Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

từ ngữ chỉ người trong tiếng tày nùng (có so sánh với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.5 KB, 103 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







TRẦN THỊ THU HẰNG







TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)








LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ












THÁI NGUYÊN, NĂM 2010



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







TRẦN THỊ THU HẰNG








TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)


Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Mã số: 60.22.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN PHÚC







THÁI NGUYÊN, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN


Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Trung tâm Thông tin Thư viện và
các Thày, Cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên; các Thày, Cô trong Viện Ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thày hướng dẫn
PGS.TS. Đoàn Văn Phúc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả
rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả


Trần Thị Thu Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai
công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả


Trần Thị Thu Hằng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm cơ bản về hình vị, từ, ngữ, nghĩa…………………
7
1.1.1. Khái niệm về hình vị………………………………………………
7
1.1.2. Khái niệm về từ……………………………………………………
10
1.1.3. Khái niệm ngữ………………………………………………………
11
1.1.4. Nghĩa………………………………………………………………
12
1.2. Vấn đề định danh và từ ngữ chỉ người………………………………
14
1.2.1. Định danh…………………………………………………………
14
1.2.2. Khái niệm từ, ngữ chỉ người………………………………………
17
1.3. Người Tày Nùng……………………………………………………
20
1.4. Tiếng Tày Nùng………………………………………………………

20
1.4.1. Vấn đề các phương ngữ Tày Nùng…………………………………
20
1.4.2. Vài nét về tiếng Tày Nùng ở Việt Nam…………………………….
23
1.5. Mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa……………………………………
33
1.6. Tiểu kết………………………………………………………………
38
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA
TỪ NGỮ CHỈ NGƢỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG
2.1. Dẫn nhập……………………………………………………………
39
2.2. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa từ chỉ người………………………
40
2.2.1. Phân loại từ chỉ người trong tiếng Tày Nùng……………………….
40
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc từ chỉ người……………………………………
45
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ chỉ người…………………………………
50
2.3. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa ngữ chỉ người……………………
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3.1. Đặc điểm chung của ngữ chỉ người…………………………………
54
2.3.2. Phân loại ngữ chỉ người………………………………… ……….
55
2.4. Tiểu kết………………………………………………………………

58
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG VÀ VĂN HÓA
TỪ NGỮ CHỈ NGƢỜI TRONG TIẾNG TÀY NÙNG
3.1. Dẫn nhập……………………………………………………………
60
3.2. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa của từ chỉ người……………………
61
3.2.1. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ chỉ người theo quan hệ thân tộc
61
3.2.2. Đặc điểm ngữ dụng, văn hóa của từ chỉ người theo quan hệ xã hội
69
3.2.3. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ chỉ người theo chức nghiệp…….
72
3.2.4. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ chỉ người là ĐTNX…………….
75
3.3. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa của ngữ chỉ người…………………
79
3.3.1. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa ngữ chỉ người theo quan hệ xã hội
79
3.3.2. Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa của ngữ chỉ người theochức nghiệp
81
3.4. Tiểu kết………………………………………………………………
82
KẾT LUẬN
84
DANH MỤC TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O…
87
PHỤ LỤC 1……………………………………………………………….
92
PHỤ LỤC 2……………………………………………………………….

96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦ U

1. LÍ DO CHỌ N ĐỀ TÀ I
Trên đất nước ta, cộng đồng dân tộc (nation) Việt Nam có 54 dân tộc
anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS). Trong nền
văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc văn
hoá riêng, tiếng nói riêng của mình. Trong khi chăm lo xây dựng một nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ
gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng phong
phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đồng thời, chúng ta
cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng hướng tới bảo
tồn giá trị văn hoá, tri thức của dân tộc đó.
Trong số 53 DTTS ở Việt Nam, dân tộc Tày và dân tộc Nùng là những
cộng đồng có nhiều nét văn hóa tương đồng nhất, đặc biệt là về ngôn ngữ. Vì
vậy, từ trước đến nay, tuy người Tày và người Nùng được coi là hai dân tộc
(ethnic), song về ngôn ngữ thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều coi tiếng Tày
và tiếng Nùng là những phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ chung
Tày Nùng. Theo số liệu chính thức của nhà nước, cộng đồng người Tày có
dân số đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số, còn cộng đồng người Nùng là
dân tộc có dân số đông thứ bảy. Người Tày và người Nùng sống tập trung ở
vùng đông bắc tại các tỉnh Lạng sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Bắc Kạn và ở vùng Lao Cai.
Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng, thiết
nghĩ, là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và
phát huy bản sắc văn hoá của người Tày và người Nùng. Mặt khác nó giúp

chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
của đồng bào các cộng đồng dân tộc Tày và Nùng, góp phần làm phong phú
thêm về mặt tư liệu văn hoá của người Tày Nùng và văn hoá của DTTS.
Lâu nay, việc nghiên cứu một cách cụ thể về từ ngữ chỉ người để từ đó
hiểu rõ hơn về một nét văn hoá của cộng đồng cư dân dân tộc Tày và Nùng,
do nhiều lí do, còn chưa được quan tâm một cách đúng mức và việc nghiên
cứu cũng chưa có hệ thống.
Với những lí do trên, người viết đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ người
trong tiếng Tày Nùng để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa, là người
con của dân tộc Nùng nên việc chọn vấn đề này còn mục đích giúp chính
người viết hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn
bộ tiến trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc. Mặt
khác, việc nghiên cứu Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng còn nhằm
mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác hiểu được hệ thống từ ngữ chỉ
người, hiểu thêm văn hoá của đồng bào Tày Nùng.
Nghiên cứu từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng là việc làm cần thiết
không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan
trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày Nùng có ý thức bảo tồn, giữ
gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. LỊCH SỬ VN ĐỀ
Từ trước đến nay đã có một số công trình, bài viết của các tác giả
nghiên cứu về từ vựng ngôn ngữ này từ nhiều phương diện khác nhau về cấu
trúc (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), ngôn ngữ học xã hội, về lịch sử Trong số
này, người ta phải kể đến hai tác giả tiêu biểu nhất người Tày là Hoàng Văn
Ma và Lục Văn Pảo. Các ông đã có hàng loạt công trình, bài viết liên quan
đến đặc điểm cấu trúc, ngôn ngữ học xã hội, lịch sử… của tiếng Tày - Nùng.

Chẳng hạn, đó là các công trình: Ngữ pháp tiếng Tày Nùng (1971), Từ điển
Tày Nùng - Việt (1974), Từ điển Việt - Tày Nùng (1984)… Bên cạnh đó còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
có hàng loạt công trình, bài viết khác của Hoàng Văn Ma, như: Một vài ý kiến
về các từ mượn trong tiếng Tày - Nùng, (1970), Vài nét về sự phát triển của
tiếng Tày - Nùng sau cách mạng tháng Tám (1970), Vấn đề tiếng và chữ Tày
Nùng (1983), Cách thức biểu hiện phương hướng của tiếng Tày Nùng và tiếng
Việt (1994), Cảnh huống tiếng Nùng (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt
nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học (2002), Tộc danh
trong các nhóm dân tộc Thái - Kađai (2004), Vấn đề tiếng Thu Lao, tiếng Pa
Dí trong mối quan hệ với tiếng Tày (2005)… Bên cạnh đó, ta còn thấy có
những bài của một số tác giả khác như: Nguyễn Hàm Dương với Xây dựng và
phát triển hệ thống từ vựng Tày - Nùng (1969), hay Nguyễn Thiện Giáp với
Cách làm giàu vốn từ vựng Tày - Nùng (1970), Đoàn Thiện Thuật với các bài
Hệ thống ngữ âm tiếng Tày Nùng (1972), Về kho từ vựng chung Việt - Tày,
(1986). Năm 1998, có luận án của Phạm Ngọc Thưởng về Từ xưng hô trong
tiếng Nùng. Gần đây, trong luận án tiến sĩ của mình (2006), Lê Văn Trường
có đề cập đến một bảng từ đối chiếu các thổ ngữ, phương ngữ Nùng trong mối
quan hệ với tiếng Nùng Dín để xác định vị của nó trong các ngôn ngữ Thái
(Tai - Kađai) ở Việt Nam.
Ở các công trình về từ vựng của những người đi trước, các tác giả
thường chỉ nghiên cứu chung về vốn từ vựng trong tiếng Tày Nùng, chứ chưa
có một tác giả nào nghiên cứu về các từ ngữ chỉ những đối tượng cụ thể thuộc
những trường từ vựng cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu từ ngữ chỉ người trong
tiếng Tày Nùng mà người viết thực hiện là hết sức cần thiết, hữu ích trong
tình hình vấn đề dân tộc và tôn giáo hiện nay của thế giới và đất nước.
3. MC ĐÍCH V NHIM V
3.1. Mục đích

- Nghiên cứu về từ ngữ (về cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng và văn hóa)
chỉ người trong tiếng Tày Nùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Thông qua việc nghiên cứu về từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng
giúp cho ta hiểu rõ hơn về văn hoá của cư dân Tày Nùng qua vốn từ.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có 3 nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận (một số khái niệm ngôn ngữ học, đặc điểm của
tiếng Tày Nùng, vấn đề đơn vị định danh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn
hóa…) phục vụ cho việc nghiên cứu từ ngữ chỉ người.
- Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa - ngữ dụng và văn hóa của các
từ chỉ người trong tiếng Tày Nùng.
- Miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng và văn hóa của các ngữ chỉ
người trong tiếng Tày Nùng.
4. TƢ LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P
4.1.Tư liệu
- Nguồn tư liệu thành văn là một số công trình nghiên cứu Từ điển Tày
Nùng Việt (1974), Ngữ pháp tiếng Tày Nùng (1971), Từ điển Việt - Tày Nùng
(1984) của các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Tiến tới xác lập vốn từ
văn hoá Việt của Nguyễn Văn Chiến, Văn hoá Tày Nùng của Lã Văn Lô, Hà
Văn Thư, Văn hoá truyền thống Tày Nùng của Hoàng Quyết, Ma Văn Bằng,
Cảnh huống tiếng Nùng (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt nam: Một số
vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học (2002) của Hoàng Văn Ma cũng
như nhiều công trình khác của những người đi trước…
- Nguồn tư liệu điền dã:
+ Thu thập tư liệu từ thực tiễn cuộc sống, thông qua các đợt điền dã tại
một số bản làng nơi người Tày Nùng sinh sống ở Thái Nguyên và các vùng
lân cận.

+ Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại, giải thích về cách
gọi tên các từ ngữ chỉ người của người Tày Nùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, mục đích của đề tài, luận văn đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu dưới đây:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu điền dã ở một số vùng xung quanh Thái
Nguyên để thu thập và bổ sung tư liệu, đặc biệt là về nghĩa của các từ ngữ và
các đơn vị tham gia cấu thành chúng, cũng như việc sử dụng chúng để đạt
hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
4.2.2. Trên cơ sở tư liệu được thu thập qua văn bản và nghiên cứu thực
địa, người viết đã vận dụng phương phá p miêu tả với các thủ pháp được áp
dụng là: Các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài . Với các thủ
pháp luận giải bên trong chính là việc phân loạ i , hệ thố ng hó a cá c đơn vị ngôn
ngữ thà nh cá c nhó m , các loại, các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con ,
thủ pháp phân tích, thủ pháp đối lập, thủ pháp vị trí, thủ pháp phân tích trường
nghĩa được áp dụng để phân tích những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của
các đơn vị cấu tạo nên từ, ngữ trong tiếng Tày Nùng. Cùng với chúng là các
thủ pháp luận giải bên ngoài: Văn hóa, tâm lí tộc người trong việc sử dụng từ
ngữ chỉ người, đặc biệt là vấn đề nghĩa đối với các đơn vị ấy trong các hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể.
4.2.3. Bên cạnh đó, một số phương phá p , thủ pháp nghiên cứu của các
ngành khoa học khác: Qui nạp, diễn dịch, mô hình hóa… cũng được vận dụng
trong quá trình phân tích, lí giải và viết luận văn.
5. CÁI MỚI V Ý NGHĨ A CỦ A ĐỀ TÀ I
5.1. Về lí luậ n
- Luậ n văn Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng là công trình nghiên

cứ u đầ u tiên về vốn từ của ngôn ngữ này từ cách nhìn nhận, phân chia theo
trường từ vựng từ các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa - tộc người.
- Luậ n văn bổ sung tư liệ u và o việ c nghiên cứ u văn hó a các dân tộ c Tày
Nùng và chỉ ra đặ c điể m văn hó a tộ c ngườ i này qua ngôn ngữ . Mặt khác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
những tư liệu và lí giải của luận văn sẽ góp phần soi sáng thêm mối quan hệ
Việt - Tày Nùng, nói riêng, và người Việt với các cư dân sử dụng các ngôn
ngữ Thái - Kađai, nói chung, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa.
5.2. Về thự c tiễ n
- Luậ n văn giú p cho cá c dân tộ c khá c hiể u đượ c hệ thố ng từ ngữ chỉ
người trong tiếng Tày Nùng. Mặt khác, trên cơ sở sưu tầ m , tậ p hợ p, hệ thố ng
hóa tư liệ u và phân tích về từ ngữ chỉ người , luậ n văn giú p ngườ i đọ c hiể u
thêm về mộ t nét văn hó a củ a ngườ i Tày Nùng thể hiện qua ngôn ngữ.
- Từ một phương diện khác, luận văn còn có thể góp phần giúp cho các
công chức không phải người Tày Nùng có thêm những kiến thức mới khi học
và sử dụng tiếng Tày Nùng trong thực tiễn công tác ở vùng cư trú của người
Tày Nùng. Chính điều này góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng và
Chính phủ đối với ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số, nhất là việc thực
hiện Quyết định 53/CP cũng như việc thực hiện các Quyết định 253/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 3 năm 2003, và Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng
01 năm 2004, nhằm đưa việc học tiếng dân tộc thiểu số trở thành nhiệm vụ
thường xuyên đối với cán bộ, công chức hay Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về việc
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức
công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
6. KẾ T CẤ U LUẬ N VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mụ c tà i liệ u tham khả o , Phụ lục ,
nộ i dung củ a luậ n văn gồ m có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa từ chỉ người trong tiếng
Tày Nùng.
Chương 3: Đặc điểm ngữ dụng và văn hóa từ ngữ chỉ người trong tiếng
Tày Nùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIM CƠ BẢN VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ, NGHĨA
1.1.1. Khái niệm về hình vị
Bất cứ một ngôn ngữ nào khi đi vào hoạt động đều phải tuân theo
những qui tắc nhất định. Cấu trúc của một ngôn ngữ bao giờ cũng gồm nhiều
bậc. Trong số các bậc ấy có bậc hình vị.
Theo quan niệm chung thì hình vị (morpheme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ
nhất có nghĩa và để cấu tạo từ. Đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau,
trong các công trình nghiên cứu về từ vựng, và hình vị được gọi bằng các tên
khác nhau: Từ tố (Nguyễn Văn Tu), nguyên vị (Hồ Lê), tiếng (Nguyễn Tài
Cẩn), hình vị (Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh) Dưới đây là một số những
định nghĩa về hình vị như sau:
+ Tiếng (hình vị) là đơn vị có mang ý nghĩa, mang giá trị ngữ pháp
nhưng không vận dụng độc lập được (Nguyễn Tài Cẩn - Ngữ pháp tiếng
Việt).
+ Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức
năng) về mặt ngữ pháp (Vũ Đức Nghệu).
+ Các yếu tố cấu tạo từ (hình vị) là những hình thức ngữ âm có nghĩa
nhỏ nhất - tức là những yếu tố không thể nào phân chia thành những yếu tố
nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để cấu tạo ra các từ theo các
phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu).

+ Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa, được dùng để cấu tạo nên các từ
(Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Thỉnh - Giáo trình tiếng Việt 2 - NXB GD HN,
1997, tr236).
Từ những định nghĩa trên, ta thấy “hình vị” có một số đặc điểm đáng
lưu ý là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Là đơn vị có kích thước vật chất - âm thanh nhất định, là mặt biểu thị,
hình thức.
- Là đơn vị có ý nghĩa nhất định, là mặt được biểu thị, nội dung.
- Là đơn vị có cấu trúc nội tại tương đối ổn định, vững chắc, không thể
phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa.
- Là đơn vị có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là
dùng để cấu tạo nên từ
Tuy vậy hình vị trong các ngôn ngữ cụ thể (với tất cả các dạng thức của
nó) không phải là đơn vị có thể nhận thức dễ dàng. Hình vị là kết quả của sự
phân tích và tổng hợp của nhà nghiên cứu, nhằm mục đích “mổ xẻ” để hiểu rõ
bản chất, chức năng của các đơn vị lớn hơn nó hoặc chính nó trong các mối
quan hệ với các đơn vị cùng loại và khác loại. Cái đơn vị này thường không
hiển nhiên đối với người bản ngữ.
Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm nhiều khi
không trùng khớp: “Hình vị” và “thành tố cấu tạo từ”. Hình vị có thể trực tiếp
cấu tạo nên từ (một mình nó hoặc kết hợp với các hình vị khác) hoặc không
trực tiếp cấu tạo nên từ, mà gián tiếp, bằng cách kết hợp với các hình vị khác
để tạo thành một thành tố có nghĩa lớn hơn hình vị. Thành tố này mới được
dùng để trực tiếp cấu tạo nên từ. Thành tố cấu tạo từ có thể trùng hoặc không
trùng khớp với hình vị. Cách nhìn nhận như vậy, giúp ta giải thích có logic
đối với những trường hợp các hình vị kết hợp với nhau, nhưng sản phẩm của
sự kết hợp này không thể được đánh giá là từ (không tái hiện được tự do trong

lời nói để tạo nên câu), mà chỉ nên xem là thành tố cấu tạo từ.
“Thành tố cấu tạo từ” được hiểu là yếu tố bên trong từ, yếu tố hợp
thành nên từ. Như vậy, cách hiểu này còn giúp phân biệt nó với đơn vị được
gọi là “đơn vị gốc”, đơn vị ở bên ngoài từ đang nói, đơn vị được lấy làm cơ sở
để tác động và chuyển hoá thành ra thành tố cấu tạo từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Từ những cách nhìn nhận hình vị trong các tài liệu ngôn ngữ học, ta có
thể chấp nhận định nghĩa: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ
được sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ.
Tuy nhiên tất cả những định nghĩa ấy đều cho ta thấy được ngoài đặc
điểm chung của hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nó còn có những đặc
điểm riêng, phản ánh rõ ràng tính đơn lập của tiếng Việt:
+ Sự trùng nhau về hình thức giữa hịnh vị với âm tiết. Trong tiếng Việt
tuyệt đại bộ phận hình vị có ranh giới hình thức trùng với âm tiết.
+ Sự gần gũi giữa hình vị và từ được thể hiện ở chỗ: Một số lớn hình vị
đồng thời là từ đơn tức là vừa có nghĩa, vừa có khả năng dùng độc lập. Ví dụ:
Nhà, sẽ, đang…
Một số khác có nghĩa, có hình thức giống từ, tuy không có tính độc lập
nhưng vẫn tiềm tàng khả năng dùng độc lập.
Số còn lại tuy tự thân không có nghĩa và không có tính độc lập nhưng
vẫn tiềm tàng khả năng mang nghĩa và vận dụng độc lập lâm thời.
+ Sự vắng mặt của các loại hình vị - phụ tố: Trong ngôn ngữ biến hình,
khi phân loại hình vị, người ta thường chia thành căn tố và phụ tố. Sự vắng
mặt của các phụ tố trong tiếng Việt chính là đặc điểm quan trọng qui định đặc
tính “phi hình thái” tức là đặc tính không biến hình của từ tiếng Việt.
Nhưng cũng cần lưu ý dùng thuật ngữ hình vị chỉ đơn vị cấu tạo từ
trong tiếng Việt chỉ là một giải pháp. Trong các sách giáo khoa tiếng Việt ở
phổ thông hiện nay, người ta dùng tuật ngữ “tiếng” để tiến hành phân loại cấu

tạo từ tiếng Việt. Những người theo quan điểm này cho rằng “tiếng” là đơn vị
mà người bản ngữ rất dễ nhận biết. Theo quan điểm này “tiếng” có những
đặc trưng cơ bản sau:
+ Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất.
+ Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Như vậy “tiếng” là đơn vị hai mặt (âm - nghĩa) phân biệt với âm tiết là
đơn vị một mặt âm thanh, không có nghĩa).
Tóm lại để hình vị có thể tạo thành từ thì nó phải có nghĩa, một hình vị
có thể cấu tạo với nhiều phương thức khác nhau.
Có nhiều cách để phân loại hình vị, nếu phân loại hình vị theo cách
truyền thống ta có căn tố và phụ tố, nó đảm bảo được hai yếu tố là chức năng
và ngữ nghĩa.
L. Bloomfield thì lại phân loại hình vị thành hình vị tự do và hình vị
hạn chế. Với cách phân loại này ta phát hiện ra một đặc tính quan trọng của
hình vị là tính chất hoạt động trên trục tuyến tính nhưng nó lại làm mất đi
phương diện ngữ nghĩa, chức năng quyết định sự tồn tại của hình vị trong
ngôn ngữ.
Cách phân loại nữa về hình vị là người ta dựa vào các đặc tính thiên về
hình thức. Dựa vào vị trí ta có tiền tố, hậu tố, trung tố. Dựa vào đặc tính âm vị
học của các hình vị thì theo E.Nida ta có các hình vị gián cách và các hình vị
từ.
Tuy nhiên dù phân loại theo cách nào thì hai tiêu chí là chức năng và
ngữ nghĩa là yếu tố quan trọng nhất để phân loại hình vị.
1.1.2. Khái niệm về từ
Trong ngôn ngữ từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, nói như vậy để thấy
rằng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, không chỉ tồn tại các từ mà còn có các
ngữ, tức là những cụm từ có sẵn, tương đương với từ, chẳng hạn các thành

ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên ngữ không phải đơn vị từ vựng cơ bản bởi nó do
các từ cấu tạo nên, muốn có các ngữ trước hết phải có các từ.
Tuy nhiên từ là đơn vị mà các nhà ngôn ngữ học rất khó để có được
một định nghĩa chính xác, hoàn chỉnh, thỏa mãn nhu cầu được biết về từ.
L.V.Sherba cho rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Các nhà
ngôn ngữ học đã đưa rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ, ta có thể chấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
nhận và sử dụng định nghĩa sau về từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả
năng vận dụng độc lập tạo nên câu.
Tính độc lập của từ được thể hiện:
+ Độc lập về vị trí: Mỗi từ đều có khả năng tách khỏi từ bên cạnh một
cách dễ dàng. Ví dụ: Nhà cửa…
+ Độc lập về chức năng: Từ có khả năng độc lập đảm nhiệm một chức
năng cú pháp nào đó trong câu như chủ ngữ (Ví dụ: Tôi xây nhà), bổ ngữ (Ví
dụ: nhà rất đẹp), định ngữ…
Trong hai mức độ độc lập trên thì tính độc lập về vị trí có ở cả thực từ
và hư từ, còn độc lập về chức năng chỉ có ở thực từ.
Như vậy có thể nhận thấy từ có cấu trúc tương đối ổn định, hoàn chỉnh
về ngữ âm và ngữ nghĩa, là vị cơ bản để cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó
như câu, cụm từ…
1.1.3. Khái niệm ngữ
Ngữ là cụm từ có sẵn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có
nhiều đặc điểm giống với từ:
Chúng có thể tái hiện trong lời nói như từ.
Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có thể làm cơ
sở để cấu tạo các từ mới.
Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng là những đơn vị định danh, biểu thị
những hiện tượng của thực tại khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động

khác nhau của con người.
Ngữ mà ta thường hay nói tới nhiều nhất là ngữ cố định, nó có sẵn
trong ngôn ngữ được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội.
Nó bao gồm tập hợp những từ đơn có kết cấu chặt chẽ, vững chắc ổn định, bất
biến và có nghĩa hoàn chỉnh để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu thị khái niệm
(Ví dụ: Cưỡi ngựa xem hoa, nước đổ lá khoai…). Tuy nhiên tính độc lập về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ
vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt.
Bên cạnh đó còn có ngữ tự do nghĩa của nó là nghĩa của của các từ
vựng độc lập tạo thành, ngữ tự do có khả năng sản sinh ra các từ mới một
cách linh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của người phát ngôn.
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa:
“Ngữ: Kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư
từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái
niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại
khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều
thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi
phối hay liên hợp. Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ
nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính
gọi là thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh
ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ tạo nên tính ngữ, ngữ còn được gọi
là cụm từ, từ tố.
Ngữ là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng quá trình,
phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh
giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng.
1.1.4. Nghĩa
Khi nói về hình vị, từ, ngữ ở trên, chúng ta đã xác nhận đặc tính quan

trọng nhất của các đơn vị này là “có nghĩa”. Vậy nghĩa là gì?
Khi nói tới các đơn vị ngôn ngữ thì chúng bao gồm hai mặt (cái biểu
hiện và cái được biểu hiện, hay hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ
hai, tức nội dung.
Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa vì khái niệm này rất trừu
tượng (so với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác). Về mặt lí thuyết, căn cứ để
hiểu nghĩa, là: Các đơn vị đang xét (từ và hình vị) được sử dụng trong sự qui
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
chiếu về một sự vật hiện tượng nào đó, với yêu cầu người nói và người nghe
đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tượng ấy, khi nhắc đến đơn vị đang xét.
Nhờ sự qui chiếu như vậy, sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các
đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn.
Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính qui ước là nhờ người nói và người
nghe (bản ngữ) ước định với nhau: Âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện
tượng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tượng kia Như vậy, mặt vật
chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, qui định ràng buộc và là điều kiện tồn tại
của nhau. Đồng thời, cũng như các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này
(từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Tách ra khỏi hệ
thống, chúng không tồn tại nữa.
Vậy nghĩa là: Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên
một mối liên hệ thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định,
nhờ đó sự phản ánh này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ. Mối liên hệ này
được hiểu là “nghĩa”.
Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), người ta phân biệt các thành phần
như: Nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện
tượng cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm
thanh” với ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tượng
được phản ánh vào ý thức con người) Ngoài ra, người ta còn phân biệt

nghĩa cấu trúc - là mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống,
nghĩa ngữ dụng - là mối liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ
của người sử dụng.
Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên,
người ta đề xuất nhiều cách, trong đó thường được sử dụng hơn cả là làm cho
cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh. Ngữ cảnh được hiểu là
chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa. Ngữ cảnh, có
thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể).
Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, từ, ngữ phải xem xét trong
quá trình hành chức của nó. Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi
hoạt động ngôn ngữ, trong đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu. Như
vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới được hiện thực hoá và xác định. Hơn
thế nữa, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có
thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa),
đồng thời người nói cũng có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác
trong hệ thống ngôn ngữ của mình: Đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa.
1.2. VN ĐỀ ĐỊNH DANH V TỪ NGỮ CHỈ NGƢỜI
1.2.1. Định danh
Thuật ngữ “định danh” (nomination) có nguồn gốc từ tiếng La tinh
nghĩa là “tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên. Đó là
chức năng của đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Như vậy định danh có thể hiểu
một cách đơn giản là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng nào đó. Sự
hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để
gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan và tạo
nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các
từ, các tổ hợp từ, thành ngữ, câu. Đối tượng của lí thuyết định danh là nghiên

cứu mô tả những qui luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác
động qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình
định danh. Tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu
hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực -
khái niệm - tên gọi. Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc
của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần
và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực
khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các
lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có
tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi
được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức
ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó. Chính mối tương quan giữa cái
biểu nghĩa và biểu vật, và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi
định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.
Theo G.V.Cônsansky, định danh là “Sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu
ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của
một biểu vật - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá
trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành
những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”. Theo ông thì bất kì kí hiệu ngôn
ngữ nào cũng biểu thị những thuộc tính đã được trừu tượng hoá của các sự vật cụ
thể, và do vậy, bao giờ cũng gắn với một lớp đối tượng hay một loạt hiện tượng.
Qui trình định danh một sự vật, hiện tượng thông thường diễn ra là, khi có
một đối tượng mới cần đặt tên, người ta phải tiến hành các thao tác:
Một là, qui loại đối tượng mới ấy vào loại đối tượng nào đó đã có tên
trong ngôn ngữ.
Hai là, con người tìm hiểu và vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó

vốn có của đối tượng mới này. Để định danh, người ta sẽ chọn một đặc trưng
nào đó là tiêu biểu, dễ khu biệt nó với những đối tượng khác và đặc trưng ấy
phải đã có tên gọi trong ngôn ngữ.
Ba là, người ta sử dụng biện pháp cấu tạo từ nào đó.
Ví dụ: Để đặt tên cho một loài động vật sống ở biển, đẻ ra con và nuôi
con bằng sữa, trước hết người Việt qui nó vào loài động vật đã có tên gọi là
“cá”. Sau đó người ta chọn đặc trưng tiêu biểu là có kích thước rất to, hơn hẳn
kích thước các loài cá khác và kích thước to này vốn được biểu thị bằng tên
gọi con vật có kích cỡ khổng lồ tương đương là “voi”. Cuối cùng, người ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
dùng biện pháp cấu tạo từ của tiếng Việt theo cách ghép tên chỉ đặc trưng
“voi” vào tên gọi chỉ loại là “cá” để tạo ra tên gọi cho đối tượng này, khi đó
sẽ có tên gọi là cá voi.
Từ đây có thể thấy rằng, đặc điểm định danh của dân tộc này so với dân
tộc khác, hoặc địa phương này so với địa phương khác, có thể khác nhau ở ba
điểm sau:
Thứ nhất, cách qui loại khái niệm của đối tượng được định danh. Chẳng
hạn, “củ lạc” thực chất là “quả lạc” nếu xét theo thực vật học, nhưng theo tư
duy ngôn ngữ và sự hiểu biết của người Việt thì phàm những bộ phận nào của
cây chứa chất bột, phình to, nằm ở dưới đất hay trong lòng đất thì đều được
qui vào khái niệm củ. Do đó ta không gọi quả lạc mà gọi là củ lạc.
Thứ hai, cách lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên
gọi của nó. Ví dụ: Cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu
hồng, có hương thơm… người Việt đã qui nó vào loài hoa và chọn đặc trưng
“đập vào mắt” là màu hồng để gọi tên là “hoa hồng”. Sau đó tên gọi hoa hồng
lại được sử dụng làm tên một loài hoa cho dù màu của hoa loài cây này là
trắng, là vàng hay đỏ như nhung. Khi đó tuỳ màu hoa cụ thể mà có các tên gọi
mới cho từng tiểu loại trong loài hoa hồng này, chẳng hạn, hoa hồng bạch,

hoa hồng nhung, hoa hồng vàng…
Khi bàn về lí do của tên gọi, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ: Tham
gia vào quá trình định danh gồm có hai tham tố: Chủ thể định danh và đối
tượng được định danh. Phụ thuộc vào hai tham tố này sẽ có hai loại lí do khác
nhau:
Lí do chủ quan: Phụ thuộc vào chủ thể định danh. Chỉ chủ thể định
danh mới biết được lí do của tên gọi, chẳng hạn một người cha đặt tên con là
Phú là vì mong ước một cuộc sống giàu có cho con sau này…
Lí do khách quan: Đây là loại lí do phụ thuộc vào đối tượng được định
danh. Nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi tên nó. Đó cũng là loại lí do dễ thấy nhất.
Ví dụ: Tên các loài động vật được đặt theo tiếng kêu như: bò, mèo, quạ, chim
cuốc… hay tên các loài thực vật được đặt theo hình dáng, màu sắc… các bộ
phận của nó: hoa loa kèn, hoa hồng,…
Tuy nhiên, còn rất nhiều sự vật mà chúng ta chưa biết, chưa nhận ra lí
do tên gọi của chúng, song như tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ [sđd,
tr.172]: “chưa biết, không biết” không có nghĩa là “không có”.
Thứ ba, Đặc trưng của định danh ngôn ngữ còn được biểu hiện ở vấn
đề “kĩ thuật ngôn ngữ” để cấu tạo các tên gọi. Theo ý kiến của viện sĩ
B.A.Sereprennhicôp, trong các ngôn ngữ có thể có những “kĩ thuật ngôn ngữ”
để tạo tên gọi sau đây:
1. Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc
trưng của đối tượng này.
2. Mô phỏng âm thanh (tức là tượng thanh).
3. Phái sinh.
4. Ghép từ.
5. Cấu tạo các biểu thức đặc ngữ.

6. Can ke (hay sao phỏng).
7. Vay mượn.
8. Chuyển nghĩa của từ. Cách định danh này thường được gọi là định
danh thứ sinh (hay là thứ cấp).
Các thủ pháp định danh là chung cho tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới.
Song, đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là loại hình ngôn ngữ, có ảnh
hưởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp định danh. Chính các thủ
pháp này sẽ làm nên đặc trưng của hành vi định danh ngôn ngữ.
1.2.2. Khái niệm từ, ngữ chỉ ngƣời
Khi nói tới vốn từ vựng của một ngôn ngữ, người ta có thể nghiên cứu
nó từ rất nhiều góc độ khác nhau: Các lớp từ ngữ xét về nguồn gốc, về phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
vi sử dụng, về nghĩa của các lớp từ, hay về các trường (trường từ vựng,
trường từ vựng - ngữ nghĩa, hay còn gọi là trường nghĩa) Trong vốn từ ngữ
của một ngôn ngữ bao gồm những lớp từ ngữ thuộc nhiều trường từ vựng
khác nhau, như: Trường từ vựng chỉ người, trường từ vựng chỉ hiện tượng tự
nhiên, trường từ vựng chỉ động thực vật, trường từ vựng chỉ công cụ lao động,
trường từ vựng chỉ đặc điểm tính chất
Tuy nhiên, trong luận văn này, người viết chỉ khảo sát về một trường từ
vựng: Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng mà không phải là khảo sát về
trường nghĩa biểu vật chỉ người. Sở dĩ như vậy bởi trường nghĩa biểu vật (chỉ
người) là một tập hợp những từ ngữ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật sẽ rất
rộng, bao gồm rất nhiều từ ngữ thuộc về các từ loại rất khác nhau: Danh từ,
tính từ, đại từ có liên quan đến con người. Chẳng hạn:
Những danh từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người: Như các từ
ngữ chỉ người cụ thể, như các từ chỉ từ thân tộc, từ chỉ người theo nghề
nghiệp, theo quan hệ xã hội, các từ chỉ bệnh tật của người
Những hành động liên quan đến con người, bao gồm các động từ nội

động và ngoại động thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người: Các động từ
chỉ sự tồn tại, chỉ hoạt động, vận động
Những tính từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người: Chỉ đặc
điểm, tính cách, hình dáng, nước da, khuôn mặt con người
Những đại từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người.
Ngoài ra, người ta có thể chỉ ra hàng loạt những từ thuộc các từ loại
khác nữa cũng thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người.
Khái niệm trường từ vựng chỉ người được người viết dùng trong luận
văn này hoàn toàn khác với khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người.
Từ ngữ chỉ người cũng là một kiểu đơn vị định danh trong tiếng Tày Nùng.
Qua thực tế khảo sát, các từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng thường bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
gồm: Từ ngữ chỉ người là danh từ (hay mang đặc điểm của danh từ) và đại từ
nhân xưng (hay mang đặc điểm của đại từ nhân xưng) mà thôi.
Từ quan niệm về định danh và từ ngữ chỉ người như trên, trong luận
văn này, các đơn vị từ, ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng là những đơn vị
định danh, được coi là đối tượng để xem xét, nghiên cứu về cấu trúc, ngữ
nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác. Các yếu
tố, đơn vị (được người viết gọi là thành tố) tham gia cấu tạo nên những đơn vị
định danh này (từ, ngữ) cũng thuộc phạm vi nghiên cứu các đơn vị định danh:
Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng.
Bất kì một dân tộc nào, dù văn minh hay lạc hậu trên thế giới cũng đều
có hệ thống từ ngữ chỉ người. Hệ thống từ ngữ chỉ người trong mỗi ngôn ngữ
xuất hiện khi xã hội loài người hình thành và số lượng tăng dần theo sự phát
triển của xã hội. Khi con người thoát khỏi thế giới động vật, do yêu cầu của
sự phân biệt ta với không phải là ta, đã làm xuất hiện các từ thường được gọi
là đại từ nhân xưng. Nhưng khi chế độ quần hôn (thường chỉ có quan hệ thân
tộc kiểu: mẹ - con, anh - em, chị - em chuyển sang hôn nhân đối ngẫu thì xuất

hiện các cặp từ chỉ quan hệ họ hàng: bố - mẹ, ông - bà ). Và dần dần, từ hôn
nhân đối ngẫu sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, do sự
phát triển của xã hội, từ chế độ gia đình mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ
làm phát triển hệ thống từ thân tộc theo hướng số lượng các từ ngữ chỉ quan
hệ thân tộc ngày càng tăng, đặc biệt là các từ ngữ chỉ người theo chức nghiệp.
Nếu xét theo thời gian xuất hiện, thì hệ thống từ ngữ chỉ người trong các ngôn
ngữ thường bao gồm:
1. Từ ngữ chỉ người là các đại từ nhân xưng.
2. Từ chỉ người trong gia đình, họ hàng thân thuộc mà chúng tôi gọi là
các từ thân tộc (hay từ chỉ người theo quan hệ thân tộc).
3. Từ chỉ người chung (theo quan hệ xã hội).
4. Từ chỉ người theo chức nghiệp.

×