THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH
THÉP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG
1.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đại Dương.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải
Hưng được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định số 257/QĐ – NH ngày
30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng
chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo
quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên
thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Trụ sở chính: Số 4 – Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội
Tel: 04.3772 6789
Fax: 04.3772 6969
Website: www.oceanbank.vn
Email:
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh,
OceanBank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể
hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển, với doanh thu năm sau tăng nhanh hơn so với năm trước.
OceanBank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại như
Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy
động vốn ... OceanBank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh
nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ kinh doanh ngoại
tệ...OceanBank đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân với đa dạng sản
phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tài khoản
chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…Dịch vụ Thẻ,
Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking…là bước đột phá trong công nghệ
thanh toán của OceanBank.
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyết tâm
đến năm 2010 trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt
Nam, OceanBank thu hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viên tài chính
cao cấp, các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp trình độ
quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hoá tổ chức hiện đại với hiệu quả tổng
thể. Tính đến hết tháng 12/2009, OceanBank đã có 900 nhân viên. Dự kiến năm 2010,
tổng số CBNV của OceanBank sẽ đạt mức 1500 người. Ở OceanBank, mỗi con người
là tài sản, là nguồn vốn và vì vậy việc chiêu mộ, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài rất
được coi trọng . Mỗi cá nhân được lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên
môn và sự yêu thích. Phương châm của OceanBank là: Nguyên tắc linh hoạt, tự chủ
công việc, thượng tôn trách nhiệm và kỷ luật chặt chẽ.
Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch
đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nên đây là
một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của OceanBank. Tính đến tháng
12/2009, OceanBank có 80 chi nhánh và phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ngãi,
Vũng Tàu, Sài Sòn, Cà Mau. Năm 2010 OceanBank dự kiến sẽ mở thêm 10 chi nhánh
và nâng số phòng giao dịch lên con số trên 100
Hệ thống CNTT là nền tảng cho việc tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm
ngân hàng hiệu quả, các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, đồng thời là cơ sở để
quản trị ngân hàng theo chuẩn mực hiện đại. Phần mềm Corebanking đi vào hoạt động
giúp OceanBank trở thành ngân hàng có công nghệ cao nhất trong thời gian ngắn nhất,
OceanBank cũng triển khai hệ thống cáp quang tốc độ cao kết nối toàn hệ thống.
Kết nối thành công với hệ thống chuyển mạch quốc gia Banknet VN cho phép
thẻ OceanBank thực hiện giao dịch tại hơn 4000 máy ATM trên toàn quốc. OceanBank
đang vững chắc triển khai dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking
hướng tới cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, đồng thời xây
dựng hạ tầng dữ liệu Data Center an toàn, bảo mật cao. Ứng dụng CNTT là nhiệm vụ
hàng đầu trong chiến lược phát triển, đổi mới của OceanBank
1.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Oceanbank.
* Công tác huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi; Phát hành
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Vay vốn; Các hình thức huy động
vốn khác.Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng theo quy
định của Pháp luật. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương chịu ảnh
hưởng mạnh không chỉ từ tình hình tài chính quốc tế mà còn từ những thay đổi trong
chính sách điều hành tiền tệ quốc gia cũng như sự gia tăng sức ép cạnh tranh từ phía các
ngân hàng TMCP khác trong hệ thống.
Để có cái nhìn tổng quan về tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Đại
Dương ta xem xét bảng số liệu sau :
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Oceanbank
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nguồn vốn huy động
7.001 10.680 14.013 30.515
Tỷ lệ tăng trưởng
- 52,5% 31,2% 117,7%
( Nguồn: báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm)
Qua bảng trên ta thấy tổng vốn huy động qua các năm của ngân hàng TMCP Đại
Dương không ngừng tăng theo các năm.
Cơ cấu huy động cũng không biến động nhiều qua các năm. Chủ yếu nguồn huy
động là từ khu vực dân cư. Tỷ trọng huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ lệ cao.
Ta có thể thấy tỷ lệ đó qua bảng cơ cấu nguồn vốn dưới đây. Từ đó, có thể thấy,
công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được kết quả rất khả quan, liên tục tăng
qua các năm, phù hợp với quy mô của ngân hàng. Đây có thể coi là một thành tích tốt
trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay
Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền gửi của các tổ chức TD 1.006 6.750 5.018 7.134
Tiền gửi khách hàng
3.986 5.419 7.411 15.193
Các công cụ TC phái sinh 134 - 251 345
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 1.725 5.289 4.756 4.789
Phát hành giấy tờ có giá 150 162 938 2.089
Các nguồn khác - 227 576 965
( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm)
* Công tác tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọng nhất
là huy động vốn và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu
của mình, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã không ngừng mở rộng tất cả các loại
hình: cho vay, cho thuê, chiết khấu và bảo lãnh.
Năm 2009 hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt 14.121 tỷ đồng, tăng gấp hai
lần năm 2008
Cơ cấu tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng
Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng qua các năm của ngân hàng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Phân theo thời gian
Cho vay ngắn hạn 52,5 55.6 56,5 53,6 70,7
Cho vay trung hạn 7,7 6.8 5,7 3,4 27,1
Cho vay dài hạn 39,8 37,8 37,8 43 2,2
Phân theo loại tiền
Cho vay VNĐ 60,4 62,7 63,4 76,3 83,8
Cho vay bằng ngoại tệ 39,6 37,3 36,6 22,7 16,2
Phân theo thành
phần kinh tế
Cho vay các TCKT 76,2 74,6 77,2 72,3 59,6
Cho vay dân cư 23,8 25,4 22,8 27,7 40,4
Phân theo mục đích
sử dụng vốn vay
Cho vay sản xuất 44,5 40,5 44,8 51,5 38,8
Cho vay tiêu dùng 34,6 33,7 36,4 30,0 46,4
Cho vay khác 20,9 25,8 18,8 18,5 14,8
( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm của ngân hàng Ocean Bank)
Cho vay nền kinh tế cho đến ngày 31/12/2009 đạt 1.147,496 tỷ đồng, tăng 09,543 tỷ
đồng so với năm 2008, tương đương với tăng 35,6%. Đây là một con số khá ấn tượng,
chứng tỏ năm 2009, hoạt động tín cho vay của ngân hàng rất thành công.
Trong hai năm 2007 và 2008, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế không thay
đổi đáng kể, chủ yếu tập trung cho các tổ chức kinh tế vay, đều chiếm trên 70%. Riêng
năm 2009, Ngân hàng đã chú trọng hơn vào việc cho các tầng lớp dân cư vay. Dư nợ
cho vay dân cư đạt 259,535 tỷ đồng, chiếm 40,4%.
* Các hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, OceanBank còn thực
hiện một số các dịch vụ khác như: bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán trong nước
và quốc tế. Các hoạt động này cũng tạo ra một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Trong
những năm tới, các dịch vụ này sẽ ngày được quan tâm và mở rộng phát triển. Sau đây
là bảng tổng kết thu dịch vụ từ năm 2007 – 2009
Bảng 1.4: Bảng thu dịch vụ tại ngân hàng TMCP Đại Dương
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Thu phí bảo lãnh 1800 3947 7500
2 Thu phí thanh toán 2750 3222 3895
3 Thu dịch vụ ngân quỹ 15 23 20
4 Thu kinh doanh ngoại tệ 445 738 3100
5 Thu phí làm thẻ ATM 39 91 123
6 Thu khác 35 84 365
7 Tổng cộng 5084 8082 15003
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007 – 2009)
Giai đoạn 2007-2008 là giai đoạn có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ khu
vực và của Việt Nam. Sự gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO của Việt Nam vào
cuối năm 2006 vừa qua đã tạo cơ hội cho sự bùng nổ của mạng lưới ngân hàng thương
mại trong cả nước. Trên địa bàn thành phố Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các ngân
hàng lớn nhỏ của Việt Nam. Do đó ngân hàng cũng chịu không ít những thách thức.
Trong bối cảnh đó, OceanBank vẫn luôn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, bảo đảm
đủ nguồn vốn phục vụ kinh doanh phát triển của ngân hàng.
Sau 17 năm hoạt động Ngân hàng TMCP Đại Dương đã đạt được thành tựu nhất
định:
- Tạo dựng được vai trò, thương hiệu của một ngân hàng trên thị trường tài chính
Việt Nam, mở rộng thị phần hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: huy động, tín dụng, bảo
lãnh, dịch vụ…
Tăng trưởng nhanh về quy mô hoạt động cả về số lượng và chất lượng, tổng tài
sản của ngân hàng. Với tổng tài sản tính đến cuối năm 2007 đạt 13.680 tỷ đồng,
OceanBank đã đạt mức lợi nhuận trước thuế cả năm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10
lần so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạt động
ngân hàng, OceanBank đảm bảo kế hoạch về chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn
huy động, dư nợ, thu nhập... Tính riêng tổng tài sản, năm 2008, OceanBank đã đạt
14.091 nghìn tỷ. Kết thúc năm 2009, tổng tài sản của OceanBank đạt trên 33.000 tỷ
đồng, đạt 135% kế hoạch; lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch A.
- Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là tương đối ổn định, phù hợp với quy mô
của ngân hàng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, trong hoạt động của ngân hàng vẫn có những tồn tại nhất
định:
* Tín dụng
- Tỷ lệ dư nợ bán lẻ tại ngân hàng còn thấp
- Việc cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến động của doanh nghiệp chưa
chủ động, chưa kịp thời.
- Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng vẫn chưa phát huy đồng bộ được tất cả
các khâu: trước, trong và sau khi giải ngân.
- Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn vẫn chưa quyết liệt, dứt khoát.
* Huy động vốn:
- Nguồn vốn huy động giá rẻ lại ít nên chi phí đầu vào của ngân hàng vẫn khá
lớn.
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng về huy động tiền gửi từ các tổ chức này luôn
quyết liệt, khiến mức lãi suất ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức này tương đương
lãi suất huy động tiết kiệm dân cư.
* Dịch vụ:
- Việc quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới vẫn đơn điệu mới chỉ thông
qua băng rôn, tờ rơi… chưa thực sự thuyết phục được khách hàng.
- Tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế vẫn thấp, tỷ trọng này hầu như
không biến đổi qua các năm.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định đối với các dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản
xuất thép xây dựng tại ngân hàng TMCP Đại Dương.
1.2.1. Đặc điểm các dự án ngành thép ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án xin vay
vốn tại ngân hàng TMCP Đại Dương.
Khi thẩm định một lĩnh vực như ngành thép thì các đặc điểm đặc thù của ngành
ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thẩm định của cán bộ ngân hàng. Sau đây là các đặc
điểm nổi bật sẽ ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thẩm định dự án.
Các dự án ngành thép thường có tổng vốn đầu tư cao, thời gian xây dựng
dài, thời gian hoàn vốn cao… Vì các đặc điểm này, nên khi tiến hành thẩm định cán
bộ ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến cơ cấu nguồn vốn, sự hợp lý trong việc phân bổ
vốn. Cán bộ ngân hàng cũng cần thẩm tra lại kế hoạch xây dựng của dự án, tính hợp lý
của thời gian xây dựng. Đánh giá kết quả tài chính của dự án, từ đó thẩm định lại nhu
cầu vay vốn và kế hoạch trả nợ của khách hàng. Cũng do các đặc điểm này mà khi kết
quả thẩm định sai sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, khi dự án thua lỗ thì do số vốn
đầu tư là nhiều sẽ gây thiệt hại cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng sẽ khó thu
hồi lại được khoản cho vay, còn doanh nghiệp lại bị tổn thất các nguồn tài nguyên tham
gia vào dự án.
Các kỹ thuật được sử dụng trong ngành thép là các kỹ thuật phức tạp,
tinh vi, yêu cầu chuyên môn. Do đó khi tiến hành thẩm định cán bộ ngân hàng thường
tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành. Thêm vào đó cán bộ ngân hàng cũng có
sự tự trau dồi kiến thức chuyên môn của mình về ngành thép để có được những nhận
xét đánh giá chính xác.
Mặt khác, công nghệ sử dụng trong ngành thép thường là nhập khẩu, khi thẩm
định cán bộ ngân hàng sẽ xem xét rõ nguồn gốc, xuất xứ của công nghệ, từ đó đánh giá
sự phù hợp của công nghệ nhập khẩu với công nghệ hiện có của công ty và sự phù hợp
với nền công nghệ của quốc gia.
Thị trường tiêu thụ của ngành thép là không ổn định. Do kinh tế thế giới và
thị trường bất động sản chững lại, mặt khác do sức tiêu thụ thép trong nước thời gian
gần đây giảm, giá thép xây dựng giảm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thép và phôi
thép gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Phôi thép và thép thành phẩm tồn kho
nhiều, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi không huy động vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và có nguy cơ phá sản. Ngược lại với quy luật cung cầu, khi giá thép xây
dựng giảm đáng ra sức cầu ngành thép phải được cải thiện. Vì vậy khi thẩm định cán bộ
ngân hàng sẽ xem xét một cách toàn diện các phương án tiêu thụ sản phẩm dự án của
doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án.
Nhằm có được những nhận xét chính xác về tính khả thi của dự án.
Đầu tư vào các dự án ngành thép thường gặp rất nhiều rủi ro như :
Chậm tiến độ thi công, vượt mức tổng đầu tư hay các loại hình rủi ro sẽ sảy ra
trong quá trình vận hành. Vì vậy, khi thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ nhận diện các rủi
ro mà dự án sẽ gặp phải, từ đó đánh giá được các tác động của rủi ro và có các biện
pháp phòng tránh thích hợp.
Ngành thép của Việt Nam nói chung hiện nay phát triển được là nhờ nguồn phôi
thép nhập khẩu, không tận dụng được lợi thế giàu tài nguyên của Việt Nam.
Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng sau khi tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2008,
đã có dấu hiệu giảm nhiệt. Nhu cầu thấp dẫn đến giá cả cũng giảm theo, lợi nhuận của
ngành giảm.
Tuy ngành thép đã có những bước chuyển biến đáng kể trong thời gian qua,
nhưng ngành thép Việt Nam nói chung lại lệ thuộc 60% vào phôi thép nhập khẩu.
Nguồn tài nguyên trong nước chưa được tận dụng, các sản phẩm thép phục vụ công tác
quốc phòng, đóng tàu… Việt Nam chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước
ngoài.
Đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành thép phần nhiều là do công sức của
doanh nghiệp nhà nước như Hòa Phát, thép Việt Ý, thép Đình Vũ… Các doanh nghiệp phải
tự bươn trải tìm hướng ra trong điều kiện nguồn phôi thép phải nhập khẩu phần lớn, giá
thành thép phụ thuộc vào sự biến động giá phôi thép thế giới.
Đứng trước tình trạng này các doanh nghiệp ngành thép mong muốn Chính phủ
nên thành lập quỹ dự trữ phôi thép nhằm bình ổn giá thép trong nước và thế giới có biến
động.
1.2.2. Vai trò và yêu cầu của công tác thẩm định đối với các dự án ngành thép.
1.2.2.1. Vai trò
Việc thẩm định các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư ngành thép nói
riêng tại Oceanbank đều nhằm mục đích là lựa chọn được các dự án có tính khả thi cao.
Cụ thể công tác thẩm định sẽ đánh giá tính hợp lý, chính xác, hiệu quả và khả năng
thành công của dự án. Việc thẩm định dự án xin vay vốn là việc cán bộ ngân hàng thẩm
tra lại tính chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp và tìm kiếm các thông
tin bên ngoài nhằm đáng giá khả năng thực hiện được của dự án. Vì hoạt động của ngân
hàng là cho vay và thu lãi nên, việc thẩm định chính là công tác đánh giá khả năng trả
nợ các khoản vay của khách hàng.
Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn nhằm loại bỏ đi các dự án không
khả thi, các dự án kém hiệu quả, nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng trong công tác tín
dụng.
Nếu công tác thẩm định sai sẽ gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư và ngân hàng.
Thẩm định sai một dự án kém hiệu quả sẽ tạo ra cho ngân hàng các khoản nợ xấu khó
đòi, gây khó khăn cho công tác kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh đó cũng tạo ra thiệt
hại cho khách hàng khi thực hiện dự án mà không mang lại được hiệu quả tài chính.
Khi đánh giá sai một dự án khả thi sẽ làm cho ngân hàng mất một khách hàng tiềm
năng, giảm đi một khoản cho vay tốt, còn doanh nghiệp có thể sẽ không thực hiện được
dự án hoặc là sẽ mất thời gian dài mới có thể thực hiện được.
1.2.1.1. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây
dựng
Kết quả của khâu thẩm định là cơ sở để ra quyết định cho vay hay không cho
vay của ngân hàng. Vì vậy yêu cầu chung được đặt ra với công tác thẩm định là:
- Lựa chọn được các dự án có tính khả thi cao, nghĩa là có khả năng thực hiện được và
đem lại hiệu quả .
- Loại bỏ các dự án đầu tư không khả thi, nhưng cũng không bỏ qua các cơ hội đầu tư có
lợi.
Tuy nhiên, do sản xuất thép xây dựng là một lĩnh vực đặc thù nên công tác thẩm
định các dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng cũng có những yêu
cầu nhất định.
Thứ nhất, với Oceanbank thì việc thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo
nợ vay là ưu tiên số một trong thẩm định dự án trong ngành thép. Để thẩm định khả
năng trả nợ tốt, cán bộ ngân hàng cần có được kết luận chính xác về khả năng kinh
doanh của chủ dự án và mức độ thu lợi nhuận của dự án đầu tư. Dự án đầu tư thu được
lợi nhuận cao thì khả năng trả nợ của dự án cũng cao.
Thứ hai , vì một dự án trong lĩnh vực thép đòi hỏi khối lượng lớn trong vốn đầu
tư, hoạt động thì lâu dài, thị trường thì thường xuyên biến động nên các cán bộ ngân
hàng cần có sự phân tích chính xác và đầy đủ thông tin, nhằm giảm thiểu rủi ro xuống
mức thấp nhất có thể.
Thứ ba, dự án trong lĩnh vực sản xuất thép hầu hết có tỷ lệ vốn tự có thấp,việc
huy động vốn gặp khó khăn nên việc thẩm định nhu cầu vốn và tiến độ rót vốn cũng là
một nội dung quan trọng của công tác thẩm định dự án ngành thép. Khi thực hiện dự án
đầu tư thì vốn chủ sở hữu sẽ được đưa ra sử dụng trước sau đó mới đến các nguồn
khác, vì vậy cán bộ ngân hàng cần thẩm định rõ nhu cầu vốn của từng giai đoạn thực
hiện dự án để từ đó có được quyết định giải ngân chính xác.
Thứ tư, do đặc tính của dự án về ngành thép là dự án kéo dài, vốn lớn, sản phẩm
của dự án liên quan mật thiết tới thị trường nên trong quá trình thẩm định, cán bộ ngân
hàng phải có sự hiểu biết rộng và có kinh nghiệm vững chắc.
1.2.3 Các căn cứ thẩm định dự án xin vay vốn trong ngành thép xây dựng tại
ngân hàng TMCP Đại Dương
1.2.3.1. Căn cứ vào hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Khi thẩm định một dự án đầu tư xin vay vốn, điều đầu tiên cán bộ ngân hàng
quan tâm đó chính là hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thông qua bộ hồ sơ này cán bộ
ngân hàng có thể có được kết luận chính xác về hoạt động kinh doanh của khách hàng
cũng như tính khả thi của dự án xin vay vốn. Hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ bao
gồm các nội dung như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, các thông tin về
dự án xin vay vốn và các thông tin về tài sản đảm bảo nợ vay.
Căn cứ vào các thông tin về khách hàng như cơ cấu nguồn vốn, tình hình hoạt
động kinh doanh, tình hình tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ…
Căn cứ vào dự án xin vay vốn, trong hồ sơ này có đầy đủ các thông tin liên quan
đến dự án như:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm của dự
án đầu tư, hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, điều kiện cung cấp
nguyên vật liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác;
- Mô tả qui mô và diện tích xây dựng cơ sở sản xuất thép xây dựng;
- Các giải pháp thực hiện bao gồm giải phóng mặt bằng, khai thác và sử dụng lao động,
quản lý dự án;
- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn
của dự án;
- Các giải pháp về vấn đề kỹ thuật của dự án như công suất, các giải pháp về nguồn
nguyên nhiên liệu;
- Các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
Đối với hồ sơ xin vay vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh thép xây dựng
của nhà máy đang hoạt động cần chú trọng đến phương án kinh doanh, khả năng trả nợ
và tính khả thi của phương án. Cán bộ thẩm định cần xem xét đến khả năng thành công
của dự án cũng như sự phù hợp của dự án với chính sách phát triển của quốc gia và xu
hướng phát triển của thị trường thép trong nước.
1.2.3.2. Căn cứ pháp lý
Khi thẩm định một dự án đầu tư xin vay vốn cán bộ ngân hàng sẽ quan tâm đến
năng lực pháp lý của chủ đầu tư, xem chủ đầu tư có đầy đủ tư cách pháp nhân theo qui
định của pháp luật hay không và có đủ năng lực kinh doanh để thực hiện dự án hay
không.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng sẽ xem xét đánh giá sự phù hợp của dự án đầu
tư với qui hoạch của địa phương, của đất nước, hay sự phù hợp với kế hoạch phát triển
của ngành.
1.2.3.3. Các căn cứ khác
Ngoài các căn cứ trên, đối với việc thẩm định các dự án ngành thép cán bộ ngân
hàng Oceanbank còn dựa trên các căn cứ như: các tiêu chuẩn, quy phạm và các định
mức trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, tiêu chuẩn về công nghệ, kỹ thuật tiêu
chuẩn về phôi thép, định mức về chất thải và xử lý chất thải công nghiệp. Hay căn cứ
vào các quy ước và thông lệ quốc tế về nhập khẩu phôi thép và xuất khẩu thép thành
phẩm
Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng còn dựa vào các thông tin được các tổ chức có
uy tín công bố như các thông tin của CIC – trung tâm tín dụng, VSA – hiệp hội thép
Việt Nam, các thông cáo báo chí…
1.2.4. Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây
dựng.
Bước 1 : tiếp nhận nhu cầu khách hàng
Giai đoạn 1: lập kế hoạch và tiếp thị khách hàng
Phòng kinh doanh lập kế hoạch phát triển khách hàng mục tiêu, xác định phương
pháp tiếp cận khách hàng. Tìm hiểu thông tin về nhóm khách hàng.
Giai đoạn 2: tiếp nhận nhu cầu của nhóm khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập
hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn
Giai đoạn 3: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn
Nội dung thẩm định bao gồm:
-Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng;
-Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực họat động và uy tín của
khách hàng trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng;
-Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng;
-Thẩm định về phương án vay vốn;
-Thẩm định dự án đầu tư vào sản xuất thép;
-Thẩm định về tài sản đảm bảo và các biện pháp đảm bảo nợ vay.
Trách nhiệm chính trong quá trình thẩm định:
- Trách nhiệm của CBKD:
+ CBKD chịu trách nhiệm thẩm định Khách hàng và lập tờ trình thẩm định. Tờ trình phải nêu và
đánh giá được các nội dung thẩm định của dự án trong lĩnh vực thép;
+ CBKD phải nêu rõ ý kiến của mình có đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay, lý do
và chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình;
+ Sau khi lập xong tờ trình, CBKD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng.
- Trách nhiệm của Trưởng Phòng kinh doanh:
+ Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBKD đã nêu trong tờ trình;
+ Bổ sung thêm những thông tin về Khách hàng và dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề
xuất cho vay, không cho vay....;
+ Ý kiến của Trưởng Phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và phải chịu trách nhiệm về
những thông tin, ý kiến đánh giá và đề xuất.
- Tờ trình thẩm định hợp lệ phải có đủ ít nhất 2 chữ ký của CBKD và Trưởng/phó Phòng
kinh doanh.
- Chuyển hồ sơ và tờ trình thẩm định đến phòng thẩm định.
- Sau khi có ý kiến của Trưởng Phòng, CBKD có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, bàn giao hồ
sơ và tờ trình lên Phòng thẩm định (có biên bản bàn giao).
Bước 3 : Tái thẩm định tín dụng
Giai đoạn 4 : Tái thẩm định tờ trình thẩm định của phòng kinh doanh và khách
hàng ( nếu thấy cần thiết)
Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tờ trình của phòng kinh
doanh và chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, logic của các thông tin tại tờ trình
thẩm định của phòng kinh doanh, yêu cầu phòng kinh doanh làm rõ các nội dung có liên
quan.
Giai đoạn 5: Thẩm định tính hiệu quả của phương án, dự án vay vốn và khả năng
trả nợ. Cán bộ thẩm định độc lập tính toán hiệu quả phương án vay vốn, lập bảng dòng
tiền và đáng giá độc lập khả năng trả nợ của khách hàng.
Giai đoạn 6: Định giá tài sản bảo đảm nợ vay
CBTĐ có trách nhiệm độc lập thẩm định tính pháp lý của TSBĐTV, xác định giá
trị TSĐBTV làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa.
Tính toán khả năng thanh lý tài sản trong tương lai (nếu không may xảy ra rủi
ro).
Lập báo cáo thẩm định
- Trách nhiệm của CBTĐ:
+ Sau khi tiến hành thẩm định CBTĐ chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩm định. Trong đó,
phải nêu rõ ý kiến của mình đối với các nội dung thẩm định của Phòng kinh doanh và
những nội dung thẩm định độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của
mình;
+ CBTĐ tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng Phòng thẩm định.
- Trách nhiệm của Trưởng Phòng thẩm định:
+ Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBTĐ đã nêu trong báo cáo
thẩm định;
+ Bổ sung thêm những thông tin về Khách hàng và dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề
xuất cho vay, không cho vay... ;
+ Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và phải chịu trách nhiệm về
những thông tin, ý kiến đánh giá và đề xuất;
+ Phòng thẩm định có trách nhiệm trình lãnh đạo hồ sơ, tờ trình thẩm định của Phòng
kinh doanh và Báo cáo thẩm định của Phòng mình lên lãnh đạo cấp trên để xét duyệt.
Một Báo cáo thẩm định hợp lệ phải có ít nhất 2 chữ ký: Chữ ký của CBTD và
Trưởng/phó Phòng thẩm định.
Bước 4: Xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền
vay
Giai đoạn 7: Xét duyệt cho vay
Lãnh đạo căn cứ vào báo cáo của phòng thẩm định để xem xét, quyết định cho
vay hay không cho vay và trình Hội đồng tín dụng(nếu vượt mức phán quyết)
Giai đoạn 8: Ký hợp đồng tín dụng ( sau khi có ý kiến của lãnh đạo, nếu được
phê duyệt)
Cán bộ thẩm định kiểm tra lại tòan bộ hồ sơ. Tiến hành soạn thảo hợp đồng tín
dụng theo mẫu hợp đồng tín dụng và các nội dung áp dụng đối với hợp đồng cụ thể đó.
Trưởng phòng thẩm định kiểm tra lại các điều khỏan hợp đồng tín dụng theo đúng các
nội dung đã được quyết định.
1.2.5. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép
Oceanbank đang tiến hành thẩm định các dự án xin vay vốn theo các phương
pháp sau:
Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp so sánh chỉ tiêu
Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp dự báo
1.2.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp thẩm định theo trình tự được sử dụng phổ biến tại Oceanbank. Đây
là phương pháp đầu tiên được sử dụng trong công tác thẩm định dự án ngành thép tại
Oceanbnak.
Việc thẩm định theo trình tự là phương pháp được tiến hành thẩm định dự án từ
tổng quát đến chi tiết.
Khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn, cán bộ phòng kinh doanh tiếp nhận hồ sơ
xin vay vốn. Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét khái quát nội dung cần thẩm định của dự án,
qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, hợp lý của dự án thông qua đó có
được cái nhìn khái quát nhất về dự án đầu tư, về quy mô cũng như tầm quan trọng của
dự án.
Sau khi thẩm định sơ bộ, cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định chi tiết đối
với hồ sơ xin vay vốn. Trong bước này, dự án đầu tư được xem xét một cách cụ thể
hơn. Cán bộ ngân hàng sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành thép để có
được cái nhìn chính xác nhất về dự án đầu tư. Quá trình thẩm định được tiến hành một
cách tỉ mỉ, chi tiết tới từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và hiệu
quả của dự án trên các khía cạnh như: điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, kĩ thuật,
tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Khi thẩm định chi tiết cán bộ
ngân hàng đưa luôn ra ý kiến của mình là đồng ý hay không đồng ý hay yêu cầu doanh
nghiệp bổ sung hồ sơ dự án. Nếu có nội dung cơ bản nào không đáp ứng được yêu cầu,
hồ sơ dự án sẽ bị bác bỏ ngay mà không cần thẩm định các nội dung còn lại.
Thẩm định theo trình tự là phương pháp thẩm định được sử dụng cho tất
cả các dự án xin vay vốn tại Oceanbank. Tùy từng dự án cụ thể mà xem xét có thể
bỏ qua những nội dung không cần thiết phải nghiên cứu, nhằm giảm bớt thủ tục và thời
gian thẩm định.
1.2.5.2. Phương pháp so sánh chỉ tiêu
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong thẩm định các dự
án xin vay vốn. Nó được sử dụng trong nội dung phân tích kỹ thuật và nội dung
phân tích tài chính của các dự án đầu tư.
Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các
chuẩn mực luật pháp qui định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, cũng
như các kinh nghiệm thực tế, của các dự án đã được thực hiện trước đây.
Trong nội dung phân tích kỹ thuật các dự án ngành thép các chỉ tiêu thường
được mang ra để so sánh đối chiếu là:
- Công suất thiết kế của dự án so với nhu cầu thị trường.
- Trình độ công nghệ của máy móc so với trình độ công nghệ của ngành.
- Mức tiêu hao nguyên nhiên liệu so với các dự án tương tự.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ
quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn đối với các loại sản phẩm thép được sản xuất đưa ra thị trường.
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền
lương, chi phí quản lý…so với của ngành.
Trong nội dung phân tích tài chính: các chỉ tiêu được đem ra so sánh đối
chiếu là.
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư so với các dự án
tương tự hoặc các quy định của ngành;
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV;
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR;
- Thời gian hoàn vốn T;
Trong nội dung phân tích thị trường:
- Giá mua các nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất so với mức thị trường.
- Giá bán sản phẩm đầu ra.
1.2.5.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Đây là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài
chính của dự án. Đối với các dự án ngành thép phương pháp phân tích độ nhạy được
sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá thành sản phẩm, giá các nguyên liệu
đầu vào lên mức thu nhập hiện tại thuần của dự án NPV.
Khi thực hiện phương pháp này cán bộ thẩm định cho giá trị của các yếu tố giá
sản phẩm, giá điện hay giá than nguyên liệu tăng theo hướng bất lợi từ 5% - 15%, sau
đó tính ra giá trị NPV tương ứng. Rồi đưa ra nhận xét, nếu trong trường hợp có những
điều kiện bất lợi như thế xảy ra mà giá trị NPV vẫn đảm bảo ở mức chấp nhận được thì
dự án được gọi là có tính vững chắc về tài chính và có độ khả thi cao.
Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn và
thời gian dài như sản xuất thép xây dựng.
1.2.5.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp này thường được các cán bộ tín dụng áp dụng thẩm định
khâu lựa chọn thị trường và lựa chọn công nghệ các dự án đầu tư trong ngành
thép xây dựng.
Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo điều tra thống kê để điều tra
cung - cầu sản phẩm dự án trên thị trường, kiểm tra giá cả và chất lượng của công nghệ,
thiết bị, nguyên liệu… cũng như là xu hướng của sự phát triển công nghệ trong tương
lai. Từ đó cán bộ thẩm định sẽ đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của dự án.
Các phương pháp dự báo thường được sử dụng như : hồi quy tương quan, phân
tích co giãn cung – cầu, định mức.
1.2.5.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Tại Oceanbank đây không được coi là một phương pháp thẩm định cụ thể
nhưng công tác triệt tiêu rủi ro rất được chú trọng.
Khi thẩm định một dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng cán
bộ thẩm định thường phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế
hoặc hành chính thích hợp để hạn chế thấp nhất các tác động của rủi ro hoặc phân tán
rủi ro. Đồng thời, tìm ra cách phòng tránh rủi ro với mức thiệt hại nhỏ nhất để vẫn đảm
bảo được hiệu quả.
Một số rủi ro mà dự án sản xuất và chế biến thép công nghiệp thường gặp phải
và biện pháp phòng ngừa:
Các loại rủi ro Biện pháp phòng ngừa
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Chậm tiến độ thi công
Kiểm tra kế hoạch dự án, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng
của chính quyển địa phương.
Vượt tổng mức đầu tư
Kiểm tra hợp đồng giá (một giá hoặc các
điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối
lượng phải được ấn định).
Cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ
chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo
Kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản
hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.
Tài chính (thiếu vốn, giải ngân không
đúng tiến độ)
Kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn
của bên góp vốn, bên cho vay hoặc bên tài
trợ vốn.
Rủi ro bất khả kháng Mua bảo hiểm đầu tư hoặc bảo hiểm xây dựng
Giai đoạn vận hành
Thiếu nguyên vật liệu đầu vào hoặc
không được cung cấp đúng tiến độ
Ký hợp đồng cung cấp với nhà cung cấp
Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng Ký kết hợp đồng cung ứng lâu dài
Bị thép ngoại nhập cạnh tranh
Nâng cao chất lượng và giảm giá thành thép
sản xuất trong nước
Rủi ro giá cả đầu ra giảm
Thực hiện các biện pháp tiết kiệm, giảm chi
phí nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng
Các rủi ro bất khả kháng
Mua bảo hiểm
1.2.6. Nội dung thẩm định
Đối với các dự án đầu tư nói chung và các dự án chế biến và sản xuất thép công
nghiệp nói riêng, tùy theo mục đích, quy mô và tính chất của từng dự án, hình thức và
nguồn vốn đầu tư của dự án mà ngân hàng tiến hành thẩm định trên các nội dung khác
nhau. Tuy nhiên về cơ bản, Oceanbank chủ yếu xem xét và tiến hành thẩm định trên các
nội dung chính sau:
1.2.6.1. Thẩm định khách hàng vay vốn
Trong nội dung thẩm định này, cán bộ ngân hàng sử dụng phương pháp
thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh chỉ tiêu.
* Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn: dựa vào hồ sơ pháp lý
mà khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin bên ngoài, cán bộ thẩm định sẽ thẩm
định những thông tin chung về năng lực pháp lý của chủ đầu tư dự án trên một số nội
dung sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của khách hàng;
- Tư cách pháp lý của chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lệ và còn hiệu lực hay không;
- Kiểm tra tư cách của người đại diện theo pháp luật, giám đốc, kế toán trưởng của doanh
nghiệp và các văn bản ủy quyền có phù hợp với luật pháp hay không;
* Thẩm định năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh của khách hàng : xem
xét khả năng và năng lực quản lý của bộ máy điều hành. Khả năng điều hành máy móc
và kinh nghiệm, số lượng cán bộ công nhân viên, thẩm định tính phù hợp của trình độ
cán bộ với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng.
* Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng: xem xét quan hệ của khách
hàng với các tổ chức tín dụng khác: Doanh nghiệp đang vay vốn của các tổ chức tín
dụng nào? Dư nợ là bao nhiêu? Mục đích vay là gì? Mức độ tín nhiệm? Doanh nghiệp
đang gửi tiền ở các tổ chức tín dụng nào? Doanh nghiệp từng có quan hệ tín dụng với
Oceanbank chưa? Nếu có rồi thì tổng dư nợ, tình trạng các khoản vay, khả năng trả
nợ?...
* Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh : việc thẩm định tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp là biện pháp nhằm đánh giá năng lực sản xuất của khách
hàng. Từ đó có được những đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các yêu cầu thực
hiện dự án. Bao gồm các nội dung :
Tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư đang muốn
vay vốn trên những chỉ tiêu sau:
- Thẩm định hiện trạng nhà xưởng, văn phòng của doanh nghiệp : đưa ra kết luận
về tình trạng sở hữu và hiện trạng của văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, bãi bốc dỡ hàng
hóa. Từ đó có những nhận xét về tính phù hợp của thiết bị với hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Về máy móc thiết bị : cán bộ ngân hàng sẽ kiểm tra lại các thông tin về hiện
trạng của dây chuyền sản xuất như nguồn gốc, năm sản xuất, công suất thiết kế… từ đó
đưa ra các đánh giá về công suất sử dụng, hiện trạng, tình trạng sở hữu.
Sau đó cán bộ ngân hàng sẽ đưa ra nhận xét về các nội dung trên và xem xét
mức độ đáp ứng của dây chuyền công nghệ cho việc thực hiện dự án đầu tư.
- Thẩm định nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào : kiểm tra và đánh giá năng lực
của các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đó
đưa ra các kết luận về tính đảm bảo và chất lượng nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào
cho dự án
- Thị trường tiêu thụ : đưa ra các nhận xét về chất lượng sản phẩm, tiềm năng
khách hàng của doanh nghiệp, từ đó dự báo về cung cầu của sản phẩm doanh nghiệp
trên thị trường.
- Kênh phân phối : đánh giá về tiềm năng phân phối của khách hàng, chất lượng
của mạng lưới tiếp thị.
* Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp : Việc tính toán các chỉ số để
đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng cần được
thực hiện qua nhiều năm, nhưng tối thiểu cũng phải tiến hành phân tích trên báo cáo tài
chính của 2 năm gần nhất.
- Tổng tài sản
- Cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản
- Tình trạng của tài sản (TSCĐ, cơ cấu TSLĐ, tình trạng hàng tồn kho, thực
trạng các khoản phải thu)
- Tình trạng nguồn vốn
- Ngân hàng phân tích các nhóm chỉ tiêu để phản ánh khả năng tự chủ về vốn tự
có, khả năng thanh toán cũng như tốc độ luân chuyển vốn.
Từ đó đưa ra nhận xét về mức độ hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp
so với tiêu chuẩn chung của ngành.
1.2.6.3. Thẩm định dự án vay vốn
Trong nội dung thẩm định dự án vay vốn, bước đầu cán bộ ngân hàng sử
dụng phương pháp thẩm định theo trình tự để tiến hành xem xét từ khái quát
đến chi tiết dự án đầu tư.
* Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án
- Xem xét tính hợp pháp của dự án.
- Xem xét sự cần thiết của dự án : nhận định về cung cầu sản phẩm của dự án.
- Đánh giá mức độ hợp lý của quy mô và cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án
thông qua xác định tổng dự toán và cơ cấu vốn.
- Quy mô vốn đầu tư ( tồng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư…)
- Dự kiến triển khai thực hiện dự án.
Với các dự án đảm bảo được các thông tin cần thiết về tính pháp lý và các
thông tin chung của dự án, bước tiếp theo cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định
các nội dung chi tiết liên quan đến dự án đầu tư.
* Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án
Kỹ thuật của dự án sản xuất thép là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thành công của dự án. Việc ra quyết định đúng đắn trong việc thẩm định
phương diện kỹ thuật giúp cho dự án tăng thêm nguồn lực hoặc tiết kiệm được các chi
phí về nguồn lực.
Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, cán bộ ngân hàng đã
tiến hành thẩm định mức độ phù hợp của các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án với tình
hình công nghệ của doanh nghiệp, của ngành thép Việt Nam nói chung và nhu cầu sản
phẩm dự án của trong tương lai.
Thẩm định về kỹ thuật của một dự án trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng bao
gồm:
- Đánh giá về quy mô và thiết bị công nghệ mà dự án sử dụng nhằm xem xét tính khả thi
của dự án xin vay vốn;
- Đánh giá tính phù hợp sản phẩm của dự án với nhu cầu của thị trường : sản phẩm của
dự án sẽ được thị trường đón nhận như thế nào, khả năng tiêu thụ của sản phẩm là như
thế nào;
- Kiểm tra tính đồng bộ trong trang thiết bị công nghệ và tính đồng bộ giữa công nghệ và
con người;
- Đánh giá tính hợp lý của việc đầu tư: dự án đầu tư có cần thiết không?
- Xem xét chất lượng của sản phẩm mà dự án sẽ tạo ra, so sánh với các sản phẩm thép đã
có mặt trên thị trường;
- Xem xét phương thức mua sắm nguyên vật liệu nhằm kiểm tra chất lượng và khả năng
cung cấp nguyên liệu đầu vào của dự án. Từ đó đưa ra nhận xét về tính phù hợp và chất
lượng của nguyên liệu;
* Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Với việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các dự án tương tự và
phương pháp dự báo cung cầu sản phẩm là chủ yếu, nhằm tiến hành phân tích sản
phẩm đầu ra của dự án từ đó làm cơ sở cho các tính toán tài chính sau này.
Cán bộ ngân hàng tiến hàng điều tra tình hình cung cầu của sản phẩm dự án từ
đó cho nhận xét về khả năng tiêu thụ sản phẩm khi dự án được hoàn thành. Các chỉ tiêu
được sử dụng để đánh giá là:
- nhu cầu sản phẩm của thị trường hiện tại và trong tương lai
- công suất của dự án khi đi vào hoạt động
- so sánh về mặt bằng chất lượng của dự án
* Thẩm định nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án
Trên cơ sở hồ sơ dự án do khách hàng cung cấp và các chỉ số kỹ thuật của
dây chuyền công nghệ, kết hợp sử dụng phương pháp dự báo để đánh giá khả
năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho dự án.
Đối với các dự án ngành thép nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là:
- Điện : hầu hết được lấy từ mạng lưới điện quốc gia, tuy nhiên có một số doanh
nghiệp có thể tự cung cấp được nguồn điện này. Khi thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ
đánh giá mức độ tự đáp ứng nhu cầu điện của doanh nghiệp ra sao, có bao nhiêu phần
trăm phải lấy từ lưới điện quốc gia.
- quặng nguyên liệu : đây là một đầu vào vô cùng quan trọng của dự án ngành
thép. Cán bộ ngân hàng đều chú ý tới nguồn gốc của nguồn nguyên liệu này là trong
nước hay nhập khẩu để đánh giá mức độ cung ứng.
- Nước : đa số đều được lấy từ nguồn nước sạch quốc gia.
- Than : là nguồn nhiên liệu quan trọng trong ngành thép, đặc biệt với các dự án
khai thác quặng.
* Thẩm định phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Xem xét kinh nghiệm và trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư thực hiện dự
án;
- Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc tiếp cận, điều
hành dây chuyền công nghệ, thiết bị mới của dự án;
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động mà dự án cần, đòi
hỏi về trình độ kỹ thuật tay nghề, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn lực
cho dự án.
* Thẩm định về phương diện tài chính của dự án
Trong nội dung này, phương pháp thẩm định được cán bộ ngân hàng sử dụng
thường xuyên nhất là phương pháp so sánh đối chiếu với những dự án tương tự hay
theo các quy định của ngành để xem xét phân tích, và đưa ra kết luận.
Đây là nội dung thẩm định quan trọng nhất trong công tác thẩm định dự án đầu
tư, là nội dung mà bất cứ dự án nào cũng phải có. Thông qua nội dung thẩm định này
mới có thể đánh giá chính xác dự án. Thẩm định nội dung tài chính thực chất là thẩm
định về chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận thuần hàng năm của dự án,
từ đó có được sự đánh giá về hiệu quả của dự án. Trong nội dung này cán bộ ngân hàng
tiến hành thẩm định các nội dung sau:
a. Tổng mức vốn đầu tư và nguồn huy động vốn:ở nội dung này cán bộ thẩm
định sử dụng phương pháp dự báo và so sánh đối chiếu các chỉ tiêu để tiến hành thẩm
định.
Tại ngân hàng, việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án nhằm tránh việc
khi thực hiện dự án tổng vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự toán ban
đầu. Việc này dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn và gặp khó khăn trong việc
trả nợ. Việc thẩm định đúng tổng mức vốn đầu tư sát với thực tế là tiền đề cho việc tính
toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ chính xác.
Vốn đầu tư ban đầu được thể hiện dưới nhiều hình thái như : vốn xây dựng, vốn
mua sắm thiết bị, giải phóng mặt bằng… tạo nên tổng vốn đầu tư. Khi thẩm định nội
dung này trước hết cán bộ thẩm định xem xét đã đầy đủ các khoản mục cần thiết chưa,
mức độ hợp lý như thế nào. Ngoài ra, cán bộ ngân hàng còn dự đoán các nguyên nhân
làm tăng giảm tổng vốn sử dụng như lạm phát, trượt giá, các khoản phát sinh thêm, thay
đổi tỷ giá…Khi nhận thấy có thể có bất cứ sự thay đổi nào đáng kể thì cán bộ ngân
hàng sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân và phân tích để đưa ra các khoản mục hợp lý
mà vẫn đảm bảo đáp ứng mục tiêu của dự án.
Nội dung thẩm định tổng mức vốn đầu tư chính là việc xem xét tính toán mức độ
đầy đủ và chính xác của lượng vốn. Vốn đầu tư cho dự án thường bao gồm :
- Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: là toàn bộ số vốn cần thiết để hoàn thành công trình
và đưa vào sử dụng bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn giải phóng mặt bằng , vốn mua
sắm thiết bị, dụng cụ…
- Vốn lưu động là toàn bộ chi phí cần thiết để khai thác, chế biến và sử dụng công trình.
Vốn lưu động bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn nguyên nhiên vật liệu, tiền lương của
nhân viên, thành phẩm tồn kho, hàng hóa bán chụi, các khoản chi phí đột suất khác.
Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng còn xem xét tỷ lệ giữa vốn lưu động so với vốn cố định
và so sánh tỷ lệ này với đặc trưng của ngành thép. Từ đó căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu
động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong ngành và khả năng tự chủ của CĐT mà từ
đó xác định được mức nhu cầu vốn cho từng giai đoạn.
Trên cơ sở tổng vốn đầu tư dự tính, cán bộ ngân hàng rà soát lại các loại nguồn
vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại vốn, đặc biệt
là khả năng tham gia của vốn chủ sở hữu. Với mỗi nguồn vốn khác nhau thì tiến độ và
phương thức góp vốn là những nội dung được chú ý để xem xét, sau đó xem xét chi phí
của từng loại vốn và các điều kiện đi kèm với các loại vốn vay cũng được chú ý đánh
giá.
b. Thẩm định tỷ suất “r” của dự án.
Việc thẩm định tỷ suất “r” của dự án là một nội dung quan trọng vì tỷ suất “r”
được sử dụng để chuyển các khoản tiền về cùng một điểm thời gian. Việc xác định
đúng tỷ suất sử dụng vốn quyết định đến độ chính xác của các tính toán chỉ tiêu hiệu
quả sau này. Ngoài ra, tỷ suất này còn được sử dụng làm giới hạn để đánh giá hiệu quả
tài chính của dự án thông qua việc so sánh với chỉ tiêu IRR.
Tỷ suất “r” được xác định dựa trên chi phí sử dụng các nguồn vốn của dự án. Tại
Oceanbank tỷ suất “r” chính là chi phí sử dụng vốn bình quân WACC và được xác định
theo phương pháp bình quân gia quyền, có phản ánh tỷ trọng của các nguồn vốn tham
gia dự án.
Công thức để tính
r
:
r
=
1
1
m
k
m
k
Ivk rk
Ivk
=
=
∗
∑
∑
Trong đó : Ivk : Số vốn vay từ nguồn k
rk : lãi suất vay từ nguồn k
m : số nguồn vay vốn
Dự án chỉ được coi là có hiệu quả khi tỷ suất sinh lời của dự án IRR lớn hơn tỷ
suất “r”.
Thông thường, đối với các dự án có nguồn vốn vay là một nguồn duy nhất của
ngân hàng, cán bộ ngân hàng sẽ lấy luôn chi phí vay vốn tại ngân hàng để làm chi phí
sử dụng vốn của dự án. Điều này hoàn toàn đúng khi chi phí sử dụng vốn tự có của
CĐT bằng với chi phí cho vay của ngân hàng. Đối với các dự án huy động vốn từ nhiều
nguồn, tỷ suất “r” sẽ được tính theo bình quân gia quyền của các nguồn vốn vay.
c. Thẩm định các khoản chi phí và doanh thu của dự án.
Về chi phí: cán bộ ngân hàng thẩm định chi phí tiêu hao nguyên vật liệu , nhiên
liệu, năng lượng, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi
phí bán hàng,…Khi thẩm định, cán bộ ngân hàng xem xét đánh giá tính chính xác của
từng khoản mục chi phí, mức phân bổ từng khoản, tính toán mức thuế cần nộp, thẩm
định phương pháp tính khấu hao…Các cán bộ ngân hàng thẩm định mức hợp lý của các
khoản mục. Từ đó có được các nhận xét đánh giá, so sánh với các thông số của ngành
và của các dự án tương tự.
Về doanh thu: cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định về công suất dự kiến của
dự án xem có phù hợp với thực tế hay không, có hợp lý hay không. Thẩm định giá bán
của dự án so với các dự án tương tự và có được chấp nhận trên thị trường không. Sau
đó tiến hành thẩm định việc tính toán doanh thu có phù hợp với công suất thực tế dự
tính. Tiếp đó kiểm tra sự chính xác trong tính toán doanh thu, lợi nhuận và thuế thu
nhập của dự án.
d. Thẩm định dòng tiền của dự án.
Tại Oceanbank, nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư là nội dung quan
trọng nhất, thông qua đó có thể cho thấy khả năng trả nợ của dự án. Việc thẩm định
dòng tiền là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả của phương án đầu tư, vì vậy thẩm
định đúng dòng tiền là một nội dung vô cùng quan trọng.
Dòng tiền của dự án được hình thành từ 3 bộ phận chính:
- Dòng đầu tư ban đầu: dòng tiền này chủ yếu là khoản vốn đầu tư ban đầu thực hiện dự
án và khoản thu thanh lý cuối đời của dự án. Vốn đầu tư cho dự án bao gồm vốn đầu tư
ban đầu vào tài sản cố định và vốn hoạt động tăng thêm mỗi năm của dự án.
- Dòng chi phí vận hành hàng năm: bao gồm tất các các loại chi phí như cho phí quản lý,
chi phí tiền lương nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng…và các
khoản chi phí khác hàng năm.
- Dòng thu hàng năm: là các khoản thu hàng năm do dự án mang lại. Dòng thu được hình
thành từ lợi nhuận sau thuế của dự án cộng với chi phí trả lãi và chi phí khấu hao của tài
sản cố định.
Các nguồn cấu thành nên dòng tiền đểu được thẩm định một cách riêng rẽ trước
đó. Sau khi thẩm định xong các yếu tố trên, cán bộ ngân hàng lập bảng dòng tiền của dự
án.
Bảng dòng tiền của dự án
STT Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
A Dòng tiền ra
1 Đầu tư vào TSCĐ
2 Đầu tư ban đầu khác
B Dòng tiền vào
1 Doanh thu
2 Chi phí sản xuất
3 Lãi vay
4 Khấu hao
5 Chi phí quản lý
6 Chi phí bán hàng
7 Chi phí khác
8 LN trước thuế
9 Thuế TNDN
10 LN sau thuế
C Dòng tiển ròng của dự án