Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG PETROLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.05 KB, 52 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY
DỰNG PETROLIMEX
2.1. Một vài nét khái quát về Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
ảnh hưởng đến việc trả lương, trả thưởng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn xây
dựng Petrolimex
Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex trực thuộc Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam, tiền thân là Công ty khảo sát thiết kế Bộ vật tư nay
là Bộ Công Thương.
Công ty được thành lập từ ngày 02 tháng 10 năm 1972, đến nay đã
được 35 năm tuổi. Những nét cơ bản trong chăng đường 35 năm xây
dựng và phát triển của Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex như sau:
* Giai đoạn đầu từ năm 1972 đến năm 2003
Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta diễn ra ác
liệt, để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng cơ sở tồn trữ, bảo quản cung ứng
vật tư, xăng dầu cho đất nước, ngày 02 tháng 10 năm 1972, Công ty
khảo sát thiết kế làm lễ ra mắt theo Quyết định số 477/VT-QĐ ngày 06
tháng 9 năm 1972 của Bộ Vật tư. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên
non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề; trong đó 35% tốt nghiệp đại học,
25% trung cấp kỹ thuật; trong hoàn cảnh sơ tán cơ sở vật chất nghèo
nàn, nhưng với lòng hăng hái nhiệt tình, ý thức trách nhiệm và tinh thần
ham học hỏi, cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ Bộ giao, thực hiện khảo sát, thiết kế hàng loạt công trình quy
mô đã có tác dụng phòng tránh cao, thiết kế khôi phục kịp thời nhiều
công trình bị bom đánh phá, góp phần đảm bảo cung ứng liên tục vật tư
xăng dầu cho thời chiến. Những đóng góp của cán bộ công nhân viên
thế hệ chống Mỹ đã được Nhà nước tặng thưởng 83 huân, huy chương
các loại cho cá nhân.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ Bộ giao với tư cách là
Viện thiết kế, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính định hướng, đó là


triển khai thiết kế, khôi phục các công trình bị chiến tranh tàn phá, cải
tạo nâng cấp cơ sở hiện có cùng với thiết kế xây dựng mới và quy
hoạch phát triển kho vật tư, kho cảng xăng dầu, xưởng, trường chuyên
nghiệp và trường dạy nghề thuộc phạm vi quản lý của Bộ trong cả
nước.
Bước và thời kỳ đổi mới, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ về sắp xếp
doanh nghiệp, từ tháng 4 năm 1993 Công ty trở thành doanh ngiệp
thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, sau đó chuyển chức
năng doanh nghiệp thiết kế thành tư vấn xây dựng theo quy định của Bộ
Xây dựng. Trước thực tế đó, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để
phát huy thế mạnh của mình.
Từ một đơn vị thuần làm khảo sát thiết kế, Công ty chú trọng đẩy
mạnh công tác đào tạo và đầu tư để có đủ năng lực thực hiện chức
năng tư vấn, đảm nhận các lĩnh vực lập dự án, thẩm tra hồ sơ, tư vấn
đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị vật tư, tư vấn giám sát.
Từ cơ chế công việc chủ yếu do cấp trên giao, chuyển sang đấu
thầu tư vấn, Công ty đã sớm chủ động đáp ứng yêu cầu về đội ngũ
chuyên gia, trình độ kỹ thuật và năng lực tài chính, thắng nhiều gói thầu
có giá trị đầu tư lớn, triển khai đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư.
Công ty chỉ đạo tập trung hoàn thành tốt các dự án trong ngành và
hướng mạnh về thị trường tập đoàn dầu khí Việt Nam và các thành
phần kinh tế khác, đảm bảo nguồn vệc làm phong phú với doanh số
tăng liên tục.
Những chuyển biến cơ bản trong những năm 90 đã dánh dấu bước
phát triển mới của Công ty trong quá trình xoá bỏ bao cấp sang cơ chế
thị trường. Với thành quả đạt được, cán bộ công nhân viên Công ty
vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba giai
đoạn 1992 – 1996, và Thủ tướng Chính Phủ trao tặng Bằng khen giai
đoạn 1999 – 2001.
* Giai đoạn hai từ năm 2004 đến nay

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Công ty có bước chuyển đổi quan
trọng: năm 2001- năm 2003 là doanh nghiệp Nhà nước, được chuyển
thành Công ty cổ phần theo Quyết dịnh số 1805/2003/QĐ-BTM ngày 24
tháng 12 năm 2003 của Bộ Thương Mại, nay là Bộ Công Thương.
Tháng 1 năm 2004 ban hành đổi mới doanh nghiệp tổ chức Đại hội
đồng thành lập Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex với vốn
điều lệ 3,6 tỷ đồng, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam là cổ đông chi
phối, chiếm 51% vốn điều lệ.
Khi chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, Công ty được Nhà
nước tạo điều kiện thuận tiện về cơ chế ưu đãi miễn giảm thuế trong
những năm đầu; doanh nghiệp phát huy được tính chủ động cao hơn
khi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; đa phần người lao động trở
thành cổ đông, gắn bó quyền lợi lâu dài với Công ty. Mặt khác về chủ
quan, Công ty đã kế thừa được kinh nghiệm quản lý điều hành của
DNNN trước đây; thương hiệu PEC – Petrolimex đã tạo được lòng tin
với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí trên phạm vi cả nước
và được một số đồng nghiệp trong khu vực quan tâm.
Những thuận lợi trên đã tạo hiệu quả bước đầu khi Công ty chuyển sang
cổ phần.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Mục tiêu kinh doanh của Công ty: nhằm mang lại lợi nhuận cao
nhất cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho
người lao động, phụ vụ lợi ích cho khách hàng gắn với lợi ích xã hội,
góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Nội dung kinh doanh
* Tư vấn xây dựng cho các công trình khai thác dầu, khí; công
trình hoá dầu, hoá chất; công trình kho xăng dầu, khí hoá lỏng; công
trình khí hoá lỏng công nghiệp, khí hoá lỏng chung cư; cửa hàng xăng
dầu tuyến ống phân phối khí, xăng dầu; cảng xuất nhập xăng dầu, khí
đốt, hóa chất; công trình luyện kim, công trình cơ khí chế tạo; công trình

năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp thực
phẩm, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình phục vụ
nông nghiệp; kho chứa vật tư; công trình đường bộ, công trình thuỷ lợi;
công trình cấp thoát nước, công trình xử lý chất thải; công trình chiếu
sáng đô thị; công trình tự động hoá điều khiển, hệ thống an toàn phòng
chống cháy nổ.
Tư vấn công trình dân dụng gồm: nhà ở; công trình văn công; công
trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp; nhà làm việc;
khách sạn, nhà khách; nhà phục giao thông; nhà phục vụ thông tin liên
lạc.
Công việc tư vấn cho các công trình nói trên gồm:
- Tư vấn chuẩn bị dự án:
+ Lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển.
+ Lập dự án đầu tư, lập báo cáo đầu tư, lập báp cáo kinh tế kỹ
thuật.
+ Thẩm tra: báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, lập dự án
đầu tư, lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
- Tư vấn thực hiện dự án
+ Khảo sát địa chất, địa hình, thuỷ văn.
+ Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán.
+ Thiết kế thiết bị áp lực và thẩm tra thiết bị áp lực.
+ Thiết kế nội, ngoại thất công trình.
+ Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn chọn nhà thầu thi công xây dựng,
lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị.
+ Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
- Các tư vấn khác.
+ Quản lý dự án.
+ Điều hành thực hiện dự án.
+ Đánh giá tác động môi trường và thiết kế xử lý môi trường.
+ Kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

* Các hoạt động thương mại và dịch vụ kỹ thuật
- Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình hoá dầu, hoá
chất; kho xăng, dầu; khí hoá lỏng; công trình khí hoá lỏng công nghiệp
và chung cư; cửa hàng xăng dầu; tuyến ống xăng dầu, khí hoá lỏng;
công trình luyện kim, cơ khí chế tạo, công trình năng lượng, công
nghiệp nhẹ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp vật
liệu xây dựng, kho chứa vật tư, công trình tự động hoá điều khiển; công
trình chiếu sáng đô thị; hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ; công
trình xử lý chất thải, công trình cấp thoát nước, công trình nông nghiệp
và thuỷ lợi.
- Thi công san bãi, san nền.
- Thi công các công trình nhà; công trình văn hoá; công trình giáo
dục, công trình y tế; công trình thương nghiệp, nhà làm việc; khách sạn,
nhà khách, nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, nội
ngoại thất công trình.
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh và chế tạo thiết bị, phương tiện tồn
chứa kho cho công trình dầu khí, công nghiệp và dân dụng.
- Nghiên cứu các đề tài tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn an toàn
cháy nổ, tiêu chuẩn an toàn điện - chống sét, tiêu chuẩn xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường đối với các công trình và kho xăng dầu, hoá chất, khí
hoá lỏng, cửa hàng xăng dầu.
Nghiên cứu các đề tài về khoa học công nghệ, chế tạo, xây dựng,
thực nghiệm và chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo, lập quy trình, hướng dẫn và triển khai vận hành, bảo trì,
bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật các công trình xăng dầu, khí hoá lỏng, hoá
chất và công trình công nghiệp.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho các kho xăng dầu, khí hoá lỏng,
hoá chất, cửa hàng xăng dầu và công trình công nghiệp.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, xưởng, kho, bãi.
- Quảng cáo, in ấn, photocopy.

* Các công việc tư vấn khác
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu.
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế đường ống chính cho sản phẩm dầu
mỏ.
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế các loại kho vật tư hàng khô.
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế kho chứa sản phẩm dầu mỏ.
- Lập đề án quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu cho thành phố
Hồ Chí Minh.
- Lập đề án quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu cho thành phố Hà Nội.
- Lập đề án quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm
vi toàn Quốc.
- Lập đề án quy hoạch phát triển mạng lưới đường ống dẫn khí cho
các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Phát huy thuận lợi, chủ động khắc phục những khó khăn, lãnh đạo
công ty luôn kịp thời sát sao trong chỉ đạo, cùng với tập thể người lao
động phấn đấu liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, tạo bước tiến
mới trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, thể hiện qua kết quả thực
hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian
qua
TT
Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả thực hiện
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1
- Tổng doanh số
- Tỷ lệ thực hiện so với năm
trước liền kề
Tr.đồng

%
4.729
104
5.416
114
6.340
117
8.304
131
11.330
136
15.940
141
19.680
123
2
- Nộp ngân sách
- Tỷ lệ thực hiện so với năm
trước liền kề
Tr.đồng
%
384,4
80
453,8
118
464
102
495
106
672,4

126
1423
226
1.650
116
3
- Lợi nhuận trước thuế
- Tỷ lệ thực hiện so với năm
trước liền kề
- Cổ tức
Tr.đồng
%
%/năm
221
101
117
53
136
116
869
639
13
1.600
184
13
1.816
113
14
2.428
134

14
4
- Thu nhập bình quân
người/tháng
- Tỷ lệ thực hiện so với năm
trước liền kề
Tr.đồng
%
1,67
114
1,81
108
1,74
96
2,35
135
3,12
132
4,25
136
4,5
106
Nguồn: Phòng TCHC Công ty
Nhận xét:
Qua số liệu trên cho thấy, giai đoạn 2001 – 2003 Công ty hoạt động
theo mô hình Nhà nước, chỉ tiêu doanh số và nộp ngân sách thấp. Giai
đoạn 2004–2007, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh có bước nhảy vọt,
tốc độ tăng trưởng cao. So sánh các chỉ tiêu thực hiện năm 2006 với
năm 2003: doanh số bằng 251%; lợi nhuận trước thuế bằng 1335%; nộp
nhân sách bằng 306% và thu nhập bình quân bằng 224%.

Năm 2008, đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 đã thông
qua chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2008. Cụ thể Hội đồng quản trị
công ty đã giao nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 đạt doanh số 22.000 triệu
đồng (bằng 112% kết quả thực hiện năm 2007); nộp ngân sách 2.300
triệu đồng (bằng 139% kết quả thực hiện năm 2007); lợi nhuận trước
thuế đạt 3.500 triệu đồng ( bằng 144% kết quả thực hiện năm 2007); thu
nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng (bằng 122% kết quả thực
hiện năm 2007).
Những thành tựu của công ty đạt được những năm gần đây đã góp
phần tích cực vào việc hoàn thiện và hiện đại hoá từng bước cơ sở vật
chất của ngành xăng dầu và sự lớn mạnh của công ty nói riêng và Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam nói chung.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 5 người
- Ban giám đốc: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc giúp việc
- Giám đốc trực tiếp quản lý bao gồm:
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng thiết kế
+ Ban đại diện phía Nam
+ Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại và xây lắp
Sơ đồ tổ chức của công ty như sau:
Đại hội đồng cổ đông
General board of
shareholder
Phòng KINH DOANH
Business epartment
Tổ Kiến trúc, kết cấu; Tổ công

nghệ, Điện, Nớc, Kinh tế xây
dựng
Architect and Structure Team,
Technology, Electric, Supply
and drain water and Estimate
team.
Chi nhánh tại t.p Hồ Chí
Minh
PEC branch in Ho Chi Minh
Phòng
Thiết kế
Designin
g
Depart-
Phòng Tài chính kế
toán
Accounting & finance
Ban Giám đốc
Board of Directorate
Ban kiểm soát
Board of
controlling
Hội đồng quản trị
Board of management
Phòng Tổ chức hành
chính
Personnel &
Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật, xây
lắp & thơng mại
technical service,

construction and Trading
Enterprise.
Đội khảo sát
Investigate team
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban:
* Đại hội đồng cổ đông
- Thông qua định hướng phát triển công ty.
- Quyết định các vấn đề vĩ mô của Công ty như loại cổ phần và tổng
số cổ phần từng loại được quyền chào bán; tổ chức lại, giải thể công ty;
sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định lựa chọn đơn vị
kiểm toán;…
- Thông qua báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận,
trích lập các quỹ, mức cổ tức, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo
công tác đánh giá quản lý điều hành của HĐQT, báo cáo hoạt động của
Ban kiểm soát.
* Hội đồng quản trị
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của công ty.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án có giá trị trên 500 triệu
đồng Việt Nam đến nhỏ hơn 50% giá trị tài sản công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị
nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương và các
lợi ích khác của Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, giám đóc chi
nhánh, trưởng ban đại diện công ty.
- Giám sát, chỉ đạo giám đốc trong việc thực hiện quyền và nhiệm vụ

được giao.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
- Trình quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
* Ban Giám đốc
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh
hàng năm của công ty.
- Kiến nghị kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty và
phương án đầu tư hàng năm của công ty. Tổ chức thực hiện các kế
hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương và các lợi ích khác
đối với các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc
HĐQT.
- Tuyển dụng, ký và chấm dứt HĐLĐ; thực hiện chế độ chính sách,
kỷ luật đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động; khen
thưởng, mức lương và phụ cấp đối với người lao động theo quy định
của Pháp luật và quy chế trả lương của công ty.
- Quyết định việc cử cán bộ đi công tác, đào tạo tại nước ngoài.
- Báo cáo tình hình hoạt động và tình hình tài chính công ty hàng
quý, 6 tháng và hàng năm tại cuộc họp HĐQT.
- Quản lý toàn bộ tài sản của công ty và chịu trách nhiệm về tất cả
các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Báo cáo HĐQT về phương án trích lập, sử dụng các quỹ từ lợi
nhuận sau thuế…
* Ban kiểm soát
- Thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc quản lý điều hành
công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn
thận trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công

tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
* Phòng kinh doanh
- Nắm bắt nhu cầu thị trường, báo cáo xin chỉ thị và triển khai mọi
hoạt động cần thiết để duy trì và phát triển thi trường, phát triển ngành
nghề theo định hướng của công ty.
- Lập, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ (ngắn
hạn, hàng năm, dài hạn); trình duyệt giám đốc, HĐQT, đại hội đồng cổ
đông; theo dõi thực hiện và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo
định kỳ.
- Cung cấp thông tin, văn bản thuộc số liệu đầu vào của chủ đầu tư
cho chủ nhiệm thiết kế, chủ trì khảo sát và cán bộ phụ trách các lĩnh vực
có liên quan đến thực hiện hợp đồng kinh tế của công ty với khách
hàng.
- Liên hệ với chủ đầu tư để bố trí giám sát tác giả. Đôn đốc thực
hiện, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về công tác chỉnh sửa bổ sung hồ
sơ khảo sát, thiết kế, dự toán (nếu có).
* Phòng kế toán tài chính
- Lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính theo định kỳ (ngắn hạn, hàng
năm, dài hạn) trình duyệt giám đốc, HĐQT, đại hội đồng cổ đông; theo
dõi thực hiện và báo cáo kết quả hoạt động tài chính theo định kỳ.
- Thực hiện chế độ kế toán thống kê, chế độ tài chính, công tác
kiểm toán theo điều lệ công ty và quy chế tài chính nội bộ.
- Tham gia thương thảo hợp đồng kinh tế, nghiệm thu thanh lý hợp
đồng với chủ đầu tư về lĩnh vực tài chính kế toán.
- Phân tích hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
báo cáo giám đốc theo định kỳ.
- Thu hồi công nợ của khách hàng và công nợ nội bộ.
- Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị, các nhân thực hiện các
thủ tục tạm ứng, thanh toán, chuyển tiền và các nghiệp vụ kế toán khác
khi cần thiết.

- Giải quyết kinh phí kịp thời cho mọi hoạt động của công ty khi đã
được duyệt.
* Phòng Tổ chức hành chính
- Soạn thảo, chỉnh sửa, bổ sung, trình duyệt và ban hành Điều lệ
công ty.
- Lập phương án, trình duyệt giám đốc, HĐQT và theo dõi thực hiện
việc kiện toàn mô hình tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ các đơn vị
trực thuộc công ty.
- Làm thủ tục đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh khi cần
thiết. Đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các
địa phương.
- Làm thủ tục và trình duyệt về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật, tuyển dụng, điều động lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh
doanh. Thực hiện nghiệp vụ quản lý nhân sự.
- Lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo, lao động
tiền lương.
- Tham gia ký, chịu trách nhiệm về nhân công và thanh toán lương
trong nội dung phiếu giao việc và nghiệm thu nội bộ. Theo dõi thu nhập
của người lao động.
- Tham gia lập hồ sơ để công ty dự thầu, chọn thầu, tư vấn đấu
thầu (phụ trách phần lương, giới thiệu chuyên gia).
- Triển khai thực hiện Bộ luật lao động, đảm bảo chế độ chính sách
đối với người lao động theo luật định; soạn thảo, trình duyệt và theo dõi
thực hiện bản Nội quy lao động; kết hợp với công đoàn tổ chức ký kết
Thoả ước lao động tập thể.
- Báo cáo việc giải quyết đơn thu tố cáo khiếu nại (nếu có).
- Lập, trình duyệt và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của công ty,
họp mặt nhân dịp lễ tết.
- Kết hợp với Công đoàn triển khai công tác thi đua khen thưởng.
- Đề xuất, trình duyệt và theo dõi thực hiện việc sửa chữa, nâng

cấp trụ sở làm việc, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị làm
việc.
- Soạn thảo, trình duyệt, ban hành và theo dõi thực hiện các quy
chế nội bộ thuộc chức năng nhiệm vụ phòng. Tham gia soạn thảo một
phần liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương ở các
quy chế nội bộ khác.
- Thực hiện nhiệm vụ văn thư lưu trữ.
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác do giám đốc giao.
* Ban đại diện phía Nam
- Nắm bắt nhu cầu thị trường, báo cáo xin chỉ thị và triển khai mọi
công việc cần thiết để duy trì và phát triển thị trường phía nam theo yêu
cầu cầu của giám đốc công ty.
- Triển khai tư vấn, thiết kế công trình tại phía nam theo chỉ đạo của
giám đốc công ty.
- Giải quyết kịp thời việc chỉnh sửa bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán
và những vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có).
* Phòng Thiết kế
- Quy hoạch, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ thiết kế dự toán; thẩm tra
dự án và thẩm tra thiết kế dự toán.
- Tư vấn giám sát, lập hồ sơ dự thầu và chọn thầu.
- Đưa ra yêu cầu khảo sát phục vụ lập dự án và thiết kế.
- Giải quyết kịp thời việc chỉnh sửa bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán,
những vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có).
- Triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới, đào tạo và
chuyển giao công nghệ.
*Tổ khảo sát
- Lập đề cương, lập phương án triển khai và trình duyệt, tổ chức
thực hiện công việc ngoại và nội nghiệp.
- Sản phẩm khảo sát phải tổ chức tự kiểm tra, tự chịu trách nhiệm,
đảm bảo sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát và

nhiệm vụ khảo sát do chủ đầu tư phê duyệt, phù hợp với hợp đồng giao
thầu của chủ đầu tư, đáp ứng yêu cầu khảo sát do thiết kế đề ra; phù
hợp với quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dựng; đáp
ứng yêu cầu của công ty về chất lượng và tiến độ.
2.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Công ty được phân loại theo trình độ chuyên
môn thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
TT CHỨC DANH
SAU
ĐH
ĐẠI
HỌC
CAO
ĐẲNG
TRUNG
CẤP
PTTH TỔNG
1 Kết cấu 2 2
2 Cầu đường bộ 1 1
3 Tin học 1 1
4 Nhân viên phục vụ 2 2
5 Lái xe 5 5
6 Tiên lượng dự toán 2 2
7 XD dân dụng và công nghiệp 9 9
8
XD công trình cảng đường
thuỷ
3 3
9 XD công trình biển 1 1

10 Thuỷ công 1 1
11 Thiết kế đường ống 1 1
12 Máy xây dựng 1 1
13 Kinh tế xây dựng 3 4 2 9
14 Chế tạo máy mỏ 1 1
15 Cơ khí 3 3
16 Địa chất công trình 2 2
17
Điện, tự động hoá và điều
khiển
6 6
18 Kiến trúc sư 6 1 7
19 Cấp thoát nước môi trường 4 4
20 Lưu trữ 2 2
21 Kinh tế lao động 3 3
22 Kinh tế thương mại 3 3
23 Kế toán 1 4 5
24 Cao đẳng địa chính 1 1
25 Hoá dầu 13 1 14
26 Công nhân xí nghiệp 1 1
27 Bảo vệ 3 3
Cộng 6 68 6 2 11 93
Nguồn: Phòng TCHC Công ty
Nhận xét: Tổng số lao động có trình độ từ đại học trở lên là 74
người, chiếm 79,57% tổng lao động của công ty (74/93). Như vậy, trình
độ chuyên môn của công ty là khá cao, số lao động trình độ từ đại học
trở lên chiếm đa số trong công ty. Đây chính là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, góp
phần làm cho lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng, chất lượng thiết kế
ngày càng được nâng cao. Đối với lực lượng lao động có trình độ

chuyên môn cao như vậy, các hình thức tiền lương, tiền thưởng lại càng
có vai trò trong việc tạo động lực lao động và giữ chân nhân tài.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tuổi và giới
TT Nhóm tuổi Tổng số
Nam Nữ
Số lượng % Số lượng %
1 20 – 30 42 27 64,29 15 35,71
2 30 – 40 17 10 58,82 7 41,18
3 40 – 50 12 7 58,33 5 41,67
4 >50 22 12 54,55 10 45,45
Tổng cộng 93 56 60,22 37 39,78
Nguồn: phòng TCHC Công ty
Nhận xét:
Nguồn nhân lực trong công ty có số lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ
lệ cao, 23,66% lao động trong công ty. Đây là lực lượng lao động đã gắn
bó với công ty từ khi công ty mới thành lập và đi vào hoạt động.
Số lao động trong độ tuổi 40 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp là do trong
giai đoạn này công ty mới thành lập, nhu cầu tuyển dụng lao động của
công ty chưa cao, sản xuất còn ở quy mô nhỏ, hầu như những lao động
đã tuyển dụng đều gắn bó với công ty, không có lao động rời khỏi công
ty nên nhu cầu tuyển dụng là rất ít. Công ty vẫn còn là công ty Nhà
nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao nên ít mở rộng sản xuất,
nhu cầu tăng thêm về nhân lực không có.
Năm 2004, công ty chuyển đổi hình thức từ công ty Nhà nước sang
công ty cổ phần, kinh doanh ngày càng phát triển nhanh và nhu cầu
nhân lực tăng cao. Mặt khác, nhiều lao động đến tuổi nghỉ hưu, công ty
cần tuyển thêm lao động bổ sung. Do vậy, số lao động trong độ tuổi 20 –
30 chiếm tỷ lệ cao, 45,16%. Đây hầu hết là những lao động trẻ được
tuyển dụng từ khi mới ra trường hoặc mới công tác 1 – 2 năm, có nhiều
sáng kiến, nỗ lực phấn đấu hết mình cho công việc, mang lại năng suất

lao động và lợi nhuận cao.
Lao động là nam giới chiếm đa số trong công ty và trong các phòng
ban, 60,22%. Nữ chiếm tỷ lệ thấp, có phòng 100% là nam giới. Do là
Công ty tư vấn thiết kế các công trình xăng dầu và dầu khí, tính chất
công việc phù hợp hơn với nam giới, công việc đòi hỏi phải đi công tác
nhiều. Vì vậy Công ty cần đa số lao động là nam giới. Lĩnh vực hoạt
động chủ yếu của công ty là những công việc phù hợp với yếu tố thể
trạng, tâm sinh lý của nam giới. Nữ chủ yếu ở khối nghiệp vụ (kế toán,
tổ chức hành chính).
2.2. Phân tích thực trạng các hình thức tiền lương tại Công ty Cổ phần tư
vấn xây dựng Petrolimex
2.2.1. Nguồn và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty
* Nguồn quỹ tiền lương của Công ty: Căn cứ vào kết quả thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty xác định nguồn quỹ tiền lương
để trả lương cho người lao động bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá đã được duyệt (VĐG)
- Quỹ tiền lương từ các nguồn khác (VK)
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (VDF)
V = VĐG + VDF + VK
* Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Tổng quỹ tiền lương của Công ty
được chia cho các quỹ như sau:
 Quỹ tiền lương để trả trực tiếp cho người lao động theo hình thức
khoán: chiếm ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương.
 Quỹ tiền lương còn lại: dùng vào các công việc sau:
• Trả cho lao động được Công ty cử đi học tập, tập huấn nghiệp vụ,
chuyên môn, tham gia huấn luyện và hội thao quân sự, đi họp nghỉ phép,…
• Trả lương cho Chủ tịch HĐQT, thù lao cho các thành viên HĐQT,
Ban Kiểm soát kiêm nhiệm.
• Thưởng, khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao.

• Trả cho lao động trực tiếp trong hai tháng chưa thạo việc.
• Trả lương khoán công việc cho Tổ Bảo vệ, nhân viên phục vụ.
• Trả 03 tháng lương cho lao động đến tuổi nghỉ hưu.
• Quỹ lương dùng để dự phòng.
2.2.2. Các hình thức trả lương của Công ty
2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Lương thời gian trả cho người lao động được tính trong các trường
hợp sau:
- Người lao động thử việc được hưởng 70% tiền lương cấp bậc.
Phần tiền lương này do Công ty chi trả, không tính vào đơn giá tiền
lương của đơn vị.
- Người lao động trực tiếp sản xuất trong thời gian đi học, tham gia
huấn luyện và hội thao quân sự, đi họp không liên quan đến chuyên
môn.
- Trước lúc nghỉ hưu, người lao động được hưởng 03 tháng tiền
lương và phụ cấp (nếu có).
- Các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, người lao
động được hưởng 100% tiền lương cấp bậc và phụ cấp (nếu có).
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc do vi phạm kỷ luật lao
động được quy định tại điều 33 khoản 6 Nội quy lao động; bị tạm giam,
tạm chờ cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân, người lao động được
tạm ứng 50% tiền lương cấp bậc. Nếu người lao động không có lỗi, bị
oan hoặc được miễn tố thì được lĩnh đủ 100% lương cấp bậc nhưng tối
đa không quá 3 tháng, nếu có lỗi cũng không phải trả lại lương đã tạm
ứng.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với tổ trưởng sản xuất, thủ quỹ.
- Tiền lương trả cho Chủ tịch HĐQT chuyên trách, trả thù lao cho
các thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát kiêm nhiệm, thư ký tổng
hợp.
 Cách tính lương thời gian Công ty áp dụng như cách tính lương theo thang bảng

lương của Nhà nước:
TLtgi = (HSLtgi + PCi) * TLminNN * NCtti / 22.
Trong đó: TLtgi là tiền lương thời gian của người lao động i.
HSLtgi là hệ số lương cấp bậc của người lao động i, tính theo
thang bảng lương Nhà nước.
PCi là hệ số phụ cấp của người lao động i, theo quy định của
Nhà nước.
TLminNN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tiền
lương tối thiểu của công ty bằng tiền lương tối thiểu Nhà nước
quy định.
NCtti ngày công thực tế tính lương thời gian của người lao động
i.
2.2.2.2. Hình thức trả lương khoán
Tiền lương khoán của Công ty là tiền lương của từng đơn vị trên cơ
sở tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thực hiện hàng tháng. Cách trả
lương khoán được áp dụng cho tất cả người lao động có ký hợp đồng
lao dộng trong Công ty.
Tiền lương khoán được chia trả làm 2 lần để thanh toán lương
tháng cho người lao động:
 Lần 1: Tiền lương trả cho người lao động lần 1 được tính bằng 50% mức
lương tính theo hệ số lương và tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định trên
cơ sở ngày công làm việc thực tế của người lao động tại bảng chấm công của kỳ
II tháng trước liền kề và kỳ I tháng trả lương (tính từ ngày 16 tháng trước kiền
kề đến ngày 15 tháng trả lương).
Tiền lương lần 1 được trả cho người lao động vào ngày 15 hàng
tháng, dự kiến chiếm khoảng 5% doanh thu.
Công thức tính lương lần 1 như sau:
- Tiền lương lần 1 của từng đơn vị là:
TLAlần1 = (50% * HSLAlần1 * TLminNN * NCttA)/22
Trong đó: TLAlần1 là tiền lương lần 1 của đơn vị A

HSLAlần1 là hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị A.
TLminNN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
NCttA là tổng số ngày công làm việc thực tế trong tháng của tất
cả người lao động trong đơn vị A (Không tính ngày nghỉ phép,
học tập, quân sự, việc riêng,…).
- Tiền lương lần 1 của từng người lao động trong từng đơn vị như
sau:
TLilần1 = (50% * HSLilần1 * TLminNN * NCtti)/22
Trong đó: TLilần1 là tiền lương được trả lần 1của người lao động thứ i
HSLilần1 Là hệ số lương cấp bậc của người lao động i tính theo
thang bảng lương của Nhà nước
NCtti là ngày làm việc thực tế của người lao động i trong tháng
(Không tính những ngày nghỉ phép, họp, học tập, quân sự..)
Hệ số lương tính tiền lương lần 1 của người lao động được dùng
làm căn cứ tính và hưởng chế độ bảo hểm xã hội.
 Lần 2: Tiền lương trả cho người lao động lần 2 là phần tiền lương khoán còn
lại sau khi đã trừ đi tiền lương lần 1, được tính trên cơ sở tỷ suất tiền lương quy
định đã được Công ty duyệt, doanh thu thực hiện của các đơn vị trong tháng, hệ
số chức danh công việc, hệ số hoàn thành công việc của từng người lao động
trong tháng và ngày công làm việc thực tế trong tháng để thanh toán cho người
lao động.

×