Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ban tom tat nghiên cứu đối chiếu phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.68 KB, 27 trang )












VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI




NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG




NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG
Mã số: 62 22 01 05








TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN






















HÀ NỘI - năm 2014





Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Ngôn ngữ học - Học viện khoa học xã
hội , Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI
Phản biện 1: GS.TS Hoàng Văn Vân
Phản biện 2: GS.TS Lê Quang Thiêm
Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Chung Toàn

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp
tại: ………………………………………………………………
Vào lúc giờ…………ngày………tháng………năm………
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:



1. 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1) Cùng với không gian làm trục hoành, thời gian làm trục tung trên tọa độ trong đời sống của con ngƣời
mọi ngôn ngữ đều có các phạm trù không gian, thời gian và những phƣơng tiện biểu hiện tƣơng ứng. Đó có thể
là phƣơng tiện từ vựng hoặc phƣơng tiện ngữ pháp. Ngôn ngữ nào cũng sử dụng một lớp từ vựng nhằm định vị
không gian và thời gian trong các tình huống giao tiếp. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa chúng là phƣơng thức
sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ sẵn có trong chức năng biểu thị không gian và thời gian: có ngôn ngữ ƣu
tiên các phƣơng tiện từ vựng ít sử dụng các yếu tố khác, ngƣợc lại có ngôn ngữ khai thác tối đa các hình thái
động từ, hoặc các hình thái tố kết hợp với vị từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến thời gian một
cách rất tinh tế. Hiện tƣợng này bắt nguồn từ sự khác biệt trong tri nhận về thời gian, từ đặc điểm tƣ duy và từ
văn hoá giao tiếp của các dân tộc. Tiếng Hàn và tiếng Việt là ví dụ điển hình minh hoạ cho nhận định trên.
Điểm chung của hai ngôn ngữ này là đều áp dụng phƣơng thức biểu thị thời gian theo sự phân chia
truyền thống là quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Nhƣng trong tiếng Hàn (loại hình ngôn ngữ chắp dính tiêu biểu)
sự hiện diện của các hình thái tố biểu hiện thời và thể nhƣ ~ (으)ㄴ/ ~ 는/ ~ (으)ㄹ/ ~었/~겠 /~ㄹ 것 là bắt

buộc trong mọi trƣờng hợp, ngƣợc lại trong tiếng Việt các hƣ từ biểu hiện thời gian nhƣ đã, đang, sẽ đƣợc sử
dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc. Đây là điểm khác biệt rất đáng chú ý dẫn đến nhiều hệ quả quan
trọng đối với việc dạy học tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ và dịch thuật. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa
có nghiên cứu đối chiếu nào mang tính hệ thống, nêu bật đƣợc sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Hàn-Việt trong
cách biểu thị thời gian. Với mục đích phục vụ cho giảng dạy và dịch thuật, việc nghiên cứu phƣơng tiện
biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp thiết.
2) Xét trên phƣơng diện đối chiếu ngôn ngữ Hàn-Việt nói chung và vấn đề biểu hiện thời gian trong đề tài
của chúng tôi nói riêng, có thể nhận thấy: Trên phƣơng diện ngôn ngữ học ứng dụng, để nâng cao chất lƣợng
và hiệu quả giảng dạy và học tập, các nhà giáo học pháp ngoại ngữ cần phải dựa vào kết quả của các công
trình đối chiếu ngôn ngữ nhằm dự báo những khó khăn của ngƣời học ở những nội dung, những hiện tƣợng
ngữ pháp có sự khác biệt rất lớn giữa các ngôn ngữ, để từ đó xác định những chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp,
nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tiếp thu ngoại ngữ của ngƣời học nói chung và của sinh viên tiếng Hàn nói
riêng. Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ đối chiếu hƣớng đến những ứng dụng vào dạy và học
ngoại ngữ nhƣ vậy là rất cần thiết.
3) Trƣớc xu hƣớng hợp tác quốc tế nói chung và giao lƣu giữa hai nƣớc Việt Nam – Hàn Quốc nói riêng,
nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngữ tiếng Hàn đang tăng cao. Hơn bao giờ hết giảng viên và sinh viên
cần đƣợc tham khảo những công trình nghiên cứu mang giá trị ứng dụng trong học tập và nghiên cứu tiếng
Hàn. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 11 trƣờng Đại học tổ chức đào tạo, giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Hàn
Quốc, ở Hàn quốc cũng có 5 trƣờng đại học thành lập khoa tiếng Việt và tổ chức giảng dạy ngành Việt ngữ
học. Theo số liệu thống kê của Cục xúc tiến thƣơng mại, hiện nay Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn
đầu trong đầu về số lƣợng dự án đầu tƣ vào Việt Nam và là quốc gia đứng thứ tƣ về tổng số vốn đầu
tƣ. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ nhất trong số các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển
(ODA) của Hàn Quốc. Giao lƣu giữa nhân dân hai nƣớc Hàn-Việt cũng phát triển dƣới nhiều hình
thức đa dạng. Hiện có khoảng 100.000 ngƣời Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt, ngƣợc
lại, cũng có 120.468 ngƣời Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Tổng cục du lịch
Hàn Quốc cũng cho biết mỗi tuần có 182 chuyến bay qua lại giữa hai nƣớc, và Hàn Quốc là quốc gia
đứng thứ nhất về lƣợng khách du lịch đến thăm Việt Nam. Vì thế, số ngƣời đã, đang học tiếng Hàn
và số ngƣời mong muốn sẽ học tiếng Hàn để phục vụ cho công việc, sinh hoạt, làm việc, sinh sống
tăng lên nhanh chóng khiến cho các cơ sở đào tạo tiếng Hàn quốc cũng phát triển rất nhanh. Bên
cạnh các trƣờng đào tạo chính quy, số các trung tâm ngoại ngữ lớn nhỏ tổ chức giảng dạy tiếng Hàn

đã tăng đến mức khó để đƣa ra đƣợc một thống kê chính xác.
Trong bối cảnh trên nhu cầu học tiếng Hàn là rất lớn nhƣng tất cả các học viên đều khẳng định
“tiếng Hàn rất khó”. Khó khăn của việc học ngoại ngữ này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do nhƣ sự
khác biệt về văn hoá, lối sống, cách tƣ duy, và môi trƣờng xã hội .v.v. Nhƣng theo chúng tôi, khó
khăn đầu tiên và căn bản nhất xuất phát từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Nhằm góp
phần giúp sinh viên Việt Nam khắc phục những khó khăn khi học tiếng Hàn, chúng tôi tập trung
“Nghiên cứu đối chiếu phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt” với mục tiêu
chính là mô tả hệ thống biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn, xác định những phƣơng thức biểu hiện
thời gian tƣơng đƣơng trong tiếng Việt, phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa phƣơng
thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ; từ đó nhấn mạnh các điểm cần lƣu ý trong quá trình
giảng dạy và học tập cũng nhƣ trong quá trình dịch thuật từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại.
Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp đáng kể trên bình
diện lý luận ngôn ngữ nói chung và trên bình diện ứng dụng vào giảng dạy tiếng Hàn nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án này là thông qua nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu phƣơng thức biểu thị thời gian
trong tiếng Hàn và Việt, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của phƣơng thức biểu hiện thời gian trong
các ngôn ngữ đối chiếu, trong chức năng phản ánh đặc trƣng tƣ duy văn hóa dân tộc.
2.2 Nhiệm vụ của luận án
1) Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2) Tổng quan tình hình nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
3) Tập trung khảo sát một trong những phƣơng thức biểu hiện thời gian là thời và thể động từ trong tiếng
Hàn và đối chiếu với tiếng Việt nhằm chỉ ra những tƣơng đồng và khácbiệt giữa hai ngôn ngữ.
4) Để xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy thời và thể động từ tiếng Hàn cho sinh
viên Việt Nam trên cơ sở phân tích lỗi sử dụng động từ của sinh viên và đề xuất phƣơng pháp khắc phục.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3.1 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngữ học
Khi diễn đạt một nhận định về một sự tình bất kỳ, ngƣời nói cần sử dụng các phƣơng tiện ngôn
ngữ và tuân thủ các quy tắc ngữ pháp. Trong biểu đạt ý nghĩa thời gian các phƣơng tiện đƣợc sử
dụng gồm phƣơng tiện từ vựng (hệ thống các từ chỉ thời gian)và phƣơng tiện ngữ pháp (thời, thể,

tình thái ở vị từ, .v.v) hoặc các phƣơng tiện ngữ nghĩa phái sinh hình thành.
Về tình hình nghiên cứu tiếng Hàn: Những nghiên cứu sớm nhất về “thời” trong tiếng Hàn là của
Choi Kwang Ok (1908), và Chu Si Kyung (1910). Các tác giả này đã đặt ra những vấn đề nghiên cứu
tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác khi cho rằng trong tiếng Hàn có sự tồn tại của thời “quá khứ
của quá khứ” và chủ trƣơng chia thời gian thành ba “thời”: hiện tại (lúc này), quá khứ (thời điểm đã
qua) và tƣơng lai (thời điểm sẽ đến) đƣợc biểu hiện bằng cả biểu thức liên kết (hình thái tố liên kết
câu) và biểu thức kết thúc (hình thái tố kết thúc câu). Vào những năm 1930, Park Seung Bin (1935)
và Choi Hyun Bae (1937) đã từng bƣớc cụ thể hoá phạm trù thời trong tiếng Hàn khi các tác giả mô
tả, ngữ pháp hoá hoặc nghiên cứu từng hình thái tố và chỉ ra những lớp nghĩa khu biệt của chúng.
Giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về “thời” trong tiếng Hàn đều tập trung giải quyết các vấn đề (1)
xem xét lại quan điểm về “thời”, (2) nhận diện lại các giá trị về “thể”, (3) xác định giá trị tình thái
trong các cấu trúc câu, và các loại câu. Từ đó hình thành ba nhóm nghiên cứu chính là:
- Nhóm 1: Theo quan điểm hình thái tố biểu thị thời hoặc thể, tình thái là những đơn vị độc lập. Đây
là các nghiên cứu chủ trƣơng áp dụng phƣơng pháp phân tích theo các phạm trù ngữ pháp truyền
thống.
- Nhóm 2: Cho rằng hình thái tố có thể có chức năng kép, vừa biểu hiện thời vừa biểu hiện thể, nói
cách khác, một hình thái tố đồng thời biểu hiện ý nghĩa thời” và ý nghĩa “thể”. Đại diện tiêu biểu của
xu hƣớng này là Nam Ki Sim.
- Nhóm 3: Bảo vệ quan điểm một hình thái tố đồng thời có thể biểu thị cả thời, thể và tình thái. Đại
diện của xu hƣớng này là Kim Seok Tuk (1974) và Seo Jeong Soo (1976).
Về tình hình nghiên cứu tiếng Việt: Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều khuynh hƣớng khác nhau
trong tiếp cận và nghiên cứu về vấn đề thời và thể. Xét về mặt thời gian, chúng ta có thể xác định các
khuynh hƣớng sau.
Thứ nhất: những nghiên cứu về phạm trù thời gian trong tiếng Việt đƣợc thực hiện ở giai đoạn
trƣớc những năm 1960 chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học Châu Âu. Các nghiên cứu này đƣợc chia
thành hai khuynh hƣớng rõ rệt là:
- Khuynh hƣớng mô phỏng ngữ pháp nhà trƣờng: lấy ngữ pháp tiếng Pháp làm chuẩn và tìm kiếm
những sự tƣơng ứng trong biểu hiện ý nghĩa thời và thể trong tiếng Việt. Tiêu biểu là các nghiên cứu
của Trƣơng Vĩnh Kí (1883), Bùi Đức Tịnh (1952).
- Khuynh hƣớng phủ nhận phạm trù thời thể trong tiếng Việt cho rằng các biểu hiện về thời trong

tiếng Việt là sử dụng các trạng từ chỉ thời gian làm túc từ.
Thứ hai: giai đoạn sau những năm 1960, các nhà Việt ngữ học đã bắt đầu có những nghiên cứu
không mô phỏng hoặc chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học châu Âu. Các công trình nghiên cứu thực
hiện ở giai đoạn này với số lƣợng rất lớn, đều tập trung tranh luận về các vấn đề quan trọng nhƣ:
- Tiếng Việt có thời hay không có thời ? Đây là vấn đề cốt lõi đƣợc đặt ra trong các nghiên cứu
của Nguyễn Kim Thản (1977), Đào Thản (1979), Lê Quang Thiêm (1989) .v.v. Đáng chú ý là
công trình của Nguyễn Minh Thuyết chủ trƣơng coi thời và thể là hai phạm trù ngữ pháp thực
sự tồn tại trong tiếng Việt và nghiên cứu của ông đã rất thuyết phục ở chỗ chứng minh đƣợc một
cách rõ ràng sự khu biệt giữa những bộ phận đối lập nhau (tƣơng lai/phi tƣơng lai, hoàn thành/phi hoàn
thành .v.v.)
- Thời là phạm trù độc lập hay là phạm trù gắn với phạm trù thể và tình thái ? Trả lơì câu hỏi này,
Đinh Văn Đức (2001) cho rằng tiếng Việt có thời mà không có thể.Ngƣợc lại các tác giả Cao
Xuân Hạo (1998), Phan Thị Minh Thuý (2002), nhận định rằng tiếng Việt không tồn tại thời và
chỉ tồn tại thể.
- Thời trong tiếng Việt đƣợc chia thành 1 thời, 2 thời hay 3 thời? Vấn đề này đƣợc nêu trong các
nghiên cứu của các tác giả Đào Thản (1979), Lê Quang Thiêm (1989), Nguyễn Minh Thuyết
(1995).
Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận với quan niệm tƣ duy về thời gian của con ngƣời gắn chặt
với tƣ duy về sự chuyển động của không gian, haynói cách khác, nghĩa thời gian xuất phát từ nguồn
nghĩa không gian, đã có ảnh hƣởng đến các nghiên cứu gần đây về thời và thể. Áp dụng phƣơng
pháp tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, các tác giả Nguyễn Đức Dân (1996), Lí Toàn Thắng (2002)
.v.v đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề ngữ pháp học thuần tuý cũng nhƣ những vấn
đề thuộc ngoại vi ngôn ngữ.
Một nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Trang Phan (2013) dƣới góc nhìn của ngữ pháp tạo
sinh cho rằng một số nghĩa ngữ pháp của các phạm trù thời, thể, tình thái .v.v là đặc tính của các cấu
hình cú pháp nào đó chứ không phải là đặc tính bản thân các mục từ từ vựng biểu đạt. Khảo sát cấu
trúc cú pháp đa tầng của tiếng Việt, nghiên cứu của Trang Phan (2013) đã chỉ ra rằng trong tiếng Việt
sẽ có chức năng đánh dấu thờingôn ngữ (Tense Phrase), đang, đã có chức năng ngoại thể ngữ (outer
Aspect Phrase). Nhƣ vậy bản chất ngữ pháp của các từ đã, đang, sẽ với ý nghĩa biểu hiện thời gian vẫn
còn đƣợc giới Việt ngữ học tiếp tục thảo luận.

3.2. Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy tiếng Hàn
Các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phục vụ cho mục đích giảng dạy tiếng
Hàn nhƣ một ngoại ngữ trƣớc hết tập trung vào việc mô tả ngữ pháp tiếng Hàn. Có thể kể công trình
của Kim Je Yeol (2001), (2003), (2004), một nghiên cứu có nhiều đóng góp quan trọng. Tiếp theo là
các nghiên cứu phân tích lỗi của ngƣời học của một số tác giả nhƣ Lee Jeong Hee (2001, 2002,
2003), No Jae Un (2001), Song Ji Yoen (2002), Han Jeong Hee (2003), Lee Hae Young (2003), Park
Son Hee (2004) , Kim Ho Jeong (2004), (2006) và của các nhà nghiên cứu ngoài Hàn Quốc, chuyên
gia về lí luận giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ nhƣ Morimoto Kachuhiko (2002), Song Bi
Rak (2005).
Ở lĩnh vực nghiên cứu phân tích lỗi của ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hàn, Lee Jeong Hee (2001),
(2002), (2003) đã thực hiện một số điều tra và cho thấy sinh viên ngƣời Nhật Bản mà tiếng mẹ đẻ
thuộc cùng loại hình ngôn ngữ với tiếng Hàn Quốc lại có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn so với ngƣời học mà
tiếng mẹ đẻ của họ thuộc loại hình ngôn ngữ khác. Lee Hae Young (2003) tập trung nghiên cứu lỗi
của học viên Trung Quốc qua nguồn dữ liệu là văn bản viết và cả lời thoại ghi âm. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, khác với học viên Nhật Bản, học viên Trung Quốc mà tiếng mẹ đẻ thuộc loại hình
ngôn ngữ đơn lập, gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng chính xác các hình thái tố
biểu hiện thời gian trong các câu ghép tiếng Hàn. Ngoài ra là các công trình nghiên cứu của một số
giáo sƣ ở các trƣờng đại học ngoài Hàn Quốc nhƣ Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc.v.v đã cố gắng
lý giải những lỗi sai mà học viên nƣớc đó mắc phải dƣới lăng kính của ngôn ngữ học đối chiếu.
Những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng thành quả của ngôn ngữ học đối chiếu vào
lí luận dạy học ngoại ngữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một
ngoại ngữ. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu đối chiếu Hàn-Việt nào đƣợc thực
hiện.Vì thế chúng tôi dành chƣơng 4 của luận án này để thảo luận về những vấn đề giáo học pháp
tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ, dựa trên các kết quả nghiên cứu đối chiếu đã đạt đƣợc.
4. PHƢƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Những phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong luận án này là:
a. Phƣơng pháp miêu tả: áp dụng cho việc mô tả những biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn trên bình
diện đặc trƣng hình thái, cấu trúc, và ý nghĩa.
b. Phƣơng pháp đối chiếu: chúng tôi xác định mẫu số chung cho cả hai ngôn ngữ Hàn-Việt dùng làm
căn cứ đối chiếu là những hình thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ này.Từ điểm nhìn này,

chúng tôi sẽ xem xét, phân tích các phƣơng tiện biểu hiện thời gian mà hai ngôn ngữ sử dụng để phát
biểu về sự tƣơng đồng hay khác biệt giữa chúng. Nhƣ vậy các bƣớc đối chiếu mà chúng tôi sẽ thực
hiện gồm:
- Bƣớc 1: Phân tích đối chiếu các phƣơng tiện biểu hiện thời gian trong hai hệ thống ngôn ngữ, đặc
biệt là các phạm trù thời và thể.
- Bƣớc 2: Kiểm chứng các kết quả đối chiếu đã thu đƣợc trên bình diện hệ thống ngôn ngữ bằng
cách phân tích các bản dịch song ngữ Hàn- Việt và Việt-Hàn, để khẳng định hoặc xem xét lại các giá
trị ý nghĩa ngữ pháp của các hình thái tố biểu thị thời gian từ góc độ ngôn ngữ sử dụng thực tế.
- Bƣớc 3: Phân tích các lỗi về dùng thời thể động từ tiếng Hàn mà học viên Việt Nam thƣờng mắc từ
nguồn dữ liệu thực tế là bài viết bằng tiếng Hàn của sinh viên, nhằm một lần nữa khẳng định sự khác
biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ và những khó khăn mà sự khác biệt này gây ra cho ngƣời học, từ đó
giúp cho các nhà giáo học pháp ngoại ngữ xác định đƣợc một chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số thủ pháp khác nhƣ thống kê trong quá trình khảo sát lỗi
và khái quát các nhóm lỗi, phân tích định tính, phân tích định lƣợng các dữ liệu thu thập đƣợc từ bản
dịch song ngữ và bài viết của sinh viên Việt Nam.
5. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ CỨ LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các phƣơng thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và trong
tiếng Việt.
Về phạm vi nghiên cứu: Trong công trình này chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề thời và thể
trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt. Sự giới hạn này xuất phát từ những lý do sau:
Phạm trù thời gian đƣợc biểu đạt bằng nhiều phƣơng tiện, trong đó có phƣơng tiện từ vựng và
ngữ pháp. Tuy nhiên tính thích đáng của một nghiên cứu là tập trung làm sáng tỏ những điểm nổi trội, những
nét đặc thù của một ngôn ngữ. Thực tế cho thấy thời và thể động từ là một phƣơng tiện ngữ pháp biểu hiện
thời gian điển hình của tiếng Hàn, trong khi đó những vấn đề liên quan đến phạm trù thời và thể vẫn đang
đƣợc tiếp tục tranh luận trong giới Việt ngữ học. Do vậy đề cập đến vấn đề phức tạp này sẽ là một thách thức
lớn, nhƣng có thể tìm ra đƣợc những điểm đáng chú ý trong hai ngôn ngữ.
Mặt khác, các hình thái tố biểu thị thời và thể động từ tiếng Hàn có cấu tạo và hoạt động vô cùng phức
tạp, rất khác biệt so với các hƣ từ chỉ thời gian của tiếng Việt. Đây là nguồn gốc của những khó khăn trong dạy
và học tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ. Vì vậy việc tập trung tìm hiểu sâu một một phạm trù ngữ pháp điển hình
của một ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta áp dụng đƣợc các kết quả nghiên cứu trong giảng dạy ngôn ngữ đó một

cách hiệu quả.
Hơn nữa nếu xét đến lớp từ vựng chỉ thời gian (bây giờ, hôm nay, sau đó…) ta thấy phƣơng tiện biểu hiện
này đều tồn tại trong hai ngôn ngữ. Nhƣng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của chúng tôi cho thấy việc nhận
diện ý nghĩa của lớp từ đó không gây khó khăn lớn cho ngƣời học tiếng Hàn. Vì vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu
các phƣơng tiện ngữ pháp. Đó là lý do vì sao một nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và đối
chiếu với tiếng Việt lại tập trung chủ yếu vào các phạm trù thời và thể.
Ngoài ra, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, cụ thể là cải tiến nội dung
ngữ pháp học đƣờng, nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện theo đƣờng hƣớng ngôn ngữ học tri
nhận, loại trừ các yếu tố khả biến nhƣ ngữ dụng, ngữ cảnh mà chỉ xem xét các giá trị ổn định là cú
pháp và ngữ nghĩa.
Về cứ liệu, nguồn cứ liệu phục vụ cho nghiên cứu này đƣợc thu thập từ:
- Các công trình nghiên cứu về Việt ngữ học và Hàn ngữ học.
- Các tài liệu tiếng Hàn trích từ báo chí, tác phẩm văn học Hàn quốc có văn phong chuẩn mực.
- Hai bản dịch song ngữ Hàn – Việt và Việt – Hàn là : (1)Bản dịch tiếng Hàn cuốn tiểu thuyết “Cánh đồng
bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ, dịch giả Ha Jae Hong, Nhà xuất bản Dongso, xuất bản tháng 5 năm
2008; (2) Bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết “Ngƣời ăn chay” của tác giả Hang Kang (Hàn Quốc), ngƣời dịch
Hoàng Hải Vân, Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản tháng 1 năm 2011.
- Các tƣ liệu khảo sát, quan sát của cá nhân nghiên cứu sinh.
- Một số lƣợng lớn bài viết luận bằng tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp quan trọng nhất của luận án này là:
- Xây dựng đƣợc một khung lý thuyết tổng quan các xu hƣớng nghiên cứu chính về biểu hiện thời
gian trong ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh sự phân biệt giữa thời gian vật chất và thời gian ngữ
pháp
- Mô tả sự hoạt động và nêu bật tính đặc thù của các phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng
Hàn, đặc biệt là thời và thể động từ.
- Làm sáng tỏ sự tƣơng đồng và khác biệt trong chức năng, hoạt động của các phƣơng tiện biểu
hiện thời gian trong hai ngôn ngữ Hàn -Việt, đặc biệt là các hình thái tố tiếng Hàn và các hƣ từ
chỉ thời gian trong tiếng Việt.
- Cung cấp một bản tổng kết đầy đủ mang tính hệ thống, khái quát về giá trị ngữ pháp - ngữ nghĩa

của các hình thái tố biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và những đơn vị tƣơng đƣơng trong
tiếng Việt, đồng thời kiểm chứng những giá trị đó qua các bant dịch song ngữ, có nghĩa là qua
thực tế sử dụng ngôn ngữ.
- Trên phƣơng diện lí luận dạy học, đây là công trình đầu tiên áp dụng kết quả nghiên cứu đối
chiếu để phân tích lỗi của học viên Việt Nam trong sử dụng các phƣơng tiện biểu hiện thời gian
tiếng Hàn. Trên cơ sở phân tích, khái quát hóa các nhóm lỗi một cách hệ thống, và chỉ ra phƣơng
pháp khắc phục, luận án đã đề xuất một chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp với đối tƣợng sinh viên
chuyên ngữ.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 171 trang, trong đó có 148 trang chính văn, 21 trang phụ lục và danh mục tham
khảo.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chƣơng.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN THỜI GIAN TRONG
NGÔN NGỮ
1.1.1 Nhận xét chung
Từ góc độ triết học, không gian và thời gian đƣợc xem là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất.
Thời gian gắn với vận động. Nếu vận động thực hiện theo một tiến trình thì thời gian cũng diễn tiến
theo một trục tuyến tính, tức là thời gian vận động theo nguyên tắc đơn chiều.
Từ góc độ nhận thức, có thể khẳng định rằng mọi phạm trù hay ý nghĩa ngữ pháp đều có tính
hiện thực và bắt nguồn từ sự nhận thức của con ngƣời về thế giới khách quan. Các phạm trù hay ý
nghĩa ngữ pháp đó là những quy tắc tổ chức lời nói cụ thể để phản ánh những nhận thức của con
ngƣời từ thế giới khách quan và hiện thực thế giới khách quan đƣợc phản ảnh thông qua những quy
tắc tổ chức lời nói.
Vấn đề là rõ ràng cùng một hiện thực trong một thế giới khách quan (cái có tính chất chung đối
với toàn bộ thế giới khách quan - những phổ niệm của thế giới khách quan) nhƣng ở các ngôn ngữ
khác nhau lại có phƣơng thức biểu đạt khác nhau. Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng
Hy Lạp và tiếng Latinh đã phân biệt các phạm trù đối lập nhau: quá khứ, hiện tại, tƣơng lai, họ giả
định sự đối lập của ba phạm trù này tạo nên đặc điểm phổ quát của mọi ngôn ngữ.
1.1.2 Thời gian ngữ pháp

Nói đến thời gian ngữ pháp là nói đến việc xem xét yếu tố thời gian dƣới cái nhìn của ngôn ngữ học, nhằm
làm sáng tỏ phƣơng thức biểu hiện thời gian khách quan trong mỗi ngôn ngữ. Thời gian ngôn ngữ là thời gian
do ngôn ngữ tạo ra và chỉ tồn tại ở trong ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, việc xác định mốc thời gian thực chất là
xác định thời điểm xảy ra sự kiện, thời điểm phát ngôn và mối quan hệ giữa hai thời điểm đó. Khi đó, các yếu
tố cần xác định gồm có:
- Xác định thời gian xảy ra sự kiện: sự kiện đó nằm ở khoảng nào trong quá khứ, hiện tại, tƣơng lai.
- Xác định thời gian phát ngôn: để lấy đó làm mốc quy chiếu các sự kiện xảy ra.
- Xác định mối quan hệ giữa thời điểm xảy ra sự kiện với thời điểm phát ngôn hoặc thời điểm đƣợc lấy làm
căn cứ quy chiếu thay thời điểm quy chiếu phát ngôn.
Trong ngôn ngữ, mỗi câu chứa đựng một thông điệp, qua đó ngƣời ta nhận định nghĩa của câu. Ngƣợc lại,
cốt lõi của sự tình trong ngôn ngữ trong mỗi câu là nghĩa. Nghĩa của câu liên quan đến bản chất của sự tình.
Nghĩa của một sự tình thì luôn gắn liền với vị ngữ - vị từ. Ngoài ra,về phƣơng diện nghĩa học, thời của động từ
có mối quan hệ chặt chẽ với nghĩa của câu, có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa: ý nghĩa về thời gian của sự tình, về
ngôi, và về thể .v.v. Bộ ba thời, thể, tình thái dƣờng nhƣ đƣợc gắn kết trong các ngôn ngữ áp dụng phạm trù
thời.
1.1.3 Vấn đề thời và thể trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Theo Từ điển tiếng Việt (1998), thời gian đƣợc hiểu là "hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến
một chiều theo ba trạng thái quá khứ - hiện tại - tƣơng lai". Căn cứ vào ba trạng thái quá khứ - hiện tại - tƣơng
lai, các nhà ngữ pháp học cổ điển châu Âu đã chỉ ra rằng ba trạng thái đó tƣơng ứng với ba thời, biểu thị ba ý
nghĩa ngữ pháp cấu thành là:
- Thời quá khứ diễn đạt ý nghĩa về một hành động diễn ra trƣớc thời điểm phát ngôn, hay ý nghĩa quá khứ.
- Thời hiện tại diễn đạt ý nghĩa về một hành động diễn ra ngay tại thời điểm phát ngôn, hay ý nghĩa hiện tại.
- Thời tƣơng lai diễn đạt ý nghĩa về một hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn, hay ý nghĩa tƣơng lai.
Tác giả Hàn Quốc Kim Cha Kyun (1990) cho rằng “thời” trong ngôn ngữ là phạm trù biểu hiện mối quan
hệ trƣớc sau về mặt thời gian giữa sự tình này với sự tình khác, chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian mà ngƣời nói
lấy làm điểm mốc với sự việc, hành vi, trạng thái đƣợc mô tả trong câu. Nhƣ vậy quan điểm của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học rất rõ ràng: “thời” hay “tense” chỉ là một phạm trù ngữ pháp, có thể trùng hợp hay
khác biệt với thời gian thực tế tuỳ thuộc vào “điểm mốc”.
Liên quan đến phạm trù thể, J.Lyons (1968) cho rằng thể liên quan đến sự phân bổ phạm vi thời gian
của một hành động, biến cố hay trạng thái của sự vật. Thể không phải là phạm trù chỉ xuất, không liên quan

đến thời gian phát ngôn. Theo B. Comrie (1978), “thể là những cách thức nhìn nhận khác nhau đối với sự cấu
thành thời gian bên trong của sự kiện”. Các nhà Việt ngữ học cũng có những phát biểu xác đáng về thể. Đinh
Văn Đức (2001) cho rằng thể là “diễn tiến của vận động” nghĩa là sự tình diễn ra theo thời gian, có đặc trƣng
tuyến tính. Căn cứ vào ý kiến của các tác giả trên có thể kết luận rằng thể không có mối liên hệ với thời điểm
phát ngôn, không phải là một phạm trù chỉ xuất, ngƣời ta dùng trạng thái thời gian của sự kiện hoặc của hành
động để phân loại các hoạt động, sự tình do động từ biểu thị theo tiêu chí hoàn thành/ chƣa hoàn thành. Theo
nguyên tắc này, tiếng Hàn thƣờng sử dụng các yếu tố liên kết ~ 어 và ~고 kết hợp với các động từ bổ trợ để
phân biệt thể hoàn thành và chƣa hoàn thành. Nhƣ vậy có thể nói, trong tiếng Hàn “thể” là sự kết hợp giữa yếu
tố kết thúc ở biểu thức liên kết với các động từ bổ trợ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Sự kết hợp này làm thay đổi
sự tình hay sự kiện, hoặc quá trình diễn ra hành động.
Xem xét “thể” dƣới góc độ là sự hình thành, thay đổi về mặt thời gian, ta thấy sự thay đổi về mặt thời gian
dẫn đến một trạng thái nào đó của hành động khác trong khung thời gian đã đƣợc chỉ định. Điều này khiến
“thể” thƣờng đƣợc ghi nhận là tình trạng hoàn kết/chƣa hoàn kết. Tức là “thể” là trạng thái xuất hiện trong bối
cảnh mà “thời” - thời gian chỉ ra (bao gồm quá khứ, hiện tại, tƣơng lai), ở dạng thức hoàn thành hoặc chƣa
hoàn thành. “Thể” có thể cho biết trạng thái của hành động đang xuất hiện ở vị từ. Trạng thái của động từ có
thể là trạng thái đã/chƣa kết thúc, lần lƣợt tƣơng ứng là thể hoàn thành/ thể chƣa hoàn thành.
1.2 CÁC PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN
1.2.1 Về phạm trù “thời”
Căn cứ vào mối quan hệ giữa thời điểm diễn ra sự kiện với thời điểm quy chiếu, các nhà nghiên cứu đã
phân chia thời thành hai loại: thời tuyệt đối (absolute tense) và thời tƣơng đối (relative tense).
Dƣới ánh sáng của các công trình đã công bố, khái niệm “thời” mà chúng tôi thảo luận trong luận án này
đƣợc định nghĩa là một phạm trù ngữ pháp nhờ đó ngƣời ta có thể xác định đƣợc vị trí thời gian của sự tình.
Nói cách khác, “thời” thiết lập mối quan hệ đối lập về mặt thời gian ngữ pháp.
1.2.2 Về phạm trù “thể”
“Thể” đƣợc nhận diện dựa trên những tiêu chí ý nghĩa sau: phân biệt giữa cái kéo dài và cái không kéo
dài, phân biệt giữa cái giới hạn và cái không có sự giới hạn, phân biệt giữa cái đang diễn ra và cái đã kết thúc,
phân biệt giữa cái lặp lại với cái chỉ diễn ra một lần .v.v. Tất cả những tiêu chí này đều liên quan đến thời gian
nhƣng không phải là một sự định vị thời gian so với một thời điểm mốc nào đó mà là căn cứ vào nét đặc trƣng
nhìn từ bên trọng sự tình, vì thế “thể” có thể xuất hiện ở mọi thời điểm hiện tại, quá khứ, tƣơng lai.
Có thể nói Thời có chức năng định vị thời gian, trong khi đó thể định danh cho cấu trúc bên trong của sự

tình, còn “thể” thì ít liên quan đến sở chỉ thời gian của tình huống trong sự đối chiếu với các thời điểm khác,
mà chú trọng hơn đến sự cấu thành thời gian bên trong của tình huống. Nói cách khác “Thời” là phƣơng thức
xác định thời gian bên ngoài sự tình, gồm thời gian tƣơng đối và thời gian tuyệt đối, “Thể” phản ánh các đặc
trƣng bên trong sự tình, bên trong tình huống.
1.3 VẤN ĐỀ THỜI GIAN NGỮ PHÁP TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
1.3.1 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn
Min Huyn Sik (1991) định nghĩa “thời là phạm trù ngữ pháp chỉ ra vị trí thời gian của trạng thái, sự việc
hay hành vi nào đó” và “thể không chỉ vị trí thời gian của một tình huống nào mà là phạm trù ngữ pháp chỉ sự
phân bổ trên dòng thời gian hoặc cấu trúc bên trong thời gian”. Park Sang Hee (2000) chỉ ra “thể” biểu thị
trạng thái của sự tình trong khi đó “thời”, cho biết khi nào “sự tình nảy sinh” còn “việc đánh giá tính khả thi
hiện thực của sự tình” đƣợc gọi là “tình thái”. Nhƣ vậy, “thời” là phạm trù gắn liền với thời điểm sự tình và thời
điểm phát ngôn của ngƣời nói còn “thể” là phạm trù phi chỉ xuất không liên quan đến thời điểm phát ngôn.
Trong nghiên cứu của mình, Nam Ki Sim và Ko Yong Keun (1985) cũng chỉ rõ hình thái tố kết thúc câu
biểu thị thời tuyệt đối trong khi đó thời tƣơng đối thì đƣợc biểu thị bằng hình thức quán hình từ .Đây là cơ sở
quan trọng giúp chúng tôi mô tả phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn ở chƣơng 2 của luận án.
1.3.2 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Việt
Trƣớc hết có thể xác định hai xu hƣớng chính là: (a) công nhận sự tồn tại của phạm trù thời thể trong tiếng
Việt và (b) phủ nhận sự tồn tại này.
Về xu hƣớng (a): nhà Việt ngữ học ngƣời Nga V.S.Panfilov (1979), (1993), (2002) thừa nhận tiếng Việt
sử dụng ba hƣ từ biểu thị thời thể là sẽ (tƣơng lai), đang (hiện tại), đã (quá khứ). Nguyễn Minh Thuyết (1995)
loại bỏ các danh từ: hôm, ngày, tuần, lúc, khi khỏi danh sách các từ biểu thị thời, thể và khẳng định thời và
thể là hai phạm trù ngữ pháp thực sự trong tiếng Việt v.v. Về xu hƣớng (b) các nhà nghiên cứu cho rằng trong
tiếng Việt, trạng ngữ chỉ thời gian mới là phƣơng tiện chủ yếu và có vai trò tƣơng tự nhƣ “thời” ở trong ngôn
ngữ Ấn Âu. .v.v. Những khái niệm về thời và thể phân tích trong chƣơng này sẽ là cơ sở lý thuyết vô cùng
quan trọng cho phép chúng tôi miêu tả, kiểm định, đánh giá cách biểu đạt thời gian trong tiếng Hàn, và đối
chiếu với tiếng Việt ở các phần sau.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
2.1 NHẬN XÉT CHUNG
Tiếng Hàn là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai, thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính và có họ hàng chung với
một số ngôn ngữ nhƣ Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản Đặc điểm của ngôn ngữ chắp dính thể hiện trong

tiếng Hàn là không có hiện tƣợng biến đổi hình thái nguyên âm hay phụ âm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhƣ
trong các ngôn ngữ biến hình. Các chức năng biểu thị ý nghĩa cấu tạo từ hay ý nghĩa ngữ pháp thƣờng đƣợc
thể hiện nhờ vào sự liên kết, chắp nối các căn tố, các thân từ với các phụ tố, vĩ tố hoặc tiểu từ, hoàn toàn không
nhờ vào sự biếnđổi một vài nguyên âm, phụ âm ở âm tiết nhƣ trong các ngôn ngữ Ấn Âu.
Xem xét những phƣơng tiện biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn trên phƣơng tiện từ vựng, ta thấy tiếng
Hàn có các từ 어제 - hôm qua, 오늘 - hôm nay, 내일 - ngày mai, 지금 - bây giờ v.v
Ví dụ, cùng một nội dung “thăm quan Hà nội - 하노이 관광하다” tuỳ thuộc vào từng khung đề thời
gian, ta có những phát ngôn sau :
- quá khứ : 어제 하노이를 관광했다
Hôm qua Hà nội thăm quan (+ hình thái tố quá khứ ~었)
- hiện tại: 오늘 /지금 하노이를 관광한다
Hôm nay / bây giờ Hà nội thăm quan (+hình thái tố hiện tại ~ㄴ)
- tƣơng lai: 내일 하노이를 관광할 것이다.
Ngày mai Hà nội thăm quan (+hình thái tố tƣơng lai ㄹ 것)
Khác với câu tiếng Việt, trong mọi khung đề thời gian (hôm qua, hôm nay, bây giờ, hay ngày mai), biểu
thức diễn đạt nội dung “thăm quan Hà nội” không có bất kỳ một sự thay đổi nào về hình thức. Trong khi đó,
câu tiếng Hàn cho thấy ngoài các từ 어제 - hôm qua, 오늘 - hôm nay, 내일 - ngày mai, 지금 - bây giờ vốn là
các phƣơng tiện từ vựng biểu thị thời gian đã đƣợc sử dụng, ý nghĩa thời gian còn đƣợc biểu thị bằng các
phƣơng tiện ngữ pháp tƣơng ứng. Và các phƣơng tiện ngữ pháp này là bắt buộc.
Chúng tôi đã tiến hành phân loại một cách hệ thống các phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn
đƣợc trình bày trong sách giáo khoa từ sơ cấp đến cao cấp nhƣ sau:
①Phƣơng thức biểu hiện bằng từ chỉ thời gian: các từ chỉ thời gian, và phó từ chỉ thời gian thuộcphạm trù từ
vựng. Căn cứ theo ý nghĩa thời và thể, có các phó từ sau đây:
Phó từ quá khứ: 그제 hôm kia, 어제 hôm qua, 지난 해 năm ngoái, 지난 달 tháng trƣớc
Phó từ hiện tại: 이제 bây giờ, 오늘 hôm nay, 요즈음 dạo này, 올해 năm nay
Phó từ tƣơng lai : 내일 ngày mai , 모레 ngày kia , 내년 sang năm , 다음 달 tháng sau
② Phƣơng thức biểu hiện bằng hình thái tố kết thúc:
Hình thái tố ở vị trí kết thúc:
Dạng đơn lẻ: ~더, ~았/었, ~겠, ~리
Dạng phức hợp: ~었었, ~겠더, ~었더, ~었겠, ~었으리, ~ (으)ㄹ 것

Hình thái tố ở vị trí quán hình từ:
Quán hình từ thời quá khứ: ~ (으)ㄴ Quán hình từ thời hiện tại: ~는
Quán hình từ thời tƣơng lai: ~ (으)ㄹ Quán hình từ hồi tƣởng: ~던
③ Phƣơng thức biểu hiện bằng động từ bổ trợ, biểu thị ý nghĩa :
Tiến trình ~ 고 있다 Hoàn thành ~ 어 있다 Dự kiến ~ 게 되다
Từ góc độ giảng dạy ngữ pháp tiếng Hàn, chúng tôi sẽ khảo sát lại một lần nữa và trình bày chi tiết ở phần
sau hệ thống các phƣơng thức biểu hiện thời gian gồm các hình thái tố ngữ pháp, đồng thời phân tích các đặc
trƣng của chúng về (1) hình thái, (2) cấu trúc, và (3) ý nghĩa.
2.2 HÌNH THÁI TỐ CHỈ THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
2.2.1 Hình thái tố ở biểu thức kết thúc
Thời quá khứ: ~었/ ~ 었었/~ 더
Những biểu hiện của thời quá khứ cũng đƣợc phân chia tuỳ theo sự hành chức của các hình thái tố bổ trợ
thời của động từ ~ 었 ở hình thái tố kết thúc. Trƣờng hợp (a): khi muốn diễn đạt một sự tình trong quá khứ,
ngƣời ta bắt buộc phải sử dụng hình thái tố quá khứ ~었 ở vị từ. Trƣờng hợp (b): hình thái tố ~었 đa giá trị, có
nghĩa là không phải trong trƣờng hợp sử dụng nào, nó cũng chỉ biểu hiện thời quá khứ. Hình thái tố này không
những biểu hiện ý nghĩa quá khứ mà còn có thể diễn đạt ý nghĩa hiện tại. Trƣờng hợp (c): hình thái tố biểu
hiện thời quá khứ ~었 có thể biểu đạt hành động, sự tình ở thời tƣơng lai.
Về hình thái tố ~ 었었: Hình thái tố láy ~었었 đƣợc sử dụng chủ yếu để (a) biểu thị những sự việc, sự
tình diễn ra trong quá khứ, nhƣng không còn tồn tại hoặc trạng thái đã hoàn toàn khác với hiện tại, (b) biểu thị
những sự việc đã xảy ra cách thời điểm nói một khoảng thời gian rất dài, và có sự đứt đoạn với hiện tại.
Các ví dụ sau đây sẽ cho thấy rõ hơn sự khác biệt giữa ~었 và ~었었:
(22) Sự tình “Đã đi thành phố Hồ Chí Minh để gặp ngƣời bạn”.
(a) 나는 어제 친구를 만나러 호치민에 갔었다.
Tôi hôm qua ngƣời bạn gặp để Hồ Chí Minh đi (+었었 đã đã).
(b) Mai 씨는 어제 친구를 만나러 호치민에 갔다.
Mai hôm qua ngƣời bạn gặp để Hồ Chí Minh đi (+었 đã).
Câu (22a), thể hiện ý nghĩa: “hôm qua tôi đã đi thành phố Hồ Chí Minh để gặp một ngƣời bạn nhƣng bây giờ
tôi đã trở về Hà nội”, hoặc chí ít thì “bây giờ tôi không còn ở thành phố Hồ Chí Minh nữa”. Còn câu (22b) cho
biết việc chị Mai đi thành phố Hồ Chí Minh để gặp bạn, nhƣng “không rõ việc đi thành phố Hồ Chí Minh của
chị Mai đã kết thúc hay chƣa”; ngƣời nghe chỉ có thể hiểu là “hành động đi của chị Mai” đã xảy ra. Tức là so

với hình thái tố ~었, giá trị biểu hiện thể hoàn thành, hành động hoàn tất của ~었었 rõ nét hơn.
Về hình thái tố ~더: Kết quả phân tích ý nghĩa của hình thái tố ~더 trong sách giáo khoa cho thấy
điểm chung là hình thái tố này biểu đạt sự hồi tƣởng của ngƣời nói về một sự tình, một cảm xúc nào đó mà
ngƣời nói đã trải nghiệm. Chúng tôi có thể mô tả sự hoạt động của hình thái tố ~더 nhƣ sau:
(26) Ngày mai anh tôi đi thành phố Hồ Chí Minh
a. 어제 오빠가 호치민로 떠나더라
Hôm qua anh trai Hồ Chí Minh rời đi (+더 hồi tƣởng)
b. 어제 오빠가 호치민로 떠났더라
Hôm qua anh trai Hồ Chí Minh rời đi ( + 었 đã + 더 hồi tƣởng)
c. 내일 오빠가 호치민로 떠나더라
Ngày mai anh trai Hồ Chí Minh rời đi (+더 hồi tƣởng)
Cả ở hai câu (26a) và (26b) đều cùng một ý nghĩa “anh tôi đã đi thành phố Hồ Chí Minh hôm qua”. Sự tình
“anh rời đi” trong những ví dụ này đều diễn ra trƣớc thời điểm phát ngôn (hôm nay là thứ Hai, vậy anh tôi đi
ngày hôm qua, chủ nhật; ngày thứ Hai tôi nói câu trên với bạn tôi để thông báo việc anh tôi đã đi thành phố Hồ
Chí Minh. Hai ví dụ (a) và (b) có thể khẳng định lại một lần nữa quan điểm cho rằng ~더 biểu đạt ý nghĩa quá
khứ so với thời điểm quy chiếu là thời điểm phát ngôn (thời gian tuyệt đối). Còn ở (26c): khi đi với các khung
đề thời gian tƣơng lai thì sự tình đƣợc đánh dấu bởi hình thái tố ~더 không đặt trong biểu thời gian tuyệt đối.
Nếu muốn xác lập ý nghĩa quá khứ trong những trƣờng hợp này, cần đặt thời điểm nhận thức của ngƣời nói về
sự tình làm thời gian tiêu chuẩn.Ví dụ này đi ngƣợc lại luận điểm ở ví dụ (26a) và (26b).
Theo chúng tôi nếu muốn khẳng định ~더 chứa đựng yếu tố nghĩa quá khứ thì bắt buộc phải đặt nó
trong thời tuyệt đối. Có nhƣ thế mới dễ dàng xác định thời của sự tình là ở trƣớc thời điểm nói. Thêm nữa, để
có thể diễn giải nét nghĩa “quá khứ” trong ~더 thì không phải chỉ cần các thành tố về “thời điểm phát ngôn”
với “thời điểm sự tình” mà còn cần tới thành tố “thời điểm nhận thức của ngƣời nói về sự tình”.
Thời hiện tại : “~ㄴ/는다 ” và “ Ø ” có các ý nghĩa chính nhƣ sau:
(a) Biểu đạt một sự tình có thực, diễn ra ở hiện tại
(b) Thời hiện tại biểu thị một chân lý luôn đúng không phụ thuộc vào thời gian
(c) Sự thực đƣợc đề cập đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ một thói quen
(d) Thời hiện tại biểu thị một sự việc chắn chắn xảy ra trong tƣơng lai
Thời tương lai : ~겠/ ~(으)ㄹ것
Chúng tôi đã tiến hành so sánh ~겠 và ~ ㄹ 것, và nhận thấy hình thái tố ~겠 biểu thị mối quan hệ

tích hợp tƣơng tác liên quan chặt chẽ đến hành vi hoặc tình huống đƣợc thông báo và đòi hỏi thái độ
hợp tác của ngƣời nghe về sự tình đó. Ngƣợc lại, với ~ ㄹ 것, ngƣời nói tạo ra một khoảng cách nhất
định với hành vi hoặc tình huống đƣợc thông báo và đƣa ra những đánh giá có tính khách quan và
không đòi hỏi ngƣời nghe phải quan tâm sâu hơn.
Khi đặt ra vấn đề là có phải những hình thái tố ~겠 và ~ ㄹ 것 biểu thị ý nghĩa thời tƣơng lai chỉ
diễn đạt duy nhất ý nghĩa tƣơng lai không chúng tôi đã khắc hoạ đƣợc các trƣờng hợp: (a) Khi thể hiện ý
chí mạnh mẽ của ngƣời nói; (b) Khi thể hiện thái độ phỏng đoán về tình huống của quá khứ và hiện
tại; (c) Thể hiện “năng lực” và “ý đồ”, (d) Ý nghĩa giả thiết, giả định ƣớc đoán, tình thái chƣa xác
định.
2.2.2 Hình thái tố ở biểu thức liên kết câu
Về vấn đề hình thái tố ở biểu thức liên kết câu : Chúng tôi cho rằng để nhận thức thời gian trong câu
ghép tiếng Hàn cần phân chia rõ ràng mối quan hệ giữa vế trƣớc với vế sau của câu ghép thành nhóm quan hệ
“trực chỉ” hay “bổ sung” và việc diễn giải tính thời gian trong câu ghép tiếng Hàn phải dựa vào vào các yếu tố
“chỉ xuất” và “hồi chỉ”, trên cơ sở đó chúng tôi xác định cấu trúc quan hệ thời gian giữa các vế câu trong câu
ghép tiếng Hàn thành các nhóm: (a) cấu trúc trƣớc - sau, (b) cấu trúc trùng lặp, (c) cấu trúc sau - trƣớc, (d) cấu
trúc quan hệ phi thời gian.
2.2.3 Hình thái tố ở biểu thức định từ
Sách dạy tiếng Hàn cho ngƣời nƣớc ngoài chỉ trình bày các nội dung chính nhƣ: hình thái tố ~ (으)ㄴ là
hình thái tố định từ chỉ thời quá khứ, ~는 chỉ thời hiện tại, ~(으)ㄹ chỉ thời tƣơng lai, ~던 chỉ quá khứ hồi
tƣởng mà không chỉ ra rằng ở vị trí định từ này có mối quan hệ chặt chẽ đến vấn đề từ loại, thể, và tình thái.
Chúng tôi đã trình bày một cách hệ thống, chi tiết về vai trò thể hiện ý nghĩa thời của các hình thái tố quán hình
từ trong tiếng Hàn nhƣ sau:
Hình thái tố biểu thị thời quá khứ : ~ ㄴ/은 và ~던
Về ㄴ/은: đƣợc coi là các định từ đơn giản (a) thuật lại sự việc trong quá khứ đơn giản, ngƣời nói đứng ở
vị trí hiện tại, hồi tƣởng lại về một sự việc mà ở một thời điểm nào đó trong quá khứ đã trực tiếp nhìn thấy,
nghe thấy, cảm nhận thấy, đã trải nghiệm nó; (b) còn có chức năng biểu hiện thời không rõ rệt nhƣng có thể
biểu đạt thể hoặc tình thái của động từ.
Về hình thái tố 던: có thể đƣợc dùng khi hồi tƣởng về một hành động hoặc một trạng thái nào đó chƣa
hoàn thành, vẫn diễn ra ở thời điểm hiện tại. Nếu thêm ~었 vào trƣớc ~던 ta có cặp hình thái tố ~었던 sử
dụng khi hồi tƣởng lại một việc / một hành động nào đó đã hoàn thành nhƣng lặp đi lặp lại trong quá khứ.

Hình thái tố biểu thị thời hiện tại : ~ ㄴ/는
Hình thái tố tiếp vị từ định ngữ ~ㄴ/는 có thể xuất hiện trong những câu biểu thị sự tình ở mọi thời điểm
trong quá khứ, hiện tại, tƣơng lai, và ý nghĩa này là do khung đề của câu biểu thị. Tuy nhiên hình thái tố này
không định vị thời điểm hiện tại, không xác định cụ thể thời điểm xảy ra sự kiện cho nên phải diễn giải đúng ý
nghĩa của nó cần căn cứ vào từng văn cảnh.
Hình thái tố biểu thị thời tương lai : ~ (으) ㄹ
Theo chúng tôi, nếu cho rằng hình thái tố ~(으)ㄹ có tính thời gian tƣơng lai thì phải xét nó ở thời
tƣơng đối, lấy thời điểm quy chiếu là thời đƣợc biểu thị ở vị từ chính trong câu. Ngoài ra, muốn khẳng
định ~ㄹ có chức năng biểu thị thời tƣơng lai thì phải cần đề ra nguyên tắc thống nhất lấy thời điểm phát ngôn
hay thời điểm diễn ra sự việc trong vị ngữ chính làm mốc thời điểm tiêu chuẩn.
2.3 CÁC HÌNH THÁI TỐ CHỈ THỂ
2.3.1 Vấn đề các hình thái tố chỉ thể
Trong nghiên cứu về thời, thể, thức tiếng Hàn của Hong Jong Seon và cộng sự (2009), các tác giả chỉ ra rằng
các động từ bổ trợ biểu thị ý nghĩa thể nhƣng thuộc phạm trù từ vựng. Chúng tôi cũng nhận thấy trong mọi tình
huống mà tiếng Hàn sử dụng động từ bổ trợ biểu thị ý nghĩa thể thì đều đƣợc dịch tƣơng đƣơng về nghĩa với một
đơn vị từ vựng trong tiếng Việt. Vì thế trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ý nghĩa
thể do các hình thái tố ngữ pháp của động từ biểu hiện mà thôi.
2.3.2 Thể hoàn thành: Việc xác định thể hoàn thành đã hoàn thành trong quá khứ, hoàn thành so với thời điểm
mốc hiện tại hay sẽ hoàn thành trong thời gian tƣơng lai phụ thuộc vào ý nghĩa thời của hình thái tố kết thúc câu
hoặc trong nhiều trƣờng hợp phải xác định bằng ý nghĩa toàn ngôn cảnh chứ không phải từ nội tại của hình thái tố
này.
2.3.3 Thể tiếp diễn: Thể tiếp diễn trong tiếng Hàn đƣợc thể hiện bởi sự hành chức của động từ 있다. Việc sử
dụng hình thái tố ~고 있다 /~ 어 있다 trong tiếng Hàn là bắt buộc khi diễn đạt ý nghĩa tiếp diễn của sự tình.
Hình thái tố này biểu hiện ý nghĩa phi hoàn thành tiếp diễn. Vì vậy, khi nào cần nhấn mạnh vào một sự kiện
đang diễn ra, chƣa kết thúc tại một thời điểm mốc nào đó thì bắt buộc phải sử dụng để nhấn mạnh sự tồn tại
của trạng thái đấy.
2.3.4 Thể dự đoán
Trong nghiên cứu của Lee Ju Heung (2001), tác giả chỉ rõ thể dự đoán trong tiếng Hàn trùng với nội phổ
của khái niệm thời tƣơng lai, và không có sự mạch lạc về tƣ cách ngữ pháp giống nhƣ trong thể hoàn thành
hay thể tiếp diễn. Vì thế khi thực hiện việc mô tả thể dự đoán trong câu tiếng Hàn, chúng tôi nhận thấy vai trò

của nó trùng với những biểu hiện thời tƣơng lai tiếng Hàn.

CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG
HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
3.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu là đối chiếu nhằm chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ
đƣợc đối chiếu, ở chƣơng này chúng tôi dự kiến: (1) Tập trung làm sáng tỏ đặc điểm của các phƣơng thức biểu
hiện phạm trù thời, thể trong tiếng Việt mà công cụ là các hình thái tố đã, đang, sẽ; (2) Thực hiện đối chiếu
với các hình thái tố trong tiếng Hàn theo từng cặp tƣơng ứng giữa ~었, ~ 는, ~겠 & ~ㄹ 것 với đã, đang, sẽ
trong tiếng Việt về mặt cấu trúc, hệ thống và chức năng hoạt động; (3) Nêu bật các đặc điểm, cấu tạo, đặc trƣng
của hai hệ thống biểu hiện thời và thể, và đặc điểm hành chức của từng cặp hình thái tố nêu trên .
Kết quả của quá trình đối chiếu này sẽ góp phần làm sáng tỏ chức năng, giá trị ngữ nghĩa tƣơng đƣơng,
khả năng diễn đạt, và phƣơng thức biểu hiện thời gian của hai ngôn ngữ.
3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT
Mặc dù cuộc tranh luận về tính hữu thời và phi thời trong tiếng Việt khó có thể đi đến hồi kết, tuy
nhiên chúng ta có thể khẳng định đƣợc rằng khi mô tả hệ thống các phƣơng tiện biểu thị phạm trù
thời - thể trong tiếng Việt, các tác giả đã tập trung vào ba phó từ cơ bản là đã, đang và sẽ và các
nghiên cứu của họ đã chứng minh đƣợc tƣơng đối đầy đủ ý nghĩa thời của đã là ý nghĩa quá khứ, của
đang là ý nghĩa hiện tại và của sẽ là ý nghĩa tƣơng lai.
3.3. ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC BIỂU THỊ THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG
VIỆT: KHẢO SÁT TRUỜNG HỢP
3.3.1 Sự khác biệt về đặc điểm loại hình giữa tiếng Hàn và tiếng Việt liên quan đến khảo sát
Ngữ pháp tiếng Việt ghi rõ: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, theo đó về mặt ngữ pháp, tiếng Việt
không sử dụng sự biến đổi hình thức ngữ âm của tiếng cũng nhƣ của từ. Vì thế điểm khác biệt đầu
tiên giữa tiếng Hàn và tiếng Việt là sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ, đồng thời là sự khác biệt về
phƣơng thức biểu hiện xuất phát từ nguyên tắc sử dụng của hai loại hình ngôn ngữ chắp dính và đơn
lập. Cụ thể là:
- Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, tổng hợp tính, khai thác triệt để vai trò của các phạm trù ngữ
pháp trong diễn đạt các nội dung thông báo. Trong ngôn ngữ này các giá trị ngữ pháp đƣợc biểu hiện
thông qua các yếu tố hình thái học đặc trƣng gắn với động từ và sự hiện diện của các hình thái tố đó

là bắt buộc.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính, vì thế việc sử dụng các hƣ từ đặc trƣng có tính lỏng
lẻo, một hƣ từ mang giá trị ngữ pháp có thể dễ dàng đƣợc thay thế bằng những yếu tố từ vựng.
3.3.2 Đối chiếu cách dịch thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai trong tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại
Với tiền đề : các hình thái tố ~었/ 었었, -는/ “Ø”, ~겠, và ~ㄹ 것 trong tiếng Hàn; đã, đang,
sẽ và sắp trong tiếng Việt lần lƣợt biểu thị thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai, chúng tôi thực hiện phân
tích đối chiếu cách dịch thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại.
Đối chiếu trên văn bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hàn
Về mặt định lƣợng, trong Cánh đồng bất tận có 105 câu có sử dụng đã, 45 câu có đang và 34 câu có sẽ,
hoặc sắp. Khi thực hiện đối chiếu sự chuyển dịch nghĩa của các từ đã, đang, sẽ từ tiếng Việt sang tiếng Hàn,
chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
 Đối chiếu việc dịch từ đã tiếng Việt sang tiếng Hàn cho thấy: Phần lớn các câu có sử dụng từ đã
trong tiếng Việt đƣợc chuyển dịch thành câu có ~었 trong tiếng Hàn. Tiêu biểu là các câu nhƣ:
(104) Chỗ này ầy, hôm qua, Điền đã câu được những con cá thát lát ú mềm. 그 웅덩이에서 어제
디엔은 제법 살잡이 있는 탓랏 몇 마리를 잡았다.
Đứng thứ hai trong tỉ lệ này là ý nghĩa thời gian quá khứ ở vị trí định ngữ trong tiếng Việt đƣợc chuyển dịch
tƣơng ứng bằng hình thái tố định từ ~ㄴ thời quá khứ trong tiếng Hàn.
(107) Cha tôi giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt,
아버지는 마치 커다란 불가마 속에서 방금 빠져나온 도자기 같은 모습이었다
 Đối chiếu việc dịch từ đang tiếng Việt sang tiếng Hàn cho thấy: Có 81% trƣờng hợp sử dụng hình
thái tố đang trong tiếng Việt đƣợc chuyển dịch tƣơng đƣơng bằng các hình thái tố biểu thị thời hiện tại
trong tiếng Hàn là ~는, hoặc “Ø”, ~고 있다. Ví dụ nhƣ sau :
(112) Khói trôi về phía sau chúng tôi, mờ nhòe những bóng người đang tuyệt vọng ngó theo, bàn tay
nào đó cầm nắm tóc của chị vẫy lên phơ phất phơ phất…뒤쪽으로 흩날리는 연기는, 여자의 머리칼을

×