểm toán:
Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính, kiểm toán
hoạt động.
Hai là, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng luôn được
coi trọng và đảm bảo, gắn với sự gia tăng về số
lượng đào tạo.
Số lượng kiểm toán viên của Kiểm toán nhà
nước được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu
phát triển nhân lực của Ngành. Theo số liệu thống
kê của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ
kiểm toán, tính từ khi thành lập đến hết năm
2018, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn kiểm toán theo chương
trình ngạch, bậc kiểm toán viên nhà nước cho
hơn 3.000 lượt học viên và bồi dưỡng kiến thức bổ
trợ chuyên ngành phục vụ hoạt động kiểm toán
và kiến thức, kỹ năng làm việc, quản lý cho hơn
15.000 lượt học viên.
Gắn với sự gia tăng về số lượng, Kiểm toán nhà
nước luôn chú trọng các giải pháp để kiểm soát và
nâng cao chất lượng đào tạo. Các khóa đào tạo,
bồi dưỡng được quan tâm, chuẩn bị chu đáo từ

khâu xây dựng kế hoạch, mời giảng viên, chuẩn

bị tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Công tác
quản lý đào tạo ngày một hoàn thiện và nâng cao
tính chuyên nghiệp. Các lớp học được tổ chức và
quản lý chặt chẽ, có sự phối hợp tốt giữa Trường
Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Vụ Tổ
chức cán bộ cũng như các đơn vị có công chức đi
học. Giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên
thỉnh giảng) là những người có trình độ, am hiểu
về lý luận, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có khả
năng giải quyết các vấn đề học viên quan tâm. Nội
dung đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú, bám
sát các chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước; các định hướng, chỉ đạo
về hoạt động chuyên môn kiểm toán của Ban Cán
sự Đảng, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước; các vấn
đề thực tiễn mang tính thời sự được Quốc hội,
Chính phủ và xã hội quan tâm. Các khóa đào tạo,
bồi dưỡng cơ bản phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
của từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp
kiểm toán của người học.
Có thể khẳng định, công tác đào tạo, bồi dưỡng
của Kiểm toán nhà nước do Trường Đào tạo và Bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện đã có những
bước chuyển biến tích cực, phát triển cả về lượng
và chất, đóng góp to lớn vào việc nâng cao trình độ,
kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội
ngũ kiểm toán viên.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019

29



KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Ba là, hệ thống tài liệu giảng dạy ngày càng hồn
thiện, phục vụ cơng tác đào tạo và nghiên cứu.

Bốn là, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng,
đáp ứng nhu cầu của học viên.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được
triển khai thực hiện cơ bản đáp ứng nhiệm vụ của
Ngành trong từng giai đoạn. Giai đoạn đầu (trước
khi Luật Kiểm tốn nhà nước 2005 có hiệu lực),
chủ yếu tập trung đào tạo các vấn đề nền tảng về
hoạt động chun mơn kiểm tốn để trang bị cho
kiểm tốn viên kiến thức về chun mơn, nghiệp vụ
kiểm tốn (kiểm tốn căn bản, kiểm tốn nâng cao,
chuẩn mực, quy trình, phương pháp kiểm tốn...).
Giai đoạn sau (từ năm 2006 - nay), tập trung đào
tạo, bồi dưỡng các ngạch kiểm tốn viên để đáp
ứng u cầu về chun mơn, nghiệp vụ theo tiêu
chuẩn các ngạch kiểm tốn viên nhà nước của Luật
Kiểm tốn nhà nước và kiến thức, kỹ năng kiểm
tốn các lĩnh vực chun sâu. Đặc biệt, trong giai
đoạn 5 năm gần đây, hệ thống tài liệu giảng dạy
được hồn thiện theo hướng phân thành 02 phân
hệ chương trình phù hợp với đặc thù Kiểm tốn
viên nhà nước vừa hoạt động nghề nghiệp kiểm
tốn nhưng cũng là cơng chức nhà nước:


Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm tốn
nhà nước được tổ chức đa dạng, đáp ứng nhu cầu
của người học với các hình thức đào tạo phù hợp
với tính chất, nội dung đào tạo. Hình thức đào tạo
tập trung được áp dụng nhằm truyền tải hệ thống
kiến thức hồn chỉnh và trong khoảng thời gian
tương đối dài cho kiểm tốn viên. Hình thức đào
tạo trực tuyến thơng qua các phương tiện hỗ trợ
như máy tính, internet... nhằm cung cấp thơng tin,
kiến thức cho số đơng trong một khoảng thời gian
ngắn. Bên cạnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ kiểm tốn viên, Kiểm tốn nhà nước cũng cử
cơng chức, viên chức tham gia lớp học do các cơ sở
ngồi Kiểm tốn nhà nước tổ chức: Bồi dưỡng các
ngạch quản lý nhà nước; bồi dưỡng kỹ năng quản
lý, lãnh đạo cấp vụ; cao cấp lý luận chính trị; bồi
dưỡng tiếng Anh chun ngành; đào tạo chứng chỉ
kiểm tốn quốc tế ACCA, CPA... Nhờ đa dạng hóa
hình thức đào tạo mà nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng của kiểm tốn viên được đáp
ứng một cách tối đa và đạt hiệu quả thiết thực.

Phân hệ 1. Đào tạo, bồi dưỡng nghề, gồm có: (i)
Các chương trình đào tạo ngạch bậc kiểm tốn viên
nhà nước (gồm 4 chương trình: Tiền kiểm tốn viên,
Kiểm tốn viên, Kiểm tốn viên chính và Kiểm tốn
viên cao cấp); (ii) các chương trình bồi dưỡng kỹ
năng kiểm tốn theo lĩnh vực (ngân sách nhà nước,
doanh nghiệp, dự án đầu tư xây dựng cơng trình, và

các tổ chức tài chính - ngân hàng), mỗi lĩnh vực có
3 cấp độ I, II, và III; (iii) các chương trình bồi dưỡng
kiểm tốn chun sâu về nợ cơng, thuế, mơi trường,
cơng nghệ thơng tin, chương trình mục tiêu quốc
gia, tài ngun khống sản, đất đai...
Phân hệ 2. Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, gồm
có: (i) Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý
nhà nước các ngạch; (ii) Chương trình bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý (cấp phòng,
cấp vụ); (iii) Chương trình cập nhật kiến thức hàng
năm cho cơng chức nhà nước.
Các phân hệ được tổ chức song song, nhưng bổ
sung, tương hỗ nhằm hình thành năng lực chun
mơn và bản lĩnh nghề nghiệp cho kiểm tốn viên
nhà nước.
30

Số 140 - tháng 6/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

2. Một số hạn chế trong hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng
Tuy đạt được những kết quả nói trên, nhưng
nhìn chung, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của
Kiểm tốn nhà nước còn bộc lộ một số hạn chế.
(1) Đánh giá một cách khách quan, cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng chưa thật sự bài bản, chưa đưa ra
được các định hướng lâu dài mang tính chiến lược.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng chưa

thật bám sát thực tiễn hoạt động kiểm tốn, do đó,
còn có những lúng túng nhất định trong q trình
triển khai nhiệm vụ.
(2) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng
mặc dù đã có nhiều cố gắng đổi mới nhưng vẫn
chưa đáp ứng tốt nhất cho từng đối tượng đào
tạo, bồi dưỡng trên các lĩnh vực chun mơn khác
nhau. Hệ thống tài liệu giảng dạy chưa có tính ổn
định bởi hàm lượng khoa học nền tảng chưa cao,
chưa trở thành tài liệu tham khảo tốt phục vụ việc
hoạch định cơ chế, chính sách do chủ yếu được
biên soạn cho bồi dưỡng ngắn hạn.


(3) Công tác tổ chức, quản lý các lớp học mặc
dù đã có nhiều cải tiến song vẫn còn những hạn
chế nhất định: Quy mô một số lớp học lớn; ý thức
tham gia đào tạo của một số học viên đôi lúc chưa
thật sự nghiêm túc... Việc phân loại học viên chưa
được quan tâm dẫn đến hiện tượng trình độ không
đồng đều trong cùng một lớp học, ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo.
(4) Chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ
hữu đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng phục vụ
công tác đào tạo, bồi dưỡng. Yêu cầu đối với giảng
viên tham gia giảng dạy phải là những cán bộ có
trình độ chuyên môn cao, am hiểu lý luận, nhiều
kinh nghiệm thực tiễn và biết vận dụng lý luận
để giải quyết các vấn đề thực tế về chuyên môn,
nghiệp vụ kiểm toán. Mô hình “Trường” như hiện

tại gặp khó khăn trong việc thu hút nhân sự có chất
lượng cao trở thành giảng viên cơ hữu cho Trường.
(5) Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hiện chủ yếu
là đào tạo, bồi dưỡng trong ngành và cung cấp dịch
vụ đào tạo ngắn ngày kiến thức kiểm toán, quản
lý tài chính theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân
ngoài Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước
(Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm
toán) chưa thực hiện đào tạo cấp văn bằng các
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (do chưa đáp ứng
yêu cầu pháp lý) để qua đó chuyển giao và lan tỏa
rộng rãi hơn công nghệ kiểm toán, kế toán, quản lý
tài chính mang tính đặc thù riêng có của Kiểm toán
nhà nước cho xã hội.
3. Giải pháp tăng cường hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó góp
phần phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán
nhà nước đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển
của Ngành, một số giải pháp cơ bản mang tính chất
định hướng như sau:
Thứ nhất, hình thành triết lý đào tạo, bồi dưỡng
kiểm toán viên nhà nước
Triết lý đào tạo, bồi dưỡng là những phương
hướng, định hướng chủ đạo vận hành cho hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng. Triết lý đào tạo, bồi
dưỡng là mục tiêu, hướng đích cần đạt được. Hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước
cần được thực hiện theo chủ thuyết nhất định

để tạo lập sự thống nhất trong các hoạt động có
liên quan, từ đó đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng. Trong điều kiện thực tiễn của Kiểm toán
nhà nước và phù hợp với đặc thù nghề nghiệp kiểm
toán, Kiểm toán nhà nước xác định triết lý đào tạo,
bồi dưỡng kiểm toán viên là “Học, Hành, và Trách
nhiệm”. Mỗi Kiểm toán viên nhà nước cần xây
dựng mục tiêu học tập, rèn luyện để không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn. Học tập được thực
hiện mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời. Đào tạo,
bồi dưỡng cần gắn với vị trí công việc, gắn với thực
hành. Học để làm việc và làm việc cũng chính là
quá trình học tập. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
cũng hướng đích rèn luyện đạo đức nghề nghiệp
kiểm toán; thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng
mỗi Kiểm toán viên nhà nước hình thành ý thức
trách nhiệm đối với công việc, đối với Ngành và
đối với xã hội.
Thứ hai, nâng cao chất lượng lập kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng trung hạn
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trung hạn (3 năm)
cần bám sát mục tiêu chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của Ngành và đưa ra được bức tranh
tổng thể về quan điểm đào tạo, bồi dưỡng của
Kiểm toán nhà nước trong mỗi giai đoạn cụ thể.
Kế hoạch trung hạn đồng thời là cơ sở, căn cứ xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, và
là định hướng tốt cho các đơn vị trực thuộc Kiểm
toán nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo
của mình phù hợp với kế hoạch chung của Ngành,

tránh trùng lắp hoặc không bao quát hết nội dung
đào tạo cần thiết. Bản Kế hoạch trung hạn sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt được công bố
rộng rãi để các đơn vị, cá nhân biết và triển khai. Kế
hoạch trung hạn được lập hàng năm cho thời gian
3 năm và triển khai theo phương thức cuốn chiếu.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
hàng năm phù hợp kế hoạch đào tạo trung hạn đã
được phê duyệt
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm phải
dựa trên mục tiêu, định hướng của kế hoạch trung
hạn, sát với nhu cầu thực tiễn của Ngành và đảm
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019

31


KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

bảo các tiêu chí của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
năm (số lớp, đối tượng tham gia, số lượng học viên,
lịch học, kinh phí, địa điểm...). Để hạn chế nhược
điểm thường hay mắc phải là bản kế hoạch đào tạo
hàng năm khơng sát với thực tiễn do các đơn vị
chưa chú trọng đề xuất nhu cầu đào tạo có thực,
Kiểm tốn nhà nước sớm xây dựng và đưa vào sử
dụng phần mềm quản trị nguồn nhân lực với trung
tâm là quản trị nhân sự gắn với đó là các phân hệ có
liên quan, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng. Hệ thống
phần mềm cho phép trích xuất lịch sử đào tạo của

từng kiểm tốn viên bao gồm những mảng kiến
thức đã được tích lũy và những mơn học cần tiếp
tục được đào tạo. Trên cơ sở thơng tin từ hệ thống
cùng với kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo, đơn vị
chức năng có cơ sở, dữ liệu tốt phục vụ cơng tác xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm sát với
thực tiễn của Ngành, của các đơn vị. Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng hàng năm của Kiểm tốn nhà nước
cần được cơng bố sớm để các đơn vị chủ động xây
dựng kế hoạch của mình và các cá nhân bố trí thời
gian tham gia đào tạo trên cơ sở hồn thành nhiệm
vụ chun mơn được giao.
Thứ tư, nâng cao nhận thức về vai trò của đào
tạo, bồi dưỡng trong tồn Ngành và xây dựng văn
hóa học tập suốt đời của các Kiểm tốn viên, trong
đó đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cần được khẳng
định có vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển của
Kiểm tốn nhà nước. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
được đề cao là điều kiện quan trọng triển khai xây
dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo,
đồng thời cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng của Ngành.
Thủ trưởng các đơn vị cần tạo điều kiện tối đa
để kiểm tốn viên của đơn vị tham gia các lớp đào
tạo, bồi dưỡng do Ngành tổ chức. Bên cạnh đó,
khuyến khích Kiểm tốn viên nâng cao tinh thần
tự học, tự đào tạo, đặc biệt là tự hồn thành kiến
thức cơ bản hiện đang được xã hội cung cấp có chất

lượng tốt. Tự học, tự đào tạo đã được đề cập trong
Chuẩn mực Kiểm tốn nhà nước số 30 - Bộ quy tắc
đạo đức nghề nghiệp, nhưng sẽ hiệu quả hơn khi

32

Số 140 - tháng 6/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

trở thành văn hóa học tập của Kiểm tốn viên nhà
nước. Góp phần vào q trình hình thành và phát
triển văn hóa tự học và học tập suốt đời là sự nêu
gương của các cấp lãnh đạo. Mỗi cơng chức giữ vị
trí lãnh đạo cần đề cao tinh thần tự học, tự hồn
thiện kiến thức, kỹ năng phù hợp vị trí cơng việc, từ
đó tạo sức lan tỏa và khuyến khích, động viên các
kiểm tốn viên nhà nước đẩy mạnh phong trào tự
học, tự đào tạo.
Thứ năm, xây dựng Học viện Kiểm tốn với lộ
trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của Kiểm
tốn nhà nước.
Phát triển Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp
vụ kiểm tốn trở thành Học viện Kiểm tốn là hết
sức cần thiết trong điều kiện hiện nay cũng như
đáp ứng u cầu trong tương lai. Học viện Kiểm
tốn sẽ góp phần nâng cao vị thế và tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc phát triển nguồn nhân lực
của Kiểm tốn nhà nước. Việc thành lập Học viện
Kiểm tốn cũng đáp ứng nhu cầu tiếp cận cơng

nghệ kiểm tốn, kỹ năng quản lý tài chính tiên tiến
của xã hội thơng qua đào tạo cấp văn bằng trình độ
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đồng thời là giải pháp tốt tạo
lập đội ngũ giảng viên chun nghiệp, có trình độ
chun mơn phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực chất lượng cao của Kiểm tốn nhà
nước. Thành lập và triển khai hoạt động đào tạo
theo mơ hình Học viện Kiểm tốn phải đáp ứng
nhiều u cầu mang tính kỹ thuật theo quy định
của Nhà nước, do vậy cần có lộ trình thực hiện
phù hợp với điều kiện thực tiễn của Kiểm tốn nhà
nước và nhu cầu của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Kiểm tốn nhà nước số 09/2015/L-CTN
ngày 8/7/2015;
2. Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày
19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành Chiến lược phát triển Kiểm tốn
nhà nước đến năm 2020.
Ngày nhận bài: 21/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019



×