Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Liên quan giữa tình trạng kháng insulin với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.58 KB, 8 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN VỚI
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Thanh Bình1, Trương Đình Cẩm1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh
nhân cao tuổi có tăng huyết áp tại bệnh viện quân y 175.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhân cao
tuổi, được chia làm 2 nhóm. Nhóm bệnh gồm 84 bệnh nhân có tăng huyết áp, nhóm chứng
gồm 37 bệnh nhân không tăng huyết áp. Đánh giá tình trạng kháng insulin bằng mô hình
HOMA 2.
Kết quả: Chỉ số kháng insulin (HOMA.IR) của nhóm bệnh nhân cao tuổi có tăng
huyết áp cao hơn so với nhóm bệnh nhân cao tuổi không có tăng huyết áp. Chức năng
tế bào beta (HOMA.B) và độ nhạy cảm với insulin (HOMA.S) của nhóm bệnh nhân cao
tuổi có tăng huyết áp thấp hơn so với nhóm bệnh nhân cao tuổi không có tăng huyết áp.
Chỉ số HOMA.B ở bệnh nhân THA có kèm theo hội chứng chuyển hóa thấp hơn có ý
nghĩa so với bệnh nhân THA không kèm hội chứng chuyển hóa. Chỉ số HOMA.IR tương
quan thuận mức độ trung bình với BMI. Ngược lại HOMA.B và HOMA.S tương quan
nghịch mức độ trung bình với BMI. Không có mối liên quan giữa các chỉ số đề kháng
insulin với tuổi và giới (p > 0,05).
Kết luận: Ở bệnh nhân tăng huyết áp người cao tuổi có mối liên quan có ý nghĩa
giữa chức năng tế bào beta và độ nhạy cảm insulin liên quan với hội chứng chuyển hóa
và chỉ số BMI.
Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Bình ()
Ngày nhận bài: 20/10/2018, ngày phản biện: 25/10/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2019


1

5


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Từ khóa: Người cao tuổi có tăng huyết áp, Chỉ số kháng insulin.
RELATIONSHIP BETWEEN INSULIN RESISTANCE
WITH SOME CARDIOVASCULAR RISK FACTORS
IN ELDERLY PATIENTS WITH HYPERTENSION
SUMMARY
Aim: Investigating associations with some cardiovascular risk factors in elderly
patients with hypertension at Military Hospital 175.
Subject and Methods: A cross-sectional and case-control study of 121 elderly
patients were divided into two groups. Disease group was included 84 patients with
hypertension, control group of 37 patients without hypertension . Evaluation of insulin
resistance by HOMA 2 model.
Results: Insulin resistance index (HOMA.IR) in elderly patients with hypertension was higher than in elderly patients without hypertension (p < 0,001). Beta-cell
function (HOMA.B) and insulin sensitivity (HOMA.S) in elderly patients with hypertension was lower than in elderly patients without hypertension (p < 0,001). The HOMA.IR
index correlates positively with BMI, whereas HOMA.B and HOMA.S correlate negatively with BMI (p < 0,05). The HOMA.B index in patients with hypertension associated
with metabolic syndrome was significantly lower in comparison with hypertensive patients without metabolic syndrome(p < 0,05). There was no correlation between insulin
resistance and age and gender (p > 0.05).
Conclusions: In elderly patients with hypertension, there is a significant association between beta cell function and insulin sensitivity associated with metabolic
syndrome and BMI.
Keywords: Elderly with hypertension, Insulin resistance index.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tỉ lệ người cao tuổi
trên thế giới ngày càng tăng và Việt Nam
không nằm ngoài xu hướng chung đó. Sự

già hóa dân số sẽ kéo theo hàng loạt các
bệnh lý liên quan đến người cao tuổi như
thừa cân béo phì, các bệnh lý tim mạch hay
6

đái tháo đường týp 2. Chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi đang là vấn đề lớn của
ngành y tế nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh tật,
giảm tàn phế, giảm gánh nặng về chi phí
điều trị và làm tăng chất lượng cuộc sống
cho nhóm dân số này. Do vậy, vấn đề kiểm
soát càng nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường,
là chiến lược quan trọng nhằm khống chế
hoặc làm thoái thui tỉ lệ mắc bệnh[4][8].
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra
rằng, những bất thường về chuyển hóa
như tăng Triglycerid, giảm HDL-C, tăng
mỡ bụng, tăng huyết áp, tăng đường huyết
là những yếu tố liên quan đến đề kháng
insulin. Vì vậy, bệnh đái tháo đường týp
2 chỉ là hậu quả của sự kháng insulin và
các bất thường chuyển hóa trước đó, trong
đó có THA[7][9]. Chúng tôi tiến hành đề
tài này nhằm mục tiêu: Khảo sát mối liên
quan giữa tình trạng kháng insulin với một

số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân
cao tuổi có tăng huyết áp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 121 bệnh nhân cao tuổi đến
khám tại phòng khám tim mạch - khớp nội tiết Bệnh viện quân y 175 từ 12/2016
đến 06/2017. Đối tượng được chia làm 2
nhóm, nhóm bệnh gồm 84 bệnh nhân có
tăng huyết áp, nhóm chứng gồm 37 bệnh
nhân không tăng huyết áp.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
nghiên cứu:
- Bệnh nhân trên 60 tuổi
- Chẩn đoán tăng huyết áp theo
JNC VII.
* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân đã được chẩn đoán
ĐTĐ theo ADA 2015.
- Bệnh nhân đang sử dụng insulin
- Đang sử dụng một số thuốc có
ảnh hưởng đến chức năng tế bào beta như:
corticoid...
- Mắc các bệnh nhiêm khuẩn cấp
tính
- Suy gan, suy thận nặng.
- Có các bệnh lý đi kèm nặng.
- Bệnh nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu,
mô tả cắt ngang so sánh với nhóm chứng.
- Nội dung nghiên cứu: tất cả đối
tượng nghiên cứu được hỏi, thăm khám
lâm sàng tỉ mỉ, làm các xét nghiệm cận
lâm sàng.
- Hỏi bệnh sử, thăm khám tổng
quát cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu…
- Phân loại tăng huyết áp dựa vào
tiêu chuẩn JNC VII (2003) .
- Chẩn đoán rối loạn lipid máu
(RLLPM) theo Hội Tim mạch Việt Nam
2009.
- Chẩn đoán hội chứng chuyển
hóa theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III 2004.
- Đánh giá đề kháng insulin bằng
mô hình HOMA 2 (Homeostasis Model
7


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Assessment) dựa theo cặp chỉ số nồng độ
glucose máu khi đói (mmol/l) và C-peptid
(nmol/l)[10], lấy điểm cắt giới hạn ở tứ
phân vị trên của nhóm chứng theo tổ chức
y tế thế giới năm 1998 đề nghị, bao gồm:

3. Xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng

phần mềm SPSS 16.0.

+ Chỉ số kháng insulin: HOMA.

- Khảo sát tương quan giữa 2 biến
định lượng bằng cách tính hệ số tương quan
r.

IR
+ Chức năng tế bào beta: HOMA.B

- So sánh các biến liên tục (định
lượng) bằng kiểm định t - Student, so sánh
các biến định tính bằng kiểm định χ2.

+ Độ nhạy insulin: HOMA.S

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Chỉ tiêu
Tuổi trung bình (năm)
Nam [n;(%)]
Nữ [n;(%)]
Béo bụng [n;(%)]
BMI (kg/m2)
Đường máu đói (mg/dl)
Insulin (µg/ml)
RLLPM [n;(%)]
HCCH [n;(%)]


Nhóm bệnh

Nhóm chứng

(n = 84)
68,91 ± 6,79
24 (28,6)
60 (71,4)
59 (70,2)
24,23 ± 2,61
118,72 ± 30,81
18,18 ± 6,01
80 (95,2)
58 (69,0)

(n = 37)
67,43 ± 5,96
16 (43,2)
21 (56,8)
11 (29,7)
22,94 ± 3,03
99,86 ± 11,19
10,50 ± 2,98
21 (56,8)
7 (18,9)

p
>0,05
>0,05

<0,001
<0,05
<0,001
<0,001
<0,001
< 0,001

Nhận xét: Chỉ số BMI, tình trạng béo bụng ở nhóm bệnh nhân THA cao hơn có
ý nghĩa so với nhóm chứng, đồng thời nồng độ trung bình của insulin, glucose máu, tỷ
lệ có rối loạn lipid máu và có hội chứng chuyển hóa đều cao hơn so với nhóm chứng có
ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Bảng 2. Đặc điểm kháng insulin ở đối tượng nghiên cứu

8

Chỉ số

Nhóm bệnh
(n=84)

Nhóm chứng
(n=37)

p

HOMA2.B

70,83 ±22,4

138,80 ± 43,55


< 0,001

HOMA2.IR

3,70 ± 1,47

0,97 ± 0,53

< 0,001

HOMA2.S

33,45 ± 17,44

132,33 ± 58,19

< 0,001


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhận xét: Tính toán bằng mô hình HOMA2 nhận thấy chức năng tế bào beta và
độ nhạy cảm với insulin của nhóm có THA đều giảm so với nhóm chứng. Ngược lại chỉ
số kháng insulin của nhóm THA cao hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 3. Liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với giới tính ở bệnh nhân THA
Chỉ số
HOMA.B
± SD

HOMA.S
± SD
HOMA.IR
± SD

Nam (n = 24)

Nữ (n = 64)

p

116,76 ± 73,99

111,72 ± 76,78

> 0,05

82,90 ± 63,71

81,53 ± 72,65

> 0,05

2,30 ± 1,86

2,54 ± 2,31

> 0,05

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với giới tính ở

bệnh nhân THA (p > 0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa kháng insulin và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân
THA
Chỉ số
HOMA.B
± SD
HOMA.S
± SD
HOMA.IR
± SD

Có HCCH
(n = 58)

Không HCCH
(n = 26)

p

100,4 ± 68,85

141,56 ± 83,33

< 0,05

82,90 ± 63,71

69,83 ± 62,82

> 0,05


2,72 ± 2,15

2,21 ± 1,91

> 0,05

Nhận xét: Chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp có HCCH thấp hơn
những bệnh nhân không mắc HCCH, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 5. Tương quan giữa kháng insulin với tuổi và BMI ở bệnh nhân THA
Chỉ số
Tuổi
BMI

r
p
r
p

HOMA.B
0,121
> 0,05
-0,365
< 0,05

Nhận xét: Chức năng tế bào beta

HOMA.S
0,031
> 0,05

-0,313
< 0,05

HOMA.IR
-0,089
> 0,05
0,338
< 0,05

và độ nhạy cảm insulin có tương quan
9


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

nghịch mức độ trung bình với chỉ số BMI,
ngược lại chỉ số kháng insulin tương quan
thuận mức độ trung bình với BMI (p <
0,05). Không có mối liên quan giữa tuổi
với các chỉ số đề kháng insulin (p > 0,05).
BÀN LUẬN
1. Về đặc điểm chung và tình trạng
kháng insulin của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
giữa nhóm bệnh và nhóm chứng không
có sự khác biệt về độ tuổi, giới tính. Tuy
nhiên nhận thấy rằng ở nhóm bệnh nhân
tăng huyết áp có các rối loạn chuyển hóa
đi kèm như béo bụng, thừa cân, rối loạn
mỡ máu cao hơn có ý nghĩa thống kê so

với nhóm chứng. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Giao Thị Thoa 2015[6] và
nghiên cứu FRAMINHAM 1996. Những
rối loạn chuyển hóa nêu trên là tiền đề để
xuất hiện các bệnh lý tim mạch, rối loạn
dung nạp đường máu sau này. Trên người
bình thường, nồng độ glucose huyết được
duy trì hằng định bởi 3 yếu tố: sự tiết
insulin, sự thu nạp glucose ở mô ngoại vi và
sự ức chế sản xuất glucose từ gan. Sau khi
ăn lượng glucose tăng lên trong máu làm
kích thích tuỵ tiết insulin để đưa glucose
huyết về mức bình thường, nếu có khiếm
khuyết tại tế bào beta thì sự tiết insulin sẽ
giảm hoặc kháng với tác dụng của insulin
tại mô đích hậu quả là tăng glucose huyết
và bệnh đái tháo đường týp 2 xuất hiện
trên lâm sàng[7]. Kết quả nghiên cứu tỉ lệ
10

đề kháng insulin của chúng tôi thấp hơn
so với các nghiên cứu trong nước, như
nghiên cứu của Nguyễn Thành Thuận là
74%, Trần Thị Kim Thảo là 69,2%[5].
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) về chỉ
số chức năng tế bào beta, độ nhạy insulin
cũng như chỉ số kháng insulin giữa nhóm
bệnh và nhóm chứng, điều này chứng tỏ
có tình trạng đề kháng insulin cũng như có

tình trạng suy giảm chức năng tế bào beta
ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp. Chức
năng tế bào beta suy giảm theo tuổi đó là
suy giảm về mặt sinh lý, nhưng nhóm bệnh
nhân bị tăng huyết áp và tăng huyết áp có
đái tháo đường thì tình trạng suy giảm này
trở nên có ý nghĩa hơn[9].
2. Mối liên quan giữa kháng insulin
với một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Từ khoảng thập niên 1960 đã có
nhiều tác giả nhận thấy có tình trạng đề
kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp,
và cũng có nhiều công trình nghiên cứu
trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng
chứng tỏ điều này. Các nghiên cứu của
Kowamoto trên 1269 người đánh giá đề
kháng insulin với tăng huyết áp[9], nghiên
cứu IRAS của Saad và cộng sự hay nghiên
cứu của Norman M.Kaplan 1994 đều chỉ
ra có mối tương quan giữa tình trạng đề
kháng insulin với tăng huyết áp. Hơn thế
các tác giả còn nhận thấy rằng khi khống
chế tốt huyết áp và tình trạng béo phì ở
nhóm bệnh nhân này thì sẽ cải thiện được


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tình trạng đề kháng insulin, cũng như giảm
thiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch và tử

xuất[3]. Khi tìm hiểu mối liên quan giữa
chỉ số kháng insulin với một số yếu tố
nguy cơ tim mạch chúng tôi nhận thấy ở
nhóm bệnh nhân có Hội chứng chuyển hóa
thì chức năng tế bào beta kém hơn so với
nhóm không mắc Hội chứng chuyển hóa.
Đồng thời chỉ số kháng insulin (HOMA.
IR) có mối tương quan thuận mức độ trung
bình với BMI, nồng độ glucose máu lúc
đói và insulin máu lúc đói. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Bình (2016)[1].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
khi phát hiện đái tháo đường thì đã có ít
nhất 50% tế bào beta bị suy, tình trạng
kháng insulin xảy ra từ rất sớm, khi mà xét
nghiệm đường máu vẫn bình thường[7].
Đặc biệt ở các đối tượng người cao tuổi
có các triệu chứng của hội chứng chuyển
hóa như thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu
hay tăng huyết áp, tình trạng kháng insulin
xảy ra từ rất sớm, đó là tiền đề để tiến triển
thành đái tháo đường sau này. Vì vậy đối
tượng bệnh nhân cao tuổi có THA (có chỉ
số kháng insulin cao hơn nhóm cao tuổi
không THA) sẽ có nguy cơ tăng nồng độ
glucose máu dẫn đến các rối loạn dung nạp
glucose và tiến triển thành đái tháo đường
sau này[8]. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
định hướng cho các nhà lâm sàng trong quá

trình chăm sóc quản lý bệnh nhân cao tuổi,
cần quan tâm khảo sát đầy đủ các yếu tố

nguy cơ tim mạch, đái tháo đường... kiểm
soát tốt huyết áp mục tiêu có vai trò rất
quan trọng để giảm thiểu các biến cố tim
mạch cũng như tình trạng đề kháng insulin
cho người bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu mối liên quan
giữa tình trạng kháng insulin với một số
yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân cao
tuổi có THA bằng mô hình HOMA2 chúng
tôi rút ra một số kết luận:
- Chức năng tế bào beta ở bệnh
nhân THA có hội chứng chuyển hóa thấp
hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân THA
không mắc hội chứng chuyển hóa (p <
0,05).
- Chức năng tế bào beta và độ nhạy
cảm insulin có tương quan nghịch mức độ
trung bình với chỉ số BMI, ngược lại chỉ
số kháng insulin tương quan thuận mức
độ trung bình với BMI (p < 0,05). Không
có mối liên quan giữa các chỉ số đề kháng
insulin với tuổi và giới (p > 0.05)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2016),
“Khảo sát nồng độ glucose máu sau ăn ở
bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Luận

văn Thạc sĩ y học, Học viện quân y.
2. Trương Tuyết Mai (2014),
“Tình trạng kháng insulin và hội chứng
chuyển hóa ở người trưởng thành tại một
phường nội thành Hà nội”, Tạp chí Y tế
11


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

công cộng, 33, tr.42-48.

chuyển hóa”. NXB ĐH Huế, tr9 - 58.

3. Thái Hồng Quang (2012),
“Bệnh béo phì”, Thực hành lâm sàng bệnh
đái tháo đường, Nhà xuất bản y học, tr.
379.

8. American Diabetes Association
(2015), “Standards of medical care in
diabetes”, Diabetes Care, 38, p.9.

4. Đỗ Trung Quân (2015), «Chẩn
đoán đái tháo đường», Chẩn đoán đái tháo
đường và điều trị, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam, tr. 56 - 66.
5. Nguyễn Thành Thuận (2010),
“Mối tương quan giữa đề kháng insulin và
tăng huyết áp ở nhóm công chức-viên chức

Quận 10 TPHCM”, Luận văn tốt nghiệp
bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TPHCM.
6. Giao Thị Thoa, Huỳnh Đình
Lai, Hoàng Anh Tuấn (2015), Nghiên cứu
hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng
huyết áp tại bệnh viện Đà Nẵng.
7. Nguyễn Hải Thủy (2008) “Đề
kháng insulin trong rối loạn nội tiết -

12

9. Kawamoto R.Kohara, K.
Tabara. Y, Abe (2010). “Insulin resistance
and prevalence of prehypertension and
hypertension among community - dwelling
persons”, Journal of atherosclerosis and
thrombosis, 17(2), pp 148 - 155.
10. Ki Chul Sung (2011),
“Hyperinsulinemia and Homeostasis
Model Assessment of Insulin Resistance
as Predictors of Hypertension: A 5-year
Follow-Up Study of Korean Sample”,
American Journal of Hypertension, 24(9),
pp. 1041-1045.



×