Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực trạng ma túy ở huyện Quốc Oai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.42 KB, 18 trang )

Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
Lời nói đầu
Hiện nay, ma tuý là một vấn nạn không của riêng quốc gia nào, mà nó
đang là một tệ nạn mang tính toàn cầu. Ma tuý đang ngày ngày huỷ hoaị các giá
trị đạo đức,văn hoá, kìm hãm sự phát triển kinh tế bằng cách đầu độc vào tầng
lớp lao động và tiêu hao về kinh tế của toàn xã hội. Đẩy lùi tệ nạn ma tuý là trách
nhiệm của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi ngời.
ở Việt Nam, cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trờng và siêu lợi nhuận
của ma lực đồng tiền, hiện nay ma tuý đang là một vấn đề báo động. Ma tuý có
mặt ở khắp nơi: Từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị, nó
không loại trừ một tầng lớp nào, một lứa tuổi nào, một đảng phái, tôn giáo nào.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con đờng nghiện ma tuý.
Mỗi ngời đều có các điều kiện khác nhau về: Hoàn cảnh gia đình, địa vị xã hội,
trình độ văn hoá, điều kiện kinh tế Vì vậy, nguyên nhân nghiện ma tuý cũng
rất đa dạng. Và hậu quả mà tệ nạn này gây ra rất trầm trọng vì nó không chỉ làm
cho bản thân ngời nghiện suy kiệt về sức khoẻ, nguy cơ nhiễm HIV-AIDS rất cao,
làm tha hoá nhân cách thậm chí có thể phạm tội cớp của, giết ngời để có thuốc;
gây tốn kém kinh tế, gia đình tan vỡ Mặt khác, nó còn làm băng hoại các giá
trị văn hoá, rối loạn trật tự xã hội, làm cho đất nớc ngày càng tụt hậu.
Với những đối tợng trót lầm lỡ để bị nghiện ngập thì chúng ta phải làm gì?
Họ cũng là con ngời, cũng có quyền đợc sống, có quyền đợc chữa trị để cống
hiến cho sự phát triển của xã hội. Mọi ngời cần có cái nhìn đúng đắn và có hành
động cụ thể để giúp đối tợng nhanh chóng phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng.
Chúng ta cần thừa nhận giá trị của họ, dang rộng vòng tay giúp họ trở về với cuộc
sống đời thờng. Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình cai nghiện phục
hồi cho ngời nghiện ma tuý và phòng chống tái nghiện. Đây cũng là lý do thúc
đẩy em lựa chọn đề tài của Chuyên đề ma tuý là: Thực trạng ma tuý ở huyện
Quốc Oai Một số biện pháp trợ giúp ngời nghiện sau cai tái hoà nhập cộng
đồng.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Th.s Tiêu Thị Minh Hờng Giảng viên Khoa
Công tác xã hội đã hớng dẫn em thực hiện chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn


Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
1
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
Phòng Lao động Thơng binh Xã hội, UBND huyện Quốc Oai đã giúp đỡ em
rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhng do trình độ hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn
nhiều hạn chế, vì vậy em kính mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các nhà chuyên môn để chuyên đề này đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Vệ
Phần a. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
I. Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm liên quan:
1.1 Khái niệm ma tuý:
Trong thời gian gần đây, ma tuý đợc nhắc đến nhiều trên các phơng tiện
thông tin đại chúng, nhng ma tuý là gì? thì có nhiều cách hiểu khác nhau. Trớc
đây ngời ta thờng gọi từ thuốc phiện vì khi đó chỉ có thuốc phiện là chất gây
nghiện. Nhng ngày nay, các chất gây nghiện xuất hiện ngày càng nhiều, nên ngời
ta sử dụng thuật ngữ ma tuý để chỉ các chất gây nghiện nói chung.
Theo nghĩa rộng: Ma tuý là bất kỳ chất nào khi đa vào cơ thể sống có thể
làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý. Nếu con ngời lạm dụng sẽ nhiễm
độc và bị nghiện chất ma tuý đó.
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
2
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Theo nghĩa rộng: Ma tuý không chỉ là các chất cấm nh: rợu, bia, thuốc

Theo nghĩa hẹp: Ma tuý là một số chất tự nhiên hay tổng hợp có tác dụng

ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.
Nếu dùng đúng liều lợng, đúng lúc, đúng bệnh thì chúng sẽ là thuốc tốt để
chữa bệnh.
Nếu sử dụng không phải cho mục đích chữa bệnh hoặc tự ý tăng liều lợng,
tăng thời gian điều trị không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ dẫn đến nghiện.
1.2 Khái niệm nghiện ma tuý:
- Nghiện: Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa từ năm 1957, nghiện là
trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một hay
nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho ngời nghiện ham muốn
không tự kiềm chế đợc mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hớng
tăng dần liều lợng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và thờng cả thể chất, có hại cho
chính ngời nghiện và xã hội.
- Nghiện ma tuý: Là sự phụ thuộc của con ngời vào các chất ma tuý, việc
đa một lợng ma tuý nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thờng xuyên, luôn có xu
hớng tăng dần liều, khi ngừng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn
nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: Buồn nôn, nổi da gà, bứt rứt, đau rút
cơ khớp (có cảm giác dòi bò trong xơng), chảy nớc mắt, nớc mũi, dãn đồng tử,
tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn
2. Các chất ma tuý và các chất gây nghiện:
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau, nhng ở đây sử dụng cách phân chia
của Liên hiệp quốc chia ma tuý thành 5 nhóm sau:
2.1 Các chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên:
2.1.1 Nhóm ma tuý là các chất từ cây thuốc phiện:
- Thuốc phiện: Có màu đen, vị đắng, các thành phần chiết xuất từ thuốc
phiện gồm: Moorphine và Hêrôin. Trong đó, Moorphine là thành phần chủ yếu,
có dạng bột kết tinh, màu trắng, có vị chua ngọt. Hêrôin đợc chế biến từ
Moorphine có dạng bột màu trắng, có tác dụng giảm đau, nhng nồng độ cao gấp
4 đến 8 lần Moorphine.
Thuốc phiện có 3 dạng:
+ Dạng 1: Thuốc phiện sống là nhựa thuốc phiện mới thu hoạch từ quả và

lá thuốc phiện phơi khô, đóng gói, đặc, dẻo, màu nâu đen sẫm, có mùi thơm
quyến rũ, ít tan trong nớc.
+ Dạng 2: Thuốc phiện chín đợc bào chế từ thuốc phiện sống bằng cách
dùng nớc hoà tan nhiều lần thuốc sống, lọc qua vải nhiều lần và sấy khô dịch lọc,
sau đó đóng thành bánh, thuốc phiện chín có mùi thơm hơn thuốc phiện sống và
có màu nâu đen sẫm.
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
3
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
+ Dạng 3: Xái thuốc phiện là phần còn lại trong tẩu sau khi thuốc phiện đ-
ợc hút xong.
- Côcain: Là loại bột kết tinh nhỏ mịn, màu trắng tuyết có tác dụng gây mê
cục bộ rất hiệu quả nhng cũng dễ gây nghiện. Côcain đợc chiết xuất từ cây cô ca.
2.1.2 Nhóm ma tuý là các chất từ cây cần sa:
- Cần sa: Là cây thực vật sống ở vùng ôn đới, chịu lạnh. Ngời nghiện khi
hút cần sa sẽ có cảm giác nhẹ nhõm, thú vị. Các sản phẩm đợc chiết xuất từ cây
cần sa là thảo mộc cần sa (đợc làm từ lá, hoa và hạt cần sa), nhựa cần sa (đợc
chiết xuất từ thân, lá, hoa và hạt cần sa), tinh dầu cần sa (đợc chiết xuất từ thảo
mộc cần sa hoặc nhựa cần sa).
2.2 Các chất ma tuý có nguồn gốc nhân tạo:
2.2.1 Nhóm ma tuý là các chất kích thích:
- Các chất kích thích hệ thần kinh: Amphetamin, mêthamphitamin
+ Amphetamin là các chất gây kích thích hệ thần kinh trung ơng, làm tăng
huyết áp đợc sử dụng để tăng cờng khả năng lao động trí óc, giảm buồn ngủ,
chống hạ huyết áp.
Nếu lạm dụng sẽ gây những biến đổi những chức năng sinh lý của cơ thể
nh: Gây buồn ngủ, loạn nhịp tim, giảm khả năng học tập, rối loạn hệ tiêu hoá làm
cho ngời nghiện không có cảm giác muốn ăn, dùng lâu sẽ làm cho ngời nghiện
mắc bệnh tâm thần.
+ Mêthamphetamin, Phenmetrazin là các chất gây nghiện tổng hợp ra đời

sau và mạnh hơn Amphetamin. Ngời nghiện sau khi sử dụng các chất này thờng
có cảm giác hng phấn. Nếu sử dụng nhiều, ngời bệnh dễ mắc các bệnh nh: Mất
ngủ, sụt cân, giảm trí thông minh.
- Hêrôin tổng hợp: Ra đời từ năm 1982, loại này có tác dụng mạnh hơn
Hêrôin nhiều lần, độc hại, gây nghiện nặng và gây tổn hại rất lớn cho ngời
nghiện nhất là tổn hại nhiều lần cho hệ thần kinh trung ơng.
2.2.2 Nhóm ma tuý là các chất gây ức chế:
Các chất gây ức chế hệ thần kinh nh: Sedusen, Mephobalar, barbiturar
Nếu sử dụng đúng liều lợng thì chúng có tác dụng chống lo âu, hồi hộp, giảm
đau Nếu sử dụng không đúng chỉ dẫn của bác sĩ và lạm dụng quá cũng sẽ gây
nghiện và để lại hậu quả cho ngời nghiện nh: Mất trí, gây ảo giác, nói ngọng, gây
tổn thơng cho hệ tuần hoàn và có thể dẫn tới tử vong.
2.2.3 Nhóm ma tuý là các chất gây ảo giác:
- Dolargan: Là chất bột trắng dùng làm thuốc giảm đau, gây khoái cảm cho
ngời nghiện nhng ít gây nghiện. Loại này ít đợc các con nghiện sử dụng vì ít gây
nghiện và chi phí để mua đợc một liều là đắt hơn các loại khác. Dolargan đắt hơn
Moorphine nên các con nghiện thờng chọn Moorphine thay cho Dolargan cho dù
Moorphine có độ nguy hiểm cao hơn vì nó làm suy giảm hệ hô hấp.
3. Tác hại của ma tuý:
- Đối với cá nhân: Về sức khoẻ, tinh thần luôn căng thẳng đối phó với ma
tuý. Trung bình tác dụng của cữ sử dụng ma tuý là 3 giờ, thời gian bán huỷ vài
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
4
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
giờ nên cơ thể đòi hỏi tiếp tục sử dụng. Thần kinh luôn căng thẳng, giấc ngủ hay
giật mình, rối loạn tâm thần, rối loạn hô hấp, tim mạch, chết độc do quá liều.
- Khi mới nghiện: Tình dục bị kích thích nên sẽ có quan hệ buông thả, khi
nghiện đã lâu sẽ xảy ra tình trạng bất lực ở nam còn nữ thì rối loạn kinh nguyệt,
h thai, sinh non, sinh con nghiện bẩm sinh.
- Nghiện chích thì sẽ tiêm chích chung kim ống không khử trùng, dẫn đến

việc bị nhiễm trùng nh: Viêm gan siêu vi, sốt rét, tắc tĩnh mạch, HIV-AIDS
- Năng lực học tập, làm việc sa sút. Nhân cách thay đổi, trở nên nhu nhợc,
yếu đuối, ý chí suy sụp, nghị lực kém, khi no thuốc dành hết thời gian để tận h-
ởng; ngời lớn tuổi tìm chỗ yên tĩnh để nằm, ngời trẻ tuổi dễ bị kích động, lao vào
các cuộc chơi nguy hiểm: Đốt da tay, rạch tay chân, gây sự, đánh nhau, đua xe
Khi đói thuốc, sẵn sàng làm bất cứ điều gì kể cả tội ác nh: Buôn ma tuý, trộm
cắp, lừa đảo, cớp giật, mại dâm
- Đối với gia đình, sẽ gây ra tình trạng xào xáo, hạnh phúc tan vỡ, ly tán đi
đến tán gia bại sản.
- Đối với xã hội hàng trăm tỉ đồng cho ma tuý, cho cai ma tuý. Riêng cai
ma tuý năm 1996 đã tốn kém hơn 20 tỷ đồng. An ninh trật tự bất ổn, tội phạm gia
tăng, h hỏng nhiều thế hệ, ảnh hởng đến phát triển đất nớc về mọi mặt: Kinh tế,
chính trị, văn hoá, quốc phòng
Tác hại của một số loại thờng gặp:
- Thuốc phiện: Gây bệnh truyền nhiễm, suy giảm miễn dịch.
- Moorphine: Rối loạn tâm thần, suy giảm miễn dịch, ức chế hô hấp khi
quá liều, dễ suy tim truỵ mạch.
- Cần sa: Kích thích, phát triển cảm giác đau đầu, hoảng hốt, hoài nghi, ảo
giác, thiếu máu cơ tim, sơ gan, liệt dơng, vô sinh, sinh non (25%).
- Côcaine: ảo giác, hoang tởng, bị hại.
- Hêrôin: Do nồng độ gấp 10 lần thuốc phiện nên dễ ngộ độc, đột tử, rối
loạn tâm thần.
- An thần- thuốc ngủ: Rối loạn tâm thần, kích động đánh nhau, huỷ hoại
thân thể.
4. Đặc điểm tâm lý của ngời nghiện:
- Ngời nghiện có những biến đổi về đặc điểm nhân cách: Trí nhớ giảm sút,
t duy trì trệ, bảo thủ, thiếu tính sáng tạo.
- Xúc cảm tình cảm thất thờng, khả năng phê phán kém, hứng thú bị co
hẹp.
- Tính tình trở nên thô lỗ, cục cằn, ích kỷ, hẹp hòi, đôi khi có những hành

động bất chấp chuẩn mực xã hội, họ luôn ở trong tình trạng dằn vặt, u sầu, cau

- Xuất hiện tâm lý thích sống cô độc, thờ ơ, thậm chí tàn nhẫn với cả ngời
thân. Những điều đó làm cho mối quan hệ xã hội bị tổn thơng, hạnh phúc gia
đình tan vỡ.
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
5
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
- Ngời nghiện mô tả cảm giác lạ với bạn bè thân, học hành sa sút, hay nghỉ
học, nghỉ làm, làm việc không tập trung. Nghỉ học, nghỉ làm với lý do không
chính đáng.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nớc về phòng chống ma tuý:
Ma tuý là một vấn đề xã hội nóng bỏng đợc Đảng và Nhà nớc ta đặc biệt
quan tâm. Phòng chống tệ nạn ma tuý là một trong những nhiệm vụ cấp bách.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chế độ Thực dân đã đầu độc nhân dân
ta với rợu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm huỷ hoại dân tộc ta
bằng những thói xấu, lời biếng, gian xảo, tham ô. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách
là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm
thuốc phiện
Ngày 22/12/1952 Thủ tớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP
quy định: Những ngời có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý nh:
tịch thu thuốc phiện; tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép, phạt tiền từ 1 đến 5 lần
trị giá số thuốc phiện lậu. Ngời vi phạm có thể bị truy tố trớc toà án nhân dân.
Sau khi hoà bình lặp lại năm 1954, Đảng và Nhà nớc Việt Nam tiếp tục
quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật mới, trong đó có công tác đấu
tranh chống buôn lậu, thuốc phiện và các chất ma tuý khác.
Sau khi giải phóng miền nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 76/CP ngày 25/3/1977 về buôn lậu thuốc phiện. Tuy nhiên, trong tình hình đất
nớc mở cửa, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, trong đó tội phạm ma tuý ngày

càng có xu hớng diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nớc ta đã có thái độ kiên quyết
hơn trong đấu tranh phòng, chống ma tuý. Hiến pháp nớc CHXHCN Việt Nam
năm 1992 quy định: Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử
dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác.
Ngày 09/12/2000 Quốc hội nớc CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8
đã thông qua Luật phòng chống ma tuý gồm 8 chơng, 56 điều quy định về phòng
ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát các hoạt động hợp
pháp liên quan đến ma tuý, quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan,
tổ chức trong phòng chống ma tuý. Đây là nền tảng pháp lý vững chắc cho công
tác đấu tranh phòng chống ma tuý hiện nay và trong thời gian tới.
Đảng và Nhà nớc ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng,
chống ma tuý.
Nghị quyết 06/CP ngày 29/11/1993 về tăng cờng chỉ đạo công tác phòng,
chống và kiểm soát ma tuý, các Nghị định 53/CP và 87/CP; Quyết định của
Chính phủ phê duyệt chơng trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn
2000-2005.
Ngày 01/9/1997, Chủ tịch nớc CHXHCN Việt Nam đa ra Quyết định số:
798/QĐ-CTN tham gia 3 công ớc quốc tế của Liên hợp quốc về kiểm soát ma
tuý.
Ngày 28/02/2000, Thủ tớng Chính phủ đã phê duyệt Chơng trình hành
động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001-2005 với phong châm hành động là:
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
6
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
Phát động toàn Đảng, toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống ma tuý; Coi
công tác phòng ngừa là cơ bản, lấy gia đình làm điểm tựa, thôn làng, trờng học,
cơ quan, xí nghiệp, công ty làm trận địa đấu tranh, lực lợng công an làm nòng cốt
trong đấu tranh phòng chống ma tuý.
2. Quan điểm của Đảng bộ và nhân dân huyện Quốc Oai về công tác
phòng, chống ma tuý:

- Tuy là một huyện đồng bằng và kinh tế đang phát triển, phần lớn ngời
dân đã có kiến thức cơ bản về ma tuý nhờ các phơng tiện thông tin đại chúng, nh-
ng từ 5 năm trở lại đây Tệ nạn ma tuý đã bùng phát và trở thành vấn đề nhức
nhối, đặc biệt là sau khi các dự án kinh tế đợc đầu t vào huyện dọc trục đờng
Láng Hoà Lạc và các khu quy hoạch công nghệ cao phía bắc xã Phú Cát.
- Lãnh đạo địa phơng luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng chống ma
tuý thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về tệ nạn ma tuý. Nghị quyết
của Đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ 8 đã nêu rõ:
+ Cơng quyết đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý;
+ Phấn đấu giảm mỗi năm từ 10% đến 20% số lợng đối tợng nghiện;
+ áp dụng cai nghiện và cai nghiện bắt buộc với các đối tợng;
+ Thực hiện cho các địa phơng, cơ quan, tổ chức và trờng học ký cam kết:
Nói không với ma tuý
+ Xây dựng và thi đua mô hình gia đình văn hoá, làng xã văn hoá có nếp
sống văn minh, hiện đại và không có tệ nạn xã hội.
Với sự quyết tâm trên, tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện đang dần đợc
kiểm soát và đẩy lùi.
Phần B. Thực trạng về tệ nạn ma tuý
ở huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây.
1. Vài nét khái quát về huyện Quốc Oai
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây, phía bắc giáp
với huyện Thạch Thất, phía tây giáp với Ba Vì, phía đông giáp với Đan Phợng,
phía nam giáp với Chơng Mĩ. Huyện Quốc Oai cách trung tâm 17 km về phía tây,
lại có đờng Láng Hoà Lạc chạy qua huyện, tạo điều kiện cho giao thông, giao
lu kinh tế. Đặc biệt, từ năm 2001, khi đờng Láng Hoà Lạc xây dựng xong,
kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc nhờ các dự án đầu t vào huyện và các công
ty, nhà máy đặt trên địa bàn huyện dọc đờng Láng Hoà Lạc góp phần vào giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách huyện. Trong đó, dự án quan trọng
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
7

Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
phải kể đến là khu Công nghệ cao Bắc Phú Cát với việc đầu t cơ sở hạ tầng, kỹ
thuật với quy mô lớn.
Huyện Quốc Oai gồm có 17xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích huyện là 178
km
2
với tổng dân số năm 2007 là 106.000 ngời. Trong năm qua, thu nhập bình
quân đầu ngời là: 528.000đ/tháng. Dân số huyện Quốc Oai chủ yếu là dân tộc
Kinh, ngoài ra xã Phú Mãn có 100% dân số là ngời dân tộc Mờng theo dải dân c
Mờng kéo dài từ huyện Lơng Sơn, tỉnh Hoà Bình xuống.
Địa hình trong huyện chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng, dân c có mật độ
cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp từ 1,0 - 1,4 sào/ngời (tuỳ từng xã). Phía
tây huyện là dãy núi thấp, đặc biệt thôn Thắng Đầu xã Hoà Thạch còn có Núi Voi
Tiềm năng rất lớn về khai thác đá xây dựng.
Dân c trong huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó đại bộ
phận dân số thị trấn Quốc Oai và khu vực Chợ Bơng, chợ Đồ Hội là dân c sống
bằng dịch vụ và chế biến gỗ. Hoà chung và điều kiện kinh tế chung của tỉnh,
huyện Quốc Oai có rất nhiều làng nghề truyền thống nh: Đan nón, đan cót, mây-
tre đan nhằm giải quyết lao động nông nhàn. Trong vài năm gần đây, một lợng
lớn lao động phổ thông đã lên xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất lao động trong x-
ởng chế biến gỗ tạo thu nhập lớn.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trờng và các trở ngại kinh tế đang
ngày càng phức tạp, đặc biệt là tệ nạn xã hội nh: Ma tuý và đại dịch HIV-AIDS
đòi hỏi chính quyền địa phơng và nhân dân phải đồng lòng đấu tranh trên mọi
lĩnh vực để đẩy lùi và xoá bỏ các tệ nạn xã hội này.
2. Thực trạng ma tuý ở huyện Quốc Oai.
2.1 Tình hình chung về tệ nạn ma tuý ở Việt Nam.
Nếu nh trớc đây, ma tuý cha đợc coi là tệ nạn mà chỉ đợc biết đến ở quy
mô nhỏ, chủ yếu xuất hiện ở những vùng núi cao, vùng sâu nơi trồng nhiều cây
thuốc phiện.

Thậm chí ngay cả về độ tuổi ngời sử dụng cũng khác biệt. Nếu trớc đây,
ngời sử dụng ma tuý phần lớn là ngời cao tuổi và hút thuốc phiện là chính thì đến
ngày nay, khi nền công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ thì các loại ma tuý
trên thị trờng ngày càng phong phú, đa dạng hơn về chủng loại. Nó không còn là
ma tuý đơn thuần mà còn đợc chế biến thành nhiều chất ma tuý khác nhau nh:
Hêrôin, Côcaine, Moorphine, Amphetamin Ngay cả hình thức buôn bán và sử
dụng ma tuý cũng trở nên phong phú hơn. Kéo theo đó, tệ nạn ma tuý cũng ngày
càng lan rộng và gia tăng ở hầu hết các địa phơng trong cả nớc.
Số ngời nghiện ma tuý ở nớc ta ngày càng gia tăng, ma tuý xâm nhập vào
mọi tầng lớp, giai cấp, nhng đặc biệt ở tầng lớp học sinh- sinh viên, công nhân
viên chức cũng tăng nhanh. Tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện ma tuý năm 2005 rất
cao (70%), so với năm 1994 chỉ có 39,7%/tổng số ngời nghiện.
2.2 Thực trạng nghiện ma tuý ở huyện Quốc Oai.
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
8
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
2.2.1. Số lợng đối tợng nghiện ma tuý:
Theo điều tra số lợng đối tợng nghiện ma tuý tháng 12/2007, toàn huyện
Quốc Oai có 46 ngời nghiện ma tuý, cao hơn rất nhiều so với năm 2000 (6 ngời).
Có tới 12/18 xã, thị trấn có ngời nghiện và tập trung cao là: Thị trấn Quốc
Oai 17 đối tợng, Phú Mãn 5 đối tợng, Thạch Thán 4 đối tợng Các xã không có
ngời nghiện là Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, Phú Cát, Cấn Hữu , Nghĩa Hơng và
Ngọc Mỹ.
2.2.2. Tỷ lệ nghiện ma tuý theo độ tuổi:
Độ tuổi Số lợng (ngời) Tỉ lệ (%)
15 đến 30 24 52,7
30 đến 50 15 32,61
Trên 50 7 15,22
Qua bảng số liệu ta thấy, đối tợng nghiện phần lớn ở độ tuổi thanh niên và
trung niên. Đây là hậu quả bùng phát của tệ nạn ma tuý bùng nổ trong những

năm gần đây, đặc biệt là những ngời lao động xa quê hơng, xa gia đình đã mắc
nghiện khi không giữ gìn bản thân.
2.2.3 Đối tợng nghiện ma tuý phân theo trình độ văn hoá.
Theo báo cáo tổng kết công tác phòng chống ma tuý của Phòng Lao động
Thơng Binh Xã hội huyện Quốc Oai tháng 12/2007 cho thấy:
Trình độ văn hoá Số lợng (ngời) Tỷ lệ (%)
Mù chữ 12 26,08
Tiểu học 13 28,3
Trung học cơ sở 9 19,56
Trung học phổ thông 5 10,86
Đang là học sinh các cấp 3 6,52
Đang học ĐH, CĐ, THCN, TH Nghề 2 4,34
Tốt nghiệp ĐH, CĐ, THCN và trên ĐH 2 4,34
Tổng 46 100
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
9
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
Qua bảng số liệu này ta thấy, tỉ lệ mắc nghiện cao nhất tập trung ở đối tợng
có trình độ học vấn thấp (Tiểu học, THCS); Tuy nhiên, bên cạnh đó đáng báo
động là tỷ lệ nghiện ở bậc trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,
Trung học Nghề (4,34).
Thực trạng trên đây cho thấy, ngời có học hành đầy đủ, có kiến thức am
hiểu về ma tuý cũng vẫn có thể là đối tợng của tệ nạn này và bất kỳ ai cũng có
thể là nạn nhân nếu nh chúng ta không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản,
cần thiết về ma tuý và tác hại của nó đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
2.2.4 Vấn đề kiểm soát đối tợng:
Mặc dù đã kiểm soát đợc số lợng đối tợng và hình thức cai nghiện của đối
tợng nghiện trên, tuy nhiên còn một số đối tợng cha đợc kiểm soát và áp dụng
hình thức cai nghiện:
Bảng số liệu về kiểm soát đối tợng

Hình thức cai nghiện Số ngời nghiện (ngời) Tỷ lệ
Tại địa phơng 21 45,65
Tại các trung tâm cai nghiện 17 36,96
Tại trại tạm giam 5 10,87
Tạm vắng 3 6,52
Có thể thấy rằng, số lợng đối tợng có mặt tại địa phơng là tơng đối lớn, nh
vậy đòi hỏi các địa phơng có đối tợng cũng cần có cách thức quản lý và áp dụng
biện pháp cai nghiện tại gia đình sao cho có hiệu quả, đồng thời cần tăng cờng
hơn nữa công tác giám sát, theo dõi đối với các đối tợng tạm vắng và nhanh
chóng đa các đối tợng này về quản lý tại địa phơng hoặc đa vào trung tâm cai
nghiện
2.2.5 Nguyên nhân nghiện:
Theo điều tra của Phòng Lao động Thơng binh và xã hội huyện thì các đối
tợng bị nghiện ma tuý do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Về nhận thức chiếm 24%: Do thiếu hiểu biết về ma tuý, nghiện ma tuý và
tác hại của nghiện ma tuý. Nhiều thanh niên có tính tò mò sử dụng ma tuý xem
thế nào nên đã nghiện, có những phụ nữ quá béo đã mua loại ma tuý kích thích
thần kinh (Maxinton) uống để giảm béo, do học sinh cần thức đêm ôn thi đã
dùng thuốc kích thích thần kinh để thức mà không biết đã dẫn tới nghiện ma tuý.
- Do sang chấn tinh thần trong cuộc sống (stress) chiếm 28%: Có ngời thất
bại trong sự nghiệp, do thất tình, thi trợt, bố mẹ bất hoà bỏ nhau, kinh tế đổ vỡ
đã tìm tới ma tuý.
- Do buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trờng chiếm 25%: Gia
đình quá nuông chiều, bố mẹ không dành thời gian quan tâm, theo dõi con cái,
nhà trờng thiếu giám sát, phát hiện sớm các học sinh có nguy cơ lạm dụng ma
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
10
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
tuý và cha có nhiều các hoạt động vui chơi lành mạnh để thu hút học sinh tham
gia.

- Môi trờng còn nhiều ma tuý chiếm 14%: Bọn tội phạm tàng trữ, buôn bán
và tổ chức sử dụng ma tuý cha đợc quét sạch, vì lợi ích kinh tế, chúng đã mù
quáng lừa gạt, lôi kéo nhiều thanh niên đến với ma tuý.
- Dùng ma tuý để chữa bệnh chiếm 9%: Một số ngời đã lạm dụng ma tuý
để chữa một số bệnh nh: Đau dây thần kinh, chữa sốt rét, phụ nữ sau khi sinh
đẻ
2.3 Tình trạng tái nghiện:
Cũng theo báo cáo tổng kết công tác phòng chống tệ nạn xã hội của Phòng
Lao động Thơng binh Xã hội huyện Quốc Oai tháng 8/2007, số lợng đối tợng đã
đợc cai nghiện thành công và tái hoà nhập cộng đồng là: 6/46 đối tợng nghiện,
trong đó:
- Từ trung tâm cai nghiện là 5 đối tợng.
- Tại cộng đồng là 1 đối tợng.
Nhng đến tháng 12/2007 thì có tới 4 đối tợng lại tái nghiện và tổng số đối
tợng nghiện lên tới 46 đối tợng.
2.4 Nguyên nhân tái nghiện:
Có thể nói tỷ lệ tái nghiện của cả nớc nói chung (90%) và tỷ lệ tái nghiện ở
huyện Quốc Oai (66,7% - 4/6 đối tợng) tơng đối cao. Có rất nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến tình trạng tái nghiện của ngời nghiện:
- D luận xã hội, định kiến xã hội.
- Cộng đồng, gia đình, bạn bè xa lánh.
- Do sống gần môi trờng có nhiều ma tuý.
- Ngời nghiện thiếu ý chí vơn lên đấu tranh với ma tuý.
- Bị ngời khác xúc phạm nhân phẩm.
- Thiếu việc làm.
- Ngời thân, gia đình thiếu kiến thức về chăm sóc ngời sau cai nghiện
2.5 Nhận thức của ngời nghiện và cộng đồng về ma tuý và mối quan hệ
giữa ma tuý và HIV-AIDS:
- Đối với đối tợng nghiện ma tuý:
+ Theo một cuộc điều tra về hiểu biết của đối tợng nghiện và của cộng

đồng về ma tuý thì có tới 73,9% đối tợng (34/46) có hiểu biết cơ bản về ma tuý
và tác hại của nó đối với bản thân, gia đình và xã hội; Còn lại 26,1 (12/46) đối t-
ợng không hoặc cha đợc trang bị những hiểu biết về ma tuý và HIV-AIDS cũng
nh mối quan hệ giữa ma tuý và HIV-AIDS.
+ Trong tổng số 46 đối tợng nghiện ma tuý có tới 5 đối tợng nhiễm HIV và
3 đối tợng đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Mặc dù hầu hết các đối tợng nghiện ma túy có những hiểu biết cơ bản về
ma tuý và HIV-AIDS, hiểu tiêm chích ma tuý là 1 trong 3 con đờng lây nhiễm
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
11
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
HIV-AIDS nhng họ vẫn không thể phòng chống đợc nếu nh họ vẫn còn sử dụng
ma tuý.
- Nhận thức của cộng đồng:
+ Đợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nớc, các cấp các ngành địa ph-
ong, ban chỉ đạo phòng chống ma tuý huyện Quốc Oai phối hợp với các ban
ngành địa phơng thực hiện, triển khai các biện pháp, chơng trình phòng chống
ma tuý trong toàn huyện Quốc Oai. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tệ nạn ma
tuý, hậu quả của tệ nạn này, những cảnh báo, đe doạ của ma tuý tới cuộc sống
của xã hội và sự lan truyền của đại dịch HIV-AIDS.
+ Những hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức của ngời dân trong
huyện về tệ nạn ma tuý và hiểm hoạ của đại dịch HIV-AIDS để từ đó tránh xa tệ
nạn này.
3. Các biện pháp phòng chống ma tuý ở huyện Quốc Oai:
3.1 Các biện pháp đã đợc triển khai:
Công tác phòng chống ma tuý và cai nghiện cho đối tợng nghiện ma tuý là
hết sức quan trọng và cần thiết đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ban
ngành đoàn thể trong cả nớc và từng địa phơng. Huyện Quốc Oai đứng trớc tình
hình ma tuý bùng nổ trong thời gian gần đây, hàng năm huyện có rất nhiều hoạt
động đợc thực hiện:

- UBND huyện Quốc Oai phối hợp với Phòng Lao động Thơng binh Xã hội
thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma tuý ở các xã, thị trấn, phối hợp với các
ban ngành đoàn thể khác tại địa phơng nh: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Ban
Công an xã trong việc phát hiện, quản lý và giám sát các đối tợng nghiện.
- Tuyên truyền rộng rãi trên đài phát thanh của huyện về tệ nạn ma tuý, về
tác hại, hậu quả và biện pháp phòng chống; tuyên truyền trong cộng đồng xoá bỏ
định kiến của ngời dân đối với đối tợng nghiện ma tuý và vai trò của gia đình,
cộng đồng trong trợ giúp ngời nghiện sau cai tái hoà nhập cộng đồng là không
thể thiếu.
- Phòng Giáo dục đào tạo hàng năm có sự sắp xếp và đa chơng trình phòng
chống ma tuý vào giảng dạy ở các trờng địa phơng. Hầu hết các em học sinh đã
đợc trang bị những kiến thức cơ bản về ma tuý, ngời nghiện ma tuý, những hậu
quả của tệ nạn này với giá trị đạo đức của con ngời và toàn xã hội.
- Tổ chức các đợt, các lớp tập huấn về công tác phòng chống, tuyên truyền,
giáo dục về ma tuý và tệ nạn ma tuý cho cán bộ lãnh đạo các địa phơng, đặc biệt
là cán bộ xã hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ. Công tác này góp phần tạo hiệu
quả đồng bộ trong công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý tại các địa phơng
trên địa bàn huyện.
- Công tác chỉ đạo phòng chống ma tuý, HIV-AIDS đợc tiến hành thờng
xuyên, liên tục, đặc biệt phát động thành phong trào sâu rộng vào những thời
điểm, những tháng hành động nhân ngày Quốc tế phòng chống ma tuý và phòng
chống HIV-AIDS trong cả nớc.
- Công tác tuyên truyền Toàn dân kiên quyết bài trừ tệ nạn xã hội cũng
ngày càng đợc quan tâm và tổ chức có nội dung, kế hoạch và quy mô cụ thể.
- Các hình thức cai nghiện đợc áp dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào nguyện
vọng của đối tợng và gia đình, tuy nhiên khuyến khích hình thức cai nghiện tự
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
12
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
nguyện tại gia đình và cộng đồng có sự phối hợp của ban y tế xã và cán bộ

chuyên môn hớng dẫn.
- Tổ chức rộng rãi các cuộc thi tìm hiểu về tệ nạn ma tuý ở tất cả các cấp,
ban ngành đoàn thể, tầng lớp nhân dân để nâng cao hiểu biết và nhận thức của
ngời dân và cán bộ địa phơng trong công tác phòng chống ma tuý.
3.2 Những kết quả đạt đợc:
Với sự vào cuộc đồng bộ của cán bộ và nhân dân trong toàn huyện, công
tác phòng chống ma tuý, cai nghiện phục hồi và giúp đỡ tái hoà nhập cộng đồng
đã đạt đợc những kết quả nhất định. Tuy còn khiêm tốn:
- Kiểm soát và quản lý đối tợng đã chặt chẽ hơn: Nếu nh năm 2005, có tới
5 đối tợng nghiện tạm vắng thì đến năm 2007 chỉ có 3 đối tợng tạm vắng.
- Tỷ lệ tái nghiện tuy đã giảm nhng rất ít: Năm 2005 có 6 đối tợng tái hoà
nhập cộng đồng nhng tỷ lệ tái nghiện là 83,3% (5/6 đối tợng), nhng đến năm
2007 đã giảm xuống còn 66,7% (4/6 đối tợng).
- Công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý, tác hại của ma tuý ngày
càng phong phú với nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau: Qua đài phát thanh,
báo chí, tờ rơi, mở các lớp giáo dục cộng đồng.
- Nhận thức của đại bộ phận ngời dân về tệ nạn ma tuý nói riêng và các
lĩnh vực khác nhìn chung đã có những tiến bộ rõ rệt. Năm 2005, tỷ lệ ngời dân
hiểu biết về ma tuý và tệ nạn ma tuý mới chỉ đạt 73%/tổng dân số huyện, thì đến
năm 2007 tỷ lệ này đã đạt 89%/tổng dân số huyện.
- Tháng 8/2007 Ban phòng chống ma tuý đã phối hợp với 18 xã, thị trấn
mở các lớp tập huấn ngắn hạn (3-5 buổi) cho cán bộ Công tác xã hội, cán bộ y tế
ở các xã, thị trấn về công tác phát hiện, phòng ngừa và cai nghiện cho đối tợng.
3.3 Những tồn tại, yếu kém:
Tuy đã đạt đợc những kết quả nhất định, song trong quá trình thực hiện nội
dung, chơng trình, kế hoạch của năm vẫn còn những tồn tại, yếu kém nh:
- Tình trạng nghiện và tái nghiện của địa phơng vẫn còn tơng đối cao, đặc
biệt là tỷ lệ nghiện của thanh thiếu niên hiện nay (52,7%/tổng số ngời nghiện).
- Cùng với xu hớng phát triển của kinh tế thị trờng thì các hình thức buôn
bán và sử dụng ma tuý ngày càng đa dạng và tinh vi hơn.

- Trong công tác giáo dục, xoá bỏ dần định kiến của cộng đồng và gia đình
ngời nghiện còn gặp nhiều trở ngại về: Phong tục tập quán, hủ tục, nhận thức
Phần C. Một số biện pháp hỗ trợ đối tợng
nghiện hút sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng .
1. Cơ sở đề ra các biện pháp.
Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối tợng nghiện hút sau cai tái hoà nhập
cộng đồng là 1 trong 5 giai đoạn của cai nghiện phục hồi. Đây là giai đoạn cuối
cùng có tính chất quyết định sự thành công của công tác cai nghiện cũng nh góp
phần thiết yếu trong công tác phòng chống tái nghiện.
1.1 Khái niệm về cai nghiện phục hồi.
- Cai nghiện và phục hồi là hoạt động nhằm phục hồi hoặc khôi phục lại
trạng thái bình thờng cho ngời nghiện cả về thể chất và tinh thần. Hay quá trình
cai nghiện phục hồi là quá trình giải quyết rối loạn của 3 yếu tố (tâm sinh lý,
nhận thức và hành vi). Do vậy, quá trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ đồng
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
13
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
thời các biện pháp: Y tế, giáo dục, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, lao động trị liệu,
giải trí trị liệu
- Ngoài ra còn phải có các hoạt động: T vấn với cả ngời nghiện và gia đình,
cộng đồng của họ. Đây là một quá trình thống nhất, việc cai nghiện phục hồi chỉ
có hiệu quả khi giúp cho ngời nghiện thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi
của ngời nghiện.
1.2 Các nhu cầu của ngời nghiện sau cai:
- Cần có một việc làm ổn định để tạo thu nhập ban đầu và hạn chế thời
gian rảnh rỗi.
- Cần đợc sống trong môi trờng không ma tuý.
- Đợc sống trong tình thơng của gia đình và cộng đồng.
- Lòng tin của mọi ngời sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho đối tợng để
họ có thể vợt qua bệnh tật, khó khăn, tự tin trong cuộc sống.

- Họ cần đợc mọi ngời chấp nhận quá khứ và tôn trọng giá trị nhân phẩm
của họ một con ngời.
- Đợc cung cấp những kiến thức để tự chăm sóc bản thân và kiềm chế mình
tránh tái nghiện.
Đây là một số nhu cầu cơ bản và ảnh hởng sâu sắc đến quá trình cai nghiện
phục hồi phòng chống tái nghiện, quyết định đến sự thành công khi ngời nghiện
trở về hoà nhập cộng đồng.
2. Một số biện pháp hỗ trợ mà địa phơng đã áp dụng.
2.1 Tạo việc làm cho đối tợng sau cai nghiện.
- Nhận thức đợc tầm quan trọng của việc làm đối với ngời sau cai nghiện là
điều kiện rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động lao động sẽ giúp cho họ tìm đợc
niềm vui, thấy mình có ý nghĩa trong cuộc sống, thấy đợc giá trị của đồng tiền,
giá trị của chính bản thân mình. Thông qua lao động còn giúp ngời nghiện cải
thiện đợc các mối quan hệ xã hội, tìm thấy niềm tin, tình yêu thơng của mọi ngời.
- Đối với các đối tợng cai nghiện tại trung tâm, trung tâm có xởng dạy
nghề giúp các đối tợg học đợc một nghề nào đó để sau này họ có cơ sở lập
nghiệp.
- Còn đối với các đối tợng tại địa phơng quản lý thì Phòng Lao động Thơng
binh và Xã hội phối hợp với các ban ngành địa phơng giúp đỡ, phối hợp với các
cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề riêng cho họ.
- Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tuyển dụng lao động để giúp
họ tìm việc làm phù hợp.
2.2 Chuẩn bị tâm lý và tâm thế cho đối tợng hoà nhập cộng đồng.
- Họ phải đợc trang bị những kiến thức và kỹ năng để tự chăm sóc bản thân
và cả gia đình họ.
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
14
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
- Họ cần đợc cách ly khỏi môi trờng có ma tuý. Đây là nguyên nhân kích
động mạnh khiến ngời nghiện kiềm chế đợc bản thân và sẽ quay lại con đờng cũ.

Tuy vậy, một thực tế cho thấy đó là: Hầu nh ngời dân trong cộng đồng và
ngay cả với gia đình của ngời nghiện cũng cha thể xoá bỏ đợc định kiến, d luận
xã hội về ngời nghiện. Đây là một trong những rào cản gây áp lực mạnh đối với
ngời nghiện và dẫn đến tình trạng tái nghiện.
Nh vậy, có thể khẳng định rằng: Công tác giáo dục cộng đồng giữ vai
trò quan trọng quyết định đến hiệu quả cai nghiện phục hồi của đối tợng.
3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ đối với ngời nghiện tái hoà nhập
cộng đồng ở huyện Quốc Oai.
3.1 Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng.
- Diễn ra từ 1 đến 2 tháng khi ngời nghiện rời Trung tâm. Đây là yếu tố
quan trọng giữ vai trò quyết định hiệu quả của quá trình cai nghiện phục hồi với
sự tham gia của 4 yếu tố: Ngời cai nghiện ma tuý, gia đình đối tợng, cộng đồng
và Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội:
+ Ngời cai nghiện và gia đình họ đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, cần
phải phát huy cần đủ vai trò của gia đình trong việc giám sát, quản lý ngời cai
nghiện để họ không bị tái nghiện.
+ Hiện tợng tái nghiện có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Vì thế trong
quá trình phục hồi cần hết sức lu ý đến các dấu hiệu khủng hoảng về tâm sinh lý
do mất ngủ, trầm cảm.
+ Việc phòng ngừa tái nghiện phải đợc coi là công tác hàng đầu trong quản
lý giám sát ngời sau cai nghiện. Trên thực tế, không có một loại thuốc nào có thể
loại trừ chắc chắn việc tái nghiện mà chỉ có những hoạt động hớng dẫn đối tợng
xác định và thực hiện một kế hoạch khả thi để dập tắt ngay từ đầu.
+ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tái nghiện nhng trong đó có một
nguyên nhân rất chung đó là: Sự xấu hổ, sự sợ hãi của bản thân ngời nghiện và sự
xa lánh của bản thân cũng nh cộng đồng.
3.2 Tăng cờng công tác xã hội đối với đối tợng, gia đình và cộng đồng.
3.2.1 Đối với đối tợng:
- Tổ chức các dịch vụ t vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho các đối tợng trớc
khi tái hoà nhập cộng đồng.

- Tổ chức các câu lạc bộ cho những ngời nghiện ma tuý có sinh hoạt định
kỳ để các thành viên giúp đỡ nhau về mặt tâm lý, vợt qua những cám dỗ về ma
tuý.
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, thể dục thể thao, giải trí, văn
nghệ để họ thích nghi dần với cuộc sống tinh thần thoải mái.
- Tạo công ăn việc làm, giúp tự lập về kinh tế.
- Giúp ngời cai nghiện tự điều chỉnh các tơng tác sai lệch giữa bản thân và
các thành viên khác trong gia đình thông qua việc giải thích với đối tợng về việc
hoà nhập gia đình và có trách nhiệm với gia đình.
3.2.2 Đối với gia đình:
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
15
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
- Cung cấp những thông tin cho gia đình về tác hại của ma tuý, cách phát
hiện sử dụng ma tuý, cách cai nghiện, phục hồi chức năng tâm lý cho ngời sau
cai.
- Giúp gia đình giải quyết các xung đột trong tơng tác giữa các thành viên
để đối tợng đợc sống trong môi trờng hoà thuận.
- T vấn, tham vấn cho các thành viên trong gia đình tránh hắt hủi, xa lánh, ngợc
đãi họ mà cần yêu thơng, nâng đỡ họ. Để gia đình mãi là chỗ dựa tinh thần, để v-
ợt qua khó khăn.
- Phối kết hợp với Trung tâm cai nghiện khi cần thiết.
3.2.3 Với cộng đồng:
Công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng là rất lớn,
nếu thực hiện tốt thì sẽ có tác dụng đề phòng tái nghiện:
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức, tác hại của ma tuý và cách phòng chống
tại cộng đồng.
- Giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng, không xa lánh ngời nghiện ma
tuý và có trách nhiệm giúp đỡ đối tợng trong cải thiện các mối quan hệ tại cộng
đồng.

- Tạo điều kiện cho đối tợng đợc học tập, làm việc tại cộng đồng, hỗ trợ
các điều kiện vật chất, y tế khi cần thiết.
- Liên kết nhiều ngành, đoàn thể trong việc chống tái nghiện và phòng
chống ma tuý, triệt phá các ổ tiêm chích, buôn bán ma tuý.
Phần D. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận:
- Trong khoảng thời gian và tầm kiến thức chuyên môn còn hạn chế, bài
Chuyên đề và phần đi sâu nghiên cứu của em mới chỉ mang tính chất tìm hiểu và
học hỏi. Nhng những gì em thu đợc qua nghiên cứu chuyên đề này đã giúp em
hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề ma tuý của huyện nhà. Những khó khăn, thách
thức mà công tác phòng chống ma tuý của Đảng bộ và Nhân dân địa phơng đang
phải đối mặt.
- Qua đây, em cũng nhận thức rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của công
tác phòng chống tái nghiện, giúp đỡ đối tợng tái hoà nhập cộng đồng sau cai
nghiện, đây là công việc rất khó khăn, trở ngại nhng lại có ý nghĩa quyết định tới
hiệu quả của công tác cai nghiện phục hồi cho đối tợng.
2. Kiến nghị:
- Với Nhà trờng:
Để viết đợc một chuyên đề chuyên sâu, sinh viên chúng em cần có thời
gian nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm số liệu, khảo sát thực tế nên cần nhiều thời
gian và cần sự sắp xếp phân bố thời gian phù hợp để chúng em hoàn thành
chuyên đề với hiệu quả tốt.
- Với UBND huyện và Phòng Lao động Thơng binh Xã hội:
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
16
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
Tạo cơ hội để sinh viên có điều kiện tìm hiểu tình hình thực tế địa phơng,
để có cơ hội đóng góp một phần công sức của mình cho quê hơng.
Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Tâm lý học phát triển của Trờng Đại học Lao động Xã hội,

Nhà xuất bản Lao động xã hội.
2. Giáo trình Pháp luật về các vấn đề xã hội, Trờng Đại học Lao động Xã
hội, Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2003.
3. Các chất ma tuý ở Viêt Nam, Phan Quốc Kính, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, năm 1995.
4. Báo cáo tổng kết về thực trạng nghiện ma tuý năm 2007 của Phòng Lao
động Thơng binh Xã hội huyện Quốc Oai.
5. Tài liệu tập huấn về chuyên đề ma tuý dành cho sinh viên đi thực hành
Công tác xã hội, Khoa Công tác xã hội, năm 2007.
6. Giáo trình Cứu trợ xã hội, Trờng Đại học Lao động xã hội, Nhà xuất bản
Lao động Xã hội, năm 2003.
7. Giáo trình Tâm lý học xã hội, Trờng Đại học Lao động xã hội, năm
2007.
8. Tạp chí Lao động Xã hội, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Mục lục
Lời nói
đầu 1
Phần a. cơ sở lý luận và cơ sở thực tiến3
i. cơ sở lý luận 3
1. một số khái niệm liên quan3
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
17
Chuyên đề Ma tuý Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vệ
2. các chất ma tuý và các chất gây nghiện.4
3. Tác hại của ma tuý.5
4. Đặc điểm tâm lý của ngời nghiện.6
II. Cơ sở thực tiễn 7
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nớc về phòng chống ma tuý 7
2. Quan điểm của Đảng bộ và Nhân dân huyện Quốc Oai về công tác phòng
chống ma tuý 8

Phần B. Thực trạng về tệ nạn ma tuý ở huyện quốc oai
tỉnh hà tây.9
1. Vài nét khái quát về huyện Quốc Oai9
2. Thực trạng ma tuý ở huyện Quốc Oai 10
3. Các biện pháp phòng chống ở huyện Quốc Oai 14
Phần C. Một số giải pháp hỗ trợ đối tợng nghiện hút sau
cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng16
1. Cơ sở đề ra các biện pháp.16
2. Một số biện pháp mà địa phơng đã áp dụng 17
3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ đối với ngời nghiện tái hoà nhập cộng đống ở
huyện Quốc Oai17
Phần D. Kết luận và kiến nghị 17
1. Kết luận19
2. Kiến nghị 19
Tài liệu tham khảo.20
Mục lục 21
Giảng viên hớng dẫn: Th.s Tiêu Thị Minh Hờng
18

×