Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa việt nam thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.49 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



PHẠM VĂN HIỂN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



PHẠM VĂN HIỂN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP

Chuyên ngành: Triết học
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN HỮU KHIỂN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS.
Nguyễn Hữu Khiển.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Hiển


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1

Chương 1. VĂN HOÁ VÀ VÀ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM 6


1.1. Vấn đề văn hoá............................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm văn hoá......................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của văn hóa............................................................................................... 14
1.2. Giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam.................................................................. 20
1.2.1. Văn hoá truyền thống................................................................................................ 20
1.2.2. Những giá trị có tính điển hình của văn hoá truyền thống Việt Nam..............22
1.3. Giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong hội nhập quốc tế.........................45
1.3.1. Tính tất yếu của giao lưu hội nhập văn hoá hiện nay............................... 45
1.3.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong giao lưu, hội nhập văn hóa................48
Chương 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA
MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY 54

2.1. Quan điểm của Đảng ta về việc xây dựng nền văn hoá mới............................... 54
2.2. Vai trò của giá trị văn hoá truyền thống trong sự phát triển văn hoá
Việt Nam hiện nay 67
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giá trị văn hóa truyền
thống trong giai đoạn hiện nay 71
2.3.1. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc........................................... 71
2.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân
loại 75
2.3.3. Đẩy mạnh giáo dục các giá trị văn hóa tuyền thống................................. 78
2.3.4. Phát huy vai trò của người dân, của cộng đồng trong việc phát
huy giá trị văn hóa Việt Nam 82
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 86


MỞ ĐẦU


1.

Lý do lựa chọn đề tài

Tôi chọn vấn đề này làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình vì những lý
do sau đây:
Một là, để phát triển đất nước thì văn hoá là một trong những động lực
căn bản vì chính nó là thước đo giá trị con người, mà con người là nhân tố
quyết định sự phát triển.
Hai là, Việt Nam xây dựng một nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh thì những giá trị trong văn hoá truyền thống của dân tộc cần phải
nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn là một trong những yêu cầu quan trọng
hiện nay.
Ba là, với chính sách mở cửa, văn hoá Việt Nam tất yếu có sự giao lưu
với các nền văn hoá khác trên thế giới. Trong quá trình tương tác ấy sẽ có sự
ảnh hưởng cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Đi đối với việc mở cửa và
giao lưu, chúng ta phải bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Với những lý do ở trên, tôi đã chọn vấn đề: “Giá trị văn hoá truyền
thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ hội
nhập” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Văn hoá nói chung và bàn về văn hoá truyền thống nói riêng là một lĩnh
vực rất phong phú, nó đã được nhiều học giả nghiên cứu ở các khía cạnh khác
nhau. Một số tác phẩm đã đề cập tới vấn đề này như “Việt Nam văn hoá sử
cương” của Đào Duy Anh, “Nếp cũ” của Toan Ánh… đặc biệt là “Đề cương


1


văn hoá Việt Nam” năm 1943 của đồng chí Trường Chinh đã cụ thể đề ra việc
xây dựng một mô hình văn hoá mới là “Dân tộc, đại chúng và hiện đại”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã nhận thức
được sự cần thiết phải bảo tồn yếu tố truyền thống, chống lại sự xâm kích của
yếu tố ngoại lai làm ảnh hưởng xấu đến văn hoá Việt Nam. Đặc biệt kể từ khi
Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới (1986) cho đến nay, nó cũng là một
trong những vấn đề rất được quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ở đây chúng
tôi xin dẫn ra một số công trình đã nghiên cứu dưới các khía cạnh sau:
Một số công trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam như:
-

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt

Nam của tác giả Nguyễn Thị Hương (chủ biên) do nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia ấn hành năm 2011.
-

Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2010- 2020, những vấn đề

phương pháp luận của tác giả Phạm Duy Đức (chủ biên) do nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010.
-

Về phát triển văn hóa và phát triển con người thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa của các tác giả Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm do

nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003.
Một số công trình nghiên cứu vấn đề văn hóa trong đời sống như:
-

Một số vấn đề văn hóa và văn nghệ của tác giả Trần Văn Bính do nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2007.
-

Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay- Vấn đề và giải pháp của các tác

giả Lê Quý Đức và Hoàng Chí Bảo do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn
hành năm 2007.
-

Vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay của tác giả

Hoàng Vinh do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003.

2


-

Việt Nam- văn hóa và con người của tác giả Nguyễn Đắc Hưng do

nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010.
Một số công trình nghiên cứu văn hóa đặt trong sự phát triển như:
-


Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh của các tác

giả Đinh Xuân Lâm và Nguyễn Đình Phong do nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia ấn hành năm 2007.
-

Sự phát triển văn hóa đồng bộ và tương xứng với sự phát triển kinh tế

tạo ra sự phát triển bền vững của tác giả Hồ Bá Thâm do nhà xuất bản
Phương đông ấn hành năm 2007.
Một số công trình nghiên cứu về giá trị truyền thống nói chung
như:
-

Vấn đề khai thác giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển của tác giả

Nguyễn Trọng Chuẩn đăng trên Tạp chí Triết học số 2 năm 1998.
-

Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam của tác giả Vũ

Ngọc Khánh do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2006.
-

Bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Phan Ngọc do nhà xuất bản

Văn hóa ấn hành năm 2007.
Một số công trình bước đầu nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong
điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế như:
-Giao lưu văn hóa thời hội nhập của tác giả Hồ Sỹ Vịnh do nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2008.
-

Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả

Nguyễn Chí Bền do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010.
Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích nhiều vấn đề, dưới
những góc độ khác nhau về vai trò của văn hoá truyền thống. Song việc
nghiên cứu có hệ thống về vai trò của văn hoá truyền thống trong việc xây

3


dựng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập hiện nay thì ít được đề cập tới,
nhất là dưới góc độ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu giá trị của văn hoá truyền thống nhằm phát huy nó trong
việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập cũng như việc đề ra
những giải pháp ban đầu để phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt
Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các vấn đề sau:
-

Tìm hiểu về văn hoá và các giá trị điển hình của văn hoá truyền thống

Việt Nam.
-


Nghiên cứu quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nền

văn hóa mới, làm rõ vai trò của giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây
dựng nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và từ đó bước đầu đề
xuất những giải pháp nhằm phát huy những giá trị của văn hoá truyền thống
Việt Nam.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về văn hoá truyền thống và từ đó nhằm tìm ra các
giá trị điển hình của văn hoá truyền thống Việt Nam, đồng thời xác định vai
trò của nó trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một Luận văn thạc sỹ, đề tài mới dừng lại ở việc tìm
hiểu giá trị của văn hoá truyền thống Việt Nam, trên cơ sở đó để kế thừa và
phát triển những giá trị này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam

4


hiện nay. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp nhằm giữ gìn những giá trị của
văn hoá đó dân tộc.
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Học thuyết Mác-Lênin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư

tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá mới. Bên cạnh
đó luận văn cũng tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài
viết của các tác giả về vấn đề này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, lịch sử - lôgíc…
6.
-

Đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ vai trò của văn hoá truyền thống đối với việc xây

dựng nền văn hoá nước ta trong giai đoạn hội nhập ngày nay, dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam.
-

Bước đầu nêu ra được một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị

văn hoá truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
-

Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các

chuyên đề về văn hoá học trong các trường.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luâṇ văn
đươcc̣ kết cấu thành 2 chương, 6 tiết:
Chương 1. Văn hóa và giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam
Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương thức trong xây dựng nền văn
hóa Việt Nam.


5


Chương 1
VĂN HOÁ VÀ VÀ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

1.1. Vấn đề văn hoá
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một danh từ đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử và được nhiều
người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, cho dù chú ý hay không chú ý chúng
ta đều đã đề cập đến vấn đề này như những cụm từ: sống có văn hoá, đời sống
văn hoá, văn hoá và văn nghệ, hoặc như trình độ văn hoá… Cho đến nay đã có
nhiều những quan niệm khác nhau khi định nghĩa về nó. Bởi lẽ, nói đến văn hóa
là lĩnh vực đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội.

Theo GS. TS Đỗ Huy thì văn hóa không chỉ là một từ được dùng trong
sinh tồn và giao tiếp của con người mà là một khái niệm khoa học rất quan
trọng mà thiếu nó không một lĩnh vực cốt yếu nào của tri thức lý luận và xã
hội có thể hoạt động được. Trong khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm văn
hóa đã là tâm điểm của những quan điểm, những ý nghĩa và những nhận xét
cũng như những định nghĩa khác nhau. Cho đến nay, trên cơ sở của những
công trình nghiên cứu chuyên biệt về khái niệm văn hóa thuộc các chuyên
ngành như lịch sử, xã hội học, dân tộc học, triết học, văn hóa học… có thể tìm
thấy những quan niệm khác nhau.
Nhà nghiên cứu về văn hoá Phan Ngọc đã cho ta con số thống kê với
khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hoá cho đến ngày nay. Qua con số ấy đã
cho ta thấy được sự phức tạp của bản thân khái niệm này. Sở dĩ như vậy vì đã
có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa. Có quan niệm coi văn hóa như
là những hiện tượng tinh thần; có quan niệm lại cho văn hóa chỉ là phương

thức giao tiếp; có quan niệm lại khẳng định văn hóa là các thiết chế và cũng

6


không ít quan niệm luận chứng cho nội hàm của văn hóa chỉ phản ánh khát
vọng tâm linh và nghệ thuật của con người.
Những quan niệm về khái niệm văn hóa được nghiên cứu từ các khoa
học khác nhau cũng đưa ra rất nhiều nhận xét, kết quả, định nghĩa khác nhau.
Văn hóa khi thì được coi là phong tục, tập quán, tín ngưỡng; lúc thì được coi
là chuẩn mực, lối sống… Có thể nói, thuật ngữ văn hóa được sử dụng rộng rãi
trong nhiều bộ môn khoa học cụ thể, làm cho mỗi bộ môn khoa học tìm thấy
một vài phương diện phù hợp với vấn đề mà nó giải quyết.
Tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa trước hết có căn nguyên từ tính
nhiều mặt bao chứa trong nội hàm của khái niệm văn hóa, làm cho khái niệm
này có khả năng đề xuất những phương hướng và những nhiệm vụ khác nhau
trong việc sử dụng nó. Các ngành khoa học khác nhau như: lịch sử, xã hội
học, dân tộc học, triết học… đều đã khai thác được một phần trong nội hàm
của khái niệm này. Bên cạnh đó, tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa còn là
vấn đề của thực tiễn lịch sử. Các vấn đề văn hóa được đặt ra trước một dân
tộc, một giai cấp, một thời đại đã tác động đến con người. Các vấn đề về chiến
tranh và hòa bình, các vấn đề về năng lượng và môi trường sống, các vấn đề
về nghèo đói và bệnh tật là các vấn đề văn hóa mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, dù dưới góc độ nào thì các tác giả cũng đã có sự thống nhất
thừa nhận văn hoá là sản phẩm của con người trong quá trình hoạt động, nó là
kết quả của lao động sản xuất của con người, của xã hội loài người. Chỉ có
con người trong quá trình lao động, sáng tạo của mình mới tạo ra sản phẩm
văn hoá. Từ những quan niệm đó, các tác giả đã phủ nhận tính văn hoá trong
hoạt động của loài vật. Hoạt động của con người có mục đích là nhằm thoả
mãn những nhu cầu. Và đồng thời, con người khác con vật ở chỗ họ đã nhận

thức được những nhu cầu ấy trong quan hệ cộng đồng của mình còn con vật
thì không. C. Mác đã từng nhận định “Đều là cái đói, nhưng cái đói được

7


thoả mãn bằng thịt nấu và ăn bởi dao, dĩa lại khác cái đói dùng bằng tay,
móng và răng để nuốt chửng thịt sống” [31, tr.238].
Theo dòng lịch sử nghiên cứu về vấn đề này, thuật ngữ văn hoá ở
Phương Tây theo gốc latinh là “cultus” có nghĩa là canh tác và trồng trọt. Từ
trồng trọt ở đây hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là trồng trọt của nhà nông là
trồng trọt ở ngoài đồng (cultus agri), thứ hai là trồng trọt tinh thần nghĩa là sự
giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn con người (cultus animi). Như vậy văn hoá gắn
liền với sự sáng tạo của con người ra những sản phẩm vật chất và tinh thần.
Những sản phẩm vật chất và tinh tần ấy có tác dụng giáo dục, nuôi dưỡng và
đào tạo con người. Thông qua đó, ta hiểu văn hoá không chỉ là sản phẩm hoạt
động sáng tạo của con người mà nó còn là thước đo giá trị của con người, là
yếu tố quyết định bản chất Người.


Phương Đông, thuật ngữ văn hoá xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thế kỷ

VI TCN, Khổng Tử đã dùng thuật ngữ “Văn” để chỉ những giá trị đẹp của cuộc
sống, trong sự giao tiếp, ứng xử của con người với con người. Cái đẹp ấy không
chỉ là cái đẹp ở hình thức. Sự vật chỉ được coi là đẹp khi nó bao hàm cả cái đúng
và cái tốt. “Hoá” nghĩa là biến cải, biến đổi. Và “Văn hoá” là biến cải, biến đổi,
bồi đắp cho đẹp ra, hướng con người đạt tới chân - thiện - mỹ.

Cùng với sự phát triển của nhận thức con người, những khái niệm về
văn hoá ngày một tăng thêm, bổ sung thêm những cái nhìn mới về văn hoá

với những góc độ, những khía cạnh khác nhau. Có cách hiểu văn hoá theo
khía cạnh giáo dục của nó như là một sự “gieo trồng tư tưởng”; cũng có cách
hiểu khác xem văn hoá như là “tự nhiên thứ hai” do con người sáng tạo ra và
đối lập với “tự nhiên thứ nhất”, đây là cách xem xét phổ biến trong quan niệm
của các nhà tư tưởng thời Phục Hưng và Cận Đại. Trong giai đoạn này, người
ta đã nhận thấy văn hoá là kết quả của sự phát triển của con người, đồng thời
văn hoá là đặc trưng và cơ sở để hình thành nên con người xã hội.

8


Trường phái triết học duy tâm Đức của nền triết học Cổ điển Đức đã có
những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng khái niệm văn hoá và sự phát
triển về mặt lý luận văn hoá, tiêu biểu là I. Kant (1724- 1804) và G.V.PH
Hegel (1770- 1831). I. Kant từng coi: văn hoá, đó là giá trị của con người,
hoặc đó là: sự phát triển những lực lượng tự nhiên của con người, và là: khả
năng lấy mình làm mục đích, bằng cách sử dụng tự nhiên làm phương tiện để
đạt được mục đích tự do và khả năng của con người có thể lấy mình với tư
cách một tồn tại tự do làm mục đích cuối cùng của sự tồn tại của mình. Quan
niệm của I.Kant xuất phát từ chỗ coi con người là tồn tại tối cao, quan niệm
này dẫn ông tới chỗ tuyệt đối hoá vai trò của con người trong việc sáng tạo ra
các giá trị văn hoá. Quan niệm này dẫn người ta đến chỗ đối lập tuyệt đối với
tự nhiên, tự coi mình là kẻ có quyền “bóc lột” tự nhiên, với quan niệm ấy và
hành động như thế tất yếu sẽ bị “trả giá” trước sự tác động của tự nhiên đối
với con người. Những tác động có hại của tự nhiên đối với con người như hạn
hán, bão lụt, những tác động của biến đổi khí hậu ngày nay đang đặt con
người trước những khó khăn thách thức.
Khác với I.Kant, nhà triết học G.V.Ph Hegel xem xét khái niệm văn hoá
trong khi đưa ra một loạt mối quan hệ nhân cách- văn hoá, tìm hiểu về sự kế
thừa trong phát triển văn hoá, về tính phổ quát của các quá trình xã hội-văn

hoá. Ông đã nhận thấy môi trường sinh sống trực tiếp của con người là xã hội
và trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, con người sáng tạo ra văn hoá.
Tuy nhiên, những lý giải của Hegel còn thiếu tính toàn diện, thường mâu
thuẫn và mang nặng tính tư biện. Xuất phát điểm từ thế giới “ý niệm tuyệt
đối” đã dẫn ông đến quan điểm đồng nhất văn hoá với hoạt động sản xuất tinh
thần được thể hiện thông qua bộ phận tri thức xã hội. Hegel đã phủ nhận hoàn
toàn vai trò của tồn tại hiện thực đối với lịch sử phát triển của văn hoá. Ông
coi sự phát triển của văn hoá là sự biến đổi bản thân ý thức chủ quan về thế

9


giới chỉ thuộc về cái gọi là “ý niệm tuyệt đối” chứ không liên quan gì đến hiện
thực.
Ngoài những quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về văn hoá, chủ nghĩa
duy vật trước Mác hầu như không có sự đóng góp gì lớn trong việc xây dựng
khái niệm văn hoá. Họ xuất phát từ con người chung chung, trừu tượng và
đưa ra những khái niệm văn hoá cũng chỉ chung chung.
Vào cuối thế kỷ XIX, người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hoá như
một đối tượng nghiên cứu khoa học là nhà nhân loại học nước Anh- E.B
Taylor, trong tác phẩm “Văn hoá nguyên thuỷ”, xuất bản ở Luân Đôn vào năm
1871 ông đã viết: Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực
cũng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội.
Mặc dù ở định nghĩa trên đã coi văn hoá như một tổng thể thành tựu cơ
bản của con người. Nhưng cũng ở định nghĩa này đã có sự đồng nhất giữa văn
hoá với văn minh khiến người ta dễ nhầm lẫn là tất cả những gì được biểu thị
trong đời sống cũng là văn hoá.



Việt Nam, thuật ngữ “văn hoá” đã xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ

XX, tác giả Đào Duy Anh đã đưa ra quan niệm: người ta thường cho rằng văn
hoá chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hoá
có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư
tưởng cố nhiên là trong phạm vi của văn hoá nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh
tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại
không phải là ở trong phạm vi của văn hoá hay sao? Hai tiếng “văn hoá”
chẳng qua chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên
ta có thể nói rằng: văn hoá tức là sinh hoạt. Quan niệm này cũng đã đồng nhất
văn hoá với xã hội.
Vào tháng 12 năm 1986, Tổ chức Văn hoá giáo dục và Khoa học Liên
hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa mang tính chất tổng hợp: “Văn

10


hoá là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật
chất, tinh thần của xã hội. Văn hoá không thuần tuý trong hoạt động sáng tạo
nghệ thuật mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của
con người, truyền thống, tín ngưỡng” [45, tr.15].
Như vậy, văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là
tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
Nó là một hiện tượng phong phú và phức tạp. Việc nắm vững quan điểm của
Chủ nghĩa Mác- Lênin làm cơ sở cho ta nghiên cứu đúng đắn về bản chất của
văn hoá.
Muốn tìm hiểu quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hoá, phải
đi từ chủ nghĩa Duy vật lịch sử. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử khẳng định: nền
tảng của lịch sử là hoạt động lao động của con người và quá trình con người
sáng tạo ra lịch sử cũng chính là quá trình con người sáng tạo ra văn hoá. Lao

động là hoạt động mà ở đó con người xác lập và biểu hiện những mối quan hệ
giữa con người - tự nhiên, con người - xã hội, con người - văn hoá. Thông qua
lao động, con người cải biến tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình và
cũng từ đó bản chất con người được xác lập. Đó là: căn cứ vào mức độ tự
nhiên được con người cải biến thành bản chất người, tức cái mức độ tự nhiên
được con người khai thác, cải tạo, thì có thể xét được trình độ văn hoá chung
của con người.
Rõ ràng, chúng ta không thể nói mọi sự tác động của con người vào tự
nhiên đều là biểu hiện của văn hoá, là văn hoá. Không thể gọi là văn hoá với
hiện tượng xuất hiện những hoang mạc do hoạt động không ý thức của con
người tạo ra khi khai thác tự nhiên một cách không phù hợp. Đồng thời, cũng
không thể gọi là văn hoá hay những biểu hiện của văn hoá với những hiện
tượng người ta phát triển công nghiệp không quan tâm tới vấn đề môi trường
làm cho ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái… Những hoạt động của
con người chỉ được coi là văn hoá khi những hoạt ấy không chỉ khai thác mà

11


còn có tác dụng bảo vệ và tái tạo tự nhiên. Ph. Ăngghen đã viết: Chúng ta
không thể ngự trị tự nhiên theo kiểu một kẻ chiến thắng ngự trị một dân tộc xa
lạ, mà hoàn toàn trái ngược lại, chúng ta, với máu, thịt và bộ óc của chúng ta,
đều thuộc về tự nhiên. Đối với tự nhiên, chúng ta khác với loài vật chỉ là ở
chỗ chúng ta biết được các quy luật của tự nhiên, và áp dụng chúng một cách
thích đáng.
Con người và con vật vốn sinh ra từ tự nhiên, là một bộ phận của tự
nhiên và giống nhau là đều cần có tự nhiên để tồn tại. Cả con người và con vật
đều hoạt động để sinh tồn. Song điều khác nhau cơ bản đó là con vật hoạt
động một cách thuần tuý bản năng, hoạt động của con vật mang tính thích ứng
và thụ động. Con người là chủ thể hoạt động có ý thức, có mục đích, có đối

tượng và trước khi hoạt động, nó đã có một mô hình được xác lập trong óc.
Mỗi mô hình ấy giúp con người xác định phương thức hoạt động với đối
tượng ấy và mục đích ấy. Đó là: “Một con nhện làm những động tác giống
như động tác của những người thợ dệt, và con ong cùng với những ngăn tổ
sáp của mình còn khéo léo hơn một nhà kiến trúc sư nhiều. Nhưng điều phân
biệt trước tiên giữa một nhà kiến trúc sư tồi nhất và con ong giỏi nhất là nhà
kiến trúc sư khi xây dựng từng ngăn trong tổ ong thì đã xây dựng từng ngăn
đó trong óc mình rồi”. Mỗi một phương thức hoạt động sẽ quy định một trình
độ hoạt động và phản ánh một trình độ văn hoá khác nhau.
Lao động không chỉ là hoạt động thông qua đó con người sáng tạo ra tự
nhiên và xã hội mà nhờ có lao động, con người còn hoàn thiện và phát triển
mình. Lao động sáng tạo chính là yếu tố để phân biệt sự khác nhau giữa hoạt
động của con vật và hoạt động của con người. Thông qua lao động, con người
tạo ra chính mình và xã hội, đây cũng chính là quá trình tạo ra văn hoá.
Khi xem xét con người với tư cách là một sinh vật văn hoá, C.Mác đã
xem xét con người trong mối quan hệ hiện thực của nó chứ không phải con
người trừu tượng, chết cứng, phi giai cấp, phi lịch sử. Bởi vì muốn nhận thức

12


chính xác bản chất của văn hoá thì trước hết phải nhận thức đúng đắn về con
người vì văn hoá là các giá trị của con người. Có thể nói, lịch sử phát triển
con người cũng chính là lịch sử phát triển văn hoá. Việc xem xét con người
phải trong mối quan hệ đa chiều với không gian và thời gian, với tự nhiên và
xã hội, với quá khứ, hiện tại và tương lai, cùng trong mối quan hệ với cộng
đồng. C. Mác đã chỉ ra: Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hoà các quan hệ xã hội.
Không chỉ có con người sáng tạo ra văn hoá, tác động một chiều lên

môi trường xã hội - môi trường văn hoá, mà môi trường xã hội - môi trường
văn hoá - cũng tác động to lớn tới nhận thức, tới hoạt động của con người. Có
những môi trường xã hội làm thui chột, méo mó, “tha hoá” con người, song
cũng có môi trường xã hội lại tạo điều kiện cho sự sáng tạo các giá trị văn
hoá. Do vậy phải nhận thức khái niệm văn hoá để thấy được tính chỉnh thể
của nó. Văn hoá thể hiện mức độ làm chủ của con người đối với thế giới tự
nhiên, con người không chỉ làm chủ các lực lượng tự nhiên bên ngoài mà còn
làm chủ ngay chính bản năng trong con người. Con người thống trị tự nhiên
bằng chính sự nhận thức một cách sâu sắc những quy luật tự nhiên. Thông qua
việc nhận thức được các quy luật của tự nhiên, con người vừa biết khai thác tự
nhiên, vừa biết bảo vệ tự nhiên, chống lại những hoạt động phá hoại môi
trường sống. Bởi lẽ chính tự nhiên là môi trường tồn tại của con người. Mối
quan hệ giữa tự nhiên và con người không tách rời nhau.
Nghiên cứu lịch sử phát triển văn hoá cho thấy hoạt động văn hoá phải là
hoạt động sáng tạo ra các giá trị gắn liền với các tiêu chí chân - thiện - mỹ, phù
hợp với quy luật của sự phát triển lịch sử loài người. Tất cả các hoạt động sáng
tạo văn hoá phải theo quy luật thẩm mỹ nhằm nâng cao và nuôi dưỡng con người
về cái đẹp. Đồng thời, những giá trị ấy được nuôi dưỡng, tích luỹ và lưu truyền
từ thế hệ trước sang thế hệ sau, tác động thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

13


Qua quá trình nghiên cứu về khái niệm văn hoá, chúng ta thấy còn sự
tồn tại các quan niệm khác nhau, do xem xét dưới những góc độ khác nhau.
Tuy nhiên các khái niệm đó đều tìm cách để chỉ ra bản chất của văn hoá, đều
thống nhất khẳng định nói tới văn hoá là nói tới bản chất người, là yếu tố để
phân biệt sự khác nhau trong hoạt động của con người và hoạt động của con
vật. Dưới góc độ triết học đòi hỏi chúng ta phải xem xét văn hoá với tính
chỉnh thể của nó. Nó là sản phẩm của con người tạo ra trong sự tương tác qua

lại giữa con người với giới tự nhiên và con người với xã hội trong quá trình
sống. Đó là những giá trị được lưu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Từ những sự phân tích trên, ta có thể khẳng định: Văn hoá là hệ thống
giá trị xã hội, biểu hiện và phát triển những năng lực bản chất của con người
trong quá trình cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và làm chủ bản thân mình.
Những năng lực ấy được thể hiện trong hoạt động sáng tạo của con người và
những kết quả của hoạt động đó nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện
của các cá nhân và xã hội theo hướng chân - thiện - mỹ, được lưu truyền và
phát triển giữa các thế hệ trong quá trình phát triển xã hội.
Với cách hiểu văn hoá như vậy, ta nhận thấy là văn hoá có ý nghĩa quan
trọng trong cải tạo xã hội, thống nhất giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sống của con người. Đồng thời, với sự vận động và phát triển của văn
hoá, sự lưu giữ các giá trị văn hoá được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ
kia mà tạo ra các giá trị văn hoá truyền thống của các quốc gia, các dân tộc,
trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của văn hóa
Văn hoá là một hiện tượng, do vậy nó cũng có những đặc điểm để phân
biệt với các hiện tượng khác. Trong điều kiện của Luận văn này, chúng tôi xin
nêu ra các đặc điểm của văn hoá như sau:
Một là; văn hoá bao giờ cũng là một giá trị; chính giá trị của văn hoá
tạo ra sự cân bằng cho xã hội. Giá trị của văn hoá được đánh giá thông qua hệ

14


giá trị chân - thiện - mỹ. Có thể khẳng định, tất cả những gì có sự hiểu biết, có
sự sáng tạo, có tác dụng thúc đẩy những tiến bộ xã hội đều là văn hoá. Những
hoạt động sáng tạo mà đi ngược với những giá trị trên là không thuộc về văn
hoá mà nó là phản văn hoá, nó ngược lại với quy luật phát triển, kìm hãm sự
phát triển của xã hội. Những giá trị của văn hoá luôn có vai trò làm tiền đề và

thúc đẩy sự phát triển. Những gì đã là văn hoá thì chúng luôn mang tính
Người, góp phần hoàn thiện và nâng cao nhân cách con người.
Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết
tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự
nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu
và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân - thiện - mỹ), từ đó
bồi đắp và nâng cao bản chất Người. Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản
sắc văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thông
qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết hệ giá trị xã hội.
Giá trị văn hóa chính là thứ vốn xã hội mà trong các chương trình phát
triển kinh tế- xã hội chúng ta cần phải khai thác chúng như một nguồn lực.
Như thế, khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối,
điều tiết các hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa
chiều của con người. Cũng như văn hóa, giá trị được sản sinh từ các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội.


góc độ này, chính niềm tin của con người (con người tin vào con người,

tin vào cộng đồng, vào một chế độ xã hội) cũng là một giá trị. Nó là động lực
cho mọi ý chí và hành động sáng tạo của con người, là chỗ dựa cho việc thiết lập
và duy trì một trật tự và kỷ cương cho một xã hội. Cuối cùng niềm tin và chỉ có
niềm tin mới có thể là bệ đỡ cho giáo dục trí tuệ và nhân cách của con người. Đó
chính là những giá trị có thể đã kết tinh trong niềm tin.

Văn hoá, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà
con người sáng tạo ra, có phẩm chất đóng góp tích cực cho xã hội. Các giá trị

15



vật chất của văn hoá được thể hiện thông qua các sự vật vật chất, các giá trị tinh
thần được biểu hiện thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Tất cả các giá trị ấy có
sự chọn lọc qua hoạt động lao động sáng tạo của con người tạo ra. Đây là những
yếu tố có tính chất tiến bộ, có tính chân lý, có tính thẩm mỹ, có tính đạo đức…
nhằm điều chỉnh hành vi con người trong quá trình hoạt động thực tiễn.

Hai là, văn hoá là một hiện tượng xã hội; văn hoá là thuộc tính nội tại
thuộc bản chất con người và là biểu hiện khía cạnh xã hội của con người. Chỉ
với tư cách con người xã hội, trong mối quan hệ xã hội con người mới sáng
tạo ra văn hoá. Văn hoá là một hiện tượng xã hội, nó tham gia vào tất cả các
hoạt động của đời sống xã hội. Văn hoá có chức năng căn bản là điều chỉnh và
phát triển toàn diện xã hội. Văn hoá tạo ra diện mạo ổn định, các phong cách
dân tộc, văn hoá gắn với dân tộc, văn hoá thúc đẩy sự đổi mới. Vì thế, nó luôn
có một giá trị to lớn, tạo nên sự phát triển lâu bền, toàn diện trong các quan hệ
của đời sống xã hội. Nơi nào các giá trị văn hoá bị suy thoái thì ở đó quan hệ
xã hội mất ổn định. Nơi nào có sự khủng hoảng các giá trị văn hoá thì ở đó xã
hội không thể phát triển được.
Ba là, văn hoá có tính hệ thống; văn hoá là một hệ thống diễn biến
trong lịch sử và nằm trong quá trình phát triển xã hội. Nó là một hệ thống sản
xuất ra các giá trị tinh thần, duy trì, phân phối và tiêu thụ các giá trị đó. Nó là
một hệ thống tri thức nhằm đào tạo ra những con người có năng lực nhận
thức, có tình cảm, có đạo đức để tạo ra những thành viên tích cực cho xã hội.
Đồng thời, nó cũng đảm bảo cho họ được thoả mãn những nhu cầu tinh thần.
Những yếu tố đó diễn ra trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử và gắn liền
với những điều kiện nhất định.
Bốn là, văn hoá là chỉnh thể của quá trình thống nhất; trong quá trình
phát triển của lịch sử các thế hệ trước luôn truyền lại cho các thế hệ sau mọi
thành quả văn hoá của mình. Thông qua quá trình đó đã làm cho mỗi thế hệ
phong phú thêm về tri thức, về kỹ năng lao động, về óc sáng tạo nghệ thuật.


16


Để có được các giá trị đó trước hết phải thông qua năng lực học tập của mỗi
cá nhân cùng với sự giáo dục của xã hội. Hai quá trình đó luôn có sự thống
nhất và không thể tách rời nhau. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó không thể
có sự phát triển ra các giá trị mới. Việc nghiên cứu văn hoá như một quá trình
mới cho phép ta nhìn nhận được tính kế thừa, tính lịch sử và tính thường
xuyên điều chỉnh của văn hoá. Thông qua đó, khẳng định được vai trò, chức
năng của văn hoá đối với đời sống của con người, của xã hội.
Nghiên cứu về văn hoá, người ta thường hay đề cập đến khái niệm “văn
minh”, thực tế thì văn hoá và văn minh là không đồng nhất với nhau, chúng
chỉ có sự liên hệ với nhau. Như ta đã đề cập ở trên, theo nghĩa gốc, văn hoá có
nghĩa là sự gieo trồng, sự giáo dục con người. Còn văn minh dùng để chỉ
những hình thức tổ chức xã hội và gắn liền với các giá trị vật chất. Có thể nói,
văn minh là một hình thức, một mặt biểu hiện của văn hoá. Văn minh là
những hoạt động của xã hội gắn liền với thành tựu khoa học kỹ thuật nào đó,
một trình độ của hoạt động sản xuất nói chung. Vì vậy mà thực tế đã xuất hiện
những thuật ngữ như văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh
hậu công nghiệp hay như văn minh Sông Hồng, văn minh lúa nước…
Văn minh là sự tổng hợp các giá trị văn hoá tinh thần và vật chất. Nó
thể hiện mức sống, lối sống, điều kiện vật chất, cách thức tổ chức sản xuất xã
hội… Có thể nói, văn minh chính là sự vật chất hoá, kỹ thuật hoá các giá trị
văn hoá tư tưởng vào việc xây dựng môi trường sống, vào đời sống xã hội để
đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Từ đó, nó cho ta khẳng định văn hoá
sẽ xuất hiện trước văn minh về phương diện thời gian. Văn hoá kéo dài toàn
bộ tiến trình phát triển của xã hội loài người, còn văn minh chỉ xuất hiện ở
một giai đoạn nhất định, khi văn hoá đã đạt tới một trình độ phát triển nhất
định nào đó. Có lúc văn hoá và văn minh tương ứng với nhau, nhưng cũng có

lúc chúng lại đối lập nhau. Văn hoá luôn luôn có tính nhân bản, tính cộng
đồng, tính phát triển, xu hướng vận động của nó là những giá trị tạo động lực

17


cho sự phát triển của loài người trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội. Còn
xu thế vận động của văn minh là luôn vươn tới sự hợp lý, đem lại hiệu quả
cao nhất. Bên cạnh những giá trị đó, thực tế văn minh cũng đem lại những tác
hại cho con người. Chúng ta đã thấy như nền văn minh công nghiệp, bên cạnh
sự đem lại năng suất lao động cao, của cải xã hội tạo ra nhiều, nó tác động rất
lớn đến cuộc sống của con người. Nhưng bên cạnh những giá trị đó thì chính
văn minh công nghiệp cũng đã đem lại những bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến
cuộc sống của con người như hiện nay loài người đang đứng trước thảm hoạ ô
nhiễm môi trường sống, từ ô nhiễm nguồn nước đến ô nhiễm không khí và ô
nhiễm đất, với việc một số nước sản xuất ra vũ khí huỷ diệt hàng loạt (như vũ
khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học) đang đặt loài người trước
những nguy cơ lớn.
Bên cạnh đó, văn hoá mang tính khu vực rõ nét thì văn minh mang tính
toàn cầu. Quá trình lan toả của văn minh nhanh hơn văn hoá, vì thế để đạt tới
văn minh sẽ nhanh hơn văn hoá. Tuy nhiên, để có sự tiến bộ văn hoá phải gắn
chặt với văn minh, bởi lẽ, chúng ta đã biết kỹ thuật không chỉ sử dụng mà còn
là sự sáng tạo. Một nền văn hoá chỉ có thể làm chủ được văn minh hiện đại
khi nó thực sự năng động, sáng tạo ra định hướng hiện đại và tiến bộ. Trong
giai đoạn hiện nay, trước sự tác động văn minh công nghiệp, văn minh tin học
đã tạo ra những điều kiện để hưởng thụ các giá trị vật chất, những thị hiếu của
con người nhưng nếu chúng ta không có những giá trị của văn hoá dân tộc thì
chúng ta không những không thể làm chủ được nó mà còn bị nó nô dịch.
Năm là, văn hoá mang tính dân tộc và đồng thời văn hóa cũng mang
tính nhân loại; văn hoá với tư cách là một hình thái của ý thức xã hội, nó chịu

sự chi phối của tồn tại xã hội, đồng thời cũng có những tác động trở lại đối
với tồn tại xã hội. Khi nghiên cứu về văn hoá chúng ta ở các quốc gia khác
nhau, các khu vực khác nhau luôn tồn tại những nền văn hoá khác nhau, do nó

18


bị tác động từ những tồn tại xã hội khác nhau, do vậy văn hóa luôn mang tính
dân tộc sâu sắc.
Trên thế giới tồn tại các nền văn hoá khác nhau là do sự tồn tại của các
dân tộc khác nhau. Các dân tộc đó chịu sự tác động của các điều kiện tự nhiên
khác nhau, cùng với sư phát triển kinh tế- xã hội khác nhau, bên cạnh đó còn
chịu sự ảnh hưởng tác động của các nền văn hoá khác nhau. Trong lĩnh vực
văn hóa khó có thể phân biệt được dân tộc nào lớn, dân tộc nào nhỏ. Nền văn
hoá của mỗi dân tộc gắn liền với quá trình hình thành dân tộc đó
Việt Nam có một nền văn hoá da dạng, đa sắc tộc. Đặc điểm đó xuất
phát từ tính đặc thù trong cấu kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Việt Nam có
54

dân tộc anh em với bấy nhiêu nền văn hóa của các dân tộc đó đã tạo ra sự

đặc sắc trong nền văn hoá Việt Nam. Từ những nền văn hoá riêng của các dân
tộc mà tạo ra cái phong phú, cái đa dạng của văn hoá Việt Nam, văn hoá
chung. Do đó khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua
tính khách quan là những cái riêng đang hoà quyện vào cái chung trong
đời sống xã hội.
Dưới góc độ triết học, nguyên lý của phép biện chứng giữa cái riêng và
cái chung là một trong những yêu cầu về phương pháp nhận thức và chủ
trương về vấn đề dân tộc và văn hoá dân tộc: cái chung và cái riêng liên hệ
chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Cái chung nằm trong cái riêng và

thông qua cái riêng mà biểu hiện mình. Cái chung và cái riêng tác động qua
lại và chuyển hoá lẫn nhau. Nếu tách rời cái riêng và cái chung, thổi phồng
yếu tố này và phủ nhận yếu tố kia sẽ mắc phải quan điểm siêu hình trong nhận
thức. Trong giai đoạn phát triển ngày nay, xu hướng hội nhập quốc tế đang là
tất yếu. Để tồn tại và phát triển các quốc gia phải không ngừng hội nhập vào
thế giới. Để phát triển, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó. Trong quá
trình hội nhập này, chúng ta phải thấy sự hội nhập của Việt Nam vào thế giới,
của cái riêng vào cái chung, là sự cần thiết, là tất yếu khách quan. Song

19


thông qua quá trình hội nhập đó để ta tự khẳng định vị thế mình trước cộng
đồng thế giới.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Bất cứ cái riêng
nào cũng bao hàm cái chung. Trong quy luật phát triển của mỗi dân tộc, cái
riêng của mỗi dân tộc được diễn ra theo đà phát triển của toàn nhân loại. Xem
xét vấn đề này chúng ta thấy sự hội nhập của văn hoá Việt Nam với văn hoá
thế giới là tất yếu. Thông qua quá trình hội nhập đó, Việt Nam có cơ hội, có
điều kiện để tiếp thu những giá trị, những tinh hoa văn hoá của nhân loại để
làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Nhưng sự tiếp
thu phải có sự chọn lọc để phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam. Bởi
lẽ, văn hoá không chỉ có đặc điểm là tính dân tộc mà nó còn mang tính nhân
loại. Tính nhân loại của văn hóa được thể hiện là những giá trị hướng tới con
người, vì sự phát triển của con người sẽ được các dân tộc trên thế giới tiếp
nhận nó. Đồng thời những hiện tượng đi ngược lại với sự phát triển của của
con người sẽ bị loài người tìm cách loại bỏ nó. Những giá trị vì sự phát triển
của con người sẽ được các dân tộc giữ gìn và kế thừa, phát triển. Trong sự
phát triển ngày nay của thế giới, sự hợp tác để tạo sự phát triển bền vững
không thể không có sự tác động của yếu tố văn hóa.

1.2. Giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam
1.2.1. Văn hoá truyền thống
Sự tồn tại của mỗi dân tộc đều gắn với lịch sử hình thành và phát triển
của dân tộc đó. Việt Nam là một dân tộc được hình thành từ rất sớm, đã trải
qua hơn 4000 năm lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt
Nam trải qua bao biến cố thăng trầm, vận động biến đổi. Cùng với sự hình
thành và phát triển, thông qua hoạt động lao động sáng tạo của các cộng đồng
người Việt, họ đã sáng tạo ra các giá trị văn hoá. Các giá trị đó, phản ánh mối
quan hệ của cộng đồng dân tộc Việt Nam đối với tự nhiên, quan hệ trong nội
bộ dân tộc cũng như quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác. Các giá trị văn

20


hóa đó đã được bảo vệ, duy trì và phát triển qua các thế hệ người Việt và trở
thành giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Từ truyền thống trong tiếng Việt hiện đại là một từ gốc Hán Việt. Nó
được hiểu là sức mạnh của một tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử.
Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ xã hội, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền
thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người.
Truyền thống là thể hiện tính kế thừa trong lịch sử.
Trong Bách khoa từ điển của Liên xô đã giải thích Truyền thống, đó là
những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền thống từ đời này qua đời khác
và được lưu giữ trong các xã hội, các giai cấp và nhóm xã hội trong một quá
trình lâu dài; truyền thống được thể hiện chế định xã hội, chuẩn mực và hành
vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống... Truyền thống tác
động đến mọi xã hội và tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Từ những cách giải thích trên, ta có thể nói truyền thống được hiểu là:
“tập hợp các tư tưởng và tình cảm, những tập quán, thói quen trong tư duy,
lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành

trong lịch sử và đã trở lên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác” [20, tr.343].
Việc nghiên cứu về yếu tố truyền thống, chúng ta phải nhận thấy rằng;
bản thân truyền thống nó bao hàm cả những truyền thống tích cực, có tác
động thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung và của lĩnh vực văn hoá nói
riêng, làm đẹp thêm bản sắc dân tộc. Đồng thời trong truyền thống cũng tồn
tại những yếu tố lạc hậu, bảo thủ làm cản trở sự phát triển xã hội nói chung,
sự phát triển của văn hoá nói riêng như những tập tục lạc hậu trong đời sống
xã hội, những hủ tục về mặt văn hoá…
Song khi nói tới các giá trị văn hoá truyền thống là chúng ta đề cập đến
những giá trị tốt đẹp, những yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển, nó tiêu biểu cho
bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là sự kết tinh của toàn bộ tinh hoa văn hoá

21


×