Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Biến thể ngữ âm đánh dấu ở huyện quốc oai và không gian hành chức của chúng trên bản đồ ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài 602202

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ QUỐC HƢNG

BIẾN THỂ NGỮ ÂM ĐÁNH DẤU
Ở HUYỆN QUỐC OAI VÀ KHÔNG GIAN
HÀNH CHỨC CỦA CHÚNG TRÊN BẢN ĐỒ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ QUỐC HƢNG

BIẾN THỂ NGỮ ÂM ĐÁNH DẤU
Ở HUYỆN QUỐC OAI VÀ KHÔNG GIAN
HÀNH CHỨC CỦA CHÚNG TRÊN BẢN ĐỒ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS TRỊNH CẨM LAN

Hà Nội, 2018




MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................................................
DANH MỤC BẢN ĐỒ...................................................................................
MỞ ĐẦU.........................................................................................................
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ......................................

2.1.

Mục đích nghiên cứu ..........................................................

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................

3.

Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................

3.1.

Tƣ liệu nghiên cứu .............................................................


3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................

4.

Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................

5.

Bố cục của luận văn ................................................................................
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KĨ THUẬT VẼ BẢN ĐỒ

1.1.

Dẫn nhập ...........................................................................

1.2.

Cơ sở lí thuyết ...................................................................

1.2.1. Biến thể và biến thể đánh dấu .............................................................
1.2.2. Vài nét về âm tiết tiếng Việt ...............................................................
1.2.2.1. Thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt .................................................
1.2.2.2. Âm đầu trong âm tiết tiếng Việt ......................................................
1.2.2.3. Âm đệm trong âm tiết tiếng Việt .....................................................
1



1.2.2.4. Âm chính trong âm tiết tiếng Việt....................................................22
1.2.2.5. Âm cuối trong âm tiết tiếng Việt......................................................23
1.3. Vài nét về địa bàn và cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên
cứu.................................................................................................................24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội.................................................................24
1.3.2. Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu......................27
1.4. Kĩ thuật vẽ bản đồ.................................................................................. 29
1.5. Tiểu kết...................................................................................................41
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA CÁC BIẾN THỂ ĐÁNH DẤU TẠI HUYỆN
QUỐC OAI
2.1. Dẫn nhập................................................................................................42
2.2. Các biến thể thanh điệu..........................................................................43
2.2.1. Thanh ngang........................................................................................43
2.2.2. Thanh huyền........................................................................................44
2.2.3. Thanh hỏi............................................................................................ 45
2.2.4. Thanh ngã............................................................................................45
2.2.5. Thanh sắc............................................................................................ 47
2.2.6. Thanh nặng..........................................................................................48
2.3. Các biến thể phụ âm đầu........................................................................49
2.3.1. Cặp phụ âm /n/ và /l/...........................................................................49
2.3.2. Các biến thể của phụ âm /ʈ/ (thể hiện trên cặp đối lập /ʈ/ và /c/, /ʈ/ và
/z/)................................................................................................................. 51
2.3.3. Các biến thể của phụ âm /ş/ (thể hiện trên cặp đối lập /ş/ và /s/)........54

2


2.3.4. Biến thể của phụ âm /ʐ,/ (thể hiện trên cặp đối lập /ʐ,/ và /z/) ...........

2.3.5. Biến thể của phụ âm /z/ (thể hiện trên cặp đối lập /z/ và /ʐ/) .............
2.4. Các biến thể nguyên âm .........................................................................
2.4.1. Nguyên âm /ɔ/ .....................................................................................
2.4.2. Nguyên âm /ie/ ....................................................................................
2.4.3. Nguyên âm /ɔˇ/ ....................................................................................
2.4.4. Nguyên âm /ă/ .....................................................................................
2.4.5. Nguyên âm /ɤˇ/ ....................................................................................
2.5. Tiểu kết ...................................................................................................
CHƢƠNG 3
KHÔNG GIAN HÀNH CHỨC CỦA CÁC BIẾN THỂ ĐÁNH DẤU TẠI
HUYỆN QUỐC OAI TRÊN BẢN ĐỒ
3.1.

Dẫn nhập ..........................................................................

3.2.

Không gian hành chức của các biến thể thanh điệu .........

3.2.1. Thanh ngang ........................................................................................
3.2.2. Thanh huyền ........................................................................................
3.2.3. Thanh hỏi ............................................................................................
3.2.4. Thanh ngã ............................................................................................
3.2.5. Thanh sắc ............................................................................................
3.2.6. Thanh nặng ..........................................................................................
3.3.

Không gian hành chức của các biến thể phụ âm đầu .......

3.3.1. Cặp phụ âm đầu /n/ và /l/ ....................................................................


3.3.2. Biến thể của âm đầu /ʈ/ (thể hiện trên các cặp đối lập /ʈ/ và /c/, /ʈ/ và
/z/)
......................................................................................................
3


3.3.3. Biến thể của âm đầu /ş/ (thể hiện trên cặp đối lập /ş/ và /s/)...............77
3.3.4. Biến thể của âm đầu /ʐ/ (thể hiện trên cặp đối lập /ʐ,/ và /z/).............78
3.3.5. Biến thể của âm đầu /z/ (thể hiện trên cặp đối lập /z/ và /ʐ/)..............79
3.4. Không gian hành chức của các biến thể nguyên âm.............................. 80
3.4.1. Nguyên âm /ɔ/.....................................................................................81
3.4.2. Nguyên âm /ie/....................................................................................81
3.4.3. Nguyên âm /ɔˇ/....................................................................................83
3.4.4. Nguyên âm /ă/.....................................................................................84
3.4.5. Nguyên âm /ɤˇ/....................................................................................85
3.5. Tiểu kết...................................................................................................86
KẾT LUẬN...................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................90
PHỤ LỤC......................................................................................................93

4


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình âm tiết tiếng Việt.............................................................. 14
Hình 1.2: Đƣờng nét thanh ngang..................................................................15
Hình 1.3: Đƣờng nét thanh huyền..................................................................16
Hình 1.4: Đƣờng nét thanh ngã......................................................................17

Hình 1.5: Đƣờng nét thanh hỏi.......................................................................17
Hình 1.6: Đƣờng nét thanh sắc.......................................................................18
Hình 1.7: Đƣờng nét thanh nặng....................................................................19
Hình 1.8: Biểu đồ thanh điệu.......................................................................... 19
Hình 1.9: Hệ thống âm đầu tiếng Việt.............................................................21
Hình 1.10: Hệ thống nguyên âm tiếng Việt.....................................................23
Hình 1.11: Hệ thống âm cuối tiếng Việt..........................................................24

5


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1: Không gian hành chức của các biến thể thanh ngang tại Quốc Oai ...
67
Bản đồ 2: Không gian hành chức của các biến thể thanh huyền tại Quốc Oai ...
68
Bản đồ 3: Không gian hành chức của biến thể thanh hỏi tại Quốc Oai..........69
Bản đồ 4: Không gian hành chức của các biến thể thanh ngã tại Quốc Oai...70
Bản đồ 5: Không gian hành chức của các biến thể thanh sắc tại Quốc Oai....71
Bản đồ 6: Không gian hành chức của các biến thể thanh nặng tại Quốc Oai .....
72
Bản đồ 7: Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /n/ tại Quốc Oai.. 74
Bản đồ 8: Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /l/ tại Quốc Oai ......
75
Bản đồ 9: Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /ʈ/ tại Quốc Oai ......
76
Bản đồ 10: Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /ş/ tại Quốc Oai 77
Bản đồ 11: Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /ʐ,/ tại Quốc
Oai...................................................................................................................78

Bản đồ 12: Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /z/ tại Quốc Oai 79
Bản đồ 13: Không gian hành chức các biến thể của nguyên âm /ɔ/ tại Quốc
Oai...................................................................................................................81
Bản đồ 14: Không gian hành chức các biến thể của nguyên âm /ie/ tại Quốc
Oai...................................................................................................................82
Bản đồ 15: Không gian hành chức các biến thể của nguyên âm /ɔˇ/ tại Quốc
Oai...................................................................................................................83
Bản đồ 16: Không gian hành chức các biến thể của nguyên âm /ă/ tại Quốc
Oai...................................................................................................................83
Bản đồ 17: Không gian hành chức các biến thể của nguyên âm /ɤˇ/ tại Quốc
Oai...................................................................................................................85

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu ngữ âm học nói chung và ngữ âm trong tiếng Việt nói riêng
là một trong những bình diện nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu ngôn
ngữ học và nghiên cứu tiếng Việt. Trong nghiên cứu đặc trƣng của các
phƣơng ngữ Việt, nghiên cứu ngữ âm (giọng nói) là bình diện quan trọng
nhất. Nghiên cứu tiếng Hà Nội nói chung, các thổ ngữ nhỏ trong vùng Hà Nội
nói riêng cũng vậy, nghiên cứu đặc trƣng ngữ âm trên cơ sở so sánh với tiếng
Việt toàn dân thông qua mô tả hệ thống các biến thể khác biệt với tiếng Việt
toàn dân và tiếng Hà Nội khu vực đô thị là một phạm vi cần có sự quan tâm
thích đáng.
Trong những nghiên cứu về tiếng nói của ngƣời Hà Nội, chúng ta
không thể bỏ qua việc nghiên cứu tiếng nói tại khu vực ngoại thành/tiếng Hà
Nội nông thôn. Bởi, mặc dù nó thuộc về không gian hành chính của thủ đô, lại
không quá xa trung tâm Hà Nội nhƣng tiếng Hà Nội nông thôn chứa đựng độ

đa dạng rất đáng chú ý. Sự đa dạng biểu hiện ở hệ thống các biến thể khác biệt
với tiếng Hà Nội đô thị và tiếng Việt toàn dân xuất hiện khá dày đặc ở khắp
các khu vực thuộc nông thôn Hà Nội. Trong số đó, khu vực Hà Tây cũ nói
chung và huyện Quốc Oai nói riêng, đƣợc coi là vùng đất lâu đời với những
đặc điểm rất đặc biệt về lịch sử, văn hóa, và ngôn ngữ mà nhiều công trình
nghiên cứu đã từng đề cập đến.
Hiện nay, hầu nhƣ các nghiên cứu về tiếng Hà Nội khu vực ngoại thành
chỉ là các nghiên cứu rất lẻ tẻ tại một hoặc một vài khu vực nhỏ mà chƣa phải
là nghiên cứu cả một địa bàn lớn. Cùng với những phƣơng pháp nghiên cứu
mới đƣợc học hỏi từ các chuyên gia, chúng tôi đã quyết định tiến hành các
nghiên cứu đồng bộ tiếng nói của cả khu vực huyện Quốc Oai.
7


Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu tiếng nói khu vực huyện Quốc Oai
là một việc làm hữu ích, góp phần thiết thực vào việc mô tả, phát hiện các đặc
trƣng đa dạng trong tiếng Hà Nội giúp giữ gìn vẻ đẹp trong sự đa dạng của
tiếng Hà Nội. Không chỉ thế, với một phƣơng pháp làm việc mới đƣợc học
hỏi từ các chuyên gia nƣớc ngoài là kĩ thuật vẽ bản đồ phƣơng ngữ thông qua
việc định vị không gian hành chức của các biến thể khác biệt trên bản đồ,
chúng tôi nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc ứng dụng một kĩ thuật mới vào
một công việc mà phƣơng ngữ học Việt Nam trƣớc nay đã không mấy thành
công. Việc vẽ đƣợc bản đồ phƣơng ngữ bằng một kĩ thuật mới với sự hỗ trợ
hiệu quả của công nghệ thông tin và internet sẽ mở ra một hƣớng đi quan
trọng cho phƣơng ngữ học Việt Nam cho dù trên thế giới kĩ thuật truyền
thống này đã gần nhƣ khép lại. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu: Biến thể ngữ âm đánh dấu ở huyện Quốc Oai và không gian hành
chức của chúng trên bản đồ làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu là khảo sát, mô tả đặc trƣng của
những biến thể ngữ âm đánh dấu tại huyện Quốc Oai và định vị không gian
hành chức của những biến thể ấy trên bản đồ bằng kĩ thuật vẽ bản đồ của
ngôn ngữ học địa lý.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc nghiên cứu các biến

thể ngữ âm đánh dấu tại huyện Quốc Oai.

8


-

Lập bảng câu hỏi phỏng vấn, khảo sát tại địa bàn và ghi âm tiếng nói

của ngƣời dân Quốc Oai.
-

Nghe kỹ, phát hiện các biến thể khác biệt với tiếng Việt toàn dân


(biến thể đánh dấu) trong lời nói của ngƣời Quốc Oai, mô tả đặc trƣng ngữ
âm của các biến thể ấy.
3.

Vẽ bản đồ không gian hành chức của các biến thể đánh dấu này.

Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Tƣ liệu nghiên cứu
Để có đƣợc dữ liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu này, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát, ghi âm giọng nói tại 21 xã thuộc huyện Quốc Oai. Trong quá
trình ghi âm để thu thập tƣ liệu, những thông tin liên quan đến nhân thân của
cộng tác viên cũng đƣợc ghi lại nhƣ thông tin cá nhân, gia đình, công việc, đời
sống, sinh hoạt hàng ngày,…để có dữ liệu sử dụng khi cần thiết.

Về tiêu chí chọn công tác viên: Cộng tác viên gồm cả nữ và nam, đa
phần trên 60 tuổi, là ngƣời sinh ra, lớn lên và thƣờng xuyên sinh hoạt tại địa
phƣơng. Chúng tôi cho rằng, đây là nhóm đối tƣợng hầu nhƣ ít ra khỏi địa
phƣơng và có khả năng bảo tồn mạnh nhất các đặc trƣng ngữ âm của địa
phƣơng mình.
Về số lƣợng cộng tác viên: Tại địa bàn huyện Quốc Oai, chúng tôi đã
tiến hành phỏng vấn 71 cộng tác viên, bao gồm 44 nữ và 27 nam tại 21 điểm
điều tra (tƣơng đƣơng 21 xã, thị trấn). Trong đó, tại mỗi điểm điều tra chúng
tôi lựa chọn 3 - 4 cộng tác viên.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn,
ghi âm trong tổng thời gian 11,6 giờ với 92 file ghi âm đƣợc thực hiện bằng
máy ghi âm và công cụ ghi âm của điện thoại. Sau khi ghi âm, chúng tôi lƣu
9



lại những file ghi âm này trên máy tính, tiến hành nghe kỹ, xác định các biến
thể đánh dấu, cảm nhận, phân tích và miêu tả chúng về đặc điểm cấu âm, so
sánh với đặc điểm của các biến thể tƣơng ứng trong tiếng Việt toàn dân để
thấy rõ đặc trƣng địa phƣơng, mang tính đánh dấu của chúng.…
Để có đủ dữ liệu vẽ bản đồ nhƣ yêu cầu, tại mỗi điểm điều tra, chúng
tôi đều xác định và ghi lại chính xác toạ độ địa lý bao gồm kinh độ và vĩ độ,
địa chỉ cụ thể (thôn, xã) bằng cách sử dụng phần mềm google maps và la bàn.
Những dữ liệu này sẽ đƣợc nhập vào phần mềm vẽ bản đồ để hiển thị một
cách chính xác không gian hành chức của các biến thể đánh dấu tại địa
phƣơng.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
-

Phƣơng pháp điều tra điền dã với các kĩ thuật ghi âm, phỏng vấn để

thu thập tƣ liệu nghiên cứu.
-

Phƣơng pháp phân tích và miêu tả ngữ âm học để miêu tả đặc trƣng

của các biến thể đánh dấu hành chức trên địa bàn.
-

Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng khi mô tả đặc điểm ngữ âm của các

biến thể: So sánh đặc điểm ngữ âm của các biến thể ở Quốc Oai với tiếng Việt
toàn dân để làm nổi bật tính đánh dấu của các biến thể đang hành chức trên
địa bàn.
Sử dụng kĩ thuật vẽ bản đồ với sự hỗ trợ của công nghệ thông

tin và
internet: Kĩ thuật này sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở Chƣơng 1.

10


4. Ý nghĩa của đề tài
Đây là một trong những đề tài nghiên cứu đầu tiên sử dụng kĩ thuật vẽ
bản đồ để miêu tả các biến thể ngữ âm đánh dấu và định vị không gian hành
chức của chúng. Vì vậy, chúng tôi hi vọng, đề tài sẽ góp phần cung cấp một
bức tranh tƣơng đối hoàn chỉnh về đặc điểm ngữ âm của địa bàn huyện Quốc
Oai thông qua hệ thống các biến thể đánh dấu và không gian hành chức của
chúng.
Đồng thời, chúng tôi cũng muốn góp phần vào việc ghi lại và bảo tồn
vẻ đẹp và sự đa dạng trong tiếng Hà Nội nông thôn trên địa bàn huyện Quốc
Oai với những đặc trƣng rất riêng so với tiếng Hà Nội đô thị nói chung và các
khu vực nông thôn khác của Hà Nội.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và kĩ thuật vẽ bản đồ
Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ âm của các biến thể đánh dấu tại huyện Quốc Oai

Chƣơng 3: Không gian hành chức của các biến thể đánh dấu tại huyện
Quốc Oai trên bản đồ

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KĨ THUẬT VẼ BẢN ĐỒ

1.1. Dẫn nhập
Trong chƣơng này, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề liên quan đến
cơ sở lý thuyết đƣợc áp dụng trong luận văn. Đó là các khái niệm cơ bản nhƣ
biến thể và biến thể đánh dấu. Để làm chỗ dựa cho việc mô tả đặc điểm của
các biến thể đánh dấu, một vài nét về đặc điểm âm tiết tiếng Việt, các thành
phần trong âm tiết tiếng Việt cũng đƣợc trình bày rõ. Bên cạnh đó, trong
nghiên cứu phƣơng ngữ, việc mô tả những nét khái quát về điều kiện tự
nhiên, xã hội của địa bàn nghiên cứu, cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa
bàn nghiên cứu gần nhƣ là một việc làm bắt buộc. Vì vậy, những đặc điểm
cũng nhƣ cảnh huống ngôn ngữ của huyện Quốc Oai hiện nay cũng là một nội
dung cần có ở chƣơng này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, kĩ thuật vẽ bản đồ áp dụng
trong nghiên cứu phƣơng ngữ nhìn chung còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Cho
đến nay, hầu nhƣ chƣa có nhà nghiên cứu Việt Nam nào sử dụng kĩ thuật này
trong nghiên cứu phƣơng ngữ. Đây là một kĩ thuật quan trọng và hữu ích. Nó
không chỉ hữu ích trong nghiên cứu và mô tả ngôn ngữ/phƣơng ngữ mà còn
có thể phục vụ trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Với nhận thức ấy, chúng
tôi cho rằng việc giới thiệu khái quát về kĩ thuật vẽ bản đồ này sẽ góp phần
phổ biến nó một cách rộng rãi hơn. Vì vậy, việc giới thiệu kĩ thuật và quy
trình vẽ bản đồ sẽ là một nội dung quan trọng trong chƣơng này.

12


1.2. Cơ sở lí thuyết
1.2.1. Biến thể và biến thể đánh dấu
Khái niệm biến thể
Theo Từ điển tiếng Việt, biến thể đƣợc định nghĩa là: Thể đã biến đổi ít
nhiều so với thể gốc. biến thể của âm vị. Thơ lục bát biến thể. [14, tr.64]. Đó
là cách hiểu phổ biến và phổ thông về khái niệm biến thể. Từ góc nhìn ngôn

ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ học xã hội, biến thể (variety hay variant) đƣợc
hiểu là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn
cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau [5]. Cũng có
quan điểm cho rằng, biến thể (variant, viriation) là hình thức biểu hiện của
ngôn ngữ trong lời nói ở những cảnh huống giao tiếp nhất định [13, tr.278].
Với mục đích xác định, mô tả đặc điểm và định vị các biến thể đánh
dấu tại huyện Quốc Oai trên bản đồ, chúng tôi kế thừa và sử dụng khái niệm
biến thể mà tác giả Trịnh Cẩm Lan đƣa ra cho việc nghiên cứu của luận văn
này. Trong khái niệm này,“cảnh huống giao tiếp” có thể hiểu là sự giao tiếp ở
một phạm vi không gian, một địa phƣơng nào đó, hoặc cũng có thể hiểu là sự
giao tiếp ở một phạm vi xã hội, ở một nhóm xã hội nào đó với những yếu tố
xác định cảnh huống nhƣ thời điểm cuộc giao tiếp diễn ra, nhân vật, chủ đề…
của cuộc giao tiếp.
Khái niệm biến thể đánh dấu
Biến thể đánh dấu là khái niệm đƣợc nhà ngôn ngữ học thuộc trƣờng phái
Praha là N. Trubetzkoy (1890 - 1980) lần đầu tiên đƣa ra và ứng dụng trong lĩnh
vực âm vị học. Sau này, khái niệm biến thể đánh dấu cũng đƣợc sử dụng trong
các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học nhƣ: hình thái học, cú pháp học, phƣơng
ngữ học, ngôn ngữ học xã hội,…Trong lĩnh vực phƣơng ngữ học

13


và ngôn ngữ học xã hội, các nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm tính đánh dấu
để chỉ những biến thể khác biệt của một đơn vị ngôn ngữ nào đó (âm vị, từ,
ngữ…) về mặt khu vực hay xã hội. [13, tr.279].
Nhƣ vậy, biến thể đánh dấu có thể hiểu là những biến thể khác biệt của
một đơn vị ngôn ngữ. Các đơn vị ngôn ngữ này có thể là các âm vị, các từ,…
Chẳng hạn, ở một số địa phƣơng, âm vị /ie/ có hai biến thể: biến thể [ie]-0
đƣợc phát âm là [ie] trong “nhiều” và biến thể [ie]-1 đƣợc phát âm giống nhƣ

[e] trong “nhều”. Trong hai biến thể vừa nêu thì biến thể [ie]-1 đƣợc gọi là
biến thể đánh dấu.
1.2.2. Vài nét về âm tiết tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt đƣợc chia thành hai bộ phận: Bộ phận đoạn tính (bao
gồm các thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) và bộ phận siêu
đoạn tính (thanh điệu). Trong đó, bộ phận đoạn tính lại đƣợc chia thành
những thành phần nhỏ hơn theo các bậc phân định, bậc 1 với âm đầu và phần
vần, bậc 2 (trong phần vần) gồm âm đệm, âm chính và âm cuối.
Có thể hình dung cụ thể về các thành phần âm tiết tiếng Việt qua mô
hình sau:
Hình 1.1: Mô hình âm tiết tiếng Việt
THANH ĐIỆU
VẦN
ÂM ĐẦU
Âm đệm
Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
14


Dƣới đây là các đặc điểm cụ thể của từng thành phần trong âm tiết
tiếng Việt.
1.2.2.1. Thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu là một đơn vị siêu đoạn tính. Thanh điệu đƣợc thể hiện
trong toàn bộ âm tiết bao gồm âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Nó
cùng với âm chính là những đơn vị luôn hiện diện trong một âm tiết.
Thanh điệu tiếng Việt đƣợc thể hiện về mặt chữ viết nhƣ sau: “ˋ” (thanh
huyền), “ ””̉ (thanh hỏi), “˜” (thanh ngã), “ˊ” (thanh sắc), “.” (thanh nặng). Riêng
thanh ngang/thanh không dấu không đƣợc thể hiện về mặt chữ viết.


Nhƣ vậy, tiếng Việt có 6 thanh điệu. Trong đó, năm thanh điệu đƣợc
thể hiện bằng chữ viết, riêng thanh ngang hay thanh không dấu không đƣợc
thể hiện bằng chữ viết.
Sự thể hiện của các thanh điệu tiếng Việt1
1/ Thanh ngang (thanh không dấu): So với các thanh khác thì thanh
ngang là thanh có âm vực cao. Đƣờng nét âm điệu bằng phẳng, hầu nhƣ
không lên không xuống từ đầu đến cuối.
Hình 1.2: Đƣờng nét thanh ngang

x

Không dấu

0
y

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
1

Dẫn theo Ngữ âm tiếng Việt, Đoàn Thiện Thuật, 2003 (tr.104-111)

15


2/ Thanh huyền: Là thanh có âm vực thấp. So với thanh ngang thì thanh
huyền có âm vực thấp hơn một quãng bốn đúng. Đƣờng nét âm điệu bằng
phẳng hơi đi xuống thoai thoải.
Hình 1.3: Đƣờng nét thanh huyền
x

Huyền

0
y

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
3/ Thanh ngã: Thanh này xuất phát gần ngang với cao độ xuất phát của
thanh huyền. Thanh này bắt đầu ở âm vực thấp nhƣng kết thúc ở âm vực cao.
Đƣờng nét âm điệu không bằng phẳng. Thanh ngã có hai biến thể:
Biến thể thứ nhất có đƣờng nét bắt đầu cao hơn thanh huyền một chút,
nhƣng đến giữa âm tiết thì đi xuống đột ngột, dốc đứng trong một thời gian
ngắn (có thể đến một quãng năm), sau đó vút lên ngang với cao độ cũ và đi
thêm một quãng ba thứ nữa.
Biến thể thứ hai, đƣờng nét bắt đầu và kết thúc nhƣ biến thể thứ nhất,
nhƣng bị gián đoạn ở giữa.

16


Hình 1.4: Đƣờng nét thanh ngã
x
Ngã

0

y

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.

4/ Thanh hỏi: Thanh này bắt đầu ở mức cao của độ xuất phát của thanh
huyền. Kết thúc cũng ở cao độ thấp nên đƣợc coi là thanh điệu có âm vực
thấp.
Đƣờng nét âm điệu thấp dần từ khi bắt đầu đến một quãng sáu thì
chuyển sang một nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu và kết thúc bằng
với cao độ xuất phát. Sự đổi hƣớng đi của đƣờng nét này gọi là đặc trƣng
“gãy” của âm điệu.
Hình 1.5: Đƣờng nét thanh hỏi
x

Hỏi

0

y

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.

17


5/ Thanh sắc: Thanh này có những biến thể khác nhau đƣợc phân bố
trong những âm tiết thuộc loại hình khác nhau.
Trong những âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc họng vô thanh,
thanh sắc xuất phát ở cao độ gần giống với thanh ngang. Sau đó, âm điệu đi
lên kết thúc cao hơn thanh ngang.
Trong những âm tiết có âm cuối là âm tắc vô thanh:
Nếu âm chính là nguyên âm dài thì phần bằng ngang ngắn hơn khá
nhiều hoặc có khi mất hẳn, cao độ khi xuất phát và kết thúc giống biến thể

trên.
Nếu âm chính là nguyên âm ngắn thì cao độ xuất phát cao hơn khá
nhiều. Đƣờng nét âm điệu đi lên mạnh hơn và kết thúc ở một khoảng cách
nhỏ.
Hình 1.6: Đƣờng nét thanh sắc
x

Sắc

0
y

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6/ Thanh nặng: Là thanh thuộc âm vực thấp, bắt đầu bằng cao độ xấp xỉ
với mức cao độ ban đầu của thanh huyền. Đƣờng nét âm điệu của mỗi biến
thể có sự khác nhau:

18


Hình 1.7: Đƣờng nét thanh nặng
x

Nặng

y

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.

Trong những âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc vô thanh thì
đƣờng nét bắt đầu bằng ngang, kéo dài phần lớn phần vần, sau đó đi xuống
với độ dốc cao. Nếu âm cuối là âm mũi thì phần đi xuống nằm ở âm cuối.
Trong những âm tiết kết thúc bằng âm tắc vô thanh thì phần đi xuống
nằm ngay ở cuối nguyên âm làm âm chính. Nếu âm chính là nguyên âm ngắn
thì phần bằng ngang ngắn lại.
Hình 1.8: Biểu đồ thanh điệu

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
19


1.2.2.2. Âm đầu trong âm tiết tiếng Việt
Âm đầu là thành phần đứng ở vị trí thứ nhất trong cấu tạo âm tiết. Tất
cả các âm đầu trong tiếng Việt đều là phụ âm. Tuy vậy, các học giả vẫn chƣa
có sự thống nhất về mặt số lƣợng phụ âm đầu trong tiếng Việt. Hiện nay, có
khá nhiều quan điểm khác nhau về mặt số lƣợng âm đầu. Thứ nhất, quan
điểm cho rằng, tiếng Việt gồm 21 phụ âm đầu. Đây là xu hƣớng của các tác
giả Nguyễn Bạt Tụy, M.B. Emenueau. Theo xu hƣớng này, các tác giả thừa
nhận sự tồn tại của các phụ âm quặt lƣỡi nhƣng không thừa nhận sự tồn tại
của phụ âm /p/ [15, tr.43]. Thứ hai, quan điểm cho rằng, tiếng Việt gồm 22
phụ âm đầu vì thêm một âm tắc họng ở đầu /ɂ/. Theo quan điểm này có thể kể
đến Lê Văn Lý, L.C. Thompson, Đoàn Thiện Thuật... [15, tr.43]. Thứ ba, quan
điểm cho rằng tiếng Việt chỉ gồm 19 phụ âm đầu. Đây là cách phân loại của
H. Maspero, T.T. Mkhitarian, Đinh Lê Thƣ. Các tác giả này không thừa nhận
sự tồn tại của âm quặt lƣỡi. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các tác giả này thể
hiện ở chỗ H. Maspero không thừa nhận sự tồn tại của âm /p/ nhƣng lại thêm
vào đó là một phụ âm vang /w/. Về phụ âm /h/, H. Maspero cho rằng đây là
âm ngạc, T.T. Mkhitarian cho là âm lƣỡi sau, còn Đinh Lê Thƣ cho là âm yết

hầu.[15, tr.43]
Về mặt âm vị, các phụ âm đầu trong tiếng Việt đƣợc thể hiện nhƣ sau:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/ [16, tr.166].

20


Hình 1.9: Hệ thống âm đầu tiếng Việt

Phƣơng thức

Ồn
Tắc

Ồn
Xát

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Bình thƣờng, mỗi âm vị đƣợc ghi bằng một chữ cái (/n/ -> n, /v/ -> v,
…). Tuy vậy, có 9 âm vị đƣợc ghi bằng 2 hoặc 3 con chữ ghép lại (/t’/ -> th,
/ʈ/ -> tr,…), có 3 âm vị có 2 biến thể âm chữ (/z/ -> d, gi; /ɣ/ -> g, gh; /ŋ/ ->
ng, ngh), có 1 âm vị có 3 biến thể âm vị (/k/ -> c, k, q).
Âm đầu của tiếng Việt trong các phƣơng ngữ và thổ ngữ chứa đựng độ
đa dạng đáng chú ý, là một vấn đề rất thú vị và cần đƣợc nghiên cứu.


21



1.2.2.3. Âm đệm trong âm tiết tiếng Việt
Âm đệm là thành phần đứng ở vị trí thứ hai trong cấu tạo âm tiết, nối
phụ âm đầu với phần còn lại của vần. Âm đệm có chức năng làm biến đổi âm
sắc của âm tiết lúc mở đầu âm tiết, làm trầm hóa âm sắc của âm tiết và khu
biệt âm tiết này với âm tiết khác.
Về mặt phân bố của âm đệm: Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm
môi /m, b, p, v/ trừ vài trƣờng hợp đặc biệt là “voan” “phuy”, “buýt”. Âm
đệm xuất hiện hạn chế sau 3 âm đầu sau: /n, ɣ, ʐ/ trừ một số trƣờng hợp nhƣ:
noa, noãn, roa, góa. Âm đệm không xuất hiện sau tất cả phụ âm môi và
không xuất hiện trƣớc các nguyên âm tròn môi. [16, tr.176].
Sự thể hiện của âm đệm trên chữ viết: Âm đệm đƣợc thể hiện bằng chữ
o khi đứng trƣớc các nguyên âm: a, e, ă. Âm đệm đƣợc thể hiện bằng chữ u
khi đứng trƣớc các nguyên âm: â, ê, y, ơ.
1.2.2.4. Âm chính trong âm tiết tiếng Việt
Âm chính là thành phần đứng ở vị trí thứ ba trong cấu tạo âm tiết. Âm
chính là thành phần hạt nhân của âm tiết và không bao giờ vắng mặt trong cấu
trúc của một âm tiết.
Trong tiếng Việt, âm chính là các nguyên âm. Do vậy, nó quy định âm
sắc của âm tiết.
Về mặt số lƣợng: Âm chính gồm 13 nguyên âm đơn /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ,
ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ/ và 3 nguyên âm đôi /ie, ɯɤ, uo/. [16, tr.202]

22


×