Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.92 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN ANH THƯ

KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LƯU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI
ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LƯU TRỮ VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Hà Nội-2010


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

3.

Đối tƣợng nghiên cứu



4.

Phạm vi nghiên cứu

5

Lịch sử nghiên cứu

6

Nguồn tài liệu tham khảo

7

Phƣơng pháp nghiên cứu

8

Đóng góp của đề tài

9

Bố cục của đề tài
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LƢU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘ

1.1
Khái niệm về tài liệu lƣu trữ, văn hoá,
giao văn hoá
1.1.1
Khái niệm về tài liệu lƣu trữ
1.1.2

Khái niệm về văn hoá, văn hoá đối ngo

1.2

Tầm quan trọng và các biện pháp triển
trong giai đoạn đổi mới và hội nhập qu

1.2.1.

Tầm quan trọng của hoạt động văn hoá đ
đổi mới và hội nhập quốc tế

1.2.2.

Các biện pháp triển khai hoạt động văn
Nam hiện nay

1.3

Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng
hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai
quốc tế


1.3.1

Giá trị của tài liệu lƣu trữ đối với hoạt
kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế
1


1.3.2

Loại hình, số lƣợng và nội dung tài liệu
động văn hoá đối ngoại tại Việt Nam

1.3.3

Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng t

hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đo
quốc tế tại Việt Nam
CHƢƠNG 2

2.1

THỰC TIỄN KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI
TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI N
Đối tƣợng khai thác, sử dụng tài liệu lƣu
văn hoá đối ngoại

2.1.1


Cán bộ làm công tác công bố, giới thiệu

2.1.2

Các nhà nghiên cứu, giảng viên, công ch

2.1.3

Cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác v

2.1.4

Cán bộ truyền thông trong và ngoài nƣớc

2.1.5

Các đối tác khác (đối tác kinh tế, doanh n

2.2

Các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu
động văn hoá đối ngoại trong thời gian q

2.2.1

Khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ biên s
ấn phẩm tuyên truyền về Việt Nam

2.2.2


Trƣng bày, triển lãm tài liệu lƣu trữ để g
công chúng và bạn bè quốc tế

2.2.3

Sử dụng phim tài liệu, tƣ liệu để giới thiệ
ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế

2.2.4

Sử dụng tài liệu lƣu trữ trong các bài viế
ngành về đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá V
khoa học có uy tín của Việt Nam và của c
nƣớc ngoài, các bƣu thiếp, bƣu ảnh, tem

2.5.5

Sử dụng tài liệu lƣu trữ trong các cơ sở d
quan lƣu trữ là điểm đến văn hoá của du
nƣớc
2


2.3.

Những ƣu điểm và tồn tại tron
lƣu trữ phục vụ hoạt động văn
gian qua

2.3.1


Những ƣu điểm

2.3.2

Những tồn tại
CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LƢU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1
Xây dựng tiểu đề án hoặc chƣ
dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ
Đề án chiến lƣợc Ngoại giao
3.2

Hoàn thiện hệ thống văn bản
liệu lƣu trữ

3.3

Tăng cƣờng tuyên truyền về

3.4

Đào tạo và nâng cao kỹ năng
liệu lƣu trữ phục vụ hoạt độn

3.4.1


Đối với cán bộ làm công tác c

3.4.2

Đối với cán bộ ngoại giao, vă
viên chức chuyên môn

3.4.3

Đối với sinh viên ngành ngoạ

3.5.

Tăng cƣờng thu thập và sƣu

3.6.

Tổ chức khoa học tài liệu lƣu

3.7.

Xây dựng danh mục tài liệu h
tài liệu lƣu trữ

3.8.

Cải cách dịch vụ công trong k

3.9.


Tăng cƣờng tài chính và cơ s

3.9.1.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất, tr

3.9.2.

Nâng cấp khu trƣng bày tài l

3.9.3

Xây dựng, tổ chức trung tâm
điểm đến văn hoá của du khá

3


3.10

Ứng dụng công nghệ th
lƣu trữ
Đa dạng hoá các hình th
phục vụ hoạt động văn h
Công bố, giới thiệu tài l

3.11
3.11.1.


soạn sách, sách ảnh, ấn

thiệu về đất nƣớc, con n
3.11.2.

Trƣng bày, triển lãm cố

tuyến tài liệu lƣu trữ tài
bạn bè quốc tế
3.11.3.

Sử dụng phim tài liệu, tƣ

ngƣời Việt Nam với bạn
3.11.4.

Sử dụng tài liệu lƣu trữ

ngành về đất nƣớc, con

khoa học có uy tín của V

nƣớc ngoài và xây dựng
3.11.5.

Sử dụng tài liệu lƣu trữ

quảng bá du lịch với cộn

quan kho lƣu trữ vào cá

3.12.

Tăng cƣờng các quan h

chức quốc tế và các nƣớ
đồng nghiệp quốc tế
C. PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢ
PHỤ LỤC

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia năm 2001- văn bản quy phạm pháp luật có giá trị
pháp lý cao nhất về lƣu trữ đã khẳng định “tài liệu lƣu trữ là di sản của dân tộc, có
giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”. Bởi vậy, phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan lƣu trữ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến hoạt động phát
huy giá trị của tài liệu lƣu trữ thông qua việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản
lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lƣu trữ quốc gia
nhƣ: Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia năm 2001, Nghị định số 111/2004/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 08 tháng 4 năm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Lƣu trữ Quốc gia, Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007
của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lƣu
trữ… Do đó, vị trí của công tác lƣu trữ ngày càng đƣợc khẳng định, thủ tục khai
thác ngày càng thuận lợi, hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ ngày càng đa

dạng, đáp ứng các nhu cầu của xã hội và công dân để giá trị của tài liệu lƣu trữ
đƣợc phát huy trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh, ngoại giao.
Trong thời đại hội nhập, quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia
thƣờng thông qua con đƣờng văn hoá nhƣ: phim ảnh, sách báo và các chƣơng trình
trao đổi văn hoá để quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, các nét văn hoá đặc
sắc, độc đáo, cái đẹp đẽ, nhân bản nhất của dân tộc với quốc tế nhằm thúc đẩy sự
hiểu biết, tin tƣởng lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển đồng thời có thể tiếp biến,
nâng cao, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời đại và
tránh sự va chạm giữa các nền văn minh, sự mâu thuẫn trong cọ xát văn hoá mỗi
dân tộc, quốc gia. Do vậy, Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, chỉ đạo, thực hiện văn hoá
đối ngoại nhằm mục đích “góp phần giới thiệu, tuyên truyền về đất nƣớc, con
ngƣời và văn hóa Việt Nam, nâng cao vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế, đồng
thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại”.
5


Việc nghiên cứu về văn hoá đối ngoại là công việc liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực xã hội, đặc biệt là ngành ngoại giao, ngành văn hóa… nhằm
tổng kết và đúc rút những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và
phát triển bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam, đồng thời có thể giới thiệu với
bè bạn thế giới, với cộng đồng ngƣời Việt Nam các thế hệ ở nƣớc ngoài về nền văn
hoá đậm đà bản sắc dân tộc của quê hƣơng mình.
Vì vậy, có thể nói việc nghiên cứu và triển khai văn hoá đối ngoại không chỉ
có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn. Đây là nhiệm vụ
của nhiều ngành khoa học, trong đó có ngành khoa học lƣu trữ. Do vậy, thông qua
đề tài này, chúng tôi muốn trình bày một khía cạnh quan trọng khác là sử dụng
nguồn thông tin tài liệu quý giá sẵn có của các cơ quan, tổ chức và cá nhân (tài liệu
lƣu trữ) để giới thiệu với bạn bè quốc tế về một Việt Nam đa dạng về văn hoá, anh
hùng trong chiến đấu, năng động và cởi mở trong đổi mới và hội nhập để bạn bè

quốc tế hiểu về Việt Nam, tăng cƣờng hợp tác và giao lƣu với Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực và các mối quan hệ của đời sống, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội
về công tác lƣu trữ, giá trị của tài liệu lƣu trữ và tăng cƣờng mối quan hệ giữa các
hoạt động lƣu trữ và hoạt động văn hoá, nhằm hƣớng tới mục đích cuối cùng của
công tác lƣu trữ là “phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ” phục vụ cuộc sống.
Trƣớc thực trạng hoạt động văn hoá đối ngoại là nhiệm vụ chính trị, có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế cũng nhƣ tiềm năng đặc biệt, đa dạng
và phong phú của tài liệu lƣu trữ tại các cơ quan, tổ chức, việc nghiên cứu và sử
dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại ở Việt Nam là việc làm
thật sự cần thiết và có ý nghĩa, chúng tôi chọn vấn đề: "Khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập
quốc tế" làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát về tình hình sử dụng tài liệu lƣu trữ và đề
xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn
hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
6


Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, Đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, khẳng định đƣợc giá trị của tài liệu lƣu trữ trong hoạt động văn hoá
đối ngoại.
Thứ hai, nghiên cứu khái quát nguồn, các loại hình tài liệu lƣu trữ đang bảo
quản tại các cơ quan lƣu trữ và các cơ quan, tổ chức có thể phục vụ hoạt động văn
hoá đối ngoại.
Thứ ba, đánh giá thực tiễn về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ động
văn hoá đối ngoại trong thời gian qua của các cơ quan, tổ chức.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp và biện pháp tổ chức việc khai thác, sử dụng tài
liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong thời gian tới.
3.


Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của Đề tài là: thông qua việc tìm hiểu các biện pháp
triển khai văn hoá đối ngoại trong thời gian qua, các hình thức khai thác sử dụng tài
liệu lƣu trữ, các nguyên tắc, thủ tục, phƣơng pháp của việc khai thác sử dụng tài
liệu lƣu trữ và triển khai văn hoá đối ngoại để triển khai thực hiện các mục tiêu mà
Đề tài đã đặt ra.
4.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc triển khai văn hoá đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế, do vậy, chúng tôi xác định thời gian nội dung của triển khai
văn hoá đối ngoại và khai thác tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại
từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới (năm 1986) cho đến nay.
Căn cứ vào mục tiêu, mục đích của từng trƣờng hợp đối ngoại, các cơ quan, tổ
chức có thể lựa chọn tài liệu lƣu trữ từ cơ quan mình và các cơ quan khau nhau
(trong và ngoài nƣớc) thông qua các hình thức khác nhau để thực hiện nội dung
công việc cụ thể, ví dụ có thể tổ chức triển lãm hoặc xuất bản các sách ấn phẩm
trong nƣớc và cả tại nƣớc ngoài, bằng tiếng Việt hoặc bằng cả các ngôn ngữ khác.
Nội dung vấn đề nghiên cứu của Đề tài là trên cơ sở phân tích về tài liệu lƣu
trữ, về văn hoá đối ngoại, thấy đƣợc giá trị của tài liệu lƣu trữ với hoạt động văn
hoá đối ngoại, từ đó đánh giá thực tiễn về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ
7


động văn hoá đối ngoại trong thời gian qua của các cơ quan, tổ chức để đề xuất các
giải pháp nhằm tổ chức việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động
văn hoá đối ngoại có hiệu quả trong thời gian tới.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ là mục đích cuối cùng của công tác lƣu trữ, do
đó, đã có nhiều hội nghị, hội thảo, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Lƣu trữ
Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc; luận văn, khoá
luận, báo cáo khoa học của sinh viên Khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng; bài viết
trên Tạp chí Văn thƣ, Lƣu trữ Việt Nam về lý luận, thực tiễn khai thác, sử dụng tài liệu
lƣu trữ nhƣ: báo cáo “Nghiên cứu quan hệ đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1945-1975
qua tài liệu lƣu trữ” của PGS.TS Phạm Quang Minh, đề tài “khai thác sử dụng tài liệu
lƣu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

ở bậc Trung học Phổ thông” của Nguyễn Thuỳ Trang (2009), hội thảo khoa học
“Phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của
Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc (năm 2008); “Khai thác và phát huy giá trị của
tài liệu lƣu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn” của Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2009)…
Tuy nhiên, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm trên chúng tôi
thấy rằng các tác giả mới đề cập đến việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ trong
các hoạt động giáo dục, nghiên cứu lịch sử và các ngành khoa học xã hội và nhân
văn, thực sự chƣa có nhiều tác giả đề cập đến việc sử dụng những tƣ liệu, tài liệu
lƣu trữ tại các cơ quan, tổ chức nói chung cơ quan lƣu trữ nói riêng nhằm phục vụ
công tác đối ngoại. Có thể khẳng định rằng, chƣa có một công trình nghiên cứu
tổng thể nào về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối
ngoại ở Việt Nam.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tham khảo những nguồn tài liệu sau:
Một là, hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc về tổ chức khai thác, sử
dụng tài liệu lƣu trữ nhƣ: Pháp lệnh Lƣu trữ quốc gia năm 2001, Nghị định số
8



111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành chi tiết một số
điều của Pháp lệnh Lƣu trữ Quốc gia, Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg của Thủ tƣớng
Chính phủ về tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ, Quy định số
212-QĐ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Ban Chấp hành Trung ƣơng giải mật
tài liệu của các cơ quan, tổ chức trƣớc khi nộp lƣu vào Kho Lƣu trữ Trung ƣơng
Đảng và tài liệu của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, quy trình giải mật tài liệu lƣu
trữ, quy trình khai thác tài liệu lƣu trữ tại các trung tâm lƣu trữ quốc gia của Cục
Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc...
Hai là, hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động văn hoá
đối ngoại và ngoại giao văn hoá nhƣ: Chỉ thị số 4252/2008/CT-BNG của Bộ Ngoại
giao về việc tăng cƣờng công tác Ngoại giao văn hoá tạo động lực mới cho ngoại
giao Việt Nam trong tiến trình Hội nhập quốc tế.
Ba là, các sách, giáo trình, ấn phẩm về công tác lƣu trữ: giáo trình “Lý luận
và thực tiễn công tác lƣu trữ”; sách chỉ dẫn các phông lƣu trữ bảo quản tại Trung
tâm Lƣu trữ Quốc gia I, II, III; sách giới thiệu tài liệu lƣu trữ theo chuyên đề nhƣ:
“Nguồn tài liệu lƣu trữ ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp”, “Lịch sử Hà Nội qua
tài liệu lƣu trữ”...
Bốn là, các sách và giáo trình và công trình nghiên cứu, các tài liệu đã đƣợc
công bố, các bài đăng tải trên các báo, tạp chí viết về văn hoá đối ngoại nhƣ: cuốn
“Một số vấn đề về quản lý nhà nƣớc kinh tế, văn hoá, giáo dục trên thế giới và Việt
Nam” của PGS.TS Lê Thanh Bình hay cuốn “Ngoại giao và công tác ngoại giao”
của PGS. TS Vũ Dƣơng Huân (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009) giúp
chúng tôi cái nhìn tổng quát và toàn diện về công tác văn hoá đối ngoại, các hoạt
động phối hợp của các ban ngành có liên quan trong việc phát triển và nâng cao
nhận thức cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động văn hoá đối ngoại.
Năm là, các loại tài liệu lƣu trữ hiện đang bảo quản tại các cơ quan lƣu trữ
và các cơ quan tổ chức nhƣ: các trung tâm lƣu trữ quốc gia, Đài Truyền hình Việt
Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao...
Sáu là, các công trình nghiên cứu khoa học (đề tài nghiên cứu khoa học, khoá
luận, luận văn), kỷ yếu hội nghị, hội thảo về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ.

9


Bảy là, các bài viết trên báo, tạp chí, internet về giá trị của tài liệu lƣu trữ và khai
thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ trong các hoạt động văn hoá và văn hoá đối ngoại.
Tám là, các bài công bố, giới thiệu về tài liệu lƣu trữ, giá trị của tài liệu lƣu trữ
đăng trên Tạp chí Văn thƣ, Lƣu trữ Việt Nam, Tạp chí Dấu ấn thời gian, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xƣa và Nay, Báo Nhân dân, Báo An ninh thế giới,…

Chín là, các trang thông tin điện tử của: Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc;
Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Lƣu trữ Quốc gia một số nƣớc:
Mỹ, Anh, Singapore, Malaysia, Austraylia...
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài với các phƣơng pháp cụ thể
sau:
Với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi xác định nguồn, nội
dung tài liệu tham khảo có liên quan đến Đề tài cần thu thập và tiến hành xử lý tài
liệu. Thông qua việc phân loại, nghiên cứu tài liệu tham khảo theo từng vấn đề và
lựa chọn những nội dung có giá trị trong tài liệu tham khảo để đƣa vào Đề tài bằng
phƣơng pháp đối chiếu, so sánh.
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong cả ba chƣơng của Đề
tài, cụ thể là:
Tại Chƣơng 1, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích khái niệm tài liệu
lƣu trữ, nội dung, loại hình và giá trị của tài liệu lƣu trữ; đánh giá thực tiễn hoạt
động văn hoá đối ngoại để từ đó thấy đƣợc mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng tài
liệu lƣu trữ và việc nâng cao chất lƣợng của hoạt động văn hoá đối ngoại.
Tại Chƣơng 2, trên cơ sở tổng hợp kết quả Chƣơng 1 và phân tích khả năng, nhu
cầu khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ để đƣa ra các nguyên tắc, yêu cầu, hình thức tổ
chức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại.


Chƣơng 3 phân tích vai trò, vị trí, các công việc việc cần triển khai của các cơ
quan lƣu trữ, cơ quan văn hoá, ngoại giao và các cơ quan khác và đề xuất các biện
pháp khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ nhằm phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại.
10


Phƣơng pháp khảo sát: Để khảo chứng các hình thức triển khai văn hoá đối
ngoại và khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại,
chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu thực tế tại các triển lãm, trƣng bày tài liệu lƣu trữ để
có thể đánh giá thực tiễn một cách khách quan.
8. Đóng góp của Đề tài
Phạm vi của đề tài mang tính tổng hợp lý luận và thực tiễn trong việc khai thác
tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại. Do vậy, Đề tài đƣợc nghiên
cứu và triển khai sẽ có đóng góp về lý luận và thực tiễn nhƣ sau:
Về lý luận: trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp luận chung của
công tác lƣu trữ, chúng tôi nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý luận về khai thác, sử
dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại nhƣ: nguyên tắc, yêu cầu về
tài liệu lƣu trữ, các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ; các nguyên tắc trong
việc chỉ dẫn, chú thích và biên dịch tài liệu lƣu trữ... với hy vọng rằng đó sẽ là cơ sở
bƣớc đầu để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống lý luận này.

Về thực tiễn: đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, tính thực tiễn để có thể
xây dựng một đề án về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ trong hoạt động văn hoá
đối ngoại với sự phối hợp giữa các cơ quan lƣu trữ, văn hoá và ngoại giao, đồng
thời ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn,bổ sung cơ sở vật chất, ứng dụng khoa
học công nghệ; đa dạng hoá các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ
phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại, qua đó góp phần nâng cao vai trò, vị trí của
công tác lƣu trữ.
9. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của
Luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
LIỆU LƢU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI TRONG
GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ


chƣơng này, Đề tài làm sáng tỏ các vấn đề về: giá trị của tài liệu lƣu trữ trong

việc giới thiệu đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế; khái quát về
11


loại hình, số lƣợng và nội dung tài liệu lƣu trữ có thể phục vụ hoạt động văn hoá đối
ngoại đang bảo quản tại các cơ quan lƣu trữ và các cơ quan, tổ chức khác; thực tiễn
triển khai hoạt động văn hoá đối ngoại trong thời gian qua của các cơ quan, tổ chức; sự
cần thiết phải khai thác tài liệu lƣu trữ phục vụ cho hoạt động văn hoá đối ngoại.

Qua đó, có thể khẳng định rằng, việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục
vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế là vấn
đề cần thiết phải tiến hành triển khai nhằm hƣớng tới các mục đích lâu dài của
tƣơng lai.
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƢU TRỮ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI
MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Trong chƣơng này trình bày về việc nghiên cứu tài liệu và các hình thức khai
thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ, các yêu cầu, phƣơng pháp khai thác, sử dụng tài liệu
lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại đƣợc phân tích, đánh giá để có thể đề
xuất các giải pháp khả thi trong việc tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục
vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
LIỆU LƢU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI TRONG
GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Các giải pháp đề xuất đƣợc tập trung phân tích để thực hiện thành công việc
khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai
đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS. TS Đào Xuân
Chúc - ngƣời thầy hƣớng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
Đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Lƣu trữ học và
Quản trị văn phòng; lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà
nƣớc; các cán bộ các trung tâm lƣu trữ quốc gia, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông
tấn xã Việt Nam, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, và các cơ quan, tổ chức nơi tôi
12


đến khai thác tài liệu đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
Đề tài.
Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của PGS.
TS Đào Xuân Chúc và các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè.
Mặc dù có nhiều cố gắng, Đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm để Đề tài của chúng tôi đƣợc hoàn
thiện hơn./.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2010

Nguyễn Anh Thƣ


13


CHƢƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƢU TRỮ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về tài liệu lƣu trữ, văn hoá, văn hoá đối ngoại và ngoại
giao văn hoá
1.1.1. Khái niệm về tài liệu lƣu trữ
Hiện nay, trên thế giới chƣa có sự giải thích thống nhất hoàn toàn về khái
niệm “tài liệu lƣu trữ”. Nhiều nƣớc chỉ giới hạn tài liệu lƣu trữ là các sản phẩm tài
liệu đƣợc hình thành trong hoạt động của các cơ quan hoặc cá nhân nhƣng có
những nƣớc xác định tài liệu lƣu trữ bao gồm cả ấn phẩm, tác phẩm hội họa…, có
thể kể đến nhƣ: Luật Lƣu trữ Pháp định nghĩa “tài liệu lƣu trữ là toàn bộ tài liệu
không phụ thuộc vào bất kỳ thời gian nào, hình thức, vật mang tin và tình trạng vật
lý nhƣ thế nào, đƣợc sinh ra hay nhận đƣợc từ bất kỳ cá nhân hay tập thể nào, từ tất
cả các cơ quan hay tổ chức công hay tƣ trong quá trình hoạt động”; luật pháp lƣu
trữ tại Canađa cho rằng “tài liệu lƣu trữ là toàn bộ các yếu tố thông tin nhƣ công
văn, thƣ từ trao đổi, thông báo, sách, sơ đồ, bản đổ, bản vẽ thiết kế, biểu đồ, tranh
vẽ, ảnh, phim, vi phim, các bản sao từ tính hoặc máy tính, hoặc tất cả các bản sao
chép có chứa yếu tố thông tin” hoặc luật pháp lƣu trữ tại Inđônêsia khẳng định “tài
liệu lƣu trữ là tất cả các tài liệu dƣới bất kỳ hình thức nào, kể cả tài liệu riêng lẻ
hoặc nhóm tài liệu đƣợc các tổ chức nhà nƣớc hoặc các cơ quan của Chính phủ lập
ra và nhận đƣợc trong quá trình hoạt động, cũng nhƣ do các cơ quan tƣ nhân hoặc
các cá nhân lập ra hoặc nhận đƣợc trong quá trình thực hiện các hoạt động vì lợi ích
quốc gia”[05].
Tại Việt Nam, trong cuốn “Từ điển Lƣu trữ Việt Nam” giải thích “tài liệu lƣu
trữ là những tài liệu có giá trị đƣợc lựa chọn từ trong toàn bộ khối tài liệu hình
thành trong hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp và cá nhân đƣợc bảo

quản cố định trong các lƣu trữ để khai thác phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế,
văn hoá, khoa học, lịch sử… của toàn xã hội” nhƣng chƣa có định nghĩa cụ thể về
“tài liệu lƣu trữ” trong các văn bản mang tính quy phạm. Điều 1 của Pháp lệnh Lƣu
14


trữ quốc gia năm 2001 đƣa ra khái niệm “tài liệu lƣu trữ quốc gia” là "tài liệu có
giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa
học và công nghệ đƣợc hình thành trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam,
qua hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân và các nhân vật lịch sử, tiêu biểu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa
học và hoạt động thực tiễn. Tài liệu lƣu trữ quốc gia phải là bản chính, bản gốc của
tài liệu đƣợc ghi trên giấy, phim, ảnh, bằng hình, đĩa hình, bằng âm thanh, đĩa âm
thanh hoặc bằng các vật mang tin khác; trong trƣờng hợp không còn bản chính, bản
gốc thì đƣợc thay thế bằng bản sao hợp pháp” [55, 1].
Nhƣ vậy, tài liệu lƣu trữ chứa đựng các thông tin trên các vật mang tin khác
nhau, có thể là tài liệu của các cơ quan nhà nƣớc hoặc cũng có thể tài liệu có xuất
xứ từ các cá nhân tiêu biểu, không phân biệt cơ quan bảo quản và lƣu giữ, có giá trị
đối với quốc gia và dân tộc. Có thể nhận thấy rằng, tài liệu lƣu trữ có các đặc điểm
và tính chất nhƣ sau:
Một là, tài liệu lƣu trữ có nội dung phong phú, hình thức đa dạng, có thể đƣợc
thể hiện trên các vật mang tin khác nhau nhƣ: giấy, phim, ảnh, bằng hình, đĩa hình,
bằng âm thanh, đĩa âm thanh hoặc gỗ, lụa, đá, lá cây… Nhƣ vậy, tài liệu lƣu trữ có
thể là văn bản hành chính, một bài hát, một bức tranh, một bức ảnh, một bản vẽ, một
tấm bƣu thiếp, một bộ phim, một bản khắc gỗ… phản ánh các vấn đề về chính trị,
kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công
nghệ…
Hai là, tài liệu lƣu trữ là bản gốc, bản chính của tài liệu và thƣờng có mối liên
hệ trực tiếp với sự kiện, hiện tƣợng mà nó phản ánh, do vậy không chỉ nội dung mà

cả hình thức của tài liệu lƣu trữ cũng phản ánh thời điểm sản sinh ra tài liệu. Chính
vì vậy, tài liệu lƣu trữ có giá trị pháp lý, đảm bảo tính chân thực, không giả mạo.
Ba là, tài liệu lƣu trữ là sản phẩm phản ánh trực tiếp hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân một cách khách quan, trung thực, do đó, tự bản thân tài
liệu lƣu trữ có tính thuyết phục và tin tƣởng cao.
15


Có thể khẳng định rằng, tại Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, tài
liệu lƣu trữ đƣợc đánh giá là nguồn thông tin đa dạng, phong phú, chân thực và tin
cậy đƣợc khai thác, sử dụng để phục vụ các mục đích khác nhau của xã hội trong đó
có công tác văn hoá, công tác đối ngoại và các hoạt động văn hoá đối ngoại.
1.1.2. Khái niệm về văn hoá, văn hoá đối ngoại và ngoại giao văn
hoá a) Khái niệm về văn hoá
Khái niệm "văn hoá" hiện nay đƣợc định nghĩa rất khác nhau theo từng thời
điểm lịch sử, từng lĩnh vực, từng mục đích khác nhau, bởi những học giả khác nhau.
Giáo sƣ Vũ Khiêu cho rằng việc khái niệm văn hoá vẫn tiếp tục đƣợc bàn cãi
trên thế giới nghĩa là văn hoá đã thành một khái niệm có tính chất quan trọng ngang
với kinh tế và chính trị. Văn hóa đã có mặt ở khắp mọi nơi, thâm nhập mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và thực sự văn hóa đã trở thành một nhu cầu cấp thiết gắn liền
với cuộc sống mỗi ngƣời, mỗi dân tộc và cả loài ngƣời [04, 53].
Nhằm đƣa ra một định nghĩa mới về văn hóa, tại lễ phát động Thập kỉ phát triển
văn hóa ngày 21/1/1998, Tổng Giám đốc UNESCO F. Mayor nói: Văn hóa phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con ngƣời đã
diễn ra trong quá khứ và cũng đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ văn
hóa đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống
mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [38,11].
Trong tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hoá tháng 11 năm 2001, UNESCO đã
nhấn mạnh "Văn hoá là một tổng hợp các đặc điểm về tinh thần, thể chất, tri thức và
tình cảm đặc trƣng cho một xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao hàm không chỉ nghệ

thuật và văn học mà còn cả lối sống, cách thức chung sống với nhau, các hệ thống
giá trị, truyền thống và tín ngƣỡng. Những đặc trƣng của các yếu tố cấu thành đó
giúp ta phân biệt đƣợc một xã hội (hoặc một nhóm xã hội) với các xã hội (hoặc
nhóm xã hội) khác"[38,11].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn của thế giới đã
phát biểu: Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
16


nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời
đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Quan
niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn
gốc lịch sử của văn hóa, về phạm vi rộng lớn của văn hóa, về mặt biểu hiện của văn
hóa trong lối sống và toàn bộ sinh hoạt của con ngƣời. Với tầm nhìn rộng lớn ấy,
cách đây hơn 50 năm, Ngƣời đã nêu lên một điều mà trong những năm gần đây mới
đặt ra và nhấn mạnh. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa với chính trị và kinh
tế. Văn hóa không chỉ là sản phẩm thụ động của kinh tế và chính trị, mà văn hóa còn
tác động ngƣợc trở lại một cách mạnh mẽ vào kinh tế và chính trị. Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh rằng mọi hoạt động văn hóa không thể đứng ngoài mà phải nằm trong
kinh tế và chính trị. Nếu văn hóa không thâm nhập vào kinh tế, nếu không đƣa
đƣợc khoa học kỹ thuật vào lực lƣợng sản xuất, không phát huy đƣợc thành tựu
cao nhất của văn hóa trong quan hệ sản xuất, trong nhiệm vụ quản lý kinh tế và xã
hội, thì kinh tế không thể phát triển đƣợc. Nếu trong lĩnh vực chính trị, việc quản lý
của bộ máy cầm quyền cũng nhƣ cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân không
có ánh sáng của văn hóa soi đƣờng thì sao có thể thành công đƣợc [04,54-56].
b) Khái niệm về văn hoá đối ngoại
Bƣớc vào thiên niên kỷ 21, UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hoá của Liên Hợp quốc - đã đề ra tiêu chí hành động về văn hoá toàn cầu cho thập
kỷ đầu tiên là “đối thoại với các nền văn minh”. Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế đa phƣơng, việc sử dụng văn hoá phục vụ mục tiêu đối ngoại dẫn
đến sự ra đời của văn hoá đối ngoại.
Theo Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trƣởng Vụ Văn hoá Đối ngoại và UNESCO,
Bộ Ngoại giao, “văn hoá đối ngoại là tất cả các hoạt động giao lƣu văn hoá của một
quốc gia, dân tộc có yếu tố bên ngoài nhằm đƣa văn hoá của quốc gia giới thiệu ra
bên ngoài để nâng cao hình ảnh, sự hiểu biết và tiếp thu tinh hoá bên ngoài để làm
giàu lại văn hoá quốc gia” [04, 17].
17


Ông Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ
tƣớng Chính phủ, Nguyên Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao, cho rằng “văn hoá đối ngoại
là sự giao lƣu, trao đổi quốc tế của tất cả các lĩnh vực văn hoá từ văn học, nghệ
thuật đến ngôn ngữ…với phạm vi rất rộng. Nó có thể bao gồm cả hoạt động kinh
doanh, buôn bán các sản phẩm văn hoá. Trong bối cảnh hiện nay, văn hoá đối ngoại
có những mặt cạnh tranh gay gắt; những quốc gia không đủ năng lực làm chủ công
nghệ mới trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và
cách mạng thông tin bùng nổ nhƣ hiện nay sẽ bị đẩy ra bên lề phát triển”[04, 30].
Nguyên Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Niên, trong một bài phỏng
vấn đã khẳng định “cùng với kinh tế đối ngoại, chính trị đối ngoại, văn hoá đối
ngoại tạo thành kiềng ba chân vững chãi cho đất nƣớc vƣơn ra hoà nhập với thế
giới” [38,15].
Nhƣ vậy, văn hoá đối ngoại, vừa mang đặc tính của lĩnh vực văn hoá, vừa
mang đặc tính của lĩnh vực đối ngoại. Nếu xét trên phạm trù ngôn ngữ học thì từ
“đối ngoại” bổ trợ cho từ “văn hoá”, nghĩa là dùng văn hoá để phục vụ mục đích đối
ngoại hoặc sử dụng văn hoá nhằm hƣớng tới công chúng là ngƣời nƣớc ngoài ở
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng nhƣ ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, đối lập
với thuật ngữ “văn hoá đối nội” nghĩa là văn hoá phục vụ cho các đối tƣợng ngƣời

Việt Nam ở trong nƣớc.
Có thể khái quát rằng văn hoá đối ngoại là sự giao lƣu, trao đổi với quốc tế của
một quốc gia về tất cả các lĩnh vực văn hoá nhƣ: văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ… với
phạm vi rất rộng nhằm giới thiệu hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời và văn hoá ra bên
ngoài để nâng cao vị thế, tăng cƣờng hiểu biết với quốc tế, đồng thời qua đó, nâng cao
ý thức dân tộc của ngƣời dân một quốc gia ở trong và ngoài nƣớc [34, 15].

c) Khái niệm về ngoại giao văn hoá
Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chƣa có một định nghĩa chung đƣợc coi là
chuẩn mực cho khái niệm ngoại giao văn hoá. Nhƣng "ngoại giao văn hoá" đã,
đang và sẽ ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà hoạch
định chính sách cũng nhƣ các nhà lãnh đạo của các quốc gia trên toàn thế giới.
18


Theo giáo sƣ Joseph S.Nye (Hoa Kỳ), ngoại giao văn hoá là "một ví dụ hàng
đầu về "sức mạnh mềm" hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hoá, giá trị và
những tƣ tƣởng trái với "sức mạnh cứng", tức là chinh phục hoặc cƣỡng ép thông
qua sức mạnh quân sự [38,17].
Tạp chí "Ngoại giao văn hoá" (Cultural Diplomacy) định nghĩa "ngoại giao
văn hoá là một lĩnh vực ngoại giao liên quan đến việc thiết lập, phát triển và duy trì
các mối quan hệ với các quốc gia khác thông qua văn hoá, nghệ thuật và giáo dục.
Nó cũng là một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó có các thiết chế,
hệ giá trị và bản sắc văn hoá độc đáo của một dân tộc đƣợc quảng bá ở cấp độ song
phƣơng và đa phƣơng" [38,17].
Tại Việt Nam, khi Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (năm 2006) đã thống nhất
và đi vào triển khai đồng bộ chính sách ngoại giao Việt Nam dựa trên ba trụ cột
chính là Ngoại giao Chính trị, Ngoại giao Kinh tế và Ngoại giao Văn hóa. Trong đó,
Ngoại giao Văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần, biện pháp, nội dung và mục
tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam, hỗ trợ cho Ngoại giao chính trị và Ngoại

giao kinh tế để tạo thành một tổng thể chính sách, phát huy tốt nhất sức mạnh của
dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, khái niệm ngoại giao văn hoá đƣợc đề cập
và nghiên cứu. Đến nay mỗi học giả đều đƣa ra những định nghĩa riêng của mình về
khái niệm ngoại giao văn hoá, nhƣng các điểm chung nhất mà các quan điểm
hƣớng đến là: ngoại giao văn hoá là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt
Nam, thông qua các công cụ văn hoá để thực hiện một cách hiệu quả hơn chính sách
đối ngoại của đất nƣớc và đảm bảo lợi ích quốc gia, quảng bá hình ảnh, đất nƣớc,
con ngƣời Việt Nam ra thế giới, với bạn bè quốc tế.
Ông Phạm Sanh Châu đã định nghĩa khái quát về Ngoại giao Văn hoá nhƣ
sau: "Ngoại giao Văn hoá là một hoạt động đối ngoại, đƣợc nhà nƣớc tổ chức, ủng
hộ hoặc bảo trợ. Hoạt động này đƣợc triển khai trong một khoảng thời gian nhất
định, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chính trị, đối ngoại đƣợc xác định, bằng các
hình thức văn hóa nhƣ: nghệ thuật, lịch sử, tƣ tƣởng, truyền thống, ẩm thực, phim,
ấn phẩm, văn học... Đối tƣợng hƣớng tới của Ngoại giao Văn hóa là Chính phủ và
nhân dân các quốc gia khác. Không nhằm lợi nhuận, Ngoại giao Văn hóa quảng bá
19


hình ảnh và nâng cao vị thế của đất nƣớc, dân tộc. Mục tiêu của Ngoại giao Văn
hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao vị
thế, hình ảnh quốc gia trên trƣờng quốc tế và phục vụ cộng đồng ngƣời Việt Nam ở
nƣớc ngoài. Cùng Ngoại giao Chính trị và Ngoại giao Kinh tế, Ngoại giao Văn hóa
là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam" [04,18-19].
1.2. Tầm quan trọng và các biện pháp triển khai văn hoá đối ngoại trong
giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế
1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn
đổi mới và hội nhập quốc tế
Chính sách “đổi mới” năm 1986 với kinh tế thị trƣờng và mở cửa hội nhập đã
đƣa Việt Nam vào thời đại toàn cầu hoá. Việt Nam không chỉ hợp tác với bên ngoài
thông qua các quan hệ song phƣơng mà còn chủ động tham gia hợp tác đa phƣơng,

trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới và khu vực nhƣ: gia
nhập ASEAN (1995), APEC (1997), WTO (2007) hay đảm nhận vai trò Uỷ viên
không thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, vai
trò Chủ tịch ASEAN năm 2010…
Nghị quyết trung ƣơng lần thứ 5, khoá VIII (1998) đã chính thức đề cập đến văn
hoá đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hoá. Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ xây
dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế
về văn hoá “đa dạng hoá, đa phƣơng hoá các mối quan hệ về văn hoá nhằm tiếp thu
đƣợc nhiều tinh hoa, kinh nghiệm của nƣớc ngoài, ngăn ngừa những tác động tiêu
cực”, “làm tốt việc giới thiệu, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến
bộ của nƣớc ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hoá
của các nƣớc…Giúp đỡ cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài hiểu biết về tình
hình nƣớc nhà, thu thập thông tin và sản phẩm văn hoá từ trong nƣớc ra, nêu cao lòng
yêu nƣớc, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy trí tuệ, tài
năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nƣớc” [17]

Trƣớc đây, nhiều ngƣời trên thế giới mới chỉ biết đến Việt Nam nhƣ một đất
nƣớc có chiến tranh liên miên và dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi trong các
20


cuộc chiến tranh đó. Ngày nay, nhờ mở rộng việc giao lƣu, hợp tác và hội nhập
quốc tế mà thế giới đã biết rằng “Việt Nam đã bỏ lại đằng sau quá khứ đau buồn và
đang tham gia vào một tƣơng lai toàn cầu đầy hứa hẹn” [03].
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, hoạt động văn hoá đối ngoại giữ một
vị trí quan trọng, vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam,
tạo cơ hội và khả năng tiếp xúc, giao lƣu, xích lại gần nhau và hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc ở cấp độ song phƣơng và đa phƣơng, đồng thời thiết lập, duy trì và
phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt đƣợc các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc
gia là phát triển, an ninh, mở rộng ảnh hƣởng quốc tế. Thông qua việc quảng bá

rộng rãi kho tàng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, độc
đáo, đầy bản sắc riêng của Việt Nam, thông điệp về một nƣớc Việt Nam nghìn năm
văn hiến, hòa bình, ổn định, thân thiện, yêu chuộng hòa bình, yêu độc lập, tự do, tôn
trọng công lý, khoan dung, năng động đang thực hiện đổi mới thành công, phát triển
nhanh, bền vững và đóng vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực và trên thế giới đƣợc
chuyển tới đông đảo bạn bè quốc tế.
1.2.2. Các biện pháp triển khai văn hoá đối ngoại tại Việt Nam hiện nay
Những năm gần đây, việc triển khai các hoạt động văn hoá đối ngoại đƣợc
tăng cƣờng và đẩy mạnh, thông qua nhiều hình thức là nhiệm vụ không chỉ của
riêng Bộ Ngoại giao hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mà có sự tham gia của
các bộ, ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp tới các tầng lớp nhân dân và của toàn
xã hội.
Qua nghiên cứu, tổng hợp, chúng tôi nhận thấy các biện pháp triển khai các
hoạt động văn hoá đối ngoại trong thời gian vừa qua bao gồm:
a)

Thông tin, tuyên truyền về đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa và những thành

tựu kinh tế, xã hội của Việt Nam qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo viết,
báo nói, báo hình, internet…)
Hoạt động thông tin tuyên truyền là kênh quan trọng để giới thiệu về đất
nƣớc, con ngƣời Việt Nam nhƣ trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao, Uỷ
ban Ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, các loại hình báo viết, báo điện tử, báo hình với
21


nội dung phong phú, hấp dẫn bằng nhiều ngôn ngữ nhƣ: Quehuongonline,
nguoivienxu.vn, VTV4, VOV5, VOV6, các báo nhƣ: Vietnam News, Vietnam
Courrier, Vietnam Investment Review, Vietnam Economic Times, Saigon Times,
Vietnam Cuntural Window, Le Courier de Vietnam, Le Courrier du Vietnam

dimanche, Báo Ảnh Việt Nam, Tạp chí Chân trời UNESCO, Tạp chí Outloook…
VTV4 - một đài truyền hình quốc gia cho "nƣớc Việt Nam ở nƣớc ngoài"
với những tin tức về Việt Nam mà khán giả quan tâm, hoạt động của cộng đồng
ngƣời Việt ở các nƣớc, phim của Việt Nam và một số phim tài liệu của nƣớc ngoài
có giá trị lịch sử và tƣ liệu về Việt Nam đƣợc phát sóng vào giờ vàng ở từng khu
vực. Với một số chƣơng trình đƣợc đông đảo khán giả ƣa thích nhƣ: Biz Vietnam
(nay là chƣơng trình Chào Việt Nam); chƣơng trình "Núi sông bờ cõi" phổ biến
kiến thức về biên giới lãnh thổ, lãnh hải và đi sâu về các văn bản pháp lý phân định
đƣờng biên trên bộ và trên biển, cũng nhƣ các công ƣớc quốc tế, các hiệp định của
Việt Nam ký với nƣớc ngoài, kết hợp quảng bá quê hƣơng đất nƣớc ra bên ngoài
(với kết cấu chƣơng trình là tin về các hoạt động liên quan đến biên giới, sau đó có
một phóng sự giới thiệu về một vùng biên giới và phổ biến kiến thức hay thông tin
pháp lý); chƣơng trình điểm báo quốc tế về Việt Nam qua con mắt của báo chí
nƣớc ngoài giúp khán giả đƣợc tiếp nhận thông tin nhiều chiều, kể cả một số vấn đề
nhạy cảm nhƣ dân chủ, nhân quyền và tôn giáo bởi cách nhìn nhận về những vấn đề
đó ở ngƣời nƣớc ngoài cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, về vấn đề tôn giáo, trong
khi những tổ chức nhƣ Human Right Watch hay Ủy ban Tƣ do Tôn giáo Quốc tế
(Mỹ) phê phán Việt Nam nhƣng đồng thời, có những phóng viên của Ý hay Pháp...
lại viết những bài kể về sự ngỡ ngàng của họ khi Việt Nam có nhiều nhà thờ thế, tại
sao cuộc sống, sinh hoạt vào dịp Noel ở Việt Nam lại hấp dẫn đến vậy, khi không
chỉ những giáo dân, mà cả những thanh niên bên lƣơng cũng coi Noel là ngày lễ
của họ. Hoặc đánh giá của các chuyên gia kinh tế nƣớc ngoài về Việt Nam, trong
khi Moody's đánh tụt hạng Việt Nam, nhƣng World Bank, hay Asia Development
Bank,… thì lại nâng hạng. Vai trò, ảnh hƣởng và hiệu quả của văn hoá đối ngoại
qua truyền hình đã đƣợc ghi nhận khi khán giả nói với ông Bạch Ngọc Chiến,
22


Trƣởng Ban truyền hình Đối ngoại (VTV4): "…xin chúc mừng vì ông đã thắng
đƣợc Thúy Nga Paris. Trƣớc đây, khi đi làm về, mệt mỏi, chúng tôi chỉ mở Nguyễn

Ngọc Ngạn - Kỳ Duyên ra xem. Còn bây giờ, chỉ mở VTV4 thôi." [65]
Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động vận động, tổ chức và phối hợp với các
kênh truyền hình quốc tế, truyền hình nƣớc ngoài các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, các chính khách, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế, văn hóa có uy tín và
các phóng viên, nhà báo…viết bài, đƣa tin, làm phim và tuyên truyền quảng bá về
đất nƣớc, con ngƣời và văn hoá Việt Nam nhƣ: nhân dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ
cấp cao APEC từ ngày 12-20/11/2006, hơn 1500 phóng viên nƣớc ngoài, trong đó
có các hãng thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo lớn trên thế giới nhƣ: CNN,
ABC, CBS, AP, New York Time (Mỹ); NHK, Nippon TV, TV Asahi, Fuji TV, Asahi
Shimbun (Nhật Bản); Itar-Tass, Ria Novosti (Nga), ARD (Đức); AFP (Pháp)…đã
vào Việt Nam đƣa tin và quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới [03].
Chƣơng trình quảng bá Việt Nam trên các kênh truyền hình quốc tế nhƣ:
Kênh truyền hình CNN Châu Á (CNN Hongkong, Singapore, Nhật Bản...) chiếu
phim quảng cáo 30 giây về Việt Nam với bề dày văn hóa lịch sử, con ngƣời thân
thiện hiếu khách, ẩm thực, nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên phong phú, sống động,
đầy màu sắc: tà áo dài, phố cổ ở Hà Nội, Hội An, cảnh đẹp tuyệt vời của Vịnh Hạ
Long hay Thành phố Hồ Chí Minh đầy sức sống và năng động, những địa danh
quen thuộc nhƣ: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng
trƣờng Ba Đình, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố ẩm thực, phố bán
đồ thủ công, một số gallery, biểu diễn rối nƣớc và nụ cƣời rạng rỡ của các em học
sinh Việt Nam…; kênh truyền hình NBC phát sóng một đoạn video khoảng 9 phút
về Việt Nam nhân sự kiện cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ năm 2008 đƣợc tổ chức tại
Việt Nam; kênh truyền hình BBC World (tháng 4/2009) phát sóng 03 chƣơng trình,
với 320 lần, mỗi lần 30 giây ở Châu Á Thái Bình Dƣơng, Châu Âu, châu Mỹ; Kênh
truyền hình quốc tế Star World (Mỹ) giới thiệu Việt Nam tới hơn 300 triệu khán giả
ngƣời Mỹ và khoảng 500 triệu khán giả ở 100 quốc gia khác trên toàn thế giới trong
23


buổi truyền hình chung kết Hoa hậu quý bà thế giới diễn ra tại thành phố Vũng Tàu

ngày 22/11/2009; Kênh truyền hình Fashion TV phát sóng chƣơng trình "Quảng bá
du lịch Việt Nam thông qua du lịch tàu biển" do Tổng công ty du lịch Sài Gòn phối
hợp cùng tàu F-Diamond thực hiện; Đoàn nghệ thuật và Hãng tin KBS (Hàn Quốc),
Đài Truyền hình Australia SBS quảng bá cho di sản Vinh Hạ Long, phát sóng 3
lần/tuần, thời lƣợng 8 phút (trong đó có 2 lần vào giờ vàng), Đài Truyền hình của
Thành phố Kawasaki (Nhật Bản) quảng bá hình ảnh Thành phố Đà Nẵng 1
lần/tháng và tổ chức ngày hội văn hoá Đà Nẵng…là thông điệp gửi đến bạn bè thế
giới: Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn, nhiều sắc thái văn hóa, sản phẩm du lịch
đa dạng, phong phú.
Bên cạnh đó, các báo nhƣ: Nhân dân, Hà Nội mới, Thời báo kinh tế Việt
Nam, Quê hƣơng, Tuổi trẻ, Thanh niên… đã sử dụng mạng internet với phiên bản
tiếng Anh và các ngôn ngữ khác giới thiệu về công cuộc đổi mới ở Việt Nam, con
ngƣời, các giá trị văn hoá và truyền thống của Việt Nam để làm nhịp cầu thông tin
nối Việt Nam với bạn bè quốc tế.
b)

Xây dựng các sản phẩm văn hóa có tầm cỡ quốc gia để giới thiệu với thế

giới, trong đó chú trọng tuyên truyền và vận động Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể và di sản thiên nhiên thế giới, các khu dự trữ sinh quyển thế giới, các công
viên địa chất và các hồ sơ chƣơng trình Ký ức Thế giới của Việt Nam, cụ thể là:
UNESCO thế giới đã công nhận các di sản thế giới tại Việt Nam, bao gồm:
Kinh đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994 và 2000), Khu Di tích Mỹ Sơn (1999),
Phố cổ Hội An (1999), Vƣờn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), Nhã nhạc
Cung đình Huế (2003), Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (2005).
UNESCO cũng công nhận các khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới ở Việt
Nam là Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà (Hải Phòng), Kiên Giang, Tây Nghệ An, Cù Lao
Chàm (Quảng Nam) và Khu Vƣờn quốc gia Cà Mau (Cà Mau) và ngày 01 tháng 8
năm 2010 là Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh đƣợc UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; hát Ca trù đƣợc UNESCO ghi vào Danh sách
24


×