Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở nghệ an (qua nghiên cứu các đình làng đông viên, hoành sơn, trung cần) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.04 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Uông Thị Mai Hƣơng

MỸ THUẬT ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN
(QUA NGHIÊN CỨU ĐÌNH LÀNG ĐÔNG VIÊN, HOÀNH SƠN, TRUNG CẦN)

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cƣơng

Phản biện 1:
..........................................................................................................................
Phản biện 2:
..........................................................................................................................
Phản biện 3:
...............................................................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc ....... giờ, ngày ...... tháng ...... năm........

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đình làng Việt Nam là thiết chế tín ngưỡng của người Việt, chứa
đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật - được lan tỏa đến
khắp mọi miền đất nước; trong đó có tỉnh Nghệ An, một vùng đất tiêu
biểu ở miền Trung. Tính đến nay, Nghệ An vẫn còn khoảng trên 200
đình làng có những giá trị nghệ thuật tạo hình đặc sắc; nhiều đình làng
đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia và
quốc gia đặc biệt; là niềm tự hào về truyền thống văn hoá nghệ thuật
đặc sắc của xứ Nghệ. Trong số này, đình làng ĐV, HS, TC tại huyện
Nam Đàn, là những đình làng tiêu biểu cho các đình làng thế kỷ XVIII
ở Nghệ An. Đây là những di sản kiến trúc nghệ thuật mang nét đặc
trưng và giá trị về nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí
từ thế kỷ XVIII còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến nay. Chính
vì thế, việc nghiên cứu làm rõ những giá trị nghệ thuật kiến trúc và nghệ
thuật điêu khắc trang trí của những đình làng này là rất cần thiết nhằm
khẳng định những giá trị mỹ thuật tiêu biểu của đình làng ở xứ Nghệ
nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An, qua

nghiên cứu trường hợp 3 đình làng ĐV, HS, TC nhằm làm rõ và khẳng
định những đặc trưng và giá trị mỹ thuật truyền thống của đình làng
Nghệ An trong tổng thể mỹ thuật truyền thống của đình làng Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, luận án xác định cơ
sở lí luận của vấn đề nghiên cứu gồm những thành tố cơ bản là nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí kiến trúc đình làng Nghệ An. Đặc
biệt, luận án tâp trung giải mã những giá trị biểu tượng - mô típ trang trí


2
được thông qua sự so sánh, đối chiếu từ góc độ nghệ thuật học, nhằm
làm sáng tỏ những giá trị mỹ thuật đặc sắc của đình làng thế kỷXVIII ở
Nghệ An. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung những
kiến thức cần thiết cho nền mỹ thuật cổ Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật kiến trúc và các
yếu tố điêu khắc trang trí trên kiến trúc 3 ngôi đình làng ĐV, HS, TC,
thế kỷ XVIII ở vùng ven sông Lam, Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: luận án xác định phạm vi nghiên cứu chính là
ba đình làng: ĐV, HS, TC tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Những
ngôi đình này hầu hết đều mang niên đại khởi tạo vào thế kỷ XVIII:
đình làng Đông Viên (ĐLĐV) xây dựng năm 1743, đình làng Hoành
Sơn (ĐLHS) xây dụng năm 1764, đình làng Trung Cần (ĐLTC) xây
dựng năm 1781.
Phạm vi không gian: nghiên cứu ĐLĐV xã Nam Phúc, ĐLHS xã
Nam Trung và ĐLTC xã Trung Cần tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;
các ngôi đình có không gian chung ở vùng ven sông Lam Nghệ An.

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí
trên các đình làng Nghệ An có nhiều điểm khác biệt trong phong cách
tạo hình thẩm mỹ so với các đình làng ở vùng khác, phải chăng do các
yếu tố vùng miền: tự nhiên, xã hội: thời tiết, địa hình, địa lí, được tạo
bởi từ tính cách con người hay những quan niệm phong tục, tập quán
của địa phương? Câu hỏi 2: Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở các công trình
kiến trúc đình làng Nghệ An thế kỷ XVIII có mối liên hệ mật thiết như
thế nào với mỹ thuật đình làng truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ


3
trước đó? Câu hỏi 3: Đình làng Nghệ An có sự tương đồng và khác biệt
như thế nào trong các chủ đề trang trí, thủ pháp, kỹ thuật chạm khắc gỗ
với vùng châu thổ sông Hồng thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII, tại sao? Câu
hỏi 4: Những đặc trưng và giá trị mỹ thuật của đình làng Nghệ An, thế
kỷ XVIII là gì? Phải chăng tính tư duy thẩm mỹ tạo nên những đặc
trưng và giá trị riêng cho mỹ thuật đình làng ở Nghệ An?.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Do các yếu tố nghiên cứu Địa - văn hóa ở Nghệ An
khiến những nghệ nhân dân gian ở đây tạo nên những đặc trưng và giá
trị cho nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc đình làng Nghệ
An. Giả thuyết 2: Hệ thống tạo hình nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc
trang trí trên các công trình đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An có phong
cách riêng biệt thể hiện trên các mô típ trang trí: từ cơ bản khái quát cho
đến các chi tiết cụ thể, sự sắp xếp theo trật tự nội dung, chủ đề tượng
trưng ở nhiều dạng thức khác nhau biểu hiện ở các vị trí, lớp lang trong
không gian trang trí ở các đại đình. Giả thuyết 3: Đình làng Nghệ An
mang tính đa dạng trong phong cách tạo tác trang trí. Có thể nói, đình

làng Nghệ An thế kỷ XVIII sử dụng phong phú và đa dạng kỹ thuật đục
chạm và thủ pháp tạo hình mang tính vùng miền rõ nét.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Tập trung vận dụng các phương pháp tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp,
phương pháp điền dã, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,...
có vai trò quan trọng trong nghiên cứu mỹ thuật cổ tại một khu vực bên
ngoài châu thổ Bắc bộ và cách tiếp cận liên ngành: vận dụng luận điểm
Nghệ thuật học nhằm giúp việc nghiên cứu phân tích những đặc điểm
tạo hình mỹ thuật, trong đó kỹ thuật đắp, chạm khắc và cách trang trí
trên cấu kiện hoặc những phong cách tạo hình riêng của các đình làng
một cách cụ thể.


4
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Về cơ bản, luận án là công trình có tính chuyên biệt, nghiên cứu
có hệ thống về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí đình làng
thế kỷ XVIII ở Nghệ An dưới góc độ nghệ thuật học trong hệ thống
chung của đình làng Việt. Luận án góp phần phân tích, đánh giá và
so sánh để tìm ra những phong cách mỹ thuật khác biệt nhằm bổ
sung những cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu những giá trị thẩm
mỹ của hệ thống đình làng Nghệ An.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khẳng định những giá trị nghệ thuật từ kiến trúc và hệ thống điêu
khắc trang trí trên kiến trúc thông qua ba đình làng ĐV, HS, TC tiêu
biểu ở thế kỷ XVIII. Đồng thời, xem kết quả nghiên cứu đó là sự tiếp
nối của dòng chảy của nghệ thuật dân gian Việt. Kết quả của luận án
góp phần bổ sung kho tàng tư liệu về di sản văn hoá nghệ thuật của cha

ông. Đồng thời, quảng bá vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống đình làng
Nghệ An đến với bạn bè trong và ngoài nước.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham
khảo (12 trang), Phụ lục (57 trang), Nội dung chính được chia làm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái
quát về đối tượng nghiên cứu (42 trang).
Chương 2: Nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí
đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An (Đình làng Đông Viên, Hoành Sơn,
Trung Cần), (59 trang).
Chương 3: Bàn luận về đặc trưng và giá trị mỹ thuật đình làng thế
kỷ XVIII ở Nghệ An (43 trang).


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đình làng Việt Nam nói chung
Những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đình làng
Việt Nam nói chung và và đình làng ở khu vực miền Trung nói riêng ở
nhiều góc độ khác nhau như các lĩnh vực: lịch sử, xã hội, tôn giáo học,
nghệ thuật học v.v. của các nhà khoa học người Pháp và các tác giả
Việt Nam
Hầu hết tác giả mà NCS đã trích dẫn trong luận án đều mô tả ngôi
đình làng từ khi xuất hiện cho đến những giai đoạn phát triển cao trào
đã cho thấy đình làng được khẳng định là một công trình kiến trúc
truyền thống của người Việt. Các tài liệu nghiên cứu đó, NCS xem như

là những cơ sở khoa học được chứng minh cụ thể trong từng bài viết;
các yếu tố về tạo hình kiến trúc cũng như tạo hình trang trí trên kiến
trúc đình làng có nét đặc sắc của loại nhà kiến trúc bằng gỗ mà rất đặc
trưng là một loại nhà văn hóa của làng xã tiêu biểu. Điều này, đã giúp
cho NCS có căn cứ khoa học hơn trong việc lựa chọn nội dung nghiên
cứu và đặt tên cho đề tài luận án của mình là “Mỹ thuật đình làng thế kỷ
XVIII ở Nghệ An…”.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đình làng ở Nghệ An của
người Việt
Nguồn tài liệu các vấn đề nghiên cứu mỹ thuật đình làng Nghệ An ở
thế kỷ XVIII, nói về kết cấu kiến trúc, chủ đề, mô típ trang trí, vị trí chạm
khắc trên các thành phần kiến trúc của mỗi ngôi đình mà các tác giả đi
trước đã có những góc nhìn khác nhau, những cách đánh giá khác nhau.
Đáng chú ý là bài viết của Trần Lâm Biền viết về Đình làng Hoành Sơn -


6
Nghệ thuật dân gian Bắc Bộ tại Nghệ An đã khẳng định Đình Hoành Sơn
là một kiến trúc điển hình về mỹ thuật dưới cái nhìn từ văn hóa học. Bên
cạnh đó, còn có nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Quân, Nguyễn Sỹ
Quế, đã nhắc đến các đình làng ven sông Lam trong tài liệu kiến trúc
truyền thống Việt Nam dưới góc nhìn kiến trúc Việt Nam. Nguyễn Văn
Cương nhắc đến đình làng miền Trung trong sự so sánh những giá trị đi
liền của mỹ thuật đình làng Bắc Bộ và đình làng miền Trung nằm trong
một dải nghệ thuật đình làng Việt. Nhóm nghiên cứu về đình làng Việt,
trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng nhắc đến đình làng miền Trung
trong Kết nối nghệ thuật và di sản với mục tiêu - xem niềm đam mê sáng
tạo mỹ thuật ngày nay là sự vận động không tách rời những giá trị nghệ
thuật truyền thống có giá trị mầu mực như nghệ thuật đình làng Việt,
trong đó có nhắc đến những ngôi đình làng nổi tiếng ở Nghệ An.

Nhìn chung, các nguồn tư liệu đã công bố cho thấy đây là những
bài viết nhỏ lẻ trên các tạp chí chuyên ngành, hay có nhiều nghiên cứu
với tư cách là luận văn, sách chuyên khảo, những ấn phẩm nghiên cứu
tổng quan về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, trong đó có nhắc đến đình làng
Nghệ An.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đình làng Việt của các học
giả Pháp
Từ đầu thế kỷ XX, đình làng Việt Nam đã từng gây sự chú ý của
nhiều học giả nước ngoài như: P.Giran, J.Y.Claye, P.Guru, L.Bezacier,..
Đối với vùng đất Nghệ An nói chung, đình làng Nghệ An nói riêng, các
học giả Pháp cũng đã nhắc đến nhiều nhưng chưa có tính chuyên biệt.
Về cơ bản, các nguồn tài liệu nêu trên được xem là những cơ sở ban đầu
để NCS tìm hiểu về những giá trị về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc
trên kiến trúc của các ngôi đình làng ở Nghệ An. NCS cho rằng, đó là
cả một khoảng trống còn bỏ ngỏ trong dòng chảy của nền mỹ thuật cổ
Việt Nam hiện nay cần được tập trung nghiên cứu.


7
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Khái niệm liên quan đến đề tài
 Khái niệm mỹ thuật: mỹ thuật là một từ Hán Việt, “mỹ” nghĩa là
đẹp, “thuật” là cách thức, phương pháp nằm trong nghệ thuật. Từ điển
Mỹ thuật phổ thông [93, tr.15], thuật ngữ mỹ thuật thường xuất hiện
trong hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc,... Theo Bách khoa thư nghệ
thuật phổ thông của Nga (Liên Xô cũ), mỹ thuật (hay nghệ thuật thị
giác, nghệ thuật tạo hình) “là một khái niệm hợp nhất các loại hình nghệ
thuật mà những tác phẩm của chúng tồn tại trong không gian mà không
thay đổi và phát triển theo thời gian. Mỹ thuật lại được chia ra thành hai
nhóm: nhóm các nghệ thuật tạo hình, trong đó có điêu khắc, đồ họa,

nghệ thuật hoành tráng và nghệ thuật nhiếp ảnh tức những nghệ thuật
tái tạo lại,… được lĩnh hội thông qua thị giác…; nhóm các nghệ thuật
không tạo hình, có kiến trúc, nghệ thuật trang trí và xây dựng nghệ
thuật, tức những nghệ thuật với hình thức thị giác không gian không đòi
hỏi có sự tương đồng tuyệt đối như trong thực tại.” [175, tr.275]. Vậy,
mỹ thuật được hiểu là cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra; là
từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật/nghệ thuật thị giác như kiến
trúc, điêu khắc, hội họa, đồ họa. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
luận án, NCS đề cập và tập trung vào hai loại hình, đó nghệ thuật kiến
trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc.
 Khái niệm đình làng: đình làng là công trình kiến trúc công cộng
lớn đồ sộ được làm bằng gỗ của làng xã Việt Nam xưa, là nơi tôn nghiêm
thờ cúng vị thần bảo hộ làng và là nơi tụ họp dân trong làng. Theo thời
gian đình làng có nhiều kiểu thức kiến trúc và quy hoạch mặt bằng khác
nhau từ kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Môn, chữ Công. Đình
làng là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống
đặc sắc.
 Mỹ thuật đình làng: là nghệ thuật thể hiện rõ các yếu tố thẩm
mỹ trên các bộ phận cấu kiện của công trình kiến trúc đình làng, nhằm


8
tạo nên những bình diện/mô típ đẹp, vui mắt bởi các yếu tố tạo hình như
nội dung chủ đề, đề tài, kỹ thuật đắp, chạm khắc, thủ pháp, phong cách,
đường nét, mảng, hình khối, chất liệu, không gian, ánh sang v.v… Các
thành tố mỹ thuật đình làng bao gồm: nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
trang trí trên kiến trúc.
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
* Lí thuyết Địa - văn hóa (Géo culturel): được sử dụng làm cơ sở
luận xác định không gian Địa - văn hóa, phân tích, lí giải những nguyên

lí tạo hình và giải mã biểu tượng giữa văn hóa nghệ thuật và điều kiện
tự nhiên, xã hội của vùng đất xứ Nghệ được thể hiện trên các hình thức
tạo hình thẩm mỹ truyền thống vùng, miền theo hướng chuyên biệt của
mỹ thuật.
* Lý thuyết Tiếp biến văn hóa (Acculturaltion): khi soi chiếu áp
dụng vào vấn đề nghiên cứu nhằm phân tích, giải mã cho cả hệ thống
biểu tượng với nhiều hình thức tạo hình tinh xảo, độc đáo của vùng
miền xứ Nghệ - miền Trung mang trong min
̀ h các yếu tố nội sinh và yếu
tố ngoại sinh.
1.2.3. Luận điểm phân tích giải mã biểu tượng (decode symbols):
áp dụng luận điểm nhằm phân tích giải mã biểu tượng để tìm hiểu các
hình tượng chạm khắc trên các đồ án trang trí và đi tìm ý nghĩa sâu xa
của các mô típ trang trí có chứa nhiều yếu tố dân dã của thế kỷ XVIII ở
vùng đất xứ Nghệ, bên cạnh đó là những ý nghĩa nội hàm cái lý sinh ra
nó mang giá trị đặc trưng mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy của
nền mỹ thuật Việt Nam - một thời kì lịch sử.
1.3. Khái quát đình làng Đông Viên, đình làng Hoành Sơn,
đình làng Trung Cần
1.3.1. Về Địa - Văn hóa Nghệ An
* Những đặc trưng về địa lý tự nhiên
* Bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam và Nghệ An thế kỷ XVIII
* Khái quát chung về mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An


9
1.3.2. Khái quát về đình làng Đông Viên, đình làng Hoành Sơn,
đình làng Trung Cần
* ĐLĐV được xếp hạng Di tích quốc gia thuộc xã Nam Phúc, Nam
Đàn. ĐLĐV thuộc trung tâm làng Đông Viên xưa, ngoảnh mặt hướng

Nam, ghé Tây; đình có khuôn viên đất vườn rộng 1815,6m2, có tam
quan đồ sộ uy nghi, có qui mô khá lớn với hệ thống kiến trúc và chạm
khắc tinh xảo. Đình xây dựng năm 1743 - thời Lê Hiển Tông, niên hiệu
Cảnh Hưng. Về kiến trúc, ĐLĐV có bộ khung to lớn, vững chắc, thanh
thoát, cân xứng; mặt bằng kiến trúc hình chữ Nhất (一). ĐLĐV có nội
thất trang trí dày đặc những mảng chạm khắc trang trí với nhiều chủ đề
tứ linh, tứ quý, thần tiên, điển tích,… trên các cấu kiện gỗ tạo cho ngôi
đình làng mang tính dân dã gần gũi với làng xóm quê hương.
* ĐLHS được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, thuộc địa phận
xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đình xây dựng gần sát
bờ sông Lam, mặt quay hướng Đông Bắc, có diện tích rộng1600m2.
Đình xây dựng năm 1764, có quy mô bề thế, nổi tiếng là một công trình
kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn, bố cục kiến trúc hình chữ Nhất (一),
về sau biến thể hình chữ Đinh (丁), với nhiều mảng chạm khắc quý như
tứ linh, tứ quý, tứ dân: rồng, phượng, chim, cá, rùa, hạc,.. và những hoạt
cảnh sinh hoạt của chính người dân ở làng Hoành Sơn như: chèo
thuyền, chơi cờ, khoa bảng và cả hoạt cảnh: sĩ, nông, công, thương, tích
chuyện: Lã Vọng câu cá, an nhiên tự tại của giới Nho sỹ. ĐLHS là một
công trình nghệ thuật tạo hình mang giá trị mỹ thuật truyền thống của
người miền Trung với sự tiếp thu và giao thoa nhiều luồng nghệ thuật.
* ĐLTC được xếp hạng Di ích quốc gia, thuộc làng Trung Cần xây
dựng năm 1781, Tân Sửu - đời Hậu Lê, có diện tích 1750m2, có bố cục
kiến trúc hình chữ Đinh (丁) và ngoảnh hướng Nam; với 24 bức chạm
khắc được đục chạm với kiểu dáng bố cục và tỉ lệ to nhỏ khác nhau, vừa
giàu tính dân gian, vừa mang nét hoa lệ cung đình cho thấy mỹ thuật
truyền thống cổ của đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An mang giá trị độc


10
đáo. Nhìn chung, ba đình làng NCS lựa làm trường hợp nghiên cứu là

những minh chứng cụ thể, tiêu biểu cho dòng chảy của nghệ thuật đình
làng Việt phát triển từ thế kỷ XVI - XVIII ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Những giá trị đặc sắc của những công trình di tích này khẳng định thời
gian, sự xuất hiện của mỹ thuật đình làng Nghệ An đã vượt qua không
gian địa giới để định hình trên vùng đất miền Trung của nước Việt.
Tiểu kết
Nghiên cứu các khái niệm cơ bản để làm sáng tỏ nội dung nhiệm
vụ nghiên cứu các thành tố mỹ thuật đình làng - đó là kiến trúc và điêu
khắc trang trí và được xem như một đối tượng và phạm vi nghiên cứu
đại diện cho mảng mỹ thuật truyền thống của Việt Nam nói chung và
vùng xứ Nghệ nói riêng. Về cơ bản, NCS xác định việc vận dụng hệ
thống phương pháp, lí thuyết, luận điểm, nhiệm vụ nghiên cứu để trên
cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người về nội dung
giá trị của các di tích kiến trúc nghệ thuật là các đình làng tiêu biểu từ
thế kỷ XVIII ở Nghệ An làm cơ sở cho việc phân tích rõ những đặc
điểm của các yếu tố tạo hình mỹ thuật trong chương hai của luận án.
Chƣơng 2
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN
(ĐÌNH LÀNG ĐÔNG VIÊN, ĐÌNH LÀNG HOÀNH SƠN,
ĐÌNH LÀNG TRUNG CẦN)
2.1. Nghệ thuật kiến trúc đình làng Đông Viên, Hoành Sơn,
Trung Cần
2.1.1. Nghệ thuật bố cục không gian kiến trúc
* Bố cục mặt bằng: Cả ba đình làng ĐV, HS, TC đều được quy
hoạch mặt bằng theo Không gian mở - thoáng, có khoảng sân rộng trước
mặt, tạo cảnh cân đối theo từng vị trí của nhà đình, sân đình và cổng tam
quan, bộ mái lớn nhằm thỏa mãn với tính công năng là nơi tập hợp đông



11
người của làng vào những ngày lễ hội, vui chơi, giải trí. Không gian bố
cục của các đình làng vùng nông thôn ven sông Lam là những đình làng
có nhiều nét độc đáo và thể hiện rõ giá trị của một nền mỹ thuật truyền
thống của miền Trung.
* Bố cục hướng đình: Qua thực tế khảo sát, NCS đã nhận thấy rằng,
các đình làng ở xứ Nghệ được đặt ở nhiều hướng khác nhau, tùy vào các
yếu tố phong thủy của làng đó. Được xây dựng ở bìa làng Hoành Sơn,
ĐLHS nằm trên một mảnh đất thiêng ngoảnh mặt hướng Đông - Bắc,
trong khi ĐLTC lại ngoảnh về hướng Nam và ĐLĐV đặt hướng Nam ghé
Tây. Có thể nói hướng đình làng ở vùng đất miền Trung có tính tạo hình
đẹp trong tư duy thẩm mỹ của người miền Trung.
2.1.2. Nghệ thuật kết cấu kiến trúc
* Nghệ thuật kết cấu cột, vì, kèo ĐLĐV khá độc đáo: được kết
cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, không lắp ván bưng ở giữa. Bộ
khung của ngôi đình không to lớn lắm, song cấu trúc của nó lại rất hài
hòa giữa chiều cao và độ dốc của mái; các bộ vì chịu lực bên trong
cho đến việc gắn kết các đơn nguyên lại với nhau trong một tổng thể
đi liền; và hệ thống chồng rường, ván nong được sử dụng nhiều trong
công trình kiến trúc của ĐLĐV từ vì nóc, cốn, bẩy hiên,… vừa tạo cho
kiến trúc có thể chịu đựng lâu dài với nắng gió, mưa bão lại là nơi
dành nhiều diện tích để dụng công trang trí.
* Nghệ thuật kết cấu hệ cột, vì, kèo kiến trúc ĐLHS theo 2 lối vì
(giao kỷ): hệ thống giá chiêng vì kèo và kiểu giá chiêng chồng rường
(chồng đấu). Chính từ kết cấu bộ khung đồ sộ và cách bố cục kết cấu vì
kèo, hệ thống cột và mái rất độc đáo nhưng hợp lý mà ngôi đình có
không gian nội thất gồm có 6 bộ vì kèo tạo thành 5 gian 2 chái thoáng
mát, hài hòa với thiên nhiên, đồng ruộng và xóm làng xung quanh.
* Nghệ thuật kết cấu hệ cột, vì, kèo kiến trúc ĐLTC: Toà bái đình
có chiều dài 20,4m, chiều ngang 12,5m. 6 vì gồm 24 cột lim, kết cấu



12
kiểu tứ trụ. Mỗi cột cao 8m, chu vi 1,5m. Tất cả 12 kẻ trước sau và hồi
đều được chạm trổ tinh tế. Tất cả được xếp đặt tạo hình, tạo dáng tinh tế
hài hòa, khăng khít vừa “mềm mại như tơ lụa”, vừa đanh “rắn như
thép”. Với cách thức tạo hình các chốt đỡ bằng các hình tượng rồng
chầu đã tạo cho các đường gỗ to nặng một lối thanh thoát, nhẹ nhàng,
không còn bị nặng nề.
* Sàn đình: Cũng như các đình làng Việt, đình làng Nghệ An cũng
có sàn. Thế kỷ XVIII đình làng HS, TC (Nam Đàn - vùng ven sông
Lam), ngoài ra, đình Phụng Luật (ở Hợp Thành), đình Trụ Pháp (Mỹ
Thành - vùng đồng bằng), đình Cẩm Thái, đình Bích Thị (Thanh
Chương - vùng đồng bằng gần núi), đình Dương Liễu, đình Phú Nhuận,
đình Phúc Yên (Đô Lương) , các đình vẫn còn nguyên dấu lỗ mộng sàn
trên các cột đình (giống các ngôi đình làng vùng châu thổ Sông Hồng,
sông Đáy như đình Chu Quyến (Hà Tây cũ), đình Bảng (Bắc Ninh) thì
vẫn còn nguyên hệ sàn gỗ như buổi đầu). Tuy nhiên, hệ thống bố cục
kết cấu sàn tại các đình làng nghệ An có các kích thước và các tỉ lệ độ
cao hơn là không giống nhau.
2.1.3. Nghệ thuật kết cấu mái đình
Kết cấu kiến trúc mái đình làng ở xứ Nghệ không có quá nhiều sự
khác biệt so với kiến trúc đình làng thế kỷ XVII, XVIII ở Bắc Bộ. Tuy
vậy, ở ĐLHS lại có kiểu dáng cao, thoáng, vững chãi. Khác với bộ mái
ĐLHS và mái ĐLĐV chiếm khoảng 1,5 lần so với thân đình; Mái đình
được cấu tạo với đặc điểm cao thoáng cùng với sự kết hợp với cách để
trống xung quanh, không có tường bao; ĐLTC có dạng thức mái đình
cổ truyền thống 4 mái khép kín, ít xòe rộng như các mái đình làng khác
trong vùng.
2.1.4. Nghệ thuật kết cấu kiến trúc hậu cung

Hậu cung của ĐLHS và ĐLTC đều làm muộn hơn so với toà đại
đình nhưng cũng được thực hiện khá phù hợp; vào khoảng đầu thế kỷ
XX nhân dân đã xây thêm toà Hậu cung như tạo thêm một thành phần


13
kiến trúc “chuôi vồ” tách riêng biệt đứng cạnh tòa đại đình nhưng phần
trên mái lại kết nối liên hoàn. Phần xà quá giang hai bên được bào cong
kiểu ốp vỏ măng, có trang trí hình mặt lưỡng nghi và đao mác lớn, có lẽ
đây cũng là nét độc đáo ở các ngôi đình này.
2.2. Nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng Đông Viên, đình
làng Hoành Sơn, đình làng Trung Cần
2.2.1. Nghệ thuật điêu khắc trang trí không gian ngoại thất
kiến trúc
* Điêu khắc trang trí trên mái và bờ nóc: đề tài chủ yếu là rồng,
phượng, nghê/sấu/lân/con xô, hổ phù đội mặt trời... tạo hình ở dạng
thể một nửa thân hình, được sử dụng bằng kỹ thuật đắp chạm nổi,
trong các thể thức tượng tròn, khắc lộng bằng vôi vữa, xi măng. Các
chi tiết đường nét, hình khối của các hình tượng linh vật chắc khỏe,
mềm mại, chau chuốt phù hợp với thời tiết bên ngoài. Tuy nhiên, ở
mỗi ngôi đình làng khác nhau trong cùng một vùng lại có những điểm
riêng về các hoạt cảnh và phong cách, do kết cấu và tỉ lệ của các mái
đình khác nhau.
* Điêu khắc trang trí Tam quan - Nghi môn: Nghi môn/Tam quan
- của đình làng Nghệ An, được tạo hình cổng ba lối đi, hình thức bố cục
này cũng giống như đình làng khác ở miền Bắc; tuy nhiên ở một số đình
làng như đình làng ĐV, HS và TC là những trường hợp vừa thờ Thành
Hoàng làng, vừa thờ Phật; vì vậy các cổng đình làng này có hình thức
kiến trúc và trang trí biểu hiện vừa mang tính văn hóa tín ngưỡng tôn
giáo vừa mang giá trị mỹ thuật cảnh quan tiêu biểu của đình làng thế kỷ

XVIII ở Nghệ An. Ngoài ra, trên các đỉnh cột cổng đắp chạm đôi nghê,
phượng 4 hướng cùng khắc bộ chữ Hán trong hình thức bố cục câu đối
cũng tạo nên một lối tạo hình cân đối.
2.2.2. Nghệ thuật điêu khắc trang trí không gian nội thất
* Nghệ thuật điêu khắc trang trí không gian nội thất đại đình: hầu
hết các mảng chạm trên kiến trúc đình làng thế kỷ XVIII được chọn lựa


14
từ những bộ phận cấu kiện kiến trúc có các bề mặt và các khoảng trống
mới như mặt phẳng trên ván nong, cốn, vì nóc, đầu dư và cả trên những
bề mặt có hình dạng tròn, vuông, gấp khúc chuyển động có logic trong hệ
thống các không gian đình để làm nơi khoe diễn, trang trí cảnh sinh hoạt
của đình làng mình; cụ thể trên các vị trí cấu kiện kiến trúc ở ba ngôi đình
- đình làng ĐV, HS, TC.
* Điêu khắc trang trí tại các ván nong chủ yếu là chạm phù điêu về
đời sống sinh hoạt, các phong tục tập quán xã hội; đặc biệt, là thể loại đề
tài về học hành, khoa cử của người dân xứ Nghệ bằng các hình mảng tròn
trịa, đường nét chạm trổ mềm mại, chuốt, khối có tính ước lệ về tỉ lệ,
cùng các kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng, cẩn trọng đến chau chuốt và sắp
xếp trong nhiều dạng bố cục khác nhau như: chữ nhật, vuông, tròn, …
trong các hình diện khác nhau.
* Điêu khắc trang trí trên giá chiêng, con rường, con đấu và
nghé kẻ được thể hiện các nét chạm rất công phu, tỉ mỉ, khi mềm mại,
khi khỏe khoắn khoáng đạt và có những lúc thật rắn rỏi dữ dằn với các
bộ đề tài “tứ linh” long, li, quy, phượng và “tứ quý” - mai, điểu, tùng,
lộc v.v…
* Điêu khắc trang trí trên các bức cốn được tập trung chạm khắc
các điển tích như Vua Thành Thang đi rước ông Y Doãn, Vua Văn
Vương đi rước Thái Công và Sứ nhà Hán đi mời bốn ông lão trên các

bộ phận cốn này các nghệ nhân đã sử dụng toàn bộ những kỹ thuật
chạm cùng các hình thức tạo hình trang trí như đăng đối, xen kẽ, phá
thế… để thể hiện thể nội dung các tích chuyện với các hình thức tạo
hình bố cục tạo thành những tác phẩm có kích thước khá to, rộng tương
đương vừa khít trong các khoảng trống của cốn.
* Điêu khắc trang trí trên các đầu dư được các nghệ nhân tạo nên
một đoạn khối gỗ có tỉ lệ rất to - độ dài gần 100cm thò nhô ra ngoài và
được gọi là đầu dư hoặc chốt đỡ và dựa vào lợi thế đó để thể hiện kiểu
chạm khác cách điệu cao - một dạng chạm lộng tinh xảo từ một thân gỗ


15
to tròn đó là hình tượng “Long vân” - đầu rồng với những dải mây mềm
mại nhưng rất khỏe khoắn; với hình tượng này, vị trí này ở ĐLHS trong
rất hiền hòa với lối chạm chau chốt, mềm mại, nhưng ở các gian đại
đình ĐLTC thì lại mang một phong cách mềm mại trong sự khoáng đạt
hơn, tỉ lệ nhỏ hơn ở ĐLHS. Khác với ĐLHS và ĐLTC thì ở ĐLĐV lại
có các đầu dư có tỉ lệ nhỏ khiêm tốn được hài hòa trong không gian yên
ả có chút gần gũi và dân dã hơn.
* Điêu khắc trang trí trên hệ thống câu đầu: điểm xuyết toàn bộ bộ
mặt câu đầu là hình tượng chim phượng đang trong tư thế dang rộng đôi
cánh mềm mại bay lên, đầu vươn ra phía trước và được lồng chạm kết hợp
với các vân mây và hoa lá cách điệu.
* Điêu khắc trang trí trên hệ thống xà nách: tác phẩm nghệ thuật
tạo hình và điêu khắc được các nghệ nhân thể hiện trên các đường xà
nách chủ yếu là trang trí các mô típ linh vật vũ trụ: Rồng hóa Long Mã,
Phượng hàm thư, Tiên cưỡi Hạc), rùa, ... đặc biệt, ở vị trí này tại ĐLTC
được trang trí những chủ đề mang nhưng điển tích: học hành – vinh quy
bái tổ, cá chép vượt vũ môn.
* Nghệ thuật trang trí trong không gian hậu cung: hậu cung đình

làng Nghệ An thế kỷ XVIII, là một không gian kiến trúc độc lập,
nhưng vẫn nằm trong một hệ thống không tách rời. Nếu ở các gian đại
đình được trang trí những mảng chạm dày đặc thì ở hậu cung điêu
khắc chạm trổ lại chỉ mang tính điểm xuyết đôi nét đơn giản; các nghệ
nhân vận dụng khoảng trống để trang trí chủ yếu tứ linh, tứ quý, tản
vân; trên mái cũng trang trí đơn giản hơn. Hậu cung ở ĐLHS hiện nay
có thêm: tượng Phật, tượng hạc chầu án thư. Tại ĐLTC, tượng tròn là
hai con hạc gỗ đứng trên lưng rùa cao hơn 3m chầu vào giữa, tiếp đó
có hai giá binh khí được sắp xếp theo lối bố cục tầng lớp thờ tự, gần
gũi giữa thần linh và người dân.


16
2.2.3. Chủ đề, mô típ hoa văn trang trí trên kiến trúc đình làng
Đông Viên, đình làng Hoành Sơn, đình làng Trung Cần
* Chủ đề Tượng trung cho lớp quân tử: tứ linh, tứ quý, tứ dân, tam
hợp: Tứ linh bao gồm: long/rồng, ly/lân, quy/rùa, phụng/phượng. Tứ
dân: sỹ - nông - công – thương, canh - tiề u - ngư - mục.
* Chủ đề Điển tích cổ đại như Chiêu hiền đại sỹ con cháu, giáo
dục truyền thống: vinh quy bái tổ ở làng xã, đỗ đạt cao khoa: năm con
cùng đỗ một khoa.
* Chủ đề trò chơi, lễ hội dân gian giải trí: đua thuyền trên sông
Lam, đánh cờ, uống rượu, chơi đu/đu tiên, múa hát, đấu võ, bắn
cung,… trong bối cảnh đất nước thanh bình.
Đặc biệt, trên kiến trúc đình làng thế kỷ XVIII ở ba đình làng ĐV,
HS, TC, có hệ thống chủ đề “tứ dân” trong xã hội được thể hiện trên các
mảng chạm rất tự nhiên, không phân biệt thứ hạng: quan - dân, giàu nghèo; các mô típ “tứ linh” hình rồng, phượng lân, rùa,.. được chạm ở
nhiều vị trí khác nhau. Điều này tạo ra sự phong phú và đa dạng, tập trung
hầu hết trên các cấu kiện gỗ (ván nong, đầu bẩy, vì kèo, hoành phi, rường,
cốn, giá chiêng và đặc biệt là trên các đường xà ngang, xà dọc trên một

khoảng trống giữa hai cột cái gian đại đình, trước cửa ra vào) với những tỉ
lệ, kích thước lớn thật độc đáo, thú vị, chưa thấy ở ngôi đình nào.
2.2.4. Chất liệu tạo hình trên kiến trúc
Chất liệu gỗ là chủ yếu, gỗ đóng vai trò quan trọng trong việc chạm
khắc trên kiến trúc đình làng. Đối với các mảng chạm diễn tả các hoạt
cảnh trò chơi dân gian hầu hết được chạm trên chất liệu gỗ gắn kết với
kiến trúc gỗ ở đình. Ngoài ra, ngoại thất đình được sử dụng các chất liệu
vôi vữa, xi măng, gạch ngói nung thủ công.
2.2.5. Màu sắc
Đình làng Nghệ An thể hiện rất rõ xu hướng màu sắc tự nhiên nghĩa
là hầu hết không gian bên trong đình được đón nhận những luồng sáng tự


17
nhiên ngoài vào qua phần đầu hồi mái (không bí đốc) hòa quện cùng hệ
thống gỗ mộc tự nhiên mà tạo nên một màu sắc nhã nhặn, hài hòa của các
bề mặt gỗ tự nhiên, không sơn, ve màu như ở các kiểu cách màu ở đình
làng miền Nam Bộ và một số đình làng Bắc Bộ cùng luồng ánh sang
ngoài xuyên vào; tuy nhiên, tại các gian đại đình là trung tâm giữa, một
số các bộ phận được sơn son, thiếc vàng đã tạo nên điểm nhấn sâu đậm
của sắc màu vừa dân dã, vừa tâm linh với tính hướng nội, mang đặc trưng
trọng dương, hoàn toàn phù hợp với truyền thống ấm áp của người nông
dân làng quê Việt Nam.
Tiểu kết
Nội dung chương 2 đề cập những đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật
tạo tác kiến trúc và các chủ đề điêu khắc trang trí được bộc lộ bởi các kĩ
thuật tạo hình biểu hiện tính trang trí trên kiến trúc từ ba ngôi đình làng
ĐV, HS, TC. Ở đó là sự thống nhất trong một thể thống nhất trên hệ
thống kiến trúc và chạm khắc trang trí của các thành phần kiến trúc với
những giá trị thông qua sự phong phú, đa dạng của nội dung đề tài điêu

khắc cùng các chất liệu là gỗ, hồ vữa truyền thống đặc biệt là chất liệu gỗ
trên các công trình đình làng ở Nghệ An.
Chƣơng 3
BÀN LUẬN VỀ ĐẶC TRƢNG VÀ GIÁ TRỊ MỸ THUẬT
ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVIII Ở NGHỆ AN
3.1. Đặc trƣng mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An
3.1.1. Tính tư duy thẩm mỹ trên nghệ thuật kiến trúc và điêu
khác trang trí
* Tính tư duy thẩm mỹ trên kiến trúc ĐV, HS, TC: những đình làng
ở Việt Nam thường được xây dựng bằng kết cấu kiến trúc của dạng thức
nhà có công thức chung: cột - xà - kẻ; song tùy thuộc vào những đặc
điểm của mỗi địa phương mà các bộ phận kiến trúc được chế tác phù
hợp với tính chất vùng miền về thời tiết khí hậu và công năng sử dụng;
đình làng Nghệ An vừa mang sắc thái chung trong tính tổng thể chung,


18
vừa không tách rời nền nghệ thuật kiến trúc gỗ truyền thống. Các công
trình kiến trúc đình làng Nghệ An như đình làng ĐV, HS, TC đều mang
nét riêng biệt thể hiện rõ ở các nét lớn như về tính sáng tạo và thẩm mỹ
trong hệ thống kết cấu bộ mái, bộ khung vì kèo phù hợp hợp với tính
chất vùng miền như: kiến trúc hai mái, bốn mái hay hai tầng tám mái thì
vẫn được người nghệ nhân xây cất với tỷ lệ tương thích tạo ra sự cao,
rộng và độ xòe nở ra ở các đầu đao; các bộ khung sườn kết cấu theo lối
vì kèo - kiểu giá chiêng chồng rường - một lối kết cấu được tiếp thu và
sáng tạo cho phù hợp với tinhd chất vùng miền trong các giai đoạn thế
kỷ VIII, như ở các vùng Nghệ An - Bắc miền Trung
* Tính tư duy thẩm mỹ trong chạm khắc trang trí đình làng ĐV,
HS, TC: Tất cả các hình thức chạm khắc trên các trí cấu kiện nội hoặc
ngoại thất đình làng dù ở hình thức, vị trí nào, to hay nhỏ, khó hay dễ

đều được chạm khắc với tinh thần nhiệt huyết của những người thợ
mang khí chất con người xứ Nghệ: nghèo nhưng phóng khoáng, cương
trực, khẳng khái, chân thật, giàu nghị lực kết hợp với truyền thống nghề
mộc với tay nghề điêu luyện và nhu cầu thôi thúc của con người vốn
sống trong môi trường thôn quê chất phác, hồn nhiên trên từng hình
tượng để tạo nên những tác phẩm độc đáo đó.
3.1.2. Tính đa dạng trong kỹ thuật và thủ pháp trên chạm khắc
trang trí
* Tính đa dạng trong kỹ thuật chạm khắc: Trên các vị trí ván
bưng, kèo, xà, cốn,.. của đình làng Nghệ An, những bức chạm khắc đã
được sử dụng nhiều kỹ thuật tạo tác như: chạm nông, chạm sâu, chạm
lộng, chạm kênh, chạm bong, chạm thủng, chạm trổ…; những kỹ thuật
chạm gỗ này lại đươ ̣c sử du ̣ng khá thuầ n thu ̣c trong các mố i quan hê ̣
phường thơ ̣ ở mỗi làng, để tạo nên những giá trị biểu cảm cho hình,
khối, mảng, nét và trên bề mặt gỗ phẳng tạo thành những hình tượng
nhân vật có khối hình mượt mà sống động phong cách độc đáo trên
từng bố cục tác phẩm điêu khắc trang trí.


19
* Sử dụng nhiều thủ pháp tạo hình trong chạm khắc và không gian
trang trí: trên hệ thống chạm khắc đình làng xứ Nghệ các nghệ nhân đã
sử dụng các thủ thủ pháp cường điệu, biểu tượng hóa, cái nhìn trẻ thơ,
đồng hiện về không gian, thời gian, thủ pháp nhiều điểm nhìn, kết hợp
huyền thoại và hiện thực, trang trí và tả thực. Các thủ pháp này đã đem
lại những hiệu quả trong viêc thể hiện được nhiều hình ảnh, nhiều đề tài
trong một không gian, đồng thời nó đem lại cái đẹp của tự nhiên, sự
mộc mạc mang tính cởi mở, chứa đựng vẻ đẹp nhân hậu của tâm hồn
khiến cho sự phi lí về tỉ lệ thông thường lại trở nên có lí, nhờ vào tính
phóng khoáng, mạnh mẽ của các đường nét chạm và những mảng hình

vừa đơn giản vừa chau chuốt khiến người xem ngỡ ngàng.
3.1.3. Đậm tính dân gian cùng yếu tố cung đình trong nội dung
chủ đề và phong cách chạm khắc
Các ở đình làng Nghệ An như đình làng ĐV, HS, TC với các mô típ
mang chủ đề, nội dung trang trí - các hình tượng rồng, phượng, hạc,
nghê/lân, rùa,... vẫn được xem là chứa đựng yếu tố dân gian; Tuy nhiên,
bên cạnh các yếu tố dân dã ấy, ta lại nhận thấy trên các mô típ trang trí
ấy còn toát lên vẻ đẹp tạo hình trang trí mang yếu tố cung đình hoa lệ rất
tinh tế như ở bức Đại tự chữ Hán - chúc vua: Thánh cung vạn vạn tuế ĐLTC, Tam hựu/tam hợp (tùng, trúc, mai) - ĐLTC, Trúc hóa phượng Phượng đậu cành mai... Đó là một nét riêng biệt mà chỉ ở các đình làng
Nghệ An thế kỷ thứ XVIII mới thấy.
3.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa đình làng thế kỷ XVIII ở
Nghệ An và đình làng ở Bắc Bộ
Nếu đình làng thế kỷ XVIII ở miền Bắc châu thổ Sông Hồng
thường có qui mô bề thế và hoàn chỉnh như đình Đình Bảng (Bắc Ninh)
thì ở miền Trung đất Nghệ An lại có các ngôi đình khá to lớn, đình làng
ĐV, HS, TC (Nghệ An) và một số ngôi đình làng khác ít tính quy phạm
và bề thế hơn về lối tạo hình kiểu giá chiêng chồng rường, hoặc chồng


20
đấu, các gian không lắp ván bưng ở giữa, không bít đốc. Các chủ đề
chạm khắc trang trí trên kiến trúc các đình làng trên có các chủ đề rất
phổ biến của nghệ thuật chạm khắc truyền thống Việt. Tuy nhiên, ở các
đình làng Nghệ An tiêu biểu này lại thấy trên các vị trí cấu kiện kiến
trúc, các chủ đề như trong bộ long - lân - quy - phượng,... được sử dụng
nhiều kỹ thuật chạm khắc được đan xen tinh tế tạo nên đa dạng phong
cách (đình làng HS, TC mang 2 phong cách trong cùng một không gian)
chau chuốt, tỉ mỉ, có tính cách điệu cao; đường nét, mảng hình vừa dân
dã gần gũi, vừa điêu luyện tinh tế hoa lệ; các hình thức bố cục phong
phú giữa các hình thể như vuông, tròn, chữ nhật,... trong cùng một bề

mặt không gian được kết hợp với khối (hình tượng nguyên khối gỗ),
kích thước rất to - không bị ghép nối tạo nên nhiều hình thức khác nhau
trên các đồ án trang trí. Hầu hết các mô típ đục chạm khắc trang trí
mang nét đặc trưng riêng của đình làng vùng Nghệ An.
3.3. Giá trị đặc sắc của mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII ở
Nghệ An
Các đình làng ĐV, HS, TC là những công trình kiến trúc truyền
thống có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình mỹ thuật ở thế kỷ XVIII.
* Giá trị nghệ thuật kiến trúc: Đình làng Nghệ An có tính vững
chắc, hài giữa chiều cao và độ dốc của mái, các bộ vì chịu lực được gắn
kết các đơn nguyên trong một tổng thể đi liền. Hệ thống chồng rường,
con đấu, ván nong được sử dụng nhiều trong công trình từ các bộ vì, cốn
đến bẩy hiên, cột... vừa giúp cho kiến trúc có thể chịu đựng lâu dài với
thời tiết khắt khe mưa bão, nắng gió lại vừa là nơi dành nhiều diện tích để
được thể hiện những tác phẩm chạm khắc trang trí và nội thất của ngôi
đình. Hệ thống kiến trúc có các bộ kết cấu vì kèo theo kiểu Giá chiêng
chồng rường hoặc chồng đấu - không lắp ván bưng ở giữa (đình làng
ĐV), hoặc lắp ván bưng dày (đình làng HS, TC), các đỉnh bộ vì là chiếc
đấu hình thuyền để đỡ thượng lương. Ở nghệ thuật kiến trúc ĐLHS có lối


21
kết cấu vì kèo theo kiểu “Giá chiêng chồng đấu”: từ những bộ phận lớn
như kiến trúc vì kèo, đến các bộ phận nhỏ cốn, kẻ, hoành, chốt đỡ, bộ phận
nào cũng có những bố cục, tạo hình trang trí mỹ thuật vừa đẹp vừa vững
chắc công năng được sắp xếp tạo nên những nhịp điệu trong một không
gian kiến trúc có 6 bộ vì tạo thành 7 gian khá đặc biệt và hiếm thấy về lối
kết cấu của ĐLHS. Mỗi ngôi đình mang một hình dáng, vẻ đẹp khác nhau.
ĐLTC có khối lượng gỗ Lim đồ sộ, từ hệ thống cột gỗ Lim to, nặng
được trang trí bằng các mảng chạm tinh tế, điêu luyện bởi sự kết hợp

của rất nhiều kỹ thuật chạm khắc khác nhau (chạm lộng hoặc nông, sâu,
chạm bong,...); đình có độ cao 6m55 nhưng vẫn an toàn, chắc chắn, khít
khắn, bằng phẳng, nguyên vẹn trên từng khối gỗ nguyên khối, ít phải
ghép từ nhiều mảng gỗ khác nhau; 5 bộ vì cột được kết cấu với nhau
bằng hệ thống xà, cột khá đồ sộ cùng các bộ phận giá chiêng đỡ thượng
ốc, cột bồng, rường, đấu, xà, bẩy,... tất cả được sắp xếp cân đối hài hòa,
nhẹ nhàng trong một không gian; với lối kết cấu kiến trúc vừa mang
tính truyền thống vừa mang tính tư duy thẩm mỹ sáng tạo phù hợp với
vùng miền nắng gió, mưa bão quanh năm đồng thời, được chạm trổ tinh
vi trên các vị trí dày đặc, càng làm tăng thêm những đường nét mềm
mại cho các bộ phận kiến trúc.
* Giá trị nghệ thuật điêu khắc trang trí: hệ thống chạm khắc trang
trí trên kiến trúc của các đình làng ĐV, HS, TC vẫn được còn cất lưu
giữ nguyên vẹn cả về mảng mô típ và những đường nét, mảng, khối
chạm khắc; đặc biệt, các mảng chạm mang nhiều nội dung chủ đề
phong phú, có giá trị mỹ thuật, đắp, chạm khắc độc đáo như các bức
đánh cờ, chăn trâu, nhạc sỹ thiên thần, vinh quy, phượng hàm thư,... với
các kết cấu đường nét hài hòa, mộc mạc, phóng khoáng - ĐLĐV;
ĐLHS: do có nhiều tốp thợ cùng làm nên ở hai bên tả và hữu mang hai
phong cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính hài hòa cân đối và thống
nhất giữa các quy chuẩn giữa các gian đình.


22
Nhiều đồ án, mô típ chạm khắc gỗ trên kiến trúc ở ba ngôi ĐV,
HS, TC có nội dung đề tài phong phú cùng nhiều phong cách chạm
khắc độc lạ khác nhau chưa thấy có ở nơi nào như: nghệ thuật tạo hình
trên các giá chiêng, đường xà ngang: tạo hình mặt hổ phù có mắt, mũi
miệng, hai tay vươn dài theo rường với tư thế khuỳnh lên đỡ toàn bộ
thượng ốc và và hai đường hoành, các bề mặt câu đầu chạm khắc những

con chim phượng hoàng có kích thước to, trong tư thế dang rộng đôi
cánh, đầu ngẩng bay mềm mại về phía trước, bộ cánh chạm bởi sự kết
hợp nhiều kỹ thuật như chạm lộng, chạm bong, chậm nổi,..tạo thành
những đường nét cách điệu; hệ thống cột cái như ở ĐLHS chạm đục
nguyên cả khối cây gỗ tạo thành rồng ổ (gian Đại đình) các hệ thống
đầu dư làm chốt đỡ (4 go), mỗi go là một cây gỗ Lim lớn chạm thành
đầu rồng ngậm ngọc ngẩng cao chầu chéo vào giữacác hệ thống xà nách
ở mỗi đình làng có 24 đường - đều được trang trí bằng 24 bức phù điêu,
14 bức điển tích tạo nên các hoạt cảnh sinh động như ở đời sống trong
làng, vừa tả thực vừa mang tính huyền thoại, các bố cục này làm điểm
nhấn trên các ván nong, ván bưng, ở cả ba đình làng ĐV, HS, TC, như
các bức đánh cờ, chăn trâu, nhạc sỹ thiên thần, vinh quy, phượng hàm
thư, “Tứ linh”, “Tứ quý”, “tứ dân”, “học hành - cao khoa”. Tất cả đạt tới
độ tinh xảo của nghệ thuật chạm khắc truyền thống mỹ thuật của vùng
đất Nghệ An - miền Trung.
3.3.2. Giá trị lịch sử và văn hóa
Sự hiện diện của các đình làng Nghệ An mà tiêu biểu là các đình
làng ĐV, HS, TC huyện Nam Đàn cho đến ngày nay là cơ sở giúp cho
chúng ta hiểu thêm về sự phát triển và hình thành cộng đồng cũng như
cư dân tại nơi đây cũng như bản sắc và phong tục, tập quán của địa
phương, trong đó, loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng
là kết quả sáng tạo có giá trị vật thể và phi vật thể đặc sắc truyền thống.
Nó được xem như những tác phẩm mang giá trị lịch sử và văn hóa phản


23
ảnh hiện thực cuộc sống, những ước mơ khát vọng của người nông dân
đương thời mang đậm tính dân gian vùng miền của người dân xứ Nghệ.
Tiểu kết
Có thể nói những đặc trưng của mỹ thuật đình làng thế kỷ XVIII được

bàn luận về vẻ đẹp độc đáo ở tính phóng khoáng, tinh tế của các kỹ
thuật chạm lộng, chạm bong, chạm sâu, chạm nổi tạo nên những đường
nét mượt mà chau chuốt, có mảng được cách điệu trên từng chi tiết của
các hình tượng chim, hoa lá, vân mây, cây cỏ... mang chất nghệ thuật
cung đình; mảng khác đường nét đục chạm lại mộc mạc giản đơn như ở
các bộ chữ thư pháp được kết hợp với hổ phù, phượng đơn, phượng
đôi,... trên các bộ cấu kiện vì cột đình tạo ra chất dân dã gần gũi, sinh
động. Điều này đã mang lại những giá trị mỹ thuật cao và được xem là
đỉnh cao của nghệ thuật đình làng thế kỷ XVIII - Bắc miền Trung. Đồng
thời thể hiện rõ nét tương đồng và khác biệt trên các cấu trúc và những
điêu khắc trang trí của những đình làng cùng thời hoặc trước đó mà rõ
nhất là ở các đình làng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phải chăng, đó chính là
sự dịch chuyển về bức tranh xây dựng kiến trúc đình làng từ Bắc Bộ lui
vào tới miền Trung mà xứ Nghệ là một trong những trung tâm lớn.
KẾT LUẬN
Đình làng Nghệ An được xem là một mảng mỹ thuật cổ dân gian
truyền thống có giá trị về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật từ hàng trăm
năm. Những nét đặc trưng riêng được thể hiện trên nghệ thuật kết cấu
kiến trúc và cách tạo hình điêu khắc trang trí trên kiến trúc của các đình
làng là sự thể hiện những khối óc thông minh cần mẫn, sáng tạo của con
người xứ Nghệ; tuy nhiên, đình làng Nghệ An vẫn mang sắc thái chung
trong tính trong tính tổng thể đình làng Việt. Việc lựa chọn ba đình làng
ĐV, HS, TC tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An làm đối tượng và phạm
vi nghiên cứu cho nội dung của đề tài luận án là một sự lựa chọn có tính
minh chứng điển hình cho hệ thống đình làng thế kỷ XVIII ở Nghệ An


×