Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy xương thuyền bằng vít ren ngược chiều Herbert tại khoa ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.8 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG THUYỀN
BẰNG VÍT REN NGƯỢC CHIỀU HERBERT TẠI KHOA NGOẠI
CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Võ Thành Toàn1, Ngô Hoàng Viễn1
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị gãy xương thuyền bằng vít ren ngược chiều
Herbert tại khoa ngoại Chấn thương - Chỉnh hình (CTCH) bệnh viện Thống Nhất. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2019 có 09 bệnh
nhân (BN) gãy xương thuyền được phẫu thuật kết hợp xương bằng vít ren ngược chiều
Herbert. Độ tuổi trung bình là 38 (từ 21 đến 54), thời gian theo dõi trung bình là 12
tháng, kết quả sớm được đánh giá dựa vào X-quang sau mổ đạt giải phẫu, kết quả xa
đánh giá theo thang điểm cổ tay của Mayo, quá trình liền xương trên X-quang. Kết quả:
kết quả sớm sau phẫu thuật có 8/9 BN đạt giải phẫu theo X-quang (88,89%), kết quả
xa theo thang điểm cổ tay của Mayo đạt 7/9 BN tốt và rất tốt (77,78%). Kết luận: Phẫu
thuật kết hợp xương thuyền bằng vít ren ngược chiều Herbert mang lại kết quả tốt cho
những BN gãy xương thuyền, giúp BN hồi phục sớm và đạt được tầm vận động cổ tay,
tránh được biến chứng khớp giả ảnh hưởng chức năng cổ tay sau này.
TO EVALUATE THE RESULTS OF TREATMENT OF
SCAPHOID FRACTURES WITH REVERSE SCREW HERBERT AT THE
DEPARTMENT OF TRAUMATOLOGY – ORTHOPEDIC, THONG NHAT
HOSPITAL
SUMMARY
Objectives: To evaluate the results of treatment of Scaphoid fractures with reverse
screw Herbert at the Department of Traumatology – Orthopedic, Thong Nhat Hospital.
Material and method: From January 2015 to January 2019, there were 09 patients with
Bệnh viện Thống Nhất
Người phản hồi (Corresponding): ()
Ngày nhận bài: 15/7/2019, ngày phản biện: 28/7/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2019


1

12


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

scaphoid fracture who had surgery to internal fixation with reverse screw Herbert. The
average age was 38 (from 21 to 54), the average follow-up time was 12 months, early
results were evaluated based on X-ray after surgery to achieve anatomy, the results
were far from the Mayo wrist score evaluation, union process on X-ray. Results: early
results after surgery with 8/9 patients achieved anatomy (88.89%), the results as far as
Mayo wrist score reached 7/9 patients were good and very good (77.78%). Conclusion:
Herbert’s combined bone marrow surgery with Herbert’s screw provides good results
for patients with boat fractures, helps patients recover early and achieves wrist ROM,
avoiding complications nonunion or malunion effects to the wrist function later.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong số những trường hợp gãy
xương vùng cổ tay, gãy xương thuyền là
loại hay gặp nhất, chỉ đứng sau gãy đầu
dưới xương quay. Gãy xương thuyền
thường gặp ở BN nam có tuổi từ 20 – 40
[1]
, đặc biệt là chấn thương thể thao [2].
Gãy xương thuyền có triệu chứng
nghèo nàn, vì vậy khi chấn thương BN
thường nghĩ là bong gân cổ tay nên sau
chấn thương một thời gian dài mới đến
khám hoặc điều trị không đúng nên gây
ra các biến chứng: Khớp giả, hoại tử, mất

vững cổ tay, hư khớp gây ảnh hưởng đến
chức năng cổ bàn tay và chất lượng cuộc
sống.
Trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu về điều trị gãy xương
thuyền, đặc biệt là các phương pháp phẫu
thuật: Adams (1928), Leyshon A (1984),
Edeland A (1975), Stark A, Svartengre
(1987), Herbert (1990)… Các phương
pháp đều mang lại kết quả khả quan [7], [8],
[9]
.
Trong đó phương pháp kết hợp
xương bằng vít xốp ren ngược chiều
Herbert giúp liền xương sớm, giảm khả
năng khớp giả hoặc không liền xương.

Việc cố định tốt và bất động sẽ rút ngắn
thời gian nghỉ việc cũng như tác động kinh
tế xã hội của BN [4], [6], giúp BN tái hòa
nhập sớm với cộng đồng và công việc [3].
Tại khoa ngoại CTCH bệnh viện
Thống Nhất đã tiến hành phẫu thuật kết
hợp xương thuyền bằng vít ren ngược
chiều Herbert và đạt kết quả khả quan. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm
mục đích: Đánh giá kết quả điều trị gãy
xương thuyền bằng vít ren ngược chiều
Herbert tại khoa ngoại CTCH bệnh viện
Thống Nhất.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
09 BN gãy xương thuyền được
chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp
phẫu thuật kết hợp xương tại khoa CTCH
bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2015
đến tháng 01/2019.
Tiêu chuẩn lựa chọn: không phân
biệt tuổi, giới, nguyên nhân chấn thương.
Các BN trong diện nghiên cứu: gãy xương
thuyền cũ và mới.
Tiêu chuẩn loại trừ: gãy xương
hở, các BN có bệnh nội khoa nặng, chống
13


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019

chỉ định gây mê

phần mềm SPSS 16.0

2. Phương pháp nghiên cứu:
nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.

KẾT QUẢ
Trong 09 BN

Thu thập số liệu: trực tiếp hỏi

bệnh, khám bệnh và hẹn BN tái khám. Sử
dụng mẫu bệnh án nghiên cứu
Phương pháp xử lý số liệu: dùng

Giới tính: tất cả 09 BN là nam giới
Độ tuổi trung bình: 38
tháng

Thời gian theo dõi trung bình: 12

1. Vị trí đường gãy
Bảng 1. Vị trí đường gãy (n = 9)
Hình thái

n

%

Gãy cực gần

0

0

Gãy ngang eo

9

100


Gãy cực xa

0

0

Tổng

9

100

2. Phân loại đường gãy theo TROJAN, RUSSE
Bảng 2. Phân loại đường gãy (n = 9)
Đường gãy

n

%

Gãy chéo

0

0

Gãy ngang

9


100

Gãy dọc

0

0

Tổng

9

100

3. Các tổn thương phối hợp
Bảng 3. Các tổn thương phối hợp (n = 9)
Các tổn thương
Gãy mỏm trâm quay
Trật xương nguyệt
Gãy đầu dưới xương quay

14

n
0
0
2

%
0

0
22,22


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4. Ghép xương xốp
Bảng 4. Ghép xương xốp (n = 9)
Ghép xương

n

%

Có ghép xương

1

11,11

Không ghép xương

8

89,99

Tổng

9


100

5. Đánh giá kết quả sớm sau mổ
Bảng 5. Đánh giá kết quả sớm sau mổ (n = 9)
Kết quả sớm

n

%

Nhiễm trùng sau mổ

0

0

Đạt đúng giải phẫu

8

89,99

6. Đánh giá kết quả xa theo thang điểm cổ tay của Mayo
Bảng 6. Đánh giá kết quả theo thang điểm cổ tay của Mayo (n = 9)
Kết quả xa

n

%


Rất tốt

01

11,11

Tốt

06

66,67

Trung bình

01

11,11

Kém

01

11,11

Tổng

9

100


BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
cả 09 BN đều có vị trí gãy ngang eo xương
thuyền và tất cả đều là đường gãy ngang, 01
trường hợp gãy kèm đầu dưới xương quay,
01 trường hợp gãy cũ cần ghép xương xốp,
chúng tôi lấy xương xốp từ mào chậu.

của tác giả Inoue và Shionoya nghiên cứu
23 trường hợp gãy xương thuyền và cố định
bằng vít Herbert, đạt 100% lành xương sau
6,5 tuần [4]. Tác giả Bội Châu nghiên cứu
187 trường hợp, có 171 trường hợp lành
xương, đạt tỉ lệ 91,4% [5]. Tác giả Leyshon
1984, đạt tỉ lệ lành xương 87,5% [8].

Trong nghiên cứu này, kết hợp
xương trong những trường hợp gãy di
lệch và không di lệch bằng vít ren ngược
chiều Herbert đem lại chức năng và kết quả
X-quang tốt. Trong 09 trường hợp, có 7/9
lành xương tốt sau 6,5 tuần, đạt 77,78%,

Theo dõi sau 1 năm, tầm vận động
và thang điểm được đánh giá theo Mayo,

Các tác giả đều đồng ý: tỷ lệ lành
xương tùy thuộc vào đường gãy, vị trí ổ
gãy, phương pháp bất động và thời gian
bất động.


15


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 19 - 9/2019

nghiên cứu chúng tôi đạt 77,78% tốt và rất
tốt, của tác giả Inoue và Shionoya đạt 96%
tốt và rất tốt [4], tác giả Bội Châu có 81%
đạt biên độ vận động so với tay lành [5], tác
giả Jinarek 1992 đạt 87% [10].
Các tác giả đều thống nhất biên độ
vận động cổ tay ở những BN lao động tay
chân sẽ phục hồi tốt hơn và thời gian ngắn
hơn, tùy thuộc vào ý thức của BN.
Trong nghiên cứu này có 1 trường
hợp chậm liền xương do BN tự ý bỏ bột
sớm, theo dõi thêm sau mổ 12 tuần thấy
xương liền, 1 trường hợp khớp giả được
giải thích mổ lại nhưng người bệnh không
đồng ý. Không có trường hợp nào nhiễm
trùng, tụ máu, rối loạn dinh dưỡng, tổn
thương động mạch quay.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật kết hợp xương thuyền
bằng vít ren ngược chiều Herbert mang
lại kết quả tốt trong gãy xương thuyền,
giúp BN hồi phục sớm và đạt được tầm
vận động cổ tay, tránh được biến chứng
khớp giả ảnh hưởng chức năng cổ tay sau

này. Sau mổ BN cần tuân thủ chế độ bất
động và tập phục hồi chức năng. Bước đầu
nghiên cứu, sô liệu còn ít, chúng tôi cần
nghiên cứu thêm để có kết quả chính xác
hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hove LM. Epidemiology of
scaphoid fractures in Bergen, Norway. Scand
J Plast Reconstr Surg Hand Surg.  1999
Dec;33(4):423-6.
2. Leslie IJ, Dickson RA. The
16

fractured carpal scaphoid. Natural history
and factors influencing outcome. J Bone Joint
Surg Br. 1981 Aug;63-B (2):225–230.
3. McQueen MM, Gelbke MK,
WakefieldA, Will EM, Gaebler C. Percutaneous
screw fixation versus conservative treatment
for fractures of the waist of the scaphoid:
a prospective randomised study.  J Bone
Joint Surg Br.  2008 Jan;90(1):66–71. doi:
10.1302/0301-620X.90B1.19767.
4. Inoue G, Shionoya K. Herbert screw
fixation by limited access for acute fractures
of the scaphoid.  J Bone Joint Surg Br.  1997
May;79(3):418–421. Available from:http://
dx.doi.org/10.1302/0301-620X.79B3.7254.
5. Nguyễn Thúc Bội Châu. Gãy
xương thuyền cổ tay. Tháng 01/2016

6. Filan S.L., Herbert T.J. – Herbert
screw fixation of scaphoid fractures – The
Journal of Bone and Joint surgery 78B, n°4,
1996, 519 –529.
7. Adams J D, Leonard R D. Fracture
of the carpal scaphoid. N Engl J Med. 1928;
198:401–404.
8. Leyshon A, Ireland J, Trickey EL.
The treatment of delayed union and non-union
of the carpal scaphoid by screw fixation.  J
Bone Joint Surg Br. 1984;66: 124–127.
9. Eddeland A, Eiken O, Hellgren E,
Ohlsson NM. Fractures of the scaphoid. Scand
J Plast Reconstr Surg. 1975;9: 234–239. doi:
10.3109/02844317509022872.
10. Jinarek WA, Ruby LK, Millender
LB, Bankoff MS, Newberg AH. Long-term
result after Russe bone-grafting; the effect of
malunion of the scaphoid. J Bone Joint Surg
Am: 1992; 74(8):1217 – 1228.



×