ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VƯƠNG THẾ MẪN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
LÚA SÉNG CÙ TẠI HUYỆN THAN UYÊN,
TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VƯƠNG THẾ MẪN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
LÚA SÉNG CÙ TẠI HUYỆN THAN UYÊN,
TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN HỮU HỒNG
THÁI NGUYÊN - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
VƯƠNG THẾ MẪN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi nhận được nhiều chỉ bảo, động
viên, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
- Người đã nêu ý tưởng và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và
các Thầy, Cô, cán bộ Phòng Đào tạo và Khoa Nông học đã giúp đỡ tôi trong
nghiên cứu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới Gia đình - Những người thân
yêu đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi đi hết
khóa học và hoàn thành cuốn Luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
VƯƠNG THẾ MẪN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới và ở Việt nam........... 6
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới ........................... 6
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam ............................. 8
1.2.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây lúa ở Việt Nam ................. 12
1.2.4. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy và số dảnh cấy ................ 17
1.2.5. Một số kết quả sản xuất và nghiên cứu lúa trên địa bàn Lai Châu ... 21
1.2.6. Điều kiện tự nhiên huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu liên quan
đến đề tài nghiên cứu ...................................................................................... 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.1.1. Giống lúa Séng Cù ............................................................................ 26
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp theo dõi ....................................................................... 29
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 29
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đối với giống lúa Séng Cù tại Than Uyên ... 34
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng ...................... 34
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây lúa ............................ 36
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của cây lúa ...... 38
3.1.4. Khả năng chống chịu của cây lúa ở các mật độ cấy ......................... 42
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất lúa .................................. 44
3.2.6. Hiệu quả kinh tế của các mật độ cấy................................................ 47
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân ka li đến giống lúa Séng Cù ................. 48
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng ka li đến thời gian sinh trưởng ............... 48
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng ka li đến chiều cao giống lúa Séng Cù ...... 50
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng ka li đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa ..... 52
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng ka li đến khả năng chống chịu ............... 55
3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng ka li đến năng suất lúa ........................... 57
3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chất lượng gạo Séng Cù ........... 59
3.2.7. Hiệu quả kinh tế của việc bón kali đối với giống lúa Séng Cù......... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Đề nghị ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 69
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Asian Development Bank
BNNPTNT
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
DT
Diện tích
Đ/c
Đối chứng
ĐVT
Đơn vị tính
FAO
Food and Agricuture Organization
HĐND
Hội Đồng Nhân Dân
HH
Hữu hiệu
IRRI
International Rice Research Institute
NL
Nhắc lại
NS
Năng suất
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực thu
NTD
Nhánh tối đa
NHH
Nhánh hữu hiệu
PRA
Participatory Rural Appraisal
PTNT
Phát triển nông thôn
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
RRA
Rapid Rural Appraisal
SL
Sản lượng
TB
Trung bình
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
UNDP
United Nations Development Programme
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2000-2013 .............. 11
Bảng 1.2. Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2014, 2015 tại huyện Than Uyên ....... 24
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của cây lúa ........ 35
Bảng 3.2. Chiều cao cây của các mật độ cấy qua các thời kỳ ........................ 37
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của cây lúa ... 40
Bảng 3.4. Khả năng chống chịu của giống lúa ở các mật độ khác nhau ........ 43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất lúa ................................ 45
Bảng 3.6. Hoạch toán kinh tế cho 1 ha lúa ở thí nghiệm mật độ cấy ............. 48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kali đến các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ..... 49
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây lúa .................. 51
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của ka li đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa .............. 53
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của kali đến khả năng chống chịu của cây lúa .......... 56
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất lúa ........................ 57
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chất lượng gạo Séng Cù ...... 60
Bảng 3.13. Chất lượng cơm của giống lúa Séng Cù ....................................... 61
Bảng 3.14. Hoạch toán kinh tế ở thí nghiệm liều lượng kali .......................... 62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Than Uyên là huyện nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh Lai Châu, cách
trung tâm tỉnh lỵ Lai Châu gần 100 km, có tổng diện tích tự nhiên 79.687,6
ha. Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn. Dân số 59.730 người, trong đó khu vực
nông thôn chiếm tới 90%, gồm 10 dân tộc cùng sinh sống. Mặc dù trong
những năm qua huyện đã đạt được những kết quả bước đầu trong sản xuất
nông nghiệp, song nhìn chung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của
địa phương còn chậm.Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
và mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVI đề ra thì việc
xây dựng và tổ chức thực hiện đề án: “Chương trình sản xuất nông sản theo
hướng sản xuất hàng hoá” nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế, từng
bước đưa sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển bền vững là hết sức cần
thiết và có ý nghĩa.
Giống lúa Séng Cù là giống lúa nước địa phương chất lượng cao, tuy
nhiên để phát huy hết tiềm năng của giống, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu,
thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Gạo Séng Cù là loại gạo đặc
sản được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian qua, do yêu cầu
của thị trường đối với gạo Séng Cù rất cao, một số địa phương người nông
dân đã đưa giống Séng Cù vào trồng đại trà nên nhu cầu giống lúa Séng Cù
phục vụ sản xuất là rất lớn. Lúa Séng Cù đã được người dân trong huyện
trồng tại một số xã như Hua Nà, Mường Cang, Mường Than, …Tuy nhiên,
lượng giống Séng Cù chủ yếu do người dân tự để giống hoặc sử dụng thóc
thịt để làm giống vụ sau, dẫn đến độ đồng đều của giống không cao, năng suất
thấp, chất lượng gạo cũng giảm.
Thực tế nhiều năm qua tại Than Uyên, trong sản xuất lúa Séng Cù,
người nông thường cấy với mật độ quen tay (thường là dày); sử dụng phân
2
bón còn thiếu khoa học, không cân đối, mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng
phân đạm, một số rất ít có sử dụng kali. Đạm cũng bón rải rác không tập trung
nên cây lúa thường hay bị đổ, sâu bệnh nhiều ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng... Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật như làm đất, tưới nước,
Mùa vụ và phòng trừ sâu bệnh... thì xác định mật độ cấy và xác định các tổ
hợp phân bón, cách bón hợp lý là các biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được
nghiên cứu và áp dụng nhằm làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của sản
xuất lúa Séng Cù, tiến tới xây dựng và hình thành vùng sản xuất hàng hóa lúa
Séng Cù tại huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng lúa Séng Cù tại
huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu mật độ cấy và lượng phân bón Kali thích hợp cho giống lúa
Séng Cù đạt năng suất, chất lượng cao trong điều kiện sinh thái tại huyện
Than Uyên - Lai Châu.
2.2. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng
suất chất lượng lúa Séng Cù trong vụ Mùa năm 2014 và vụ Xuân 2015.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng ka li khác nhau đến sinh trưởng,
phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng giống lúa Séng Cù.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung cơ sở khoa học về xác định mật độ và việc bón phân hợp lý
cho lúa Séng Cù.
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa Séng Cù theo
hướng hàng hóa.
3
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất lúa trong thời
gian tới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mật độ cấy và lượng phân bón hợp lý cho sản xuất lúa
Séng Cù phù hợp với điều kiện của Than Uyên.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm nâng cao năng suất, chất lượng
lúa Séng Cù tại Than Uyên.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Lúa là cây trồng có nguồn gốc từ lâu đời. Nhiều ý kiến thống nhất cho
rằng lúa trồng xuất hiện ở châu Á cách đây 8.000 năm (Chatterjee, 1951) [33].
Tổ tiên trực tiếp của lúa trồng châu Á (Oryza sativa L.) vẫn còn chưa có
những kết luận chắc chắn. Một số tác giả như Sampath và Rao (1951) [38],
Sampath và Govidaswami (1958) [39], Oka (1974) [35] cho rằng O.sativa
được tiến hóa từ lúa dại lâu năm O.rufipogon, còn các tác giả khác như
Chatterjee (1951) [33], Chang (1976) [32] lại cho rằng O.sativa được tiến hóa
từ lúa dại hàng năm O.nivara. Các nhà khoa học Nhật Bản như Oka (1988)
[36] cho rằng kiểu trung gian giữa O.rufipogon và O.nivara giống với tổ tiên
lúa trồng O.sativa hơn chính các loài lúa dại nhiều năm (O.rufipogon) hoặc
hàng năm (O.nivara).
Lúa trồng châu Á O.sativa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc
(Decadolle A., 1985; Roscheviez, Ru., 1931) và Ấn Độ (Sampath và Rao,
1951) [38]. Theo công bố của Chang (1976) [32] thì O.sativa xuất hiện đầu
tiên trên một vùng rộng lớn từ lưu vực sông Ganges dưới chân núi Himalaya
qua Myanmar, Bắc Thái Lan, Lào đến Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ông
còn cho rằng lúa Indica phát sinh từ vùng Nepal, Myanmar, Vân Nam (Trung
Quốc) đến khu vực sông Hoàng Hà và từ Việt nam phát tán dần lên tận lưu
vực sông Dương Tử, từ đó phát sinh những biến dị thích ứng và hình thành
các chủng chịu lạnh Japonica (hoặc O.sinica).
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò rất
quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc
cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng
5
góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên
thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng ở khắp mọi miền
của đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa đã hình thành nên 2 vùng sản xuất
rộng lớn đó là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long (Bùi Huy Đáp, 2002) [10].
Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song
sự chuyển dịch cơ cấu giống lúa thuần như thế nào để giải quyết được nhu
cầu cấp bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại
hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một
không gian, thời gian nhất định và được người dân chấp nhận và mở rộng là
việc làm cần phải được nghiên cứu.
Mỗi giống lúa cần một lượng dinh dưỡng nhất định để cho năng suất
cao và chất lượng tốt. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì 3 nguyên tố đạm, lân,
kali là những nguyên tố quan trọng nhất. Việc đồng hóa các nguyên tố dinh
dưỡng của mỗi giống lúa trên mỗi loại đất, mùa vụ và điều kiện sinh thái khác
nhau sẽ khác nhau. Do đó cần có những nghiên cứu cụ thể cho từng giống lúa
tại từng địa phương. Đồng thời với yếu tố dinh dưỡng, mật độ thích hợp cho
từng giống lúa tại từng điều kiện cũng khác nhau. Mật độ cấy của cây lúa phụ
thuộc vào giống, tùy thuộc vào chiều cao, khả năng đẻ nhánh của chúng. Mỗi
giống lúa phụ thuộc vào từng loại đất, điều kiện dinh dưỡng và môi trường.
Giống lúa Séng Cù đã được gieo trồng nhiều nơi tại tỉnh Lai Châu và đã được
gieo trồng tại một số xã của huyện Than Uyên, bước đầu cho năng suất cao và
chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để sản xuất bền vững
cần có quy trình kỹ thuật cụ thể cho lúa Séng Cù cho từng thời vụ tại Than
Uyên. Vì vậy, đề tài được tiến hành để xác định mật độ và tổ hợp phân bón
phù hợp cho sản xuất lúa chất lượng cao Séng Cù tại địa phương.
6
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới và ở Việt nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới
Lúa là một loài cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một quá trình
biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Cây lúa có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi rộng nên có thể trồng ở nhiều
vùng khí hậu khác nhau và được trồng ở nhiều nơi trên Thế giới. Hiện nay
trên Thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục, với tổng diện
tích thu hoạch là 165,163 triệu ha (Faostat, 2015) [43]. Tuy nhiên sản xuất lúa
gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích
gieo trồng và sản lượng [39]. Trong đó Ấn Độ là nước có diện tích thu hoạch
lúa lớn nhất (43,94 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc (30,31 triệu ha) (Faostat,
2015) [43]. Diện tích trồng lúa trên Thế giới đã gia tăng rõ rệt qua các năm.
Năm 1961 có 115.365.135 ha, đến năm 2013 đã đạt được 165.163.423 ha.
Như vậy trong vòng 53 năm, diện tích trồng lúa trên Thế giới đã tăng
49.798.000 ha, tăng bình quân 938.000 ha mỗi năm [43]. Diện tích trồng lúa
tập trung ở châu Á (khoảng 90%), đồng thời châu Á cũng là nơi tiêu thụ
khoảng 90% sản lượng gạo trên Thế giới. Riêng 8 nước là Trung Quốc, Ấn
Độ, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Mianma, Nhật Bản chiếm
85% sản lượng lúa của Thế giới [34]. Hiện nay, các nước có diện tích lúa lớn
nhất theo thứ tự là Ấn Độ 43,94 triệu ha, Trung Quốc 30,31 triệu ha,
Indonesia 13,83 triệu, Thai Lan 12,37 triệu ha, Việt Nam đứng hàng thứ 7 là
7,9 triệu ha tiếp đến là Mianma, Căm Pu Chia, Pakistan...[43].
Năng suất lúa bình quân trên Thế giới cũng tăng đều trong vòng 53
năm từ 1961 đến nay, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng xanh của Thế giới
vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn
ngày, không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa
7
này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng
nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có điều kiện phát
triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Nhiều kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lúa cho thấy: Kali đóng
vai trò quan trong đối với năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.
Vai trò của kali đối với việc nâng cao năng suất lúa: để tăng năng suất
cây trồng, nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng được tiến hành theo
hướng bón phân cân đối, quản lý cây trồng tổng hợp. Năng suất của cây trồng
nói chung và cây lúa nói riêng phụ thuộc vào yếu tố hạn chế. Vì vậy xác định
được yếu tố hạn chế chính là có giải pháp khắc phục sẽ là bước đột phá trong
việc gia tăng năng suất lúa.
Từ những kết quả nghiên cứu người ta đã phát hiện kali trở thành yếu
tố hạn chế đối với cây trồng trên nhiều loại đất và đối với các giống lúa. Cần
phải nói thêm rằng hạn chế do thiếu kali trước đây chỉ được xác định trên các
loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất bạc mầu. Việc xác định kali cũng là
yếu tố hạn chế năng suất trên nhiều loại đất khác nhau đã hình thành tiến bộ
kỹ thuật bón cân đối NPK và quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp. Tiến bộ
kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi trong cả nước, đặc biệt các vùng thâm
canh (T Hargopal, 1988) [34].
Kali là một trong 3 yếu tố dinh duỡng quan trọng nhất đối với cây lúa,
lúa hút kali nhiều nhất sau đó mới đến hút đạm, để thu được 1 tấn thóc cây lúa
lấy đi 22-26 kg kali nguyên chất (T Hargopal, 1988) [34].
Thí nghiệm đồng ruộng của IRRI tại 3 điểm khác nhau trong 5 năm cho
thấy phân kali có ảnh hưởng tới năng suất lúa trong cả 2 vụ. Trong Mùa khô
trên nền 140N, 60P2O5 bón 60 K2O/ha đạt năng suất 6,78 tấn/ha, cho bội thu
năng suất do bón kali 12,8kg thóc/kg K2O. Trong Mùa mưa trên nền 70N,
8
60P2O5 bón 60 K2O/ha đạt năng suất 4,96 tấn/ha, cho bội thu năng suất do
bón kali trung bình 5 vụ đạt 440 kg thóc, với hiệu suất phân bón 6,1 kg
thóc/kg K2O [34].
Vai trò cân đối đạm - kali càng lớn khi lượng đạm sử dụng càng cao.
Không bón kali hệ số sử dụng của đạm chỉ đạt 15-30%. Trong khi bón kali hệ
số này tăng lên 39-49%. Như vậy năng suất không hẳn là do bón kali mà là
kali điều chỉnh dinh dưỡng đạm làm cho cây hút được nhiều đạm và các chất
dinh dưỡng hơn [34].
Dự trữ kali trong đất lớn hơn đạm và lân nhiều, trong đất luôn có sự chuyển
hóa giữa các dạng kali theo một cân bằng động (Vũ Hữu Yêm, 1995) [31].
Đến nay đã cơ bản khắc phục được hiện tương thiếu lân với các vùng
trồng lúa. Vấn đề cần phải khắc phục là hiện tượng thiếu kali. Vấn đề là tỷ lệ
N:K được đánh giá là quan trong trong việc xác định lượng phân bón cho lúa.
Giá trị tuyệt đối theo tác giả nước ngoài là 1:1 hay 1:1,25 thay đổi tùy theo
đất (H.L.S Tandon, 1995), [41].
Theo IPI (1993) [34] lúa sử dụng khối lượng nước rất lớn, vì vậy nước
tưới có thể là nguồn kali chính cho lúa. Hàm lượng kali trong nước tới 25ppm
tương đương bón 60kgK2O/ha, khi hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40ppm
có thể đáp ứng được nhu cầu kali cho lúa ở mức năng suất 10 tấn/ha.
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió Mùa, nóng ẩm có thể
xem là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương
thực chính, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Với
địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành
những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực
chủ yếu để nuôi sống hàng chục triệu người.
9
Người Việt Nam luôn tự hào về nền văn minh lúa nước của mình. Với
điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió Mùa, Việt Nam được coi là cái nôi hình
thành cây lúa nước. Từ xa xưa, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu,
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp,
2002) [10]. Cùng với địa hình trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào
Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu. Đó là
Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, không những
cung cấp đủ lương thực trong nước, mà hàng năm còn xuất khẩu hàng triệu
tấn gạo sang các nước. Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm
canh tăng vụ đã đưa tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha
năm 1961 tăng lên 7,67 triệu ha năm 2000 (Bùi Huy Đáp, 2002) [10]. Cùng
thời gian đó, năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công
cuộc cải cách giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân
bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm
1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta tăng lên 2,8 lần. Giai đoạn tăng
cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Điều này gắn liền với các tiến bộ mới trong
thâm canh tăng năng suất lúa được ứng dụng rộng rãi trong thời gian này.
Điều quan trọng hơn là việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp
tác sang tư nhân hoá, lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích
người dân đầu tư thâm canh sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam cũng vì
thế mà tăng liên tục từ gần 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 35,83 triệu tấn năm
2005. Từ một nước thiếu ăn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước
đây, Việt Nam đã vươn lên giải quyết lương thực cho hơn 90 triệu dân. Ngoài
ra còn xuất khẩu ra thị trường Thế giới hàng triệu tấn gạo/năm và luôn đứng
trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên Thế giới. Từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI nền sản xuất nông nghiệp của nước ta chuyển từ
kinh tế tập thể lấy Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và điều hành kế hoạch sản
10
xuất, sang cơ chế lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ. Vì vậy đã khuyến
khích người dân đầu tư về công sức tiền của cho việc chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, thâm canh tăng vụ. Nhờ đó, sản lượng lúa của Việt Nam không ngừng
được tăng cao. Nước ta đã giải quyết cơ bản vấn đề thiếu lương thực, đảm bảo
an ninh lương thực Quốc gia và còn xuất khẩu gạo đứng thứ 2 Thế giới. Tuy
nhiên trong vài năm trở lại đây diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm dần
nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang
làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng giảm
đáng kể. Tuy diện tích giảm nhưng do công tác thủy lợi phát triển nên đã tăng
được diện tích gieo trồng vụ xuân nên diện tích trồng lúa có sự tăng lên đáng
kể những năm gần đây.
Ở miền Nam, vào giữa những năm 60, các giống lúa mới như IR8, IR5,
IR20... đã được nhập nội để khảo nghiệm, và cho năng suất trung bình khoảng
35,8 tạ/ha (Nguyễn Thị Lẫm và cộng sự 2003) [15].
Từ năm 2000 đến nay diện tích, năng suất sản lượng lúa tại Việt Nam
không ngừng tăng, kết quả được trình bày ở bảng 1.2.
Qua kết quả bảng 1.1 cho thấy: từ năm 2000 đến nay diện tích gieo
trồng lúa dao động từ 7,6 triệu ha đến 7,7 triệu ha năm 2013. Diện tích giảm
dần từ năm 2000 đến năm 2007, sau đó lại tăng dần đến nay. Có sự dao động
này là do việc thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù/ hợp với từng vùng sinh thái,
từng loại đất để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và do tốc độ đô thị
hoá diễn ra rất mạnh làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Tuy nhiên do
làm tốt công tác thủy lợi, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nên diện tích gieo
trồng lúa vẫn được duy trì và năng suất sản lượng lúa không ngừng tăng.
11
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2000-2013
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
2000
7.666.300
42,432
32.529.500
2001
7.492.700
42,853
32.108.400
2002
7.504.300
45,903
34.447.200
2003
7.452.200
46,387
34.568.800
2004
7.443.800
48,212
35.887.800
2005
7.339.500
49,514
36.341.000
2006
7.324.800
48,912
35.826.900
2007
7.207.400
49,809
35.867.500
2008
7.400.200
52,336
38.729.800
2009
7.437.200
52,372
38.950.200
2010
7.489.400
53,416
40.005.600
2011
7.655.440
55,383
42.398.346
2012
7.753.163
56,315
43.661.570
2013
7.902.807
55,726
44.039.291
2014
7.813.800
57,600
44.975.000
Nguồn: Fastat 2015 [43] [15]
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong vòng 5 năm
(2001 - 2005), tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi chuyển sang
đất phi nông nghiệp lên tới trên 366.000 ha, chiếm 3,9% đất nông nghiệp
đang sử dụng. Bình quân mỗi năm đất nông nghiệp bị thu hẹp trên 73.000
ha. Nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng so với các năm trước là
nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như chọn và
lai tạo các giống lúa tốt, kỹ thuật bón phân, chế độ tưới nước hợp lý...
(Niên giám thống kê 2014) [42].
12
Như vậy qua nhiều năm sản xuất chúng ta đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong sản xuất lúa, diện tích, năng suất sản lượng không ngừng tăng.
Có được kết quả như vậy là do Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư
nhiều cho phát triển nông nghiệp như: xây dựng hệ thống kênh mương tưới
tiêu, hỗ trợ giá thành về giống, phân bón và các vật tư, thiết bị khác phục vụ
nông nghiệp, tăng cường công tác nghiên cứu, chọn lọc ra các giống lúa mới
có năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và
điều kiện ngoại cảnh tốt đưa vào sản xuất… chính điều đó đã góp phần làm
tăng đáng kể năng suất và sản lượng lúa, đáp ứng nhu cầu trong nước và một
phần xuất khẩu ra nước ngoài đem về nguồn thu lớn cho đất nước.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây lúa ở Việt Nam
Phân bón được người nông dân Việt Nam sử dụng từ rất lâu đời. Cùng
với sự phát triển nền nông nghiệp người ta đã biết sử dụng phân hữu cơ để
bón cho cây nhằm nâng cao năng suất, đặc biệt là đối với lúa. Theo Bùi Đình
Dinh (1995) [7], tổng lượng N, P, K được bón cho 1 ha canh tác năm 1993
tăng gấp 3,5 lần so với năm 1981 là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất
cây trồng đáng kể so với chỉ bón N, P: Năng suất tăng 49% trên đất dốc tụ,
tăng 53% trên đất bạc màu, tăng 21% trên đất xám bạc màu. Theo Nguyễn
Văn Bộ (1995) [2] đóng góp của phân bón trong năng suất cây trồng trung
bình 10 năm từ 1985 đến 1995 đạt 46,3%.
Cây lúa cần dinh dưỡng đạm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển
của chúng. Tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất khô ở các thời kỳ như
sau: Thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng 3,06%, cuối làm đòng
1,95%, trỗ bông 1,17% và chín 0,4% (Lê Văn Căn, 1964) [4].
Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón
vào thời kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ
làm đòng. Tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa
13
vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Cần tập trung lượng đạm vào thời kỳ đẻ nhánh,
vì đây là thời kỳ khủng hoảng đạm lớn nhất của cây lúa. Nếu bón đạm tập
trung vào thời kỳ đẻ nhánh kích thích cây lúa đẻ nhiều và tập trung, do đó số
nhánh hữu hiệu tăng lên. Đây chính là yếu tố quyết định năng suất của lúa
(Bùi Đình Dinh, 1995) [7].
Theo Bùi Huy Đáp: “Phân hóa học góp phần cung cấp từ 1/3 đến 1/4
lượng đạm cho lúa”. Việc bón phân chuồng cho lúa không đáp ứng đủ nhu
cầu dinh dưỡng nên con người đã sử dụng đạm để bón thêm. Các giống lúa
khác nhau cho nhu cầu phân bón khác nhau, các thời kì sinh trưởng phát triển
khác nhau thì có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau [10].
Đối với đất phù sa sông Hồng nếu bón đơn thuần phân đạm mà không
kết hợp với phân lân và kali vẫn phát huy được hiệu quả của phân đạm, lượng
phân lân và kali bón thêm không làm tăng năng suất đáng kể, nhưng cứ bón
liên tục sau 3 - 4 năm thì việc phối hợp bón lân và kali sẽ làm tăng năng suất
rõ rệt trên tất cả loại đất. Phân đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho việc
sử dụng đạm đã làm tăng năng suất rất lớn. Tuy nhiên phân đạm có thể tạo lập
độ phì nhiêu cho đất nên khi sử dụng không cân đối giữa đạm với nguyên tố
khác sẽ làm suy thoái đất (Lê Văn Căn, 1978) [5]. “ Vụ lúa Chiêm cũng như
vụ lúa Mùa, chia đạm ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh, nếu bón tập
trung vào thời kì đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều nhưng số nhánh
vô hiệu cũng tăng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào thời kì
đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý
cả hai mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào
thời kì đẻ nhánh rộ” (Đào Thế Tuấn, 1970) [30].
Hầu hết các công trình nghiên cứu cho thấy: nếu chỉ bón đơn độc đạm
cho cây lúa thì cây sinh trưởng quá mạnh và chỉ đạt được năng suất khá trong
vài vụ đầu, dần dần năng suất sẽ bị giảm, nếu bón kết hợp với lân và kali thì
14
cây lúa sinh trưởng cân đối, cho năng suất cao và ổn định. Trong bón phân
phương pháp bón cũng rất quan trọng. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trong khi bón thì hiệu quả mới cao, cây lúa mới hút được dinh dưỡng tối đa
(Phạm Văn Cường (2005) [6].
Theo Nguyễn Thị Lân (2009) [16]: đường giới hạn đạm cho sinh
trưởng tối ưu của lúa vụ Xuân được mô tả bằng mô hình: Nc=57,94W-0,24
(giống Khang dân 18); Nc=59,78W-0,22 (giống Việt lai 20). Chỉ số diệp lục
giới hạn của giống Khang dân 18 ở thời kỳ làm đòng là 38, màu lá giới hạn là
4. Giống Việt lai 20 có chỉ số tương ứng là 39,5 và 4,4.
Ở Việt Nam, trên đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được
40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân cây trồng sẽ hút 120 - 130 kg N/ha (Lê Văn Căn,
1964) [4]. Do vậy để đảm bảo đất không bị suy thoái thì về nguyên tắc phải
bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương tự lượng dinh dưỡng mà cây
trồng lấy đi. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng hút từ đất và phân bón
mà phải dựa vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh
dưỡng của cây (Lê Văn Căn, 1964) [4].
Lân được cây lúa hút chậm hơn đạm trong thời kỳ dinh dưỡng đầu và
được hút nhanh từ khi phân hóa đòng đến khi lúa vươn lóng. Phần lớn lân tích
lũy trong thân và lá trước khi trỗ rồi chuyển về bông vì sau khi trỗ lúa thường
không hút nhiều lân nữa. Khi bón quá nhiều lân, đất sẽ giữ lân lại, do đó
ruộng ít bị xảy ra hiện tượng thừa lân. Ruộng lúa ngập nước sẽ làm tăng độ dễ
tiêu của lân, tăng hiệu quả phân bón cho cây lúa. Cây lúa hút lân trong các
thời kỳ sinh trưởng vì vậy có thể bón lót hết lượng lân dành cho cả vụ (Võ
Đình Quang, 1999) [19]
Bón phân lân có ảnh hưởng đến phẩm chất hạt giống rõ rệt, làm tăng
khối lượng 1.000 hạt, tăng tỉ lệ lân trong hạt, tăng số hạt/bông và cuối cùng
cho năng suất lúa cao hơn (Đào Thế Tuấn 1970) [30].
15
Theo Nguyễn Văn Bộ (2007) [1], cây non rất mẫn cảm với việc thiếu
lân. Thiếu lân trong thời kỳ cây non cho hiệu quả rất xấu, sau này dù có bón
nhiều lân thì cây cũng trỗ không đều hoặc không thoát. Do vậy, cần bón đủ
lân ngay từ giai đoạn đầu và bón lót phân lân là rất có hiệu quả. Trung bình để
tạo ra một tấn thóc, thì cây lúa hút khoảng 7,1 kg P2O5. Lân trong đất đã ít, hệ
số sử dụng lân của lúa lại thấp, do đó cần phải bón lân với liều lượng tương
đối khá.
Để nâng cao hiệu quả của việc bón phân lân cho cây lúa ngắn ngày,
trong điều kiện thâm canh trung bình (10 tấn phân chuồng, 90 - 120N, 60
K2O/ha) nên bón lân với lượng 80 - 90 P2O5/ha và tập trung bón lót (Gros. A,
1977) [11].
Lượng phân bón cho lúa cần thay đổi theo thời tiết, mùa vụ và từng loại
đất. Trên đa số các loại đất, ruộng lúa cao sản thường bón lượng với 60 kg
P2O5/ ha, riêng đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P2O5/ha
(Nguyễn Như Hà, 2006) [12].
Kali là một trong ba yếu tố quan trọng cần thiết cho cây trồng. Khác
với đạm và lân, kali không phải là phần tử cơ cấu của các sinh chất chính
nhưng kali cũng rất cần cho quá trình tổng hợp protit, cần thiết khi cây tổng
hợp đường thành bột thông qua ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà xúc
tiến hình thành hydratcacbon tổng sổ và sự vận chuyển các chất vào cơ quan
dự trữ (H.L.S Tandon, 1995) [41].
Nếu thiếu kali, cây lúa quang hợp kém, lượng gluxit giảm. Chất khô
kém đi trong thân lá, lượng tinh bột dự trữ cũng bị giảm, các chất xenlulo,
lignin cần thiết để hình thành bộ khung vững chắc cho cây bị giảm xuống.
Kali đẩy mạnh quá trình quang hợp nên khi thiếu ánh sáng thì tác dụng của
kali rất rõ rệt. Kali cần thiết khi tổng hợp protein nên lượng kali cây hút có thể
ngang với lượng đạm ở ruộng cấy, thời kỳ đẻ nhánh rộ là thời kỳ hút đạm
mạnh nhất và cũng hút kali mạnh nhất (Bùi Đình Dinh, 1995) [7].
16
Cây lúa hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của chúng.
Nhưng nhu cầu kali thể hiện rõ nhất ở hai thời kì đẻ nhánh và làm đòng. Nếu
thiếu kali vào thời kì đẻ nhánh thì ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, lúa hút
kali mạnh nhất vào thời kỳ làm đòng (Đinh Dĩnh, 1970) [9].
Tỷ lệ kali cây lúa hút trong các thời kỳ sinh trưởng phụ thuộc vào
giống lúa, giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh là 20,0 - 21,9%; từ phân hóa đòng
đến trỗ là 51,8 - 61,9%; từ vào chắc đến chín là 16,9 - 27,7% (Bùi Đình
Dinh, 1985) [8].
Theo Đào Thế Tuấn (1970) [30] lượng kali cây lúa hút và năng suất lúa
có mối tương quan thuận với nhau. Vào những thập kỷ 60 - 70, hiệu lực phân
kali cho lúa rất thấp, ở hầu hết các loại đất đã nghiên cứu. Ở đồng bằng sông
Hồng, hiệu quả chỉ đạt 0,3 - 0,8 kg thóc/1kg kali. Hiện nay hiệu lực của phân
kali bón cao hơn trước, với lúa trên đất bạc màu, hiệu quả cao nhất đạt 8,1 21,0 kg thóc/1kg kali. Trên đất bạc màu, trữ lượng kali trong đất ít, do vậy cần
phải đủ phân kali để đảm bảo nhu cầu của cây trồng, đồng thời cây lúa cũng
hút các yếu tố dinh dưỡng khác dể dàng hơn. Hiệu suất của phân kali trên đất
phù sa sông Hồng chỉ đạt 1,0 - 2,5 kg thóc/kg phân kali (KCl), trong khi đó nếu
trên đất bạc màu hay đất cát ven biển có thể đạt 5 - 7 kg thóc/1 kg KCl. Vì vậy,
trên đất nghèo kali, bón cân đối đạm - kali có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [30] Kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân
chia tế bào và sự phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có
ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh hưởng
lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham gia
vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh
sáng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất như số
hạt, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1.000 hạt. Vì vậy kali là yếu tố dinh dưỡng có
ảnh hưởng rõ tới năng suất và chất lượng lúa. Kali còn thúc đẩy sự hình thành
17
lignhin, xenlulo làm cho cây cứng cáp hơn, chống đổ và chống chịu sâu bệnh
tốt hơn. Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây lúa thấp,
phiến lá hẹp mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối.
Khi thiếu kali mặt phía dưới của những lá phía dưới có đốm màu nâu đỏ, lá
khô dần từ dưới lên trên. Lúa thiếu kali dễ bị lốp đổ, sâu bệnh dễ tấn công
(nhất là khi được cung cấp nhiều đạm), số hạt ít, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt
bạc bụng, phẩm chất gạo giảm.
1.2.4. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy và số dảnh cấy
Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, muốn
nâng cao năng suất phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh hưởng lẫn
nhau. Số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc
giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số hạt trên bông
và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng
suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố đầu
giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể, còn khối lượng 1000
hạt của mỗi giống ít biến động. Tác động kỹ thuật làm tăng số bông đến mức
tối đa là vô cùng quan trọng. Muốn đạt năng suất cao, người sản xuất phải điều
khiển cho quần thể ruộng lúa có số bông tối ưu mà vẫn không làm cho bông
nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không đổi (số bông tối ưu của một
giống lúa là số bông thu hoạch được nhiều nhất mà ruộng lúa có thể đạt được
nhưng chưa làm giảm khối lượng hạt vốn có của giống đó). Các giống lúa khác
nhau có khả năng cho số bông tối ưu trên đơn vị diện tích khác nhau. Việc xác
định số bông cần đạt trên một đơn vị diện tích quyết định mật độ cấy, khoảng
cách cấy và số dảnh cơ bản khi cấy. Số hạt/bông và khối lượng hạt là hai yếu tố
mang tính di truyền nghiêm ngặt của giống, muốn thay đổi các yếu tố này cần
phải phát huy tích cực khả năng và kết hợp hài hoà giữa 3 yếu tố trên trong đó
yếu tố số bông trên một đơn vị diện tích là yếu tố mà người sản xuất có thể chủ