Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.91 KB, 20 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG
1.1. Mức lao động
1.1.1. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn những nhu
cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại, phát triển của xã hội loài
người.
1.1.2. Khái niệm mức lao động
Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để tiến hành sản xuất
một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong
những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
“Lượng lao động hao phí” ở đây có thể là hao phí về người, về thời gian hay về
lượng nhiên, nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một khối
lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng song trong phạm vi tổ chức, khi nói đến
quá trình lao động, ta chỉ nói đến hao phí lao động sống (hao phí lao động của con
người).
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chất lượng này không phải được áp dụng trong mọi
điều kiện mà phải trong “những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định”, cụ thể, vì với
những điều kiện khác nhau sẽ đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau.
1.1.3. Các dạng mức lao động
Trong thực tế sản xuất, có các dạng mức sau được áp dụng:
* Mức thời gian (M
tg
): Là lượng thời gian lao động hao phí được quy định cho
một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một
đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những
điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian được tính theo công thức:
M
tg
= Thời gian hao phí/ Số lượng thành phẩm sản xuất trong thời gian đó
* Mức sản lượng (M
sl


): Là số lượng đơn vị sản phẩm hay khối lượng công việc
được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ nhất định phải hoàn thành trong một thời gian tiêu chuẩn trong những điều kiện tổ
chức kỹ thuật nhất định.
M
sl
= T/ M
tg
Trong đó, T là đơn vị thời gian tính cho M
sl
(ngày, ca, …)
* Mức phục vụ (M
pv
): Là số lượng máy móc thiết bị, số đầu con gia súc, số
nguyên vật liệu quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ
thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc
phải ổn định, lặp lại có chu kỳ.
* Mức biên chế (M
bc
): là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích
hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong một bộ
máy quản lý nhất định.
Ngoài 4 dạng mức lao động trên, còn có mức lao động tổng hợp: Là lượng lao
động sống của những người tham gia để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cụ thể (bao
gồm lao động công nghệ, lao động phụ trợ, lao động quản lý) theo tiêu chuẩn chất
lượng quy định trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch.
1.2. Định mức lao động
1.2.1. Khái niệm định mức lao động
Theo nghĩa hẹp, định mức lao động là việc xác định mức cho tất cả các loại công
việc- biểu hiện chính là các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó có thể là thống kê kinh nghiệm

hoặc có căn cứ kỹ thuật (có căn cứ khoa học) (hay còn gọi là định mức kỹ thuật lao
động).
Định mức thống kê kinh nghiệm là các định mức thiếu căn cứ khoa học, không
dựa trên việc phân tích khoa học những điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp để
áp dụng phương pháp khoa học về định mức.
Định mức kỹ thuật lao động là dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá
trình sản xuất của doanh nghiệp để xác định những điều kiện hoàn thành sản phẩm trên
cơ sở các điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp như thiết bị, dụng cụ sản xuất,
nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật, sức khỏe của công nhân, tổ chức nơi làm việc…, từ
đó xây dựng nên các mức lao động.
Theo nghĩa rộng, định mức khoa học công tác, công việc, là lĩnh vực hoạt động
thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao
động. Nói cách khác, đấy là quá trình dự tính tổ chức thực hiện những biện pháp về tổ
chức lao động kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao trên cơ sở có
xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc. Quá trình này yêu cầu phải làm các công
việc:
- Nghiên cứu cụ thể những điều kiện tổ chức kỹ thuật ở nơi sản xuất.
- Đề ra, đưa vào sản xuất những biện pháp về tổ chức kỹ thuật.
- Xây dựng mức.
- Quản lý và điều chỉnh mức.
1.2.2. Nhiệm vụ và nội dung của định mức lao động
Nhiệm vụ cơ bản của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp là nghiên
cứu, phát hiện và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực của doanh nghiệp để không
ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất- kinh doanh.
Từ nhiệm vụ cơ bản đó, công tác định mức lao động có các nhiệm vụ cụ thể như
sau:
- Nghiên cứu thường xuyên tình hình sử dụng thời gian lao động của mọi người
lao động trong doanh nghiệp, phân tích khả năng sản xuất của tất cả các đơn vị, tham
khảo kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của các doanh nghiệp khác trên cơ sở đó mà xây
dựng và sửa đổi các loại mức lao động trong doanh nghiệp.

- Đưa các mức lao động có căn cứ khoa học vào sản xuất đồng thời thực hiện
các biện pháp tổ chức- kỹ thuật- kinh tế đi đôi với giáo dục và nâng cao trình độ nhận
thức của mọi người lao động trong doanh nghiệp về mức lao động, tạo mọi điều kiện
cần thiết để họ tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện và hoàn thành vượt mức lao
động.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thống kê, phân tích và quản lý tình hình thực
hiện mức lao động kết hợp với việc động viên khen thưởng vật chất đối với những
người đạt và vượt mức lao động, bảo đảm cho công tác định mức lao động thật sự là
một công cụ quan trọng của quản lý doanh nghiệp.
Định mức kỹ thuật lao động bao gồm các nội dung sau:
- Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành. Xác định kết cấu,
trình tự hợp lý để thực hiện các bộ phận của bước công việc. Phát hiện những bất hợp
lý trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cở sở phân công và hiệp tác lao động
một cách hợp lý.
- Nghiên cứu khả năng ở nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, hợp lý hóa
phương pháp và thao tác lao động, xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Các khả
năng ở nơi làm việc bao gồm:
+ Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Thiết kế, quy hoạch nơi làm việc; Trang bị nơi
làm việc; Bố trí nơi làm việc; Phục vụ nơi làm việc.
+ Tình hình máy móc thiết bị: Công suất máy móc thiết bị; Chủng loại máy móc
thiết bị; Chất lượng máy móc thiết bị;
+ Tình hình về người lao động: Trình độ kỹ thuật, tay nghề (Cấp bậc công
nhân) ; Sức khỏe; Tình hình sử dụng thời gian lao động.
+ Nguyên nhiên vật liệu: Số lượng; Chất lượng; Kích thước; Chủng loại.
- Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian làm việc và nguyên nhân gây
nên những lãng phí để xây dựng mức, tiêu chuẩn lao động.
- Đưa các mức, tiêu chuẩn đã được xây dựng vào sản xuất, thường xuyên theo
dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức sai, mức lạc hậu, có cơ chế thích
hợp khuyến khích hoàn thiện định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp.
1.2.3. Yêu cầu của mức và của định mức

1.2.3.1. Yêu cầu của mức
1
Mức lao động có căn cứ khoa học phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Tính tiên tiến: Bảo đảm có cơ sở khoa học, trong các điều kiện tổ chức và kỹ
thuật tiên tiến, có tính đến các phương pháp công nghệ tiên tiến.
- Tính hiện thực: Mức lao động đảm bảo tính trung bình tiên tiến, tức là mức
trung bình của những người công nhân tiên tiến để mọi người lao động đều có thể hoàn
thành được mức.
- Tính quần chúng: Đảm bảo rằng, người lao động phải được tham gia tích cực
vào quá trình xây dựng và chính họ là những người thực hiện các mức đó. Có như vậy
mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của mọi người trong
doanh nghiệp vào công tác định mức lao động.
1.2.3.2. Yêu cầu của định mức
2
1 : Giáo trình Quản lý Nhân lực trong Doanh nghiệp, Khoa Kinh tế và quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội
2 : “Các phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong xí nghiệp”, tr. 46- Tạp
chí Kinh tế và Dự báo
Định mức phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mức lao động cho đơn vị sản xuất phải tính từ các mức nguyên công (chính,
phụ trợ,quản lý) nên mức nguyên công phải là những mức hợp lý.
- Phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Chỉ tính những hao phí
lao động thuộc quỹ sản xuất sản phẩm của bản thân doanh nghiệp không tính những hao
phí lao động do thuê hoặc mua của bên ngoài doanh nghiệp (nhưng trong giá thành sản
phẩm sẽ được tính đến).
- Ở từng nguyên công phải xác định theo đúng mức độ phức tạp của công việc
phù hợp với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, không tính theo bậc công nhân thực tế đang
làm việc đó (đối với trường hợp công nhân bậc cao làm việc bậc thấp sẽ được bù bậc
tính theo tổng quỹ lương).
- Trong khi tính mức và tính quỹ thời gian định mức, không tính theo số người
thực hiện có bao gồm cả người dôi ra chưa bố trí được việc khác.

- Hiện nay, tình hình sản xuất chưa ổn định, năng lượng, vật tư thiếu hoặc cung
cấp không đúng hạn… cho nên trong quá trình tính mức cho đơn vị sản phẩm, cần có
một loại hệ số bổ sung bên cạnh mức để doanh nghiệp có quỹ thời gian nhằm bù vào
những mất mát không do lỗi doanh nghiệp gây ra, coi đó là phẩn ổn định của mức. Bởi
vì hệ số bổ sung này chỉ có tính chất tạm thời, còn phần mức vẫn là ổn định theo công
nghệ trong điều kiện bình thường. Hệ số này chỉ được thừa nhận với điều kiện có thật
trong thực tế, có yêu cầu phải hao phí thêm thời gian để bù vào mất mát. Trị số của hệ
số được xác định căn cứ vào số liệu thống kê những mất mát thường xảy ra trong một
số năm gần nhất, đồng thời còn phải căn cứ vào dự báo những điều kiện tổ chức và kỹ
thuật mới trong thời kỳ kế hoạch. Khi xác định hệ số này, còn phải cân nhắc, phân tích
tình hình hoàn thành mức của công nhân trong thời kỳ báo cáo, tình hình sử dụng thời
gian lao động và tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tổ chức lại sản xuất và tổ
chức lại lao động đề tận dụng những thời gian ngừng việc, thời gian thiết bị, máy móc
ngừng hoạt động trong sản xuất chính. Cần lưu ý rằng mất mát ở khâu nào thì chỉ tính
cho khâu đó. Có thể dùng tỷ lệ đã tìm được để phân bổ bình quân chung cho cả sản
phẩm theo tỷ trọng hao phí thời gian của từng khâu so với tổng hao phí thời gian chung
của sản phẩm.
- Trong quá trình sản xuất sản phẩm, có những trường hợp không tránh khỏi sản
xuất ra hàng hỏng do tính chất của công nghệ thì trong mức nguyên công được tính bổ
sung hệ số hàng hỏng cho phép; mức cao nhất của hệ số này chỉ được tính bằng tỷ lệ
hàng hỏng cho phép.
1.2.4. Cở sở để định mức lao động
1.2.4.1. Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
Quá trình sản xuất là quá trình khai thác, chế biến một sản phẩm nào đó cần thiết
cho xã hội. Trong quá trình này, đối tượng lao động có sự thay đổi về mặt hình dáng,
kích thước, tính chất lý- hóa học, tính chất cơ học hoặc về vị trí không gian để trở thành
sản phẩm phụ vụ cho đời sống. Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất là quá trình lao
động.
Quá trình sản xuất lại được phân chia thành các quá trình sản xuất bộ phận. Quá
trình sản xuất bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diện công

nghệ của quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất bộ phận lại được phân chia thành các bước công việc. Bước
công việc (nguyên công) là phần chính của quá trình sản xuất, bao gồm các công việc
kế tiếp nhau được thực hiện bởi một (hay một nhóm) công nhân trên một đối tượng lao
động nhất định tại một nơi làm việc nhất định. Ví dụ: Công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế
ngả của sản phẩm ô tô B50 của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 lại bao gồm các bước công
việc như: Đưa chi tiết vào chống tâm, Kiểm tra kích thước phôi, Tiện…
Các bước công việc lại được phân chia nhỏ hơn về mặt công nghệ và về mặt lao
động.
* Về mặt công nghệ, bước công việc được phân chia thành các giai đoạn chuyển
tiếp và các bước chuyển tiếp.
Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc,
nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Một
bước công việc có thể bao gồm một hay nhiều giai đoạn chuyển tiếp.
Ví dụ: Trong bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả, lại có thể chia thành 2
giai đoạn chuyển tiếp là tiện phần đầu chốt và tiện phần thân chốt.
Bước công việc là phần việc như nhau được lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển
tiếp.
Ví dụ: Trong giai đoạn chuyển tiếp tiện thân chốt kẹp lò xo ghế ngả, có 2 bước
chuyển tiếp là tiện rãnh 1 và tiện rãnh 2.
* Về mặt lao động, bước công việc được phân chia thành các thao tác, động tác
và các cử động.
Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích
nhất định về công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi
tính mục đích.
Ví dụ: Bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả bao gồm các thao tác: đưa chi
tiết vào bộ phận chống tâm, xiết chặt hai đầu thiết bị chống tâm, kiểm tra kích thước chi
tiết, mở máy, đưa dao tiện lại gần chi tiết, tiện, đưa dao ra, hãm máy, kiếm tra kích
thước chi tiết, tháo chi tiết ra khỏi thiết bị chống tâm, đặt chi tiết lên bàn.
Động tác là một bộ phận của thao tác, biểu thị bằng những cử động của chan tay

và thân thể của công nhan nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó.
Ví dụ: Thao tác mở máy tiện bao gồm các thao tác cắm phích điện, bật công tắc.
Cử động là bộ phận của động tác, biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí các bộ
phận cơ thể của công nhân.
Ví dụ: Động tác cắm phích điện bao gồm các cử động: đưa tay ra, cầm lấy phích
cắm, đưa phích cắm đến vị trí ổ điện, cắm phích cắm vào ổ điện, đưa tay về.
Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành được minh họa qua
sơ đồ 1.1 như sau:
Quá trình sản xuất
Quá trình bộ phận
Giai đoạn chuyển tiếp
Bước chuyển tiếp
Thao tác
Động tác
Cử động
Mặt công nghệ Mặt lao động
Sơ đồ 1.1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
1.2.4.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc
Một trong những cơ sở để định mức lao động là việc nghiên cứu một cách có hệ
thống việc sử dụng thời gian lao động trong quá trình sản xuất.
Thời gian làm việc là độ dài làm việc được quy định trong đó người lao động
phải bảo đảm để thực hiện công việc được giao. Thời gian làm công việc là một phần
của thời gian làm việc, trong đó một công việc xác định được thực hiện. Thông thường,
thời gian làm việc được phân loại theo quá trình sản xuất, theo công nhân hoặc theo
thiết bị. Các cách phân loại này đều hình thành hai loại thời gian: thời gian làm công
việc và thời gian ngừng việc.
Thời gian làm công việc được chia thành thời gian làm công việc theo quy định
của nhiệm vụ sản xuất và thời gian làm công việc ngoài quy định của nhiệm vụ sản
xuất.
* Thời gian làm công việc theo quy định của nhiệm vụ sản xuất bao gồm 4 loại

là thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ và thời gian nghỉ ngơi.
Thời gian chuẩn kết (CK): Đây là thời gian người công nhân dùng vào việc
chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt
động có liên quan đến việc hoàn thành công việc đó.

×