Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng các quy trình công nghệ nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại một số xã đặc biệt khó khăn ở hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trương La, 2017. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng
khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR-Total Mixed
Rition) trong nuôi dưỡng bò tại Việt Nam. Thông
tin KHKT Nông lâm nghiệp, Viện KHKT Nông Lâm
nghiệp Tây Nguyên, 2017.
Trương La, Ngô Văn Bình, Võ Trần Quang, 2017.
Sinh trưởng của các cặp bò lai cao sản giữa cái nền
Laisind và các đực giống Brahman, Drought Master,
Red Angus nuôi tại Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học

Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 9 (82)/2017.
Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, 2015. Cẩm
nang ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, năm 2015.
Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001. Thành phần và giá trị
dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - 2001.
Kearl, L.C, 1982. Nutrient Requirements of Ruminants
in Developing countries. International Feedstuffs
Inst., Utah State Univ., Logan, USA.

Use of total mixed ration for finishing beef cattle
Truong La, Ngo Van Binh, Hoang Huy Lieu, Truong Thi Minh Thu

Abstract
Eighteen Brahman and Drought Master crossing bulls from 19 to 20 months were used to examine the Average
Daily Gain (ADG) and economic efficiency of cattle fattened by diets of TMR (Total Mixed Ration). The bulls were
allocated into 6 lots, each of 3 heads. Cows were fed 3 different diets about starch food (maize meal, rice bran,


cassava meal) but had the same energy and crude protein. For each ration, there was 01 lot experiment of TMR diet;
01 control: cows fed individual feed. The experiment lasted 90 days. Results showed that, in the same diets fed with
TMR feed, cattle weight gain was higher than that of traditional cattle. The use of TMR diets to fatten beef cattle has
been shown to be more cost effective than traditional. Raising fattening cattle with TMR diets using maize meal, rice
bran, and cassava meal in the composition, cattle weight gain was the same.
Keywords: Total mixed ration, fattening, beef cattle

Ngày nhận bài: 25/11/2018
Ngày phản biện: 9/12/2018

Người phản biện: TS. Vũ Tiến Quang
Ngày duyệt đăng: 11/1/2019

ỨNG DỤNG CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHẰM XÂY DỰNG MÔ HÌNH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
Ở HAI HUYỆN EA SÚP VÀ BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
Trương La1, Tôn Thất Dạ Vũ1, Võ Trần Quang1

TÓM TẮT
Áp dụng các quy trình công nghệ để xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt tại các xã đặc biệt khó khăn: Xã Ia
R’vê và Ia Lốp (huyện Ea Súp); xã Krông Na và Ea Wer (huyện Buôn Đôn). Mô hình với sự tham gia của 12 hộ chăn
nuôi bò, quy mô đàn từ 4 đến 45 con/hộ, diện tích trồng cỏ chăn nuôi trung bình 0,15 ha/hộ. Kết quả đã có 52 bê lai
Brahman được sinh ra có khối lượng lúc 12 và 18 tháng tuổi tương ứng là 179,4 kg/con và 208,5 kg/con. Năng suất
cỏ VA06 và Panicum maximum TD58 trồng trong mô hình tương ứng là 289,7 và 180,3 tấn/ha/năm. Tổng thu tăng
thêm của mô hình dự án cao hơn mô hình trong sản xuất truyền thống là 998.140.000 đồng. Hoàn thiện 4 quy trình
kỹ thuật: Trồng và sử dụng các giống cỏ chăn nuôi; quy trình chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho
bò; quy trình vỗ béo bò; quy trình phòng trị bệnh cho bò. Dự án đã đào tạo được 20 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn
kỹ thuật chăn nuôi bò cho 260 nông dân.
Từ khóa: Mô hình chăn nuôi bò, bê lai Brahman, bò thịt, giống cỏ


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ea Súp và Buôn Đôn là 2 huyện biên giới của tỉnh
Đắk Lắk còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội nhưng lại có nhiều tiềm năng lớn trong việc
phát triển chăn nuôi bò thịt. Một số kết quả nghiên
1

cứu đã cho thấy có thể phát triển chăn nuôi bò lai
hướng thịt chất lượng cao tại đây (Văn Tiến Dũng,
2010; Trương La và ctv., 2003). Tuy nhiên, những
năm qua việc phát triển đàn bò ở đây còn rất hạn chế
cả về số lượng và chất lượng do việc áp dụng khoa

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
119


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

học kỹ thuật vào chăn nuôi rất hạn chế, chăn nuôi
mang tính nhỏ lẻ; giống bò sử dụng chủ yếu là bò
địa phương, hiệu quả mang lại từ chăn nuôi bò chưa
cao. Để khai thác tiềm năng của địa phương nhằm
đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt tại 2 huyện Ea
Súp và Buôn Đôn, cần phải áp dụng một cách đồng
bộ các quy trình công nghệ về giống, thức ăn, thú y
là hết sức cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các giống bò lai Brahman, Laisind.
- Các giống cỏ chăn nuôi, gồm: VA06; Panicum

maximun TD58 (cỏ Sả); Stylo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt
- Địa điểm: Xây dựng mô hình được tiến hành
tại các nông hộ chăn nuôi bò thịt tại các xã Ia R’vê
và Ia Lốp (huyện Ea Súp); xã Krông Na và Ea Wer
(huyện Buôn Đôn). Mỗi xã chọn 03 hộ chăn nuôi để
xây dựng mô hình.
- Quy mô: Mỗi hộ nuôi 4 - 5 con bò Laisind trở
lên, trong đó có 2 - 3 con bò cái sinh sản. Bò nền cho
phối giống trực tiếp với bò đực giống Brahman, mỗi
đực giống ghép phối cho bò nền ở 3 hộ/cụm. Diện
tích cỏ trồng: 1.000 - 2.000 m2/hộ.
- Các quy trình công nghệ áp dụng vào mô
hình, gồm: Quy trình lai tạo bò lai chất lượng cao;
quy trình trồng và sử dụng các giống cỏ chăn nuôi;
quy trình chế biến thức ăn xanh và phụ phẩm nông
nghiệp làm thức ăn cho bò; quy trình vỗ béo bò thịt;
quy trình phòng trị bệnh cho bò.
2.2.2. Hoàn thiện quy trình
Hoàn thiện các quy trình: Quy trình trồng và sử
dụng các giống cỏ chăn nuôi; Quy trình chế biến
thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn
cho bò; Quy trình vỗ béo bò thịt; Quy trình phòng
trị bệnh cho bò.
2.2.3. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật
a) Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở
- Quy mô và đối tượng: Mở 02 lớp đào tạo Kỹ
thuật viên cơ sở chăn nuôi-thú y tại 02 huyện, mỗi
huyện 01 lớp gồm 10 người. Đối tượng là những cán

bộ kỹ thuật, khuyến nông viên tại địa phương.
- Nội dung: Giới thiệu một số giống bò thịt hiện
nay trên thế giới và trong nước; Kỹ thuật trồng, sử
dụng các giống cỏ chăn nuôi; Kỹ thuật chế biến thức
ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi
120

cho bò; Kỹ thuật vỗ béo bò thịt; Các bệnh thường
gặp ở trâu bò và cách phòng trị; Chăn nuôi bò giảm
thiểu ô nhiễm môi trường; Thực hành trồng cỏ chăn
nuôi, chế biến thức ăn cho bò.
b) Tập huấn kỹ thuật
- Quy mô và đối tượng: Mở 04 lớp tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi bò tại 4 xã thực hiện dự án, mỗi xã
01 lớp gồm 50 người. Đối tượng là những nông dân
chăn nuôi bò.
- Nội dung: Kỹ thuật trồng và sử dụng các giống
cỏ chăn nuôi; Kỹ thuật chế biến thức ăn xanh và phụ
phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò; Kỹ thuật
chăm sóc và nuôi dưỡng bò thịt; Kỹ thuật vỗ béo bò;
Phòng trị bệnh cho đàn bò.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Mô hình được xây dựng tại các xã Ia R’vê và Ia
Lốp (huyện Ea Súp); xã Krông Na và Ea Wer (huyện
Buôn Đôn) từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2018.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt
3.1.1. Tổng hợp các kết quả của các mô hình chăn
nuôi bò thịt
Kết quả về quy mô và các chỉ tiêu sản xuất của

mô hình chăn nuôi bò thịt được tổng hợp và trình
bày tại bảng 1.
Số bò nền sinh sản có 127 con, bình quân 68,5
con/xã (tương ứng 10,6 con/hộ), vượt kế hoạch đề ra
(2 - 3 con/hộ). Số bò nền tăng 31 con so với lúc bắt
đầu thực hiện dự án (96 con).
Số bò lai Braman được đẻ ra là 52 con, trung bình
13,0 con/xã (TB 4,3 con/hộ). Bò lai có khối lượng lúc
sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng tuổi tương ứng
là 21,3 ; 115,5; 174,9 và 208,5 kg/con. Khối lượng bò
lai Brahman của Dự án cao hơn so với KL của bò
Laisind cùng các thời điểm (Nghiên cứu của Trương
La năm 2009 tại Đắk Lắk và năm 2017 tại Lâm Đồng,
trung bình KL bò Laisind qua các độ tuổi tương ứng
là 19,7; 87,2; 142,7; 187,7 kg/con) (Trương La, 2009;
Trương La, 2017).
Tổng diện tích cỏ trồng tại 12 hộ là 1,83 ha, bình
quân 0,15 ha/hộ. Năng suất xanh cỏ Ghi nê đạt 183
tấn/ha/năm, cỏ VA06 đạt 289,7 tấn/ha/năm, đạt
khá cao và cao hơn một số địa phương khác như:
trồng tại Krông Năng, cỏ Ghi nê chỉ đạt 180 tấn/ha/
năm, VA06 đạt 210 tấn/ha; Tại huyện Tuy Đức (Đắk
Nông), VA06 chỉ đạt 155 tấn/ha và Ghi nê đạt 112
tấn/ha (Trương La và ctv., 2014).


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

Bảng 1. Tổng hợp kết quả các mô hình chăn nuôi bò thịt
TT


Chỉ tiêu

ĐVT

1
2
3
4
 
 
 
 
5
5.1
 
 
5.2
 
 
6

Tổng đàn bò
Bò cái sinh sản
Số bò lai được đẻ ra
KL bò lai
- Sơ sinh
- 6 tháng
- 12 tháng
- 18 tháng

Đồng cỏ
Diện tích cỏ
- Ghi nê
- VA06
Năng suất xanh
- Ghi nê
- VA06
Chế biến thức ăn
Thức ăn thô khô
dự trữ (rơm lúa)
Thức ăn ủ chua (cỏ,
rơm tươi)
Rơm ủ urê
Vỗ béo bò
- Số bò vỗ béo
- Tăng KL BQ

con/xã
con/xã
con/xã
kg/con

6.1
6.2
6.3
7
 
 
 


- Hiệu quả kinh tế

Mô hình xã
Krông Na
Ia R’vê
42
83
20
44
4
32
 
 
22,3
21,2
113
117,2
181
171,3

208,5
 
 
0,16
0,37
0,05
0,03
0,11
0,09
 

 
225
164
345
245,7
 
 

TB

274
127
52
 




 
1,83
0,47
1,36
 


 

68,5
31,8
13,0

 
21,3
115,5
174,9
208,5
 
0,15
0,04
0,11
 
180,3
289,7
 

 
ha/hộ
ha/hộ
ha/hộ
tấn/ha
 tấn/ha
 tấn/ha
 
tấn/xã

3,2

3,5

2,7


2,4

11,8

2,95

tấn/xã

8,2

11,9

3,2

3,1

26,3

6,58

tấn/xã 
 
con/xã
g/c/ngày
1.000 đ/
con/kỳ)

1,0
 
6

669

1,3
 
6
636

1,3
 
8
650

0,4
 
6
614

4,0
 
26


1,00
 
6,5
642

1.682

1.572


1.607

1.500



1.590

Khối lượng thức ăn thô khô dự trữ để chế biến
cho bò (rơm phơi khô) là 11,8 tấn, bình quân 2,95
tấn/mô hình; cỏ, rơm tươi và rơm khô, thân cây ngô,
ngọn lá mía ủ chua và rơm ủ urê là 30,3 tấn, bình
quân 7,6 tấn/mô hình.
Số bò vỗ béo bình quân là 6,5 con/hộ. Tăng khối
lượng 642 g/con/ngày. Hiệu quả vỗ béo bò mang
lại khá cao, mỗi con thu về sau 2 tháng là 1.590.000

Ia Lốp
111
46
6
 
20,7
115,5


 
0,12
0,03

0,12
 
114
214
 

Tổng

Ea Wer
38
17
10
 
21
116,2
172,3

 
0,17
0,04
0,13
 
218
354
 

đồng/con (không tính công chăm sóc bò, tiền thức
ăn xanh và thức ăn thô chế biến).
3.1.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Bò lai Brahman có khối lượng trung bình lúc 24

tháng tuổi (xuất chuồng) là 260 kg, bò lai khai thác
theo 2 hướng: bán giết thịt và bán làm giống. Hiệu
quả kinh tế của bò lai so với bò địa phương được
trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Ước tính hiệu quả kinh tế của bò lai
TT

Chỉ tiêu

1
2
3
4

KL xuất chuồng (kg)
Giá bán (1.000 đồng/kg)
Tổng thu (1.000 đồng)
So sánh (1.000 đồng)

Bò lai Brahman
Bò thịt
Bò giống
260
260
60
85
15.600
22.100
6.500

12.090

Bò địa phương
Bò thịt
Bò giống
182
182
50
55
9.100
10.010
121


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

Với giá bán bò tại thời điểm khảo sát (6/2018) thì
khi bán bò lai giết thịt sẽ thu về 15.600.000 đồng/con,
cao hơn bò địa phương là 6.500.000 đồng/con; đối
với bò làm giống, tiền thu về là 22.100.000 đồng/con,
cao hơn bò địa phương là 12.090.000 đồng/con.
Số bò lai Brahman của mô hình dự án dự kiến
được 114 con, tiền thu về của mô hình dự án so với
mô hình sản xuất truyền thống được tính toán tại
bảng 3.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của mô hình
ĐVT: 1.000 đồng
TT
1
2

3

Số lượng Thu tăng Thu tăng thêm
Loại bò
bò (con)
thêm
mô hình
Bò thịt
68
6.500
442.000
Bò giống
46
12.090
556.140
Tổng cộng
114 
998.140

Như vậy, khi sản xuất chăn nuôi trong cùng điều
kiện như nhau nhưng mô hình dự án nuôi bò lai
với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã mang lại
thu nhập cao hơn chăn nuôi truyền thống (sử dụng
giống bò địa phương, chăn nuôi quảng canh, không
trồng cỏ cao sản và chế biến thức ăn cho bò…). Tổng
thu tăng thêm của mô hình dự án so với mô hình
sản xuất là 998.140.000 đồng. Ngoài ra, dự án đã tiến
hành vỗ béo được 26 con bò, mỗi con trung bình
thu về 1.590.000 đồng và tiền lãi từ việc vỗ béo bò là
41.340.000 đồng.

3.2. Hoàn thiện các quy trình công nghệ
Dự án đã thực hiện và hoàn thiện 04 quy trình sau:
- Quy trình trồng và sử dụng các giống cỏ chăn
nuôi cao sản. Nội dung hoàn thiện gồm: Kỹ thuật
thâm canh đồng cỏ trồng để tăng năng suất các
giống cỏ, theo đó việc trồng cỏ cần phải tưới nước
vào mùa khô và phải bón phân.
- Quy trình chế biến thức ăn xanh và phụ phẩm
nông nghiệp làm thức ăn cho bò. Nội dung hoàn
thiện gồm: Quy trình ủ chua cỏ VA06 là giống cỏ
mới tại vùng dự án. Kỹ thuật chế biến, bảo quản đối
với từng loại thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp
hiện có tại Ea Súp và Buôn Đôn như: thân cây ngô,
rơm lúa, đặc biệt là ngọn lá mía là phụ phẩm dồi dào
tại địa phương.
- Quy trình vỗ béo bò thịt. Nội dung hoàn thiện
gồm: Quy trình áp dụng đối với bò Laisind, lai
Brahman, lai Drought Master, lai Red Angus. Vỗ béo
trên quy mô nhỏ và vừa: 3 - 8 con/đợt, tuổi của bò vỗ
béo là bò 18 - 24 tháng tuổi. Thức ăn sử dụng trong
122

vỗ béo bò là kết hợp cả thức ăn thô xanh (cỏ), thức
ăn phụ phẩm nông nghiệp có tại địa phương và thức
ăn tinh (thức ăn tinh cho ăn giới hạn 2,0 - 2,5 kg/
con/ngày đêm). Mùa vụ vỗ béo bò là quanh năm.
- Quy trình phòng trị bệnh cho bò. Nội dung hoàn
thiện gồm: Trên cơ sở thực tiễn, hoàn thiện một số
khâu phòng trị bệnh cho bò tại các địa phương thực
hiện dự án cho phù hợp với điều kiện thực tế tại đó.

3.3. Kết quả đào tạo, tập huấn kỹ thuật
3.3.1. Đào tạo kỹ thuật
Dự án đã mở 02 lớp đào tạo kỹ thuật viên tại 2
huyện Ea Súp và Buôn Đôn. Đào tạo được 20 kỹ
thuật viên, mỗi huyện 10 người. Học viên được trang
bị các kiến thức cơ bản và một số kiến thức mới về kỹ
thuật chăn nuôi bò, thú y và chăn nuôi bò giảm thiểu
ô nhiễm môi trường; năng lực quản lý thực hiện dự
án. Sau khi kết thúc khóa học, các học viên đã được
nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, thú y. Học
viên được trao Giấy chứng nhận do Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cấp.
3.3.2. Tập huấn kỹ thuật
Dự án đã mở 04 lớp tập huấn kỹ thuật tại 04 địa
điểm thực hiện dự án là xã Ia R’vê và Ia Lốp (huyện
Ea Súp); xã Krông Na và Ea Wer (huyện Buôn Đôn).
Kết quả có 260 người được tập huấn là những nông
dân đang chăn nuôi bò tại 02 huyện Ea Súp và Buôn
Đôn. Nông dân được trang bị kiến thức về chăn nuôi,
100% người tập huấn tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới
về chăn nuôi thú y và đăng ký áp dụng vào sản xuất.
3.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của
Dự án
Dự án góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi, đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng chất
lượng cao, làm tăng hiệu quả của các chương trình
xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, vùng biên
giới. Người chăn nuôi bò thịt khi có áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật có thể thu lãi cao hơn nuôi bò truyền
thống từ 30 - 40%.

Tổng đàn bò của 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn
hiện có gần 40.000 con. Nếu đàn bò lai chiếm
khoảng 40%, mỗi con thu lãi 1,5 triệu đồng, lúc đó
tổng giá trị tăng thêm do chăn nuôi bò lai mang lại ở
vào khoảng 24 tỷ đồng.
Nâng cao trình độ cho người chăn nuôi, tạo tiền
đề cho việc phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao,
đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu theo chủ trương của
Chính phủ.


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019

VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Dự án đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt
tại 4 xã với 12 hộ tham gia, kết quả đạt được như
sau: Tổng đàn bò là 274 con tăng 69 con (33,7%) so
với đàn bò lúc bắt đầu thực hiện dự án. Số bò nền
có 127 con, bình quân 10,6 con/hộ, vượt kế hoạch
đề ra (2 - 3 con/hộ). Số bò lai đẻ ra 52 con, có khối
lượng tại các độ tuổi đều cao với bò Laisind nuôi
trong cùng điều kiện. Tổng diện tích cỏ trồng là 1,83
ha, bình quân 0,15 ha/hộ, đạt chỉ tiêu kế hoạch (0,1
- 0,2 ha/hộ). Năng suất xanh các giống cỏ chăn nuôi
đạt khá cao và yêu cầu đề ra. Mô hình đạt hiệu quả
kinh tế khá cao, tổng thu tăng thêm của mô hình
dự án cao hơn mô hình sản xuất truyền thống là
998.140.000 đồng.
- Dự án đã hoàn thiện 04 quy trình kỹ thuật chăn

nuôi bò thịt, gồm: Quy trình trồng và sử dụng các
giống cỏ chăn nuôi; Quy trình chế biến thức ăn xanh
và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò; Quy
trình vỗ béo bò thịt; Quy trình phòng trị bệnh cho
bò. Các quy trình phù hợp với điều kiện tại 2 huyện
Buôn Đôn, Ea Súp và Tây Nguyên.
- Đã đào tạo được 20 kỹ thuật viên chăn nuôi và
tập huấn cho 260 nông dân về kỹ thuật chăn nuôi
bò thịt.
4.2. Đề nghị
- Nhân rộng mô hình chăn nuôi bò lai cho các
địa phương có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò tại
Đắk Lắk.

- Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến
nông các huyện cần hỗ trợ về vật tư và kỹ thuật trong
việc thụ tinh nhân tạo cho bò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn Tiến Dũng, 2010. Nghiên cứu quy trình nuôi
dưỡng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bò thịt
lai chất lượng cao nuôi tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk
Lắk. Báo cáo kết quả Nghiên cứu khoa học, Đại học
Tây Nguyên, 2010.
Trương La, Đậu Thế Năm, Châu Thị Minh Long,
2003. Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi bò
thịt dưới tán rừng đạt hiệu quả tại Đắk Lắk. Kết quả
nghiên cứu khoa học năm 2002 - 2003, Viện KHKT
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Trương La, 2009. Nghiên cứu lai tạo và nuôi dưỡng bò
lai hướng thịt chất lượng cao tại Đắk Lắk. Thông

tin Khoa học và Công nghệ, Đắk Lắk, số 02/2009,
tr: 16-19.
Trương La, Châu Thị Minh Long, Đậu Thế Năm, Tôn
Thất dạ Vũ, Đặng Thị Duyên, 2014. Nghiên cứu
ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển
chăn nuôi bò cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây
Nguyên. Kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc Dự án
KHCN nông nghiệp. No 2283-VIE (SF). Nhà xuất
bản Nông nghiệp, 2014, tr: 257 - 267.
Trương La, 2017. Một số kết quả nghiên cứu phát triển
chăn nuôi bò thịt tại Tây Nguyên. Hội thảo: Kết quả
nghiên cứu KH&CN phục vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam trung bộ,
BMT ngày 22/5/2017.

Application of technological processes to build beef cattle raised models in extremely
difficult communes of Ea Sup and Buon Don district, Dak Lak province
Truong La, Ton That Da Vu, Vo Tran Quang

Abstract
Apply technological processes to build models of raising cows in extremely difficult communes: Ia R’vê and Ia Lop
communes (Ea Sup district); Krong Na and Ea Wer communes (Buon Don district). The model involved the participation of 12 cattle raising households, the scale of the model was from 4 to 45 cows/household, and the area of ​​high
grass production was 0.15 ha/household. As a result, 52 Brahman hybrids were born, and their weight at 12 and
18 months of age was 179.4 kg/head and 208.5 kg/head, respectively. The yields of VA06 and Panicum maximum
TD58 were 289.7 tons/ha/year and 180.3 tons/ha/year, respectively. The higher revenue of the project model was
higher than the production model by 998,140,000 VND. Four technical processes have been completed: Planting
and using grass varieties; process of processing grass and of agricultural by-products for cattle; process of cattle
finishing; process of disease prevention for cattle. 20 technicians and 260 farmers were trained for cattle raising in
the project area.
Keywords: Cattle model, Brahman crossbred, beef cattle, grass


Ngày nhận bài: 25/11/2018
Ngày phản biện: 4/12/2018

Người phản biện: TS. Trương Tấn Khanh
Ngày duyệt đăng: 11/1/2019

123




×