Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của franz kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.22 KB, 83 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................................................... 2
2.1. Tài liệu tiếng Anh................................................................................................................ 2
2.2. Tài liệu tiếng Việt................................................................................................................ 4
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................... 7
3.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 7
3.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 8
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG:................................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: FRANZ KAFKA TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA - XÃ HỘI
TRUNG ÂU CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX......................................................... 9
1.1. Vài nét về xã hội Trung Âu và khu vực Tiệp..................................................................... 9
1.2. Franz Kafka trong cộng đồng Do Thái.................................................................................. 13
1.3. Bối cảnh văn hóa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.......................................................... 18
CHƯƠNG 2: CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA FRANZ KAFKA............................................................................................................................ 28
2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật............................................................................................... 28
2.2. Các kiểu loại nhân vật.................................................................................................................... 32
2.2.1. Con người xa lạ
................................................................................................................................................................

32
2.2.2. Con người bị tha hóa
................................................................................................................................................................

36
2.2.3. Con người trong thế giới phi lý và thù địch




................................................................................................................................................................

40
2.3. Cuộc sống hiện thực trong tiểu thuyết Franz Kafka....................................................... 44


CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA FRANZ KAFKA......................51
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật................................................................................................... 51
3.1.1. Cách xây dựng nhân vật truyền thống trước Franz Kafka
................................................................................................................................................................

51
3.1.2. “Phản nhân vật” truyền thống
................................................................................................................................................................

55
3.1.3. Điểm nhìn
................................................................................................................................................................

61
3.1.4. Quan hệ giữa nhân vật và môi trường
................................................................................................................................................................

65
3.2. Nghệ thuật kết cấu............................................................................................................................ 69
3.3. Ngôn ngữ............................................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 78



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Luận văn của chúng tôi lựa chọn đề tài “Quan niệm nghệ thuật về con

người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka” với những lí do sau
đây: Thứ nhất: Franz Kafka là một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ
AX và

hiện nay, được xếp vào hàng những tên tuổi lớn của văn học thế giới. Những

sáng tác của ông có lúc được xem như ngụ ngôn thời hiện đại bởi tính ẩn dụ và
đa nghĩa của các hình tượng mà ông xây dựng nên, cũng như bởi những phán
đoán suy tư mà ông gửi gắm trong tác phẩm. Xung quanh Kafka, bởi vậy, đã nở
rộ vô vàn nghiên cứu và tranh luận mà cho đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề chưa
ngã ngũ. Chính vì thế, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới
trong tiểu thuyết của Kafka cũng chính là tìm hiểu vấn đề “xương sống”, cơ bản
trong hệ thống tác phẩm của ông. Đồng thời, qua đó, chúng ta có cái nhìn thấu
đáo hơn về tư tưởng của nhà văn được xem như là người mở đường khai lối cho
nhiều khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật.

Thứ hai: Tiểu thuyết là một trong những thể loại đóng vai trò to lớn làm
nên diện mạo nền văn học của một quốc gia. Vì thế, tuy tác phẩm của Franz
Kafka nổi tiếng ở Việt Nam trên cả hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết
nhưng luận văn của chúng tôi chỉ tập trung trọng tâm vào tiểu thuyết của tác
giả.
Thứ ba: Tác phẩm của Franz Kafka có phạm vi ảnh hưởng hết sức rộng

rãi và sâu sắc trên văn đàn thế giới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi tầm
ảnh hưởng của ông đối với văn học nước ta cho đến nay vẫn đang trên đà rộng
mở. Do đó, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu
thuyết của Kafka sẽ giúp chúng ta có những đánh giá chính xác và toàn diện
về dấu ấn của ông trong những sáng tác của các nhà văn Việt Nam.


2.

Lịch sử vấn đề
Là một nhà văn lớn, Franz Kafka và tác phẩm của ông đã trở thành mục

tiêu nghiên cứu và cảm hứng sáng tạo cho nhà phê bình và nhà văn trên toàn
thế giới. Những công trình nghiên cứu với các mức độ nông, sâu khác nhau đã
soi chiếu con người và sáng tác của F.Kafka trên rất nhiều các phương diện.
Đặc biệt, quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới lại là một trong
những vấn đề cơ bản, cốt lõi khi đi sâu tìm hiểu về tư tưởng, phong cách của
một nhà văn. Chính vì vậy, vấn đề này hầu như đều được các nhà nghiên cứu
đề cập đến, một cách chi tiết hoặc thoảng qua, trong các công trình của mình.


đây, chúng tôi chỉ điểm lại một vài ý kiến liên quan đến vấn đề của luận văn
mà chúng tôi có dịp tham khảo.
2.1. Tài liệu tiếng Anh
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi được “phát hiện lại”, Franz Kafka
và thế giới văn chương của ông đã thu hút một khối lượng khổng lồ các nhà
nghiên cứu. Theo thống kê, chỉ dựa trên các nhan đề nghiên cứu của Yvegili
vào năm 1981 thì các công trình nghiên cứu về Franz Kafka đã lên tới con số
hơn năm nghìn. Nói như George Steiner, chung quanh Kafka, “một nền văn
chương bao la cứ thế nở rộ”.

Trong tập tiểu luận Hope and the Asburd in the work of Franz Kafka,
Albert Camus – nhà văn nổi tiếng của trường phái hiện sinh chủ nghĩa – đã
khẳng định giá trị tác phẩm của Kafka. Ông nhấn mạnh: “”Toàn bộ nghệ thuật
của Kafka tập trung ở chỗ buộc độc giả phải đọc lại”, và cho rằng Kafka là
nhà văn hiện sinh khi “minh họa sự phi lý của cuộc sống bằng các phương
tiện trần thuật, bằng sự phức tạp của nhân vật và bằng cách sử dụng ngôn ngữ
siêu thực và hình ảnh trong tác phẩm”. Nhận định này củng cố thêm cho
những luận điểm của chúng tôi khi nghiên cứu về con người hiện sinh như
một phương diện trong quan điểm nghệ thuật về con người của Franz Kafka.


Cuốn A companion to the works of Franz Kafka có khá nhiều bài viết
xoay quanh các vấn đề về mỹ học và quá trình sáng tác của Franz Kafka cũng
như đời sống của các tác phẩm này sau khi ra đời. Trong đó, bài viết A dream
of Jewishness Denied: Kafka’s Tumor and “Ein Landarzt” của Sander
L.Gilman đã có sự đối chiếu con người và tác phẩm của Franz Kafka với
những đặc tính xã hội cũng như tư tưởng của người Do Thái một cách rất kĩ
lưỡng. Tuy rằng có một số yếu tố mang tính cực đoan và áp đặt, song bài viết
là nguồn tài liệu giúp chúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn về ảnh hưởng của
yếu tố nguồn gốc lên tư tưởng và sáng tác của F.Kafka. Cũng trong cuốn sách
này, bài viết Making everything “a little uncanny”: Kafka’s Deletions in the
Manuscript of Das Schloß and What They Can Tell Us của Mark Harman đã
tìm hiểu các biến thể của nhân vật K. trong tiểu thuyết Lâu đài và khẳng định:
với nhân vật K., Kafka đã “xóa tất cả những tham chiếu đến nhiệm vụ của
người anh hùng”, từ đó tạo ra những “biến thể mạnh mẽ”. Quan điểm này
giúp ích chúng tôi trong việc tìm hiểu tính chất đa nghĩa trong tác phẩm của
Franz Kafka, mà cụ thể ở đây là sự tẩy trắng nhân vật tạo nên một thế giới
huyền thoại.
Trong cuốn sách Cambridge companion to Kafka, Kafka và tác phẩm
của ông đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ: bối cảnh Châu Âu, văn hóa dân

gian Do Thái, những huyền thoại và thực tế trong tiểu sử của Kafka, thậm chí
từ góc độ giới tính và văn hóa đại chúng. Bài viết The exploration of the
modern city in The Trial của tác giả Role J.Goebel đi sâu tìm hiểu những dấu
vết của thành phố hiện đại trong tiểu thuyết Vụ án, từ đó khẳng định thành
phố của tác phẩm là “điển hình của đô thị hiện đại đầu thế kỷ XX” với con
người mang những đặc trưng “như là tinh túy của đô thị hiện đại”. Điều này
mang tính chất gợi mở cho chúng tôi khi xem xét phương diện con người cô
đơn giữa xã hội kĩ trị trong tác phẩm của F.Kafka.


Cũng như Role J.Goebel, Stanley Corngold trong bài viết Franz Kafka:
the radical modernist ở cuốn sách The Cambridge companion to the modern
German novel, đã chỉ ra những dấu vết của đời sống hiện đại với công sở,
hàng hóa, chính trị, pháp luật,… trong các tiểu thuyết của F.Kafka. Trong đó,
“tâm trạng của xét xử hiện đại là hoang tưởng, pháp lý quan liêu của nó được
tổ chức bằng các hành vi giải thích và tính bạo lực của nó được che giấu cho
đến cuối cùng”. Nhận định này giúp chúng tôi khẳng định thêm tính chất bất
lực của con người trong tác phẩm của F.Kafka.
Trên trang web www.themodernword.com, F.Kafka cũng được giới
thiệu như một đại diện tiêu biểu. Với việc nêu ra các lớp ý nghĩa của các tác
phẩm - chẳng hạn cuộc hành trình của nhân vật K. trong Lâu đài có thể là “sự
tìm kiếm cộng đồng”, “con đường tìm Thiên Chúa”, “sự phê phán thói quan
liêu” hay “lời tiên tri” – tác giả đã nhấn mạnh tính chất đa nghĩa trong tiểu
thuyết của F.Kafka. Dựa vào đây, ít nhiều chúng tôi cũng có được cái nhìn
toàn diện hơn về những ẩn ý của tác phẩm, từ đó thấy được quan niệm nghệ
thuật về con người và thế giới của F.Kafka.
2.2.

Tài liệu tiếng Việt


Trong Tạp chí Văn học nước ngoài số 4, năm 1996, tác giả Nguyễn Văn
Dân với bài viết Kafka với cuộc chiến chống phi lý đã chủ yếu tập trung vào
phân tích tính chất phi lý như một “đối tượng nhận thức” trong tác phẩm của
F.Kafka. Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Trong mọi trường hợp, cái phi lí của
Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện tồn trong thế giới đương thời.
Kafka không phải đi tìm kiếm cái phi lí ở đâu xa như các nhà văn lãng mạn” và
“Kafka đã chủ trương chỉ lưu tâm đến những con người bình thường, đến những
nỗi lo đời thường của họ”. Như vậy, quan điểm của Nguyễn Văn Dân đã thêm
một lần khẳng định quan niệm nghệ thuật của Kafka thông qua tác phẩm là về sự
bất an của con người trong một thế giới phi lý.


Phương Tây, văn học và con người của GS. Hoàng Trinh đã nghiên cứu
quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của F.Kafka thông qua việc
phân tích khái lược ba tiểu thuyết Lâu đài, Hóa thân và Vụ án. Qua đó, tác giả
nhận định đó là một thế giới “tha hóa”, thế giới “huyền thoại” “đối lập với
hiện thực và cuộc sống” [28, tr.22] trong đó “con người bị cầm tù mà không
biết” [28, tr.22]. Tuy nhiên, do đứng từ góc độ chính trị nên GS. Hoàng Trinh
đã kết luận rằng thế giới quan của F.Kafka là “duy tâm, siêu hình” (24, tr.24)
và vì vậy, đã khiến tác phẩm của Kafka có tác dụng tiêu cực “rõ ràng là mạnh
hơn” [28, tr.25]. Đây là nhận định khá phiến diện, quy chụp đối với nhà văn
có tác phẩm đặc biệt đa nghĩa như F.Kafka.
Nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật
của Franz Kafka, in trong Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm, NXB Hội nhà
văn, Trung tâm văn hóa Đông Tây, 2003, khẳng định: “đối tượng trung tâm
của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái
chết” [22, tr.941], và Kafka “đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách
độc đáo, và mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại”. Với luận
điểm trên, Trương Đăng Dung đã nhấn mạnh quan niệm nghệ thuật của
F.Kafka về con người và thế giới thể hiện qua các tác phẩm, đã đóng vai trò

mở đường khai lối cho văn học hiện đại.
Trong bài giới thiệu về tác giả Franz Kafka, in trong giáo trình Văn học
phương Tây, NXB Giáo dục, 2006, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cũng phân
tích những vấn đề của con người hiện đại và chất “hài hước đen” đặc trưng
trong tác phẩm của F.Kafka. Đặng Anh Đào khẳng định, thế giới của F.Kafka
là nơi “cái phi lý đã trở thành cái bình thường hàng ngày” [24, tr. 914], là thế
giới huyền thoại mang “tiếng nói đa âm về thân phận con người” [24, tr. 933].
Như vậy, Đặng Anh Đào đã khẳng định tính chất phi lý cao độ trong quan
niệm nghệ thuật về con người và thế giới của F.Kafka.


Trong một công trình nghiên cứu khác, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết
phương Tây hiện đại, Đặng Anh Đào đã chỉ rõ những nét đổi mới về nghệ
thuật trên nhiều phương diện trong tiểu thuyết mới của phương Tây. Khi phân
tích những nét đổi mới này, Đặng Anh Đào đã lấy tác phẩm của F.Kafka làm
dẫn chứng minh họa. Chẳng hạn, để giải thích cho sự di động điểm nhìn từ
người kể chuyện sang nhân vật, Đặng Anh Đào viết: “Di động điểm nhìn…
chính là một đổi mới mà người khai phá chính là Kafka, nó là một cách để
“khách quan hóa” hiện tượng. Song điểm nhìn của nhân vật Kafka, do chỉ tập
trung vào một ám ảnh, lại có một ý nghĩa chủ quan đặc biệt. Bên cạnh đó, một
số chi tiết nhìn qua con mắt của nhân vật chính lại có hướng ngược lại, khách
quan hóa” [11, tr. 39]. Những phân tích dạng như trên của Đặng Anh Đào đã
giúp ích chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật
của F.Kafka – được xem như biểu hiện cụ thể của quan niệm nghệ thuật về
con người và thế giới của tác giả.
Trong bài viết Từ hiện đại đến hậu hiện đại, Hoàng Ngọc Tuấn đã đặt
tác phẩm của F.Kafka vào dòng chảy của văn học thế giới để từ đó thấy được
vai trò viên gạch nối giữa hai thời kỳ Hiện đại và Hậu hiện đại của Kafka.
Hoàng Ngọc Tuấn viết: “Franz Kafka cũng đã tạo ra những kỹ thuật viết khiến
một số tác phẩm của ông mang tính cách đa tầng và đa phương về ý nghĩa, và

hầu như bất khả giản lược: một bản tóm tắt đại ý sẽ là một hành động bất
công đối với tác giả. Cuốn Das Schloss (Lâu đài, 1926) là một ví dụ thú vị.
Nó là một tác phẩm chứa đựng đầy những ẩn dụ phức tạp và có khả năng gợi
tưởng cực kỳ phong phú. Cả cuốn tiểu thuyết tồn tại như một ký hiệu biểu ý
đa giác khiến người đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhìn thấy một ý nghĩa khác, như
thể nhìn vào một ống kính vạn hoa. Mỗi lần đọc, chúng ta có thể nhìn thấy nó
biến dạng: nó có thể như một ẩn ý triết lý, hay như một ẩn ý chính trị, hay như
một tiếng nói mang màu sắc Do Thái, hay như một thái độ


phân tâm học kiểu Freud. Nó như một bài thơ kỳ lạ, từ chối mọi công thức
diễn dịch, và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chính kinh nghiệm đọc
trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động” [28,
tr. 99]. Quan niệm trên củng cố thêm luận điểm về tính chất đa nghĩa trong thế
giới hình tượng của F.Kafka.
3.

Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con người và
thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka, trong đó, đi sâu tìm hiểu cơ sở
hoàn cảnh văn hóa, xã hội đã làm nảy sinh quan niệm nghệ thuật về con người
và thế giới của Kafka, đồng thời chỉ rõ quan niệm nghệ thuật đó là như thế
nào, và những biện pháp nghệ thuật mà Kafka sử dụng để thể hiện quan niệm
nghệ thuật đó trong các tiểu thuyết của mình.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Với luận văn Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong
tiểu thuyết của Franz Kafka, người viết mong muốn chỉ ra được những yếu
tố ảnh hưởng đến quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu

thuyết của F.Kafka; làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới
trong tiểu thuyết của F.Kafka; đồng thời phân tích nghệ thuật xây dựng nhân
vật như là biểu hiện cụ thể của quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới
của F.Kafka.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu vấn đề loại hình nhân vật biểu tượng trong sáng tác của
F.Kafka, chúng tôi sử dụng cuốn Tuyển tập tác phẩm Franz Kafka do Hội nhà
văn xuất bản năm 2003 làm tư liệu chính để triển khai đề tài. Trong đó vấn đề


quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của F.Kafka được giới hạn
trong 3 tiểu thuyết in trong cuốn sách này: Lâu đài, Vụ án và Biến dạng.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương

pháp phê bình thi pháp học kết hợp với các thao tác: đối chiếu, so sánh.
5.

Cấu trúc luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:


Chương 1: Franz Kafka trong bối cảnh văn hóa – xã hội Trung
Âu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.




Chương 2: Cuộc sống và con người trong tiểu thuyết của Franz
Kafka.



Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết của Franz Kafka.

Cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: FRANZ KAFKA TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA - XÃ
HỘI TRUNG ÂU CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Vài nét về xã hội Trung Âu và khu vực Tiệp
Franz Kafka (1883 – 1924) là nhà văn Tiệp Khắc (Séc) gốc Do Thái viết
tiếng Đức. Ông mất sớm, số lượng tác phẩm để lại không nhiều, chỉ có bốn tiểu
thuyết (Lâu đài, Vụ án, Nước Mĩ, Biến dạng), hơn chục truyện ngắn trong đó có
những tác phẩm vẫn còn dang dở và đa phần bị ông tự đánh giá là cần phải đốt
bỏ. Số lượng tác phẩm khiêm tốn, lại thêm tính cách bẩm sinh rụt rè, không thích
gây sự chú ý nên sinh thời Kafka được rất ít người biết đến. Nhưng sau khi ông
qua đời, thế giới trong tác phẩm của Kafka như mỗi ngày lại hóa thân thành hiện
thực một cách đáng kinh ngạc, đến mức “định ngữ K. rời bỏ lĩnh vực văn
chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” (Misen Remông), và câu cửa
miệng không chỉ của người dân Praha thời đó là “Thật theo đúng kiểu Kafka!”.
Kafka được “phát hiện lại” và từ đó được xem là nhà văn lớn của thế kỷ XX với
“bóng dáng bao trùm xuống thế giới hiện đại” [10, tr.643]. Ông để lại những dấu
ấn sâu đậm về tư tưởng lẫn bút pháp cho thế hệ sau, đồng thời cũng là người
khơi đường mở lối cho nhiều trào lưu văn học sau này. Tính chất đa nghĩa và
phúng dụ đặc biệt trong tác phẩm của Kafka phản ánh những đặc trưng riêng của

thế kỷ XX, thế kỷ của những khủng hoảng sâu sắc. Franz Kafka sống trong thời
điểm lịch sử phức tạp - giao thời giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – do đó, thế
giới quan của ông cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại. Thực tế, Kafka
đứng ngoài Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ông không bị động viên một phần
vì sức khỏe yếu, phần nữa vì ông là viên chức chính phủ (lúc này, Kafka đang
làm việc cho Viện Bảo hiểm công nhân). Dù vậy, sự tàn khốc của cuộc chiến vẫn
tác động mạnh


đến Kafka với hình dung về một “cỗ máy giết người sừng sững ngự trị” [3,
tr.45]. Có thể nói, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cú đánh mạnh nhất,
giáng thẳng vào cái nhìn về con người và thế giới của không chỉ riêng Kafka.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã thể hiện sự tự tin vào bản thể của
mình qua việc lấy các tiêu chí của bản thân để xây dựng nên hình tượng các vị
thần. Đó là thời kì mà cái nhìn của con người về thế giới còn rất nguyên sơ
nhưng lại đặc biệt đẹp đẽ và vô tư. Tiếp đó, thời Trung cổ đến, với sự lên ngôi
của Thiên Chúa giáo khiến con người cảm thấy mình trở nên nhỏ nhoi trước
Chúa và phó mặc cuộc đời và số phận của mình cho Chúa. Mãi cho đến thế kỷ
XIV, ánh sáng của thời Phục Hưng mới xóa tan cái nhìn xác tín tuyệt đối với
Chúa và khiến con người ý thức trở lại cái tôi của mình. Trên đà tiến tới, thế kỷ
XVIII, XIX đánh dấu cái nhìn tích cực đối với lịch sử cũng như sự lạc quan, tin
tưởng mạnh mẽ vào lí trí và khả năng phục thiện của con người. Nhưng cuộc
Chiến tranh thế giới kinh hoàng nổ ra, phô bày một diện mạo khác xấu xa đến
sửng sốt của con người. “Lòng tham vô đáy và những tín điều xuẩn ngốc” [3,
tr.88] đã gây ra cái chết của hàng triệu người trên thế giới. Sự tin tưởng vào
lương tri, vào sự phát triển của lịch sử sụp đổ và con người chỉ còn lại cái nhìn
hoài nghi, bi quan về cuộc sống. Cuộc chiến với những hậu quả khủng khiếp của
nó khiến cho con người “tỉnh mộng”, mất hẳn cái nhìn huyền thoại vào thế giới.
Không nằm ngoài dòng tâm trạng chung đó, thậm chí, với thấu cảm tinh nhạy
khác thường của người nghệ sĩ, Kafka đã cảm nhận được sự khác biệt giữa hai

thế kỷ cùng những mâu thuẫn tiềm ẩn trong xã hội. Bao nhiêu suy nghĩ, dự cảm,
Kafka chuyển tải vào tác phẩm văn học với những hình tượng nhân vật độc đáo.
Nhân vật của Kafka phản chiếu con người hiện đại, “tỉnh mộng”, không còn
niềm tin tuyệt đối vào những bảng giá trị cũ; thiện và ác, hư và thực bị xóa nhòa
ranh giới. Xã hội trở nên phi lý và không thể hiểu nổi với những mặt nổi chìm
bất định, những


xung đột tiềm ẩn mà ghê gớm. Những sáng tác của Kafka vì thế phản ánh sâu
sắc sự đổi thay và những vết thương của một thời đại không còn những cột
giá trị trung tâm, những điểm tựa vững chãi như thế kỷ trước – thời đại “Chúa
đã chết” (Nietzche).
Trong bối cảnh chính trị chung đầy biến động đó của thế giới, khu vực
Trung Âu nói chung và nước Tiệp Khắc nói riêng cũng không thể tránh khỏi
những xáo trộn to lớn. Thế kỷ XX chứng kiến chứng kiến sự suy giảm mức độ
thống trị đối với thế giới của châu Âu do những thiệt hại và phá hủy của
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. “Chính ở vùng Trung Âu này, lần đầu tiên
trong lịch sử, châu Âu có thể nhìn thấy cái chết của châu Âu, hay chính xác
hơn, một bộ phận của nó bị cắt cụt mất khi Varsovie, Budapest và Praha bị
nuốt chứng mất… do đế quốc Hadsbourg” [19, tr.7]. Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất cũng tiêu diệt nhiều chế độ quân chủ cũ tại Châu Âu và tạo nên tác
động có tính chất bước ngoặt với Tiệp Khắc (lúc bấy giờ là Séc). Thời kỳ của
Franz Kafka, Praha vẫn thuộc Đế chế Habsburg, người Séc bị kiểm soát, đồng
hóa và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính ở Séc. Với tinh thần dân tộc cao
độ, người Séc vẫn cố gắng bảo toàn văn hóa của mình, đặc biệt là ngôn ngữ.
Thế kỷ XIX, sự bành trướng của vua Napleon I đã kích thích tinh thần phục
hưng dân tộc của người Séc. Cuộc khởi nghĩa vì độc lập dân tộc với sự hưởng
ứng của đông đảo nhân dân nổ ra tại Praha. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại
nhưng tinh thần của nó vẫn được những người Séc âm thầm nuôi dưỡng. Khi
Franz Kafka ra đời (1883), tình hình giữa người Séc và người Đức đã trở nên

ngày càng căng thẳng. Mâu thuẫn nặng nề giữa các dân tộc là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước quân chủ Áo –
Hung. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của Đức, Đế chế
Áo – Hung sụp đổ. Năm 1918, cộng hòa Tiệp Khắc, bao gồm Séc và Slovakia,
tuyên bố độc lập. Praha trở thành thủ đô của Tiệp Khắc. Quốc gia


Tiệp Khắc thừa hưởng phần lớn các cơ sở công nghiệp của Áo – Hung và do đó,
trở thành một trong những nước có nền công nghiệp hóa phát triển mạnh trên thế
giới. Việc sống trong bầu không khí khoa học kĩ thuật phát triển đó có tác động
đáng kể đến thế giới quan của Franz Kafka, đặc biệt trong cảm thức về hiện thực.
Bên cạnh đó, việc chứng kiến sự thống trị của Đế chế Áo – Hung và sự chuyển
giao quyền lực những năm sau đó cũng mang tới cho Kafka cái nhìn chân xác về
hiện thực. Hiện thực vốn dĩ “không phải là một ý niệm ngoại tại và khách
quan… mà bị uốn nắn theo những khung lịch sử, xã hội, chủng tộc và ý thức hệ,
khiến nó có thể trở nên nguyên nhân của những xung đột chính trị và chiến tranh
phi nhân núp sau những chiêu bài đạo đức giả” [19, tr.324]. Cảm thức đó đã giúp
Franz Kafka sáng tác nên những tác phẩm có tầm bao quát hiện thực rộng lớn,
mà nói như George Steiner: “Ngoài Kafka ra không thể có tiếng nói chứng nhân
nào thật hơn, về bóng đen của thời đại chúng ta”. Người ta tìm thấy trong tác
phẩm của Kafka một thế giới đậm màu hiện thực, nơi con người ngày càng trở
nên nhỏ bé, vô danh trong một xã hội đầy rẫy sự phi lí, và phi nhân. Tác phẩm
của Kafka diễn tả đầy chua chát thân phận cô đơn của con người hiện đại và để
lại những dấu ấn sâu sắc trong địa hạt văn học lẫn đời sống châu Âu. Trong đời
sống châu Âu thời kì đó, không chỉ giới hạn ở thành Praha, “định ngữ K” (Misen
Remông) len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người dân chính là sự phản chiếu
dấu ấn đó. Những cụm từ “thế giới Kafka”, “kiểu Kafka”,… bước ra từ tác phẩm
văn học và dần trở thành câu cửa miệng, thành thuật ngữ. Trong thế kỷ XX đen
tối, người ta nhìn thấy thế giới hiện thực và cái phi lí của thân phận chính mình ở
tác phẩm của Kafka. Vấn đề về thân phận con người “trong một xã hội cứ trôi

tuột đi, điếc đặc và thản nhiên trước thảm họa” được Kafka nhìn thấy, cảm thấy
từ “những luồng chuyển động sâu thẳm và vốn dĩ còn rất mơ hồ” [22, tr.605] của
những mâu thuẫn xã hội. Người bố của Kafka đã vô tình tạo nên


một chủ nghĩa toàn trị trong gia đình, để từ đó làm cơ sở cho Kafka cảm nhận
được sức mạnh kinh hoàng của chủ nghĩa toàn trị xã hội, sự mù quáng của
chủ nghĩa nước lớn và vô thức tập thể. Tác phẩm Vụ án được Kafka viết từ
trước năm 1914, nghĩa là trước khi xảy ra tất cả những sự kiện lớn của thế kỷ
AX nói

riêng, của lịch sử thế giới nói chung như: cuộc Cách mạng Nga, Chiến tranh

thế giới lần hai, đặc biệt là chủ nghĩa Đức Quốc xã, chủ nghĩa Stalin. Những vấn
đề về thế giới phi lí, về thân phận con người, về sự tha hóa của “nhân vị” đã
được Kafka miêu tả và đặt ra trước khi những vấn đề đó thật sự xảy ra trong hiện
thực. Vì vậy, nói Kafka là “ông thầy Nostradamus của thế kỷ XX” cũng không
có gì là cường điệu. Kierkegaard từng nói: “Cá nhân không thể giúp đỡ hay cứu
vớt một thời đại; anh ta chỉ có thể diễn tả, rằng nó mất”. Bề ngoài, tác phẩm của
Kafka vẻ như chỉ là sự diễn tả, miêu tả hiện thực một cách khách quan không
cảm xúc; nhưng kì thực, ông đang cố gắng phản tỉnh xã hội. Cùng với những nhà
văn Đức khác như Bertold Brecht, Henrich Mann,… tác phẩm của Kafka là
“tiếng kêu đầy lo âu (… ) trước tính chất bạo liệt và bùng nổ của văn minh châu
Âu”(Bách khoa toàn thư Larousse

omris) [6, tr.610]. Dù khởi nguyên không phải từ hiện thực mà tác giả chứng
kiến, những tác phẩm của Kafka, xét ở khía cạnh phản ánh tình trạng xã hội
và con người, vẫn có giá trị lịch sử sâu sắc.
1.2. Franz Kafka trong cộng đồng Do Thái
Franz Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu tại Praha.

Trong gia đình, Kafka có nỗi bất hòa lớn với cha của mình mà nguồn gốc xuất
phát từ sự đối nghịch giữa hai cha con về mặt tinh thần lẫn thể chất. Kafka là
người bẩm sinh yếu ớt về thể trạng, lại đa sầu đa cảm, trái ngược hoàn toàn
với người cha khỏe khoắn, mạnh mẽ, thậm chí có phần lỗ mãng của ông.
Kafka xem văn chương là lẽ sống của đời mình trong khi cha ông chỉ coi văn
chương như một thứ trò chơi ngôn từ vô bổ. Sự áp bức của người cha trong


nội bộ gia đình, cùng với những sự kiện chính trị xảy ra thời kỳ đó và thân
phận của người Do Thái đã góp phần tạo nên cảm nhận và ám ảnh về quyền
lực, về sự phi lý trong tư tưởng của Kafka.
Thân phận của người Do Thái có thể xem là một trong những trang sử đen
tối và bi thương nhất của nhân loại khi dân tộc này thường xuyên bị phân biệt
chủng tộc qua nhiều thế kỉ. Từ sau khi La Mã chiếm Jerusalem, người Do Thái
mất quốc gia và bắt đầu hành trình lưu vong – bị diệt chủng đằng đẵng. Tâm lí
bài xích người Do Thái bắt nguồn từ những thành kiến xa xưa luôn đeo bám, khi
tín đồ đạo Thiên Chúa ở châu Âu cho rằng người Do Thái là đáng nguyền rủa vì
đã phạm tội giết Chúa. Thêm vào đó, với bản tính chăm chỉ, cần cù và thông
minh, người Do Thái ở đâu cũng tạo dựng được sự thịnh vượng cho mình, do đó,
không tránh khỏi bị kì thị, bị phân biệt đối xử. Người Do Thái lại có vẻ ngoài
không thể lẫn lộn, đặc biệt là ở sống mũi gồ đặc thù của họ. Thêm vào đó, nhiều
tư tưởng sai lầm được phát tán đã khiến cho tình trạng thù ghét người Do Thái
ngày càng gia tăng. Người Do Thái bị đổ lỗi trong nhiều hoàn cảnh, sự việc.
Chẳng hạn như người ta nghi ngờ rằng Do Thái giáo chính là đầu mối làm nảy
sinh phong trào Phục hưng, phong trào có thời là “cái gai” trong mắt Giáo hội.
Hậu quả là Giáo hoàng Paul IV đã ra chỉ dụ thành lập khu biệt cư Ghetto ở La
Mã. Ghetto có thể nói là hình thức “mở đường” cho trại tập trung sau này, với
mô hình một khu vực dành riêng cho người Do Thái sống biệt lập, có hàng rào
bao quanh. Ban đêm cổng khóa, ban ngày người Do Thái muốn ra ngoài phải đeo
thẻ màu vàng, mọi yêu cầu hay đề nghị của người Do Thái đều phải qua hội

đồng quản trị quyết định. Mô hình Ghetto này về sau lan rộng khắp châu Âu và
Trung Đông, cùng với nhiều sự kì thị khác, đã biến cuộc sống của người Do Thái
trở nên vô cùng đen tối. Đặc biệt người Do Thái ở châu Âu lại càng bi đát so với
người Do Thái ở Trung Đông. Tại nhiều nước, họ không được phép có đất đai, vì
thế họ


chỉ có thể làm nông nô hoặc tá điền. Thân phận của người Do Thái không khác
nô lệ là mấy. Việc học hành cũng bị hạn chế khi chỉ một số lượng hạn chế học
sinh Do Thái được phép đến trường. Năm 1903, tại Nga xuất hiện cuốn The
Protocols of the (Learned) Elders of Zion (tạm dịch là Những nghi thức của xứ
Zion) , nói về những âm mưu nham hiểm của các Trưởng lão Do Thái với khát
vọng khống chế thế giới. Cuốn sách này về sau được chứng minh là lừa đảo,
nhưng luận điệu của nó lại phổ biến trên khắp thế giới, gây nên sự nguyền rủa
rộng rãi với người Do Thái. Hậu quả là Sa hoàng Nga đã ra lệnh giết hại hàng
nghìn người Do Thái. Họ chạy sang Đức với hi vọng một cuộc sống mới tốt đẹp
hơn ở quốc gia được xem là văn minh này. Người Do Thái di cư đến Đức từ thế
kỷ I, đầu thế kỷ XX, dân số của họ đã chiếm 1% số dân của Đức. Tuy nhiên, tình
trạng của người Do Thái ở Đức cũng không khá hơn.

Như trên đã nói, khi Kafka chào đời, Prague chưa phải là thủ đô và
quốc gia Tiệp Khắc còn chưa được thành lập. Trước năm 1919, Tiệp Khắc gần
như là là thuộc địa của đế quốc Áo – Hung, “bị giày vò dưới triều đại Hápxbua già cỗi và chủ nghĩa tư bản Tiệp hèn yếu” [10, tr.89]. Về sau, người Tiệp
đã thành công trong việc thành lập riêng một quốc gia. Lúc này, người Do
Thái đã trở thành một bộ phận dân cư đông đảo trong thành Prague và sống
hòa lẫn với người Đức. Mang nỗi đau không Tổ quốc như một định mệnh
truyền kiếp, người Do Thái ở Praha thèm khát thành công của phong trào
quốc gia Tiệp, nhưng họ bị phân hóa ngay trong cộng đồng Do Thái. Những
công nhân Do Thái gần gũi với công nhân Công giáo nói tiếp Tiệp hơn là với
thương nhân hoặc kỹ nghệ gia Do Thái. Giai cấp thượng lưu Do Thái càng

ngày càng có khuynh hướng di cư sang thành Viên. Chỉ còn một bộ phận nhỏ
người Do Thái ở lại thành Praha, là những thương nhân và kỹ nghệ gia, trong
đó có gia đình Kafka. Họ nói tiếng Đức nhưng lại xa lạ với người Tiệp về
phương diện văn hóa và xa lánh với người Đức. Và ngay tại Praha,


người Do Thái vẫn bị phân biệt đối xử. “Họ hầu như không được gia nhập quân
đội”, “không được tuyển vào làm việc trong các công sở”, cũng “không được
làm giáo sư trong các trường đại học” [3, tr.54]. Franz Kafka được làm việc
trong Viện Bảo hiểm công nhân là một trường hợp đặc biệt, vì thời đó, những
người có bằng tiến sĩ luật như Kafka không nhiều. Chính thân phận lạc loài này
của người Do Thái đã hun đúc nên cảm thức bị cô lập và lẻ loi không nơi bám
víu trong tác phẩm của Kafka. Đó là nỗ lực đến tuyệt vọng để giao tiếp với con
người của Gregor Samsa trong Biến dạng, là cái giơ tay chới với lần cuối cùng
của Joseph K. với bóng người trên cửa sổ trong Vụ án, và là cuộc hành trình bất
tận của K. đến tòa lâu đài huyền bí trong Lâu đài. Cái cảm thức đó không chỉ
riêng Kafka cảm nhận được. Thế hệ ông, mỗi người đối diện với nó bằng một
cách khác nhau. Max Brod, bạn thân của Kafka, tham gia phong trào xây dựng
quốc gia Do Thái được phát động ở Praha. Fraz Werfel tìm giải pháp trong tư
tưởng huyền bí. Còn Kafka, có lẽ ông không có, không tin ở một giải pháp nào cuộc hành trình của các nhân vật của ông chỉ dẫn về Hư vô, đến cái chết. Giai
cấp trung lưu Do Thái bằng cách tách rời ra khỏi môi trường Tiệp và sử dụng
tiếng Đức, đã hy vọng gia nhập vào những giá trị tự do châu Âu. “Kafka đã linh
cảm, một hi vọng như thế, chỉ là một ảo vọng” (George Steiner). Trong Vụ án,
nhân vật người chú nói với Joseph K.: nếu thua trong vụ này “mày sẽ bị xóa tên
khỏi xã hội, và cả họ hàng bà con của mày nữa” [24, tr.91]. “Tội lỗi của một
người Do Thái chứa đựng tội lỗi của mọi người Do Thái thuộc mọi thời đại” [15,
tr.78]. Như vậy, người ta không bị khép tội vì một việc cụ thể, một hành vi cụ
thể, cá nhân, mà vì toàn bộ con người mình. Joseph K. hoài công soát lại những
tình tiết nhỏ nhất của cuộc đời mình, vì dù cho anh có trong sạch đến đâu thì tòa
án đã kết tội, và điều đó có nghĩa là: “vướng vào vụ kiện này coi như đã thua

kiện rồi” [24, tr.91].

Dorothy Brewster và John Angus Burrell nhận định trong Tiểu thuyết


hiện đại về tác phẩm của Kafka là “tấn bi kịch của con người cô độc…tìm
cách len lỏi vào đoàn thể”. Trên thực tế, Franz Kafka chưa bao giờ thể hiện sự
hứng thú muốn gia nhập vào “đoàn thể”. Kafka chán ghét công việc hành
chính và thế giới văn phòng. Điều này được thể hiện qua hình ảnh lão chánh
văn phòng khó tính, nghiệt ngã trong Biến dạng và tâm trạng coi công việc là
một nghề “quá đỗi nhọc nhằn” [24, tr.130] của Gregor Samsa. Nhân vật
Joseph K. tuy là nhân viên đại diện của ngân hàng – một chức vụ không hề
nhỏ - song người đọc vẫn không tìm thấy mối liên hệ mật thiết, thân ái nào
giữa nhân vật này với đồng nghiệp của anh ta. Như vậy, “đoàn thể” ở đây có
thể hiểu là cộng đồng chung của thế giới mà trong đó có những thành phần
mang tư tưởng phân biệt chủng tộc, dẫn đến bi kịch lưu vong và bị đọa đày
của dân tộc Do Thái. Nỗi đau vong quốc, nỗi oan khuất luôn bị đối xử như kẻ
tội đồ của người Do Thái qua bao thế kỷ dường như đã hằn sâu lên tâm thức
của những thế hệ sau này. Cho nên, dù cuộc đời ngắn ngủi của Kafka chưa
thật sự trải qua sự hành hạ đáng kể nào vì lí do là người Do Thái, nhưng ông
vẫn cảm nhận được số phận nghiệt ngã của dân tộc mình. Kafka từng nói:
“Những ai đánh đập người Do Thái là giết Con Người”. Câu nói này, cùng vụ
án của Kafka, về sau đã trở thành lời tiên tri khi dân tộc Do Thái một lần nữa
lại bị đẩy đến bờ vực của sự diệt vong. Những ghetto thời hiện đại, tinh vi
hơn, chặt chẽ hơn và cũng khắc nghiệt tàn nhẫn hơn xuất hiện; những lò thiêu
dã man, khổng lồ ra đời; những bản án nghiệt ngã;… nối dài lịch sử bi thương
của người Do Thái. “Kể từ khi Kafka viết, tiếng đập cửa ban đêm cứ thế tới
muôn nhà, những con người bị lôi ra, chết “như một con chó”, cứ thế nhân lên
mãi” (George Steiner). Hàng triệu, hàng triệu người Do Thái bị khép vào
những Vụ án như Joseph K. và chết như Joseph K., “như một con chó”, thậm

chí họ còn không có được thời gian từ lần sinh nhật này đến lần sinh nhật
khác như Joseph K. để tìm hiểu dù là tí chút về bản án phi lý của mình. Chủ


nghĩa Đại Đức sinh ra và lớn mạnh bởi sự mù quáng của vô thức tập thể đã
tiếp tục một cách cuồng loạn nhất chính sách bài Do Thái vốn dĩ đã từng xuất
hiện trong lịch sử thế giới. Dân tộc Do Thái thiểu sổ nhưng vĩ đại, đã sản sinh
ra những vĩ nhân cho thế giới mà trong đó nổi tiếng nhất, trớ trêu thay, chính
là đức Chúa Jesu. Với vỏ bọc lý lẽ cao cả: thanh lọc và phát triển dân tộc
thuần chủng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã hủy diệt tàn khốc những giá trị
văn hóa, gây nên mất mát không thể bù đắp cho thế giới. Chính người Đức,
với giấc mộng bá chủ toàn cầu, đã “hủy diệt những thiểu số dân Do Thái nói
tiếng Yiddish hoặc tiếng Đức ở đó, những thiểu số dân đã đem đến cho tiếng
nói Đức những người khổng lồ trong văn học là Joseph Roth, Franz Kafka, và
Celan” (Imre Kertész). Trước khi qua đời, Kafka có một ước nguyện là đốt
những sáng tác mà ông cho là chưa hoàn thiện của mình, xuất phát từ tinh
thần tự trọng cao độ của một nhân cách lớn. Ông không biết rằng, ý tưởng của
mình về sau đã “gặp gỡ” với phát xít Đức, khi Hitler yêu cầu thiêu hủy một
cách hung bạo tác phẩm của Kafka. Dĩ nhiên, Hitler chẳng vì lí do đẹp đẽ nào,
mà chỉ vì, Kafka là người gốc Do Thái. Kafka viết Vụ án từ trước năm 1914,
khi đó ông có biết rằng ông đang viết ra tương lai của chính những người thân
của mình (Milena Jezenka – người yêu của Kafka chết trong phòng hơi ngạt)
và của cả dân tộc Do Thái?! Sáng tác của Kafka, trước hết là tiếng nói vong
thân dành cho con người, sau là dành cho người Do Thái. Tiếp bước Kafka,
nhiều nhà văn viết về thế kỷ XX hung bạo, về số phận nghiệt ngã của người
Do Thái, nhằm đem lại cho thế giới cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về một
dân tộc nhỏ bé, đau khổ nhưng kiên cường.
1.3. Bối cảnh văn hóa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, châu Âu chứng kiến sự lên ngôi của lý tính với định
đề nổi tiếng của Decartes: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Thời đại Lý tính

dẫn tới cách mạng khoa học, làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về thế


giới và tạo cơ sở cho cách mạng công nghiệp, một sự chuyển đổi căn bản của
các nền kinh tế thế giới. Nó bắt đầu ở nước Anh và việc sử dụng những hình
thức sản xuất mới như các nhà máy, sản xuất hàng loạt, và cơ giới hoá để sản
xuất ra nhiều loại sản phẩm với tốc độ nhanh hơn và tốn ít nhân công hơn các
cách thức sản xuất trước đó. Cái nhìn hoài nghi đó không chỉ nảy sinh từ
những biến động về chính trị mà còn bởi những sự kiện văn hóa quan trọng và
độc đáo diễn ra những năm đầu thế kỷ. Phát minh tia X có thể nhìn xuyên qua
đồ vật và con người; những phát hiện về thế giới vô thức; lý thuyết về sức
mạnh của tầng lớp đặc tuyển đối với vận động kinh tế, xã hội; lý thuyết về
tâm lí đám đông;… đã đánh đổ cái nhìn cũ của con người về thế giới. Những
khám phá dồn dập về phân tâm học, về vật lí, toán học, triết học,… buộc các
nhà văn phải xét lại cách nhìn của mình đối với thế giới. Không còn cái nhìn
lý tính và tuyệt đối như từ thế kỷ XIX trở về trước, thay vào đó, con người thế
kỷ XX “thức tỉnh” nhận ra sự bất lực của con người trong việc dùng tri thức
khoa học để khám phá thế giới, cũng như nhận ra bản chất giả tạo và bị chi
phối của lịch sử, của hiện thực. Tất cả những điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thế giới quan của giới nhà văn nói chung và Franz Kafka nói riêng. Bởi vậy
những nhà tư tưởng lớn như Kafka, James Joyce,… cố gắng phản ánh sự đổi
thay của thời đại bằng cách “kể lại những điều không thể kể” [19, tr.402] –
những điều nằm ngoài sự tỉnh táo của lý thuyết hiện thực, những tiềm thức
sâu thẳm, những sự kiện hỗn mang,…
Bên cạnh việc hấp thụ bầu không khí chung của thời đại, Franz Kafka còn
tự bồi đắp riêng cho mình nhiều luồng tư tưởng từ những nguồn khác nhau. Về
mặt tôn giáo, cha của Kafka là người có tư tưởng rộng mở, không hề cuồng tín.
Kafka kế thừa được tinh thần này. “Sống trong gia đình Do Thái giáo, được giáo
dục trong môi trường Thiên Chúa giáo,… Kafka vừa hấp thu trong mình nhiều
luồng tư tưởng vừa hoài nghi giá trị của các tư tưởng đó” [3,



tr. 27]. Kafka cũng sớm tiếp xúc và có hứng thú với nền văn hóa Trung Hoa,
đặc biệt là Lão Tử. Đặc điểm này đã góp phần lí giải sức tiếp nhận rộng rãi
của bạn đọc mọi chủng tộc, mọi tôn giáo đối với tác phẩm của Franz Kafka.
Về tư tưởng, Kafka tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức đa dạng,
khổng lồ. Ông không chỉ đọc các sách triết học kinh điển như của Nietzche,
Kierkegard,… mà còn nghiến ngấu rất nhiều tác phẩm văn học. Kafka đặc
biệt thích Balzac ở chỗ Balzac có thể “nắm bắt và tái hiện cuộc đời từ muôn
và chi tiết độc đáo mà vẫn không bị lạc lối trong thế giới mình sáng tạo” [3, tr.
49]. Về sau, chúng ta có thể tìm thấy trong tác phẩm của Kafka những điểm
tương đồng với Balzac khi tác phẩm của ông khám phá những mặt đen tối của
con người, những góc khuất xấu xa mà con người luôn che đậy. Nhưng khác
với Balzac, Kafka không gọi tên rõ những góc khuất đó bằng tình huống cụ
thể mà chỉ vẽ nên một thế giới với những con người tha hóa đến tận cùng.
Trong khi Balzac và các nhà văn hiện thực tin tưởng vào khả năng “kỹ sư tâm
hồn” của người cầm bút thì Kafka hoàn toàn không còn chút mộng tưởng nào
tương tự. Tác phẩm của Kafka vẽ ra thế giới như nó vốn có, đang có, trong đó
ranh giới giữa hư và thực, giữa tốt và xấu hoàn toàn bị xóa nhòa. Người đọc
không tìm thấy một kim chỉ nam nào mà tác giả bày sẵn trong tác phẩm như
trong văn học hiện thực, văn học lãng mạn. Chỉ còn lại duy nhất cái nhìn u tối
mênh mông chất chứa đầy hoang mang và phi lí!
Thời đại của Kafka đánh dấu sự ra đời và trỗi dậy của nhiều trào lưu, chủ
nghĩa, tư tưởng lớn. Những tư tưởng này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng và
lâu dài cho đến mãi sau này. Trong đó, Kafka chịu tác động chủ yếu từ tư tưởng
phi lí, triết học hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa biểu hiện.

Tư tưởng về cái phi lí không phải đến thời Kafka mới có mà đã xuất
hiện từ thời cổ đại. Tuy nhiên, cái phi lí hoàn toàn là cái bóng mờ khi con
người vẫn đang trong thời kỳ có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và thần linh.



Thế giới tin tưởng vào lí tính của con người với câu nói nổi tiếng của Decartes:
“Cogito ergo sum” – “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Con người không để ý đến
cái phi lí và chủ nghĩa duy lí lên ngôi thống trị. Nhưng đến thế kỷ của Kafka,
những biến động dữ dội của đời sống đã mang tới cho con người cái nhìn khác
hẳn về thế giới. Cái phi lí từ vị trí bóng mờ vụt trở thành trung tâm với trạng thái
hoài nghi phổ biến. Chủ nghĩa tư bản kích thích kinh tế phát triển, đem lại cuộc
sống tiện nghi cho con người, nhưng đồng thời cũng đẩy con người vào vòng
quay nghiệt ngã, biến con người thành máy móc và “làm tha hóa con người đến
mức tối đa” [31, tr. 29]. Cái phi lí trong văn học nảy sinh khi “cuộc khủng hoảng
về thân phận con người có tác động hàng đầu đến tư tưởng của nhà văn” [6, tr.
29]. Chủ nghĩa tư bản hàng hóa và những cuộc chiến tranh đã làm nảy sinh tâm lí
bất an về thân phận nhỏ nhoi của con người trong xã hội. Trước thời Kafka, con
người nhìn chiến tranh như một điều tất yếu cần có, nhân danh những giá trị cao
cả, tốt đẹp như tổ quốc, dân tộc, giống nòi,… Nhưng Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất đã đập tan cái nhìn cổ điển đó. Chiến tranh, bản chất là “quyền lực đơn giản
muốn tự khẳng định” [19, tr. 6] , là “cái ý chí của ý chí” (Heidegger). Chủ nghĩa
nước lớn muốn thống trị thế giới vốn chẳng đại diện cho sự phát triển hay sự văn
minh của con người, bởi “tính hung hăng của quyền lực là hoàn toàn vô tư, vô
cớ; nó chỉ muốn cái nó muốn; nó là cái phi lý thuần túy” [16, tr. 7]. Bức màn che
phủ bản chất của quyền lực lộ ra, và con người hoảng sợ, lo âu trước giá trị tồn
tại của mình. Lâu đài chẳng thu được lợi lộc gì khi bắt K. phải loanh quanh đến
mòn mỏi để được chấp nhận, tòa án cũng không được gì khi khép Joseph K. vào
một tội ác vô cớ. Điều này góp phần lí giải vì sao các nhân vật trong tác phẩm
của Kafka thường bị tẩy trắng, không còn đường viền lịch sử, không còn cá tính,
tâm tư, tình cảm. Bởi tất cả những yếu tố ấy không hề ảnh hưởng đến những
quyết định của các “guồng máy sau màn” [29, tr. 248].



Joseph K. có thoát khỏi cái chết không nếu anh ta là một nhà bác học? Anh ta có
ra khỏi được vụ án không nếu anh ta có một tình yêu lớn? Các nhân vật của
Kafka bị đẩy vào những hoàn cảnh nghiệt ngã mà trong đó, sự sinh tồn đã cuốn
hết mọi tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của họ, khiến mọi điều khác đều trở nên vô
nghĩa. Max Brod, dưới cái nhìn mang đậm tính chất tôn giáo, đã lí giải rằng
Joseph K. bị trừng phạt bởi “sự bất lực không biết yêu của anh”, bởi quan hệ của
Joseph K. với cô Burstner chính là quan hệ “tình dục thấp hèn nhất” khiến anh ta
“không nhìn thấy một con người trong một người đàn bà” [20, tr. 114]. Có thể
nói, cách lí giải của Brod đã hoàn toàn đẩy nhân vật của Franz Kafka ra khỏi bối
cảnh chính trị, văn hóa chung của thời đại đó mà không nhìn thấy rằng, Vụ án
kiểu Joseph K., vốn không hề xa lạ với con người hiện đại trong thế giới phi lí.
Con người thời hiện đại đứng trước một thực tế đầy phi lí: xã hội càng phát triển,
đời sống càng được nâng cao bao nhiêu thì những giá trị nhân văn, các nguyên
tắc đạo lí càng trở nên suy thoái bấy nhiêu. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng
nhân vật mang đậm cảm thức bất an, nhỏ bé của con người hiện đại, Kafka còn
xây dựng nên một thế giới đầy rẫy sự phi lí, phi lí đến cao độ trong tác phẩm của
mình. Sau Franz Kafka, nhiều nhà văn đã đi tiếp những con đường ông khơi mở,
như motip “Tôi đợi” trong kịch của Beckett, motip Kẻ xa lạ trong tiểu thuyết của
Camus,… Với vai trò này, Franz Kafka được xem là người mở đường cho văn
học phi lí nở rộ.
Triết học hiện sinh cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quan
niệm nghệ thuật về con người và thế giới của Franz Kafka. Thế kỷ XIX - XX,
chủ nghĩa hiện sinh nổi lên như một sự phản ứng mãnh liệt chống lại chủ nghĩa
duy lý đã ngự trị nhiều thời đại. Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzche được
xem là những người đặt nền móng đầu tiên cho chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa
hiện sinh xem thân phận con người là một hiện sinh đáng kể nhất; kêu gọi con
người tự khẳng định, tự tạo nên mình với những đặc thù chủ



×