Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng anh và tiếng việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.26 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

HOÀNG THU HUYỀN

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU KẾT TRỊ DANH TỪ CHUNG
(COMMON NOUNS) TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
(Trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

HOÀNG THU HUYỀN

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU KẾT TRỊ DANH TỪ CHUNG
(COMMON NOUNS) TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
(Trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÂM QUANG ĐÔNG



Hà Nội, năm 2013


LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................
PHẦN A: MỞ ĐẦU.....................................................................................

1.Lý do chọn đề tài ..................................................

2.Lịch sử vấn đề .......................................................

3.Mục đích, nội dung nghiên cứu ...........................

4.Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu ...................

5.Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................

6.Bố cục của luận văn.............................................
PHẦN B: NỘI DUNG
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........
1.1 Danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt .......................................

1.2 Kết trị danh từ - Khái niệm chung ..............................................
Chƣơng II: KẾT TRỊ DANH TỪ CHUNG TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT- NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT .......................
2.1 Kết trị danh từ và danh ngữ tiếng Anh ......................................

2.1.2. Danh ngữ phức – kết trị mở của danh từ
2.2 Kết trị của danh từ và danh ngữ tiếng Việt ...............................


2


2.3 Những tƣơng đồng và dị biệt về kết trị của danh từ chung tiếng
Anh và tiếng Việt
.............................................................................................................
36

2.3.1. Những tƣơng đồng
..........................................................................................................
36

2.3.2. Những dị biệt
..........................................................................................................
36

Chƣơng III KẾT TRỊ BIỂU HIỆN NGHĨA DANH TỪ CHỈ CÁC BỘ
PHẬN TRÊN KHUÔN MẶT NGƢỜI TRONG TIẾNG ANH - VIỆT 41

3.1 Việc lựa chọn các danh từ và tổ hợp từ có liên quan
..............................................................................................................
41

3.2 Danh từ Mắt
..............................................................................................................
44

3.3 Danh từ Mũi
..............................................................................................................
54


3.4 Danh từ Mồm
..............................................................................................................
57

3.5 Danh từ Tai
..............................................................................................................
60

3.6 Danh từ Tóc
..............................................................................................................
62

PHẦN C KẾT LUẬN................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................70


3


PHẦN A: MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể, là từ loại quan trọng bậc nhất trong

bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới nói chung và tiếng Việt nói riêng. Danh từ
chiếm một số lượng rất lớn trong vốn từ vựng và có một vị trí hết sức quan trọng
trong cơ cấu ngữ pháp. Danh từ được định nghĩa là từ loại mang ý nghĩa sự vật
tính. “Các danh từ được gắn với các tên gọi về khái niệm về sự vật: đồ đạc

(bàn, ghế), sự vật (núi, sông), người (học sinh, thầy giáo), động vật (gà, trâu),
khái niệm trừu tượng (khoa học, kinh tế, phương pháp) cho các ý nghĩa danh từ
được ngữ pháp hóa. Ý nghĩa ngữ pháp của danh từ ở các danh từ phi sự vật (chỉ
hành động, chỉ đặc trưng…) có được là do kết quả của lối tri nhận thực tại của
người bản ngữ, mà trực tiếp là do sự biến thiên của mối quan hệ giữa các khái
niệm trong khi được phản ánh, tức là trong cái ý thức về sự vật được biểu đạt
bằng chất liệu ngôn ngữ”. (Đinh Văn Đức, 2001).

Danh từ được coi là một kho tàng đa dạng có những giá trị ngữ nghĩa
tiềm ẩn ở phía sau, vốn bị tri phối bởi mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
qua cách thức tri nhận của người bản ngữ.
Tầm quan trọng của danh từ không chỉ nổi bật trong ngôn ngữ nói
chung, với sự nổi trội về số lượng từ vựng cũng như đa dạng ngữ nghĩa, như
đã nói trên. Xét trong phạm vi đơn vị giao tiếp cơ bản của ngôn ngữ là câu, về
phương diện ngữ pháp ngữ nghĩa, danh từ còn là một thành tố giữ vai trò
quyết định đối với tổ chức câu. Như đã được nêu trong Chương 2 – Nghĩa
miêu tả, mục 2.1 – Cấu trúc vị từ - tham thể của câu, trong cuốn Cơ sở ngữ
nghĩa – phân tích cú pháp, Nguyễn Văn Hiệp, (2008) theo lí thuyết ngữ trị
của nhà ngữ học Tesnière, danh từ là một trong những từ loại có thể làm vị từ,
mà vị từ là đỉnh, là tâm điểm tổ chức của câu, quyết định trực tiếp đến các

4


diễn tố (actants) có thể xuất hiện trong câu. Hơn thế nữa, cho dù mô tả cấu
trúc cú pháp của câu theo quan điểm truyền thống, với năm thành tố câu
(sentence element): S, V, O, A, C (Subject - chủ ngữ, Verb – động ngữ, Object
- tân ngữ, Adverbial- trạng ngữ, Complement - bổ ngữ), như đã được nêu
trong University Grammar of English ( Randolph Quirk, 1973), hay theo bộ
khái niệm vị từ và các tham tố ( arguments ), gồm hai loại tham tố là tham tố

bắt buộc phải có để cùng với vị từ làm thành câu trọn nghĩa, được gọi là diễn
tố (actants) và tham tố không bắt buộc phải có, được gọi là chu tố
(circumstants) của Tesinère, thì các thành tố câu mang tính chất buộc phải có
(obligatory) hầu hết được thực hiện bằng danh từ, trừ thành tố động từ vị ngữ.
Về phương diện cấu trúc cú pháp, trong giới Việt ngữ trước tiên cần nhắc đến
“danh ngữ” là khái niệm mà Nguyễn Tài Cẩn được coi là người đầu tiên chính
thức đặt vấn đề và có sự nghiên cứu thành công và hết sức sâu sắc. Ông dùng
khái niệm “danh ngữ” để mô tả một phương diện ngữ pháp của từ loại danh từ
tiếng Việt. Danh ngữ khái quát các khả năng kết hợp của danh từ trong một
mô hình phân tích phân bổ. Vào năm 1951 M.B Emeneau cũng đưa ra lược đồ
miêu tả các khả năng kết hợp của danh từ trong một cấu trúc gọi là phức cấu
của thể từ xa. Xa hơn trước đó, Lê Văn Lý (1948) ông dùng khả năng kết hợp
của từ với các từ để các lập các bộ phận của từ với các từ để xác lập các phạm
trù phân loại. Và do đó cũng đã có những công trình nghiên cứu tiếp theo
được tiến hành đối chiếu danh từ về mặt cấu trúc, cấu tạo ngôn ngữ này và
ngôn ngữ khác.
Qua một số nét sơ lược nói về danh từ trên đây đã cho thấy, trên tất cả
các bình diện: từ vựng, cấu trúc cú pháp cũng như ngữ nghĩa, danh từ là một
trong những từ loại đặc biệt quan trọng, ẩn chứa nhiều đặc tính cần được quan
tâm nghiên cứu. Tuy đã có không ít các công trình nghiên cứu ngôn ngữ dành
cho danh từ nhưng sự tập trung nghiên cứu hướng vào kết trị của danh từ, đặc

5


biệt là ở khía cạnh ngữ nghĩa trong quan hệ với hoạt động chức năng của danh
từ, cụ thể của kết trị danh từ lại không nhiều. Chọn đề tài này, chúng tôi hy
vọng có thể tạo cơ hội để nghiên cứu, học tập nâng cao sự hiểu biết của mình
đối với lĩnh vực này để, trước hết là cho chính mình, có được những áp dụng
thực tế vào công việc giảng dạy tiếng Anh. Và rất mong muốn, dẫu biết kinh

nghiệm và trình độ của bản thân còn rất hạn chế, có được đóng góp nhỏ nhoi
nào đó vào lợi ích chung.
Hy vọng ít nhiều có thể góp phần vào việc khắc phục những vấn đề
trên, luận văn lấy những quan điểm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận làm cơ
sở, tiến hành phân tích nghiên cứu đề tài “Phân tích đối chiếu kết trị danh
từ chung (common nouns) trong tiếng Anh và tiếng Việt”; đồng thời vận
dụng cách phân tích ấy để nghiên cứu danh từ chỉ các bộ phận trên khuôn mặt
người trong các cụm từ, tổ hợp từ cố định, để thấy rõ sự giống và khác nhau
về khả năng kết trị, xét về phương diện cấu tạo cấu trúc cú pháp, khả năng kết
hợp và ngữ nghĩa của danh từ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.
Lí do chọn các danh từ chung, cụ thể là: mắt, mũi, mồm, tai, tóc làm
đối tượng phân tích là, về phương diện ngữ nghĩa chúng tiềm ẩn nhiều hơn
các khía cạnh ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm theo nhiều miền khác nhau và
nhờ vậy, chúng có thể được xem như là những điển hình, áp dụng cho việc
nắm bắt khái niệm kết trị danh từ nói chung và danh từ tiếng Anh nói riêng;
để rồi, thông qua phân tích, có thể đưa ra một vài gợi ý đóng góp cho phương
pháp giảng dạy và học ngoại ngữ có hiệu quả hơn.
2.

Lịch sử vấn đề
Danh từ có một vị trí quan trọng trong việc cấu tạo câu ở hầu hết các

ngôn ngữ trên thế giới, và nó là loại từ loại được các nhà nghiên cứu, không
chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà trong các lĩnh vực khác nữa như văn học,
dân tộc học văn hóa dân gian v.v… . Có nhiều dự án nghiên cứu về danh từ

6


trên những qui mô lớn trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học lí thuyết và ngôn ngữ

học ứng dụng đã và đang được triển khai.
Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phương Tây đối với tiểu loại danh
từ được sử dụng trong các tổ hợp từ cố định và thành ngữ xuất phát từ những
thay đổi trong quan điểm đối với vai trò của danh từ trong việc giảng dạy
ngoại ngữ và dịch thuật. Trước đây người ta xem ngôn ngữ là một hệ thống
các qui tắc mang tính phổ quát thì hiện nay ngày càng nhiều có nhiều bằng
chứng cho thấy việc thông thạo một ngoại ngữ phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng sử dụng thành thục các tổ hợp từ cố định gọi là “prefabricated units” hay
“prefabs” (Bolinger 1976, tr. 93). Về kết trị các tác giả trên thế giới không thể
không nhắc đến Tesniere (1959, cha đẻ của lí thuyết kết trị), Fillmore, C.J.
(1977), Lyons, J. (1995), đây là những người đặt nền móng cho các công trình
nghiên cứu tiếp sau. Về phần ngôn ngữ học tri nhận cũng không thể không
nhắc đến nhà ngôn ngữ học tri nhận Lakoff, G & Johnson, M, (1999) và
Raymon Gibbs (1997) những người đã đưa ra những đánh giá lại về quan
điểm truyền thống về bản chất của ngữ nghĩa, vai trò của ẩn dụ cũng như hoán
dụ, vấn đề phạm trù hóa ngôn ngữ và các mối quan hệ giữa cấu trúc và ngữ
nghĩa.
Từ những lý thuyết của các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới và
các nhà Việt ngữ học, đã có một số công trình nghiên cứu về kết trị, khả năng
kết hợp của danh từ “Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại” (Đinh Văn Đức, 2001,
tr249, tr263), “Cơ sở ngữ nghĩa – phân tích cú pháp” (Nguyễn Văn Hiệp,
2008) “Kết trị của động từ tiếng Việt” (Nguyễn Văn Lộc, 1995), “Cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu - với nhóm vị từ trao, tặng” (Lâm Quang Đông,
2008), “Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ tiếng Anh – Việt trên một số cấu trúc
cú pháp cơ bản” (Vũ Ngọc Tú, luận án phó tiến sĩ, 1996), “Thành ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn

7



ngữ tri nhận” (Nguyễn Ngọc Vũ, 2008). Các công trình nghiên cứu về tổ hợp
từ cố định và thành ngữ có thể tìm thấy ở một số bài viết và luận văn bàn về
vấn đề ngữ nghĩa với các bộ phận trên khuôn mặt người như: Bilkova (2000,
tr90), Stracker (1993, tr.178), các sách chuyên về thành ngữ của Fernando
(1997, tr.108), Langlots (2006, tr.145) v. v….. Ở Việt nam cũng có một số
công trình nghiên cứu về thành ngữ theo hướng tri nhận dựa vào đặc điểm
ngữ nghĩa của một số tác giả như Lý Toàn Thắng (1994, 2001), Trần Văn Cơ
(2007), Hoàng Văn Hành (1976), Chu Bích Thu (1996) và Phan Văn Quế
(1999). Khi nghiên cứu thành ngữ theo hướng tri nhận trong khuôn khổ phân
định ranh giới với các đơn vị khác như từ ghép, tục ngữ, quán ngữ có các
công trình của các tác giả Nguyễn Kim Thản (1963), Cù Đình Tú (1973) và
Nguyễn Thiện Giáp (1975 và 1985). Các công trình nghiên cứu khác về ngữ
nghĩa theo hướng ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu xuất hiện trong thời gian
gần đây, chủ yếu là dạng các bài báo đăng trên tạp chí. Chưa có một công
trình nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện hệ thống các thành ngữ, tổ
hợp từ cố định có chứa các danh từ chỉ bộ phận trên khuôn mặt người trong
tiếng Anh và tiếng Việt, từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận và kết trị danh từ.
3.

Mục đích, nội dung nghiên cứu
Luận văn sẽ tập chủ yếu là lớp danh từ chung, cùng với một số danh từ

chỉ bộ phận trên khuôn mặt người làm đối tượng nghiên cứu (mắt, mũi, mồm,
tai, tóc) cùng với một số các danh từ khác trong tiếng Việt nhằm xem xét danh
từ có thể mang nghĩa khác nhau như thế nào trong việc cấu tạo câu, khả năng
kết hợp với cụm từ tự do, khả năng suy nghĩa và các tổ hợp từ cố định, từ
những đơn vị cấu thành của chúng.
Để phục vụ nghiên cứu khả năng suy nghĩa của các cụm từ, tổ hợp từ
cố định, từ những đơn vị cấu thành của chúng, luận văn dựa trên lý thuyết của
ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lý thuyết về ẩn dụ và hoán dụ. Vì vậy, vai


8


trò của kết trị danh từ cùng với vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm
trong việc tạo nghĩa trong câu và trong các tổ hợp từ cố định vừa là căn cứ lý
luận vừa là mục tiêu nghiên cứu quan trọng của luận văn.
Sau khi phân tích xác định các ý nghĩa của danh từ, xem lớp danh từ đó
hoạt động như thế nào, rồi tiến hành phân tích và đối chiếu kết trị của các lớp
danh từ tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng đó, tìm điểm tương đồng và khác
biệt, giải thích nguyên nhân có sự giống nhau và khác nhau của các danh từ
qua các ngữ nghĩa khác nhau.
4.

Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ bằng các

phương pháp như khảo sát tài liệu về kết trị, cùng ngôn ngữ học tri nhận, áp
dụng cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt làm cơ sở cho việc nghiên
cứu. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng những công trình lý luận cơ bản về kết trị,
ngôn ngữ học tri nhận và ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt. Bằng việc kết hợp
giữa thống kê, miêu tả định tính và định lượng, phân tích nghĩa và khả năng
kết hợp của danh từ chung, tập chung vào các danh từ chỉ bộ phận trên khuôn
mặt người trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Sử dụng thủ pháp mô hình hóa để làm rõ kết quả nghiên cứu, cùng với
đó là xác định vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo nghĩa
hàm ẩn trong các tổ hợp từ cố định và các thành ngữ. Việc tập chung phân tích
một số nhóm thành ngữ, cụm từ có cùng nguồn gốc từ một ẩn dụ hay hoán dụ
ý niệm, nhằm làm nổi bật vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong
việc suy nghĩa đối với từng nhóm ví dụ được khảo sát.

Do đối tượng nghiên cứu của luận văn là danh từ chung trong các các tổ
hợp từ cố định có chứa các danh từ chỉ bộ phận trên khuôn mặt người trong
tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại, nên các ví dụ minh họa được thu thập từ sách
ngữ pháp, sách học, từ điển tiếng Anh, tiếng Việt, từ một số

9


công trình, tác phẩm tiêu biểu trong ngôn ngữ học, văn học Anh, Việt Nam và
một số văn bản chính thức trong hai ngôn ngữ.
Sau khi khảo sát các ví dụ đã được đưa ra, chúng tôi so sánh đối chiếu kết
trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra sự giống nhau và khác
nhau trong cách tư duy, phương thức ý niệm hóa thế giới và cả cấu trúc ngôn
ngữ của người Anh và người Việt. Việc xác định này sẽ giúp ích cho công
việc giảng dạy và dịch thuật trong quá trình làm việc, đồng thời việc đối chiếu
–so sánh cũng là tiền đề cho việc ứng dụng khả năng kết hợp của danh từ
trong các danh ngữ vào việc giảng dạy tiếng Anh và tiếng Việt.
5.

Đối tƣợng nghiên cứu
Hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu mà luận văn đặt ra là khả năng

kết trị của danh từ với các từ xung quanh nó xét về mặt ngữ nghĩa, thông qua
quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, đối với các cụm từ và các tổ hợp từ cố
định,. Trong phần nghiên cứu kết trị thông qua lí luận của ngôn ngữ học tri
nhận, chúng tôi tập trung vào vấn đề ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm vì đây là
hai công cụ quan trọng nhất trong ngôn ngữ học tri nhận được dùng trong việc
khảo sát các cụm từ và các tổ hợp ngữ cố định.
Đối tượng nghiên cứu chính, cụ thể, trong luận văn là các cụm từ, tổ
hợp từ cố định có chứa các yếu tố chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người trong

tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khuôn khổ luận văn có hạn chúng tôi chỉ tập
trung phân tích sâu vai trò của các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc
tạo nghĩa cho các lớp cụm từ, các tổ hợp từ cố định này. Các cụm từ và các tổ
hợp từ cố định tiếng Anh và tiếng Việt có chứa các danhh từ chỉ các bộ phận
trên khuôn mặt người được thống kê đầy đủ trong phần phân tích và khảo sát.
Các danh từ chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người được chọn là: mắt, mũi,
mồm, tai, tóc.

10


6.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Kết trị danh từ chung trong tiếng Anh và tiếng Việt –
Những tương đồng và dị biệt

Chương III: Kết trị biểu hiện nghĩa của danh từ chỉ các bộ phận trên
khuôn mặt người trong tiếng Anh và tiếng Việt
Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo tiếng Anh và tiếng Việt
đã được sử dụng như là nguồn trích dẫn trong luận văn.

11


PHẦN B: NỘI DUNG
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1 Danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.1 Khái niệm danh từ
Trong tiếng Anh danh từ (Noun) được định nghĩa là “từ dùng để chỉ
người hoặc sự vật, danh từ chỉ tên người (John), chỉ nghề nghiệp (doctor- bác
sĩ), chỉ đồ vật (table- cái bàn), chỉ địa điểm, nơi chốn (London), chỉ phẩm
chất (courage- dũng cảm), chỉ một sự việc, một trạng thái, một cảm xúc
(laughter- tiếng cười). Danh từ dùng để xác định tên của người, vật, sự vật
v.v…” (L.G.Alexander 1992, tr.34)
Theo Đinh Văn Đức (2001, tr.57), danh từ tiếng Việt được định nghĩa là
“từ loại mang ý nghĩa “sự vật tính”, các danh từ gắn với tên gọi về khái niệm
về sự vật như đồ đặc (bàn, ghế, sách...) sự vật (núi, sông, đất nước) người
(học sinh, hoa hồng) động vật (gà, trâu, bò…) khái niệm trừu tượng (khoa
học, kinh tế, phương pháp)”…
Còn rất nhiều định nghĩa cho danh từ và đều có nội dung tương tự.
Định nghĩa được trích dẫn sau đây có thể được xem như là một khái quát hóa
chung nhất để trả lời cho câu hỏi danh từ là gì:
“Về mặt ý nghĩa, danh từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật
và các khái niệm trừu tượng” (Hữu Quỳnh, 1980, tr.55)
Một điều đáng quan tâm khi nói về danh từ là, để mô tả đầy đủ hơn các
bình diện từ vựng học, cú pháp học và đặc biệt là ngữ nghĩa học, danh từ
thường được đặt đặt trong danh ngữ để xem xét. Danh ngữ là một tổ hợp,
một cụm từ mà trong đó có danh từ làm trung tâm (chính tố). Xung quanh
danh từ trung tâm là những thành tố phụ, đa dạng về thể loại, bổ nghĩa cho
danh từ trung tâm, theo quan hệ một chiều – chính-phụ. Về mặt cú pháp, danh

12


từ có thể kết hợp được với nhiều từ loại khác nhau: tính từ, động từ, số từ, loại
từ … Dưới góc độ ngôn ngữ tri nhận, về phương diện ngữ nghĩa, danh từ

đóng nhiều vai nghĩa khác nhau, trong mối liên quan với các thành tố xung
quanh trong cụm từ hoặc trong câu. Xét ví dụ sau:
Cậu bé đáng yêu đang ngủ kia học ngoại ngữ qua mạng.
Xét hẹp trong cụm từ cậu bé đáng yêu kia thì danh từ cậu bé được hạn
định là cậu bé nào bởi hai cụm từ đáng yêu (tính từ) và đang ngủ kia (cụm
động từ) nhưng với đáng yêu thì cậu bé là thụ thể còn đối với đang ngủ kia thì
cậu bé là tác thể gây ra hành động.
Xét trong phạm vi câu thì cậu bé là tác thể, còn danh từ ngoại ngữ là
thụ thể của động từ học. Trong khi đó, danh từ mạng đi với giới từ qua lại tạo
thành yếu tố công cụ của hành động học.
Tóm lại, khả năng kết hợp cú pháp rộng rãi trong câu, đóng nhiều vai nghĩa
khác nhau là điểm nổi bật của danh từ.
1.1.2 Danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt
Danh từ chung là danh từ dùng để định danh, gọi tên các lớp sự vật
thuộc cùng một loại, danh từ riêng là danh từ dùng để chỉ tên riêng cho
người, vật, địa điểm… (Từ điển Ngôn Ngữ học, 1985)
Danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt có một sổ điểm nổi bật giống
nhau và khác nhau.
Những điểm giống nhau nằm ở việc phân loại trên cơ sở ngữ nghĩa. Về
ngữ nghĩa, danh từ đều được phân thành từng cặp theo kiểu nhị phân luận:
-

Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng

-

Danh từ đếm được và danh từ không đếm được

-


Danh từ tập hợp và danh từ đơn lẻ

Điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa danh từ tiếng Anh và danh từ
tiếng Việt là danh từ tiếng Anh có hệ hình (paradigm) diễn đạt các phạm trù

13


ngữ pháp (grammatical category) và đặc điểm tạo từ (wordformation) mang
tính chất hình vị học (morphology). Để có thể mô tả chi tiết về những vấn đề
này phải có những chuyên khảo riêng. Dưới đây là một số khía cạnh cơ bản
thường thấy nhất.
-

Về hệ hình, danh từ tiếng Anh thay đổi hình thái tùy thuộc vào các

phạm trù ngữ pháp mà nó được sử dụng. Các phạm trù ngữ pháp có liên quan
tới hệ hình của danh từ tiếng Anh là: phạm trù số (number), phạm trù cách
(case) và phạm trù giống (gender). Đáng quan tâm hơn cả là phạm trù số.
+ Ở các phạm trù cách, chỉ có sở hữu cách làm biến đổi dạng của danh
từ phụ tố và diễn đạt mối quan hệ sở hữu của danh từ phụ tố đối với danh từ
chính tố. Hình vị ngữ pháp (gramatical morpheme) „s được đặt vào sau danh
từ phụ tố, mà thường là những danh từ chỉ người hoặc con vật, ví dụ:
Teacher’s book (sách của thầy giáo) hay sheep’s eyes (mắt của con cừu).
+

Phạm trù giống rất ít được sử dụng với ý nghĩa là phạm trù ngữ pháp,

tức là dùng hình vị ngữ pháp (gramatical morpheme) để tạo ra nghĩa đực hay
cái trong tiếng Anh. Chỉ có một vài danh từ được dùng với hậu tố (suffix) ess

để biến danh từ giống đực thành giống cái như actor - actoress (nam- nữ diễn
viên), hay waiter - waiteress (nam- nữ bồi bàn), v.v…
Để phân biệt giới tính, cụ thể là nữ giới, đối với danh từ chỉ người,
trong tiếng Anh thường dùng từ ghép như woman teacher (cô giáo). Còn đối
với danh từ chỉ loài vật thì thường dùng hai từ khác nhau như cock (gà trống)
-

hen (gà mái), ox (bò đực) – cow (bò cái), v.v….
Trong tiếng Việt, để phân biệt giới tính người, danh từ thường đi với

các từ thể loại (ông - bà, anh- chị …): ông quản gia – bà thợ may, hoặc dùng
tính từ đực hoặc cái, đối với loài vật: dê cái- dê đực, lợn cái - lợn đực.

14


Phạm trù số của danh từ giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt rất khác
biệt.Trong tiếng Việt phân biệt số ít số nhiều của danh từ thuộc phạm trù ngữ
nghĩa, không liên quan đến hình thái của danh từ như một tay – hai tay.
Trong Tiếng Anh, số là một phạm trù ngữ pháp. Hậu tố -s, một hình vị
ngữ pháp (gramatical morpheme), thường được sử dụng để chỉ số nhiều, ví dụ
như book – books. Tất nhiên, như chúng ta biết, còn có rất nhiều ngoại lệ, ở
đó hậu tố này không sử dụng, ví dụ như a child – children (đứa trẻ - những
đứa trẻ), this ox - these oxen (con bò này – những con bò này), thậm chí còn
có nhiều trường hợp không sử dụng bất cứ hình vị phụ tố nào.
Phạm trù số danh từ tiếng Anh được phân loại khá phức tạp thành các
nhóm và tiểu nhóm, như sơ bộ được mô tả dưới đây:
a) Có cả hình thái số ít và số
nhiều
(Singular – plural)

1. Khả biến (variable)
b) Không có hình thái số nhiều
Danh từ

(zero plural)
a) Chỉ có số ít (singular only)
2. Bất biến (invariable)
b) Chỉ có số nhiều (Plural only)

Nhóm 1 bao gồm những danh từ có thể chuyển được từ số ít sang số
nhiều và chia thành 2 phân nhóm: a) Có sử dụng hình vị tạo số nhiều như a
book – two books (2 quyển sách). b) Không sử dụng hình vị tạo số nhiều như
this sheep (con cừu này) – these sheep (những con cừu này).
Nhóm 2 bao gồm những danh từ không có khả năng chuyển đổi số và
được chia thành 2 phân nhóm: a) Luôn luôn số ít: money (tiền), advice (lời

15


khuyên). b) Luôn luôn ở dạng số nhiều như cattle (gia súc), the rich (những
người giàu).
-

Về phương diện hình thái học thì cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có

danh từ đơn và danh từ ghép. Danh từ đơn được cấu tạo bởi một hình vị gốc
(root morpheme) như case (tủ), book (sách), còn danh từ ghép thì có ít nhất là
hai hình vị gốc như case book (tủ sách).
Nhưng trong Tiếng Anh còn có danh từ phái sinh (derived noun) được
cấu tạo bằng một phương pháp tạo từ (word-formation) rất thông dụng là

dùng hậu tố (suffix). Hậu tố là một loại hình vị tạo từ (derivational
morpheme) đặt sau hình vị gốc. Để tạo danh từ, có nhiều hậu tố khác nhau
như -ion: action (hành động), -ity: activity (hoạt động),-ing: learning (việc
học).
Trong tiếng Việt chỉ dùng từ chỉ loại (cái, sự, tính…) để biến một từ
thuộc từ loại khác thành danh từ như khó – cái khó, học – việc học, khả thi –
tính khả thi …
Tóm lại, những khác biệt nổi bật của danh từ giữa hai thứ tiếng Anh –
Việt là ở bình diện phạm trù ngữ pháp học và hình thái học.
1.2 Kết trị danh từ - Khái niệm chung
Như trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại” (Đinh Văn Đức, 2001)
đã nêu, khi danh từ được xem xét ở bình diện vai trò từ loại, thì trong bất kì
ngôn ngữ nào, đối lập danh – động cũng luôn là trung tâm. Danh từ là từ loại
bình đẳng với động từ. Từ đó, khái niệm ngữ trị (valency), vốn là một khái
niệm thuộc về cú pháp của động từ vị ngữ lý giải các quan hệ thành tố cú
pháp, được mở rộng tới từ loại này là “Ngữ trị của danh từ là toàn bộ giá trị
ngữ pháp mà từ loại này có được từ các kết trị hiện hữu, thường xuyên và các
diễn trị mà nó có ở trong câu từ các vai diễn mà danh từ thực hiện”. Như vậy,
kết trị của danh từ là một bộ phận hợp thành, cùng với diễn trị tạo

16


nên ngữ trị của nó. Nếu như diễn trị của danh từ được xác định bởi các “vai
diễn” của nó trên “sàn diễn” ngữ nghĩa của câu thì kết trị của danh từ lại là giá
trị ngữ pháp ngữ nghĩa của nó có được trong mối kết hợp với các thành tố
xung quanh.
Kết trị của danh từ được thể hiện chi tiết trong phạm vi danh ngữ.
Trong cấu trúc đầy đủ của một danh ngữ, các vị trí phụ tố xung quanh, đứng
trước và sau danh từ trung tâm, kết hợp với danh từ trung tâm tạo ra một loại

giá trị mà ta sẽ gọi là kết trị. Cũng trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại”
(Đinh Văn Đức, 2001) đã chỉ rõ: Kết trị (compositional value) không phải là
toàn bộ ngữ trị (valence) của danh từ, nó là bộ phận giá trị có được từ những
kết hợp thường xuyên, tiềm tàng, lặp lại ở mỗi danh từ. Mối quan hệ thường
trực đó, hiện diện trong cấu trúc danh ngữ dưới dạng các quan hệ phân bố
ngữ pháp và quan hệ nghĩa của các vị trí ở trước và sau danh từ. Khác với
miêu tả luận trước kia, ở thời điểm này, không nên hiểu kết trị này chỉ là
những sự kết hợp thuần tuý hình thức, nó còn có những giá trị ngữ nghĩa tiềm
ẩn ở phía sau, vốn bị chi phối bởi mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của
con người.
Kết trị của danh từ là một hằng thể tối đa cho những khả năng kết hợp
của danh từ, là chuẩn ngữ pháp của mô hình danh ngữ để nhờ đó có thể đối
chiếu một khi sử dụng dạng này hay khác của danh ngữ trong một phát ngôn
nào đó.
Các dạng danh ngữ cụ thể này có thể quy về một mẫu chung (mô hình)
trên cơ sở kết trị của danh từ. Có hai loại kết trị cho danh từ là kết trị đóng và
kết trị mở.
Kết trị đóng thể hiện qua một số lượng hữu hạn các kết hợp thường trực
của danh từ với các chỉ tố ngữ pháp hữu cơ của nó. Các yếu tố này truyền
thống vẫn quen gọi là những từ phụ dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp

17


kèm theo danh từ, ví dụ như các khía cạnh của số ít/ số nhiều, bất định/ xác
định, chỉ định… và là những từ thuộc hệ thống đóng (closed-system items),
giới hạn về số lượng.
Kết trị mở của danh từ có một nét khu biệt về khả năng tiếp nhận các
thành tố cho danh từ. Danh từ có thể kết hợp khá tự do và không thường
xuyên với một loạt các thành tố phụ. Về phương diện từ vựng các thành tố

này thuộc lớp từ mở (open-class items), như tính từ, động từ… còn về đơn vị
cú pháp thì có thể là cụm từ (phrase) hoặc là một mệnh đề (clause). Các chi
tiết cụ thể về kết trị đóng và mở của danh từ sẽ được mô tả ở phần sau, trên cơ
sở danh ngữ.

18


Chƣơng II: KẾT TRỊ DANH TỪ CHUNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT- NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

2.1 Kết trị danh từ và danh ngữ tiếng Anh
Như trên đã nói, kết trị của danh từ được xem xét gắn liền với kết cấu
của danh ngữ (noun phrase), một tổ hợp từ có danh từ là chính tố làm trung
tâm, kết hợp với đa dạng các thành tố phụ xung quanh theo quan hệ một chiều
– chính-phụ. Khả năng kết hợp giữa các thành tố phụ trước và thành tố phụ
sau với danh từ trung tâm tạo ra kết trị của danh từ. Nói theo cách khác, kết
trị của danh từ được thể hiện trong cấu trúc của danh ngữ. Mỗi một loại
hình cấu trúc danh ngữ thể hiện một hình thức kết trị danh từ tương ứng. Do
vậy, việc phân tích kết trị của danh từ được gắn liền với việc mô tả mang tính
chất kết cấu cú pháp của danh ngữ. Trong tiếng Anh, theo “A Comprehensive
Grammar of the English language”, R. Quỉrk & S.Greebaum et al (1985) danh
ngữ được chia làm hai loại chính: danh ngữ cơ sở (basic noun phrase) và danh
ngữ phức (complex noun phrase). Kết cấu của hai loại danh ngữ này chứa
đựng hai loại kết trị: kết trị đóng và kết trị mở của danh từ tiếng Anh. Ứng với
danh ngữ cơ sở (basic noun phrase) là kết trị đóng của danh từ, vì các thành tố
phụ của loại danh ngữ này thuộc lớp từ đóng. Tương tự như vậy, danh ngữ
phức (complex noun phrase) có bao gồm các thành tố phụ thuộc lớp từ mở và
do đó, ứng với nó là kết trị mở của danh từ. Do có sự tương ứng và nét tương
đồng, việc mô tả kết trị của danh từ sẽ được rõ nét hơn trên cơ sở các danh

ngữ tương ứng: Danh ngữ cơ sở - Kết trị đóng và Danh ngữ phức – Kết trị
mở. Đây chỉ là sự kết ghép mang tính chất kỹ thuật mô tả chứ không phải là
phân loại vì danh ngữ và kết trị danh từ là hai khái niệm khác nhau: Danh
ngữ là nói tới đơn vị cú pháp, còn kết trị danh từ là nói tới hoạt động kết cấu
ngữ pháp ngữ nghĩa của từ loại. Ở danh ngữ phức không phải chỉ có kết trị

19


mở của danh từ mà, rất thường xuyên, kết trị đóng của danh từ cũng được thể
hiện; minh họa sẽ có ở phần dưới đây.
Cấu trúc đầy đủ của một danh ngữ tiếng Anh bao gồm nhiều thành tố: ngoài
thành tố danh từ trung tâm, được gọi là Chính tố (Head noun), còn có các
thành tố phụ ở vị trí trước và sau chính tố. Các thành tố này đươc chia thành
hai loại: (1) Loại thành tố thuộc lớp từ đóng, thể hiện kết trị đóng của danh từ,
có tính xác định cao, về quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa đối với chính tố. (2)
Loại thành tố thuộc lớp mở, có thể là một từ, cụm từ hoặc một mệnh đề, đa
dạng về thể loại và vai trò chủ yếu của chúng là xác định tính chất ngữ nghĩa
cho chính tố.
2.1.1 Danh ngữ cơ sở - kết trị đóng của danh từ tiếng Anh
Như đã được mô tả trong “A University Grammar of English” của
Randolph Quirk và Sidney Greeenbaun (1987) thì trong danh ngữ cơ sở tiếng
Anh, danh từ trung tâm có thể tồn tại đơn nhất (sole realization), không có bất
cứ thành tố phụ nào: Man matters most. Trường hợp đặc biệt này có thể được
được gọi là kết trị “0”. Nhưng thông thường thì danh từ trung tâm (chính tố)
trong danh ngữ cơ sở có mối kết hợp với một từ nào đó thuộc ba nhóm thành
tố phụ ở các vị trí trước nó, vị trí bổ nghĩa trước. Ba nhóm đó là: (1) nhóm các
định tố (determiners), (2) nhóm các tiền định tố (predeterminers) ở vị trí trước
định tố và (3) nhóm hậu định tố (postdeterminers) ở vị trí sau định tố. Mỗi
nhóm gồm các tiểu nhóm khác nhau và mỗi tiểu nhóm có bao gồm nhiều từ

khác nhau. Mỗi nhóm, mỗi tiểu nhóm và mỗi từ ở các vị trí này đều có một
vai trò nhất định trong quan hệ với danh từ trung tâm về phương diện ngữ
pháp ngữ nghĩa và xác định nên kết trị đóng của danh từ này. Cụ thể có thể sơ
lược liệt kê như sau:

20


Nhóm định tố (determiners) bao gồm 6 tiểu loại:
Mạo từ (articles): mạo từ không xác định (a/ an) và mạo từ xác
định
(the): a boy, the cat….
-

Từ sở hữu (possessive) my cat (con mèo của tôi), his name

(tên anh ta)…..
-

Từ chỉ định (demonstrative): this, that, these, those: this book

(cuốn sách này), that girl (cô gái kia), these houses (những ngôi nhà
này),

those cars (những chiếc xe ô tô kia)…….
-

Từ nghi vấn (interrogative): who, which, what, how…. : which

colours ( cái mà có màu ), whose book (cuốn sách mà của )…..

-

Từ phiếm định (Indefinitive): some, any, every, each….: some

book (một quyển sách nào đó), any cars (bất cứ cái xe ô tô nào), every
studetn (mỗi một sinh viên)…
-

Từ chỉ lượng (quantifier): much: much water (nhiều nước)…..

-

Từ gộp (inclusives): both, half, all… : all the books (tất cả các

cuốn sách)
-

Từ bội số (multipliers): double, twice, three time…: double

your saraly (hai lần lương của anh)…
this

Từ phân số (fractions): one- third, two – fifths: one – third of

book (một phần ba cuốn sách)…
Nhóm hậu định tố (postdeterminers):
-

Từ chỉ lượng (quantifiers): many, little, few…: many books


(nhiều sách), little water (một chút nước)…..
Số từ (numerals): gồm số đếm (cardinal): one (một), two (hai)
và số
thứ tự (ordinal): first (thứ nhất), second (thứ hai) ….
Các nhóm nói trên được tóm tắt theo mô hình dưới đây:


21


Mô hình danh ngữ cơ sở thể hiện kết trị đóng của danh từ tiếng Anh
DANH NGỮ CƠ SỞ

Bổ nghĩa trước

Tiền định tố
(Prediterminer)
All
(Tất cả mười quyển sách này)
Cấu trúc của danh ngữ có thể thay đổi theo đặc điểm của các thành tố phụ
ở vị trí bổ nghĩa trước chính tố, và theo đó là sự thay đổi kết trị của danh từ
trung tâm. Các khả năng các khả năng biến thể cấu trúc của danh ngữ cơ sở
gồm:
- Chỉ có duy nhất danh từ trung tâm, không có bổ ngữ: Books have been
given. (Sách đã được đem tới)
- Danh từ trung tâm đi với một trong ba thành tố: Ten/ these/ all books…
- Danh từ trung tâm với hai trong ba thành tố: All ten/ these ten/ all
these
books...
-


Danh từ trung tâm với cả ba thành tố: All these ten books…. (Tất cả

mười cuốn sách này)
tính (linear): Không có các tổ hợp: These all…; Ten all…hoặc All ten these…
(2) Các từ thuộc cùng nhóm thành tố phụ không sử dụng cùng cho một danh

22


×