Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay luận văn ths chính trị học 60 31 02 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.18 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------***------------

NGUYỄN VĂN BẮC

VẤN ĐỀ TỰ DO TÔN GIÁO
TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

Hướng dẫn khoa học: GS. TS Đỗ Quang Hưng

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu “Vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị
quốc tế hiện nay” được hoàn tất với sự cổ vũ, giúp đỡ trực tiếp của: Gs. TS.
Đỗ Quang Hưng; một số thầy cô trong Khoa Khoa học Chính trị, cán bộ nhân
viên Thư viện phòng đọc Thượng Đình (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), cán bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam,
cùng một số bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành công
trình nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn, tri ân tất cả các quý vị, đặc biệt tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Gs. Ts. Đỗ Quang Hưng đã hướng dẫn tận
tình để đã giúp đỡ tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu. Dù đã có nhiều


cố gắng, song do trình độ hạn chế, khoảng thời gian có hạn, nguồn tài liệu hạn
chế mà công trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn
chế về nội dung. Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo chân thành của bạn đọc để
công trình nghiên cứu lần sau được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Bắc

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của GS. TS Đỗ Quang Hưng. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những thông tin phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác và đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.

TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Bắc


3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa kéo theo nhiều hệ lụy của nó như
môi trường, thông tin, an ninh… và tôn giáo đang có xu hướng mở rộng phạm
vi ảnh hưởng của mình cũng như không gian địa lý, trở thành vấn đề xuyên
biên giới. Các quốc gia trên thế giới hiện nay đang trong xu thế hợp tác, trao
đổi, đối thoại và đó cũng là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Nguyện
vọng chung của các quốc gia hiện nay là hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.
Quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ chính trị quốc tế nói riêng đang trở nên
nóng bỏng, sôi động hẳn lên không chỉ trong các vấn đề kinh tế, quân sự,
chính trị, an ninh quốc gia…
Những thay đổi của thế giới trong thời gian qua đã cho thấy vấn đề tôn
giáo nói chung và tự do tôn giáo nói riêng đang có những ảnh hưởng đến mọi
lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế… Sự nổi lên của các vấn đề “tôn giáo
toàn cầu như khủng bố, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, các phong trào dân chủ,
tự do... đã tác động không nhỏ đến tình hình quan hệ chính trị quốc tế. Đó là
các cuộc xung đột ở Darfur, Taliban, Islam giáo ở Ả Rập Xê t, các áp
lực xã hội có nguồn gốc từ phong trào dân tộc Ấn Độ giáo và từ các đảng
Islam giáo ở Thổ Nh Kỳ. Những tác động của tôn giáo đến quan hệ chính trị
quốc tế như các cuộc xung đột giữa các tôn giáo, giữa các nền văn hóa…
ngày càng trở nên gay gắt. Và sự hồi sinh của tôn giáo dưới các hình thức tổ
chức, tồn tại, tôn giáo đã được đề cập đến như từ “tôn giáo lưu vong đến sự
“trở về của tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế.
Trong khi đó các vấn đề toàn cầu có câu chuyện xung đột sắc tộc, tôn
giáo,… và đó là những vấn đề bao trùm câu chuyện “tự do tôn giáo . Một
trong những nội dung quan trọng trong Báo cáo về chương trình Thiên niên kỉ
của Liên hợp quốc (2002) về “Mục tiêu cụ thể nhưng có tính chiến lược to lớn

của nhân loại mang tinh thần nhân văn cao cả của thiên niên kỉ này, đến năm

4


2052 là “xóa tận gốc sự chia rẽ tôn giáo, dân tộc, để chung sống hòa bình
[27; 4 – 5].
Hiện nay, M là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
sôi động của thế giới và là một trụ cột quan trọng của hệ thống quốc tế. Vấn
đề tự do niềm tin tôn giáo được để cập trong chính sách đối ngoại của M ,
nhằm truyền bá những “giá trị M và đơn phương có những biện pháp trừng
phạt, cấm vận... với nhiều quốc gia bị xem là vi phạm tự do niềm tin tôn giáo.
Vấn đề nhân quyền, tự do niềm tin tôn giáo là một vấn đề thường xuyên được
quan tâm trong xử lý mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia phi phương Tây.
Bên cạnh đó, vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền đã được M
ráo riết thực hiện trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo vệ quyền tự do cơ bản của
con người. Hơn nữa, yếu tố tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế đã được
khẳng định trong các vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li
khai, vấn đề xung đột tôn giáo cũng như vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền và
dòng chảy tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế đã dần được định hình.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây: Vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ
chính trị quốc quốc tế hiện nay là gì? Phản ứng của các quốc gia xung quanh
vấn đề này như thế nào? Điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ giữa các
quốc gia - chủ thể chính trong quan hệ chính trị quốc tế? Trước những vấn đề
quốc tế nổi cộm, bao trùm và gây sự chú ý của các quốc gia như vậy, quan
điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này sẽ
giúp chúng ta nhận diện được một cách tổng thể cũng như những khía cạnh
quan trọng của vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế.
Các khía cạnh xã hội của tôn giáo cũng như tự do tôn giáo đã được
nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó, một mặt cần tiếp thu một cách

chọn lọc thành tựu nghiên cứu về tôn giáo và quan hệ quốc tế, mặt khác cần đi
sâu nghiên cứu các vấn đề của tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế
hiện nay. Khoa học chính trị ở Việt Nam đã đang nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, trong đó vấn
5


đề tôn giáo là một trong những chủ đề được quan tâm. Tuy vậy, nếu so sánh
với các lĩnh vực khác của khoa học chính trị như đảng cầm quyền, vấn đề giai
cấp, vấn đề quan hệ chính trị giữa các quốc gia, phong trào nữ quyền… thì
những nghiên cứu chính trị quốc tế và tự do tôn giáo còn rất khiêm tốn. Bên
cạnh đó, nhận thức về sự tác động của vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ
chính trị quốc tế còn là một vấn đề mới mẻ đối với các nhà khoa học, nhà
quản lý của Việt Nam. Những nghiên cứu về vấn đề tự tôn giáo và chính trị
quốc tế mới chưa nhiều và chủ yếu dưới góc độ pháp luật, tôn giáo học,…
chưa có nhiều công trình đi sâu dưới nhãn quan chính trị.
Do đó, với những lý do trên, đề tài “Vấn đề tự do tôn giáo trong quan
hệ chính trị quốc tế hiện nay”, nhằm nghiên cứu yếu tố tôn giáo nói chung
và tự do tôn giáo nói riêng trong quan hệ chính trị quốc tế và nó có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn quan trọng.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay, quyền tự do tôn giáo được xem là một trong
những quyền cơ bản của con người. Tự do tôn giáo nói riêng và tôn giáo nói
chung đang có những tác động không nhỏ đến tình hình quan hệ chính trị
quốc tế hiện nay, trong những vấn đề như chủ giải lãnh thổ, vấn đề xung đột
tôn giáo, vấn đề tranh giành quyền lực chính trị… Bên cạnh đó, một số quốc
gia trên thế giới đang thực hiện chính sách “ngoại giao nhân quyền nhằm gây
sức ép, tác động đến chính phủ các nước buộc các nước có những thay đổi
chính sách, cơ chế nhằm cải thiện tình hình nhân quyền nói chung và tự do
tôn giáo nói riêng. Do đó, tự do tôn giáo là một trong những vấn đề có tác

động rất lớn đến quan hệ chính trị quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ quốc tế và có thể khái quát các công
trình nghiên cứu thành các nhóm vấn đề sau đây:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tự do tôn giáo
Phạm Huy Lục (biên soạn), Nhân quyền, Nhà xuất bản Trung Bắc Tân
Văn, 1935. Tác giả trình bày quá trình thành lập Hội Nhân quyền trên thế
6


giới; phương châm; vai trò của Hội; những việc Hội quyết đấu; một số hoạt
động của Chi hội Nhân quyền Hà Nội; Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.
Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(Nguyễn Thị Thắm, Vũ Tiến Phi dịch, Nguyễn Huy Quý hiệu đính), Tình hình
nhân quyền ở Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
Cuốn sách đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến
nhân quyền ở Trung Quốc. Các quyền lợi cụ thể của nhân dân Trung Quốc:
quyền sống, quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền tư pháp, lao
động, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền cho dân tộc thiểu số, phụ nữ, người
tàn tật, người tích cực tham gia hoạt động nhân quyền quốc tế.
Nguyễn Quang Thiện, Vai trò của pháp luật trong cuộc sống đấu tranh
chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta, LAPTSKH
Luật học, Hà Nội, 1996. Luận án đã trình bày vai trò của pháp luật trong cuộc
đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn
biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước
dân chủ hóa xã hội, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật trong đấu tranh lợi dụng nhân quyền.
John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch), Bàn về tự do, Nhà xuất bản
Tri thức, Hà Nội, 2005. John Stuart Mill đưa ra quan niệm của tác giả về tự do
tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do thảo luận, tự do về sở thích, tự do đặt kế hoạch

cho cuộc sống theo sự xét đoán của mình và tự do hội họp. Quyền của mỗi
các cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng và với xã hội.
Đỗ Kim Thịnh, Ngô Quang Hưng, Hoàng Đức Hậu (Chủ biên), Đừng
theo kẻ xấu, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2005. Tác giả giới thiệu
21 câu hỏi phổ biến kiến thức về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân
dân được Hiến pháp và pháp luật công nhận. Những tình huống xử lý ngăn
chặn kẻ xấu truyền đạo trái phép.

7


Ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, Tài liệu tập huấn công tác
nhân quyền, Hà Nội, 2005. Tài liệu đã trình bày những vấn đề cơ bản về lợi
dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo của các thế lực chống Việt Nam. Những
lý luận cơ bản về quyền con người và hệ thống luật pháp liên quan đến quyền
con người, một số giải pháp để đảm bảo nhân quyền của các dân tộc thiểu số.
Trương Thành Trung, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Vĩnh Thắng, Sự thật
vấn đề dân chủ và nhân quyền trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. Tác giả đã trình bày sự
thật về vấn đề “dân chủ , “nhân quyền trong thực hiện chiến lược “Diễn biến
hòa bình ở Việt Nam hiện nay. Giới thiệu biện pháp đấu tranh làm thất bại âm
mưu sử dụng chiêu bài “Dân chủ và nhân quyền để thực hiện “Diễn biến hòa
bình ở Việt Nam.
Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (biên soạn), Luật nhân quyền quốc tế
những vấn đề cơ bản: Sách tham khảo, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà
Nội, 2011. Giới thiệu khái quát nhận thức và lịch sử phát triển của luật nhân
quyền quốc tế. Các quyền và tự do cơ bản của con người theo luật quốc tế. Cơ
chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo luật quốc tế.
Đỗ Kim Thêm, Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại,
Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2013. Tác giả trình bày quan điểm của Phật

giáo về chiến tranh và hòa bình, đạo đức kinh tế, nhân quyền và tự do tôn
giáo, từ thuyết đại bùng nổ đến giác ngộ, vấn đề dân số tiêu thụ và môi
trường, mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Chu Hồng Thanh (chủ biên), Hoàng Văn Nghĩa, Nguyễn Quang Thiện,
Tìm hiểu vấn đề nhân quyền thế giới hiện đại, Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội, 1996. Tác giả trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền trong 1 số
tác phẩm: Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Tuyên ngôn độc lập... Một
số thông tin về các khái niệm của nhân quyền, sự phát triển của các học
thuyết, các quan điểm nhân quyền trên thế giới, thực trạng nhân quyền quốc

8


tế và ở một số nước. Những quan điểm thành tựu, các giá trị truyền thống
quyền con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.
Kiều Tiến Hùng, Công tác đấu tranh của cơ quan an ninh với hoạt
động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam,
LATS Luật học, Mã số 62.86.05.01, Hà Nội, 2013. Đánh giá tổng quan tình
hình nghiên cứu. Nghiên cứu nhận thức về hoạt động lợi dụng vấn đề nhân
quyền chống Việt Nam. Thực trạng hoạt động thù địch lợi dụng vấn đề nhân
quyền. Đánh giá thực trạng đấu tranh của cơ quan an ninh với lực lượng thù
địch. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tôn giáo và quan hệ chính trị
quốc tế
Lê Bá Thuyên (1994), Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó
trong quan hệ quốc tế hiện nay, LAPTSKH Lịch sử: 5.03.05, Hà Nội. Bản chất
chiến lược toàn cầu của M và quá trình vận động của nó trong thời kỳ chiến
tranh lạnh. Nội dung và quá trình điều chỉnh chiến lược toàn cầu của M .

Lưu Bành (2001), Tôn giáo Mỹ đương đại, Nhà xuất bản Văn Hiến

KHOA HọC XÃ HộI, Bắc Kinh. Bản dịch của Trần Nghĩa Phương, Nhà xuất
bản Tôn giáo và Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Tác giả đã có
những trình bày về các tôn giáo trong xã hội M một cách đầy đủ, cũng có nói
đến vấn đền tôn giáo tác động như thế nào đến chính sách ngoại giao của Hoa
Kỳ.
Nguyễn Thiết Sơn (ch.b), Bùi Ngọc Anh, Vũ Đăng Hinh (2002), Nước
Mỹ năm đầu thế kỉ XXI, Nhà xuất bản. Khoa học Xã hội, Hà Nội. Giới thiệu
một số vấn đề về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại và
quan hệ quốc tế của M những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt sau sự kiện 11/9.
Đoàn Văn Thắng (2003), Quan hệ Quốc tế - Các phương pháp tiếp
cận: Sách tham khảo, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. Khái niệm chung về

9


phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế và mối quan hệ giữa các phương
pháp đó, giới thiệu trào lưu quan hệ quốc tế chủ yếu của phương Tây.
Phạm Thị Vinh (ch.b.), Nguyễn Huy Hồng, Lê Thanh Hương (2007),
Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã trình bày về sự xung đột sắc tộc và tôn
giáo ở một số nước Đông Nam Á. Những bài học lịch sử về cách giải quyết
xung đột sắc tộc và tôn giáo bằng con đường hoà bình, thực hiện các biện
pháp phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, thừa nhận sự đa dạng văn
hoá, tôn giáo và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi tộc người trong mỗi quốc
gia.
Đỗ Quang Hưng, Nghiên cứu tôn giáo: Nhân vật & Sự kiện, Nhà xuất
bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Bên cạnh việc tập trung vào
việc phân tích quan điểm của một số nhân vật chính trị và khoa học bàn về tôn
giáo ở Việt Nam (kể từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong,
Nguyễn Văn Cừ,… đến Nguyễn An Ninh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn

Nguyễn…), tác giả cũng đã dành một bài Về vấn đề “tự do tôn giáo – nhân
quyền ở Việt Nam . Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra vấn đề “tự do tôn giáo
trong logic và chính sách của M . Điều đáng chú ý, Đỗ Quang Hưng đã đưa ra
những suy nghĩ có tính giải pháp đối với việc giải quyết những căng thẳng về
tự do tôn giáo giữa Việt Nam và M . Tác giả cho rằng: “Riêng đối với người
M , tính phức tạp của vấn đề ở chỗ họ lạm dụng và đồng nhất quyền tự do tôn
giáo và tự do truyền giáo để có thể thúc đẩy sự truyền bá Kito giáo, nhất là
Tin lành sang Chây u và các nước khác trên thế giới [11; 346]. Và bên cạnh
việc nghiên cứu “cái logic về tự do tôn giáo của M tác giả
cũng chú ý đến vấn đề sự khác biệt trong quan niệm giữa M

và Tây

u về

tôn giáo.
Jeffrey Haynes (2011), Religion, Politics and International Relitions,
Selected Essays, London, Routledge. Jeffrey Haynes đã có nhiều đóng góp
vào các cuộc tranh luận quan trọng nhất trong lĩnh vực tôn giáo và chính trị;
10


tôn giáo và quan hệ quốc tế. Cuốn sách này là tập hợp các bài tiểu luận của
ông, cung cấp, phân tích một cách nhìn toàn diện về các diễn viên tôn giáo
trong bối cảnh toàn cầu.
Trong 16 bài tiểu luận, Jeffrey Haynes cung cấp một cuộc khảo sát về
sự tương tác của các tôn giáo và chính trị, cả trong nước và quốc tế. Điểm
khởi đầu của cuốn sách là các diễn viên tôn giáo, bao gồm các nhóm Islam
giáo và Giáo hội Công giáo La mã đã có tác động đến chính sách đối ngoại
M , Ấn Độ, Iran và giữa các quốc gia trên thế giới. Tiếp đó là việc phân tích

mối quan hệ tác động giữa các diễn viên tôn giáo xuyên quốc gia và chính trị
quốc tế, cũng như vấn đề tôn giáo và văn hóa nhân quyền ở M .
Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Anh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên cứu
về Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Giáo dục. Cuốn sách đã trình bày nhiều vấn đề về
vấn đề tôn giáo trong xã hội Hoa Kỳ, trình bày những tác động của tôn giáo
đến chính trị…
Lê Thanh Bình, Đỗ Thanh Hải (2012), Tôn giáo và Quan hệ quốc tế,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Tác giả có phân tích
những ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống chính trị – xã hội cũng như quá
trình hoạch định chính sách đối ngoại của một số quốc gia; bên cạnh đó tác
giả giới thiệu tổng quan, phân tích một số đặc điểm quan hệ quốc tế của tôn
giáo, cũng như làm rõ vai trò và ảnh hưởng của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo
đến quan hệ quốc tế, dưới ba góc độ: Bất đồng giữa các quốc gia về tự do tôn
giáo và các chính sách liên quan; Các tổ chức tôn giáo là các tổ chức xuyên
quốc gia; Và mâu thuẫn giữa các tổ chức, cộng đồng tôn giáo ở phạm vi quốc
gia nhưng có hệ lụy quốc tế.
Xu Yihua (2012), Religion and International Relations in the Age of
Globalization, Journal of Middle Eastern and Islamic Studies (in Asia), Vol. 6,
No. 4. Trong bài viết này, tác giả đã chú ý đến vấn đề sự hồi sinh của tôn giáo
trong bối cảnh toàn cầu cũng như sự trở lại của tôn giáo trong quan hệ quốc tế
ở cả hai phương diện truyền thông và chính trị. Tác giả nhấn mạnh
11


đến sự tác động ngày càng lớn của tôn giáo trong quan hệ quốc tế, tâm quan
trọng của tôn giáo trong việc định hình quan hệ chính trị quốc tế.
Jonathan Fox, The Multiple Impacts of Religion on International
Relations: Perceptions and Reality. Tác giả có những luận giải việc tôn giáo
có nhiều ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế, bao gồm cả khả năng trao quyền
hợp pháp, gây ảnh hưởng đến quan điểm các nhà lãnh đạo và các thành phần

khác trong chính phủ quốc gia. ng cũng cho rằng xu hướng của các cuộc xung
đột tôn giáo xuyên quốc gia, bao gồm các vấn đề tôn giáo, nhân quyền và
khủng bố, theo đó là sự thay đổi về tôn giáo và quan hệ chính trị quốc tế.
Boniface E. S. Mgonja, Iddi A. M. Makombe; Phan Thị Thu Hằng dịch
(2013), Tranh luận về sự liên đới của lý thuyết quan hệ quốc tế với thế giới
thứ ba, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2 (93).
Nguyễn Thế Hải (2015), Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động ly khai
dân tộc trong dân tộc Mông ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Mã số
62.38.01.05. Công trình đã tổng quan tình hình nghiên cứu và nhận thức về
công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động ly khai dân tộc trong dân tộc
thiểu số. Tình hình âm mưu, hoạt động ly khai dân tộc trong dân tộc Mông ở
Việt Nam và thực trạng công tác đấu tranh của lực lượng an ninh. Dự báo và
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của lực lượng an ninh.
Còn có nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí
chuyên nghành cũng phân tích, phản ánh vấn đề tôn giáo, nhân quyền trong
quan hệ chính trị quốc tế như: Nguyễn Hoành Năm (2008), Vấn đề dân chủ,
nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ thập niên 70 đến nay, Luận
văn Thạc sĩ, Học viện Ngoại giao, Hà Nội; Trần Nam Tiến (2004), Vấn đề
nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, Số 10; Vũ Duy Khương (2000), Về chính sách đối ngoại nhân quyền của
M , Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 33; Vũ Thị Minh Chi (2006), Nghiên
cứu nhân quyền ở Việt Nam: Thành tựu, vấn đề và thách thức, Tạp chí Khoa
học Xã hội Việt Nam, số 4; Vũ Thị Minh Chi (2006), Nghiên cứu nhân quyền
12


ở Việt Nam: Thành tựu, vấn đề và thách thức, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt
Nam, số 4; Nguyễn Lộc (2004), Về quyền dân chủ, bản chất dân chủ và bảo
đảm nhân quyền, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 2; Vũ Công Giao (2004), Văn
hoá truyền thống Đông á: có hay không các giá trị nhân quyền, Tạp chí

Nghiên cứu Con người, số 1 (10); Đặng Tài Tính (2005), Nhân quyền kiểu
M và thái độ của tổ chức ân xá quốc tế, Tạp chí Cộng sản, số 18; Nguyễn
Thị Thuận (2006), Quan hệ giữa CEDAW và một số công ước quốc tế về nhân
quyền, Tạp chí Luật học, số 3; Nguyễn Lộc (2004), Về cái gọi là “Đạo luật
nhân quyền cho Việt Nam nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế, Tạp chí Cộng
sản, số 19; Võ Công Khôi (2004), Sự can thiệp thô bạo khoác áo nhân quyền,
Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 8; Hồ Trọng Hoài (2004), Nhân quyền trong thế
giới hiện đại và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản,
số 19.
2.3. Nhận xét
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đây tập trung vào việc phân
tích những khía cạnh của quyền tự do tôn giáo cũng như những quan hệ chính
trị giữa các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế. Trước sự hồi sinh của
tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những
tác động của tôn giáo đến quan hệ chính trị quốc tế cũng như quan hệ chính trị
quốc tế của các tôn giáo. Bên cạnh đó, các công trình cũng nhìn nhận, nghiên
cứu quá trình bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên phạm vi quốc tế. Và đây là
nguồn tư liệu quý giá cho tôi và những ai nghiên cứu về vấn đề tự do tôn giáo
và cách thức các tôn giáo tham gia vào quan hệ chính trị quốc tế.
Từ phương diện chính trị học với cách tiếp cận liên nghành, việc nghiên
cứu vấn đề tự do niềm tin tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế đã ít nhiều
có các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề tự do niềm
tin tôn giáo đến quan hệ chính trị quốc tế hiện nay vẫn còn là một khoảng
trống khoa học. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Vấn đề tự do tôn giáo trong quan
hệ chính trị quốc tế hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
13


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

Vấn đề tự do tôn giáo là một vấn đề rộng và đang trở thành chủ đề thảo
luận của nhiều nghành khoa học xã hội như từ chính trị học, luật học, tôn giáo
học… Bên cạnh đó, tự do tôn giáo là một trong những yếu tố của tôn giáo và
có ảnh hưởng trong quan hệ chính trị quốc tế. Vì vậy, trong phạm vi nghiên
cứu này, đề tài nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi: Vấn đề tự do tôn giáo (hay
yếu tố tôn giáo) trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay như thế nào?
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi vấn đề tự do tôn giáo có tác động như thế nào
đến kết quả quan hệ chính trị quốc tế, nhiệm vụ của đề tài lần lượt triển khai
tìm hiểu, phân tích những vấn đề có liên quan theo trình tự, logic như sau:
-

Thứ nhất, tôn giáo trong bối cảnh hiện nay có những biến đổi cả về

phương diện địa lý và trong đời sống xã hội. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên chúng
tôi sẽ nghiên cứu vấn đề tôn giáo trong bối cảnh hiện nay là gì? Quyền tự do
tôn giáo được công nhận như một trong những quyền cơ bản của con người.
Vì vậy, nội dung tiếp theo được chúng tôi triển khai trong đề tài đó là quyền
tự do niềm tin tôn giáo trong luật pháp quốc tế được ghi nhận như thế nào?
Trong đó, các tổ chức quốc tế, khu vực là một trong những chủ thể bảo vệ
quyền con người và được cụ thể hóa trong các Tuyên ngôn, Công ước quốc tế,
Công ước khu vực đã tạo nên những chuẩn mực, giá trị, nội dung quyền tự do
niềm tin tôn giáo và được cộng đồng quốc tế thừa nhận;
-

Thứ hai, tự do tôn giáo là một trong những nội dung quan trọng của

tôn giáo và có tác động, ảnh hưởng đến quan hệ chính trị quốc tế. Trong
nhiệm vụ tiếp theo, chúng tôi tập trung vào việc phân tích yếu tố tôn giáo
trong quan hệ chính trị quốc tế như thế nào? Đây cũng được xem là một trong

những nội dung, nhiệm vụ quan trọng của công trình nghiên cứu.

14


-

Thứ ba, trước những ảnh hưởng của tôn giáo trong chính trị quốc tế,

chúng tôi tập trung tìm hiểu quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
quyền tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề tự do tôn giáo và quan hệ chính trị quốc tế là hai vấn đề có nội
dung tương đối rộng và phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều nội dung, khía
cạnh khác nhau. Do vậy, từ cách tiếp cận chính trị học, đề tài này tập trung
nghiên cứu yếu tố tự do tôn giáo tác động gì đến kết quả quan hệ chính trị
quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, ngày càng có nhiều chủ thể sử dụng vấn đề tự do niềm tin tôn
giáo để tác động đến quan hệ chính trị quốc tế. Kết quả của quan hệ chính trị
quốc tế thể hiện dưới nhiều dạng thức như quan hệ giữa các quốc gia, quan hệ
giữa quốc gia với các tổ chức khu vực và quốc tế, quan hệ giữa các tổ chức
quốc tế, quan hệ giữa các tổ chức khu vực với tổ chức quốc tế… và đây là
một chủ đề nghiên cứu rộng, phức tạp. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi
chỉ giới hạn những tác động của tự do niềm tin tôn giáo đến kết quả quan hệ
chính trị quốc tế, cụ thể là quan hệ chính trị giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những
văn kiện quốc tế về quyền con người nói chung và về vấn đề tự do tôn giáo
nói riêng như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hợp Quốc

(1948), Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966, Đạo
luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (1998)… được sử dụng để giải quyết một số vấn
đề về tự do tôn giáo.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trong một thế giới vô chính phủ, thiếu vắng một chính quyền trung
ương để giải quyết xung đột giữa các quốc gia, những vấn đề cấp bách của
15


con người, liệu ai sẽ là chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề đó. các quốc
gia, các khu vực ngày càng có nhiều chủ thể đứng ra cùng nhau bảo đảm, bảo
vệ quyền tự do tôn giáo của con người. Nhìn nhận rộng lớn hơn trên phạm vi
toàn cầu, những hiện tượng chính trị quốc tế mà trong đó có vấn đề tự do tôn
giáo, cần được cung cấp một khung tham chiếu giúp cho việc luận giải các
vấn đề xung quanh trở nên dễ hiểu hơn. Việc giải thích “vấn đề tự do tôn giáo
trong quan hệ chính trị quốc tế hay tự do tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến
các hiện tượng chính trị cũng như quan hệ chính trị quốc tế hiện vẫn là một
câu hỏi và cần có những lý thuyết bổ trợ nhằm giải thích vấn đề một cách sắc
bén hơn.
Việc lựa chọn sẽ theo lý thuyết nào để giải quyết bài toán vấn đề tự do
tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế là một quyết định quan trọng, bởi vì
mỗi một lý thuyết dựa trên các giả định khác nhau về bản chất của chính trị
quốc tế và mỗi lý thuyết sẽ đưa ra một tập hợp các kết quả khác nhau. Nghiên
cứu vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế là một vấn đề phức
tạp, dựa trên nhiều luận lý, cơ sở khác nhau để nhìn nhận vấn đề. Tuy nhiên,
trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác –
Lenin; quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo nói chung và tự
do tôn giáo nói riêng; quan điểm về tự do tôn giáo của Liên hợp quốc thông
qua các Công ước Quốc tế, quan điểm của các học giả trong các lĩnh vực như

chính trị học, luật pháp… làm cơ sở để nhìn nhận vấn đề phức tạp này trong
quan hệ chính trị quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các lý thuyết xung quanh mối
quan hệ giữa tôn giáo và quyền lực; tôn giáo và đời sống chính trị quốc tế (các
vấn đề toàn cầu) để nhìn nhận vấn đề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, để trả lời những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, chúng tôi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp logic và lịch sử,
phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh văn bản, phương pháp phân tích
16


tình huống, phương pháp phân tích thống kê, để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu của đề tài.
-

Phương pháp logic - lịch sử: được thực hiện trong đề tài, để xem xét

quá trình phát triển của vấn đề tự do tôn giáo trong lịch sử đến việc ghi nhận
quyền tự do này của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua các Công ước Quốc tế.
Khi xem xét vấn đề tôn giáo và tự do tôn giáo, tác giả đã có những nhìn nhận
vấn đề tôn giáo dưới góc độ lịch sử, đặt nó trong bối cảnh của từng sự kiện,
từng quốc gia cụ thể.
-

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Vấn đề tự do tôn giáo là một vấn đề

nhạy cảm và đụng độ đến nhiều lĩnh vực không chỉ ngoại giao, chính trị, văn
hóa mà còn đụng độ đến an ninh quốc gia. Để xem xét vấn đề tôn giáo một
cách thật khoa học và minh bạch, tác giả đã sử dụng phương pháp đối chiếu,

so sánh, từ đó có những nhìn nhận về vấn đề tự do tôn giáo trong các vấn đề
toàn cầu. Hơn nữa, việc nghiên cứu các văn bản quốc tế về quyền tự do tôn
giáo cũng là một trong những nội dung cần thiết.
-

Phân tích tình huống và tổng hợp tài liệu: Phương pháp phân tích,

tổng hợp mang tính xuyên suốt toàn bộ đề tài. Phương pháp phân tích thường
được thể hiện: để làm sáng tỏ các vấn đề lớn, trước hết cần làm rõ các nội
dung bên trong của nó. Từ những vấn đề nhỏ, từng nội dung, từng tiểu mục,
từng mục…, phương pháp tổng hợp sẽ góp phần làm rõ những nhiệm vụ đặt
ra đối với từng chương và toàn bộ đề tài.
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trên để phục vụ
cho nghiên cứu đề tài. Từ các phương pháp cụ thể để nhìn nhận một cách
khách quan, khoa học, tìm ra vấn đề mấu chốt của vấn đề tự do tôn giáo trong
quan hệ chính trị quốc tế hiện nay.
6. Đóng góp của đề tài

17


Thông qua hệ thống lý thuyết về quan hệ quốc tế, quyền lực mềm cũng
như những khái niệm cơ bản được được triển khai, đề tài nghiên cứu vấn đề
tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế đã:
-

Chỉ ra vấn đề tự do tôn giáo trong các vấn đề chính trị quốc tế;

tôn


Làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề

giáo và quan hệ chính trị quốc tế;
-

Là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và

quan hệ chính trị quốc tế.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, lời cảm ơn, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục công trình nghiên cứu gồm có 3 chương và 9 tiết:
Chương 1: Những tiến triển chung của quyền tự do tôn giáo
Chương 2: Tự do tôn giáo trong các vấn đề quốc tế hiện nay
Chương 3: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo
trong quan hệ chính trị quốc tế

18


CHƢƠNG 1
NHỮNG TIẾN TRIỂN CHUNG CỦA QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, quyền tự do tôn giáo có những
bước thăng trầm, từng bước được khẳng định vị thế của quyền này trong
những quyền cơ bản khác của con người và được luật pháp quốc tế thừa nhận,
đảm bảo. Có những quan điểm khác nhau giữa các quốc gia về quyền tự do
niềm tin tôn giáo, tuy nhiên, trong các văn bản quốc tế đều khẳng định quyền
tự do niềm tin tôn giáo và các văn bản đó được xem là một trong những văn
bản quan trọng, có tính phổ quát chung của toàn thế giới. Các quốc gia tham
gia ký kết vào các Công ước Quốc tế đã áp dụng, đảm bảo quyền này trong
luật pháp quốc gia, và ở những mức độ khác nhau, thể hiện mối quan hệ giữa

luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế trong việc khẳng định, đảm bảo quyền
tự do niềm tin tôn giáo của con người.
Trong chương này, chúng tôi tập trung trình bày, (1) những bước phát
triển của quyền tự do tôn giáo; (2) phân tích vấn đề bảo vệ quyền tự do tôn
giáo trong các Công ước quốc tế, xem đó như một trong những nhiệm vụ bảo
vệ quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận và những căng thẳng
trong việc thực hiện bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Đây được xem là những cơ
sở ban đầu cho việc nhìn nhận vấn đề tự do niềm tin tôn giáo trong quan hệ
chính trị quốc tế hiện nay.
1.1. Lịch sử phát triển của quyền tự do tôn giáo
Lịch sử phát triển của quyền tự do niềm tin, tôn giáo gắn liền với những
giai đoạn của lịch sử nhân loại và tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, thậm chí có những giai đoạn chi phối cả đời sống chính trị.
Rất khó có thể phân định rõ một/ mọi thời kỳ lịch sử hoặc nền văn minh/ văn
hóa trong việc khẳng định những bước phát triển của quyền tự do niềm tin tôn
giáo. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, lịch sử tiến triển của quyền tự do
niềm tin tôn giáo trải qua những giai đoạn khó khăn, có những trở ngại
19


nhất định (từ ngược đãi đối với những người “dị giáo , các cuộc chiến tranh
tôn giáo đến các cuộc “li giáo ) và đến cuối thế kỷ XX, quyền tự do niềm tin,
tôn giáo được cộng đồng quốc tế thừa nhận như các quyền cơ bản khác của
con người.
Châu u, trong nhiều thế kỷ, tôn giáo được đề cập như một chất keo
gắn kết xã hội, mà ở đó chỉ có sự gắn kết sự thống nhất cho một xã hội Kito
giáo. Những người Kito giáo từng là đối tượng bị ngược đãi, chịu nhiều đau
khổ, dần dần trở thành chủ thể của sự ngược đãi.1 Kito giáo đã đạt được
những vị trí quan trọng trong xã hội dưới thời Đế chế La Mã và trở thành tôn
giáo chính thức với Sắc lệnh Milan (313).2 Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ,

Giáo hội Kito phát triển rộng khắp lấp đầy khoảng trống quyền lực xã hội và
thực hiện những chức năng tôn giáo và chức năng thế tục của mình. Thomas
Hobbes ví giai đoạn này: “Quyền giáo hoàng chẳng khác gì cái bóng ma đội
vương miện của Đế chế La Mã đã chết ngồi trên lăng mộ của nó [47; 292].
Những nhà tư tưởng Kito giáo cũng đã giải quyết hài hòa việc “ngược đãi
những người ngoài Kito giáo bằng lời khuyên của những người sáng lập, họ
cho rằng “hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy
cầu nguyên cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con (Mt 5,44). Theo W.
Cole Durham, Jr. Brett G. Scharffs “cùng lời khuyên này có thể sau này sẽ
thông báo sự đóng góp đáng kể của Kitô giáo cho việc công nhận quyền tự do
tôn giáo là một quyền con người cơ bản .
Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XIV, đây là giai đoạn mà khắp Châu u
phần lớn là những người theo Kito giáo và nó bao trùm lên mọi mặt của đời
sống xã hội và “đó không chỉ là một cộng đồng tôn giáo mà còn là một thực
thể chính trị có tính cố kết [47; 292]. Một sự kiện quan trọng trong lịch sử
1 Dưới thời các Hoàng đế Diocletianus (cai trị từ năm 284 đến 305) đã ngược đãi những người Kitô giáo,
trong khi đó các Hoàng đế Constantinus (cai trị từ năm 306 đến 337) tuyên bố sự chính thức chấm dứt của sự
bách hại Kitô giáo và dần dần những người Kito giáo có được những vị thế, chính thức đảm nhận vai trò của
kẻ đàn áp.
2 Năm 313 Hoàng đế Constantinus I đã lập cơ sở sau này để các đế chế trở thành nhà nước Kitô giáo. Năm
395, Hoàng đế Theodosius I đã biến Kito giáo thành tôn giáo chính thức của Đế chế La Mã, và là vị hoàng đế
cuối cùng chỉ huy một Đế chế La Mã thống nhất.

20


Giáo hội đã diễn ra vào năm 1054, sau những khủng hoảng trong Giáo hội
Kito đã có khuynh hướng tách rời nhau, đó là cuộc “Đại li giáo giữa phương
Tây (Công giáo theo văn hóa Latinh với trung tâm là Roma) và phương Đông
(Chính Thống giáo theo văn hóa Hy Lạp)3. Sự phân li trong Giáo hội Kito

giáo (1054) đã cho thấy Giáo hội Kito giáo tỏ ra khó hòa hoãn trong những
vấn đề về cơ cấu tổ chức, giáo lý. Sự li khai từ Giáo hội Kito của Chính thống
giáo đã cho thấy quyền tự do tôn giáo được sử dụng như một biện pháp hòa
bình nhằm giảm những xung đột, thiệt hại, đảm bảo sự hài hòa của xã hội.
Cũng trong khoảng thời gian này, bên cạnh sự tồn tại của Kito giáo ở
Châu u, là sự lớn mạnh, bành trướng của những người Islam giáo với mạng
lưới thương mại vượt qua những sa mạc rộng lớn cùng với những dòng người
di cư đến những miền đất mới.4 Châu u thời gian này, đời sống tôn giáo trải
qua những năm tháng “khắc nghiệt . Những sự mâu thuẫn về giáo lý cũng như
những tranh chấp về lãnh thổ giữa hai tôn giáo (Kito giáo và Islam giáo) cũng
như những mâu thuẫn trong chính Giáo hội Kito giáo, 5 đã gây nên những
cuộc chiến tranh tôn giáo, “cuộc chiến thần thánh để bảo vệ ngôi Chúa trong
lịch sử.
Những phong trào li giáo ở thế kỷ XV – XVII ở Châu u, một hình thức
dần khẳng định quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Trước những biến đổi của
đời sống xã hội6; sự tha hóa về mặt đạo đức của các giáo sĩ và giáo triều

3 Thực chất quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các yếu tố: thần học, chính trị và kỷ luật. Đại diện hai phái là

giáo hoàng Roma Leo IX và Thượng phụ Constantinopolis Michael Cerularius liên tục có những xung khắc
với nhau. Năm 1054, sứ thần Roma gặp Cerularius và yêu cầu ông thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo
hội hoàn vũ" nhưng Cerularius đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinopolis tuyên bố rút phép thông
công lẫn nhau.
4 Tới năm 1000 sau Công nguyên, Constantinopolis có dân số khoảng 300,000 người, nhưng Rô-ma chỉ có
35,000 và Paris 20,000. Islam giáo đã có hơn mười thành phố lớn trải dài từ Córdoba, Tây Ban Nha, ở thời ấy
là thành phố lớn nhất thế giới với 450,000 dân.
5
Như vụ xét xử Jonh Hus, một Linh mục xứ Bohemia – Tiệp Khắc (1415) vì sự lên tiếng của ông
chống lại
sự lạm dụng tăng lữ trong giáo hội và ông bị coi là kẻ “dị giáo và qua nhiều Hội nghị xét xử, ông bị thiêu

sống theo lệnh của Tòa Thánh La Mã.
6
Cuộc cách mạng công nghiệp khoảng từ năm 1500 đến năm 1800 như: Cách mạng tư sản Hà Lan
(15661572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc M (1775-1783), Cách mạng tư
sản Pháp (1789-1799)...

21


Roma,7 cùng với các luồng văn hóa tư tưởng xã hội tiến bộ; sự bế tắc của tư
tưởng thần học, đã nảy sinh ra nhiều tư duy mới để tái tổ chức lại xã hội. Giai
đoạn này thế giới đã chứng kiến cuộc tranh luận gay gắt nhằm cải cách Giáo
hội Công giáo Roma và những giá trị tôn giáo căn bản. 8 Chính những phong
trào Kháng cách9 đã dấy lên một làn sóng chiến tranh có nguyên nhân tôn
giáo,10 tuy nhiên, cũng dễ thấy đó cũng là những tham vọng của triều đình
phong kiến ở Tây u trở nên tập trung và hùng mạnh hơn, tiêu biểu như việc
rời bỏ Giáo hội Công giáo của phái Anh giáo. 11 Tuy nhiên, việc tách khỏi
Giáo hội Công giáo La Mã và việc hình thành một Giáo hội Anh giáo không
đặt tiền đề cho việc khẳng định quyền tự do niềm tin tôn giáo, đó chỉ là sự
“ghen tị với quyền lực của Giáo hội Công giáo La Mã.12 Trước tình hình đó,
Giáo hội Công giáo đã có những phản ứng bằng cách tiến hành chiến dịch
chấn hưng Công giáo và phản đối phong trào Kháng Cách, do Công đồng
Trento13 khởi xướng và được Dòng Tên thực thi triệt để.
7 Đó là việc nhiều người ở châu Âu bất bình về những điều họ cho là các giáo lý giả mạo và những lạm dụng

phổ biến trong Giáo hội, nhất là việc rao giảng và bán phép ân xá (indulgence). Một hiện tượng khác gây bất
mãn không kém là việc buôn bán chức thánh, cũng như tình trạng thối nát trong giới tăng lữ.
8 Phong trào cải cách được khởi xướng bởi Martin Luther. Trước Luther cũng có nhiều người lên tiếng cải
cách Giáo hội như John Wycliffe và Jan Hus. Nhiều nhà cải cách có lập trường cấp tiến như Ulrich Zwingli
và Jean Calvin cũng tiếp bước theo Luther. Trong số các giáo phái phát sinh từ cuộc Cải cách Tin lành, quan

trọng nhất là cộng đồng Giáo hội Lutheran (ở Đức, vùng Baltic và Scandinavia) và các Giáo hội Cải cách
Calvin (ở Pháp, Thụy sĩ, Hà Lan, Pháp và Scotland).
9 Những giáo lý của Giáo hội Công giáo mà những người chủ trương cải cách, muốn thay đổi là: ngục luyện
tội, sùng bái Đức mẹ Maria, hầu hết các bí tích, việc cầu và sùng kính các thánh tình trạng độc thân bắt buộc
của các chức sắc và tu sĩ và thẩm quyền của Giáo hoàng.
10

Bắc u ngoại trừ Ireland và một vài vùng thuộc Anh tiếp nhận đức tin Kháng Cách, còn vùng Na
Âu duy trì truyền thống Công giáo Roma, trong khi tranh chấp quyết liệt dẫn đến những cuộc chiến tranh
diễn ra ở Trung Âu.
11
Vua Henry VIII (1509 – 1547) của Anh đã rời bỏ Giáo hội Công giáo Anh và thiết lập Giáo hội
Anh. Việc tách rời, tuyệt giao với Giáo hội Công giáo La Mã của Vua Henry VIII là một hình thức biểu hiện
những
“căng thẳng giữa các quyền lực tôn giáo và thế tục trong lịch sử nước Anh.
12
Đặc điểm của cuộc cải cách tại Anh là xuất phát từ những mục tiêu chính trị của Henry VIII. ng
cũng từng là tín hữu Công giáo, chưa bao giờ chối bỏ giáo lý Công giáo và từng viết sách công kích Martin
Luther, tuy nhiên ông nhận ra rằng việc tách rời khỏi ngai Giáo hoàng có ích lợi hơn nhiều. Đó là ông cảm
thấy khó chấp nhận những vấn đề nội chính quan trọng của nước Anh đều được quyết định bởi Giáo hoàng
(không phải người Aanh), do đó, ông dần dà hình thành nên một Giáo hội tách rời khỏi Roma, Giáo hội Anh
giáo.
13
Công đồng Trento diễn ra từ năm 1545 – 1563 go Giáo hoàng Phaolo III triệu tập. Công đồng họp
và xác định một số điểm đức tin, giáo lý và những vấn đề liên quan đến phong trào Cải cách, canh tân Giáo
hội.
Nội dung của công đồng:
1.
Thúc đẩy sự canh tân trong Giáo hội Công giáo, phản đối phong trào cách mạng của nhóm Thệ Phản
(Tin Lành) liên quan đến vấn đề Mặc Khải và Đức Tin (Lý trí và sự Tiếp thụ) như Thánh Kinh, Thánh

Truyền, Huấn quyền của Giáo hội, Tội Nguyên Tổ, sự Công Chính, Đặc Sủng, Bảy Phép Bí tích (Thánh Lễ),
Thánh nhân, Thánh cốt, Thánh tượng.
2. Quy định quyền lợi và trách nhiệm của Giám mục.


22


Những căng thẳng tôn giáo tiếp tục gia tăng vào nửa cuối thế kỷ XVI.
Về chính trị, cuộc Cải cách Tin lành là một trong những nguyên nhân dẫn đến
một chuỗi các cuộc chiến tranh mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh 30 năm
(1618 – 1648). Cuộc chiến chủ yếu diễn ra ở Đức khi Hòa ước Ausburg
(1555)14 không có hiệu lực15 và trên danh nghĩa đó là cuộc xung đột tôn giáo
giữa những người Tin lành và những người Công giáo, nhưng thực chất đó là
cuộc chiến tranh giành quyền lực.16, [65]. Cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm và
kết thúc bằng Hòa ước Westphalia (1648).
Hòa ước Westphalia Hòa ước đã thiết lập nên nguyên tắc cho sự khoan
dung tôn giáo ở Đức và các quân vương có quyền lựa chọn tôn giáo cho vùng
lãnh thổ riêng của mình, làm suy tàn quyền lực bá quyền của Đế chế La Mã
Thần thánh. Chính điều đó đã làm suy yếu quyền lực của nhà nước (Đế chế
La Mã Thần thánh) trong việc kiểm soát các vấn đề tôn giáo trong lãnh thổ
của mình. Như Hòa ước Westphalia đã tuyên bố: “Mọi phe phái nên công
nhận Hòa ước Augsburg năm 1555, theo đó mỗi vương hầu đều có quyền
chọn lựa tôn giáo cho lãnh thổ của mình, Công giáo, hoặc Lutheran, hoặc thần
học Calvin (nguyên tắc cuius regio, eius religio - lãnh thổ nào, tôn giáo đó);
Tín đồ sống trong các lãnh địa không có quốc giáo được quyền thực hành đức
tin của mình theo ý muốn [65].
Có thể thấy, trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau của lịch sử,
nhận thức của con người trong các xã hội, nhu cầu về một xã hội được tôn


14
-

3. Quy định đời sống của Giáo sĩ và Tu sĩ.
4. Quy chế việc thành lập Dòng tu.
Hòa ước Ausburg bao gồm những điểm chính yếu sau:
Các tuyển hầu ở Đức có thể chọn tôn giáo mà họ muốn theo (phái của Luther hoặc Giáo hội Công

giáo
Rôma).
Những người theo phái Luther đang sống trong một giáo khu Luther được tiếp tục tín ngưỡng của
họ.
- Những người theo phái Luther được giữ những vùng đất mà họ chiếm được của Giáo hội Công giáo Rôma
từ sau Hòa ước Passau 1552.
- Những linh mục đứng đầu các giáo xứ Công giáo đã chuyển sang theo phái Luther phải từ bỏ các lãnh địa
của mình.
- Khu vực hành chính nào đã chính thức chọn theo Công giáo hoặc Tin lành thì không cho phép hành lễ khác
với tôn giáo đã được chọn ở khu vực đó. (Nguồn: />%BFn_tranh_Ba_m%C6%B0%C6%A1i_n%C4%83m).
15
Một số linh mục cải đạo từ chối không từ bỏ giáo phận của mình và những nhà cai trị theo Công giáo ở
Tây Ban Nha và Đông u, họ tiếp tục tìm cách khôi phục lại quyền lực của Công giáo ở vùng họ cai quản.
16
Đó là cuộc đấu tranh giữa gia đình hoàng tộc Habsburg và các cường quốc khác ở Châu u.

23


trọng quyền tự do niềm tin tôn giáo mà không bị ngược đãi hay ràng buộc bởi
bất cứ chế độ chính trị nào dần được hình thành, quyền tự do niềm tin tôn giáo
dần được khẳng định. Những cuộc li giáo càng khẳng định cho lập luận

“những kẻ bị đàn áp trở thành kẻ đàn áp [12], những người ki giáo được xem
như những kẻ “bội giáo và bị đối xử như những kẻ phản bội. Cùng với đó là
việc tách dần quyền lực nhà nước với quyền lực Giáo hội, đây là một trong
những điều kiện, nguyên tắc cho việc hình thành nguyên lý của chủ nghĩa thế
tục. Theo nghĩa đó, quyền tự do niềm tin tôn giáo có những bước phát triển
hơn và tạo tiền đề quan trọng cho những mối quan tâm về nhân quyền ở thế
kỷ XVII – XVIII.
Trở lại lịch sử, trong cuộc chiến tranh tôn giáo ở Châu u, những người
theo phái Cải cách đã di cư đến miền đất mới (Châu M ), họ là những nạn
nhân của các xung đột chính trị, xung đột tôn giáo ở các nước Pháp, Đức và
cả Anh. Những người này “vốn bị chi phối bởi tôn giáo của các Giáo hoàng,
chính quyền của các bậc vua chúa [48; 2]. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra
vào thế kỷ XVII – XVIII đã chấm dứt chế độ phong kiến, mở ra một trang sử
mới cho lịch sử nhân loại. Trong cuộc chiến tranh đó, “tôn giáo đóng một vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực dân đến Tân Thế giới và là một nhân
tố quan trọng trong phong trào dẫn đến cuộc Cách mạng M và sự hình thành
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ [12; 48].
Theo đó, quan niệm về quyền tự do niềm tin tôn giáo được hình thành
và nhà tư tưởng Jonh Locke, đã đặt nền móng cho quyền tự do tôn giáo. ng đã
đưa ra lập luận rằng: sự ép buộc của nhà nước là không hiệu quả trong các
vấn đề tôn giáo, nhà nước chỉ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân.
Tư tưởng của John Locke, Rousseau… đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà tư
tưởng M như Thomas Jefferson và James Madison về tự do tôn giáo.
Những nhà lãnh đạo bang Virginia thủa ban đầu như Thomas Jefferson,
James Madison, Patrick Henry và George Mason đã có một tác động lớn đến
việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ. Năm 1776, Tuyên ngôn về Quyền
24



×