Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ đường từ tiếng hán sang tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.23 KB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Thơ Đường là một thành tựu rực rỡ của văn học đời Đường, văn học
Trung Quốc nói riêng hay văn học thế giới nói chung. Cho tới nay, ước tính có
khoảng 48900 bài thơ Đường của hơn 2300 tác giả.Thơ Đường vừa có bề
rộng, lại vừa có nội dung sâu sắc. Nhắc đến thơ Đường, chúng ta không thể
bỏ qua những tên tuổi nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư
Dị, Thôi Hiệu...
Thơ Đường vừa có nét độc đáo, cổ điển lại vừa mang màu sắc Trung
Quốc rõ nét, thể hiện đầy đủ, tập trung ở nhiều thể loại thơ khác nhau. Không
chỉ vậy, thơ Đường còn mang ý nghĩa hiện đại. Trong thơ Đường, chúng ta bắt
gặp hình tượng người anh hùng, người quân tử đóng vai trò quan trọng trong
nền văn hoá Trung Quốc và là đề tài bất tận mang lại nguồn cảm hứng cho
nhiều tác giả. Cho tới nay đã có rất nhiều tác giả dịch thơ Đường có liên quan
tới mảng đề tài này, có thể kể ra như các bản dịch thơ Đường của các dịch giả
như: Phan Huy Vịnh, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Công Trứ, Trương Minh Ký,
Nguyễn Khuyến...
Ngôn ngữ trong thơ Đường trong sáng, tinh luyện, tiết kiệm ngôn từ
(bài ngắn nhất 20 chữ: ngũ ngôn tuyệt cú). Do đó thơ Đường rất súc tích, cô
đọng. Ít khi thơ chịu nói hết ý, và không nói trực tiếp, mà chỉ dựng lên hàng
loạt các mối quan hệ để cho độc giả tự suy luận, tức chỉ “vẽ mây” để “nẩy
trăng”, ý ở ngoài lời, ý đến mà bút không đến, bút dừng mà ý không dừng, lời
hết mà ý chưa hết…Cho nên để hiểu cặn kẽ thơ Đường là rất khó, nhất là hiểu
cho được hết ý nghĩa biểu trưng của các hình tượng. Do đó, việc nghiên cứu
về vấn đề chuyển dịch từ ngữ từ Hán sang Việt luôn là một việc làm thiết thực
của các nhà nghiên cứu.
Làm tốt công tác nghiên cứu dịch thuật từ Hán sang Việt cũng là cách
đóng góp ý nghĩa vào sự nghiệp xây dựng con người mới và nền văn hóa mới.
3



Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn đề tài: Về việc dịch các từ
ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, người quân
tử trong thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Ai cũng biết rằng “xưa nay
thơ càng hay càng khó dịch. Vì cái hay của nguyên tác đa diện quá, đa dạng
quá, sức chứa phong phú quá, người dịch làm sao chuyển tải nổi. Đối với thơ
Đường thì việc dịch lại càng khó khăn hơn nhiều. Bởi đó phần nhiều là những
bài thơ “ý tại ngôn ngoại”, tình cảm sâu xa, diễn đạt bằng vài trang lời văn
chưa chắc đã hết, nói chi đến việc gói gọn trong vài dòng thơ tiếng Việt. Mặt
khác cũng là để nhìn nhận lại một trong rất nhiều cách tiếp nhận Đường thi ở
Việt Nam – cách tiếp nhận của những người làm công tác dịch thuật”.
2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong Thơ Đường có rất nhiều tác giả mà tác phẩm của họ đã ghi lại
dấu ấn không thể phai mờ. Tuy nhiên do khuôn khổ hạn chế của một luận văn,
chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát tư liệu về những từ ngữ chỉ hình
tượng người anh hùng, người quân tử xuất hiện trong hai cuốn Đường Thi
tuyển dịch của tác giả Lê Nguyễn Lưu (Nhà xuất bản Thuận Hóa), cuốn
Đường Thi Tam Bách Thủ (Hành đường thoái sĩ, Trần Uyển Tuấn, Ngô Văn
Phú, Nhà xuất bản Hội nhà văn) và một số những bài thơ của các tác giả
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Công Trứ…
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu về vấn đề dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ từ Hán
sang tiếng Việt liên quan đến hình tượng người anh hùng, người quân tử, luận
văn này bước đầu đi vào tìm hiểu, phân tích rõ hơn và các phương pháp
chuyển dịch từ ngữ từ Hán sang Việt. Đây là một đề tài mang tính liên ngành,
hi vọng đóng góp phần tìm hiểu rõ hơn về các tác phẩm thơ Đường.
Để đạt mục đích trên, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm ba phần:
1. Cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu, 2. Tìm hiểu vấn đề chuyển dịch
ý nghĩa từ ẩn dụ chỉ hình tượng người anh hùng, người quân tử từ tiếng Hán
4



sang tiếng Việt, 3. So sánh cách sử dụng từ ẩn dụ chỉ hình tượng người anh
hùng, người quân tử của một số tác giả Việt Nam.
4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
Để mô tả, phân tích và tiến hành tìm hiểu về vấn đề dịch các từ ngữ có
tính ẩn dụ từ tiếng Hán sang tiếng Việt liên quan đến hình tượng người anh
hùng, người quân tử, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân
tích và đối chiếu, lấy tiếng Hán làm ngôn ngữ nguồn, tiếng Việt làm ngôn ngữ
đích.
Tài liệu mà luận văn sử dụng để phục vụ cho đề tài này là một số các
tác phẩm thơ Đường của những nhà thơ nổi tiếng đời Đường như Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Đào Uyên Minh, Vi Ứng Vật…Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng
các bản dịch của một số dịch giả Việt Nam.
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là ở chỗ giúp ích việc chuyển dịch các tác
phẩm văn học. Từ đó nhằm đóng góp cho các nghiên cứu về mối quan hệ
trong ngôn ngữ và tư duy, quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt
Nam – Trung Quốc.
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận
- Chương II: Vấn đề chuyển dịch từ ngữ từ Hán sang Việt (Có liên
quan đến hình tượng người anh hùng, người quân tử
trong thơ Đường)
- Chương III: Cách tiếp nhận ẩn dụ chỉ hình tượng người anh hùng,
người quân tử trong thơ Đường ở Việt Nam.

5



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Thơ và đặc điểm của ngôn ngữ thơ
1.1.1. Thơ là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về ngôn ngữ thơ, chúng ta cần phải biết “thơ
là gì?”.Theo tác giả Hữu Đạt viết trong cuốn “Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” thì
từ trước tới nay, trong giới nghiên cứu và phê bình đã có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về thơ. Theo ông, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy
đủ, hoàn hảo, phản ánh về thơ một cách bản chất nhất, đặc trưng nhất. Mỗi
định nghĩa mới chỉ đúng từ một góc độ, một phương tiện trên những quan
niệm khác nhau về thơ ca. Nhìn một cách khái quát, ông đã nêu ra mấy
khuynh hướng sau đây:
a. Khuynh hướng thần thánh hoá thơ ca. Khuynh hướng này cho thơ là
một cái gì đó thuộc về thần linh tối cao, do thượng đế sáng tạo rồi nhập vào
con người. Ở Việt Nam, một số nhà thơ của phong trào Thơ Mới chịu ảnh
hưởng của quan niệm này luôn coi thơ là những hình thức nguyện cầu để trở
về với Thượng đế.Sống trong xã hội đương thời, bế tắc, thi sĩ làm thơ coi thơ
chỉ là những lời than vãn, những tiếng kêu than xót xa khẩn cầu lên đấng tối
cao những nguyện ước của người sống trong cõi trần ai bất hạnh.
b. Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng hình thức chủ nghĩa khi
định nghĩa thơ ca. Khuynh hướng này tuy không duy tâm siêu hình nhưng lại
lý tưởng hoá thơ ca. Từ chỗ đề cao quá mức tới chỗ coi thơ ca là cõi vô biên
tuyệt đối, là cái nơi mà con người không thể vươn tới được.
Ở Việt Nam, Thanh Tâm Tuyền, một nhà thơ lãng mạn cũng đã từng
nêu ra quan điểm ấy. Thơ sẽ còn lại mãi mãi để nhắc nhở cho thời đại, cho
lịch sử, cho những người đang sống và những người kế tiếp rằng hành động
của họ chưa đạt tới đích do thơ ca phóng ra.
c. Khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng quan tâm tới mặt phản ánh
của thơ, tới sự sáng tạo – hay là tính chất nghệ thuật độc đáo của thơ. Ví dụ,
6



nhà thơ Tố Hữu cho rằng “Thơ là biểu hiện tính chất của cuộc sống”. Xuân
Diệu thì quan niệm “Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự phản ánh vào trong tâm
tình”. [11, tr.17]
Những quan niệm trên đây tuy đã đề cập tới mặt bản chất của thơ ca và
đã nêu được phần nào vai trò quan trọng của con người trong sự sáng tạo nghệ
thuật. Song về cơ bản vẫn chưa nêu được những đặc trưng riêng biệt của thơ
ca với các thể loại khác.
Hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ
Nhà văn Gooc-ki đã từng khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của
văn học”. Thơ là một thể loại của văn học, vậy không thể có thơ nếu không có
ngôn ngữ. Nói cách khác, trong thơ ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất mà
nếu như thiếu nó thì thơ không còn lý do để tồn tại nữa.
Nhưng so với các thể loại khác như văn xuôi, kịch, thơ lại có những đặc
điểm ngôn ngữ riêng. Một trong những phương thức làm nên những đặc điểm
ấy là Phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện.
Phương thức tạo hình của ngôn ngữ thơ
Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào khi tồn tại cũng phải có hai mặt:
Mặt phản ánh (nói về đối tượng) và mặt biểu hiện (thể hiện sự sáng tạo của
con người). Hai mặt này bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với nhau và tồn tại
không tách rời với nhau. Tuy nhiên, do đặc trưng của từng thể loại, loại hình
nghệ thuật, do đặc điểm phong cách của từng nghệ sĩ, có khi mặt này hoặc
mặt kia được nổi lên vị trí hàng đầu, còn mặt còn lại thì bị đẩy xuống hàng
thứ yếu.
Ví dụ, người ta thường gọi các ngành như hội hoạ, điêu khắc là các
ngành nghệ thuật tạo hình. Còn các ngành như nhảy múa, âm nhạc, văn học…
là các ngành nghệ thuật biểu hiện. Tất nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng,
ngay trong nghệ thuật vẫn có tính chất biểu hiện và ngược lại, trong ngành
nghệ thuật cũng có tính chất tạo hình. Có điều là, ở mỗi ngành nghệ thuật,

chất liệu xây dựng nên phương thức tạo hình là hoàn toàn khác nhau.
7


Chẳng hạn, để làm nên phương thức tạo hình thì các nhà nghệ sĩ ở ngành hội
hoạ phải dung màu sắc, ở ngành điêu khắc phải dùng ngôn ngữ. Cho nên,
ngôn ngữ chính là cái chất liệu mà các nhà thơ sử dụng để làm nên tính chất
tạo hình trong thơ.
Một đặc điểm nổi bật của phương thức tạo hình là phản ánh trực tiếp
đối tượng, nghĩa là miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách quan.
Một tác phẩm thơ ca có tính chất tạo hình là một tác phẩm đem đến cho người
đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống, hiện thực và thực tế khiến người
ta có thể cảm nhận được. Muốn như vậy, nhà nghệ sĩ phải sử dụng hai thao tác
cơ bản là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp.Thao tác lựa chọn cho phép
nhà nghệ sĩ lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ như là các bức tranh riêng lẻ về
hiện thực. Thao tác kết hợp cho phép nhà nghệ sĩ xây dựng những bức tranh
chung rộng lớn hơn bằng việc kết hợp những bức tranh riêng lẻ này lại với
nhau theo những quy luật nhất định. Tài năng của nhà nghệ sĩ được đánh giá ở
chỗ, với một số lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ, anh ta phải làm như thế
nào đó để tạo được những bức tranh vô hạn về thế giới khách quan cũng như
về thế giới nội tâm của con người.
Khi hoạt động với tư cách là chất liệu của ngành nghệ thuật tạo hình thì
chức năng định danh của ngôn ngữ sẽ nổi lên hàng đầu. Trong trường hợp
này, tính đa dạng về ngữ nghĩa, tính giàu có về mặt biểu tượng sẽ bị khử bỏ.
[11, tr.18]
Phương thức biểu hiên trong ngôn ngữ thơ
Phương thức biểu hiện chính là việc khai thác các khả năng biểu hiện
của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong
quá trình tổ chức văn bản. Thao tác lựa chọn cho phép nhà nghệ sĩ lựa chọn
một đơn vịtrong một loạt các đơn vị có giá trị tương đương với nhau, có thể

thay thế nhau trên trục dọc. Thao tác kết hợp nhà nghệ sĩ, sau khi đã lựa chọn,
có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất
mà ngôn ngữ dân tộc cho phép. [11,tr.19]
8


1.1.2. Ngôn ngữ và cấu tạo hình tượng thơ
Trong bộ môn lý luận văn học, hiện nay thuật ngữ “hình tượng” và
“tính hình tượng” vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Ngay cả trong các
công trình nổi tiếng, nhưng khái niệm này cũng không được bàn đến một cách
thấu đáo.Vậy “hình tượng” là gì và “tính hình tượng” là gì?
Theo tác giả Hữu Đạt [11,tr. 32] thì “hình tượng” được hiểu theo hai
nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, “hình tượng” là cách biểu hiện làm cho
lời nói thêm cụ thể và có nhiều màu sắc. Các định nghĩa cổ truyền thường xác
định “hình tượng” là “sự phản ánh hiện thực một cách khái quát dưới hình
thức đơn lẻ”.
Nói như Goocki, “Hình tượng nghệ thuật…hầu như bao giờ cũng rộng
hơn và sâu hơn tư tưởng, nó hản ánh cuộc sống con người với cuộc sống tinh
thần nhiều hình nhiều vẻ cùng với tất cả những mâu thuẫn về tình cảm và ý
chí của nó. Tác phẩm nghệ thuật đối với cuộc sống thực tế và sinh động
hơn…”
Khi phân tích thơ, việc đầu tiên chúng ta cần phân biệt rõ giữa cái gọi
là hình tượng nghệ thuật chung và hình tượng văn học nói chung. Vì rõ ràng
là không phải chỉ có văn học mới có hình tượng và mới phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng. Điêu khắc, hội họa, âm nhạc đều có những hình tượng riêng
của nó, tức là phản ánh cuộc sống theo cách riêng mang tính chất đặc thù của
mình. Ta có thể định nghĩa hình tượng văn học như sau:
“Hình tượng văn học nghệ thuật là một bức tranh sinh động nhất
của cuộc sống được xây dựng bằng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng, óc
sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ”.

“Tính hình tượng là cái tồn tại phụ thuộc vào văn cảnh, nó tồn tại ở
bề mặt văn bản, trên những mối quan hệ cụ thể, còn hình tượng là cái
thuộc về cấu trúc chiều sâu của văn bản. Nó là sự tổng hòa hay là sự đồng
hiện của tất cả những cái hình tượng của văn cảnh ấy. Nói một cách khác,
hình tượng là cái nằm ở phía trong của những mối quan hệ.” [11, tr.15]
9


1.2. Khái niệm về ẩn dụ
1.2.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ
Ẩn dụ là một hiện tượng đã được nghiên cứu từ thời cổ đại (khoảng thế
kỷ thứ IV trước công nguyên) ở nhiều cấp độ khác nhau. Ẩn dụ không chỉ
được nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc về ngữ văn học, mà còn được
nghiên cứu ở nhiều các lĩnh vực khác như: triết học, tâm lý học, phong cách
học, từ vựng học và gần đây nhất là dụng học và ngôn ngữ học tri nhận.
Lý thuyết về ẩn dụ bắt đầu hình thành từ thời triết học Hy Lạp. Ẩn dụ
theo tiếng Hy Lạp lúc bấy giờ là (metaphor) có nghĩa là chuyển từ chỗ này
sang một chỗ khác, tức có nghĩa là chuyển đổi. Sau này khái niệm chuyển đổi
ấy được vận dụng vào việc xác định nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ là
hiện tượng chuyển nghĩa. Trong ẩn dụ một sự vật được miêu tả hay được định
nghĩa bằng những từ biểu thị một sự vật khác, có sự tương đồng hay sự giống
nhau với sự vật trước.
Trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Hoa cổ đại thì
ẩn dụ được thể hiện qua cách chỉ sự ví von, bóng bẩy và thường ẩn chứa trong
lời khởi đầu của các bài ca dao dân ca sau này và được ghi lại rất nhiều trong
các tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng.
Đến thời hiện đại cũng xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ. Có thể kể ra như: R.Jakobon, J.Cohen, và sau
này là George Lakoff và Mark Johnson…Nếu như quan niệm truyền thống chỉ
xem ẩn dụ như là một phương tiện sáng tác của thơ ca hay nghệ thuật hùng

biện. Ẩn dụ chỉ được xem như là vấn đề của ngôn ngữ hơn là của tư duy và
hành động, thì đến những năm gần đây George Lakoff và Mark Johnson trong
tác phẩm “Metaphors we live By” (1980) đã cho rằng ẩn dụ tồn tại không chỉ
trong ngôn ngữ mà còn hiện hữu trong tư duy và hành động.
Ở Việt Nam, ẩn dụ đã được các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu
văn học cũng như phong cách học quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu với các tác giả tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
10


Thiện Giáp, Hữu Đạt, Nguyễn Văn Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú,
Nguyễn Đức Tồn…...
1.2.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ
Trong tiếng Việt đặc biệt là trong thơ ca Việt Nam từ xưa tới nay việc
sử dụng các biện pháp tu từ luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ
giúp thể hiện được nội dung, chủ đề của người nói mà còn có vai trò lớn trong
việc tạo dựng nên giá trị nghệ thuật bền vững cho mỗi tác phẩm, làm cho sức
diễn đạt vừa trong sáng, súc tích, “ý tại ngôn ngoại” lại vừa thể hiện được cái
hồn cuả thi nhân. Chính vì thế khi nhắc đến các tác phẩm văn chương ta
không thể không kể tới vai trò của các biện pháp tu từ.
Phép tu từ vốn được hiểu là cách dùng các từ ngữ đã được gọt rũa, có
hình ảnh bóng bẩy làm cho lời thơ, lời văn hay hơn, ý thơ, ý văn trong sáng,
giản dị giàu sức biểu cảm và nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt.
Có rất nhiều các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong thơ ca cũng như
trong các văn bản tiếng Việt từ xưa tới nay như: so sánh, nhân hoá, hoán dụ,
thậm xưng, liệt kê, câu hỏi tu từ…Mỗi phép tu từ này đều đem lại những giá
trị nghệ thuật, sức biểu cảm và giá trị thẩm mĩ riêng. Ngoài các biện pháp tu
từ kể trên có một biện pháp mà nhờ nó các tác giả đã tạo nên phong cách đặc
biệt cho mỗi tác phẩm nghệ thuật của mình – Đó là phép ẩn dụ.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến

lý thuyết ẩn dụ. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng khi
nghiên cứu về lý thuyết ẩn dụ cần xem xét ở hai góc độ.
Thứ nhất: Ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ
bản của các đơn vị từ vựng. Nếu xem xét ở góc độ này, dựa vào mối quan hệ
tương đồng giữa sự vật và đối tượng thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ
vựng học. Ẩn dụ không chỉ được thể hiện ở một từ, một câu mà có thể ẩn dụ
được sử dụng làm khung chiếu vật cho cả một đoạn văn, một khổ thơ hay cả
một bài thơ.

11


Theo các công trình nghiên cứu về ẩn dụ trong và ngoài nước cho đến
nay, ẩn dụ thường được xem là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh
ngầm giữa hai sự vật có sự tương đống hay những nét giống nhau nào đó.
Tiếng Hy Lạp “Metaphor” lúc đầu có nghĩa là chuyển từ chỗ này sang một
chỗ khác, tức có nghĩa là “chuyển đổi”.
Chẳng hạn, tác giả Đỗ Hữu Châu lý giải hiện tượng ẩn dụ bằng cơ chế
chuyển đổi trường nghĩa từ vựng. Ông quan niệm “Ẩn dụ là cách gọi tên sự
vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng
có mối quan hệ tương đồng”[7, tr 54]. Cơ chế chuyển đổi nghĩa của ẩn dụ
được ông miêu tả như sau:
“ Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A
vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật của A). Phương thức ẩn dụ là
phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y, nếu như X và Y giống nhau….”
[7, tr 145]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi
dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với
nhau”.[19, tr 162]
Nguyễn Văn Tu nêu ra định nghĩa: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật

bằng tên gọi của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được
mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ,
theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự
vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy
mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau”.[60, tr 159]
Tác giả Hữu Đạt cũng nhấn mạnh: “Ẩn dụ là một lối so sánh dựa trên
sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng
của hai đối tượng. Nhưng khác với lối so sánh dùng lối song song hai phần
đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so
sánh…..” [12 , tr. 143]

12


Có thể thấy các nhà ngôn ngữ học Việt Nam phần nào đánh giá và nhìn
nhận về ẩn dụ như là một phương thức chuyển nghĩa cơ bản của từ. Qua nhiều
bài viết của mình, tác giả Hữu Đạt đều khẳng định ẩn dụ chính là một sự so sánh
ngầm. Tương tự, tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng : “Bản chất của phép ẩn dụ
là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển địa điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng
này, sang sự vật hiện tượng khác loại dựa trên có sở sự liên tưởng đồng nhất
hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng”. [58, tr 12].

Cả tác giả Hữu Đạt và tác giả Nguyễn Đức Tồn đều chỉ ra rằng bản chất
của ẩn dụ chính là một phép so sánh ngầm. Về thực chất chỉ có sự đồng nhất,
hoặc tương đồng hoàn toàn thì người ta mới có thể sử dụng cái này để thay
thế cho cái khác được.
* Quan niệm thứ hai xem Ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên
những biểu tượng trong nhận thức của con người. Ở góc độ này thì ẩn dụ là
đối tượng nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ được xem như là biện pháp
tu từ lâm thời (ẩn dụ tu từ), vì thế nó được khảo sát ở những ngữ cảnh cụ thể

gắn liền với những văn bản. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ văn mà nó
xuất hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội, trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Vì thế ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ngôn ngữ và
khả năng nhận thức của con người về thế giới khách quan.
Vì vậy tác giả Đinh Trọng Lạc phát biểu: “Ẩn dụ là sự định danh thứ
hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có
tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt
động, tính chất) A được định danh với khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính
chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A.[31, tr 52]
Còn tác giả Cù Đình Tú thì nói : “Ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy
tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở mối
quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [62, tr 179]
Tác giả Hữu Đạt nói kỹ hơn: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng
ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực
13


liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật
hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy thực chất của phép ẩn dụ là dùng
tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy của ngôn ngữ dân
tộc”. [12, tr 302 ].
Ở luận văn này, này chúng tôi đưa ra cách hiểu về ẩn dụ như sau: “Ẩn
dụ là phép tu từ trong đó dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để biểu
hiện cho sự vật, hiện tượng khác khi mà giữa 2 sự vật, hiện tượng đó có
những nét tương đồng dựa trên một cơ chế liên tưởng nào đó. Nói cách
khác ẩn dụ chính là sự so sánh ngầm trong đó vế được so sánh bị ẩn đi.
Giá trị chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, nó được sử dụng nhiều trong ngôn
ngữ và đặc biệt là trong các tác phẩm văn học”.
1.2.3. Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ
Trong Việt ngữ học có rất nhiều cách phân loại ẩn dụ dựa trên những cơ

sở khác nhau từ đó dẫn đến các kiểu , loại ẩn dụ khác nhau. Có thể dẫn ra một
số tác giả với những cách phân loại tiêu biểu sau đây:
* Tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng có 2 loại ẩn dụ dựa trên cơ sở sau:

+ Thứ nhất: Khi hai biểu vật có cùng nét nghĩa nào đó như nhau nên
được tư duy đồng nhất hoá với nhau nhưng chỉ có một biểu vật đã có gọi tên.
Ẩn dụ loại này được cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ, được dựa vào từ điển
và được toàn dân sử dụng được gọi là ẩn dụ định danh (hay ẩn dụ từ vựng)

+ Thứ hai: Khi hai biểu vật có cùng nét nào đó như nhau, đều vốn đã có
tên gọi riêng nhưng trên cơ sở tư duy liên tưởng đồng nhất hoá chúng có thể
lấy tên gọi của sự vật này thay thế lâm thời cho tên gọi của sự vật kia. Ẩn dụ
loại này được sử dụng như một biên pháp tu từ nhằm là tăng sức gợi hình, gợi
cảm và giá trị thẩm mĩ cho sự diễn đạt. Những ẩn dụ này được gọi là ẩn dụ
lâm thời và thường mang ý nghĩa biểu trưng.
Theo đó: Ẩn dụ từ vựng là phương thức phát triển nghĩa mới của từ,
trong đó nghĩa mới tạo thành là một ý nghĩa từ vựng ổn định chứ không lâm
thời. Như vậy ẩn dụ từ vựng có chức năng từ vựng hoá là chủ yếu. Nhìn
14


chung ẩn dụ từ vựng là sự chuyển nghĩa mang tính chất xã hội, ổn định và cố
định. Những hiện tượng chuyển nghĩa này được cả cộng đồng sử dụng ngôn
ngữ thừa nhận và sử dụng như nhau.
Bên cạnh đó ẩn dụ từ vựng còn có một loại ẩn dụ thứ hai cũng được sử
dụng phổ biến và rộng rãi đó là ẩn dụ tu từ. Ẩn dụ tu từ được sử dụng rộng rãi
và phổ biến trong thơ ca dân gian, nó gắn liền với phong cách thời đại và
phong cách dân tộc.
* Tác giả Đỗ Hữu Châu đƣa ra các kiểu ẩn dụ.
+ Ẩn dụ hình thức: là những ẩn dụ có được dựa trên sự giống nhay về

hình thức giữa các vật.Vd: những ẩn dụ trong các từ “chân” trong “chân
bàn, chân núi, chân tường”, từ “mũi” trong “mũi thuyền, mũi dao”…là
những ẩn dụ chỉ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực
hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng.
+ Ẩn dụ chức năng: Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức
năng giữa các sự vật. Vd: cửa trong cửa sông, cửa rừng…..
+ Ẩn dụ kết quả: Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của
các sự vật đối với con người. Trong ẩn dụ kết quả có một loại ẩn dụ được chú ý

đặc biệt đó là ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác này để gọi tên những
cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm.
* Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”
cho rằng có các kiểu ẩn dụ sau đây:
+ Ẩn dụ hình thức: Vd: mũi là một bộ phận của con người có đặc điểm
nhọn, có phần nhô ra. Vì thế phần đất nhô ra cũng được gọi là “mũi đất”
+ Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng
khác. Ví dụ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
15


+ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó.Vd:
Tình cảm khô khan, lời nói ngọt ngào.
+ Ẩn dụ chức năng: Vd. “Bến” trong bến xe, bến đò, bến sông…tất cả
các từ này đều thể hiện một chức năng giống nhau là đầu mối giao thông.

+ Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngoài: Vd: Người phụ nữ đẹp

được gọi là Tây Thi.
+ Ẩn dụ màu sắc: VD: màu da trời – màu xanh như da trời, màu cánh
sen – màu hồng như màu của cánh sen…
+ Ẩn dụ chuyển tên gọi của con vật thành con người: VD: con cún con
của mẹ, con cún con của anh…
+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: VD: hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần
bên trong của quả, nó cũng được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của
một vấn đề.
* Tác giả Hữu Đạt trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt hiện đại”
– NXBQG 2000 cho rằng: Trong thực tế ngôn ngữ chúng ta thường gặp
các kiểu ẩn dụ khác nhau và cụ thể có 3 kiểu loại sau đây. Ẩn dụ nhân hoá,
ẩn dụ tượng trưng và ẩn dụ ngụ ngôn.
Các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà gọi ẩn dụ nhân hoá là
kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa người với vật. Cụ thể đó
là phép ẩn dụ được hình thành dựa trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về
con người và trường về sự vật. Theo đó ẩn dụ nhân hoá bao gồm 2 quan hệ
biện chứng đó là:
+ Gán cho con người những hành động cảm nghĩ như đồ vật
+ Gán cho đồ vật những hành động, cảm nghĩ giống con
người Ví dụ:
“ Gái chính chuyên lấy được chín
chồng Vo viên bỏ lọ gánh chồng đi
chơi”
( Ca dao)

16


Tác giả Hữu Đạt coi “Ẩn dụ tượng trưng là ẩn dụ được dùng đi, dùng
lại nhiều lần trở thành các hình ảnh có giá trị hình tượng”. Chẳng hạn người

ta thường dùng hình tượng
+ “Tùng”, “cúc”, “trúc”, “mai” để biểu thị cho người quân tử và vẻ
đẹp cao quý.
+ “Con ong”, “cái kiến”, “bèo mây” để biểu thị cho số phận con
người nhỏ bé trong xã hội.
+ “ Mắt phượng”, “mày ngài”….biểu thị cho vẻ đẹp và nét mặt người
con gái.
+ “ Thắt đáy lưng ong”, “dáng liễu” để biểu thị người con gái có dáng đẹp.

Vd:“ Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông
đứng giữa trời mà reo”
( Nguyễn Công Trứ)
- Ẩn dụ ngụ ngôn: Đây là loại ẩn dụ dùng cách nói để nêu ra những giá
trị, giáo lý về đạo đức về cách ứng xử giữa con người với con người trong xã
hội. Một số tác giả gọi đó là phúng dụ. Ẩn dụ ngụ ngôn là những triết lý nhân
sinh đã được đúc rút từ nghìn năm.
Ví dụ:

“ Cà cuống uống rượu la đà Bao nhiêu
ếch nhái nhảy ra chia phần”
( Ca dao)

Ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến người đọc một cách rất thấm thía vì đó là
sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suy tưởng. Tác
giả Hữu Đạt từng nhận định rằng: “Trong thơ ca ẩn dụ ngụ ngôn xuất hiện
chủ yếu trong ca dao. Ẩn dụ là phương pháp tu từ mở ra nhiều cảm xúc và
nhận thức cho con người”.
Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ của các nhà ngôn ngữ học được trình
bày theo những cách khác nhau không hề mâu thuẫn, đối lập mà chúng bổ sung

cho nhau đem lại những cách hiểu thống nhất và đầy đủ nhất về ẩn dụ tu từ.

17


Với những quan điểm khác nhau về ẩn dụ, chúng tôi chọn quan điểm
của tác giả Hữu Đạt làm cơ sở cho sự nghiên cứu và khảo sát các tư liệu ẩn
dụ về hình tượng người anh hùng, người quân tử.
1.3. Vài nét về thơ Đƣờng
1.3.1.Khái quát chung về thơ Đường
Ðến nay, giới nghiên cứu văn học Trung Quốc đã thống kê sưu tầm
được năm mươi ngàn bài thơ Ðường của hai ngàn ba trăm tác giả. Vì sao
Ðường thi phát triển mãnh liệt như vậy?. Ðời Ðường, nước Trung Quốc độc
lập và thống nhất sau thời gian dài bị chia cắt và lệ thuộc. Tình hình đó kích
động cảm hứng sáng tạo cho nhà thơ. Ðô thị phồn vinh tạo điều kiện truyền bá
văn học và cung cấp cho thơ ca nhiều đề tài phong phú.
TheoTrần Bá Hải viết trong cuốn Đường Thi học dẫn luận thì Thơ
Ðường chia ra bốn giai đoạn Sơ - Thịnh - Trung – Vãn.
Thời kỳ Sơ Đƣờng
Sơ Ðường là giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho thơ, còn mang nặng tính
chất uỷ mỵ với bốn nhà thơ nổi tiếng: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu
Tân và Lạc Tân Vương. Cuộc đời họ gặp nhiều bất hạnh nhưng trong thơ vẫn
có những tình cảm tích cực lành mạnh. Sau đó, Trần Tử Ngang đề xướng chủ
trương khôi phục tinh thần phong nhã và đặt nền móng cho thơ hiện thực.
Nhược điểm của thời kỳ này là khi viết về chiến tranh, âm hưởng chủ đạo của
họ là khẳng định, ca ngợi.
Thời kỳ Thịnh Đƣờng
Thịnh Ðường là giai đoạn rực rỡ nhất của thơ, đạt đến sự thống nhất
hoàn mỹ giữa nội dung và hình thức với nhiều nhà thơ lớn. Mặc dù thơ
Ðường khá đa dạng phong phú, ta cũng tạm chia họ ra hai trường phái dựa

trên đề tài: phái điền viên và phái biên tái.
Vương Duy và Mạch Hạo Nhiên là đại biểu lớn của phái điền viên với
nghệ thuật cao, đôi khi phản ánh được những nét chân thực của sinh hoạt
nông thôn và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, song nhìn chung còn xa rời cuộc
18


sống thực (Bác Hồ có viết bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi: Thơ xưa yêu cảnh
thiên nhiên đẹp, Mây gió trăng hoa tuyết núi sông...).
Phái biên tái: Hầu như nhà thơ nào cũng viết về chiến tranh, về cảnh
biên cương khốc liệt, đặc biệt là miêu tả tâm trạng và đời sống của chinh phu,
chinh phụ. Có người thiên về ca ngợi như Cao Thích, Sầm Tham, đa số thiên
về phê phán như Vương Xương Linh, Lí Kỳ... và tiêu biểu nhất là Lí Bạch với
cảm quan nhạy bén đã sớm phát hiện ra dấu hiệu suy vong của nhà Ðường
nấp sau vẻ phồn thịnh đương thời.
Thời Trung Đƣờng
Ðến thời Trung Ðường, có thể coi Ðỗ Phủ là chiếc cầu nối giữa Thịnh
Ðường và Trung Ðường. Thơ ông phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu
rộng. Hiện tượng nổi bật sau này là phong trào thơ phúng dụ trữ tình của Bạch
Cư Dị thể hiện sự đồng tình sâu sắc với nhân dân và phản ánh sinh động mâu
thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội (nổi tiếng với bài "Tì bà hành"). Trong khi
đó, một số nhà thơ vẫn sáng tác theo lối điền viên. Liễu Tôn Nguyên làm thơ
ngụ ngôn rất sở trường, phản ánh nỗi khổ của dân chúng và phê phán bọn
thống trị. Do bất mãn, u hoài, bực bội đôi khi ông rơi vào hư vô. Lí Hạ là nhà
thơ có biệt tài xây dựng tứ thơ độc đáo, hình ảnh kỳ lạ, từ ngữ mới mẻ (quỉ
tài).
Thời Vãn Đƣờng
Ðến thời Vãn Ðường vẫn còn nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện với cảm
hứng Ðạo giáo, có ít nhiều tiến bộ như Tào Nghiệp, Ôn Ðình Quân, Lý Thương
Ẩn và Ðỗ Mục, chia thành nhiều nhóm "lãng mạn" khác nhau. [64, tr.27]


1.3.2.Thành tựu về nội dung và nghệ thuật của thơ
Đường Thành tựu về nội dung
Các tác giả sách Lịch sử văn học Trung Quốc viết: “Trung Quốc đời
Đường (618- 907) là một nước tiên tiến, văn minh trên thế giới đương thời.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, xuất hiện nhiều cảnh tượng cực kỳ phồn
vinh. Những thành tựu về thơ ca tạo nên thời đại hoàng kim của lịch sử phát
triển thơ ca trong xã hội phong kiến Trung Quốc”
19


Nội dung cuả thơ Đường thật là phong phú, mang tính hơn hẳn so với
thời đại phong kiến trước và sau nó…đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân
tố. Ngoài đặc điểm phong cách và đời sống của chính bản thân mình, các tác
giả còn biết kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học – nghệ thuật hàng
nghìn năm trước, lại tiếp thu được cả một di sản tư tưởng – triết học đa dạng
lớn lao, và mỗi nhà thơ một mặt là do chính cái “bản lai diện mục” vốn có của
các nhân tố ấy quy định. Mặt khác là xuất phát từ cách thế kế thừa, tiếp thu,
thâu hóa của từng tác giả.
Thành tựu về nghệ thuật
Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thi ca cổ điển Trung Quốc không
chỉ vì nội dung phong phú, mà hơn nữa, còn vì nghệ thuật trác việt, kết tụ tinh
hoa của quá khứ và làm khuôn mẫu cho thơ đời sau, nhất là luật thi. Cống
hiến của nó đối với lịch sử văn học rất lớn.
a. Nghệ thuật vận dụng thi pháp
Như chúng ta đã biết, vào đời Đường, mọi thể loại đều đạt đến mức
hoàn chính. Nhạc điệu câu thơ bình hòa, ổn luyện, nhất là câu thất ngôn. Tiết
tấu nhẹ nhàng, ngân nga với nhịp câu chẵn cân đối, âm hưởng thấm sâu vào
tâm hồn người đọc, tạo nên cảm giác êm ái lâng lâng:
Khứ niên/ hoa lý/ phùng quân biệt

Kim nhật/ hoa khai/ hựu nhất niên
Thế sự/ mang mang/ nan tự liệu
Xuân sầu/ ảm ảm/ độc thành miên…
Vi Ứng Vật, Ký Lý Đảm Nguyên Tích
Nhịp điệu ấy hầu như đã định hình và đạt đến mức độ tối ưu của câu
thất ngôn, có khả năng diễn dạt những cảm xúc điều hòa theo hướng “tiết
dục” của triết học phương Đông. Tuy nhiên, khi cần, tác giả cũng biến đổi
nhịp điệu, làm cho câu thơ gợi cảm hơn. Những câu được ngắt nhịp đặc biệt
như thế sẽ nổi bật lên giữa bài thơ, gây nên một ấn tượng sâu sắc:
20


Kiếm Thủy tự tiền/ phương thảo hợp,
Kính Hồ đình thượng/ dã hoa khai.
(LÝ THÂN, Giang Nam xuân mộ ký gia)
Ngũ canh/ cổ giác thanh/ bi tráng,
Tam giáp/ tinh hà ảnh/ động dao.
(ĐỖ PHỦ, Các dạ)
Song song với nhịp điệu, nhiều tác giả còn dùng hệ thống vần đề diễn
đạt bổ sung cho ý nghĩa. Chúng ta đã biết vần vốn là một yếu tố quan trọng
cuả thi pháp, nhưng ngoài ra nó còn mang một giá trị nghệ thuật nữa. Không
phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn vần mở hay vần khép, vần bằng hay vần
trắc, độc vận hay biến vận, nhất là trong những bài cổ phong trường thiên.
Vần cũng “nói lên” được một cái gì, hay tạo nên không khí cho bài thơ, cho
đoạn thơ.
b. Nghệ thuật vận dụng loại thể
Hai phương pháp chính được các tác giả vận dụng là lãng mạn và hiện
thực.Lý Bạch là bậc thầy của thơ lãng mạn. Ông kết hợp nhuần nhuyễn các
biện pháp khoa trương, ẩn dụ, thần thoại hóa để biểu hiện những cảm xúc
mãnh liệt, hào phóng không ai sánh kịp. Những nhà thơ khác như Cao Thích,

Sầm Tham, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên…cũng sáng tác bằng phương pháp
này, nhưng mức độ thấp hơn. Họ thiên về khía cạnh miêu tả đời sống nội tâm,
giải bày những trạng thái tư duy, cảm xúc mang tính cá thể hóa.Thơ hiện thực
thì ít người hơn được Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, nhưng phong cách của hai tác
giả này cũng không giống nhau.Thơ hiện thực của Bạch Cư Dị thì có tính chất
duy lý, nhận thức dựa vào trí tuệ. Một bên là tiếng nói của trái tim giúp ta cảm
mà hiểu, một bên là tiếng nói của bộ óc, giúp ta hiểu mà cảm…Tuy nhiên, hai
phương pháp lãng mạn và hiện thực không tách ra thành hai tuyến đối lập
nhau. Ta có thể nói thơ lãng mạn mang tính hiện thực như các bài Thục đạo
nan, Bạch đầu ngâm, Song yến ly…của Lý Bạch và thơ hiện thực mang tính

21


lãng mạng như các bài Mộng Lý Bạch, Đan thanh dẫn, Cổ bá hành, Tráng
du…của Đỗ Phủ.
c. Nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều cái đẹp, mang tầm khái quát
rất cao, không những có khả năng biểu cảm mà còn có khả năng biểu ý, kết
hợp cảm quan và nhận thức, truyền thống và cách tân, kế thừa và sáng tạo.
Ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc ấy phần lớn là do các biện pháp tu từ tạo
ra. Nhiều khi các biện pháp tu từ xen kẽ chồng chéo nhau, làm bật lên cái “tứ”
sâu xa như người ta thường nói “ý tại ngôn ngoại”. Bài thơ, nhất là tứ tuyệt và
bát cú, rất ngắn gọn, sao cho trong một số câu nhất định, một số từ hữu hạn,
phải diễn đạt hết cảm nghĩ của tác giả.
Ngôn ngữ thơ Đường trong sáng, tinh luyện, tiết kiệm ngôn từ (bài
ngắn nhất hơn hai mươi chữ: ngũ ngôn tuyệt cú). Do thế, thơ Đường rất súc
tích, cô đọng. Ít khi thơ chịu nói hết ý, và “vẽ mây, nẩy trăng” (chỉ tả đám
mây, nhưng ta biết có vầng trăng bị che lấp ở phía sau), ý ở ngoài lời, ý đến
mà bút không đến, bút dừng mà ý không dừng – lời hết mà ý chưa hết…

1.3.3. Đôi nét về thể loại và thi pháp thơ Đường
Thể loại thơ Đường
Thể thơ
Đường Thi gồm thơ cổ phong và thơ cận thể (thơ Ðường luật, cách luật).

 Thơ Cổ Phong hay Cổ Thể
Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong,
người ta chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời (ngũ ngôn) và bảy
lời (thất ngôn). Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ
không cần phải theo luật bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài
ngắn khác nhau, có loại bài ngắn(đoản thiên), và bài dài (trường thiên).
Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể
bốn câu, sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu…Trường thiên là những bài thơ

22


dài, nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt,
do đó cũng cần phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý…
Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một
vần(độc vận) trong cả bài, cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc
viết (Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng
riêng từng loại hay cả hai.
Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất
thiết năm hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)…
Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay
vận dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:
- Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
- Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
- Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên,

phát triển cho sâu sắc.
- Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn
trên.

Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm
trầm, cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ
phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy
mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm
nhạc không tập trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ các
thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả…
 Thơ Đường luật
Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa
trên những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với
nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ. Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc
quy định như sau:
- Phá: Câu mở đầu ( cũng gọi là Phá đề)
- Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp

23


- Thực: Gồm hai câu 3,4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của
bài thơ.
- Luận: Gồm hai câu 5,6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực,
nhằm tăng ý chính của bài.
- Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ
hoặc có một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.
Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời( thất ngôn)
Thi pháp thơ Đường
Con người trong thơ Đường

Con người là đối tượng, đồng thời cũng là mục đích cứu cánh của văn
học. Khi Gorky nói rằng: “Văn học là khoa học về con người”, tức là ông
quan niệm văn học không là gì khác hơn ngoài phản ánh, thể hiện con người
vì con người.
Sáng tác văn học là một hoạt động nhận thức và thể hiện con người, tất
nhiên văn học không thể không có quan niệm về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của thi
pháp học. Nó hướng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học, trung tâm của
quan niệm thẩm mỹ của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm
bao giờ cũng mang tính quan niệm, tức là cách phản ánh, miêu tả, thể hiện nhân
vật, con người bao giờ cũng mang trong nó quan niệm của tác giả.

Trong thơ Đường, con người khí phách chưa được thể hiện nhiều như
trong thơ Tống hay trong thơ cổ Việt Nam. Trong thơ hiện đại, ta thấy xuất
hiện nhiều con người hành động. Con người trong thơ Đường không khước từ
hành động nhưng họ đề cao cái tâm hơn, nên những từ có bộ tâm (心) có tần số
xuất hiện cao trong thơ (tâm, tình, ý, ức, tư tưởng, hoài niệm, thương, bi, ưu,
sầu, oán, hận…)
Những con người – hữu tâm, con người tri âm ấy được thể hiện đặc biệt
rõ trong đề tài bằng hữu. Thơ Đường nói nhiều về tình bạn. lý giải nguyên
nhân của hiện tượng này cũng khá thú vị.
24


Thi nhân đời Đường chắc không hiếm kẻ đa tình nhưng đề tài tình yêu
chiếm một vị trí khiêm tốn bên cạnh đề tài tình bạn. Có lẽ thơ Đường vốn kín
đáo tế nhị nên ngại nói đến tình yêu và có nói cũng nói một cách kín đáo, mơ
hồ, thậm chí khó hiểu.
Không gian nghệ thuật
Mọi sự vật hiện tượng “tồn tại” nghĩa là đều gắn liền với không gian và

thời gian. “Tồn tại“: tồn: còn (thời gian), tại: ở tại (không gian).
Trước hết nghiên cứu ý niệm “tại”
Từ vấn đề phân loại thơ Ðường ...
Trước đây, giới nghiên cứu văn học thường phân loại Thơ Ðường theo
mấy cách sau :
Cách 1 - Hai loại :
- Phái thơ điền viên (cảnh sống trong thời bình)
- Phái thơ biên tái (cảnh sống thời chiến tranh).
(Giáo trình VHTQ.GS Nguyễn Khắc Phi. Nxb GD.1987)
Cách 2 - Ba loại :
- Phái thơ điền viên
- Phái thơ biên tái
- Phái thơ xã hội
(Thơ Ðường bốn ngữ, ÐHTH. Tp HCM.1990, Trần Trọng San)
Cách 3 - Bốn loại :
- Phái sơn thủy điền viên
- Phái biên tái
- Phái lãng mạn
- Phái hiện thực
Thời gian nghệ thuật
Thời gian (tồn) cũng được coi là chiều thứ 4 của không gian:
Thôi Hiệu nghĩ “thời gian” như con hạc bay đi không bao giờ trở lại:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
25


Bạch vân thiên tải không du du
Người Trung Hoa sùng bái quá khứ, coi quá khứ có vẻ đẹp hơn hiện tại
và tương lai, bởi nó hiện lên qua màn sương mù huyền ảo. Người nhận biết
được bước đi của thời gian thì thường lo âu, trăn trở... ý thức thời gian biểu lộ

phẩm chất của họ.
Thơ Đường có hai kiểu thời gian nghệ thuật: thời gian vũ trụ và thời
gian đời thường, tương ứng với con người vũ trụ và con người đời thường.
Ngoài ra, thời gian tâm lý cũng chi phối thời gian nghệ thuật. Bên cạnh
đó, quan niệm triết học và tôn giáo về thời gian cũng chi phối Thơ Ðường.
1.4.Vấn đề dịch thơ Đƣờng
1.4.1.Tình hình dịch thuật từ trước đến nay
Có 3 thời điểm mà phong trào dịch Đường thi thật rầm rộ: Trước 1945,
sau 1954 ở miền Nam, và nay, những năm đầu thế kỷ 21. Thể loại dịch ở cả 3
thời điểm ấy thật muôn hình vạn trạng. Có thể thấy là đủ các kiểu dạng: Lục
bát, song thất lục bát có, hát nói có, tự do có, phóng dịch có, dĩ nhiên là
Đường luật có. Về ngôn ngữ dịch, ngày nay Đường thi còn được người Việt
dịch ra tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Nga …Về số lượng, đó là cả một sự
khổng lồ không tài nào bao quát nổi. Đặc biệt là trên Internet với hàng trăm,
hàng nghìn trang Web, Blog cá nhân trong nước và khắp các quốc gia trên thế
giới.
Từ trước tới nay, dịch chữ Hán sang tiếng Việt có một số thuận lợi như
sau:
- Thể điệu, thi cách giống hoặc gần nhau.
- Văn phạm giống nhau.
- Âm hưởng, tiết tấu có phần dễ bảo tồn hơn là đối với thơ Châu Âu.
- Nhiều từ và nhiều bộ phận câu xưa nay nói như nhau.
Nhưng cái khó thì nhiều vô kể:
- Chữ Hán quá nhiều đông âm, khó quán xuyến.
- Thơ chữ Hán cô đọng quá. Cũng vì muốn cô đọng nên hay dùng điển tích.

26


Dịch từ Hán sang Việt nói chung và dịch thơ Đường nói riêng, người ta

đã bàn đến rất nhiều. Người thì bảo dịch thơ Đường theo nguyên thể chẳng
bao giờ hay được. Người thì cho rằng, thể cách nào không quan trọng, vấn đề
là cái tài của người dịch đến đâu. Cũng có người lại bảo có thể dùng thể thơ tự
do, hoặc phỏng dịch, dịch phóng tác, thế nào cũng được cả, miễn là nghe
được và không quá xa nguyên tác. Người thì lại chủ trương cứ phải là lối thơ
truyền thống lục bát hoặc song thất lục bát…Có nhiều hình thức và nguyên
tắc dịch khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi xin được đưa ra
vài tiêu chuẩn dịch theo Nghiêm Phúc như sau:
Tiêu chuẩn dịch theo “Tín, đạt, nhã” của Nghiêm Phúc đề ra năm 1898
trong “Thiên dẫn luận dịch lệ ngôn”. Từ đó đến nay, tiêu chuẩn này đã có ảnh
hưởng sâu rộng và có tác dụng chỉ đạo trong công tác dịch thuật tiêu biểu nhất
của Trung Quốc.Tiêu chuẩn “Tín, đạt, nhã” mà Nghiêm Phúc đưa ra, đó là đối
với tư tưởng là Tín, đối với ngôn ngữ là đạt, đối với phong cách là nhã. Có thể
hiểu vắn tắt tiêu chuẩn này như sau:
 Tín: Tư tưởng ý nghĩa của văn bản dịch không quay lưng lại với văn
bản gốc, nghĩa là trung thành với nguyên bản.
 Đạt: Hình thức ngôn ngữ của văn bản dịch không câu nệ với hình
thức biểu đạt của nguyên bản. Nghĩa là bằng mọi khả năng ngôn ngữ của văn
bản dịch nhằm đạt được ý nghĩa của nguyên bản.
 Nhã: Phong cách của bản dịch, văn phong mạch lạc khi đọc không
thấy trái với phong cách của nguyên tác.
Tín, đạt, nhã là ba yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tín là cơ
sở, là tiền đề của Đạt và Nhã, nếu không Tín thì chẳng bao giờ có Đạt và Nhã.
Ngược lại, Đạt và Nhã là thủ pháp và là điều kiện để thực hiện Tín, không có
hai yếu tố này thì Tín hoàn toàn không được thực hiện và chỉ dừng lại ở trạng
thái ban đầu.
Bên cạnh đó, những vấn đề về quan niệm, phương pháp, nguyên tắc
dịch thơ Đường, kể cả những vấn đề như điều kiện kiến văn, cách hiểu văn
27



×