Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đối chiếu đặc điểm giải phẫu bệnh tế bào học của tổn thương di căn màng phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.52 KB, 9 trang )

ăn màng phổi.
Đặc điểm hình thái tế bào ác tính
trong dịch màng phổi.
Các tế bào ác tính có xu hướng
tạo thành cấu trúc khối cầu tế bào, đám
ba chiều, xếp thành dạng tuyến, kiểu rời
rạc. Sở dĩ tế bào xếp dạng tuyến có tỉ lệ
thấp có lẽ do trong nghiên cứu của chúng
tôi chỉ sử dụng phương pháp phết tế bào
không dùng phương pháp đúc khối tế bào
nên khả năng tạo thành tuyến trong các
dịch màng phổi thấp.
Trong 73 trường hợp dịch màng
phổi của bệnh nhân nghiên cứu, không
thấy tế bào có phân bào bất thường, không
bào trong bào tương là 3 ca ( 6,8%), tế
54

bào có hạt nhân (1 hạt nhân không có
trường hợp nhiều hạt nhân) có 11 trường
hợp (15,1%), tỉ lệ nhân/ bào tương tăng
và màng nhân méo mó gặp trong 46
trường hợp có tế bào ác tính chiếm 63%
các trường hợp nghiên cứu. Các tỉ lệ này
thấp hơn so với các bất thường tế bào
trong mẫu sinh thiết. Điều này có thể vì
số lượng tế bào ác tính thấp hơn do không
làm đúc khối tế bào và các tế bào kết cụm
lại với nhau nên khả năng quan sát thấy
các đặc điểm bất thường tế bào bị hạn chế.
Đối chiếu giải phẫu bệnh và tế


bào học
Đối chiếu kết quả
Trong 73 bệnh nhân được xét
nghiệm cả hai phương pháp sinh thiết và
phết tế bào có 46 bệnh nhân tìm thấy tế
bào ác tính trong dịch chiếm tỉ lệ 63%,
trong khi đó tỉ lệ này bằng phương pháp
sinh thiết đạt 90,4%. Sự tương quan này
có ý nghĩa thống kê với p = 0,03. Điều
này có nghĩa khi phát hiện tế bào ác tính
trong dịch màng phổi thì khả năng cao là
có tổn thương ác tính trên mẫu sinh thiết
màng phổi.
Đối chiếu kết quả theo tổn
thương nguyên phát
Đối với ung thư phổi di căn màng
phổi, trong các trường hợp sinh thiết có
kết quả ác tính thì có 62% kết quả tế bào
ác tính và 38% không thấy tế bào ác tính
trong dịch màng phổi. Kết quả này có
sự khác biệt so với tác giả Udaya B. S.
Prakash [1], khi kết quả nghiên cứu của
tác giả trong nhóm sinh thiết có kết quả
ác tính có 72,3% tìm thấy tế bào ác tính


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

trong dịch màng phổi. Tỉ lệ phát hiện tế
bào ác tính trong dịch màng phổi của

Prakash cao hơn có lẽ do tác giả sử dụng
nhiều phương pháp xác định khác nhau
trong khi chúng tôi chỉ dùng phương pháp
phết tế bào đơn thuần.
Đối với ung thư vú, sinh thiết
màng phổi có kết quả dương tính thì có
57,3% kết quả tế bào ác tính và 42,6%
không thấy tế bào ác tính trong dịch màng
phổi. Kết quả này có sự khác biệt so với
tác giả Prakash B.S.[14], khi kết quả
nghiên cứu của tác giả trong nhóm sinh
thiết có kết quả ác tính có 75,8% tìm thấy
tế bào ác tính trong dịch màng phổi. Tỉ lệ
phát hiện tế bào ung thư trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của tác
giả có thể vì chúng tôi chỉ dùng phương
pháp phết tế bào đơn thuần.
Đối chiếu cấu trúc mô bệnh học
với kết quả tế bào học
Đối chiếu giữa cấu trúc của các
loại ung thư di căn màng phổi cho thấy
cấu trúc dạng đặc có 45,4% lành tính và
54,6% tìm thấy tế bào ác tính trong dịch
màng phổi. Đối với cấu trúc dạng túi
tuyến có 31,8% không phát hiện tế bào ác
tính trong dịch màng phổi và tìm thấy tế
bào ác tính là 68,2%.
Cấu trúc dạng đặc gặp trong
nhiều loại ung thư di căn tới màng phổi
có cả limphôm, sarcôm, u tuyến ức. Các

loại ung thư này tỉ lệ tìm thấy tế bào ác
tính trong dịch màng phổi thấp nên làm
cho tỉ lệ phát hiện tế bào ác tính trong
dịch màng phổi ở kiểu cấu trúc này giảm
xuống so với các nhóm khác.

Cấu trúc dạng túi tuyến có tỉ lệ
phát hiện tế bào ác tính trong dịch màng
phổi cao hơn do các loại ung thư cho cấu
trúc này đa số là nhóm ung thư phổi và
ung thư đường tiêu hóa. Hai loại ung thư
này có tỉ lệ tìm thấy tế bào ác tính trong
dịch màng phổi cao.
KẾT LUẬN
Tổn thương di căn màng phổi hay
gặp nhất là ung thư phổi, tỉ lệ phát hiện
trên mẫu sinh thiết đạt 90,4%. Các tế bào
trong dịch màng phổi ác tính có xu hướng
xếp thành khối cầu tế bào, đám ba chiều,
xếp thành dạng tuyến, kiểu rời rạc. Tỉ lệ
phát hiện trên mẫu tế bào học đạt 63%.
Có sự liên quan giữa kết quả tế bào học
dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi.
Điều này có nghĩa khi phát hiện tế bào ác
tính trong dịch màng phổi thì khả năng
cao là có tổn thương ác tính trên mẫu sinh
thiết màng phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê khắc Bảo (2003), “Giá trị
sinh thiết màng phổi bằng kim xuyên da

trong chẩn đoán nguyên nhân lao-Ung
thư gây tràn dịch- Dày, U màng phổi”, Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7(1),
tr.93-97.
2. Ngô Thanh Bình (2007), “Vai
trò của sinh thiết màng phổi mù trong
chẩn đoán tràn dịch màng phổi”, Y học
Thành phố Hồ Chí Minh, tập 11(1), tr.
227-233.
3. Ngô Quý Châu (2002), “Tình
hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại
khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong
5 năm 1996-2000”, Nội san lao và bệnh
55


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

phổi, số 39, tr.19-25.
4. Vũ Khắc Đại (2016), Nghiên
cứu vai trò của nội soi màng phổi ống
mềm trong chẩn đoán nguyên nhân tràn
dịch màng phổi, luận án tiến sĩ y học, Đại
học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Huy Dũng (2012),
Nghiên cứu giá trị của soi lồng ngực sinh
thiết trong chẩn đoán tràn dịch màng
phổi dịch tiết chưa rõ nguyên nhân, luận
án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
6. Đỗ Quyết (2012), Bệnh Hô

Hấp, Hà Nội, Quân Đội Nhân Dân.
7. Nguyễn Xuân Triều (1995),
Giá trị chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch
màng phổi thanh tơ và máu của sinh thiết
màng phổi bằng kim cải tiến Castalain
và chải màng phổi, Luận án phó tiến sĩ y
học, Học viện Quân y, Hà Nội.
8. Cibas E.S and Ducatman
B.S (2014). Cytology Diagnostic
Principles and Clinical Correlates. 4th ed.
Philadenphia, United States of America:
Saunders.
9. Demay RM (2011). The Art
& Science of Cytopathology. 2nd Ed.
Chicago, United States: American Society
of Clinical Pathologists Press.
10.
Farver
CF,
Zander
DS(2018). Pulmonary Pathology. 2nd ed.
Philadenphia, USA: Elsevier.
11. Hsu C (1987). Cytologic
detection of malignancy in pleural
effusion: a review of 5,255 samples from

56

3,811 patients. Diagn Cytopathol; vol. 3:
pp. 8-12

12. Johnston W (1985), The
malignant pleural effusion. A review
of cytopathologic diagnoses of 584
specimens from 472 consecutive patients.
Cancer; vol.56: pp. 905- 909
13. Meyer P.C (1966). Metastatic
carcinoma of the pleura. Thorax; vol. 21:
pp. 437-443.
14. Prakash U.B.S (1985).
Comparison of Needle Biopsy With
Cytologie Analysis for the Evaluation of
Pleural Effusion: Analysis of 414 Cases.
Mayo Clin Proc; vol. 60: pp. 158-164.
15. Roberts M.E (2010).
Management of a malignant pleural
effusion: British Thoracic Society pleural
disease guideline 2010. Thorax; vol. 65:
pp. ii32-ii40.
16. Sahn S A (1998). Malignancy
metastatic to the pleura. Clinics in chest
medicine; Vol.19, No.2: pp. 351-361.
17.
Sahn
SA(1977).
Carcinomatous involvement of the pleura:
an analysis of 96 patients. Am J Med; vol.
63: pp. 695-702.
18. Sears D, Hajdu SI (1987),
The cytologic diagnosis of malignant
neoplasms in pleural and peritoneal

effusions. Acta Cytol; vol. 31: pp.85-97.



×