Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo hai trường hợp thoát vị vùng thượng vị nguyên phát ít gặp điều trị tại bệnh viện dã chiến 2.1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 12 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019

BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ VÙNG THƯỢNG VỊ
NGUYÊN PHÁT ÍT GẶP ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN 2.1
Nguyễn Thông Phán1, Vũ Văn Tuấn2, Lại Bá Thành1,
Lê Văn Bình1, Nguyễn Văn Đức1, Phạm Thị Thùy1
TĨM TẮT
Thốt vị thượng vị là một dạng ít gặp của thốt vị thành bụng, tại Việt Nam có
rất ít nghiên cứu về loại thốt vị này. Trình bày ca bệnh: hai bệnh nhân đều là quân cảnh
Ghana. Bệnh nhân số 1: nữ - 36 tuổi – béo phì BMI 32.4, chẩn đốn thốt vị thượng vị
nghẹt giờ thứ tư, tạng trong bao thoát vị là mạc nối lớn, đã được phẫu thuật giải phóng
tạng thốt vị, khâu tái tạo thành bụng chỉ khơng tiêu. Bệnh nhân số 2: nam – 32 tuổi –
thừa cân BMI 28,7, chẩn đoán thoát vị thượng vị, tạng là quai ruột, đã được phẫu thuật
khâu tái tạo thành bụng chỉ khơng tiêu. Hai bệnh nhân đều khơng có tái phát sau 3 tháng
tái khám. Bàn luận: tỷ lệ mắc thoát vị thượng vị ở bệnh nhân Châu Phi khơng có sự khác
biệt giữa nam và nữ. Chẩn đốn có thể căn cứ trên triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu
âm. Khi kích thước cổ túi thốt vị < 2cm có thể áp dụng phương pháp khâu thành bụng
đơn thuần, mesh nên được sử dụng cho những trường hợp có đường kính lỗ thốt vị lớn
hơn, phương pháp phẫu thuật nội soi ngày càng được áp dụng rộng rãi. Kết luận: chẩn
đốn thốt vị thượng vị khơng khó, phẫu thuật mở hay nội soi có/ khơng sử dụng mesh
tùy thuộc kích thước lỗ khuyết cổ thốt vị và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Từ khóa: thốt vị thượng vị, phẫu thuật mở/nội soi.
REPORT TWO UNCOMMONLY EPIGASTRIC HERNIA
PATIENTS TREATED AT VIETNAM LEVEL 2 FIELD HOSPITAL IN
BENTIU, SOUTH SUDAN
Bệnh viện Dã Chiến 2.1
Bệnh viện TƯQĐ 108
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thông Phán ()
Ngày nhận bài: 17/4/2019, ngày phản biện: 22/4/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2019


1
2

108


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

ABSTRACT:
Epigastric hernia is an uncommon form of ventral hernia, it has been rarely
studied in Vietnam. Presentation of patients: Both two patients are Ghanania military
police. Case 1: 36-year -old – female patient, BMI 32.4, diagnosis: the primary
incarcerated epigastric hernia 4 hours, organic hernia sac was a small portion of
omentum, the open operation was returned it back to abdominal cavity, repaired with
nonabsorbable suture.Case 2: 32 – year –old- male patient, BMI 28.7, diagnosis: the
primary epigastric hernia, sac contented apart of jejunum, non-mesh- open repair
was performed. The recurrence was not met with them after followed up examination
3 months. Discussion: the propotion of epigastria hernia is equal distribution among
gender in African patients. Epigastric hernias are diagnosed based on a physical
examination, imaging techniques, such as a  CT scan  or abdominal  ultrasound, may
be used to check for complications or other conditions. The open suture repair can be
operated to the small size defect (d < 2cm), the wider hernia ring should be repaired with
mesh, indicating the ongoing popularity of herniorrhaphy. Conclusion: the epigastric
hernia is an uncomplicated diagnosis, the open repair or abdominal laparoscopy with
mesh/non-mesh can be performed that depending on the size of defect and technical skill
of surgeon.
Keywords: epigastric hernia, open repair/ herniorrhaphy
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị thượng vị là một dạng
thoát vị thành bụng ít gặp, chiếm tỷ lệ

1,3 – 3,6% các trường hợp thốt vị thành
bụng, xảy ra tại các vị trí trong vùng từ
mũi ức đến rốn,[4],[8]. Thoát vị thành
bụng thường được điều trị bằng phẫu thuật
mở hoặc nội soi, tái tạo thành bụng bằng
các lớp khâu với chỉ tiêu hoặc sử dụng
tấm lưới (mesh). Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ đảm bảo y tế tại Bệnh Viện Dã
Chiến Cấp 2 Số 1 (BVDC 2.1) - phái bộ
của Liên Hiệp Quốc tại Bentiu- Nam Xu
Đăng, chúng tôi đã điều trị hai bệnh nhân

thốt vị thượng vị ít gặp này. Chúng tơi xin
báo cáo và đưa ra một số bàn luận về chẩn
đốn và điều trị hai trường hợp này.
2. TRÌNH BÀY CA BỆNH
2.1. Bệnh nhân số1.
+ Thông tin chung:
. Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, cảnh sát
quân sự Ghana, BMI: 32,4 kg/m2.
. Tiền sử sản khoa: sinh thưởng 04 lần.
. Khơng có tiền sử ngoại khoa và
bệnh lý mạn tính khác.
+ Diễn biến bệnh:
109


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019

Bệnh nhân tự phát hiện thấy khối

bất thường vùng thượng vị khoảng 2 năm,
thỉnh thoảng đau tức sau vận động nặng
sau đó tự mất đi, khối này to dần, chưa
điều trị gì. Khoảng 20h ngày 05/12/2018
xuất hiện đau dữ dội tại khối bất thường,
đau không giảm, được chuyển đến BVDC
2.1 lúc 22h cùng ngày.
+ Khám lâm sàng:
. Tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
. Mạch: 86 lần/phút; HA: 135/80
mmHg, ToC: 36,8; SpO2: 98%
. Khơng khó thở, nhịp thở đều.
. Vùng thượng vị có một khối bất
thường, kích thước khoảng 4x4 cm, ranh
giới tương đối rõ, khơng di động, khơng
dính da, khơng thay đổi kích thước khi ấn,
mật độ căng, đau nhiều tại khối, đau tăng

khi sờ nắn.
. Khơng có dấu hiệu bất thường tại
các vùng khác của ổ bụng.
. Âm đạo sạch, ngồi chu kỳ kinh
nguyệt.
+ Cận lâm sàng:
. Cơng thức máu và sinh hóa máu
trong giới hạn hình thường, khơng rối loạn
nước và điện giải.
. X quang tim phổi và X quang ổ
bụng: khơng có bất thường.
. Siêu âm: vùng đường trắng trên

rốn khoảng 4cm có khối hỗn hợp âm kích
thước 2,5x4,5x4,7 (cm), lượng dịch ước
lượng khoảng 60 ml, nghĩ đến hình ảnh
thốt vị nghẹt đường trắng trên rốn, tạng
trong bao thốt vị là mạc nối lớn.

Hình 2.1: Hình ảnh siêu âm của bệnh nhân Boateng Fr. Ag., nữ - 36 tuổi.
+ Chẩn đoán: Thoát vị đường
trắng giữa trên rốn biến chứng nghẹt giờ
thứ 4
+ Phẫu thuật:
110

Bệnh nhân được phẫu thuật cấp
cứu, dưới gây mê nội khí quản.
Đường mổ theo đường trắng giữa
trên rốn khoảng 6cm, thành bụng rất dày


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

nhiều mỡ. Bộc lộ thấy khối thoát vị nằm
trên đường trắng giữa phía trên rốn khoảng
4cm, khối có đường kính khoảng 4cm, vỏ
bao thốt vị viêm dày.
Mở bao thấy có dịch tiết màu vàng
trong, tạng trong bao thốt vị là mạc nối
lớn, nhiều vị trí viêm dày, dính với cổ túi
thốt vị về phía mũi ức nên khơng di động
được và gây nghẹt. Lỗ thốt vị kích thước

khoảng 3x3 cm, vòng cổ viêm xơ, chắc.
Tiến hành giải phóng phần mạc
nối lớn, cắt bỏ các phần viêm xơ, đẩy vào
ổ bụng.
. Cắt bao thốt vị, đóng phúc mạc
mối túi bằng chỉ Vicryl 3/0.
. Khâu phục hồi (cân cơ) thành
bụng bằng chỉ Prolene 2/0 mối rời, đóng
vết mổ. Tổng thời gian phẫu thuật khoảng
80 phút.
+ Sau mổ 3 ngày BN ổn định, ra
viện. Sau 3 tháng tái khám, vết mổ đã liền
sẹo tốt, không tái phát.
2.2. Bệnh nhân số 2.
+ Thông tin chung:
. Bệnh nhân nam, 32 tuổi, cảnh sát
qn sự Ghana, BMI: 28,7 kg/m2.
. Khơng có tiền sử ngoại khoa và
bệnh lý mạn tính khác.

+ Diễn biến bệnh:
Bệnh nhân tự phát hiện thấy khối
bất thường vùng thượng vị khoảng 8
tháng, thỉnh thoảng đau tức sau vận động
nặng, không liên quan với bữa ăn, sau đó
tự mất đi; khối này to dần, chưa điều trị gì.
Đến khám tại BVDC 2.1 ngày 27/12/2018
và hẹn nhập viện ngày 02/01/2019 để phẫu
thuật.
+ Khám lâm sàng:

. Tim mạch, hơ hấp trong giới hạn
bình thường.
. Vùng thượng vị có một khối bất
thường, kích thước khoảng 3x3 cm, ranh
giới tương đối rõ, không di động, khơng
dính da, khơng thay đổi kích thước khi ấn,
đau tức khi sờ nắn , mật độ có mềm hơn.
. Khơng có dấu hiệu bất thường tại
các vùng khác của ổ bụng.
+ Cận lâm sàng:
. Cơng thức máu và sinh hóa máu
trong giới hạn bình thường.
. X quang tim phổi và X quang ổ
bụng: khơng có hình ảnh bất thường.
. Siêu âm: vùng đường trắng trên
rốn khoảng 3cm có khối hỗn hợp âm kích
thước 3,2 x 3,5 x 2,8 (cm), tạng trong bao
thoát vị là quai tiểu tràng.

111


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019

Hỉnh 2.2: hình ảnh khối thốt vị đường trắng trên rốn của BN Agyei M., 32 tuổi.
+ Chẩn đoán trước mổ: Thoát vị
đường trắng giữa trên rốn, tạng nghi là tiểu
tràng.

khơng dính vỏ bao và cổ túi. Lỗ thốt vị

kích thước khoảng 2.5x2 cm, cổ túi viêm
xơ, chắc.

+ Phẫu thuật:
. Bệnh nhân được phẫu thuật dưới
gây mê nội khí quản.
. Mở bụng theo đường trắng giữa
trên rốn khoảng 6cm, thành bụng dày nhiều
mỡ. Bộc lộ thấy trên rốn khoảng 3cm có
một khối thốt vị đường kính khoảng 3
cm, vỏ bao thoát vị dày.
. Mở bao thoát vị thấy tạng thoát
vị là quai hỗng tràng, hồng, mềm mại,
nhu động tốt, xung quanh khơng có dịch,

112

. Tiến hành đưa quai hỗng tràng về
ổ bụng.
. Khâu phục hồi phúc mạc mối túi
bằng chỉ Vicryl 3/0.
. Khâu phục hồi thành bụng bằng
chỉ Prolene 2/0, đóng các lớp thành bụng.
+ Bệnh nhân được chăm sóc hậu
phẫu 3 ngày, sau đó chuyển về đơn vị điều
trị tiếp. Sau 3 tháng tái khám, vết mổ đã
liền sẹo tốt, không tái phát.


TRAO ĐỔI HỌC TẬP


Hình 2.3: hình ảnh lỗ thốt vị của bệnh nhân nam, Agyei M., 32 tuổi.
3. BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung.
- Thoát vị đường trắng giữa trên
rốn là một typ hay gặp nhất của thoát vị
thượng vị, được xác định khi vị trí lỗ thốt
vị nằm trong giới hạn đường trắng giữa
dưới mũi ức 3cm và trên rốn 3cm, [9]. Độ
tuổi hay gặp là tuổi trưởng thành từ 20 –
50, rất hiếm gặp ở bệnh nhân cao tuổi, [5],
[9]. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ, theo các
nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân Châu
Âu, nam gặp nhiều hơn nữ từ 2 -3 lần. Tuy
nhiên, theo các nghiên cứu với đối tượng
bệnh nhân Châu Phi, thì tỷ lệ nam và nữ
khơng có sự khác biệt, các tác giả này đặt
ra giả thuyết nguyên nhân do phụ nữ Châu
Phi thường phải thực hiện nhiều công việc
nặng nhọc hàng ngày, [8].
Hai bệnh nhân của chúng tôi (01

BN nữ, 01 BN nam), ở độ tuổi trung niên.
là nhân viên cảnh sát quân sự Ghana, công
việc thực hiện hàng ngày phải vận động
nhiều, không phân biệt nam nữ.
- Về nguyên nhân, cho đến nay có
ba giả thuyết có tính thuyết phục giải thích
nguyên nhân sự mất vững của đường trắng
giữa: thuyết về lỗ khuyết sau sự thối hóa

nhánh mạch máu ni dưỡng tại chỗ của
Moschowitz; thuyết của Askar về sự bất
thường phân bố các sợi cân bao cơ thẳng
bụng đan chéo từ hai phía tạo thành đường
trằng; và một nghiên cứu về sự bất thường
của các sợi Collagen trong cấu trúc của cân
cơ đường trắng giữa. Trong đó, lý thuyết
của Askar được nghiên cứu lâm sàng với
cỡ mẫu lớn ủng hộ, theo thuyết này, cấu
trúc đường trắng giữa đảm bảo vững chắc
khi có sự đan chéo ba lần của các sợi cân
và gân từ hai phái, có khoảng 30% - 40%
113


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019

dân số sự đan chéo chỉ cómột lần. Thốt
vị thượng vị chỉ xảy ra ở nhóm bệnh nhân

này, [8].

Hình 3.1. Các mơ hình về cấu trúc đường trắng giữa của Askar, [8].
- Các yếu tố nguy cơ: các vận
động của cơ thể làm tăng mạnh, đột ngột
áp lực trong ổ bụng là yếu tố tăng nguy
cơ mắc thoát vị thành bụng nói chung. Do
vậy, thốt vị thượng vị cũng như thoát vị
bụng hay xảy ra ở những người thường
phải mang vác nặng, vận động với cường

độ cao như vận động viên cử tạ, người
tham gia lao động quân sự; người có bệnh
phổi mạn tính, béo phì, hút thuốc lâu năm,
tiểu đường; phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, bệnh
nhân lạm dụng Corticoid, [2], [9].
- Hai bệnh nhân của chúng tôi
đều là quân nhân của đơn vị Ghana, béo
phì: BN nữ có BMI 32,4 kg/m2, tiền sử đẻ
114

thường 4 lần; BN nam có BMI 28,7 kg/m2.
3.2. Nội dung bao thốt vị.
- BN nữ có tạng trong bao thốt vị
là mạc nối lớn, khi mở bao thốt vị, trong
bao có khoảng 50 ml dịch tiết màu vàng
trong, phần mạc nối lớn trong bao thốt
vị có nhiều điểm viêm dính vào cổ túi. Để
giải phóng tạng, chúng tơi phải gỡ dính và
cắt một phần tổ chức viêm xơ của đoạn
mạc nối lớn này.
Maurice E. Asuquo và cộng sự
(2011) đã báo cáo một trường hợp bệnh
nhân nữ, 60 tuổi, khối thoát vị đường
trắng trên rốn tồn tại 10 năm, kích thước


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

32  cm  ×  22  cm  ×  8  cm , đường kính lỗ
thốt vị khoảng 3cm, nội dụng trong bao

thoát vị là mạc nối lớn cùng với thể tích
dịch tiết lúc phẫu thuật khoảng 2,5 lít. Đây
là trường hợp thoát vị đường trắng bên
vùng thượng vị, với tạng thoát vị và dịch
tiết trong bao số lượng lớn, rất hiếm gặp,
[6].
Lớp thanh mạc của phúc mạc được
cấu tạo bởi lớp tế bào vảy, tiết nhiều dịch
làm cho phúc mạc ln trơn nhẵn; ngồi
ra, phúc mạc có hệ thống mạch máu nuôi
dưỡng rất phong phú. Do vậy, khi phúc
mạc trong bao thốt vị bị nghẹt thường
tiết nhiều dịch, thể tích bao thốt vị tăng
nhanh, có thể đạt kích thước lớn.
- Với BN nam, nội dung bao thoát
vị là quai hỗng tràng. Sau khi mở bao, quai
ruột cịn mềm mại, khơng viêm dính, dễ
dàng đẩy quai ruột vào lại ổ bụng.
- Ngoài mạc nối lớn và quai tiểu
tràng, nội dung bao thốt vị có thể là đại
tràng ngang, phình vị dạ dày. Cho tới nay
chưa có báo cáo lâm sàng nào ghi nhận
có cùng lúc hai tạng khác nhau trong bao
thốt vị thượng vị, [9].
3.3. Triệu chứng chẩn đoán.
- Biểu hiện của thoát vị thượng vị
nguyên phát rất thay đổi và phụ thuộc vào
từng bệnh nhân, và khơng có triệu chứng
của thoát vị thứ phát sau mổ. Bệnh nhân
thường tự cảm giác được một khối bất

thường vùng thượng vị trong nhiều năm.

Những triệu chứng như đau không liên
quan tới chế độ ăn, cảm giác khó chịu, kích
thước khối thốt vị tăng lên ảnh hưởng đến
sinh hoạt hàng ngày hoặc khối thoát vị bị
nghẹt mới làm cho bệnh nhân đi khám. Có
trường hợp ghi nhận khối thoát vị tồn tại
45 năm, đạt kích thước lớn trước khi bị
nghẹt. Ngồi ra, ở những bệnh nhân cao
tuổi thốt vị thượng vị nghẹt có thể xảy
ra đột ngột sau một giãn vỡ phình động
mạch chủ bụng hoặc do thủng tạng rỗng,
[5]. Khi khám lâm sàng có thể quan sát và
sờ thấy khối bất thường vùng thượng vị,
nhưng ở bệnh nhân béo phì với khối thốt
vị kích thước nhỏ có thể bị bỏ qua triệu
chứng này.
- Về chẩn đốn cận lâm sàng,
siêu âm có thể kết luận hình ảnh của một
thốt vị thành bụng với độ nhạy 100% .
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có thể được sử
dụng để chẩn đốn kích thước và xác định
tạng trong bao thoát vị. Tuy nhiên, những
trường hợp thoát vị nghẹt, cần mổ cấp cứu,
chỉ định chụp cắt lớp là không cần thiết,
[5].
Hai bệnh nhân của chúng tôi đều
được chẩn đốn dựa trên triệu chứng lâm
sàng và hình ảnh siêu âm, tại cơ sở của

BVDC 2.1 cũng không được trang bị máy
chụp cắt lớp vi tính.
- Phân loại lỗ thốt vị thượng vị
theo kích thước: năm 2009, Hiệp hội Thoát
vị Châu Âu (EHS) đã đưa ra một hệ thống
phân loại cho tất cả các loại thoát vị bụng,
115


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019

áp dụng cho cả nguyên phát và thứ phát
sau một phẫu thuật vùng bụng. Thoát vị
rốn và vùng thượng vị được phân loại bởi
vị trí của chúng (ở hoặc gần rốn hoặc ở
vùng thượng vị) và bởi kích thước của lỗ
thốt vị. EHS phân loại kích thước lỗ thốt
vị theo ba mức:
. Nhỏ: d < 2 cm, (đường kính),
. Trung bình: 2 cm ≤ d ≤ 4 cm,
. Lớn: d > 4 cm, [7].
Phân loại này có ý nghĩa trong
việc lựa chọn phương pháp tái tạo thành
bụng hơn là việc tiên lượng bệnh.
3.4. Phương pháp phẫu thuật.
- Phẫu thuật viên có thể lựa chọn
phương pháp phẫu thuật mở hay nội soi
điều trị thoát vị thượng vị, việc lựa chọn
tùy thuộc kinh nghiệm của phẫu thuật viên
và trang thiết bị cơ sở điều trị. Cơ sở của

chúng tôi là BV dã chiến nên cũng không
được trang bị hệ thống mổ NS.
- Khi tái tạo thành bụng, có thể
khâu tái tạo thành bụng bằng chỉ không
tiêu hay chậm tiêu như prolene và Vicryl
(chỉ Prolene là chỉ không tiêu); hoặc sử
dụng mesh – một tấm lưới bằng chất liệu
tổng hợp. Hiện nay các tác giả đều nhất trí
với lỗ thốt vị kích thước nhỏ (d < 2cm) có
thể khâu tái tạo thành bụng bằng chỉ đơn
thuần, [1], [3], [4].
Hai bệnh nhân của chúng tơi đều
có kích thước lỗ thốt vị trung bình, d =
116

3cm, tuy nhiên do điều kiện vật tư y tế tiêu
hao của BVDC cấp 2 chỉ cho phép chúng
tôi tái tạo thành bụng bằng chỉ prolen 2.0.
Bệnh nhân sau 3 tháng theo dõi đường mổ
liền tốt, khơng có hiện tượng tái phát.
- Về tỷ lệ tái phát và các biến chứng
sau mổ, nhiều nghiên cứu đa trung tâm với
cỡ mẫu lớn được thực hiện đều tỷ đưa ra
nhận xét tỷ lệ tái phát hay gặp ở các bệnh
nhân mổ mở không sử dụng mesh, tỷ lệ
này khoảng 28%. Tuy nhiên ở những bệnh
nhân phẫu thuật mở, có đặt tấm mesh, lại
có tỷ lệ tạo ổ máu tụ vết mổ cao hơn nhóm
khơng sử dụng mesh, [1], [2].
Phẫu thuật nội soi điều trị thoát

vị thượng vị đang ngày càng được áp
dụng tại nhiều cơ sở y tế do ưu điểm về
đường mổ nhỏ, thời gian nằm viện sau mổ
ngắn, trường quan sát trong mổ rộng. Các
nghiên cứu không khẳng định việc có sử
dụng mesh hay khơng sử dụng mesh khi
phẫu thuật nội soi có nguy cơ tái phát cao
hơn. Tuy nhiên trong báo cáo của Ponten
J. E. H và cộng sự (2014) cho thấy khơng
bệnh nhân nào trong nhóm thốt vị thượng
vị điều trị bằng phẫu thuật nội soi tái tạo
thành bụng bằng tấm mesh bị tái phát, với
thời gian theo dõi sau mổ 6 năm.
Vấn đề đau mãn tính sau mổ cũng
là vấn đề được quan tâm. Trước khi phân
tích số liệu nghiên cứu, các tác giả đặt giả
thuyết nhóm sử dụng mesh tái tạo thành
bụng sẽ có tỷ lệ đau mãn tính cao hơn so
với nhóm khơng sử dụng, vì họ cho rằng


TRAO ĐỔI HỌC TẬP

cơ thể sẽ có phản ứng viêm mạn với mesh.
Tuy nhiên kết quả thu được sau phân
tích khơng cho thấy sự khác biệt giữa hai
nhóm, [3], [9].
- Về vấn đề thoát vị thượng vị và
thoát vị rốn ở phụ nữ có thai, các nghiên
cứu đều đồng thuận việc điều trị bảo tồn.

Nhưng khi xảy ra thoát vị nghẹt vấn đề
theo dõi, đánh giá và thời điểm phẫu thuật
vẫn là một khó khắn, có rất ít tài liệu hướng
dẫn và nghiên cứu liên quan đến vấn đề
này. Cần cân nhắc cẩn thận với độ tuổi của
thai nhi, các vấn đề về gây mê, cường độ
đau, thời gian giam giữ và khả năng giảm
thoát vị. Các nội dung của thoát vị cũng là
một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết
định. Trong giai đoạn mang thai, tử cung
sẽ che phần rốn nên khơng xảy ra thốt vị
nghẹt với quai ruột trong túi, nhưng vẫn
có thể xảy ra với mạc nối lớn gây đau đớn
cho thai phụ. Khi đó, bác sĩ nên thảo luận
rõ ràng với bệnh nhân và gia đình các vấn
đề liên quan đến việc ra quyết định, các rủi
ro và lợi ích của tiếp tục theo dõi hay tiến
hành phẫu thuật ngay, [9].
3.5. Phương pháp vô cảm.
- Gây tê tại chỗ có thể được áp
dụng trong các phẫu thuật mở điều trị
thoát vị thượng vị. Thuốc thường được sử
sụng là Lidocain pha nồng độ 0.5 – 1%,
kết hợp với lượng nhỏ Adrenaline, thời
gian tác dụng có thể kéo dài từ 30 phút
đến 3 tiếng. Tuy nhiên, những phẫu thuật
tiên lượng kéo dài do thành bụng dày, tạng

thoát vị dính nên xem xét gây mê nội khí
quản, [3], [4], [9].

Hai bệnh nhân của chúng tôi đều
được áp dụng gây mê nội khí quản vì
chúng tơi cũng chưa có kinh nghiệm gây
tê tại chỗ bằng Lidocain với bệnh nhân
gốc Phi. Thực tế trong phẫu thuật cho thấy
phương pháp vô cảm đã lựa chọn là hợp lý
vì hai bệnh nhân đều béo phì, thành bụng
rất dày, tạng thốt vị ở bệnh nhân nữ là
mạc nối viêm dính.
- Trong trường hợp phẫu thuật nội
soi, vơ cảm bằng gây mê nội khí quản ln
là lựa chọn đầu tay.
4. KẾT LUẬN
Thốt vị thượng vị là trường hợp
thốt vị ít gặp của thốt vị thành bụng, tỷ
lệ nữ châu Phi gặp nhiều hơn Châu Âu,
đặc biệt là các BN béo phì. Chẩn đốn có
thể dựa vào triệu chứng lâm sàng và chẩn
đốnhình ảnh. Phẫu thuật tái tạo thành
bụng sử dụng mesh với trường hợp đường
kính trên 2cm có tỷ lệ tái phát thấp. Phẫu
thuật nội soi ngày càng được chỉ định rộng
do những lợi ích sau mổ của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aslani n , Brown C. J. (2010),
Does mesh offer an advantage over tissue
in the open repair of umbilical hernias?
A systematic review and meta-analysis,
Published online: 16 July 2010! SpringerVerlag 2010.
117



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 18 - 6/2019

2. Burcharth J., Pedersen M. S.,
et tc (2015), The prevalence of umbilical
and epigastric hernia repair: a nationwide
epidemiologic study, published online: 4
April 2015! Springer-Verlag France 2015.
3. Christoffersen MW, Helgstrand
F, Rosenberg J, Kehlet H, Bisgaard
T. Lower (2013), reoperation rate for
recurrence after mesh versus sutured
elective repair in small umbilical and
epigastric hernias. A nationwide register
study, World J Surg 2013;37:2548-52.  

a saving kit: Case report, International
Journal of Surgery Case Reports 22 (2016)
19–22.
6. Maurice E. Asuquo, Victor I.C.
Nwagbara, and Michael O. Ifere (2011),
Epigastirc hernia presenting as a giant
abdominal interparietal hernia, Int J Surg
Case Rep. 2011; 2(8): 243–245.
7. Muysoms FE, Miserez M,
Berrevoet F et al (2009), Classification
of primary and incisional abdominal wall
hernias, Hernia,13:407–414


4. David B. Earle, Jennifer A.
McLellan (2013), Repair of Umbilical and
Epigastric Hernias, Surg Clin N Am 93
(2013) 1057–1089.

8. Ponten J. E. H. Somers K. Y.
A. , Nienhuijs S. W. (2012), Pathogenesis
of the epigastric hernia, published online:
10 July 2012! Springer-Verlag 2012 .

5. Fikri M. Abu-Zidan, Kamal Idris,
Mohammed Khalifa (2016), Strangulated
epigastric hernia in a 90-year-old man:
Point-of-Care Ultrasound (POCUS) as

9. Townsend CM Jr, Beauchamp
RD, Evers BM, Mattox KL (2007),
Sabiston textbook of surgery, 18th edn.
Saunders Elsevier, Philadelphia.

118


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỂ LỆ BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ Y
DƯỢC THỰC HÀNH 175
Tạp chí Y dược thực hành 175 xuất
bản 4 số thường kỳ/năm và các chuyên đề,
đăng tải các cơng trình nghiên cứu, các bài

tổng quan về Y-Dược học trong nước và
Quốc tế, thông tin về nghiên cứu và đào tạo.
I. Một số yêu cầu về bài đăng
cơng trình nghiên cứu khoa học:
1. Bài gửi đăng cơng trình nghiên
cứu khoa học chưa đăng ở bất kỳ tạp chí
quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ
điển Bách khoa Việt Nam.
3. Bài gửi đăng bắt buộc phải đánh
máy bằng tiếng Việt, rõ ràng, lề trái 3 cm,
lề phải 2 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm.
Một bài không dài quá 7 trang khổ A4, font
Time New Roman cỡ 13. Các danh từ tiếng
Việt Nam nếu dịch từ tiếng nước ngoài phải
viết kèm theo tiếng nước ngồi. Các chữ
viết tắt phải có chú thích các từ gốc của các
chữ viết tắt.
4. Trình tự các mục trong bài viết:
a. Đầu đề (tiếng Việt và tiếng Anh).
b. Họ và tên tác giả: không ghi học
hàm, học vị, chức danh. Có ghi chú nơi
cơng tác của tác giả.
c. Nội dung:
- Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh
(tối đa 200 từ).
- Đặt vấn đề, bao gồm cả phần mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu.

- Kết quả.
- Bàn luận.

- Kết luận.
Chỉ sử dụng những bảng biểu, ảnh
cần thiết và phải ghi chú thích rõ yêu cầu in
vào đoạn nào trong bài, mỗi bài không quá
5 hình.
d. Tài liệu tham khảo (khơng qua
10 tài liệu): Tài liệu tiếng Việt ghi trước,
sau đó tài liệu tiếng nước ngoài. Tài liệu
tham khảo ghi theo thứ tự: họ tên tác giả,
năm xuất bản, tên cuốn sách, bài báo, tạp
chí, số trang và trang tham khảo.
5. Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài
báo chỉ được đăng tối đa một bài trong một
số. Bài gửi đăng không trả lại bản thảo. Tác
giả ghi số điện thoại và địa chỉ email vào
cuối bài.
II. Đối với các bài tổng quan,
trao đổi học tập, thông tin, bài dịch, kiến
thức thường thức:
Đối với các bài tổng quan cần có
đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số
liệu đã được trích dẫn trong bài. Tác giả bài
tổng quan ghi rõ chức danh, học hàm, học
vị, chuyên ngành, cơ quan hoặc Hội chuyên
khoa ở phần ghi chú cuối trang đầu tiên của
bài viết. Bài tổng quan được đánh bằng
tiếng Việt, dài không quá 7 trang khổ A4

(kể cả bảng biểu và tài liệu tham khảo).
Các thông tin, bài dịch, kiến thức
thường thức cần ghi rõ xuất xứ của nguồn
tài liệu. Đối với bài dịch cần chụp toàn văn
bản bài báo tiếng nước ngoài gửi kèm bài
dịch.
*Bài viết xin gửi về: Tịa soạn Tạp
chí Y Dược thực hành 175, Bệnh viện Quân
y 175 – Số 786 Nguyễn Kiệm, Phường
3, Quận Gị Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Điện
thoại: 069.641192 hoặc gửi qua email:

119



×