Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ho Lâu Do Cảm, Cúm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.2 KB, 2 trang )

Ho Lâu Do Cảm, Cúm
Bác sĩ Nguyễn văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương

Ho đứng hàng thứ năm trong các lý do khiến chúng ta đi tìm bác sĩ. Hàng năm người ở
Mỹ tiêu hơn 600 triệu đô-la tiền thuốc ho.
Chúng ta đang trong mùa lạnh, mùa ho. Người bệnh ho, bác sĩ cũng ho. Cứ như pháo nổ.
Ho ngủ không được, ho trong chỗ làm ai nhìn cũng sợ (nhưng rồi vài ngày sau họ cũng
phát ho, còn hơn cả mình!). Ho phát bực, rồi buồn cả bác sĩ sao không cho trụ sinh,
không chích thuốc cho mau hết ho.
Ho được phân làm 3 loại tùy thời gian xảy ra bao lâu: ho cấp tính (acute cough), ho bán
cấp tính (subacute cough) còn gọi là ho kéo dài (prolonged cough), và ho kinh niên
(chronic cough). (Đi khám bệnh, bạn nhớ cho bác sĩ biết bạn ho đã bao lâu, để bác sĩ dễ
định bệnh, nghĩ đến những nguyên nhân nào khiến bạn ho. Yếu tố thời gian bao giờ cũng
quan trọng hàng đầu trong y khoa.)
Ho cấp tính kéo dài dưới 3 tuần, thường do một bệnh nhiễm đường hô hấp cấp tính (acute
respiratory tract infection), như cảm, cúm mùa này. Thường, khi chúng ta bị cảm, cúm,
chúng ta ho một hai tuần, nhưng những trường hợp cảm, cúm ho lai rai đến 3 tuần cũng
không phải ít.
Ho bán cấp tính (ho kéo dài) là những trường hợp chúng ta tiếp tục ho đến 8 tuần lễ. Nếu
không có triệu chứng gì quan trọng khác, và thăm khám kỹ cũng chẳng tìm thấy gì lạ
lắm, thường ho bán cấp tính cũng gây do cảm, cúm. Một số trường hợp cảm, cúm gây ho
đến 7-8 tuần.
Ho kinh niên là những trường hợp ho trên 8 tuần. Ba nguyên nhân thường hay gây ho
kinh niên là nước sau mũi chảy xuống cổ họng (postnasal drip, do viêm mũi, viêm các
xoang quanh mũi), suyễn, và bệnh dội ngược bao tử – thực quản (gastro-esophageal
reflux disease).
Bài này, chúng ta bàn về cái ho cứ tiếp tục làm phiền ta sau khi nhiễm cảm, cúm.
Nguyên nhân
Cảm (cold) hay cúm (flu), do siêu vi, khiến đường hô hấp của chúng ta viêm, và ta ho.
Cái ho do cảm, cúm lắm lúc kéo dài đến 2-3 tuần lễ. Thỉnh thoảng, ta còn tiếp tục ho lai
rai lâu hơn nữa.


Đường hô hấp bị viêm do siêu vi cảm, cúm có khi nhiều tuần sau vẫn chưa lành, khiến
các ống thở trở thành nhạy ứng hơn với những tác nhân gây ho bên ngoài, như khí lạnh,
khói thuốc, ... Bình thường không sao, nay mới cảm, cứ hít tí khí lạnh, ngửi chút khói
thuốc, ta lại ho.
Cảm, cúm cũng có thể khiến nước sau hốc mũi ta cứ chảy xuống họng một thời gian dài,
khiến ta tiếp tục ho.
Chữa trị
Sự chữa trị ho cấp tính (dưới 3 tuần) và bán cấp tính (từ 3 đến 8 tuần) gây do cảm, cúm
cần sự hiểu biết và kiên nhẫn của chúng ta.
Cái ho cấp tính do cảm, cúm có thể rất dữ trong 1-2 tuần đầu, liên miên khiến ta không
ngủ được ban đêm, ban ngày cũng khó làm việc. Lúc ho đang dữ nhất như vậy, thuốc ho
không giúp nhiều lắm, nhiều vị trong chúng ta nghĩ phải cần đến trụ sinh, hoặc chích
thuốc. Nhưng khổ nỗi, trụ sinh không giúp gì cả, vì trụ sinh chỉ đánh được vi trùng (như
trong các bệnh sưng phổi, viêm xoang quanh mũi, bệnh ho gà), còn cảm, cúm là bệnh do
siêu vi. Việc dùng trụ sinh bừa đi, mong cho cái ho nó chóng bớt hoàn toàn không đúng,
ngược lại còn có hại, vì thêm tốn kém, phải chịu những phản ứng phụ của thuốc, và làm
các vi trùng trở thành kháng thuốc trụ sinh, khi sưng phổi hoặc viêm xoang quanh mũi
thực sự xảy ra, ta phải đổi trụ sinh mới, đắt tiền hơn và có thể gây phản ứng phụ nhiều
hơn. Còn thuốc chích, chẳng có thuốc chích nào giúp bớt ho. (Nếu bác sĩ đề nghị chích
thuốc cho bạn để bạn mau bớt ho, bạn nên xin tên thuốc chích, và tham khảo trên Internet
xem thuốc chích này có đúng để chữa ho khi bị cảm, cúm không. Thời buổi Internet,
chúng ta kiểm chứng được việc làm đúng, sai của bác sĩ dễ dàng.)
Sau 1-2 tuần, thường cái ho do cảm, cúm sẽ hết hẳn, hoặc dịu bớt, sang thể bán cấp tính,
kéo dài thêm một thời gian vài tuần nữa. Sự chữa trị trong giai đoạn bán cấp tính này
cũng rất cần sự kiên nhẫn. Nếu ho ít, có vẻ như đang bớt dần, ta không cần chữa. Ho còn
nhiều, tùy trường hợp, ta có thể thử dùng cách chữa ngăn nước sau mũi khỏi chảy xuống
họng và/hoặc chữa như chữa suyễn (dùng các thuốc xịt làm dãn ống phổi, thuốc xịt
atrovent, hoặc thuốc steroid). Trụ sinh trong giai đoạn này cũng không ăn thua gì, trừ khi
có sưng phổi, viêm xoang xảy ra, hoặc có dấu chứng ta nghi do bệnh ho gà (sau 2 tuần
vẫn còn ho từng cơn dữ đội, khi thở vào có tiếng rít đặc biệt của bệnh ho gà, ói mửa sau

khi ho). Bác sĩ không nên dùng trụ sinh để làm vui lòng người bệnh, song ôn tồn giải
thích cho người bệnh hiểu rõ cơ chế gây ho sau khi nhiễm cảm, cúm.
Ho vì cảm, cúm thường mau chóng hết, tuy có khi lai rai đến 7-8 tuần hay hơn (nếu vẫn
khỏe, không nóng sốt, khó thở, bạn không nên hãi sợ sao ho lâu). Chúng ta chữa cái ho
dây dưa do cảm, cúm với thuốc ho, thuốc ngăn nước mũi chảy xuống họng, hay các thuốc
dùng chữa suyễn, và với sự kiên nhẫn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức,
Chuyên Khoa Nội Thương
8748 E. Valley Blvd., Ste H
Rosemead, CA 91770
Tel: (626) 288-3306


Copyright, 2009. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y
Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×