Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.5 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TRỌNG LUYỆN

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
DÂN, NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN TRỌNG LUYỆN

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
DÂN, NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN THẾ THẮNG


Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn
7 Kết cấu của luận văn

Chương 1: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT

CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
THANH HÓA HIỆN NAY
1.1 Những nhân tố tác động đến nông nghiệp, nông dân, nông
Thanh Hóa
1.2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến 2014

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đ

QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔN
TỈNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI

2.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí M

giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh T

trong giai đoạn hiện nay

2.2 Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng

quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh
trong giai đoạn hiện nay

2.3 Phương hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề nông nghiệp

dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới dưới ánh
tưởng Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong cách mạng Việt
Nam và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn là cơ sở lực lượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từ trong cách mạng dân tộc dân
chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người không chỉ vạch ra quan điểm, đường
lối sáng tạo về phát triển nông nghiệp, về nông thôn mà Người còn trực tiếp chỉ đạo
khích lệ, động viên để giai cấp nông dân phát huy vai trò, vị trí của mình trong trong
khối liên minh công – nông – trí. Vì vậy, chúng ta cần vận dụng tư tưởng của Người

để giải quyết những vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt trong
phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương nhằm giải quyết những vấn
đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần thực hiện thắng lợi phong
trào xây dựng nông thôn mới: Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; Chỉ thị số 24/2005/ TT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 6 năm 2005 Về việc tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương khóa X Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Có thể khẳng định, việc
ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trong những năm vừa qua là một bước tiến lớn trong việc giải quyết
những vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

2


Qua thời gian triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Một số tổ
chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị
trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Một số địa phương có triển khai xây dựng
nông thôn mới nhưng chưa đạt yêu cầu, quyền làm chủ của nông dân bị
vi phạm, bệnh hình thức, máy móc là phổ biến; Một số cán bộ có trách nhiệm xem

nhẹ vai trò của giai cấp nông dân, dẫn đến vi phạm quyền làm chủ của nông dân.
Để bảo đảm tính định hướng về chủ trương, chính sách nhằm phát huy được
những mặt tích tực, hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa cần phải thường xuyên nghiên cứu

lý luận, kết hợp với tổng kết thực tiễn là một trong những yêu cầu trước mắt làm cơ
sở cho việc xây dựng chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách kịp
thời. Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ Hồ Chí
Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ rất sớm, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh
đã được nhiều nhà khoa học giành nhiều tâm huyết nghiên cứu cả về lý luận và thực
tiễn. Quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã đọc và tham khảo một số công trình xuất
bản thành sách chuyên khảo, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận
án có nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn và sự vận dụng những tư tưởng đó vào phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Các
công trình đó có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và sự vận dụng của Đảng vào sự nghiệp CNH, HĐH

3


nông nghiệp, nông thôn hiện nay: Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông
dân” do TS. Nguyễn Khánh Bật chủ biên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2002, đây là
công trình nghiên cứu khá đầy đủ những quan điểm của Hồ Chí Minh về nông dân
và những vận dụng trong giai đoạn đổi mới đất nước; cuốn "Đảng, Bác Hồ với vấn
đề tam nông" do TS. Nguyễn Huy Tuấn (Sưu tầm, tuyển chọn), Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, 2009; cuốn "Bác Hồ với nông dân" do TS. Nguyễn Văn
Đương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; cuốn "Hồ Chí Minh với giai cấp
nông dân" do TS. Nguyễn Thị Kim Dung và CN. Trần Thị Nhuần biên soạn, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2008; cuốn "Bác Hồ với Nông dân, nông dân với Bác
Hồ" do Hội Nông dân Việt Nam biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
đã tập hợp khá đầy đủ những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; bài "Nguyễn Ái Quốc với nông dân" của tác giả Đào Thế
Tuấn trong cuốn "Hồ Chí Minh hiện thân của văn hóa hòa bình" do GS.TS.
Dương Trung Quốc, Đào Hùng chủ biên, Nxb Văn hóa Sài Gòn; bài "Quan điểm
của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông dân trong cách
mạng Việt Nam" của PGS.TS. Lê Văn Yên, Tạp chí lịch sử Đảng, 2009; bài “Phát
huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HDH nông
nghiệp nông thôn theo tư tưởng Hồ Chính Minh” của TS. Vũ Ngọc Kỳ, Tạp chí
Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, 2008; cuốn "Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào
cuộc sống, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn" của PGS.TS. Phạm Văn Tích chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; cuốn "Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay" (sách chuyên khảo) do TS
Ngô Huy Tiếp Chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 đã đưa ra những
quan điểm về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát huy vai trò của giai cấp
nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Cuốn "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế" do TS. Phạm
Ngọc Anh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 đã hệ thống hóa những
quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, trong đó có quan điểm về phát
triển kinh tế nông nghiệp; bài "Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp

4


giá trị lý luận và thực tiễn" của PGS.TS. Phạm Ngọc Anh và Phan Bá Linh (2010),
Tạp chí lịch sử Đảng, số 9 - 2010, tr.27-33; bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
hợp tác và ý nghĩa của nó trong đổi mới HTX nông nghiệp hiện nay ở nước ta" của
Trần Xuân Châu, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7-1997; bài "Tư tưởng Hồ Chí
Minh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự vận dụng

của Đảng ta" của Lê Xuân Huy, Tạp chí lịch sử Đảng, số 1-2003; bài "Tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp" của Nguyễn Năng Nam, Tạp chí Khoa
học chính trị, số 1-2009, tr.9-15; bài "Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền
nông nghiệp toàn diện ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Huy Oánh, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 5-2005, tr.15-16,22; bài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc
giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" của Tô Văn Sông, Tạp chí
Khoa học chính trị, số 1 - 2012, tr. 17-22; bài "Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Việt Nam hiện nay" của ThS. Đỗ
Xuân Tuất, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-2008, tr46 – 51; cuốn "Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vấn đề và giải pháp" (Sách chuyên khảo) do
PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012 đã
hệ thống khá đầy đủ quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp và sự vận dụng
của Đảng ta trong phát triển vấn đề tam nông nước ta hiện nay.
Bài "Quan niệm của Hồ Chí Minh về nông thôn mới"của PGS,TS Nguyễn
Thế Thắng, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 8-2011, tr 12-15; báo cáo tổng hợp đề tài
cấp cơ sở "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, xây dựng
nông thôn Đông Hưng - Thái Bình trong giai đoạn hiện nay" do ThS. Nguyễn Thị
Quyến chủ nhiệm, Học viện Chính trị khu vực I chủ trì, năm 2009 đã phác thảo
những n t cơ bản về việc xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội nông thôn mới ở nước ta
hiện nay, việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần mới ở nông thôn, việc bảo vệ
môi trường sinh thái và sự cần thiết củng cố cơ sở chính trị ở nông thôn theo tư
tưởng Hồ Chí Minh; cuốn "Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình
đổi mới" của GS.TS. Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 đã
đưa ra những quan điểm rất cụ thể về xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện dân
chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam.

5


Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông

thôn Thanh Hóa. Cuốn "Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác" do
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa biên soạn, Nxb Thanh Hóa, 1997; cuốn "Chủ
tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa" do Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy Thanh Hóa biên soạn, Nxb Thanh Hóa, 2007 đã tập hợp những lời căn dặn mỗi
khi Người về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa; cuốn "Lịch
sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Thanh Hóa" do Hội Nông dân Thanh
Hóa biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; cuốn "Thanh Hóa - Thiên
nhiên - Xã hội - Con người" do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa biên soạn, Thanh
Hóa, 1996 đã giới thiệu rất rõ n t về tự nhiên, con người và đặc biệt là phong trào
yêu nước của giai cấp nông dân Thanh Hóa trong kháng chiến cũng như trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; kỷ yếu hội thảo khoa học "Xây dựng nông thôn mới ở
Thanh Hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn" do UBND tỉnh Thanh Hóa, Đại học
Hồng Đức tổ chức, Thanh Hóa, 2014 đã đánh giá những kết quả đạt được và
những tồn tại hạn chế qua 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa.
Nhóm thứ ba: Luận văn, luận án thuộc các chuyên ngành khác nhau có nội
dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
đặc biệt là về vấn đề tam nông ở tỉnh Thanh Hóa, như: Luận văn thạc sỹ Hồ Chí
Minh học của Phan Bá Linh (2010), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và sự
vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở Hà Tĩnh trong quá trình đổi mới"; luận văn
thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Thành, "Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về
phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi". Đây là hai công trình điển hình nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và sự vận dụng vào một địa phương cụ
thể là tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Ngãi . Hai luận văn này ở hai chuyên ngành
khác nhau nên đã đưa ra hai cách tiếp cận khác nhau. Nhưng điểm chung của hai
luận văn này là đã cố gắng trình bày và làm rõ những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí
Minh về phát triển ngành nông nghiệp, đánh giá quá trình vận dụng những tư
tưởng đó của Hồ Chí

6



Minh vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Hà Tĩnh. Từ
đó, hai tác giả luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp
tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp vào thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi và Hà Tĩnh theo hướng CNH, HĐH.
Luận án tiến sỹ lịch sử của Nguyễn Văn Vinh (2009), "Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005" và Luận
văn thạc sỹ lịch sử của Trịnh Văn Tiến (2010), "Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2000 đến
năm 2006". Cả hai công trình đều đưa ra những quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn từ khi Đảng thực hiện đổi mới đất
nước 1986 và đánh giá những yếu tố tác động khách quan đến sự phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Từ đó, hai công trình khái quát những
kết quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH giai đoạn
1986 - 2006 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và rút ra những bài học
kinh nghiệm qua 20 năm lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, trong số các công trình đó, chưa có công trình nào đi vào nghiên
cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tại một địa phương cụ thể là tỉnh Thanh Hóa.
Do đó, vấn đề đặt ra ở đề tài này là:
- Khái quát được thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông

dân, nông thôn Thanh Hóa từ năm 2001 – 2014
- Khái quát những quan điểm của Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề nông

nghiệp, nông dân, nông thôn trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách
mạng XNCN.
- Đề xuất được những phương hướng, giải pháp để giai quyết vấn đề nông


nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ 2014 đến 2020 dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh.

7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn trình bày những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và vận dụng những quan điểm đó vào giải quyết vấn đề tam
nông ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nghiên cứu đó, luận văn sẽ tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
- Tổng kết quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh

Hóa từ năm 2001 đến 2014 để thấy được những vấn đề đặt ra trong phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề nông nghiệp,

nông dân, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phong trào xây dựng nông thôn mới dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân,


nông thôn và vận dụng tư tưởng của Người để giải quyết những vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở

tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2014.
+ Phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông

thôn ở tỉnh Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

8


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp điều
tra xã hội học, phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu và trình bày
các kết quả nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề xuất những phương
hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh
Thanh Hóa trong thời gian tới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cấu thành 2 chương và 5 tiết.

9


Chương 1
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA NÔNG NGHIỆP,
NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
1.1. Những nhân tố tác động đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh
Thanh Hóa
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý kinh tế

Thanh Hóa cách Thủ đô Hà Nội 153 km về phía Nam theo QL 1A, vị trí tọa độ
0

0

0

0

ở vào 19 18’- 20 00’ độ Vĩ Bắc và 104 22’ - 106 04’ độ Kinh Đông. Phía Bắc giáp

các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; Phía Đông
giáp Vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 102 km. Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn
của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với 192 km đường biên giới Việt - Lào.
Thanh Hóa nằm ở trung tâm kết nối các khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên
hải Miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông Bắc Lào và Vịnh Bắc Bộ. Là đầu mối

giao lưu giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, đồng thời là cửa ngõ thông thương ra biển gần
nhất của khu vực phía Tây Bắc Tổ quốc và Đông Bắc Lào. Trong chiến lược phát
triển của đất nước và khu vực hiện nay, Thanh Hóa có vị trí địa kinh tế, chính trị,
quốc phòng an ninh trọng yếu, lợi thế giao lưu nhiều hướng với nhiều vùng miền
trong cả nước và quốc tế.
2

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.129,48 km , dân số (2013) hơn 3,47 triệu
người chiếm 3,36% diện tích và 3,9% dân số cả nước, đứng thứ 5 về diện tích (sau
các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk,) và thứ 3 về dân số sau các địa
phương (sau Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh).
Thanh Hóa có phạm vi lãnh thổ trải rộng từ tiếp giáp miền núi Tây Bắc
xuống duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa điều kiện vị
trí thuận lợi, vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao, biên
giới nằm xa các trung tâm kinh tế trong, ngoài tỉnh (huyện xa nhất cách thành phố
Thanh Hóa 240 km) điều kiện đi lại giao lưu với bên ngoài còn hạn chế.
* Khí hậu

10


Với mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình
0

27- 28 C, lượng mưa trung bình 1600- 1650 mm. Mùa đông lạnh, ít mưa từ tháng
0

11 đến tháng 4, nhiệt độ trung bình 19- 20 C, lượng mưa 250- 300 mm. Bão thường
xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, bão mạnh nhất lên tới cấp 12- 13. Những năm
gần đây, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khá rõ, thiên tai, thời tiết

diễn biến phức tạp. Mùa khô, lưu lượng dòng chảy các sông xuống thấp cộng với
triều dâng gây xâm nhập mặn theo nước sông vào sâu trong đất liền có nơi trên 30
km, ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Cường độ mưa, bão cũng tăng lên
gây ngập úng, lũ qu t làm sạt lở đất, thiệt hại sản xuất.
* Các tài nguyên chính
- Tài nguyên đất: Thanh Hóa có diện tích rộng nhưng dân số lớn, mật độ dân
2

cư năm 2013 đã tăng lên 312 người/km cao gấp 1,17 lần bình quân cả nước (267
2

người/km ). Điều kiện quĩ đất cho phát triển kinh tế - xã hội không có nhiều lợi thế
so với các địa phương khác. Toàn tỉnh, điều kiện thổ nhưỡng phần lớn là đất nâu
vàng đến đỏ vàng trên các đồi núi thấp và đất đồng bằng sa bồi thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vùng trung du miền núi đất thích hợp cho trồng
nhiều loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Vùng đồng bằng
đất có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới, cây công nghiệp dài ngày. Hạn chế,
vùng trung du miền núi phần lớn là đất dốc ít thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp,
khả năng giữ nước của đất k m phải đầu tư nhiều cho thủy lợi.
- Tài nguyên rừng: Đến hết năm 2013, theo số liệu điều tra toàn tỉnh có

567.346,68 ha rừng, gồm 392.583,1 ha rừng tự nhiên và 174.763,58 ha rừng trồng.
Độ che phủ rừng đạt 51%. Với hơn 1/2 diện tích tự nhiên là rừng, diện tích đất lâm
nghiệp dành cho rừng sản xuất hơn 350.000 ha, Thanh Hóa có lợi thế trong phát
triển kinh tế rừng, phát triển công nghiệp gỗ quy mô lớn từ sản xuất cung cấp
nguyên liệu đến chế biến, phát triển các làng nghề sản xuất chế biến lâm sản không
phải gỗ.
- Tài nguyên nước: Mạng lưới sông ngòi tương đối dày, từ Bắc vào Nam có

04 hệ thống sông chính gồm sông Mã, sông Hoạt, sông Yên, sông Bạng chảy theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam, tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực 39.756

11


2

km , ngoài ra còn có nhiều sông suối nhỏ, mật độ sông suối bình quân 0,5 - 0,6
2

km/km . Hệ thống hồ có 610 hồ chứa và 1.023 đập dâng, trong đó có một số hồ
chứa quan trọng cấp quốc gia, cấp tỉnh (hồ Cửa Đặt, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ)
- Tài nguyên biển: Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn
2

đến Hà Nẫm, Tĩnh Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km . Vùng biển và ven
biển Thanh Hoá có tài nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài
nguyên thuỷ sản, tài nguyên du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ
hàng hải.
Vùng biển Thanh Hóa có đầy đủ chủng loại, thành phần các loài cá trong
Vịnh Bắc Bộ với hơn 120 loài thuộc 82 giống, 58 họ, trong đó có 53 loài cá nổi, 69
loài cá đáy, tôm biển 12 loài với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cá mú,
v.v). Hiện tại trữ lượng hải sản đang có xu hướng giảm dần, tổng trữ lượng còn
khoảng 140– 165 nghìn tấn, khả năng cho khai thác hàng năm 60- 70 nghìn tấn
trong đó cá nổi chiếm 60% và cá đáy chiếm 40%. Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều
bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng
hàng trăm ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn ở Nga Sơn,
Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương. Diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ
hiện có hơn 8.000 ha, khai thác tổ chức nuôi có thể đạt 40 - 50 nghìn tấn năm. Dọc
vùng nước ven bờ và tại các đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ) có hơn 5.000 ha mặt nước mặn

có thể nuôi biển, nuôi thủy sản lồng bè các loài hải sản có giá trị kinh tế cao (cá
song, cá mú, tôm hùm, v.v).
- Tài nguyên du lịch: Thanh Hóa có tài nguyên du lịch tự nhiên. Trong đó, tài

nguyên du lịch biển, đảo là thế mạnh của tỉnh; tài nguyên du lịch sinh thái núi rừng,
hang động, suối nước kể cả suối khoáng; tài nguyên du lịch sông, hồ là điểm mạnh
của Thanh Hóa, tại các hồ lớn (hồ Cửa Đạt, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ) có thể hình
thành các khu, điểm du lịch sinh thái; tài nguyên du lịch đa dạng sinh học có thể
khai thác các khu bảo tồn thiên nhiên (Bến En, Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên). Bên
cạnh du lịch sinh thái, Thanh Hóa có tiềm năng du lịch nhân văn, kết hợp thăm quan
di tích lịch sử với du lịch sinh thái tự nhiên.

12


1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tốc độ tăng trưởng

Gần 30 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế
của tỉnh Thanh Hoá đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI và XVII, kế hoạch phát KT-XH các giai đoạn
2001 - 2005, 2006 - 2010 và 2010 - 2015, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khả
quan.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001 - 2005 là 9,1%/năm, giai đoạn 2006 - 2010
là 11,3%/năm, giai đoạn 2010 - 2014; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,5%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,6%/năm và dịch vụ tăng 10,2%/năm. Điều
đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm
cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP
ngày càng tăng lên. Năm 2014, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công
nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 18,6% - 41,5% - 39,9% so
với 27% - 38,5% - 34,5 năm 2010 và 31,6% - 35,1% - 33,3% năm 2005. Nền kinh tế
của tỉnh đang hình thành rõ n t cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với xu
hướng này Thanh Hóa có khả năng thực hiện được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 và
nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá thời gian qua có sự chuyển dịch
đúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế phát
triển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, tỉnh
cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền
vững giữa các vùng miền trong tỉnh.

13


* Dân cư và nguồn nhân lực
Dân số, dân số toàn tỉnh năm 2013 trung bình có 3.476 nghìn người, ước
năm 2014 có 3.483 nghìn người trong đó dân số thành thị khoảng 627 nghìn người
chiếm tỷ lệ 18%, dân số nông thôn có 2.856 nghìn người chiếm 82% dân số. Giai
đoạn 2011 - 2014, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh bình quân hàng năm gần 0,8%,
tuy nhiên quy mô dân số chỉ tăng bình quân 0,56%/năm do có một bộ phận nhất là
thanh niên di chuyển ra ngoài học tập, lao động.
Nguồn nhân lực, Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong tuổi lao động dồi dào
do quy mô dân số lớn, từ 2010 đến 2014, nhân lực trong tuổi lao động từ 15 tuổi trở

lên tăng từ 2.115 nghìn người lên 2.234 nghìn người chiếm 64,1% dân số. Phần lớn
nhân lực ở độ tuổi từ 18 đến dưới 40 (chiếm 54,7%) đã qua giáo dục trung học cơ
sở, trung học phổ thông có điều kiện tổ chức đào tạo, dạy nghề và thu hút vào thị
trường lao động. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế năm
2014 có khoảng 2.152 nghìn người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích
cực, từ 2010 đến 2014, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 55% ước
xuống còn 43%; tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 23% lên
30,5%; tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 22% lên 26,5%.
Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa
hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. L ao
động có tay nghề kỹ thuật cao, đặc biệt là giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có
trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên đại học có trình độ trên đại học
mới chiếm 64%, giáo viên các trường cao đẳng công lập có trình độ trên đại học
chiếm khoảng 36%, ở các trường tư thục tỷ lệ này còn thấp.
1.1.2. Đặc điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thanh Hóa
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về KT-XH, về văn hóa, nên nông nghiệp,
nông dân, nông thôn Thanh Hóa có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Thanh Hóa là một tỉnh rộng lớn, giàu tiềm năng để phát triển một
nền nông nghiệp toàn diện. Trong lịch sử, đã có nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu
cả xưa và nay, cả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về Thanh Hóa đã nhận định:
Thanh Hóa không phải chỉ là một tỉnh, đó là một xứ ('est un pays). Chú dẫn về

14


Thanh Hóa của một người pháp truyền đạo, thuộc Hội truyền giáo ở nước ngoài đã
ghi: "Do vị trí địa hình, Thanh Hóa là một trong những tỉnh được ưu đãi nhất và
giàu nhất của vương quốc An Nam. Phía đông giáp biển, phía tây và tây nam là
rừng núi. Thanh Hóa có nhiều sông lớn tưới tắm. Những sông này nối liền với nhau
bởi nhiều sông đào. Do đó, việc truyền thông thương giữa các miền khác nhau trong

tỉnh rất thuận lợi. Cảnh trí xứ này đẹp và ít đơn điệu so với các tỉnh đồng bằng bao
la khác.
Thanh Hóa không thiếu đất cấy, trồng: Lúa, bông, dâu, mía, ngô, chè xanh, trầu
không, trồng ở đây rất tốt. Gỗ kiến thiết khắp miền thượng du chỗ nào cũng có...

Một trong những sản vật nổi tiếng của Thanh Hóa là quế. Loại quế Thanh tốt
hơn nhiều so với loại quế khác ở trong nước, cho nên nhà vua độc quyền khai thác.
Vị trí biển của Thanh Hóa cũng là một nguồn tài nguyên cho nhân dân. Dọc
bờ biển, đâu đâu ngư dân cũng làm nghề đánh cá một cách tích cực" [63, tr. 17].
A Gát một nhà kinh tế học người Pháp khi nghiên cứu về kinh tế Đông
Dương đã nhận định: Tỉnh Thanh Hóa rõ ràng là một trong những tỉnh giàu có nhất
Đông Dương. Nó lợi thế hơn các tỉnh khác là ngoài việc trồng lúa, không những
khai thác lâm sản mà còn có nhiều ngành trồng trọt thứ yếu nữa thích hợp với các
đồi phì nhiêu, hợp thành một vùng chuyển tiếp giữa đồng rộng, núi non và đất cát
ven biển. Ngô, khoai, sắn, mía tha hồ mọc. Khoai và tất cả các loại củ mọc tốt, chè
mọc tốt, dâu cũng vậy. Giáo sư Trần Quốc Vượng, khi khảo cứu về Thanh Hóa đã
viết: “Với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng, Thanh Hóa là một nước Việt
Nam thu nhỏ, trải rộng dài 382 km trên lưu vực sông Mã, có núi rừng, có miền
thung lũng – trung du, có đồng bằng…và có biển, nghĩa là có nhiều hệ sinh thái tự
nhiên và nhân văn phồn tạp khác nhau, trên cạn, dưới nước và vùng đất ngập mặn,
kinh tế và văn hóa có hiện thực và tiềm năng, phong phú và đa dạng… Xứ Thanh là
một vị trí địa – chiến lược, địa – chính trị, địa – văn hóa quan trọng của Việt Nam”
[63, tr. 17-18)].
Với đặc điểm như vậy, Thanh Hóa không chỉ là một vùng quần cư lâu đời, là
một địa bàn chiến lược quan trọng, là căn cứ địa vững chắc của nhiều cuộc kháng

15


chiến chống ngoại xâm của dân tộc từ trước đến nay, mà còn là một vùng kinh tế

năng động luôn gắn với nền kinh tế của đất nước.
Thứ hai: Người nông dân Thanh Hóa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp. Nhìn từ truyền thống sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở Thanh Hóa
thấy rõ người nông dân Thanh Hóa có nhiều kinh nghiệm trong lao động, như: Quan
sát hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, khí hậu để tìm ra quy luật vận hành từ khi chưa
có lịch thiên văn. Đó là một trong những thành tựu của cư dân sản xuất nông
nghiệp. Qua kinh nghiệm nhiều đời, nông dân Thanh Hóa từ xa xưa đã xây dựng
được cả "lịch thời vụ" trồng các loại cây nông nghiệp, như "Bao giờ đom đóm bay
ra/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng", hay là "Tua rua đi bắc mạ mùa/Tiểu thử
cày bừa, cấy ruộng nông sâu" (Tua rua là chùm sao mọc ở chân trời phía đông lúc
sáng sớm, khoảng ngày 6 - 7/6 dương lịch. Tiết này gọi là tiết tua rua). Hoặc: "Ra
đường thấy vỏ thị rơi/ Tua rua quật lại thì thôi cấy mùa". Trong đời sống, sản xuất,
người nông dân Thanh Hóa luôn nhận thức được rằng thời tiết và khí hậu là những
yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến năng suất mùa màng,
nên rất coi trọng việc quan sát thời tiết, khí hậu để xác định năng suất mùa màng,
nên rất coi trọng việc quan sát thời tiết, khí hậu để xác định thời vụ đối với cây
trồng "nhất thì, nhất thục" và thấy rõ tầm quan trọng của sự hiểu biết về thời tiết
trong sản xuất nông nghiệp: "Biết sự trời, người đời chẳng khó".
Cách chọn giống của người nông dân Thanh Hóa cũng khá độc đáo, nhất là
trong chăn nuôi. Bằng sự quan sát chu kỳ từ đời này qua đời khác, nông dân Thanh
Hóa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về các khâu chọn giống, kỹ thuật
chăm sóc, chăn nuôi đối với nhiều loại gia súc, gia cầm. Ngoài ra, ngư dân Thanh
Hóa cũng rất nhiều kinh nghiệm trong việc dự đoán bão, nắm vững quy luật sinh
học của các loài hải sản, dự đoán luồng cá để ra khơi đánh bắt hải sản.
Thứ ba: Nông dân Thanh Hóa có truyền thống anh dũng, kiên cường, bất
khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Là một trong những cái nôi đầu tiên
của loài người, là nơi có truyền thống văn hóa phát triển lâu đời và liên tục. Cuộc
sống lao động, sản xuất và quá trình đấu tranh đầy gian khó đã tôi luyện con người
Xứ Thanh với bản lĩnh kiên cường, bất khuất trước mọi thử thách của thiên nhiên,


16


địch họa, tạo nên những đức tính quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Là một bộ
phận của giai cấp nông dân Việt Nam, nông dân Thanh Hóa vốn giàu truyền thống
yêu nước và truyền thống cách mạng, đã sớm phát huy được vai trò tích cực của
mình tạo lập biết bao kỳ tích trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh
của nông dân Thanh Hóa càng tăng thêm mạnh mẽ từ khi có sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Hội Nông dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai
cấp nông dân cùng với các giai cấp, tầng lớp khác trong tỉnh đã giành thắng lợi vẻ
vang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến trường kỳ.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, giai cấp nông dân Thanh Hóa đang không
ngừng phát huy truyền thống vẻ vang của mình thực hiện thắng lợi các mục tiêu
KT-XH ở trên chính quê hương của mình, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua
sản xuất giỏi, xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư: Với những đặc điểm tích cực của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong tuyền thống, nhưng hiện nay Thanh Hóa tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở điểm xuất phát thấp hơn các tỉnh khác. Kết cấu hạ tầng KT-XH vừa
thiếu, vừa yếu k m chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; nguồn lao lộng dồi dào
nhưng chủ yếu sản xuất ở khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tỷ lệ lao động
chưa qua đào tạo thấp, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao; quy
mô sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nhìn chung còn nhỏ, trình độ lao
động thấp, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất chưa cao; kinh tế rừng, kinh tế
biển chưa tương xứng với tiềm năng; môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự
thông thoáng, hấp dẫn, triển khai các dự án đầu tư thường chậm tiến độ, hiệu quả
chưa cao; tốc độ đô thị hóa chậm; cơ cấu nền kinh tế bất hợp lý, trong khi đó
chuyển dịch cơ cấu cũng chậm, giá trị ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm được tỷ
lệ cao trong GDP. Đúng như đồng chí Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, trong
bài phát biểu tại Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII ngày 18
tháng 10 năm 2010, đã nhấn mạnh "Thanh hóa vẫn là tỉnh nông nghiệp, phần lớn

dân số, lao động đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, nhiều vùng đời
sống nhân dân còn khó khăn, lao động thiếu việc làm" [17, tr.107]. Với điểm xuất
phát như vậy nên CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân,

17


nông thôn Thanh Hóa nói riêng gặp nhiều khó khăn hơn, tốc độ chậm hơn so với
các địa phương khác.
Với những đặc điểm thuận lợi và khó khăn đó, Thanh Hóa có đầy đủ điều
kiện để phát triển toàn diện nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH, góp
phần phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như Hồ Chí Minh đã từng mong muốn "Tỉnh
Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị,
kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu...Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu" [31, tr.77].
1.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn từ năm 2001 – 2014
* Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn từ 2001 - 2014
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nông dân nước ta luôn là
lực lượng chủ lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới đất nước,
Đảng luôn luôn coi trọng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Với chủ trương "Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu", "lấy nông nghiệp làm khâu đột
phá", "lấy nông thôn là địa bàn trọng điểm", Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều chủ
trương về nông nghiệp, nông thôn và phát huy cao vai trò làm chủ, sức sáng tạo của
nông dân. Những chủ trương chính sách đó đã nhanh chóng đi vào đời sống nông dân,
được nông dân rất hoan nghênh, hưởng ứng; tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ các
phong trào thi đua yêu nước trong giai cấp nông dân, khơi dậy các tiềm năng thế mạnh
của từng hộ gia đình, từng địa phương, từng vùng sinh thái; thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp, đời sống nông dân và nông thôn phát triển có tính đột phá.


Bên cạnh các Nghị quyết của các Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, từ
năm 2001 đến nay, đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam
liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành: Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ 5, khóa IX (tháng 3/2002) đã ban hành ba Nghị quyết quan
trọng đều nhằm thúc đẩy mạnh mẽ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đó là: Nghị
quyết 13-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể"; Nghị quyết 14-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích
và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân"; Nghị quyết 15-NQ/TW "Về đẩy

18


nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010".
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 đã đưa ra nội dung tổng
quát và những quan điểm, mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp; Đến Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 7, khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW
"Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước" nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về quản lý chặt chẽ, bảo vệ đất canh tác
nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa theo quy hoạch để đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, bảo đảm việc bảo vệ chất lượng đất nông, lâm, ngư nghiệp, đất làm
muối, tạo điều kiện tâm lý cho nông dân yên tâm đầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản
xuất. Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ 7, khóa X đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 58-2008 "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Đây là Nghị quyết có ý nghĩa chiến
lược, định hướng cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời
kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đến Nghị quyết Đại hội XI (2011) của Đảng
tiếp tục phát triển tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Những kết quả đạt được trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cả
nước trong gần 30 năm đổi mới đã tác động tích cực đến vấn đề nông nghiệp, nông

dân, nông thôn ở các địa phương. Kết quả ấy là cơ sở thực tiễn để các Đảng bộ địa
phương hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách trong lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả.
* Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa triển khai chủ trương của Đảng về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2001 đến 2014
Trên cơ sở vận dụng quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề tam nông vào điều kiện
cụ thể của địa phương, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, chính sách
đối với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên cơ sở khai thác lợi thế
của mỗi vùng; giúp đỡ nông dân của từng vùng có cơ hội chuyển dịch nhanh mùa
vụ, giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức dồn điền đổi thửa, thay đổi tập quán sản xuất
để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích.

19


Bên cạnh các Nghị quyết của các Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, từ năm
2001 đến nay đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn được ban hành: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Chỉ thị số 13CT/TU (2001) "Về dồn điền, đổi thửa"; Kết luận số 247-TB/TU (2001) của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy "Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU (1999) Khuyến
khích kinh tế trang trại phát triển"; ngày 30 tháng 7 năm 2002, Tỉnh ủy Thanh Hóa
ban hành Chương trình hành động số 27-CTr/TU đánh giá kết quả tình hình thực
hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua, đồng
thời, nêu rõ các giải pháp cơ bản để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới. Ngày 25 tháng 8 năm 2003, Tỉnh ủy
Thanh Hóa ra Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/TU "Về phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm thời kỳ 2003-2010" với nhiều chủ trương và giải pháp chủ yếu về chăn
nuôi; Thông báo số 196-TB/TU ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh ủy "Về quy
hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm

2020". Kết luận số 23-KL/TU ngày 14/11/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy "Về đề
án xây dựng vùng thâm canh lúa giai đoạn 2009 - 2015" khẳng định: Xây dựng
vùng thâm canh lúa nâng cao, chất lượng và hiệu quả cao giai đoạn 2009 - 2015
không chỉ góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, nâng
cao thu nhập cho bà con nông dân, mà còn thiết thực đưa nhanh Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn vào đi cuộc sống; Chỉ thị số 14a CT/TƯ ngày 17 tháng 9 năm 2008 của
Tỉnh ủy Thanh Hóa "Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất vụ Thu, Mùa
2008; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2008 - 2009 và vụ Thu, Mùa năm
2009"
Đặc biệt, sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn ra đời Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình hành động số 56CTr/TU, tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt nghị quyết và chương trình hành
động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh. Chỉ đạo các cấp ủy đảng tổ chức triển
khai, quán triệt nghị quyết đến các chi bộ và đảng viên. Bám sát chương trình hành
động thực hiện nghị quyết của tỉnh, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các

20


huyện, thị, thành phố đã xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết với
những nội dung, giải pháp thiết thực, hiệu quả. UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch
số 107/KH-UBND về triển khai tổ chức thực hiện, chỉ đạo các sở, ngành liên quan
và chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện. MTTQ, các đoàn thể chính trị,
xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình
hành động của Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh, đặc biệt là việc triển khai thực
hiện nghị quyết gắn với XDNTM. Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong
XDNTM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 10 - CT/TU ngày 29 tháng 2 năm
2012 "Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2015"; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 01
tháng 01 năm 2013 "Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển kinh

tế nghề biển".
Trên tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND cũng có nhiều văn bản liên quan
đến vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những chủ trương của
Đảng bộ và UBND tỉnh Thanh Hóa về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhanh
chóng đi vào cuộc sống, đã định hướng cho phong trào thi đua sản xuất nông
nghiệp, XDNTM trên địa bàn nông thôn Thanh hóa thời gian qua.
1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nông nghiệp, nông dân,
nông thôn tỉnh Thanh Hóa
Tình hình suy giảm kinh tế thế giới vẫn đang tiếp diễn, cạnh tranh về thu hút
đầu tư, kinh tế, thương mại giữa các nước và vùng lãnh thổ ngày càng gay gắt. Tình
hình khu vực Đông Á, Biển Đông có những diễn biến phức tạp trên biển. Những
điều chỉnh về chính sách đối ngoại và kinh tế của Trung Quốc có tác động không
nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội nước ta, trong đó có Thanh Hóa. Đặc biệt, tác
động không nhỏ đến nông nông nghiệp cả về thời cơ và thách thức.
Với xuất phát điểm và bối cảnh có những thay đổi, cùng với tiềm năng lợi
thế về tài nguyên phong phú nhất là đất, rừng, biển và tài nguyên du lịch; nguồn
nhân lực dồi dào và tiếp thu nhanh kỹ thuật; vị trí nằm trên các trục giao thông lớn
của quốc gia, quốc tế; đặc biệt thời gian vừa qua Cảng hàng không Thọ Xuân đã
được đưa vào hoạt động, Cảng Nghi Sơn bắt đầu đón được tàu trọng tải lớn 30.000

21


DWT, Dự án khu liên hợp lọc hóa dầu đã triển khai đang mở ra những vận hội mới cho
phát triển KT-XH của Thanh Hóa nói chung và phát triển kinh tế biển, kinh tế miền núi,
kinh tế đồng bằng nói riêng. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, hội nhập kinh tế quốc tế
có những cơ hội phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như:

Phát triển nông nghiệp, cơ hội lớn nhất thời gian tới là khai thác tiềm năng
lợi thế còn dư về đất, rừng, khí hậu của vùng trung du miền núi để phát triển sản

xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến. Trước hết là phát triển vùng chăn nuôi bò
sữa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, cung cấp nguyên liệu cho chế
biến sữa (hiện 70% nguyên liệu cho sản xuất sữa trong nước đang phải nhập khẩu
khoảng hơn 1 triệu tấn/năm). Khai thác lợi thế là một trong các tỉnh có diện tích đất
rừng sản xuất lớn hàng đầu cả nước (hơn 350 nghìn ha), phát triển các vùng cây gỗ
lớn, luồng thâm canh gắn với chế biến các sản phẩm gỗ cao cấp xuất khẩu. Phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả thực phẩm sạch,
chất lượng cao.
Cơ hội phát triển các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe kỹ thuật cao có nhu cầu ngày càng tăng ở khu vực. Thanh Hóa là tỉnh có dân
số đông, du lịch, công nghiệp, khu kinh tế đều phát triển, vị trí vừa tiếp cận thuận
lợi thị trường Bắc Trung Bộ, một phần Nam Bắc Bộ và Bắc Lào vừa gần nhất với
Thủ đô Hà Nội (so với các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ) có điều kiện thu hút đầu tư,
liên kết hợp tác phát triển các dịch vụ này. Có thể hình thành phát triển 2 trung tâm
dịch vụ đào tạo, dạy nghề chất lượng cao, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật
cao có tính chất qui mô vùng ở thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn (gắn với các cơ sở
đào tạo, y tế đã có và thành lập mới) và khu vực Nghi Sơn - Tĩnh Gia (xây dựng
bệnh viện quốc tế, trường cao đẳng nghề đạt chuẩn ASEAN).
Cơ hội phát triển kinh tế cửa khẩu khi thời gian tới hai nước Việt Nam, Lào
sẽ xây dựng tuyến đường Hà Nội - Viêng Chăn qua cửa khẩu Khẹo - Thanh Hóa là
tuyến đường ngắn nhất nối hai Thủ đô, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 trước năm
2020. Mở ra cơ hội cho Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu sang giai đoạn mới,
trước mắt là phát triển thương mại cửa khẩu và các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn
liên quan phục vụ giao lưu trao đổi hàng hóa giữa khu vực Bắc Bộ và một phần Bắc

22


Trung Bộ với Bắc Lào kể cả trung chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa cho Bắc Lào
qua Cảng Nghi Sơn.

Bên cạnh những lợi ích mang lại, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế có
những thách thức đan xen, trong đó còn tiềm ẩn những yếu tố chưa lường hết (tình
hình kinh tế thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, nhất là tình hình Biển Đông) có
thể ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và nông nghiệp,
nông dân, nông nói riêng.
1.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra của nông nghiệp, nông dân,
nông thôn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến nay
1.2.1. Những thành tựu đạt được
1.2.1.1. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tiềm
năng, lợi thế và nhu cầu của thị trường
Gần 30 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, ngành
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tiềm năng,
lợi thế của thị trường.
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định, góp phần quan trọng trong việc
đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2001 - 2005 là 5,4%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,6%/năm, giai
đoạn 2011 - 2014 ước đạt 4,1%/năm, trong đó ngành chăn nuôi phát triển khá cao
(9,5%), góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá.
Thông qua đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân, ngư dân phát
triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn sản xuất với
nhu cầu thị trường, đưa vào sản xuất một số giống cây, con có giá trị kinh tế cao. Cơ
cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của từng
vùng, đặc biệt khai thác tiềm năng lợi thế về lâm nghiệp, tiếp tục duy trì lợi thế về
sản xuất thủy sản.
* Về trồng trọt

Trong trồng trọt đã chú trọng việc đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đạt kết quả


23


×