Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát huy hiệu lực của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.83 KB, 5 trang )

PHÁT HUY HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
TÀI CHÍNH CÔNG, TÀI SẢN CÔNG

T

PGS,TS. Đinh Trọng Hanh*

heo thơng lệ quốc tế, Kiểm tốn nhà nước (KTNN) được xác định là “cơ quan kiểm tốn tối
cao” của nhà nước, với ngun tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động kiểm tốn là “độc lập và
chỉ tn theo pháp luật”. Luật KTNN và các quy định cụ thể của hệ thống các quy phạm
pháp luật về KTNN của Việt Nam đã tạo lập địa vị pháp lý, xác định chức năng, ngun tắc
hoạt động, tổ chức bộ máy để KTNN trở thành một cơng cụ mạnh trong hệ thống các cơng cụ kiểm sốt
quyền lực. Bài viết này tiếp cận vai trò của KTNN trên góc độ là một cơng cụ có hiệu lực của Nhà nước
trong kiểm sốt quyền lực quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng.
Từ khóa: Kiểm tốn nhà nước, kiểm sốt quyền lực.
Promoting effeciency of the state audit of Vietnam in power control, management and use of public
finance and property
According to international practice, the State Audit is defined as the state’s “supreme audit body”, with the
basic principle of organization and audit activity being “act independently and obey the law only”. The State
Audit Law and the specific provisions of the system of legal regulations on State Audit of Vietnam (SAV)
have established legal status, defined functions, operational principles, organizational structure to become
a strong tool in power control tools system. This article approaches the role of SAV in terms of being an
effective tool of the State in controlling the power of managing and using public finance and public property.
Keywords: State Audit, power control.
1. Kiểm tốn nhà nước, cơng cụ kiểm sốt quyền
lực quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng
1.1. Khái niệm kiểm sốt quyền lực
Từ góc độ quản lý, kiểm sốt là chức năng quan
trọng của nhà quản lý nhằm thu thập thơng tin về
các q trình, hiện tượng đang diễn ra trong một


tổ chức để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp
để thực hiện được mục tiêu hoạt động của tổ chức.
Tính chất quan trọng của kiểm sốt được thể hiện
ở cả hai mặt: Một mặt, kiểm sốt là cơng cụ quan
trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và
có biện pháp điều chỉnh; mặt khác, thơng qua kiểm
sốt, phát hiện những hạn chế, yếu kém để có biện
pháp khắc phục, các hoạt động sẽ được thực hiện
tốt hơn.
Khi đề cập đến quyền lực có nghĩa là nói đến
việc phân giao quyền hạn và trách nhiệm cho một
cơ quan, tổ chức nhất định. Quyền hạn và trách

nhiệm giao cho một cơ quan, tổ chức phải có sự
tương xứng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ
của cơ quan, tổ chức đó. Kiểm sốt quyền lực là
sự kiểm sốt của một chủ thể với một khách thể
trong q trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm nhằm đảm bảo cho khách thể thực
hiện được mục tiêu của hoạt động.
Quyền lực quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài
sản cơng là phần quan trọng của quyền lực kinh
tế của Nhà nước. Quốc hội phân định quyền lực
quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng cho
hệ thống các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp
và các tổ chức được sử dụng tài chính cơng, tài
sản cơng.
Để đảm bảo hiệu lực của chức năng kiểm sốt
hoạt động kinh tế ngày càng phức tạp, thì mỗi tổ
chức, mỗi hệ thống cần tổ chức thực hiện cả 2 loại

hoạt động kiểm sốt là nội kiểm và ngoại kiểm. Nội

* Chun gia
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN Số 138 - tháng 4/2019

19


Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

kiểm là hoạt động kiểm sốt của chủ thể quản lý
(là cơ quan, tổ chức hoặc một hệ thống tổ chức)
đối với các khách thể quản lý là các bộ phận của
cùng một hệ thống quản lý, được giao quản lý, sử
dụng tài chính cơng, tài sản cơng; nội kiểm là hoạt
động cần có, vốn có của một tổ chức. Ngoại kiểm
là hoạt động kiểm sốt từ chủ thể kiểm sốt độc
lập, từ bên ngồi đối với một hệ thống quản lý, sử
dụng tài chính, tài sản cơng; ngoại kiểm là cơng cụ
đảm bảo sự kiểm sốt khách quan, giảm thiểu rủi
ro kiểm sốt.
1.2. Sự tha hóa quyền lực
Khi phân giao quyền hạn và trách nhiệm ln
tồn tại khả năng quyền lực bị tha hóa. Tha hóa
quyền lực là việc thực hiện khơng đúng, khơng
đầy đủ, khơng hết hoặc vượt q quyền lực được
trao trong q trình thực thi chức trách, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Tha hóa quyền lực làm biến
tướng bản chất, mục đích của quyền lực; quyền lực
khơng được thực hiện vì mục đích chung, vì lợi ích

chung, vì lợi ích của nhân dân, mà thực hiện vì mục
đích của “nhóm lợi ích”, vì lợi ích của cá nhân.
Trong quản lý tài chính cơng, tài sản cơng, sự
tha hóa quyền lực sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng:
Khơng thực hiện được mục tiêu của tổ chức, lãng
phí, tham nhũng… làm suy yếu quyền lực nhà nước
và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nhà nước sử
dụng nhiều cơng cụ để kiểm sốt quyền lực quản
20

Số 138 - tháng 4/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng, trong đó có
cơng cụ KTNN.
1.3. Cơ sở của hoạt động kiểm sốt quyền lực
trong quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng
của Kiểm tốn nhà nước
Địa vị pháp lý của KTNN
KTNN là cơ quan độc lập do Quốc hội thành
lập, hoạt động độc lập và chỉ tn theo pháp luật.
Đây là thể hiện sự phân quyền trong hệ thống các
cơ quan nhà nước. Để thực hiện được thẩm quyền
của mình, KTNN phải được Nhà nước xác lập địa
vị pháp lý thích hợp, đó là có vị trí độc lập với hệ
thống các cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng
tài chính cơng, tài sản cơng; trên cơ sở đó, KTNN
được độc lập về tổ chức, tài chính, phương thức
tổ chức hoạt động và phương pháp nghiệp vụ để

đảm bảo thực hiện được mục đích, nhiệm vụ và
vai trò của mình trong kiểm sốt tài chính cơng, tài
sản cơng. KTNN thực hiện kiểm sốt (theo phương
pháp kiểm tốn) theo 2 ngun tắc cơ bản: i) Độc
lập và chỉ tn theo pháp luật; ii) Trung thực, khách
quan, cơng khai, minh bạch.
Chức năng và phạm vi và các cơng cụ, phương
pháp kiểm sốt của KTNN
KTNN thực hiện 3 chức năng cơ bản là: Kiểm
tra; Đánh giá và xác nhận và Tư vấn đối với hoạt
động quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản


công. Phạm vi hoạt động kiểm toán của KTNN
là không giới hạn: Đối với mọi cơ quan, tổ chức
và với mọi hoạt động quản lý, sử dụng tài chính
công, tài sản công.
Để thực hiện các chức năng của mình, KTNN
phải sử dụng các công cụ nhất định, trong đó các
công cụ chủ yếu gồm: i) Pháp luật; ii) Tổ chức - nhân
sự; iii) Quản lý (kế hoạch, tổ chức, điều hành; kiểm
tra - kiểm soát kiểm toán); iv) Kiểm soát độc lập.
2. Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm
soát quyền lực quản lý, sử dụng tài chính công,
tài sản công
KTNN là công cụ ngoại kiểm nhằm kiểm soát
quyền lực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản
công của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Như
vậy, về phạm vi tác động, hoạt động kiểm toán của
KTNN sẽ tác động đến hoạt động quản lý tài chính

công, tài sản công ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô. Vai
trò kiểm soát quyền lực đối với các chủ thể quản
lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thể hiện ở
những nội dung chính sau đây:
2.1. Tác động đến sự đảm bảo hiệu lực quản lý,
sử dụng tài chính công, tài sản công
Đảm bảo hiệu lực quản lý luôn là mục tiêu
xuyên suốt và quan trọng nhất của hoạt động kiểm
toán của KTNN. Thông qua việc kiểm tra quá trình
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của
các cơ quan, tổ chức, KTNN đánh giá tính hiệu lực
của việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính,
tài sản công theo từng lĩnh vực, tại các cấp chính
quyền nhà nước, của đơn vị; từ đó, đánh giá về
năng lực của bộ máy quản lý, đưa ra ý kiến tư vấn
cho mỗi cấp chính quyền, mỗi đơn vị trong việc
thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện
được mục tiêu hoạt động của cơ quan, tổ chức.
2.2. Cung cấp thông tin về quản lý, sử dụng
tài chính công, tài sản công tin cậy, phục vụ cho
quản lý
Thông tin là điều kiện để đảm bảo việc đưa ra
các quyết định quản lý tài chính công, tài sản công
của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước một cách
đúng đắn. Thông tin kiểm toán không chỉ là số liệu
về tài chính, kế toán mà còn gồm (quan trọng hơn)
là những thông tin có cơ sở (bằng chứng kiểm toán)

phân tích, đánh giá, tư vấn mang tính khách quan,
chuyên nghiệp của KTNN để đánh giá các hoạt

động tích cực, hiệu quả, các hoạt động hạn chế, yếu
kém để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông tin
kiểm toán của KTNN đảm bảo tính khách quan,
trung thực và có tính chuyên nghiệp nên có giá trị
tư vấn cao trong quản lý.
2.3. Góp phần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật
về quản lý tài chính công, tài sản công, chống tha
hóa quyền lực
Việc KTNN thông qua hoạt động kiểm toán tác
động đến đảm bảo hiệu lực pháp luật trong quản lý,
sử dụng tài chính công, tài sản công được thể hiện
trên cả 2 mặt: i) Qua kết quả kiểm toán, phát hiện,
đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý, ngăn chặn vi
phạm pháp luật; ii) Qua phân tích, đánh giá hiệu
lực của việc áp dụng pháp luật, phát hiện các quy
định không còn hợp lý, thiếu hiệu lực thực tiễn... để
kiến nghị với Nhà nước có sự điều chỉnh, thay đổi;
từ đó, góp phần tăng cường hiệu lực của hệ thống
pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài
sản công.
2.4. Tác động đến sự đảm bảo quản lý, sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính công, tài
sản công
Qua hoạt động kiểm toán, KTNN phát hiện
những khu vực, những bộ phận có vấn đề trong
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công không
đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả; phân tích các
nguyên nhân; đánh giá hậu quả, đề xuất giải pháp
khắc phục và nâng cao tính tiết kiệm, hiệu quả
trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Tuy nhiên, KTNN không có mục tiêu phát hiện ra
mọi hạn chế, yếu kém trong quản lý tại mọi đơn vị
được kiểm toán mà lựa chọn, phát hiện ra những
hạn chế, yếu kém “trọng yếu” hoặc phổ biến để
kiến nghị với các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng
tài chính công, tài sản công thực hiện giải pháp
khắc phục.
2.5. Tư vấn cho các cơ quan, tổ chức hoàn thiện
hệ thống kiểm toán nội bộ để nâng cao hiệu lực
quản lý
Hoạt động kiểm toán của KTNN không chỉ
nhằm phát hiện ra những sai phạm, yếu kém trong
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại các
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

21


Kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

cơ quan, tổ chức của Nhà nước, mà hơn nữa, cơng
việc có tầm quan trọng, lâu dài hơn, đó là phát hiện
những sai phạm, yếu kém, hạn chế của hệ thống
kiểm sốt nội bộ của đơn vị để đưa ra ý kiến tư vấn
cho đơn vị nhằm khơng ngừng hồn thiện, nâng
cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm sốt nội
bộ của đơn vị; từ đó, nâng cao hiệu lực quản lý, sử
dụng tài chính cơng, tài sản cơng tại từng đơn vị
được kiểm tốn.
Như vậy, về tổng quan, KTNN là cơng cụ của

Nhà nước để thực hiện kiểm tra việc quản lý, sử
dụng tài chính cơng, tài sản cơng; với vị trí là cơ
quan kiểm tra độc lập, “ngoại kiểm”, tác động tồn
diện, cả ở phạm vi quản lý tài chính cơng vĩ mơ và
vi mơ, KTNN là cơng cụ rất quan trọng của Nhà
nước trong kiểm sốt quyền lực quản lý, sử dụng tài
chính cơng, tài sản cơng.
3. Những vấn đề và giải pháp tăng cường hiệu
lực của Kiểm tốn nhà nước trong kiểm sốt quyền
lực quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng
Với gần 25 năm hình thành và phát triển,
KTNN đã dần khẳng định được vai trò của mình
trong kiểm sốt quyền lực quản lý, sử dụng tài
chính cơng, tài sản cơng. Vị trí pháp lý của KTNN
ngày càng độc lập; pháp luật về KTNN ngày càng
phù hợp với u cầu của hoạt động và phát triển
của KTNN; năng lực về tổ chức và hoạt động của
KTNN ngày càng phát triển, chun nghiệp hóa.
Tuy nhiên, với sự phát triển của quản lý kinh tế
ngày càng phức tạp, u cầu của hoạt động kiểm
sốt quyền lực quản lý, sử dụng tài chính cơng,
tài sản cơng ngày càng cao... cùng với những hạn
chế còn tiềm ẩn trong q trình phát triển, đòi hỏi
KTNN cần nhận diện rõ những vấn đề còn hạn chế
để có giải pháp cho sự phát triển.

22

cũng là một trong những “khoảng trống” trong
hoạt động của KTNN.

Ngun nhân hạn chế đó là KTNN hầu như
chưa thực hiện phương thức “tiền kiểm”. Việc chưa
thực hiện tiền kiểm đã hạn chế vai trò của KTNN
đối với việc phân bổ nguồn lực tài chính cơng, tài
sản cơng. Vấn đề này cần sớm được giải quyết với
các biện pháp: i) Hồn thiện các quy định pháp
luật về “tiền kiểm” là cơ sở pháp lý cho các hoạt
động kiểm tốn việc phân bổ các nguồn lực tài
chính cơng, tài sản cơng; ii) Xây dựng các mơ hình,
phương thức, phương pháp “tiền kiểm”... để đảm
bảo chất lượng cơng tác “tiền kiểm” của KTNN.
3.2. Kiểm tốn hiệu lực thực hiện các chính
sách tài chính - tiền tệ và các chính sách liên quan
đến tài chính - tiền tệ của Nhà nước
Một trong những cơng cụ quan trọng nhất của
Nhà nước trong quản lý tài chính cơng là các chính
sách tài chính - tiền tệ. Hiệu lực của quản lý tài
chính cơng, tài sản cơng chịu sự chi phối, quyết
định của hiệu lực thực hiện của các chính sách tài
chính - tiền tệ; đây cũng là một lĩnh vực có nhiều
“vấn đề” (bội chi ngân sách nhà nước, nợ cơng, đầu
tư cơng…). KTNN có quyền hạn và trách nhiệm
trong việc kiểm tốn, đánh giá hiệu lực thực hiện
các chính sách tài chính - tiền tệ; song, đây cũng là
một khâu còn yếu trong hoạt động của KTNN.
Những giải pháp cần thực hiện để khắc phục
hạn chế náy gồm: i) Đổi mới hoạt động quản trị
kiểm tốn theo kế hoạch kiểm tốn trung hạn để
phù hơp với “tầm” của việc thực hiện kiểm tốn
việc thực hiện các chính sách; ii) Hồn thiện mơ

hình, phương thức tổ chức kiểm tốn theo “chương
trình kiểm tốn” phù hợp với hoạt động đánh giá
hiệu lực thực hiện các chính sách...

3.1. Kiểm tốn sự phân bổ nguồn lực tài chính
cơng, tài sản cơng

3.3. Tăng cường hiệu lực trong việc thực hiện
kiến nghị kiểm tốn của Kiểm tốn nhà nước

Phân bổ nguồn lực là một chức năng cơ bản,
quan trọng nhất của tài chính cơng, đặc biệt là trong
quản lý tài chính vĩ mơ; song, trong thực tiễn, đây
là một trong những chức năng quản lý tài chính
cơng còn nhiều yếu kém. Việc hướng đến đảm bảo
phân bổ nguồn lực tài chính cơng, tài sản cơng tốt
nhất cũng chính là mục tiêu cần được ưu tiên của
hoạt động kiểm tốn của KTNN. Tuy nhiên, đây

Việc đảm bảo hiệu lực trong thực hiện kiến
nghị kiểm tốn của KTNN là phản ánh hiệu lực
của cơng cụ KTNN đối với hoạt động quản lý, sử
dụng tài chính cơng, tài sản cơng. Kiến nghị kiểm
tốn của KTNN đối với các đơn vị được kiểm tốn
được thể hiện ở 2 loại: i) Kiến nghị xử lý những
sai phạm về quản lý tài chính cơng, tài sản cơng;
ii) Kiến nghị về các biện pháp khắc phục những

Số 138 - tháng 4/2019


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN


hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý tài chính
công, tài sản công. Thực tế, việc thực hiện kiến nghị
thuộc nhóm (i) có hiệu lực khá, song, vẫn còn khá
xa so với yêu cầu kiểm toán; việc thực hiện kiến
nghị thuộc nhóm (ii) rất hạn chế hoặc đơn vị chưa
quan tâm đến việc thực hiện.
Việc nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị kiểm
toán cần giải quyết các vấn đề: i) Tăng cường pháp
chế trong hoạt động kiểm toán của KTNN, đặc
biệt, cần có công cụ “cưỡng chế” thực hiện các kiến
nghị kiểm toán thuộc nhóm (i) ở trên; ii) Nâng cao
chất lượng kiến nghị kiểm toán của KTNN thông
qua “nâng tầm” năng lực của Kiểm toán viên, đặc
biệt đối với các kiến nghị về quản lý tài chính công,
tài sản công thuộc nhóm (ii) ở trên.
3.4. Đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý
hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Công tác quản lý kiểm toán của KTNN đến nay
đã bộc lộ những hạn chế nhất định, tác động đến
chất lượng hoạt động kiểm toán; cụ thể là 2 hoạt
động: i) Công tác quản lý kiểm toán dựa trên kế
hoạch kiểm toán hàng năm là hạn chế tầm nhìn,
hiệu lực kiểm toán của KTNN, đặc biệt là đối với
các cuộc kiểm toán chương trình toàn ngành, kiểm
toán hoạt động; ii) Việc phân cấp quản lý kiểm toán
giữa cấp Tổng KTNN và cấp Kiểm toán trưởng
mang nặng tính “tập quyền” làm hạn chế tiềm năng

trong hoạt động kiểm toán của các KTNN khu
vực, KTNN chuyên ngành, đặc biệt là đối với nội
dung kiểm toán hoạt động và sự năng động trong
tổ chức, quản lý các cuộc kiểm toán.
Việc khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý hoạt động kiểm toán trên cần được coi là
nhiệm vụ “cấp thiết” cần được giải quyết để tạo bước
phát triển mới về quản lý kiểm toán; những giải
pháp chủ yếu gồm: i) Triển khai quản trị hoạt động
kiểm toán theo Kế hoạch kiểm toán trung hạn, coi
đây là công cụ cơ bản trong quản lý hoạt động kiểm
toán của KTNN; ii) Đẩy mạnh việc phân cấp quản
lý hoạt động kiểm toán cho cấp Kiểm toán trưởng,
coi đây là cơ sở, sự đổi mới cơ bản về cơ chế quản
lý hoạt động kiểm toán của KTNN phù hợp với yêu
cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.
3.5. Tăng cường năng lực và hiện đại hóa hoạt
động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Năng lực kiểm toán của KTNN đòi hỏi luôn
được phát triển, đổi mới. Trong giai đoạn hiện nay,
có 2 vấn đề cần được giải quyết là: i) Phát triển các
kỹ năng kiểm toán của Kiểm toán viên ở những
lĩnh vực kiểm toán mới: Hoạt động “tiền kiểm”;
kiểm toán hiệu lực thực hiện các chính sách tài
chính - tiền tệ và các chính sách có liên quan; kiểm
toán hoạt động; ii) Phát triển mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, đặc biệt
là trong việc xây dựng những chương trình (phần
mềm) hỗ trợ hoạt động kiểm toán (đây là lĩnh vực

hoạt động mà KTNN còn phát triển quá chậm).
Hai lĩnh vực hoạt động kiểm toán trên là 2 vấn đề
mà KTNN “lạc hậu” so với yêu cầu của thực tiễn.
Những giải pháp chủ yếu tạo sự phát triển hoạt
động kiểm toán ở 2 lĩnh vực trên gồm: i) Tạo sự
chuyển biến mạnh trong triển khai các hoạt động
kiểm toán thuộc lĩnh vực “mới” thông qua việc xây
dựng các quy trình, phương pháp kiểm toán tương
ứng; đồng thời, hình thành các chương trình kiểm
toán “mới” trong kế hoạch kiểm toán trung hạn để
đảm bảo tính khả thi; ii) Thành lập một tổ chức
tập hợp nhiều chuyên gia giỏi về các lĩnh vực kiểm
toán và các chuyên gia tin học của KTNN để tập
trung xây dựng bước đầu hệ thống những chương
trình tin học hỗ trợ hoạt động kiểm toán. Đây là cơ
sở, “cú hích” tạo đà cho sự phát triển “bền vững”
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kiểm toán của KTNN.
Kết luận
Nâng cao hiệu lực kiểm soát quyền lực quản lý,
sử dụng tài chính công, tài sản công là “sứ mệnh”
của KTNN; đồng thời, cũng là nhiệm vụ chính trị
quan trọng của KTNN trong thời kỳ hệ thống chính
trị tập trung cao độ cho công cuộc “chống tham
nhũng”. Nhiệm vụ chính trị đó đặt ra cho KTNN
trách nhiệm và cơ hội trong việc tạo bước đổi mới
mạnh mẽ về quản lý, về phương thức tổ chức và
hiện đại hóa hoạt động kiểm toán của KTNN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Kiểm toán nhà nước 2015;
2. Các văn bản quy định hiện hành của Kiểm
toán nhà nước.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019

23



×