Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác thanh niên của đảng bộ hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.78 KB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HÀ THỊ VIỆT ÁNH

ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
THANH NIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HÀ THỊ VIỆT ÁNH

ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
THANH NIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hƣơng


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn "Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác
thanh niên của Đảng bộ Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay" là công trình nghiên
cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận văn là hoàn toàn trung thực
và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả Luận văn

Hà Thị Việt Ánh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học với
đề tài: "Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ Hà Tĩnh
trong giai đoạn hiện nay" bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.

Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến nhà trường cùng các thầy cô giáo trong bộ môn "Chính trị học”, thuộc
khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc Gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Trần Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian thực hiện Luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp Chính trị học đã ủng hộ,
động viên tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị, em đồng
nghiệp thuộc cơ quan Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để

tôi có đủ thời gian, tài liệu tiến hành các hoạt động nghiên cứu của mình trong
suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài.
Thực hiện đề tài với thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chắc
chắn luận văn này sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Hà Thị Việt Ánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI
PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC THANH NIÊN.............................................................................13
1.1. Vai trò của thanh niên, công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng
và quan điểm của Đảng về đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.........13
1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................................13
1.1.2. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
về thanh niên và công tác thanh niên..................................................................16
1.1.3.Quan điểm của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên.............................................................................................22
1.2. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................26
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử tác động đến thanh niên
và công tác thanh niên tỉnh Hà Tĩnh...................................................................26
1.2.2. Tình hình thanh niên và công tác thanh niên Hà Tĩnh trong những năm
đầu thế kỷ XXI.....................................................................................................31

Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
THANH NIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC
ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.............................................................36
2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh quán triệt chủ trƣơng của Đảng về công tác
thanh niên đáp ứng yêu cầu mới......................................................................36
2.2. Kết quả, nguyên nhân và một số kinh nghiệm........................................41
2.2.1. Những thành quả đạt được.......................................................................41
2.2.2. Một số hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm..........................................57

1


Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI..............................63
3.1. Dự báo xu hƣớng biến đổi đối với thanh niên và công tác thanh niên
trƣớc những tác động của tình hình quốc tế và trong nƣớc hiện nay.........63
3.2. Phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo công tác
thanh niên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện lịch sử mới..............69
3.2.1. Những vấn đề có tính nguyên tắc đổi mới PTLĐ của Đảng bộ tỉnh
Hà Tĩnh đối với công tác thanh niên....................................................................................... 69
3.2.2. Phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo công tác thanh niên của
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện lịch sử mới..............................................71
3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu đổi mới phương thức lãnh đạo công tác
thanh niên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh hiện nay..................................................74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................92

PHỤ LỤC


2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban Chấp hành

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐVTN

Đoàn viên thanh niên

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TN


Thanh niên

PTLĐ

Phương thức lãnh đạo

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ buổi bình minh lịch sử của đất nước, trải qua hàng ngàn năm tồn tại và
phát triển, vai trò to lớn của thanh niên luôn gắn với vận mệnh của dân tộc. Đó là
lớp người luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống giặc
ngoại xâm, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nhận định: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân xã hội" [58, tr.69].Chính sức mạnh của tuổi trẻ đã đem lại
nguồn sinh lực vô tận cho dân tộc ta vượt qua bao gian lao, thử thách, kết tinh
nên một nền văn hoá tiên tiến, giàu bản sắc, một ý chí vô địch về lòng quả cảm,
vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến tới xây dựng một
đất nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, vai trò của thế hệ trẻ đối với dân tộc không phải ở mọi thời đại
đều được phát huy cao nhất mà còn phải tuỳ thuộc vào sự tiến bộ của các lực
lượng lãnh đạo trong thời kỳ đó. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với
ngọn đuốc soi đường là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh niên
Việt Nam đã phát huy cao độ tiềm năng và sức mạnh trong công cuộc giải phóng

dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ ngày nay ý thức được trách nhiệm
và nghĩa vụ cao cả của mình đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc và sự phát
triển của đất nước; hầu hết thanh niên đều ý thức được nhiệm vụ "người chủ
tương lai của đất nước" mà Đảng, Nhà nước đã tin tưởng giao phó.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc chăm lo
giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát huy tài năng, sức
sáng tạo. Đảng đã xác định rõ:
"Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố
quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu
trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ,
4


sức khỏe và sáng tạo... Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội
dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân
tộc…” [67, tr.3].
Gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã giành được những
thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, vị thế của Việt Nam đang ngày càng được
khẳng định trên trường quốc tế. Trong bối cảnh ấy, thế hệ trẻ có nhiều vận hội
mới, phát huy sức trẻ, sức sáng tạo của mình trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cùng với những thời cơ thuận lợi, thanh niên Việt Nam
ngày nay đang phải đứng trước những thách thức to lớn. Trong điều kiện tình
hình thế giới và khu vực phức tạp chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn khó lường,
vấn đề Biển đảo đang ngày càng nóng lên, những tác động tiêu cực từ mặt trái
của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa kinh tế; sự phá hoại của các
thế lực thù địch; các tệ nạn tiêu cực xã hội, phân hóa giàu nghèo... Do vậy, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên là một nội dung quan
trọng, có tính thiết yếu đối với hoạt động của các cấp ủy Đảng trong thời kỳ mới.
Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) là nhân tố đặc biệt quan trọng
tạo nên chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đổi mới PTLĐ của Đảng là nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng của công tác xây dựng Đảng, luôn được Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện.
Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn chú trọng tới công tác
thanh niên, tạo cơ hội cho thanh niên đẩy mạnh công tác tập hợp, giáo dục định
hướng lý tưởng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính
trị, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng
- an ninh ở các địa phương. Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh
Hà Tĩnh không ngừng phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp

5


thanh niên được mở rộng; số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày
càng tăng. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã
hội đối với thanh niên, công tác thanh niên đã có chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp
ủy Đảng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, dẫn tới hoạt động của công tác
thanh niên gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân sâu xa là đổi mới PTLĐ của
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh còn có phần lúng túng từ nhận thức đến quy trình ban
hành nghị quyết, tổ chức quan triệt nghị quyết; từ công tác cán bộ đến công tác
kiểm tra giám sát hoạt động thanh niên, chưa đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo công
cuộc đổi mới ở địa phương.
Từ yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), hội nhập ngày càng sâu rộng với các
nước trên thế giới và yêu cầu khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo
công tác thanh niên, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phải tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ PTLĐ đối với công tác thanh niên đáp ứng với yêu cầu mới.
Là người trực tiếp phụ trách công tác thanh niên, đang làm việc tại cơ

quan Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, với mong muốn góp phần tổng kết thực tiễn, từ đó
nâng cao chất lượng vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh
niên, tôi chọn đề tài: "Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác thanh niên của
Đảng bộ Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp chương
trình cao học, chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác vận
động quần chúng của Đảng. Do vậy, đổi mới PTLĐ của Đảng đối với công tác
thanh niên là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng
Cộng sản cầm quyền trong giai đoạn hiện nay, được các nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu với những cấp độ và mục tiêu khác nhau. Có
thể chia thành các nhóm công trình theo các nội dung sau:
6


Thứ nhất là các công trình đề cập đến phương thức lãnh đạo của Đảng
nói chung.
Có thể kể đến các công trình: Nguyễn Đức Bình (chủ biên) (1999), Đổi mới
và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Trần Đình Huỳnh (2001), Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Đình Nghiêm (Chủ biên), (2002), Đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Kỷ yếu Hội thảo lý luận
giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2004), Xây dựng
đảng Cộng sản cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đỗ Quang Tuấn (chủ biên) (2006), Đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đỗ Hoài Nam
(Chủ biên) (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong điều kiện mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tô Huy Rứa
chủ biên, (2008), “Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số

nước trên thế giới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Huyên (chủ
biên), (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền nội dung và phương thức cầm quyền của
Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;...

Về Đề tài khoa học cấp Nhà nước, giai đoạn 2000 - 2005, mã số
KX.03.08: “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, do
GS.TS Phạm Ngọc Quang làm chủ nhiệm...
Các công trình trên làm rõ một số vấn đề lý luận về Đảng Cộng sản cầm
quyền; PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước; những nhân tố quy định PTLĐ của
Đảng đối với Nhà nước. Đồng thời, phân tích thực trạng PTLĐ của Đảng đối với
các cơ quan này, đề xuất một số giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Quốc
hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp...

7


Thứ hai là các công trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên nói chung.
Có thể kể đến các công trình: Dương Tự Đam, Những tư tưởng cơ bản
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn, Nxb. Thanh niên,
2000; Ban Dân vận Trung ương, Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận
động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001; Đoàn Văn Thái, Nhiệm vụ cơ bản của thanh
niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Thanh
niên, Hà Nội, 2004; Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh
niên trong cách mạng Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003; Nguyễn Thọ
Ánh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb.
Thanh niên, Hà Nội, 2006; Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi (2002-2007), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2007; Lâm

Quốc Tuấn, Đỗ Tất Thắng (đồng chủ biên), Đảng lãnh đạo công tác thanh niên
trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011.
Ngoài các công trình khoa học trên, có rất nhiều bài viết đề cập đến công
tác thanh niên và sự lãnh đạo của Đảng, với nhiều gọc độ khác nhau. Đó là bài
viết của tác giả Trương Tấn Sang, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa được
Tạp chí Cộng sản số 15 (159) ấn hành năm 2008. Tác giả Nguyễn Đức Tiến với
bài viết Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho
thanh niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 14 (158) năm 2008; Bài Đảng lãnh
đạo công tác thanh niên và đoàn thanh niên được in tại Báo Điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam, ra ngày 17/7/2008....
Các công trình trên sau đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên, đoàn thanh niên trong
tiến trình cách mạng; vị trí, tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên,
đóng góp và hạn chế của thanh niên đối với tiến trình cách mạng, nêu lên

8


nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên; Một số công trình đã đề cập đến việc giáo dục, phát triển lý tưởng
cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng,
toàn dân và cả hệ thống chính trị. Ngoài ra, một số Luận án, luận văn đề cập tới
các vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nói
chung, đề cập đến một số vấn đề lý luận chung.
Thứ ba là các công trình đề cập những vấn đề có liên quan đến Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo công tác thanh niên và những hoạt động của thanh
niên Hà Tĩnh nói riêng.
Có thể kể đến các công trình:, Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, Đặng Duy Báu
(chủ biên) (2000), Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ Hà

Tĩnh, Đặng Duy Báu (chủ biên) (2001),Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, Phạm Hồng Chương (chủ biên) (2011),Tập 3, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Trong hai công trình này, các tác giả chủ
yếu tập trung vào quá trình hoạt động Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh một cách toàn diện
cả về hoạch định chủ trương đến chỉ đạo thực hiện, cả thành quả và hạn chế
khiếm khuyết của quá trình hoạt động đó, trong đó có đề cập một phần nhỏ nói
về thanh niên và công tác thanh niên.
Công trình: Truyền thống 75 năm công tác Dân vận của Đảng bộ Hà Tĩnh
(1930 - 2005), Nhà máy in Hà Tĩnh năm 2005 của tác giả Đặng Thanh Liên.
Công trình này chủ yếu đề cập đến lịch sử truyền thống của Ban Dân vận của
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, trong đó có đề cập
đến một phần về công tác vận động thanh niên của tỉnh.
Công trình: Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Hà Tĩnh (1931 1996), của Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh,Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1997. Công trình này có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh trong phạm vi thời gian được xác định, nhưng chủ yếu nghiên cứu
hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh và phong trào thanh niên
từ năm 1931 đến 1996.
9


Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến những mảng hoạt động của
thanh niên tỉnh Hà Tĩnh qua các chặng đường lịch sử; đề cập đến chủ trương và
quá trình chỉ đạo thực hiện công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh qua
một số chặng đường cách mạng; Công tác vận động thanh niên của Đảng bộ tỉnh
Hà Tĩnh…Đó là những nguồn tư liệu quý để tác giả luận văn có thể kế thừa, giải
quyết nhiệm vụ đặt ra của đề tài luận văn.
Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ dừng lại chủ yếu ở trong bức tranh
tổng thể chung của lịch sử hoạt động Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh qua các chặng đường
cách mạng, hoặc thực tiễn hoạt động của đoàn thanh niên tỉnh Hà Tĩnh. Cho đến
nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về

Đổi mới phương thức lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ
góc độ khoa học chính trị.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, đúc rút những kinh
nghiệm từ thực tiễn, đề xuất phương hướng và những giải pháp đổi mới PTLĐ
của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thanh niên trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Phân tích rõ vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong sự

nghiệp cách mạng; đặc điểm của thanh niên tỉnh Hà Tĩnh và thực trạng công tác
thanh niên tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
-

Làm rõ khái niệm PTLĐ của Đảng và đổi mới PTLĐ của Đảng bộ tỉnh

Hà Tĩnh dối với công tác thanh niên và những vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới
PTLĐ của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
-

Đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đối với công

tác thanh niên hiện nay, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân dẫn tới những

thành công và hạn chế.
10


-

Dự báo xu hướng biến đổi và những tác động của tình hình đối với thanh

niên và công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay; Đề xuất phương hướng và
các giải pháp khả thi tiếp tục đổi mới PTLĐ công tác thanh niên của Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu việc đổi mới PTLĐ của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh dối
với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
-

Về nội dung: Nghiên cứu các chủ trương, chính sách và quá trình cụ thể

hóa các chủ trương, chính sách (tập trung chủ yếu về đổi mới PTLĐ của Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh về công tác thanh niên).
- Về không gian: Khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- Về thời gian: Trong giai đoạn hiện nay (chủ yếu từ năm 2005 đến nay)
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh liên
quan tới công tác thanh niên và đổi mới PTLĐ công tác thanh niên.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau: Lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp. Đặc biệt là phương pháp
thống kê và khảo sát thực tiễn. Đây là phương pháp quan trọng, người nghiên
cứu hiện đang làm việc tại cơ quan Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, đã có thời gian dài tiếp
cận thực tiễn, tiếp xúc với nhiều đoàn viên thanh niên nên phần nào nhìn nhận và
đánh giá đúng vai trò của thanh niên cũng như quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
Hà Tĩnh trong công tác thanh niên.
11


6. Đóng góp của luận văn
-Luận văn đi sâu tìm hiểu về nội dung, phương thức lãnh đạo công tác
thanh niên của Đảng bộ Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, từ đó góp phần cung
cấp thêm luận cứ khoa học cho Đảng bộ Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới PTLĐ trong
quá trình hoạch định chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện công tác thanh
niên trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
-

Góp phần làm sáng tỏ sự sáng tạo, năng động của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

trong quá trình đổi mới PTLĐ thanh niên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời,
góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác lãnh đạo thanh
niên đối với cán bộ, đảng viên, cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp ở một tỉnh trên
địa bàn miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
-


Đề tài luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị về tổng kết thực tiễn

đối với những người quan tâm nghiên cứu về công tác thanh niên trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm 03 chương, 9 tiết.

12


Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ TĨNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Vai trò của thanh niên, công tác thanh niên trong sự nghiệp cách
mạng và quan điểm của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
1.1.1. Một số khái niệm
Trước hết, về khái niệm“Thanh niên”: theo điều 1, Luật Thanh niên năm
2005: thanh niên là công dân Việt Nam từ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội của
những người “mới lớn”. PGS.TS Phạm Hồng Tung, khi nghiên cứu về lối sống
của thanh niên cho rằng: tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ con sang người
lớn trong cuộc đời mỗi người, đây là một nhóm “động”, không ổn định, nó như
một dòng chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay với
những người đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm.
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một độ tuổi, ở giữa lứa tuổi trẻ em và
tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuy
nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối.
Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống, nghề
nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng,

tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được thể hiện ở
sự năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu mơ ước và hoài bão lớn,
thích cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho xã
hội để khẳng định bản thân.
Từ những cơ sở trên, có thể định nghĩa: Thanh niên Việt Nam là những
người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm những người có sức khỏe thể chất đạt đến
đỉnh cao; năng động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, thích giao lưu, học hỏi để
nâng cao trình độ về mọi mặt, mong muốn được đóng góp cho xã hội để khẳng

13


định bản thân. Họ là một lực lượng quan trọng của xã hội hiện tại cũng như
trong tương lai.
Khái niệm “công tác”; “công tác thanh niên”.
Sách tra cứu các cụm từ về tổ chức: “công tác” là công việc của tổ chức,
cơ quan, đơn vị (đảng, nhà nước, đoàn thể, đơn vị kinh tế, sự nghiệp…) cùng
nhau thực hiện, hoặc giao cho từng thành viên trong tổ chức, cơ quan, đơn vị đó
thực hiện.
Công tác thanh niên là công việc về thanh niên của tổ chức, cơ quan, đơn
vị, (đảng, nhà nước, đoàn thể, đơn vị kinh tế, sự nghiệp…) mà các thành viên
trong tổ chức, cơ quan đơn vị đó cùng nhau thực hiện, hoặc giao cho từng thành
viên của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó thực hiện dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát của tập thể những người lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức, cơ quan , đơn
vị đó, và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi những công
việc của mình về thanh niên, góp phần vào thành tựu lãnh đạo công tác thanh
niên của Đảng.
Khái niệm “Lãnh đạo”.
“Lãnh đạo” theo nghĩa chung nhất, được “Đại từ điển tiếng Việt” đưa ra
gồm hai nghĩa chính: với tư cách là động từ, “lãnh đạo” là dẫn dắt, tổ chức

phong trào theo đúng đường lối cụ thể. Với tư cách là danh từ, thì “Lãnh đạo”
dùng để chỉ các cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức,
dẫn dắt phong trào [95, tr.997].
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: Cách mệnh, "trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và
tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thì thuyền mới chạy" [60, tr.267,268]. Từ chỉ dẫn của Người ta thấy rõ,
những vấn đề chủ yếu của “sự lãnh đạo” của Đảng, gồm: chủ thể lãnh đạo

14


(Đảng Cộng sản Vệt Nam), đối tượng lãnh đạo (nhân dân lao động Việt Nam),
nội dung lãnh đạo (thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam), phương thức
lãnh đạo của Đảng (đó là cách thức vận động, liên lạc, tổ chức nhân dân, tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới vì thắng lợi của cách
mạng). Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhiều lần bàn và chỉ ra những nội hàm chủ
yếu của khái niệm “lãnh đạo”, “lãnh đạo đúng” của Đảng. Trong tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc”. Người viết: “Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì
nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là
người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2.

Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân

chúng giúp sức thì không xong.
3.


Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng

phải có quần chúng giúp mới được” [62, tr. 285].
Như vậy, Đảng lãnh đạo công tác thanh niên là toàn bộ hoạt động của
Đảng đề ra các chủ trương, nghị quyết về công tác thanh niên cụ thể hoá và tổ
chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết đó; tổ chức kiểm tra, giám sát toàn bộ
hoạt động đó, nhằm xây dựng và phát huy mạnh mẽ vai trò của thanh niên nước
ta trong sự nghiệp đỏi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Công tác thanh niên là công việc của Đảng, của tất cả các tổ chức hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; Đảng lãnh đạo và trực tiếp tiến hành
công tác thanh niên, đồng thời lãnh đạo các tổ chức trong xã hội, nhất là các tổ
chức trong hệ thống chính trị tiến hành công tác thanh niên.
Khái niệm: Phương thức lãnh đạo của Đảng.
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên, cho rằng:
“phương thức” là phương pháp và hình thức tiến hành; “phương pháp” là cách
thức tiến hành để có hiệu quả cao [95, tr.1351,1352].

15


Như vậy, "phương thức" là hình thức và phương pháp, hay cách thức tiến
hành công việc để có hiệu quả cao. "Phương thức" tiến hành công việc đúng
đắn, phù hợp với công việc sẽ đem lại hiệu quả cao; ngược lại, phương thức tiến
hành công việc không đúng đắn, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả thấp, thậm chí
không đạt hiệu quả. Vì vậy, vấn đề rất quan trọng phải quan tâm là lựa chọn cho
được phương thức tiến hành công việc phù hợp với công việc. Để đạt được điều
đó, phải xuất phát từ công việc, trên cơ sở công việc để lựa chọn phương thức
tiến hành công vịêc đó. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp.

Phương thức lãnh đạo của Đảng được các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu lý luận, các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu, ngày càng được
làm sáng tỏ, nhất là trong quá trình thực hiện đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn
diện từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay. Có thể khái quát: phương thức lãnh
đạo của Đảng là các hình thức, phương pháp mà Đảng sử dụng để tác động vào
đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết … của
Đảng trong các giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, khái niệm “phương thức lãnh đạo” có nội dung rất rộng, chỉ
toàn bộ phương pháp chung và các phương pháp cụ thể của toàn bộ quá trình
lãnh đạo và cầm quyền của Đảng - bắt đầu từ khâu xây dựng đường lối, chính
sách cho đến khi đường lối, chính sách đó đến được với quần chúng nhân dân và
trở thành hiện thực với những chỉ số hiệu quả cụ thể.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng
Các nhà sáng lập CNXH khoa học đã sớm nhận thấy vai trò và khả năng của
thanh niên, đó là lực lượng xã hội hùng mạnh, có khả năng cách mạng to lớn và
luôn hướng tới lý tưởng tiến bộ của thời đại. Theo đó các đảng của giai cấp công
nhân cần giáo dục thanh niên, tập hợp họ trong tổ chức của những người cộng sản
trẻ tuổi, chuẩn bị lực lượng làm nguồn sinh lực cho các Đảng Cộng sản.
16


Khi bàn về thanh niên, C.Mác chỉ rõ: "Những công nhân tiên tiến ý thức
một cách đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, qua đó cũng là tương lai của
cả loài người phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệm vụ giáo dục thế hệ công dân trẻ''
[55, tr.118]. Qua đó, C.Mác cũng đã đề ra nhiệm vụ cho các Đảng Cộng sản, phải
lãnh đạo việc phát triển, hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên, coi
đó là công việc thiết thực để xây dựng Đảng, bởi lẽ theo ông:

"Đảng của chúng ta là đảng của tương lai, mà tương lai lại thuộc
về thanh niên. Chúng ta còn là đảng của những người đổi mới, vì sự đổi
mới mà thanh niên luôn ham thích. Chúng ta là đảng của cuộc đấu tranh
hy sinh, xả thân chống lại những gì mục nát, mà thanh niên bao giờ cũng
đi đầu trong cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân ấy" [55, tr.120].
Thống nhất với những tư tưởng của Mác về vai trò của thanh niên trong
xây dựng Đảng của giai cấp công nhân, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, thanh niên
không thể đứng ngoài chính trị, điều đó đòi hỏi phải tổ chức họ lại, "Họ là đạo
quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hậu bị của Đảng” [545
tr.121].
Khái niệm “hậu bị” được đưa ra trong ý nghĩa, là thanh niên phải được tổ
chức lại thành đội xung kích cho Bộ tham mưu của giai cấp vô sản, đồng thời
khi tổ chức lại, được giáo dục cộng sản chủ nghĩa, họ là lực lượng hậu bị, tức là
nguồn lực bổ sung cho Đảng, là lớp sau của Đảng.
Phát triển tư tưởng của C. Mác và Ăngghen về vai trò của thanh niên và tổ
chức Đoàn đối với việc xây dựng Đảng, Lênin cho rằng, thanh niên là sinh lực
chiến đấu của Đảng. Người quan niệm:
"Người ta quan sát thấy thanh niên công nhân một khát vọng nồng
cháy không gì kìm hãm được sự vươn lên lý tưởng dân chủ và chủ nghĩa
xã hội. Sớm muộn thanh niên sẽ đến với chủ nghĩa xã hội nhưng bằng con
đường khác với cha anh họ" [48, tr.67].

17


Tại Đại hội lần thứ III của Đoàn TNCS Nga, Lênin đã chỉ rõ:
"Các đồng chí phải tự tiến hành giáo dục thành những người cộng
sản... Đoàn thanh niên cộng sản phải là một đội quân xung kích, một đội
ngũ mà ở đó mọi đoàn viên đều có tinh thần chủ động và quyết tâm cao"
[48, tr.381].

Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đều thống nhất quan
điểm trong việc đánh giá cao vai trò của thanh niên và của tổ chức Đoàn TNCS
đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS theo C. Mác, Ăngghen và Lênin là tất yếu
khách quan, là xây dựng tổ chức của những người cộng sản trẻ có nhiệm vụ
chính là tập hợp và giáo dục thanh niên theo lý tưởng của Đảng; là một bộ phận
của xây dựng Đảng. Đoàn là đội hậu bị của Đảng. Nếu không xây dựng tổ chức
của những người cộng sản trẻ tuổi vững mạnh thì sự nghiệp xây dựng Đảng tất
yếu sẽ khó khăn và hẫng hụt. Do đó, xây dựng tổ chức Đoàn được coi là một bộ
phận trong công tác xây dựng Đảng và đây là tổ chức tập hợp, giáo dục thanh
niên, phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nếu như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin luôn gắn vấn đề
thanh niên với phong trào công nhân và Đảng tiên phong thì Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn gắn thanh niên với vấn đề dân tộc. Người đã nêu luận điểm nổi tiếng
"Muốn cho dân tộc hồi sinh, trước hết hãy hồi sinh thanh niên", khi Đông
Dương bị thực dân Pháp đô hộ. Người cho rằng muốn cứu Đông Dương trước
hết phải cứu thanh niên, Người tha thiết kêu gọi: "Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Ngươi sẽ nguy mất nếu đám thanh niên già cỗi của người không
dám hồi sinh" [60, tr.133].
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề xây dựng Đoàn, coi đó là
một tất yếu khách quan, một bộ phận quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng
Đảng. Nói đến vai trò của Đoàn trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh

18


thường nói đến vai trò của thanh niên trong cách mạng. Người nói: "Thanh niên
là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh
phần lớn là do thanh niên ", "Thanh niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ
thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương

lai" [62, tr.12]. Trong Di chúc, Người đã nêu ra luận điểm: "Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Trong luận
điểm này, thể hiện ý nghĩa của vấn đề và quy luật của vấn đề. Sự tiếp nối nhau
giữa các thế hệ là tất yếu, nhưng sự tiếp nối, kế tục này không phải là sự kế tục
tự phát mà là sự kế tục cách mạng. Điều đó có nghĩa, quá trình cách mạng hoá
thanh niên là quá trình liên tục để cách mạng phát triển, dân tộc mãi mãi trường
tồn. Thanh niên có vai trò quyết định đến vận mệnh dân tộc và giai cấp như vậy,
tất yếu phải được học tập dưới ngọn cờ của Đảng.
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (tháng 10 năm 1956), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ:
"Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng
trong việc tổ chức và giảo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những
người chiến sỹ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và xây dụng chủ nghĩa cộng sản" [58, tr.248].
Theo đó, hơn ai hết, Đoàn thanh niên phải là đội quân hùng hậu đem các
chủ trương, chính sách cách mạng của Đảng đến với thanh niên và nhân dân,
đồng thời là lực lượng xung kích thực hiện thắng lợi những chính sách đó. Trong
mối quan hệ với Đảng, Người chỉ rõ Đoàn là đội hậu bị của Đảng. “Hậu bị” ở
đây là nói về một tổ chức chính trị gần Đảng nhất. “Hậu bị” chính là lớp người
cộng sản trẻ tuổi tất yếu sẽ tiếp sức mạnh cho lớp đàn anh. Chính vì vậy, không
có nhiệm vụ của một tổ chức nào trong số các tổ chức quần chúng được ghi
trong Điều lệ Đảng như nhiệm vụ của tổ chức Đoàn.
Để thực hiện tốt chức năng đội hậu bị, Hồ Chí Minh đặt ra những yêu cầu
rất cao đối với công tác xây dựng Đoàn về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là:
19


Trước hết, Đoàn phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với thanh niên, là chiếc cầu
nối giữa Đảng với thanh niên. Đoàn phải tìm ra những hình thức và phương thức
thích hợp để đoàn kết, tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc.

Thứ hai, Đoàn muốn đoàn kết được thanh niên thì: "Tất cả cán bộ, đoàn
viên phải gương mẫu, phải giữ vững đạo đức cách mạng, phải khiêm tốn cần cù,
dũng cảm, xung phong trong mọi công tác" [58, tr.165].
Thứ ba, tổ chức Đoàn phải rộng hơn tổ chức Đảng, nhưng khi kết nạp
đoàn viên phải lựa chọn cẩn thận, vì chất lượng đoàn viên có đạt được những
tiêu chuẩn cần thiết mới tạo được nền tảng chất lượng cho việc tuyển chọn đối
tượng Đảng sau này, cần coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của thanh niên và
công tác thanh niên.
Quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
thanh niên, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng lãnh
đạo công tác thanh niên. Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ:
"Đảng Cộng sản cần phải có một đội dự bị để lấy sức lực mới mẻ
đem vào đội ngũ của mình; Đảng Cộng sản cũng cần phải có một trường
học đào tạo những con em lao động cho Đảng", "Phải làm cho hết thảy
Đảng viên hiểu rằng công việc thanh niên cộng sản Đoàn là một việc cần
kíp, quan trọng như là một việc của Đảng vậy".
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, họp từ ngày 20 đến
26/3/1931, tại Sài Gòn. Hội nghị đã kiểm điểm việc thực hiện Án Nghị quyết về
Cộng sản Thanh niên vận động và đề ra nhiệm vụ "Cần kíp tổ chức ra Thanh
niên Cộng sản Đoàn". Như vậy, ngay trong kỳ họp lần thứ hai BCH Trung ương
Đảng đã quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam. Căn cứ vào
Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng mà Đoàn đã lấy ngày 26/3 là ngày thành
lập của mình.

20


Kể từ đó tới nay, qua các giai đoạn của cách mạng, Đảng luôn quan tâm

đề ra đường lối, chủ trương công tác vận động thanh niên và xây dựng Đoàn
Thanh niên Cộng sản. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá III) đã ra Nghị quyết
chuyên đề số 181, ngày 25/9/1968 về "Tăng cường công tác thanh niên"; Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra Nghị quyết số 26,
ngày 04/7/1985 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên"; Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) ra Nghị quyết 8 về "Đổi mới
công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân" ngày 13/3/1991.
Đặc biệt, trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa VII) đã ra Nghị quyết số 04 ngày 14/01/1993 về "Công tác thanh
niên trong tình hình mới". Trong đó Đảng đánh giá cao vai trò của thanh niên trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp đổi mới:

"Thanh niên ta ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng
hùng hậu.., thanh niên ta ngày nay có mặt mạnh cơ bản là trình độ học
vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu
nước, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn, lạc
hậu''. " Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [68, tr.82].
Trên cơ sở Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính
trị (khóa VI) ra Nghị quyết về "Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Đối với thế hệ
trẻ, chăm lo giáo dục bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết
việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [30, tr.82].
Đặc biệt, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/07/2008 của Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
21



×