Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.55 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Đánh giá thực hiện công việc là việc đo lường kết quả công việc thực hiện được
so với chỉ tiêu đề ra. Việc đánh giá là quy trình đánh giá mức độ hoàn thành (thực thi)
công việc của người lao động theo mục tiêu đã đề ra trong một thời gian nhất định nào
đó. Thông tin phản hồi từ việc đánh gia người lao động giúp cho người lao động biết
được mức độ hoàn thành công việc của họ, cũng như năng suất lao động của họ so sánh
với tiêu chuẩn đã đặt ra.
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.2.1. Mục đích
Đánh giá thực hiện công việc là công việc rất can thiết vì ĐGTHCV giúp cho
người quản lý có thể quản lý, đánh giá nhân viên, người lao động một cách có hiệu quả
và hợp lý. Đánh giá giúp hoàn thiện cá nhân và làm chi hoạt động của tổ chức tốt hơn,
có ích trọng việc hoách định các chiến lược kinh doanh hay nguồn nhân lực của tổ
chức.
Việc đánh giá thường được thực hiện theo chu kỳ nhất định (tháng, quý, thông
thường là một năm). ĐGTHCV hàng năm đã giúp cho việc quản lý, giám sát, kiểm tra
việc thực hiện các mục tiêu, tiêu chuẩn, quy định …chinh xác và có những điều chỉnh
kip thời. Ngoài ra, ĐGTHCV còn thiết lập, tạo ra những nhu cầu đào tạo và phát triển
nguồn nhân theo phục vụ, đạt được, đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
ĐGTHCV cũng giúp cho việc đánh giá hệ thông trả lương cho người lao động
hàng năm, kiểm tra lai các định mức lương, thưởng.
Đánh giá la một bước không thể thiếu cho việc hoạch định phát triển nghề,
hướng nghiệp và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động, cũng như đối với các hoạt
động trọng yếu của toàn công ty.
ĐGTHCV cung cấp cho người lao động cũng như nhà quản lý thông tin, sự đánh
giá chính thức về việc thực hiện thi công việc của từng các nhân trong công việc và việc
hoạch định các chiến lược của toàn bộ tổ chức.
ĐGTHCV là yếu tố quyết định và không thể thiếu giúp người quản lý đề ra các
chiến lược, hoạch định trong hoạt động quản lý nguông nhân lực của tổ chức.


ĐGHCV còn giúp nhà quản lý có thể phát hiện kịp thời những khiếm khuyết,
hạn chế của người lao động và có các quyết định kịp thời, không ảnh hưởng đến hoạt
đông sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.2. Mối quan hệ giữa đánh giá thực hiện công việc với các hoạt động
trong quản lý nguồn nhân lực
ĐGTHCV là một hoạt động không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong quản lý
nguồn nhân lực. Thông qua ĐGTHCV, kết hợp các hoạt động khác, nhà quản lý có thể
hoạch định, đề ra các chiến lược về nguồn nhân lực cho tổ chức trong tương lai. Bao
gồm:
a. Quản lý người nhân lực hiệu quả hơn
- Hoàn thiện hệ thống bình bầu, khen thưởng.
- Đánh giá các chính sách và chương trình quản lý nguồn nhân lực.
b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Duy trì hiệu suất làm việc và thành tích của người lao động.
- Nâng cao kết quả lao động.
- Xác định mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho người lao động.
- Xác định nhu cầu đào tạo cho tổ chức trong tương lai.
1.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1.3.1. Xác định mục tiêu, đối tượng và nội dung đánh giá thực hiện công
việc
Để có thể giải quyết vấn đề trên, người ta đặt ra các câu hỏi
• Tại sao phải đánh giá (WHY) ?
Câu hỏi này nói lên ý nghĩa của việc đánh giá nguồn nhân lực nói chung và
ĐGTHCV nói riêng. Bởi tồn tại rất nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hệ
thống ĐGTHCV trong tổ chức:
 Yếu tố kinh tế
 Yêú tố giáo dục
 Yếu tố tâm lý
 Yếu tố chiến lược
 Yếu tố kỹ thuật

 Yếu tố chính sách
• Đánh giá cái gì (WHAT) ?
Sau câu hỏi”tại phải đánh giá” là câu hỏi “đánh giá cái gì?”, bởi lẽ nếu chúng ta
không thể hiểu rõ rằng chúng ta đang đánh giá cái gì thì không thể dặt ra các tiêu chí cụ
thể: mục tiêu, tiêu chuẩn, số lượng... để có thể đánh giá một cách chính xác cái gì cần
đánh gía và đánh giá như thế nào và kết quả có đúng theo hướng mà mục đích đánh giá
đặt ra hay không?...
• Ai đánh giá (WHO) ?
Đây là một câu hỏi gộp mà người quản lý phải đặt ra khi xác định hệ thống
đánh giá.
Do nhu cầu nên vệc đánh giá thường diễn ra theo một chu kỳ nhất định nên cần
phải xác định người đánh giá một cách chính xác để đạt được hiệu quả cao nhất và đặc
biệt không làm lẵng phí nguồn nhân lực. Trên thực tế, hiện có ba loại chủ thể tham gia
quá trình đánh giá:
- Bản thân nhân viên: Trong một số phương pháp đánh giá, người lao độn vừa là
chủ thể vừa là đối tượng đánh giá.
- Thủ trưởng của đơn vị: người chịu trách nhiệm thực hiện quy trình đánh giá.
- Bộ phận phụ trách nguồn nhân lực: Bộ phận trực tiếp thực hiện các hoạt động
về quản lý nguồn nhân lực.
• Đối tượng đánh giá là ai (WHOM) ?
Bởi lẽ ĐGTHCV là sự đánh giá có hệ thống chính thức tình hình thực hiện công
việc của người được đánh giá trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn, mục tiêu đã
được xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó. Bởi vậy, đối tượng của ĐGTHCV không
phải là năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ giáo dục đào tạo, kỹ năng của người lao
động đó mà đó chính là sự thực hiện công việc của người lao động đó. Xác định đối
tượng đánh giá đúng đắn giúp cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, so sánh với tiêu
chuẩn đặt ra, và quá trình thảo luận kết quả đánh giá dễ dàng. Do đó, nhà quản lý cần
phải cân nhắc thật kỹ khi chọn đối tượng của hoạt động đánh giá để phục vụ cho các
mục tiêu chiến lược của công ty cũng như để xảy ra những nhầm lẫn, mâu thuẫn, xung
độ trong quá trình ĐGTHCV.

• Khi nào thì cần thực hiện đánh giá (WHEN) ?
Việc xác định thời điểm là vấn đề rất quan trọng. Việc đánh giá vào thời điểm
nào có tính quyết định đến các hoạt động trong quản lý nguồn nhân lực tuỳ vào nhu cầu
và mục đích của việc đánh giá.
1.3.2. Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Quá trình đánh giá thực hiện công việc cần phải xây dựng một hệ thống đánh
giá. Hiện nay, hệ thống ĐGTHCV thông thường được thiết lập bởi 3 yếu tố cơ bản:
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc;
- Đo lường sự thực hiện công việc bằng các phương pháp ĐGTHCV;
- Thông tin phản hồi kết quả đánh giá.
1.3.2.1. Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Tiêu chuẩn dùng để đánh giá là hệ thống các chỉ tiêu về mặt số lượng, chất
lượng, là các mức chuẩn cho việc đo lường, nhằm đo lường các yêu cầu, mức độ cần
thiết để hoàn thành công việc. Do đó, để có thể thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn
đánh giá khả thi, phù hợp, đầu tiên, nhà quản lý cần thực hiện là phải nắm được công
việc của nhân viên. Và để nắm được công việc của nhân viên, người lãnh đạo cần phải
phân tích công việc, thiết kế được bản mô tả công việc.
Căn cứ kết quả phân tích công việc và nội dung bản mô tả công việc, nhà quản lý
xác định được mục tiêu, định lượng công việc nhân viên cần phải thực hiện để đạt các
mục tiêu đặt ra; mức độ ưu tiên, quan trọng của từng công việc để quyết định thang
điểm đánh giá phù hợp. Qua đó xác định những yều về tiêu chuẩn thực hiện công việc
của người lao động.
Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá:
- Tiêu chuẩn đánh giá phải gắn với mục tiêu chiến lược của tổ chức
- Tiêu chuẩn phải bao quát, không khiếm khuyết
- Tiêu chuẩn không bị đồng nhất
- Tiêu chuẩn đánh giá phải rõ ràng, có cơ sở, đáng tin cậy
1.3.2.2. Đo lường sự thực hiện công việc bằng các phương pháp ĐGTHCV
phù hợp
Đo lường sự thực hiện công việc trước hết chính là việc phải xác định cần đo

lường cái gì trong sự thực hiện công việc của ngươi lao động, sau đó cân nhắc xem sẽ
sử dụng tiêu thức nào để đo lường sự thực hiện đó. Sau đó sẽ xây dựng một công cụ đo
lường thông qua các phương pháp đánh giá thực hiện công việc phù hợp với bản chất
công việc và mục đích của việc đánh giá. Kết quả đo lường thực hiện công việc được
thể hiện thông qua một con số hoặc một thứ hạng nhằm đánh giá mức độ thực thi công
việc của người lao động.
Do đó, việc lưa chọn được một phương pháp ĐGTHCV phù hợp là yêu cầu tôi
quan trọng trong quá trình ĐGTHCV.
Thực tế, có rất nhiều phương pháp ĐGTHCV để người quản lý có thể lựa chọn
cho tổ chức của mình loại phương pháp đánh giá tối ưu và phù hợp với các yêu cầu,
tiêu chuẩn của tổ chức mình.
a. Phương pháp thang điểm: Theo phương pháp này, mỗi nhân viên sẽ được cho
điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc. Trong
bảng sẽ liệt kê những điểm chinhs ếu theo yêu cầu của công việc đặt ra: chất lượng, số
lượng công việc…và sắp xếp theo thứ tự ĐGTHCV từ mức kém nhất, trung bình, khá,

×