Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Yếu tố hồi giáo trong quan hệ giữa mỹ và indonesia giai đoạn 2001 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.55 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ THÙY VÂN

YẾU TỐ HỒI GIÁO TRONG QUAN HỆ GIỮA
MỸ VÀ INDONESIA GIAI ĐOẠN 2001-2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ THÙY VÂN

YẾU TỐ HỒI GIÁO TRONG QUAN HỆ GIỮA
MỸ VÀ INDONESIA GIAI ĐOẠN 2001-2016

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Thị Thùy Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, em đã nhận
đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô trong Khoa Quốc tế học, Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là
PGS,TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, ngƣời đã hỗ trợ tận tình và tâm huyết cho
em từ khi chọn đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
cô Nguyễn Thị Thanh Thủy và tập thể các thầy cô giáo đã tham gia truyền thụ
kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Để đáp lại tấm chân tình đó, em sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức
mà mình đã đƣợc trang bị vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả nhất
nhằm đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
Xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng
HVCH Trịnh Thị Thùy Vân


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC................................................................................................................ 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HỒI GIÁO Ở INDONESIA VÀ QUAN

ĐIỂM CỦA MỸ ĐỐI VỚI HỒI GIÁO GIAI ĐOẠN 2001-2016.......................13
1.1. TÌNH HÌNH HỒI GIÁO Ở INDONESIA........................................................ 13
1.1.1. Tính khoan dung và xu hƣớng dân chủ hóa.................................................. 13
1.1.2. Tính cực đoan................................................................................................ 17
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA MỸ ĐỐI VỚI HỒI GIÁO GIAI ĐOẠN 2001-201620
1.2.1. Quan điểm của Tổng thống George W. Bush đối với Hồi giáo......................21
1.2.2. Quan điểm của Tổng thống Barack Obama đối với Hồi giáo........................26
Tiểu kết Chƣơng 1.................................................................................................. 30
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỒI GIÁO TRONG QUAN

HỆ MỸ - INDONESIA GIAI ĐOẠN 2001-2016................................................. 32
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA MỸ ĐỐI VỚI HỒI GIÁO Ở INDONESIA TỪ 2001-2016
VÀ PHẢN ỨNG CỦA INDONESIA...................................................................... 32
2.1.1. Xây dựng quan hệ Mỹ - Indonesia làm hình mẫu cho quan hệ giữa Mỹ với
các quốc gia Hồi giáo.............................................................................................. 32
2.1.2. Phản ứng của Indonesia................................................................................. 38
2.2. MỘT SỐ HỢP TÁC GIỮA MỸ VÀ INDONESIA LIÊN QUAN ĐẾN HỒI GIÁO.45

2.2.1. Hợp tác chống khủng bố................................................................................ 45
2.2.2. Hợp tác giáo dục và thúc đẩy dân chủ để giảm thiểu tính cực đoan trong Hồi
giáo ở Indonesia...................................................................................................... 50
2.3. NHẬN XÉT VỀ HỢP TÁC LIÊN QUAN ĐẾN HỒI GIÁO TRONG QUAN HỆ

MỸ - INDONESIA GIAI ĐOẠN 2001-2016……………………………………...58
Tiểu kết Chƣơng 2.................................................................................................. 61


1


CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI HỒI GIÁO VÀ

TÁC ĐỘNG........................................................................................................... 63
3.1. CHÍNH SÁCH CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP ĐỐI VỚI HỒI GIÁO

TRONG HƠN MỘT NĂM CẦM QUYỀN VÀ PHẢN ỨNG CỦA QUỐC TẾ......63
3.1.1. Chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với thế giới Hồi giáo...........63
3.1.2. Phản ứng của quốc tế đối với chính sách Hồi giáo của Tổng thống
Donald Trump......................................................................................................... 68
3.2. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH HỒI GIÁO CỦA TỔNG THỐNG DONALD
TRUMP ĐỐI VỚI QUAN HỆ MỸ - INDONESIA VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ.....75
3.2.1. Tác động đối với quan hệ Mỹ - Indonesia..................................................... 75
3.2.2. Tác động đối với các mối quan hệ quốc tế.................................................... 80
Tiểu kết Chƣơng 3.................................................................................................. 84
KẾT LUẬN............................................................................................................ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 88

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

T

CIA


C

FBI

F

FIU

F

IAEA

A

IMET
IS

I

JCPOA

J

JI

J

OIC

O


OPCW

O

C

Pesantren

P

UN

U

UNSC

U

USAID

D
YES

K

&


3



MỞ ĐẦU
1.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, Hồi giáo đã có những
ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống chính trị xã hội của toàn thể nhân loại. Hồi
giáo là cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa các tín đồ và giữa các quốc gia trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, một số kẻ Hồi giáo cực đoan hiện đang lợi dụng Hồi giáo
để kêu gọi các tín đồ thành lập một nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng (IS) ở Iraq và
Syria, gây xung đột vũ trang ở Trung Đông và tiến hành các hoạt động khủng
bố ở khắp nơi. Tất cả những điều này không chỉ trở thành mối đe dọa đối với
quốc gia mà khủng bố nhằm vào, nhất là Mỹ và phƣơng Tây, mà còn tác động
trực tiếp đến mối quan hệ quốc tế, tạo ra sự cạnh tranh ảnh hƣởng quyết liệt
giữa các nƣớc lớn tại các nƣớc Hồi giáo, đặc biệt là các nƣớc Trung Đông,
vốn nhiều dầu mỏ và có vị trí địa chiến lƣợc rất quan trọng.
Là một cƣờng quốc trên thế giới, Mỹ đã bảo trợ an ninh cho rất nhiều
đồng minh trên khắp các khu vực. Tuy nhiên, chính nƣớc Mỹ lại là nạn nhân
khủng khiếp của cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 ngay trong lòng nƣớc
Mỹ. Kể từ đó đến nay, nƣớc Mỹ cũng luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ
khủng bố từ những kẻ Hồi giáo cực đoan và đứng trƣớc nhiều thách thức
trong quan hệ với thế giới Hồi giáo.
Là nƣớc lớn nhất trong ASEAN, có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng tại
Đông Nam Á, Indonesia đang giữ một vai trò đáng kể trong chính sách của
các nƣớc lớn đối với khu vực, trong đó có Mỹ. Với tƣ cách là quốc gia Hồi
giáo đông dân nhất thế giới, Hồi giáo ở Indonesia chủ yếu phát triển theo
hƣớng ôn hòa. Tuy nhiên, vẫn có một số tổ chức khủng bố luôn tìm cách
chiêu nạp các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Indonesia vào mạng lƣới của

chúng nhằm mở rộng chân rết ra khắp khu vực. Điều này không chỉ đe dọa an
ninh của Indonesia mà còn là mầm mống đe dọa an ninh nƣớc Mỹ và các lợi

4


ích của Mỹ ở nƣớc ngoài. Chính vì vậy, Mỹ và Indonesia đều có nhu cầu hợp
tác với nhau để thúc đẩy Hồi giáo ôn hòa và chống khủng bố. Mỹ coi
Indonesia là cầu nối giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo, là một trong những mặt
trận chống khủng bố quan trọng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong khi đó,
Indonesia cũng muốn tranh thủ sự hợp tác của Mỹ để phát triển văn hóa giáo
dục Hồi giáo theo hƣớng khoan dung và ngăn chặn các nguy cơ khủng bố.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ yếu tố Hồi giáo tác
động đến quan hệ Mỹ - Indonesia nhƣ thế nào. Trên cơ sở đó để nắm thực
chất mối quan hệ Mỹ - Indonesia cũng nhƣ tác động của nó đối với các mối
quan hệ quốc tế. Từ đó có những nhận thức phù hợp trong quan hệ với Mỹ,
với Indonesia và các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến vấn đề an
ninh và tôn giáo. Với nhận thức nhƣ vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Yếu tố
Hồi giáo trong quan hệ giữa Mỹ và Indonesia giai đoạn 2001-2016” để viết
luận văn tốt nghiệp của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề



Việt Nam, trong những năm gần đây có khá nhiều luận văn liên quan

đến chính sách của Mỹ đối với khu vực và quan hệ Mỹ - Indonesia. Học viên
Trần Thị Huyền Trang, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội đã có khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2012 về “So
sánh chính sách an ninh Đông Nam Á của Mỹ dƣới thời hai tổng thống
George.W. Bush và Barack Obama” và luận văn thạc sỹ năm 2014 về “Chính
sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dƣới thời Tổng thống
Barack Obama 2009-2012”. Các luận văn đã đề cập đến cơ sở hình thành
chính sách an ninh Đông Nam Á của Mỹ và triển khai chính sách cụ thể của
hai tổng thống và những tác động đối với ASEAN và Việt Nam. Lê Phƣơng
Cát Linh, sinh viên Khoa Quốc tế học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luận văn năm 2013 về “Hồi giáo đối

5


với vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á” nhằm làm rõ sự hiện diện cũng
nhƣ đƣa ra những đánh giá, nhận định về vai trò của Hồi giáo đối với an ninh
Đông Nam Á. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử về “Chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Indonesia từ năm 1993 -2008” của tác giả Trƣơng Thị
Linh thuộc Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh (năm 2012) đã
đề cập đến các nhân tố chi phối việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với
Indonesia, chính sách đối ngoại của Mỹ và chính sách đối với Indonesia dƣới
thời Tổng thống B. Clinton và thời Tổng thống George W.Bush. Hồ Thị
Thành, giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội (năm 2015), với luận án tiến sỹ về quá trình dân chủ hóa ở
Indonesia từ năm 1945 đến nay - nhìn từ góc độ giai cấp trung lƣu và xã hội
dân sự, chủ yếu đề cập đến quá trình dân chủ hóa ở Indonesia, vai trò của giai
cấp trung lƣu và tổ chức xã hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa.
Năm 2014, Giáo sƣ, Tiến sỹ Nguyễn Thái Yên Hƣơng đã xuất bản
cuốn sách “Tôn giáo và việc vận dụng tôn giáo trong chính sách đối ngoại của
Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh”. Tác giả đã nêu bật vấn đề tôn giáo và quá
trình hoạch định, triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến

tranh Lạnh, bao gồm các điển cứu về việc sử dụng tôn giáo trong quan hệ đối
ngoại của Mỹ nhƣ vấn đề tôn giáo trong quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Nga, Mỹ các nƣớc Hồi giáo, trong đó có chính sách của Mỹ với các nƣớc Hồi giáo ôn
hòa - trƣờng hợp Indonesia.
Bên cạnh đó, còn có khá nhiều bài viết trên các tạp chí và trang web
liên quan đến chính sách của Mỹ đối với thế giới Hồi giáo và Đông Nam Á,
trong đó có Indonesia: Bài viết của Phạm Hoàng Tú Linh (2014) về “Chiến
lƣợc triển khai sức mạnh mềm của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á dƣới thời
chính quyền Barack Obama” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
6


01/2015. Bài “Nhiều nơi hỗn loạn sau lệnh cấm nhập cƣ của Trump” của
Hoàng Tú Linh đăng trên báo Tuổi trẻ online ngày 29/01/2017.


nƣớc ngoài, nhất là ở Indonesia và Mỹ, đã có một số công trình

nghiên cứu liên quan đến quan hệ Mỹ - Indonesia, trong đó có đề cập đến
quan hệ trong vấn đề Hồi giáo và hợp tác chống khủng bố. Cesarani Rilistya,
Học viên Khoa Khoa học Xã hội và Chính trị, Trƣờng Đại học Diponegoro,
Indonesia có bài viết về “Triển khai hợp tác giữa Indonesia với Mỹ trong
chống khủng bố tại Indonesia” (Implementasi kerjasama Indonesia dengan
AS dalam penanganan aksi terorisme di Indonesia) đăng trên Tạp chí Quan hệ
Quốc tế, Số 1 năm 2016. Trong khuôn khổ chƣơng trình trên, Indonesia và
Mỹ đã có rất nhiều hoạt động hợp tác chống khủng bố, trong đó đáng chú ý là
việc ký Biên bản ghi nhớ về chống khủng bố và sự hỗ trợ của Mỹ đối với
Indonesia trong việc huấn luyện và đào tạo cho Cảnh sát và Quân đội
Indonesia chống khủng bố.
Tác giả Siswanto đã có công trình nghiên cứu về “Quan hệ Indonesia Mỹ dƣới thời Tổng thống Obama, từ hợp tác chống khủng bố đến thúc đẩy
dân chủ” (Hubungan Indonesia Amerika di masa Obama dari Kerja Sama

Antiteroris sampai Penggalangan Demokrasi) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Chính trị của Viện Khoa học Indonesia tháng 4/2016. Theo đó, tác giả cho
rằng, quan hệ Mỹ - Indonesia thời kỳ Barack Obama có nhiều cơ hội phát
triển xuất phát từ chính sách chung của Mỹ cũng nhƣ hoàn cảnh xuất thân của
ông Barack Obama, chống khủng bố và hỗ trợ thúc đẩy dân chủ đƣợc xem là
lĩnh vực hợp tác nổi bật nhất trong thời kỳ này.
Nhà nghiên cứu Simela Victor Muhamad cũng có bài “Quan hệ
Indonesia - Mỹ sau khi Donald Trump đƣợc bầu làm Tổng thống” (Hubungan
Indonesia Amerika Serikat setelah terpilihnya Donald Trump sebagai
Presiden) đăng trên Tạp chí Info Singkat của Indonesia số 22, tháng 11/2016.

7


Trong đó, tác giả cho rằng quan hệ Mỹ - Indonesia đã phát triển rất tốt sau khi
Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ với việc hai nƣớc đã ký Hiệp định
Đối tác Toàn diện năm 2010. Mối quan hệ đó đƣợc hy vọng sẽ tiếp tục phát
triển tốt đẹp trong kỷ nguyên của Tổng thống Donald Trump bởi Mỹ không
thể không tính đến vị trí chiến lƣợc của Indonesia trong khu vực trong khi
Indonesia cũng coi trọng vai trò của Mỹ đối với an ninh khu vực. Tuy nhiên,
Indonesia vẫn sẽ kiên định chính sách ƣu tiên cho thế giới Hồi giáo.
Hugh R. McAslan, học viên Trƣờng Sỹ quan Chỉ huy và Tham mƣu
Mỹ trong luận văn thạc sỹ khoa học và nghệ thuật quân sự năm 2004 về
“Contemporary United States foreign policy towards Indonesia” đã nêu tổng
quan về mối quan hệ Mỹ - Indonesia; lợi ích quốc gia của Mỹ tại Indonesia và
chính sách của Mỹ đối với Indonesia lúc bấy giờ.
Robert W. Hefner, Trƣờng Đại học Boston cũng đã có bài nghiên cứu
“Enriching Islamic Education: An evaluation of the Indonesia pesantren
development program” trong báo cáo Viện Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển,
Amherst, Massachusetts năm 2006, nêu khái quát về mục đích và nội dung

Chƣơng trình Phát triển Pesantren ở Indonesia, giúp học giả và giáo viên của
các trƣờng Hồi giáo pesantren có đƣợc cái nhìn toàn diện và tích cực hơn về
sự đa dạng của xã hội và tôn giáo Mỹ, đồng thời có thể áp dụng những kiến
thức, sáng kiến mới trong giảng dạy sau khi trở về trƣờng.
Ngoài ra, còn có một số bài viết bằng tiếng Anh và tiếng Indonesia đề
cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ Mỹ - Indonesia nhƣ bài Obama
Pledges Expanded Ties With Muslim Nations đăng trên báo New York Times
ngày 10/11/2010. Bài phân tích về “Indonesia - Mỹ thảo luận về vấn đề tôn
giáo thiểu số và đa số tại diễn đàn mở” (Indonesia - Amerika Bahas Isu
Agama Minoritas dan Mayoritas di Forum Terbuka) đăng trên trang web của
báo Liputan, Indonesia ngày 31/7/2017.

8


Tuy nhiên, những công trình này hoặc là chỉ nghiên cứu rất khái quát về
quan hệ Mỹ - Indonesia nói chung hoặc chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh quan
hệ nào đó chứ chƣa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về quan hệ
Mỹ - Indonesia liên quan đến các vấn đề Hồi giáo. Luận văn “Yếu tố Hồi giáo
trong quan hệ giữa Mỹ và Indonesia giai đoạn 2001-2016” sẽ kế thừa, chọn
lọc các kết quả nghiên cứu trên, đồng thời bổ sung làm rõ những vấn đề chƣa
đƣợc đề cập hoặc đề cập chƣa sâu để giúp nâng cao sự hiểu biết về vấn đề
này. Đồng thời, luận văn cũng đƣa ra một số đánh giá về tác động từ chính
sách Hồi giáo của Mỹ đối với các mối quan hệ quốc tế hiện nay, từ đó để đƣa
ra những dự báo chính sách và tác động của nó đối với các mối quan hệ quốc
tế trong thời gian tới.
3.

Mục tiêu nghiên cứu


Làm rõ chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo và nhất là những hợp tác cụ
thể giữa Mỹ và Indonesia xung quanh yếu tố Hồi giáo giai đoạn 2001-2016 để
nắm thực chất mối quan hệ giữa Mỹ và Indonesia. Trên cơ sở đánh giá về xu
hƣớng chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo và tác động của nó đối với mối
quan hệ quốc tế để đƣa ra cách nhìn khách quan và nhận thức phù hợp về vai
trò của Hồi giáo trong đời sống chính trị xã hội thế giới. Từ đó giúp các nhà
nghiên cứu và một phần nào đó là các nhà hoạch định chính sách có quan
điểm và đối sách đúng đắn trong quan hệ với Mỹ cũng nhƣ với Indonesia.
Ngoài ra, tác giả mong muốn luận văn sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài
liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về Lịch sử Đông Nam
Á

thời hiện đại, Lịch sử quan hệ quốc tế.
4.
+

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn gồm:
Chính sách của Mỹ đối với thế giới Hồi giáo và đối với Indonesia

dƣới thời Tổng thống George W.Bush và Tổng thống Barack Obama và phản
ứng của Indonesia đối với chính sách trên.
9


+

Một số hoạt động hợp tác liên quan đến Hồi giáo giữa Mỹ và


Indonesia, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chống khủng bố và hợp tác
giáo dục, văn hóa.
+

Chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với các nƣớc Hồi giáo

và đối với Indonesia, tác động đối với các mối quan hệ quốc tế.
- Về phạm vi nghiên cứu
+

Về thời gian, luận văn nghiên cứu một số vấn đề Hồi giáo trong quan hệ

Mỹ - Indonesia sau vụ đánh bom khủng bố ngày 11/9/2001 trên đất Mỹ, trải dài
từ thời Tổng thống George W. Bush đến hết thời Tổng thống Barack Obama.

Lí do chọn mốc mở đầu và kết thúc thời gian nghiên cứu trên là vì sau
vụ khủng bố 11/9/2001, các vấn đề liên quan đến Hồi giáo luôn hiện hữu
trong đời sống chính trị Mỹ cũng nhƣ toàn thế giới. Quan hệ giữa Mỹ và thế
giới Hồi giáo cũng nhƣ mối đe dọa khủng bố trên đất Mỹ và lợi ích của Mỹ ở
nƣớc ngoài đã khiến Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, tác động
không nhỏ đến sân khấu chính trị thế giới và khu vực. Khủng bố là vấn đề
toàn cầu mà bản thân nƣớc Mỹ không thể tự giải quyết. Chính vì vậy, Mỹ cần
sự hợp tác với các nƣớc, trong đó có Indonesia - nƣớc Hồi giáo lớn nhất thế
giới, để thúc đẩy Hồi giáo ôn hòa và chống khủng bố. Quan hệ trong các vấn
đề Hồi giáo giữa Mỹ và Indonesia diễn ra thƣờng xuyên kể từ sau vụ đánh
bom trên đảo Bali của Indonesia năm 2002 và nó đặc biệt đƣợc đẩy mạnh sau
khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền năm 2009 - 2012.
+

Về không gian, luận văn giới hạn trong phạm vi quan hệ giữa Mỹ và


Indonesia liên quan đến Hồi giáo, trong đó tập trung vào vấn đề hợp tác chống
khủng bố và hợp tác giáo dục, văn hóa nhằm mục đích giảm thiểu tính chất
cực đoan của Hồi giáo Indonesia.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đặc thù của đề tài là nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế liên quan
đến Hồi giáo, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong quá trình
thực hiện luận văn gồm:
10


-

Phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: Phƣơng pháp này giúp tác giả

nắm đƣợc các quan điểm nghiên cứu mới, phù hợp với góc độ nghiên cứu của
Việt Nam. Từ đó có thể hệ thống đƣợc các quan điểm nghiên cứu và đƣa ra
những phân tích, đánh giá về chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo nói chung và
trong quan hệ với nƣớc Hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia nói riêng.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh: Nhằm làm rõ quan điểm tƣơng

đồng và khác biệt liên quan đến các đánh giá về chính sách của Mỹ đối với
Hồi giáo và trong quan hệ với Indonesia dƣới thời Tổng thống George
W.Bush và Tổng thống Barack Obama. Đồng thời, thông qua việc so sánh
giữa Hồi giáo Indonesia với Hồi giáo ở một số nƣớc khác, nhất là khu vực
Trung Đông, làm nổi bật tính chất ôn hòa của Hồi giáo Indonesia. Sử dụng
phƣơng pháp này sẽ giúp tác giả có đƣợc những phân tích, đánh giá có cơ sở
và đáng tin cậy.

-

Phƣơng pháp phân tích chính sách: Giúp tìm hiểu những văn bản

chính sách thể hiện quan điểm cũng nhƣ phƣơng thức thực thi chính sách từ
thời Tổng thống George W.Bush đến thời Tổng thống Barack Obama và Tổng
thống Donald Trump đối với Hồi giáo và trong hợp tác với Indonesia.
-

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Giúp hệ thống các quan điểm

đánh giá, từ đó đƣa ra những phân tích và đánh giá mang tính cá nhân của tác
giả về yếu tố Hồi giáo trong quan hệ Mỹ - Indonesia.
-

Phƣơng pháp dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách và hợp

tác cụ thể để đƣa ra xu hƣớng chính sách và tác động của nó hiện nay cũng
nhƣ trong tƣơng lai.
-

Ngoài ra, luận văn sẽ sử dụng một số lý thuyết về quan hệ quốc tế,

đặc biệt là chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo để tiếp cận và giải quyết các
vấn đề khoa học của đề tài, nhất là về khía cạnh giá trị và quan niệm bởi Hồi
giáo là yếu tố tinh thần, tƣ tƣởng nên ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống chính
trị nội bộ cũng nhƣ quan hệ quốc tế của một quốc gia.
11



6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn tập trung ở 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát tình hình Hồi giáo ở Indonesia và chính sách của
Mỹ đối với Hồi giáo giai đoạn 2001-2016. Nội dung của chƣơng này tập
trung khái quát tình hình Hồi giáo ở Indonesia và chính sách của Mỹ đối với
Hồi giáo giai đoạn 2001-2016 để thấy đƣợc tính khoan dung của cộng đồng
Hồi giáo Indonesia. Đồng thời, chƣơng này cũng tập trung nghiên cứu chính
sách đối với Hồi giáo của Tổng thống George.W. Bush và Tổng thống Barack
Obama để làm cơ sở cho việc phân tích các hợp tác liên quan đến Hồi giáo
giữa Mỹ và Indonesia trong Chƣơng 2.
Chƣơng 2: Những vấn đề liên quan đến Hồi giáo trong quan hệ Mỹ Indonesia giai đoạn 2001-2016, tập trung nghiên cứu các quan điểm của Mỹ đối
với Hồi giáo ở Indonesia giai đoạn 2001-2016, nhất là chủ trƣơng xây dựng
quan hệ Mỹ - Indonesia làm hình mẫu cho quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc Hồi
giáo và phản ứng của Indonesia đối với các chính sách này. Ngoài ra, chƣơng
này cũng nghiên cứu các hoạt động hợp tác song phƣơng liên quan đến huấn
luyện, đào tạo và tài trợ chống khủng bố, hợp tác giáo dục Hồi giáo và giao lƣu
văn hóa để giảm thiểu tính cực đoan trong Hồi giáo ở Indonesia.
Chƣơng 3: Xu hƣớng chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo và tác động.
Chƣơng này chú trọng phân tích các chính sách Hồi giáo của Tổng thống Trump
sau hơn một năm cầm quyền, phản ứng của các nƣớc và Indonesia đối với các
chính sách trên. Đặc biệt chƣơng này còn có các nội dung đánh giá tác động từ
các chính sách Hồi giáo của Chính quyền Trump đối với các mối quan hệ quốc
tế, trong đó chủ yếu là các tác động tiêu cực, khiến cạnh tranh và đối đầu giữa
các nƣớc lớn tăng lên, cản trở quan hệ giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo, tạo cớ để
các lực lƣợng cực đoan đẩy mạnh các hoạt động khủng bố.

12



CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HỒI GIÁO Ở INDONESIA VÀ
QUAN ĐIỂM CỦA MỸ ĐỐI VỚI HỒI GIÁO GIAI ĐOẠN 2001-2016

1.1. TÌNH HÌNH HỒI GIÁO Ở INDONESIA
1.1.1. Tính khoan dung và xu hƣớng dân chủ hóa
Là một đất nƣớc có số ngƣời theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, Hồi giáo
ở Indonesia hội tụ đầy đủ các đặc điểm nổi bật mà bất kỳ Hồi giáo ở nƣớc
nào cũng cần có.
Thứ nhất là tính khoan dung và tình huynh đệ. Văn hoá Hồi giáo nhấn
mạnh rằng tất cả mọi ngƣời trên thế giới đều giống nhau, không phân biệt con
ngƣời dựa trên màu sắc của lá cờ hoặc chủng tộc, các tín đồ luôn khoan dung
đối với ngƣời dân của tất cả các tôn giáo. Tất cả ngƣời Hồi giáo là anh em.
Những ngƣời Hồi giáo thƣờng có đức tin rất mạnh mẽ về tình anh em, không
kể ranh giới địa lý cũng nhƣ những thay đổi về điều kiện chính trị hay kinh tế.
Thứ hai là đạo đức. Hồi giáo luôn nhấn mạnh đến nhân phẩm, đạo đức,
trung thực, khiêm tốn, sự trong sạch, lòng bác ái và lòng quảng đại, đồng thời
chống lại sự lãng phí và cực đoan. Văn hoá Hồi giáo cũng luôn hƣớng về gia
đình, coi trọng mối quan hệ vợ chồng, chăm sóc trẻ em, duy trì tình yêu và sự
tôn trọng cha mẹ, lên án việc ngoại tình, gian dâm, đồng tính luyến ái, cờ bạc,
hoặc sử dụng rƣợu bia, nghiêm cấm giết ngƣời, nhất là đối với những ngƣời
không phải là tín đồ Hồi giáo trừ khi họ chống lại ngƣời Hồi giáo. Đây đƣợc
xem là những giá trị cốt lõi của một ngƣời Hồi giáo chân chính.
Thứ ba là sự năng động và tiến bộ. Văn hóa Hồi giáo đề cao đấu tranh vì
sự công bằng xã hội, bãi bỏ áp bức và tà ác. Hồi giáo không khuyến khích tín đồ
im lặng và thiền định khỏi sự phát triển của thế giới, ngƣợc lại phải tham gia đấu
tranh cho sự sống còn của đồng loại. Văn hoá Hồi giáo cũng khuyến khích học
tập, giáo dục, tìm hiểu kiến thức, không tách rời giáo dục tôn giáo và thế

13



tục. Các tín đồ Hồi giáo dƣờng nhƣ đều tin rằng tất cả kiến thức đều quan
trọng. Vì vậy, cần phải cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận những tiến bộ từ bất cứ
nguồn nào. Văn hoá Hồi giáo khuyến khích phát triển nghệ thuật, kiến trúc,
thẩm mỹ và y tế, duy trì môi trƣờng trong lành và giải trí lành mạnh.
Thứ tư là xu hƣớng lạc quan. Văn hoá Hồi giáo nhấn mạnh việc cần
phải thúc đẩy những điều tốt đẹp với sự khôn ngoan và kiên nhẫn. Hồi giáo
không thống trị hoặc định cƣ văn hoá nhƣng cũng không phải là một nền văn
hoá riêng biệt và cô lập. Ngƣợc lại, văn hóa Hồi giáo dạy cách lắng nghe và
đối thoại với ngƣời khác1.
Bên cạnh những đặc điểm chung, Hồi giáo ở Indonesia có những đặc
điểm riêng biệt và độc đáo, trong đó nổi bật nhất là tính khoan dung và xu
hƣớng dân chủ hóa.
Kể từ khi nƣớc Cộng hòa Indonesia đƣợc thành lập năm 1945,
Indonesia đã nổi tiếng với tuyên ngôn “Bhinela Tunggal Ika”, có nghĩa là
“Thống nhất trong Đa dạng”. Với lịch sử lâu đời và với hàng nghìn hòn đảo,
Indonesia đƣợc xem là một quốc gia đa nguyên với hàng trăm tộc ngƣời có
ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Trong bối cảnh đó, đất nƣớc này
cần có sự thống nhất mạnh mẽ giữa những tộc ngƣời khác nhau, đặc biệt là
tính khoan dung trong tôn giáo. Chỉ khi các tộc ngƣời có tôn giáo khác nhau
chấp nhận sự tồn tại cùng nhau thì xã hội Indonesia mới có sự ổn định.
Hiện tại, Indonesia là nƣớc đông ngƣời Hồi giáo nhất thế giới với
khoảng 202 triệu tín đồ, lớn hơn tất cả số ngƣời Hồi giáo ở Trung Đông cộng
lại. Tuy nhiên, dân số không phải là toàn bộ câu chuyện. Indonesia thực sự là
quốc gia năng động nhất trên thế giới về Hồi giáo với sự đa dạng đáng kinh
ngạc giữa các dòng Hồi giáo khác nhau, các nhóm dân tộc khác nhau và các
1 Karakter Budaya Islam yang Wajib dimiliki (Tính chất văn hóa Hồi giáo mỗi người cần có), 21 May 2014.
truy cập ngày 18/3/2018.

14



cộng đồng tôn giáo khác nhau, trong đó phần lớn sống cùng nhau trong sự hòa
hợp. Chính phủ Indonesia bảo vệ quyền đƣợc giải thích và thực hành khác
nhau của đạo Hồi2.
Mặc dù Hồi giáo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị xã
hội của Indonesia do có khoảng 85% dân số theo Hồi giáo, tuy nhiên,
Indonesia lại không coi Hồi giáo là quốc giáo. Sau khi giành đƣợc độc lập
(ngày 17/8/1945), Indonesia đã công nhận quyền tự do theo và thực hành tôn
giáo, tín ngƣỡng. Hiện nay Indonesia thừa nhận sáu tôn giáo lớn trên toàn
quốc gồm Hồi giáo, Thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Phật giáo và Hindu giáo.
Vào những ngày lễ lớn của các tôn giáo này, toàn quốc đều đƣợc nghỉ lễ,
không phân biệt ai theo tôn giáo nào. Đặc biệt, nếu ai đã đến Thủ đô Jakarta
sẽ không khỏi ngạc nhiên khi có hai nhà thờ rất lớn của hai tôn giáo khác
nhau đƣợc xây dựng cạnh nhau, đó là nhà thời Hồi giáo Istiqlal và nhà thờ
Công giáo. Trong khi hộ tống Tổng thống Barack Obama và phu nhân thăm
nhà thờ Hồi giáo Istiqlal nhân chuyến thăm chính thức Indonesia năm 2010,
một nhân viên hộ tống đã giới thiệu với Tổng thống Barack Obama rằng có
một nhà thờ bên cạnh và trong thời gian Giáng sinh, giáo dân thƣờng sử dụng
bãi đậu xe của nhà thờ Hồi giáo Istiqlal vì nhà thờ Công giáo không có đủ
chỗ. Ông Barack Obama đã quay sang các phóng viên và nói, đó là một ví dụ
về sự hòa hợp giữa các tôn giáo ở Indonesia3.
Hiến pháp năm 1945 của Indonesia đã quy định về cƣơng lĩnh ý thức
hệ Pancasila. Pancasila bao gồm năm nguyên tắc liên hệ chặt chẽ, đƣợc xem
là cơ sở triết lý quản lý nhà nƣớc nhằm thống nhất quốc gia: (1) Niềm tin duy
nhất vào một Chúa trời; (2) Sự nhân đạo văn minh và công bằng; (3) Sự thống
nhất của Indonesia; (4) Nền dân chủ đƣợc chỉ đạo bởi trí tuệ nội tại và sự
2Bernard Adeney, Indonesia and Future of Islam, Stratfor Worldview, Nov 1, 2017.
3 Sheryl Gay Stolberg, Obama Pledges Expanded Ties With Muslim Nations, />
2010/11/10/world/asia/10prexy.html, truy cập ngày 15/5/2018.


15


đồng thuận qua tranh luận giữa những ngƣời đại diện; và (5) Công bằng xã
hội cho toàn thể ngƣời dân. Đến năm 1975, Pancasila đƣợc đƣa vào giáo dục
trong nhà trƣờng. Từ năm 1978 trở đi, Pancasila trở thành kim chỉ nam cho
toàn bộ xã hội. Chính quyền Indonesia đã sử dụng tƣ tƣởng Pancasila để giải
thích cho tự do tôn giáo và đa nguyên tôn giáo. Theo một số nhà nghiên cứu,
thực chất Pancasila là một thuyết đa nguyên tôn giáo và đã đƣợc tất cả các
nhóm tộc ngƣời hƣởng ứng tham gia, vì dƣới hình thức Pacansila, tự do tôn
giáo đƣợc đảm bảo4. Nhƣ vậy, Pancasila chính là cơ sở để cho một đất nƣớc
rất đa dạng về văn hóa, tộc ngƣời, tôn giáo và có những hệ tƣ tƣởng khác
biệt nhƣ Indonesia có thể ổn định để phát triển.
Hiện nay, phần lớn ngƣời Hồi giáo ở Indonesia là ôn hòa. Họ chấp
nhận của một nền dân chủ thế tục và một xã hội đa nguyên. Điều này thể hiện
rất rõ trong các kết quả của các cuộc bầu cử lập pháp khi các đảng chính trị
Hồi giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của một dòng Hồi giáo nghiêm ngặt và
thống trị trong chính phủ nhận đƣợc ít phiếu. Trong khi, các đảng chính trị thế
tục hỗ trợ một nền dân chủ và xã hội Hồi giáo ôn hòa và khoan dung rất phổ
biến và tỏ ra lấn lƣớt5.
Những ngƣời Hồi giáo ở Indonesia luôn có xu hƣớng dân chủ, đó là lý
do tại sao năm 2008, Indonesia đã tổ chức Diễn đàn Dân chủ Bali, một diễn
đàn uy tín hàng đầu của khu vực nhằm thúc đẩy hợp tác chính trị thiết thực,
chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm với mục đích thúc đẩy các nguyên tắc dân
chủ ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, góp phần tạo ra và duy trì các
giá trị dân chủ cũng nhƣ sự lãnh đạo dân chủ hơn trên thế giới.

4 Renata Arianingtyas (2006), The Tension of Religious State and Human Rights Protection, Paper for the
international conference on „Beginning the Conversation: Religion and Rule of Law in Southeast Asia”

September 8, 2006 in Hanoi.
5 Bendera Hendro (2010), Islam Radikal di Indonesia (Hồi giáo cực đoan tại Indonesia).
onesia. investments.com/business/risks/radical-islam/item245?, truy cập ngày 25/5/2018.

16


Theo một cuộc khảo sát giành riêng cho ngƣời Hồi giáo ở Indonesia
trong các năm 2001, 2003 và 2004 của Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo và Xã
hội thuộc Đại học Hồi giáo Quốc gia Hidayatullah (UIN) ở Jakarta, có tới
80% ngƣời Hồi giáo Indonesia cho rằng một chính phủ dân chủ là lựa chọn
tốt nhất cho Indonesia. Sự dân chủ cũng thể hiện rõ ngay tại các trƣờng Hồi
giáo (pesantren). Hiện đa số các trƣờng pesantren đều có một chƣơng trình
giảng dạy gồm 70% là các môn học phổ thông nhƣ toán học, khoa học, và
tiếng Anh và 30% còn lại giành để giảng dạy các môn học liên quan đến tôn
giáo, chỉ có một số ít trƣờng pesantren chuyên nghiên cứu tôn giáo. Với sự
phổ biến ngày càng tăng của việc rao giảng Hồi giáo6.
1.1.2. Tính cực đoan
Sự phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo chính thống và khoan dung ở
Indonesia là rất rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề Hồi giáo bảo thủ và cực đoan cũng
đang có xu hƣớng gia tăng tại Indonesia, gây lo ngại không chỉ cho đất nƣớc
vạn đảo mà còn đe dọa đến an ninh khu vực. Một số đặc điểm nổi bật đƣợc
thể hiện nhƣ sau.
Một là, xung đột tôn giáo là một vấn nạn và nguy cơ đe dọa trực tiếp
đến sự thống nhất của quốc đảo này. Đa số các nhóm Hồi giáo ôn hòa đều
phản đối việc áp dụng bộ luật Sharia hà khắc của Hồi giáo ở Indonesia nhƣng
cũng có không ít tổ chức cực đoan đã đi ngƣợc lại mong muốn này. Họ thậm
chí đã dùng bạo lực để bày tỏ quan điểm. Việc vận dụng Luật Hồi giáo Sharia



những nơi thuần Hồi giáo là khá đơn giản nhƣng sẽ là khó khăn và nảy sinh

mâu thuẫn ở những địa phƣơng có giáo dân khác. Các quy định hà khắc nhƣ
phụ nữ phải che mạng, mặc váy dài hoặc kẻ trộm phải bị chặt tay đang gây
nên tranh cãi sôi nổi trong dƣ luận Indonesia.
6 Robert W. Hefner (2006), Enriching Islamic Education: An evaluation of the Indonesia pesantren development
program. A report to the Institute on Training and Development, Amherst, Massachusetts, pg.11.

17


Hai là, một số cuộc xung đột giữa ngƣời Hồi giáo và ngƣời Thiên chúa
giáo vẫn tiếp diễn, trong đó nghiêm trọng nhất là ở quần đảo Maluku với dân
số khoảng 3 triệu ngƣời. Những ngƣời Hồi giáo ở đây đã thành lập các đơn vị
bán quân sự đƣợc trang bị vũ khí sẵn sàng tiến hành cuộc “Thánh chiến” để
bảo vệ ngƣời Hồi giáo. Nguy hiểm hơn, mạng lƣới Mujahidin tại các điểm
nóng Poso và Maluku luôn tìm cách tuyển mộ chiến binh để chiến đấu vì sự
tồn tại của cộng đồng Hồi giáo thiểu số chống lại các tín đồ Thiên chúa giáo
chiếm đa số, đẩy mâu thuẫn giữa ngƣời Thiên chúa giáo chiếm đa số và
ngƣời Hồi giáo thiểu số ở đây vào tình trạng nghiêm trọng hơn. Theo quan
điểm của các phần tử cực đoan, nhiều khu vực tại Maluku và Poso, đặc biệt là
tại Poso sẽ phải tiến hành áp dụng luật Hồi giáo trong tƣơng lai, đó có thể
đƣợc coi là một nền tảng tiến tới hình thành một bang Hồi giáo tại đây.
Những hoạt động của Cảnh sát, đặc biệt là những vụ bắt giữ sai trái và đối xử
thậm tệ những kẻ bị tình nghi đã làm cho cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng
tức giận và không muốn giúp lực lƣợng an ninh điều tra tìm ra thủ phạm.
Ba là, ngay giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau tại Indonesia cũng tồn
tại những mâu thuẫn. Trong đó, đáng kể nhất là việc các thành viên của tổ
chức Hồi giáo lớn nhất Indonesia Nahdlahtul Ulama (NU), vốn đƣợc xem là
thuần khiết và khoan dung cũng có những hành vi bạo lực chống lại các cộng

đồng Hồi giáo thiểu số Ahmadiyah và Shi‟a thông qua các cuộc tấn công để
đe dọa và phá hoại tài sản.
Tính cực đoan trong một bộ phận ngƣời Hồi giáo Indonesia ngày càng
trở nên nguy hiểm khi Indonesia đang trở thành nơi hiện diện của các mạng
lƣới khủng bố và các trại huấn luyện có liên quan với nhóm Al-Qaeda. Theo
số liệu Cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia (BNPT), Indonesia đƣợc
coi là một trong những nhà cung cấp các chiến binh Hồi giáo lớn nhất thế giới
cho Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng (IS), với khoảng 700 ngƣời Indonesia đã
tham gia cuộc chiến ở Syria và Iraq, trong đó, ƣớc tính có khoảng hơn 200
18


ngƣời đã trở về Indonesia sau khi chiến đấu ở Trung Đông. Những "ngƣời trở
về" sẽ tìm cách tuyển dụng các thành viên mới cho IS bằng cách hứa hẹn
những điều kiện hấp dẫn. Điều này đã chứng minh sự tồn tại của một cộng
đồng Hồi giáo cực đoan ở Indonesia. Họ không chỉ tin rằng Hồi giáo nên là
định hƣớng duy nhất trong cuộc sống mà còn sẵn sàng sử dụng các biện pháp
cực đoan để cải cách và xóa bỏ các điều kiện đã đƣợc thiết lập7.
Lý do cơ bản hình thành nên các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Indonesia
có thể xuất phát từ sự loại trừ chính trị, cảm giác bất công lớn đối với cộng
đồng Hồi giáo hoặc sự oán giận đối với phƣơng Tây. Trong chính phủ thế tục
của cựu Tổng thống Soekarno (1945-1966) dƣờng nhƣ không có chỗ cho một
nhà nƣớc Hồi giáo mặc dù cũng có một số nhóm chống đối. Tuy nhiên, trong
thời kỳ Trật tự mới của cựu Tổng thống Soeharto (1967-1998), nhiều nhà hoạt
động Hồi giáo bị cầm tù do bị coi là mối đe dọa đối với quyền lực chính trị
của Tổng thống Soeharto. Các nhóm tôn giáo cực đoan ở lại Indonesia lúc bấy
giờ lẩn trốn dƣới lòng đất và chủ yếu tập trung xung quanh các trƣờng đại
học ở các thành phố lớn. Kết thúc thời kỳ cầm quyền của Tổng thống
Soeharto, nhiều nhà hoạt động Hồi giáo đã đƣợc thả ra khỏi nhà tù. Những
ngƣời này đã đến Trung Đông hoặc tìm cách thành lập các nhóm Hồi giáo

cực đoan ở trong nƣớc thời kỳ cải cách hậu Soeharto, thậm chí họ thành lập
các trại huấn luyện để thu nạp và đào tạo chiến binh. Năm 2010, cảnh sát
Indonesia đã phát hiện một trại huấn luyện bán quân sự trong một khu rừng ở
đảo Aceh, bắt giữ 51 thành viên của trại huấn luyện Aceh, trong đó có lãnh tụ
Abu Bakar Ba'asyir. Các nhóm Hồi giáo cực đoan nổi bật nhất của Indonesia
gồm Majelis Mujahidin Indonesia (Hội đồng chiến đấu Indonesia Jihad),
Front Pembela Islam (Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo), Jema'ah Islamiyah (Giáo
đoàn Hồi giáo) và Laskar Jihad (Chiến binh Hồi giáo). Mục đích của các tổ
chức này là kêu gọi thực
7 Bendera Hendro (2010), tlđd.

19


hiện luật Hồi giáo Sharia và chống phƣơng Tây. Chúng khuyến khích sử dụng
bạo lực và xây dựng nền tảng Ả Rập của những ngƣời sáng lập. Trong đó,
Jema'ah Islamiyah đứng đằng sau một số cuộc tấn công tàn ác nhất trong 15
năm qua tại Indonesia và đƣợc xem là một trong những nhóm khủng bố bạo
lực nhất trên thế giới: Vụ đánh bom tại 11 nhà thờ trên khắp Indonesia, giết
chết 19 ngƣời năm 2000; vụ đánh bom Bali năm 2002 khiến 202 ngƣời chết
và năm 2005 giết chết 20 ngƣời; vụ đánh bom khách sạn JW Marriott ở
Jakarta giết chết 12 ngƣời (2003); vụ đánh bom kép tại khách sạn JW
Marriott và khách sạn Ritz Carlton ở Jakarta làm chết 9 ngƣời (2009). Theo
cảnh sát Indonesia, 55 nghi phạm khủng bố đã bị giết và 583 ngƣời bị bắt
trong giai đoạn 2000-20108.
Đáng chú ý, những kẻ Hồi giáo cực đoan ở Indonesia giờ đây thích hoạt
động trong các mạng lƣới nhỏ hơn thay vì các mạng lƣới lớn hơn để gây khó
khăn cho các nhà chức trách trong việc theo dõi hoạt động của chúng. Ngoài
ra, chiến thuật của lực lƣợng khủng bố ở Indonesia cũng đƣợc thay đổi.
Trƣớc đây, mục tiêu tấn công chủ yếu là ngƣời phƣơng Tây/ngƣời nƣớc

ngoài và các cơ sở của phƣơng Tây nhƣ đại sứ quán, câu lạc bộ đêm, khách
sạn thuộc sở hữu của ngƣời phƣơng Tây. Tuy nhiên, từ năm 2010, ngày càng
có nhiều cuộc tấn công hƣớng tới các cơ sở của nhà nƣớc Indonesia, đặc biệt
là các sĩ quan cảnh sát Indonesia. Điều này có thể là do cảnh sát sở tại đã bắt
giữ nhiều nghi can khủng bố.
1.2. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI HỒI GIÁO GIAI ĐOẠN
2001-2016
Quan hệ của Mỹ với thế giới Hồi giáo có thể nói là phức tạp nhất trên thế
giới hiện nay. Theo các tài liệu lịch sử đƣợc xác nhận, thế giới Hồi giáo đã tồn
tại 1.391 năm với những nét đặc thù của một xã hội khép kín mà trong đó,
8 Bendera Hendro (2010), tlđd.

20


×