Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO
SẢN PHẨM NÔNG SẢN
MS:16-25

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Khánh Quỳnh
Đơn vị : Bộ môn Quản trị chất lượng
Khoa : Marketing

Hà Nội, 2017
1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề
tài………………………………………………………………....7
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................................... 9
3. Mục tiêu đề tài nghiên cứu.............................................................................................................. 9
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 14



5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu................................................................................. 14
6. Kết cấu đề tài...................................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN......................... 18
1.1 Khái quát về mô hình đảm bảo chất lượng UTZ................................................................... ..15
1.2 Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc theo mô hình đảm bảo chất
lượng UTZ 30.......................................................................................................................................... 15
1.3 Quy chế chứng nhận theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình đảm bảo chất
lượng theo mô hình UTZ..................................................................................................................... 30
1.4 Kinh nghiệm áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền
vững cho sản phẩm nông sản ở một số quốc gia …………………………………………..35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO
TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN


VIỆT
NAM……..............................................................................................................42
2.1 Tổng quan chung về áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho sản
phẩm nông sản ở Việt Nam………………………………………………………………...42
2.1.1. Tình hình áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn có chứng
nhận/kiểm tra cho sản phẩm cà phê ở Việt Nam và tại tỉnh Đắk Lắk…………………….42
2.1.2 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền
vững (UTZ) cho sản phẩm cà phê của cả nước và của tỉnh Đăk Lăk. …………………..42
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản cà phê ở Việt Nam………………..45
2.3. Thực trạng áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền
vững (UTZ) cho sản phẩm cà phê ở Đăk Lắk …………………………………...51
2.3.1 Kết quả thông tin chung của mẫu đánh giá là các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà
phê UTZ và chưa tham gia chứng nhận …………………………………………………..51

2


2.3.2

Đánh giá bền vững về mặt kinh tế đối với hoạt động sản xuất c

nông dân …………………………………………………………
2.3.3

Đánh giá bền vững về mặt xã hội đối với hoạt động sản xuất c

nông dân …………………………………………………………
2.3.4

Đánh giá bền vững về mặt môi trường đối với hoạt động sản xu

nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk……………………………
2.4

Một số kết luận về thực trạng áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lư

đối với mặt hàng nông sản cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk………
2.4.1

Những kết quả đạt được…………………………………………

2.4.2

Những tồn tại và khó khăn ………………………………………


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY ÁP DỤNG
MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG (UTZ) CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN CÀ PHÊ ………………………………81
3.1 Xu hướng và triển vọng cho phát triển sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn nông nghiệp bền vững…………………………………………………………..71
3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam…………………………….71
3.1.2 Định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk. …………………………74
3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thức đẩy hiệu lực áp dụng mô hình đảm bảo chất
lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản………………….... 75
3.2.1 Giải pháp cho nông sản hộ nông dân tham gia sản xuất hàng nông sản……………..75
3.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thực hiện chứng nhận
cà phê UTZ ………………………………………………………………………………...81
3.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước…………………………………...82
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………...97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..99
PHỤ LỤC 1……………………………………………………………………………….101
PHỤ LỤC 2……………………………………………………………………………….108

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1.

TÊN

Bảng 2.1.1.2-1: Danh sách các đơn v
của FLO tại Việt Nam


2.

Bảng 2.1.1.2-2: Danh sách các công
Alliance

3.

Bảng 2.1.1.2-3: Danh sách các công
viên của 4C

4.

Bảng 2.1.2.1: Thống kê năm 6/2016

nông hộ đạt chứng nhận UTZ cà phê
5.

Bảng 2.1.2.2: Danh sách các doanh
bàn tỉnh Đắk Lắk

6.

Bảng 2.2.1.1: Mối quan hệ giữa ngu
phí nước tưới cà phê

7.

8.


Bảng 2.3 Tổng kết số phiếu gửi đi v

Bảng 2.3.1-1: Kết quả cơ cấu diện tí

tham gia sản xuất cà phê trong cả nư
9.
10.

11.

Bảng 2.3.1-2: Kết quả cơ cấu diện tí

tham gia sản xuất cà phê ở Đắk Lắk

Bảng 2.3.1-3: Kết quả điều tra nhân

Bảng 2.3.3: Đánh giá Sự tham gia v
dân.

12.

Bảng 2.3.3-1: Kết quả khảo sát tình
các hộ nông dân

Bảng 2.3.3-2 Điều kiện sống và chă


13.
cho trẻ em của các hộ nông dân
14.


Bảng 2.3.4-1: Kết quả điều tra các b
của 2 nhóm hộ nông dân

15.

Bảng 2.3.4-2: Lượng phân bón vô cơ

các hộ nông dân sử dụng trong canh
16.

17.

Bảng 3.1.1-1 Uớc tính diện tích trồn

Bảng 3.1.1-2: Số liệu thống kê sơ bộ
cà phê tháng đầu năm 2016


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Danh mục các hình và sơ đồ
STT

TÊN

Hình 1.2.1: Những điểm cơ bản của B
1

cà phê


2

Hình 1.2.2: Quy trình truy xuất nguồn
Sơ đồ 1.3: Thủ tục chứng nhận chung

3

CERTIFIED

Danh mục các biểu đồ
STT
1.


Biểu đồ 2.1.2.1: Sản lượng cà phê
2002-2017

2.

Biểu đồ 2.3.1-1: Mức độ hiểu biết

chương trình cà phê bền vững có c
3.

Biểu đồ 2.3.1-2: Tổng thời gian hộ

trong năm sản xuất gần đây nhất (n
4.

Biểu đồ 2.3.2-1: Sản lượng, giá cả

cà phê năm 2015

5.

Biểu đồ 2.3.2-2: Kết quả điều tra c
nông dân

6.

Biểu đồ 2.3.2-3: Kết quả điều tra n
tham gia chứng nhận cà phê UTZ

Biểu đồ 2.3.3-1: Nhận thức của các
7.

chương trình cà phê UTZ với vấn đ
hội


Biểu đồ 2.3.4-1: Đánh giá tình trạn
8.

hộ nông dân Lượng phân bón vô c

chuồng được sử dụng trong trang tr
9.

Biểu đồ Biểu đồ 2.3.4-2: Mức độ đ

diệt cỏ được sử dụng trong trang tr

10.

Biểu đồ 2.3.4-3: Đánh giá công tác
các hộ


11.

Biểu đồ 2.3.4-4: Đánh giá tính đa dạng sin

Biểu đồ 2.3.4-5: Nhận thức của các hộ nôn
12.

chứng nhận UTZ đối với vấn đề phát triển
trường

13.

Biểu đồ 3.1.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu

Nam, Colombia, Indonesia (triệu bao, mỗi


6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

ASEA


N

Tổ chức chứng nhận- Certification Body

2.

CB

3.

4C

4.

Cod

5.

ChoC

6.

ĐBCL

7.

EU

8.


FAO

9.

Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (Association of South East
Asian Nations)

FLO

10. GAP
11. GTZ

Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - Common Code
for Coffee Community
Code of Conduct - Bộ nguyên tắc
Chain of Custody Standard - Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát
Nguồn gốc
Đảm bảo chất lượng
Châu Âu- European Union
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the
Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức Dán nhãn Thương mại công bằng quốc tế -The Fair
Trade Labelling Organization International
Thực hành nông nghiệp tốt Good Agriculture Practise
Cơ quan Phát triển Quốc tế của chính phủ Đức The Deutsche
Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit
Hợp tác xã

12. HTX

13. ICO
14. ISO
15. IFOA
M
16. MMT
B
17. NN&
PTNN
18. NVL
19. NGO
20. PTBV
21. RA
22.

TMC

B
23.

D

UBN

Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization)
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế- Organization of International
standardization
Liên đoàn quốc tế Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ International Federation of Organic Agriculture Movements

Máy móc thiết bị
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nguyên vật liệu
Tổ chức phi chính phủ- Nongovernmental organization
Phát triển bền vững
Liên minh rừng mưa- Rainforest Alliance
Thương mại công bằng – Fairtrade
Ủy ban nhân dân


7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp tự hào về sản lượng hàng nông sản như cà
phê, gạo, hạt điều, chè đều đứng “hàng top” cao trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ chiếm ưu thế về sản lượng sản xuất, còn ở góc độ chất
lượng và giá trị được công nhận vẫn còn một khoảng cách khá xa so các nước xuất
khẩu khác. Một trong những giải pháp nâng cao giá trị hàng nông sản đó là hướng
hoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản của Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế. Đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển
nông sản bền vững như UTZ CERTIFIED, 4C - Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng
đồng cà phê - Common Code for Coffee Community, Liên Minh Rừng Mưa RainForest, Hữu Cơ - Organic..., đây là những tiêu chuẩn có uy tín và được công
nhận rộng rãi trên thị trường giao dịch thương mại nông sản, sẽ mở ra cơ hội gia
tăng giá trị và cơ hội thị trường cho hàng nông sản Việt Nam. Đối với các mặt hàng
Việt Nam có lợi thế như Cà phê, Chè, Ca Cao thì chứng nhận nông sản bền vững
theo tiêu chuẩn UTZ là một trong những chứng nhận có uy tín hiện nay, trong vòng
5 năm gần đây UTZ CERTIFIED đã trở thành chương trình chứng nhận lớn nhất về
cà phê tại Châu Âu và Nhật bản, đây cũng là những thị trường tiềm năng của cà phê
xuất khẩu của Việt Nam. UTZ CERTIFIED là một chương trình phát triển bền vững
cho Cà phê, Cacao và Chè. Ngày nay, Cà phê, Chè và Ca cao loại tốt không chỉ là

hương vị ngon, chất lượng và giá cả tốt, mà người tiêu dùng còn đòi hỏi rằng trong
quá trình làm ra các sản phẩm này, nhà sản xuất còn phải quan tâm đến yếu tố con
người và môi trường. Và họ mong đợi nhà sản xuất có khả năng đảm bảo sản xuất có
trách nhiệm, ví dụ như phân bón và thuốc trừ sâu được dùng vừa phải và đúng cách,
con em của nông dân được đến trường học chứ không phải bị ép buộc làm việc,
người lao động trên trang trại được đào tạo, được cung cấp dịch vụ y tế và nhà
ở đàng hoàng và nhà sản xuất được hỗ trợ để trở thành chuyên gia, tiếp cận thông tin
thị trường và lập các mối quan hệ với khách hàng của họ. Chứng nhận sản phẩm
theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng UTZ CERTIFIED là một chương trình và nhãn
cho canh tác Nông nghiệp bền vững, giúp nông dân, người lao động và gia đình của
8


họ để thực hiện tham vọng của mình và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên của trái đất bây giờ và trong tương lai.
Hệ thống chứng nhận UTZ CERTIFIED tạo điều kiện cho các nhà sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm cà phê, cao cao, chè dù đến từ bất cứ nơi đâu và có quy mô
như thế nào, đều có thể chứng minh, thể hiện với đối tác, người tiêu dùng rằng họ
canh tác hiệu quả, sản xuất có trách nhiệm theo các tiêu chuẩn xã hội và môi trường
nghiêm ngặt. Chương trình chứng nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ
giúp các nhà sản xuất trở nên chuyên nghiệp hơn, cạnh tranh hơn trong sản xuất và
kinh doanh sản phẩm của mình. Với chương trình này, các nhà sản xuất không
những được tiếp cận với một mạng lưới quốc tế các chương trình hỗ trợ của người
mua và của các tổ chức phát triển, mà còn nhận được hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn
từ các nhà nông học đã được UTZ đào tạo và các đại diện trong ngành của UTZ.
Tiêu chuẩn UTZ ra đời năm 1997 bởi một công ty chứng nhận của Hà Lan, đến
nay tiêu chuẩn này được áp dụng và công nhận tại các quốc gia của các châu lục,
Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh là các nước xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm
này(chè, cà phê, ca cao) sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường Châu Âu.
Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến nông sản bền vững, tuy nhiên tiêu

chuẩn UTZ được đánh giá cao bởi các yêu cầu chứng nhận mang tính bao phủ,
không chỉ liên quan đến kiểm soát an toàn thực phẩm là một vấn đề quan ngại hiện
nay của người tiêu dùng trên toàn cầu, mà còn đưa ra yêu cầu chặt chẽ với kiểm soát
khía cạnh tác động đến môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này hoàn toàn phù
hợp định hướng phát triển bền vững của thế giới hiện nay là: Phát triển kinh tế, bảo
vệ môi trường và có trách nhiệm với xã hội.
Tại Việt Nam UTZ CERTIFIED bắt đầu triển khai tại Việt Nam trên cây cà phê
ở Tây Nguyên từ năm 2002 và trên cây ca cao Bến Tre, Tiền Giang từ năm 2010 với
số lượng doanh nghiệp và hộ nông dân đạt chứng nhận còn khá khiêm tốn, đối với
nhiều người tiêu dùng thì đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, chính vì vậy để
thúc đẩy việc áp dụng mô hình này đối với các sản phẩm nông sản có ưu thế của Việt
Nam như cà phê, chè, ca cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt
Nam, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu mô hình đảm
bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông
sản” nhằm giới thiệu khái quát về mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
9


nông nghiệp bền vững (UTZ CERTIFIED) cho sản phẩm nông sản, khảo sát về thực
trạng áp dụng mô hình này tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị tăng
cường hiệu lực việc áp dụng trong thời gian tới.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Ngoài nước
Nhu cầu chứng nhận mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp
bền vững cho sản phẩm nông sản ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm, các quan ngại về tác động môi trường trong quá trình sản
xuất, canh tác, vấn đề trách nhiệm xã hội để tạo ra sự công bằng cho người lao động
đang là vấn đề chung của các quốc gia trên toàn cầu. Chính vì vậy trên thế giới cũng
đã có những nghiên cứu về vấn đề này:



UTZ Team, “UTZ Certified Annual Report”

Các tài liệu này cung cấp các báo cáo hàng năm của các quốc gia có sản phẩm
nông sản thực hiện chứng nhận sản phẩm UTZ, báo cáo cung cấp các thông tin số
lượng chứng nhận UTZ, cơ cấu chứng nhận sản phẩm UTZ trên toàn cầu và tại một
số quốc gia trên thế giới. Các số liệu của báo cáo cũng cung cấp các thông tin về tác
động của chứng nhận UTZ đến hoạt động canh tác, môi trường và điều kiện làm
việc, lương và hệ thống chăm sóc y tế cho người lao động khá cập nhật và là tài liệu
tham khảo bổ ích, có thể chuẩn đối sánh áp dụng dụng mô hình này tại các quốc gia
khác nhau để học hỏi và rút kinh nghiệm.


FAO, 2007, “Hướng dẫn thực hành cho người sản xuất và xuất khẩu ở

Châu Á: các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với sản phẩm xuất khẩu”
Tài liệu này của tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) đã giới hiệu các
tiêu chuẩn/chứng nhận đối với sản phẩm nông nghiệp hướng tới sự phát triển bền
vững, bao gồm các nhóm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng chỉ thực
hành tốt (GAP, UTZ...), chứng nhận về trách nhiệm xã hội, chứng nhận về môi
trường.


Julia Gossenberger, Fredrik Harnby, Lena Sander, 2015, “Steps in the Right

Direction: Understanding European Sustainability Food Labels”.

10



Nghiên cứu của nhóm tác giả đã phân tích được sự bất cập giữa sự phát triển dân
số của thế giới là 9,55 tỷ người vào năm 2050 với những thách thức liên quan đến
biến đổi khí hậu, vấn đề trách nhiệm xã hội…đặt ra thách thức đối với việc sản xuất
thực phẩm bền vững phục vụ cho nhu cầu ăn uống tương ứng với tốc độ phát triển
dân số. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn về nhãn thực
phẩm bền vững của Châu Âu, nơi mà các yêu cầu và sự kiểm soát thực phẩm được
thực hiện gắt gao và nghiêm túc. Báo cáo nghiên cứu cũng đã công bố kết quả khảo
sát việc thực hiện các nhãn thực phẩm bền vững này và từ số liệu thu thập của các tổ
chức chứng nhận, cơ quan cấp nhãn chứng nhận này.

Mirjam Schoonhonen Speijer, 2011, “Maintaining a sustainable livelihood:
An
Analysis of effects of UTZ Certification on market access, risk reduction and
livelihood strategies of Kenyan coffee farmers”
Nghiên cứu giới thiệu về tiêu chuẩn UTZ cà phê, phân tích những tác động của
chứng nhận UTZ đến việc tiếp cận thị trường, giảm rủi ro cho người nông dân trồng
cà phê ở Kenya, nghiên cứu tiến hành khảo sát so sánh giữa hai nhóm nông dân phát
triển sản phẩm cà phê UTZ và không phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn UTZ tại 2
vùng Embu và Mathioya gần trung tâm Kenya. Nghiên cứu cũng đặt ra bốn giả thiết
tiếp cận thị trường và giảm rủi ro là:(1) Cơ hội tiếp cận giá bán thị trường cao hơn,
(2) Có nhiều cơ hội trở thành một đối tác tin cậy đối với các nhà nhập khẩu cà phê
có tiềm năng, (3) Khi thị trường rủi ro, giảm lượng mua vẫn có cơ hội tiếp cận với
một thị trường không bị ảnh hưởng bởi rủi ro, hay giảm lượng tiêu dùng, (4) Người
nông dân có nền tảng tốt để tiến tới khả năng thay đổi chiến lược sinh tồn/mưu sinh.
Kết quả báo cáo cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ mật thiết giữa việc gia tăng cơ hội,
giảm rủi ro với việc phát triển các chương trình áp dụng chứng nhận UTZ với cà
phê.


Melissa Scheweisguth, 2015, University of California, Davis, “Evaluating


the Effects of Certification on Smallholders’ Net Incomes, with a Focus on
Cacao Farmers in Cooperatives in Côte d’Ivoire.”
Nghiên cứu đánh giá tác động của chứng nhận đến thu nhập ròng của các hộ
nông dân sản xuất Ca cao tại hợp tác xã của Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà) một quốc
gia ở Tây Phi, trên Vịnh Guinea (Bắc Đại Tây Dương) giữa Ghana và Liberia.
11


Nghiên cứu tiến hành đánh giá các khía cạnh kết quả kinh tế và kỹ thuật nông học,
đánh giá tập quán canh tác và chi phí các yếu tố đầu vào sản xuất của các hộ nông
dân nhỏ sản xuất Ca cao ở Bờ biển Ngà. Nghiên cứu sử dụng 3 tiêu chuẩn phổ biến
được công nhận hiện nay cho sản phẩm nông sản bền vững là tiêu chuẩn Thương
mại công bằng(Fair Trade), tiêu chuẩn liên minh Rừng Mưa (Rainforest Alliance)
and tiêu chuẩn UTZ để đánh giá các khía cạnh trên ở 2 nhóm nông dân áp dụng mô
hình đảm bảo chất lượng theo 3 tiêu chuẩn trên và nhóm không áp dụng. Kết quả
cho thấy sản lượng của 2 nhóm không thay đổi, nhưng có sự thay đổi về việc giảm
chi phí và gia tăng giá trị sản xuất (nhờ giá bán cho 1 kg thành phẩm tăng lên, lợi
nhuận trên 1 ha canh tác cũng tăng lên đáng kể) của nhóm những hộ nông dân áp
dụng 3 tiêu chuẩn trên.


Addae-Boadu, Samuel, 2015, “The Cocoa Certification Program and Its

Effect on Sustainable Cocoa Production in Ghana: A Case Study in Upper
Denkyira
West District”
Nghiên cứu giới thiệu các chương trình và tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện đối
với nông sản bền vững gồm 3 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn UTZ, tiêu chuẩn Liên Minh
Rừng Mưa (Rainforest Alliance-RA), hệ thống đảm bảo sản xuất thông thường theo

tập quán canh tác của nông dân địa phương và tác động của 3 tiêu chuẩn đó đến sản
xuất Ca cao bền vững của các hộ nông dân ở Denkyira, thuộc quận Upper West
(UDW), nước Ghana từ tháng 8 năm 2012 đến tháng năm 2014. Nghiên cứu phân
tích thành phần hóa học của đất, chất hóa học được sử dụng trong 15 trang trại khác
nhau và nhận thức của người nông dân với các chương trình/tiêu chuẩn nông sản
bền vững. Nghiên cứu cũng chỉ ra các chỉ tiêu về đất, chất hóa học sử dụng giữa
chứng nhận RA hay UTZ so với mô hình (tập quán) canh tác truyền thống nơi đây
không có sự khác biệt, tuy nhiên có sự khác biệt về lợi nhuận của những trang trại
có sản phẩm Ca cao chứng nhận Utz Certified và RA so với trang trại thông thường
ở Ghana.
2.2. Trong nước


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, 2015, “Xây

dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled trên địa bàn
TP Thái
Nguyên”.


12


Đề tài đã thực hiện đã xây dựng 3 mô hình chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ
Certifiled tại xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu (TP Thái Nguyên) với 93 hộ
tham gia trên diện tích 36,2 ha chè. Báo cáo đề tài đã nêu được sự cần thiết phải triển
khai mô hình chè an toàn UTZ, xây dựng chương trình thực hiện, khảo sát thực trạng
áp dụng và đề xuất những giải pháp ứng dụng mô hình nhằm thúc đẩy giá trị sản
xuất và giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Thái Nguyên.



Tổ chức chứng nhận UTZ, Văn phòng chứng nhận UTZ tại Việt Nam,

thường niên,“Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức chứng nhận nông sản bền
vững UTZ Certified tại Việt Nam”
Báo cáo là tài liệu cung cấp thông tin hàng năm về số lượng các doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ nông dân được chứng nhận, cung cấp những phát hiện đánh giá liên
quan đến việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nông sản(chè,
cà phê) theo tiêu chuẩn UTZ.


TS.Trịnh Đức Minh, “Sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra”,

tạp chí Cà phê Việt Nam, chuyên đề 7 số tháng 10/2011
Bài viết đã giới thiệu về các tiêu chuẩn chứng nhận/kiểm tra đối với sản xuất sản
phẩm cà phê bền vững hiện nay trên thế giới như: Tiêu chuẩn thương mại công bằng
(Fair Trade), tiêu chuẩn hữu sơ(Organic), tiêu chuẩn Liên minh rừng mưa (Rain
Forest Alliance), Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê 4C (Common
Code for Coffee Community), tiêu chuẩn chứng nhận cà phê bền vững theo UTZ.
Đưa ra dự báo của sự phát triển sản phẩm nông sản cà phê theo tiêu chuẩn bền vững,
bên cạnh đó bài báo cũng đã tiến hành phân tích thực trạng áp dụng 4 mô hình đảm
bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn trên ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy phát triển cho 4 mô hình trên.


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2014, “Đề án phát triển

ngành cà phê bền vững đến năm 2020”
Đề án đưa ra mục tiêu nhiệm vụ của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, đề án
đã đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ đối với công tác sản xuất cà phê (Quy hoạch vùng

và diện tích trồng, Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo tiêu
chuẩn quốc tế, ISO 14001, ISO 9001, ISO 22000, SA 8000, UTZ....), đối với
công tác thu mua, chế biến cà phê, đối với hoạt động Thương mại và xuất khẩu cà
phê. Đồng thời đề án cũng nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển cho ngành cà
13


phê bền vững đến năm 2020 với các giải pháp đồng bộ như quy hoạch, phát triển
khoa học công nghệ, phát triển chính sách, kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn lực,
thúc đẩy hợp tác thông qua chuẩn hóa tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm và quản lý..


Ngành cà phê Việt Nam “ Báo cáo thương niên của ngành cà phê”.

Báo cáo được tiến hành thường niên cung cấp các thông tin về diện về ngành cà
phê Việt Nam, cung cấp các số liệu về diện tích trồng cà phê, chi phí sản xuất, giá cà
phê các loại bao gồm cà phê thông thường và cà phê hữu cơ (Organic), cà phê
(UTZ), dự báo phát triển thị trường(cung, cầu, sản lượng...) cà phê trong và ngoài
nước.


UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Nông Nghiệp và PTNT, 2015, “Kế hoạch phát

triển cây chè năm 2015”,
Kế hoạch đã phân tích số liệu khẳng định vai trò của cây chè đóng vai trò là sản
phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Phú Thọ trong việc giải quyết việc làm, tạo thu
nhập ổn định cho nông dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên sản
xuất, chế biến biến chè còn những tồn tại hạn chế: Năng suất, chất lượng chè vùng
dân còn thấp, việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật còn khá phổ
biến, sự liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo; chưa xây

dựng thương hiệu, chưa xuất khẩu được chè thành phẩm; việc mở rộng diện tích chè
sản xuất theo quy trình an toàn còn chậm đặc biệt đối với diện tích do hộ dân quản
lý. Báo cáo cũng đề ra bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong sản xuất chè theo
hướng phát triển bền vững, từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè Phú
Thọ trên thị trường, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch phát triển cây chè
năm 2015 với các nội dung sau: thực hiện Công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất, giải
pháp về kỹ thuật cần đẩy mạnh sản xuất chè theo Viet GAP, RFA, UTZ, thực hiện
Công tác khuyến nông, dịch vụ phục vụ sản xuất, tăng cường công tác quản lý nhà
nước, Phát triển thị trường, phát triển chính sách.


Đinh Thị Mỹ Dung, 2011, “Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn UTZ

cho cây Ca Cao trồng xen tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, Bến Tre”
Nghiên cứu giới thiệu về vai trò của cây Ca cao trong sản xuất nông sản của Bến
Tre và và nhu cầu của sản phẩm Ca cao theo tiêu chuẩn UTZ trên thị trường. Giới
thiệu về quy trình sản xuất Ca cao theo tiêu chuẩn UTZ. Đánh giá mặt mạnh, mặt
yếu, cơ hội, thách thức của phát triển Ca cao UTZ. Phân tích về tình hình sử dụng
14


giống, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm, tình tình quản lý tác động môi
trường, đánh giá cơ sở hạ tầng đáp ứng UTZ, vấn đề xử lý rác thải trong sản xuất,
đánh giá hiệu quả sản xuất Ca cao theo tiêu chuẩn UTZ.
Tóm lại, việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp
bền vững UTZ CERTIFIED cho sản phẩm nông sản là một trong những giải pháp
hữu hiệu để nâng cao chất lượng cho thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt
là các mặt hàng tiểu biểu như chè, cà phê, ca cao. Đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến chủ đề này ở trong và ngoài nước, tuy nhiên hiện nay chưa có một
công trình nghiên cứu nào có những nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu cả về mặt lý

thuyết và đánh giá thực trạng áp dụng mô hình nông sản bền vững theo tiêu chuẩn
UTZ CERTIFIED cho mặt hàng nông sản cà phê tại Việt Nam và các giải pháp đề
xuất. Vì vậy đề tài nghiên cứu có thể xem là một tài liệu tham khảo bổ ích về mặt lý
luận và thực tiễn.
3.Mục tiêu đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững
(UTZ) cho sản phẩm nông sản.
Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:


Khái quát về các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông sản bền

vững cho sản phẩm nông sản.


Nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn

Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản tại Việt Nam (nghiên cứu
tình huống đối với mặt hàng cà phê của tỉnh Đắk Lắk)


Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng mô hình mô hình đảm bảo chất lượng

theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu

chuẩn Nông nghiệp bền vững UTZ cho sản phẩm nông sản,
Vì thời gian và kinh phí có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một trong
những loại nông sản có lợi thế của Việt Nam là sản phẩm cà phê ở tỉnh Đăk Lắk,
nghiên cứu về mặt lý thuyết, thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị thúc

15


đẩy việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chứng nhận nông
nghiệp bền vững UTZ cho mặt hàng cà phê.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về không gian: Đề tài nghiên cứu áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo

tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản là Cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk.


Về thời gian: dữ liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu gồm dữ liệu thứ cấp

và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ năm 2013-2016 và dữ liệu sơ
cấp là dữ liệu thu thập từ kết quả bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia với
các doanh nghiệp và điều tra trắc nghiệm đối với các hộ nông dân đã và chưa áp
dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng UTZ cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk trong 2015- 2016.
5.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát:




Chọn mẫu đại diện, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia qua điện

thoại, skype, viber, zalo...với các doanh nghiệp và điều tra trắc nghiệm gửi và thu
hồi qua email đối với các hộ nông dân đã và chưa áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo
chất lượng UTZ cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 2015- 2016
để tiết kiệm chi phí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp định tính. Cụ thể:


Loại dữ liệu: bao gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.



Về phương pháp thu thập dữ liệu: hai phương pháp thu thập dữ liệu được sử

dụng là:
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:



Đối với đối tượng khảo sát thứ nhất là các hộ nông dân đã tham gia

chứng nhận cà phê UTZ và các hộ chưa tham gia, tác giả chủ yếu thu thập
dữ liệu thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm và kết hợp phỏng vấn
trực tiếp qua điện thoại với một số ít chỉ tiêu khác nhằm lý giải cho kết
quả nghiên cứu.


16




Đối với đối tượng khảo sát thứ hai là các doanh nghiệp tham gia liên

kết chứng nhận UTZ với các hộ nông dân: các doanh nghiệp tham gia
chứng nhận UTZ đóng một vai trò hết sức quan trọng, họ liên kết và hỗ
trợ các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà phê UTZ để đảm bảo có
nguồn NVL đầu vào có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu,
đối với nhóm đối tượng nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thảo
luận và phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: các báo cáo về tình hình, mức
độ thực hiện chứng nhận UTZ của các hộ nông dân của tổ chức cấp
chứng nhận UTZ tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ NGO, các
công trình khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài nghiên
cứu như trong danh mục tài liệu tham khảo.
 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh và công cụ là phần mềm Excel để phân tích
dữ liệu.
6.

Kết cấu đề tài



Chương 1: Tổng quan mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản.




Chương 2: Thực trạng áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản ở Việt Nam



Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy áp dụng mô
hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm
nông sản

17


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN
1.1 Khái quát về mô hình đảm bảo chất lượng UTZ
1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.1.1.1 Giới thiệu về cà phê và các chủng loại cà phê
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Hạt cà phê
được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trong đó ba dòng cây
cà phê chính là: cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê
Excelsa (cà phê mít). Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng
loại cây, từng loại hạt và nơi trồng. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với
cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn nên giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà
phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê Chồn) của
Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam với lượng cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1
triệu tấn/niên vụ, cà phê Việt Nam đang giữ vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê

Robusta.
1.1.1.2 Phát triển cà phê bền vững
Hơn một thập niên qua kể từ 1997 đến nay ngành cà phê thế giới trải qua khủng
hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Khủng hoảng kinh tế xảy ra từ
1997 đến 2002 khi giá cà phê giảm xuống dưới giá thành, nguyên nhân chính là thừa
cung trong lúc cầu vẫn không tăng đáng kể. Khủng hoảng môi trường là hậu quả của
thâm canh cao và sản xuất lớn hàng loạt không sử dụng cây che bóng, lạm dụng
nông hóa học, gây xói mòn rửa trôi cũng như tàn phá nơi sinh tồn tự nhiên của sinh
vật hoang dã. Những tác động tiêu cực trong kinh tế và môi trường dẫn tới khủng
hoảng xã hội tại những vùng trồng cà phê như mất việc làm, nghèo đói gia tăng,
giảm khả năng tiếp cận với y tế và giáo dục.
Trên thế giới cũng như tại Việt nam, phát triển cà phê bền vững trở thành chủ đề
thảo luận sôi động của những tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê. Cộng đồng cà phê
quốc tế cũng đã tiến đến thống nhất về quan niệm phát triển bền vững trong ngành
18


cà phê (ICO WD Board 30/01/2006), theo đó tính bền vững trong ngành cà phê bao
gồm những điều kiện sản xuất, chế biến và thương mại cho tất cả các bên liên quan
trong chuỗi cung ứng sao cho:


Đem lại lợi nhuận kinh tế đủ trang trải chi phí sản xuất và sinh hoạt cũng

như một phần dôi ra cho đầu tư phát triển.


Bảo đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực quốc

tế, tạo điều kiện duy trì sự ổn định của cộng đồng.



Đối xử có trách nhiệm với môi trường để duy trì tài nguyên thiên nhiên cho

các thế hệ tương lai.
Phát triển sản xuất cà phê bền vững phải tuân theo những bộ tiêu chí và có hệ
thống chứng nhận/kiểm tra để các tác nhân trong chuỗi cung ứng tuân theo và người
tiêu dùng có thể nhận biết. “Tính bền vững” trở thành một yếu tố quan trọng để tiếp
thị cà phê. Do đó, sản xuất và thương mại cà phê có chứng nhận/kiểm tra dựa trên
các bộ tiêu chí và quy trình đánh giá đảm bảo chất lượng theo hướng bền vững ngày
càng được triển khai rộng rãi.
Cà phê bền vững có chứng nhận theo định nghĩa phổ biến hiện nay là các sản
phẩm cà phê bao gồm được ba trụ cột của tính bền vững đó là: “bền vững kinh tế
cho nông dân”, “bảo tồn môi trường” và “trách nhiệm xã hội”.
Chứng nhận là quy trình thủ tục của cơ quan chứng nhận độc lập cấp chứng chỉ
bảo đảm chất lượng cà phê và quá trình sản xuất đã được đánh giá là tuân thủ những
yêu cầu đã xác định.
1.1.2. Giới thiệu các mô hình đảm bảo chất lượng có chứng nhận/kiểm tra đối
với sản phẩm nông sản.
Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng đã
làm quen với thuật ngữ “cà phê bền vững có chứng nhận, kiểm tra”. Đó chính là một
số chương trình chứng nhận cà phê bền vững như 4C, Hữu Cơ Organic, UTZ
Certified, Thương mại công bằng (Fairtrade - FT), Liên minh rừng mưa (Rainforest
Alliance – RFA) đã được ứng dụng tại nhiều địa phương và ngày càng thu hút sự
quan tâm của người nông dân cũng như các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Dưới đây là khái quát về
các tiêu chuẩn chứng nhận bền vững có kiểm tra.
1.1.2.1 Thương mại công bằng (Fair-trade)
19



Mục đích chính của Thương mại công bằng là tạo cho nông dân cơ hội công bằng
để cải thiện vị thế thị trường của họ. Vào năm 1988 một tổ chức Phi chính phủ của
Hà Lan tên Solidaridad đưa ra sáng kiến khởi động hệ thống chứng nhận Max
Havelaar cho cà phê Thương mại công bằng (và sau đó cho các sản phẩm khác) với
mục tiêu mang cà phê này vào các kênh siêu thị truyền thống. Sau đó vào năm 1997
Tổ chức Dán nhãn Thương mại công bằng quốc tế FLO (The Fair Trade Labelling
Organization International ) được thành lập nhằm hợp nhất các sáng kiến dán nhãn
Thương mại công bằng ở các nước tiêu thụ.
Hiện nay có 20 sáng kiến dán nhãn thương mại công bằng hoạt động tại 21 quốc
gia, và đã cấp 611 giấy chứng nhận về FLO toàn cầu tạo nên thị trường lớn cho các
sản phẩm Thương mại công bằng. Hiện nay có trên 240 Hợp tác xã tại 26 quốc gia
châu Phi, châu Á, và Mỹ La Tinh sản xuất cà phê có chứng nhận Thương mại công
bằng.
Các Tiêu chuẩn của FLO phân chia làm 2 nhóm: một nhóm tiêu chuẩn dành cho
người sản xuất nhỏ, một nhóm cho lao động làm thuê. Cụ thể:


Nhóm tiêu chuẩn dành cho người sản xuất nhỏ: dành cho các trang trại nhỏ,

được tổ chức trong hợp tác xã hay trong các tổ chức khác với một cấu trúc dân
chủ và tham gia tự nguyện Các tiêu chuẩn dành cho người sản xuất nhỏ bao gồm
các tiêu chí phát triển xã hội, tạo điều kiện cho Thương mại công bằng đóng góp
vào tiềm năng phát triển cũng như tạo điều kiện cho các nhóm người sản xuất
thiết lập cơ chế dân chủ và quản trị minh bạch.;


Nhóm tiêu chuẩn dành cho người lao động làm thuê: dành cho công nhân

làm việc trong các đồn điền và nhà máy, phải được chủ sử dụng lao động trả

lương
thích đáng, đảm bảo quyền tham gia công đoàn và được cung cấp chỗ ở.
Hệ thống FLO có bảo đảm mức giá sàn thu mua, dựa trên ước tính chi phí sản
xuất bền vững. Tùy theo loại cà phê và quốc gia xuất xứ, mức giá sàn trong những
năm qua dao động trong khoảng 2,32 USD/kg đến 2,87 USD/kg. Khi giá thị trường
trên mức giá sàn, cà phê có chứng nhận Thương mại công bằng được trả tăng thêm
0,23 USD/kg. Thu nhập từ giá tăng thêm không được chia cho các thành viên, chỉ
dành cho hợp tác xã sử dụng để đầu tư vào phúc lợi, kinh tế, xã hội chung của cộng
đồng và của hợp tác xã. Đây là chương trình chứng nhận duy nhất có bảo đảm giá
sàn và giá tăng thêm.
20


×