Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Chiến lược quốc phòng của trung quốc giai đoạn 2013 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.57 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY AN

CHIẾN LƢỢC QUỐC PHÒNG CỦA TRUNG
QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY AN

CHIẾN LƢỢC QUỐC PHÒNG CỦA TRUNG
QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội – 2017




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Chiến lược quốc phòng của Trung
Quốc giai đoạn 2013 đến nay”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của Ban Giám hiệu, Khoa Quốc tế học, giảng viên, cán bộ các phòng,
ban chức năng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Quang Minh –
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.
David Arase – Trường Đại học Johns Hopkins/Trung tâm Hopkins-Nam
Kinh/Đại học Nam Kinh Trung Quốc, những người thầy đã hướng dẫn và chỉ
bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy An


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Phạm Quang Minh. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác.
Một số nhận xét, đánh giá của các tác giả và cơ quan tổ chức đề cập
trong luận văn này đều được trích dẫn nguồn có độ chính xác cao trong phạm
vi

hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
hay Chương trình giảng dạy Quan hệ quốc tế của Khoa Quốc tế học – Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm
2017
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy An


MỤC LỤC
Mục lục ............................................................................................................
MỞ ĐẦU.........................................................................................................
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LỰC QUỐC
PHÒNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY ...................
1.1. Các nhân tố quốc tế ..................................................................................
1.1.1. Xu thế toàn cầu ......................................................................................
1.1.2. Nhân tố Mỹ ...........................................................................................
1.2.

Nhân tố khu vực ..................................................................

1.2.1. Nhân tố Nhật Bản ..................................................................................
1.2.2. Nhân tố bán đảo Triều Tiên, Đài Loan .................................................
1.2.3. Nhân tố Biển Đông ................................................................................
1.3.

Nhân tố trong nước...............................................................

1.3.1. Chính trị.................................................................................................

1.3.2. Kinh tế ...................................................................................................
1.3.3. Quốc phòng-An ninh .............................................................................
1.3.4. Văn hóa-Xã hội .....................................................................................
1.3.5. Cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình ...........................................................
Tiểu kết ............................................................................................................
Chương 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC
QUỐC PHÒNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY........
2.1.

Mục tiêu của Chiến lược quốc phòng .................................

2.2.

Nguyên tắc thực hiện Chiến lược quốc phòng ....................

2.3.

Công cụ thực hiện Chiến lược quốc phòng .........................

2.4.

Biện pháp thực hiện Chiến lược quốc phòng ......................

2.5. Sự triển khai Chiến lược Quốc phòng .............................................................

1


Trang
Tiểu kết................................................................................................................................................. 58

Chương 3: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC
PHÒNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ
DỰ BÁO SẮP TỚI......................................................................................................................... 59
3.1. Kết quả đạt được..................................................................................................................... 59
3.2. Một số hạn chế......................................................................................................................... 73
3.3. Tác động của Chiến lược quốc phòng......................................................................... 78
3.4. Một số đánh giá về cơ chế hoạch định Chiến lược quốc phòng....................82
3.5. Một số dự báo của Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc thời gian tới
................................................................................................................................................................... 87

3.6. Một số đề xuất, khuyến nghị đối với Việt Nam..................................................... 89
Tiểu kết................................................................................................................................................. 90
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 94

2


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Để tiếp tục công cuộc cải cách và xây dựng đất nước trở thành cường
quốc thế giới, Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh
vực, trong đó quốc phòng được xem là một trong những mũi nhọn. Các thế hệ
lãnh đạo Trung Quốc từng đề cập đến Chiến lược quốc phòng trong nhiều giai
đoạn lịch sử và cụ thể hóa trong hàng loạt Sách trắng Quốc phòng những năm
gần đây. Tuy nhiên, chỉ cho đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền (từ
2013 đến nay), chiến lược này mới thực sự được triển khai mạnh mẽ, quyết

liệt nhằm hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa”. Các nội dung của Chiến lược
quốc phòng của Trung Quốc giai đoạn 2013 đến nay được đề cập chi tiết trong
Sách trắng quốc phòng năm 2013 và 2015.
Việc Trung Quốc xây dựng và triển khai Chiến lược quốc phòng thời
gian gần đây khiến cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng và phức tạp, đặc
biệt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các tranh chấp lãnh hải trên
Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trung Quốc được xem là chủ thể chính gây gia
tăng căng thẳng khu vực, khi một mặt đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội mặt
khác chiếm hữu và cải tạo các đảo đá trên Biển Đông thông qua sử dụng cả
lực lượng quân sự lẫn bán quân sự-dân sự trong các hoạt động tại khu vực.
Đồng thời, Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước trên
thế giới, nhất là tại châu Phi và Mỹ Latinh nhằm gia tăng ảnh hưởng trên
trường quốc tế và biến “Giấc mơ Trung Hoa” thành hiện thực.
Với các hợp tác đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine), đối tác
(các nước khu vực) hay dưới hình thức thực hiện các chiến dịch tuần tra bảo
vệ tự do hàng hải (FONOP) nhằm thực thi quyền tự do hàng hải quốc tế, sự
hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương càng khiến tình hình
khu vực trở nên phức tạp, khó lường. Mỹ là một cường quốc nên luôn coi

3


trọng sự hiện diện ở mọi nơi trên thế giới, nhất là tại các khu vực quan trọng
như châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung
Quốc và vấn đề bán đảo Triều Tiên hiện nay lại càng khiến Mỹ thêm lo ngại,
đẩy mạnh hiện diện tại khu vực. Điều này cũng là nguyên nhân khiến Trung
Quốc ngày càng quyết đoán, quyết tâm thực hiện Chiến lược quốc phòng
nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực và tiến tới hiện thực hóa “Giấc
mơ Trung Hoa”.
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay, các nước khu vực

luôn lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục bành trướng với các hành động quyết
đoán hơn hay có khi còn là sự đe dọa, bắt nạt không chỉ trong vấn đề chủ
quyền biển đảo mà còn là cả những tác động, ảnh hưởng về chính trị, kinh tế,
an ninh của các nước. Phán quyết của Tòa án Quốc tế trong vụ kiện Trung
Quốc của Philippin hay những vòng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc dường như không có nhiều hiệu
quả. Vì vậy, các nước khu vực càng tỏ ra lo ngại trước sức mạnh quốc phòng
của Trung Quốc và quan tâm nhiều hơn đến từng “đường đi nước bước” trong
Chiến lược quốc phòng của nước này.
Việc nghiên cứu đề tài Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc giai đoạn
2013 đến nay là cần thiết nhằm tiếp tục đưa ra các đánh giá kịp thời cũng như
các toàn diện, hệ thống về tình hình an ninh quốc phòng khu vực, thế giới nói
chung và Trung Quốc nói riêng. Đề tài sẽ giúp những người nghiên cứu có cái
nhìn liên tục, xuyên suốt và toàn diện về các vấn đề liên quan đến mục tiêu của
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc giai đoạn 2013 đến nay; đồng thời giúp
nhận định, đánh giá được các tác động ảnh hưởng tới khu vực, thế giới cũng như
dự báo và khuyến nghị các vấn đề liên quan đối với Việt Nam.

Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài "Chiến lược quốc
phòng của Trung Quốc giai đoạn 2013 đến nay" làm luận văn cao học.

4


2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu đã được công bố liên quan đến
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc qua các giai đoạn. Cả trong và ngoài

nước đều có rất nhiều tài liệu viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau nghiên cứu
về Trung Quốc. Tuy nhiên, các tài liệu đã xuất bản chủ yếu đề cập đến các
khía cạnh đơn lẻ khác nhau liên quan đến Chiến lược quốc phòng của Trung
Quốc giai đoạn trước năm 2013.


trong nước, chủ đề Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc cũng đã

được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tìm hiểu và đánh giá. Một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như bộ sách gồm 8 cuốn viết về Sự trỗi dậy
của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam-Tổng chủ biên: GS.TS.
Đỗ Tiến Sâm (2013), Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam. Bộ sách gồm các cuốn: Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung
Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Sự trỗi dậy về quân sự của Trung
Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của
Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Xã hội Trung Quốc trong
quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Chính trị Trung Quốc
trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Quan hệ “hai
bờ, bốn bên” trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra
cho Việt Nam, Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn
đề đặt ra cho Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung trước sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Về tổng thể, nội dung bộ sách gồm các nghiên cứu phân tích về sự trỗi
dậy của Trung Quốc giai đoạn trước năm 2013, đồng thời đề xuất những kiến
nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra mà Việt Nam phải đối mặt. Nội dung
bộ sách phần lớn chỉ đề cập đến cụ thể từng khía cạnh trỗi dậy của Trung
Quốc trước năm 2013.

5



TS. Trần Việt Thái, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện
Ngoại giao Việt Nam, cũng có tài liệu quan trọng “Một số đánh giá bước đầu
về cải cách quân đội Trung Quốc thời gian gần đây” (2016) tại Seminar
Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 10. Nội dung cơ bản nêu
bật được những thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế vận hành mới của
bộ máy quân sự Trung Quốc; qua đó, đưa ra các nhận xét và đánh giá bước
đầu về công cuộc cải cách quân sự này cũng như các vấn đề ảnh hưởng, tác
động liên quan. Tài liệu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quân sự, đặc biệt về
những cải cách thay đổi quân đội của Trung Quốc từ tháng 11/2012 đến nay,
trong đó tập trung phân tích và đánh giá từ giai đoạn tháng 9/2015 đến nay.
Ngoài ra, nhiều trang mạng chính thống của Việt Nam đăng các bài viết
liên quan đến đề tài Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc như vnanet.vn,
nghiencuubiendong.vn, vietnamdefence.com, quocphonganninh.edu.vn…
Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu liên quan đến Chiến lược quốc
phòng của Trung Quốc gồm các học giả Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…
Một số tài liệu nghiên cứu đáng lưu ý như The Chinese Military: Overview
and Issue for Congres- Ian E.Rinehart, Congressional Research Service, U.S
(2016). Tài liệu đánh giá tổng thể về quá trình hiện đại hóa quân đội của
Trung Quốc và từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với việc hoạch định chính
sách quốc phòng và đối ngoại của Mỹ. Ngoài ra, Institute for National
Strategic Studies, National Defense University (INSS) và Center for Strategic
and International Studies (CSIS) của Mỹ cũng có rất nhiều bài viết về quốc
phòng và quân sự của Trung Quốc như Chinese Strategic and Military
Modernization in 2015: A Comparative Analysis - Anthony H. Cordesman,
Steven Colley, Michael Wang; China Strategic Perspectives 6,7,8,9 - Phillip
C. Saunders…Bên cạnh đó, National Institute for Defense Studies (NIDS) của
Nhật Bản cũng thường xuyên xuất bản các báo cáo thường niên về tình

6



hình an ninh Trung Quốc, mới nhất là The Expanding Scope of PLA Activities
and The PLA Strategy (2016). Báo cáo phân tích và nêu bật các vấn đề về sự
tăng cường khả năng hoạt động tại các vùng biển mở của hải quân Trung
Quốc, định hướng chiến lược và mở rộng khả năng của không quân Trung
Quốc, mở rộng và tăng cường Lực lượng Tên lửa của Pháo binh số 2 và tăng
cường khả năng tác chiến liên hợp của quân đội Trung Quốc. Tại Trung Quốc,
các trang mạng chính thống như mod.gov.cn, china.com.vn, xinhuanet.com…
cũng có rất nhiều bài tiếng Trung về các Sách trắng quốc phòng cũng như
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc. Ngoài ra, còn rất nhiều tài liệu khác
về Chiến lược quốc phòng Trung Quốc được viết bằng tiếng Nga và tiếng
Nhật.
Nhìn chung, các tài liệu trên đều cho thấy những phân tích và khía
cạnh nhất định liên quan đến Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc trong
nhiều giai đoạn như vấn đề bối cảnh dẫn tới hình thành chiến lược, quá trình
hoạch định và triển khai chiến lược hay các đánh giá dự báo chiến lược…
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc thực sự là một chủ đề lớn với phạm
vi nghiên cứu sâu rộng, đòi hỏi người nghiên cứu cần có sự hiểu biết nhất
định, khả năng phân tích và hệ thống vấn đề toàn diện. Vì vậy, chủ đề này
hiện vẫn tiếp tục trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của
không chỉ giới học giả mà cả chính phủ các nước, đặc biệt là các nhà hoạch
định chính sách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài luận văn là phân tích làm rõ nội dung và quá
trình triển khai Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc giai đoạn từ 2013 đến
nay; từ đó đánh giá tác động của nó đến quan hệ giữa Trung Quốc với các
nước và đưa ra một số khuyến nghị, dự báo trong tương lai.
Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau đây:

7



1.

Phân tích và xác định các nhân tố tác động đến Chiến lược quốc

phòng của Trung Quốc giai đoạn 2013 đến nay.
2.

Phân tích và làm rõ các nội dung của chiến lược gồm mục tiêu, công

cụ, biện pháp, quá trình hoạch định và triển khai chiến lược.
3.

Đánh giá tác động, đưa ra các dự báo và khuyến nghị đối với Việt

Nam và các nước.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc giai
đoạn 2013 đến nay và sự triển khai chiến lược tại châu Á-Thái Bình
Dương, châu Phi và Mỹ Latinh.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích chính sách; bên cạnh

đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác gồm lịch sử,
logic, so sánh, các cấp độ phân tích và phương pháp dự báo.
6.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 03 chương, cụ thể:
Chương 1 tập trung phân tích và đánh giá về các nhân tố tác động đến
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc giai đoạn 2013 đến nay. Trong đó,
nhân tố quốc tế gồm các xu thế toàn cầu và nhân tố Mỹ; nhân tố khu vực gồm
nhân tố Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Đài Loan và Biển Đông; nhân tố trong
nước gồm các vấn đề về chính trị, kinh tế, quốc phòng-an ninh, văn hóa-xã
hội và yếu tố cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình,
Chương 2 gồm những nội dung cơ bản và quá trình triển khai Chiến
lược quốc phòng của Trung Quốc giai đoạn 2013 đến nay, trong đó phân tích

8


cụ thể các vấn đề về mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, biện pháp và sự triển khai
chiến lược quốc phòng.
Chương 3 gồm các đánh giá về Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc
giai đoạn 2013 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào đánh giá cơ chế hoạch
định chiến lược, các kết quả đạt cũng như phân tích các tác động, ảnh hưởng
của chiến lược; trên cơ sở đó, đưa ra các dự báo và khuyến nghị, nhất là đối
với Việt Nam.

9



Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC QUỐC
PHÒNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY
1.1. Nhân tố quốc tế
1.1.1. Các xu thế toàn cầu
Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ có môi trường quốc tế thuận lợi
với nhiều cơ hội chiến lược để tăng cường sức mạnh quốc gia, khả năng cạnh
tranh và tạo sức ảnh hưởng. Hợp tác và phát triển sẽ vẫn là xu thế cơ bản trên
thế giới và Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì các cơ hội chiến lược nhằm tập
trung vào tăng cường sức mạnh quốc gia và lợi ích cốt lõi.
Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, mang lại nhiều thuận lợi
cho giao lưu văn hóa - xã hội và phát triển kinh tế. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh
mẽ theo hướng đa cực, đa văn hóa và thông tin hóa. Trong đó, toàn cầu hóa
kinh tế dần nổi lên và con người có khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng.
Các quốc gia có chung biên giới sẽ hướng tới xây dựng cộng đồng chung vận
mệnh. Hòa bình, phát triển và hợp tác vì lợi ích chung sẽ trở thành xu hướng
chủ đạo. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng khiến cho các nước rơi vào tình trạng
vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhiều lợi ích đan xen. “Thế giới sẽ thay đổi
sâu sắc về cân bằng quyền lực, cấu trúc chính phủ, địa chính trị châu Á-Thái
Bình Dương, cạnh tranh kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự”1.
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế
giới với địa chiến lược hết sức quan trọng trong bàn cờ chiến lược thế giới.
Khu vực này sẽ trở thành “sân chơi ý nghĩa, tác động về mặt chiến lược và
phát triển kinh tế thế giới giữa các cường quốc, tạo môi trường cho các nước
lớn vừa hợp tác vừa cạnh tranh”2.

1The State Council Information Office of the People’s Republic of China, China’s Military Strategy, 2015.
2The State Council Information Office of the People’s Republic of China, Diversified Employment of

China's Armed Forces, 2013.


10


Sự thay đổi về cán cân quân sự quốc tế: Sự cân bằng cán cân quân sự
giữa các lực lượng quốc tế là nhằm duy trì hòa bình thế giới, tuy nhiên thực tế
không hẳn như vậy. Sự gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực quân sự quốc tế,
hình thức chiến tranh từ cơ giới hóa sang thông tin hóa, các cường quốc ồ ạt
phát triển các công nghệ quân sự mới tinh vi hơn nhằm duy trì ưu thế chiến
lược về cạnh tranh quốc tế trong các lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng. Gần
đây, các nước lớn gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản đều đẩy mạnh cải cách quân đội,
tạo nhiều bước đột phá mới trong khả năng phối hợp lực lượng hiệu quả và
linh hoạt. Xu thế chung là đẩy mạnh sự chuyển đổi của các lực lượng vũ trang
nhằm đối phó với chiến tranh quy mô lớn, chiến tranh thông tin và công nghệ
cao. Vũ khí và thiết bị tầm xa với tính chính xác, thông minh, bí mật và tự
động đang trở nên ngày càng phức tạp. Vũ trụ và không gian mạng trở thành
yêu cầu mới trong cạnh tranh chiến lược. Hình thức chiến tranh làm gia tăng
sự tiến bộ về thông tin hóa. Các cường quốc thế giới đang điều chỉnh linh hoạt
chiến lược an ninh quốc gia và chính sách quốc phòng, nhanh chóng thay đổi
quân sự và tái cơ cấu lực lượng. Cuộc cách mạng quân sự đang diễn ra trên
thế giới đã làm thay đổi các công nghệ quân sự và hình thức chiến tranh, ảnh
hưởng đến viễn cảnh quân sự và chính trị quốc tế, đặt ra những thách thức
mới và đầy khó khăn đối với an ninh quân sự của Trung Quốc.
Các xu thế quân sự trên đã trở thành thách thức đối với quân đội, quốc
phòng và là nhiệm vụ lịch sử của các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Các lực
lượng vũ trang Trung Quốc phải mở rộng tầm nhìn về chiến lược an ninh quốc
gia và chiến lược quân sự nhằm chiến thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong
các điều kiện thông tin hóa; phải dựa trên tinh thần sẵn sàng chiến đấu nhằm
chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa,
tiến hành toàn diện và phối hợp tốt nhằm “nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến

đấu trên tất cả các hướng chiến lược, nâng cao sự phối hợp chung giữa

11


các quân binh chủng, tăng cường các năng lực tác chiến tổng lực dựa trên các
hệ thống thông tin”3.
Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhấn mạnh, Trung Quốc không thể lặp lại
bi kịch lịch sử sau chiến tranh Nha phiến thế kỷ XIX, khi người Trung Quốc
bị đô hộ bởi các cường quốc phương Tây với trang bị vũ khí tiên tiến hơn.
Trung Quốc nhận thức rõ nguy cơ tụt hậu so với quân đội các nước và buộc
phải tiến hành các biện pháp thúc đẩy cải cách quân đội. Trung Quốc coi đây
chính là nhiệm vụ chiến lược của xu hướng hiện đại hóa, đảm bảo vững chắc
đối với sự phát triển hòa bình của Trung Quốc nhằm xây dựng khả năng
phòng thủ quốc gia và các lực lượng vũ trang vững mạnh, tương xứng với vị
thế quốc tế, đáp ứng các yêu cầu về lợi ích an ninh và phát triển. Hoạt động
của các lực lượng vũ trang là nhằm đáp ứng các yêu cầu mới về chiến lược
phát triển và an ninh quốc gia, theo kịp chỉ đạo lý luận về triển vọng khoa học
trong phát triển, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình tác chiến hiệu quả, xây dựng
hệ thống lực lượng quân sự hiện đại mang bản sắc Trung Quốc, nâng cao chỉ
đạo chiến lược quân sự, đa dạng hóa việc sử dụng các lực lượng vũ trang theo
yêu cầu. Các lực lượng vũ trang “đảm bảo an ninh và hỗ trợ chiến lược cho sự
phát triển quốc gia và có những đóng góp xứng đáng trong việc duy trì hòa
bình thế giới và ổn định khu vực”4.
Các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống: Trung
Quốc đang gia tăng ảnh hưởng và cạnh tranh trên toàn cầu nhưng vẫn phải đối
mặt với nhiều thách thức và đe dọa an ninh. Vấn đề sinh tồn và an ninh phát
triển, các đe dọa truyền thống và phi truyền thống luôn đan xen lẫn nhau. Vì
vậy, việc xử lý hài hòa những vấn đề trên là nhiệm vụ hết sức khó khăn trong
bảo vệ sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích phát triển.

3The State Council Information Office of the People’s Republic of China, Diversified Employment of
China's Armed Forces, 2013.
4The State Council Information Office of the People’s Republic of China, China’s Military Strategy, 2015.

12


Thiên tai, rủi ro an ninh và vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng vẫn diễn ra.
Sự gia tăng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và các rủi ro an
ninh đối với các lợi ích bên ngoài của Trung Quốc. Các lợi ích quốc gia, an
ninh quốc gia của Trung Quốc dễ bị tác động bởi sự xáo trộn của quốc tế và
khu vực, chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, thiên tai và dịch bệnh.
1.1.2. Nhân tố Mỹ
Với tuyên bố về các chiến lược mới vào năm 2012, Mỹ bắt đầu thực
hiện chính sách tái cân bằng chuyển từ châu Âu sang châu Á và cũng để nhằm
kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tháng 4/2013 Nhật báo Nhân dân
Trung Quốc nói rằng từ khi đề xuất chính sách xoay trục sang châu Á-Thái
Bình Dương, Mỹ thường xuyên tổ chức tập trận chung tại khu vực. Mục tiêu
chiến lược cơ bản trong chính sách của Mỹ là nhằm ngăn chặn Trung Quốc tại
đây và để can dự sâu hơn vào khu vực. Mỹ sử dụng ba công cụ chính gồm mở
rộng liên minh để vượt trên các nước, triển khai quân sự để thực hiện chiến
lược tái cân bằng và tìm cách chiếm vị trí dẫn đầu để luôn giữ thế chủ động.
Trung Quốc chỉ trích sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình
Dương và coi đó là một trong những yếu tố lớn gây phức tạp tình hình khu
vực.
Trung Quốc ám chỉ Mỹ gia tăng chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường
quyền và chủ nghĩa can thiệp kiểu mới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương;
điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương và khiến cho khu vực
có những biến đổi sâu sắc; tăng cường liên minh quân sự tại châu Á-Thái
Bình Dương nhằm gia tăng hiện diện và thường xuyên tạo ra tình trạng căng

thẳng tại khu vực; ồ ạt phát triển những công nghệ quân sự mới, tinh vi hơn
nhằm duy trì ưu thế chiến lược cạnh tranh quốc tế. Mục tiêu chiến lược của
Mỹ là nhằm duy trì vị thế dẫn đầu tại khu vực, thiết lập một trật tự xuyên Thái
Bình Dương xoanh quay Mỹ và duy trì vị thế thống trị Thái Bình Dương. Mỹ

13


tăng cường quan hệ với các đồng minh quân sự cũ; phá hoại nền tảng chính trị
của hòa bình Đông Á; xoáy sâu mâu thuẫn chủ quyền lãnh thổ giữa Trung
Quốc và các nước lân cận; phá vỡ tiến trình hội nhập khu vực và hợp tác giữa
các quốc gia Đông Á. Mục tiêu tổng thể của Mỹ là đảm bảo kiểm soát toàn bộ
lục địa Á-Âu và tìm mọi cách khuất phục hoàn toàn Trung Quốc.
Trung Quốc cũng ám chỉ Mỹ là nước bên ngoài can thiệp vào Biển
Đông và chưa bao giờ từ bỏ xúi giục “Cách mạng màu” ở Trung Quốc; điều
chỉnh chiến lược an ninh quốc gia và chính sách quốc phòng, làm thay đổi các
công nghệ quân sự và hình thức chiến tranh, tác động nhiều đến viễn cảnh
quân sự và chính trị quốc tế, đặt ra những thách thức mới đối với an ninh quân
sự của Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng cần phải từ bỏ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa
lãng mạn vì dễ dẫn tới chính sách thỏa hiệp kèm theo đe dọa và áp lực; cần
phải sẵn sàng chiến đấu và thậm chí là cả một cuộc chiến. Chỉ như vậy, Trung
Quốc mới có thể duy trì được một thời kỳ hòa bình và phát triển lâu dài.
Những lý do liên quan đến Mỹ nêu trên chính là một trong những nguyên
nhân khiến Trung Quốc tiếp tục hoạch định chiến lược quốc phòng hàng năm.
1.2. Nhân tố khu vực
1.2.1. Nhân tố Nhật Bản
Tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng từ năm
2010 và từng có nhiều khả năng xảy ra đụng độ vũ trang tại quần đảo Điếu
Ngư hay còn gọi là Senkaku. Những năm gần đây, va chạm quân sự NhậtTrung thể hiện rõ nguy cơ xảy ra sự cố, khiêu khích hoặc va chạm nghiêm

trọng hơn. Trung Quốc từng khẳng định rõ “Quần đảo Điếu Ngư là một phần
lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, là vùng lãnh thổ cố hữu của
Trung Quốc xét cả về mặt lịch sử, địa lý, pháp lý và Trung Quốc khẳng định

14


5

chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ quần đảo Điếu Ngư” . Sách trắng
quốc phòng Trung Quốc năm 2011 tuyên bố, Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ
các lợi ích cốt lõi gồm chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh
thổ. Quần đảo Điếu Ngư là vấn đề liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung
Quốc. Với việc coi biển Hoa Đông là lợi ích quốc gia, Trung Quốc đã khẳng định
rất rõ vấn đề này cũng giống như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.

Trung Quốc khẳng định thách thức từ Nhật Bản khi cố gắng né tránh
trật tự hậu thế chiến và thử nghiệm các chính sách an ninh-quân sự, khiến gây
ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với các nước trong khu vực. Trung Quốc
cũng ám chỉ Nhật Bản đã có hành động khiêu khích, tăng cường hiện diện
quân sự tại các bãi và đảo của Trung Quốc, có những hành động làm phức tạp
và trầm trọng thêm tình hình khu vực. Nhật Bản đang gây phức tạp về vấn đề
quần đảo Điếu Ngư.
Đối với Trung Quốc, Điếu Ngư có một giá trị chiến lược rất quan trọng.
Về kinh tế, Điếu Ngư là nguồn cung cấp hải sản dồi dào với tiềm năng dầu
khí rất lớn, lại nằm trên tuyến giao thông hàng hải quan yếu chạy từ Trung
Đông qua Ấn Độ Dương và Biển Đông về tận vùng Đông Bắc Á; là thủy lộ
giao thông huyết mạch mà hàng năm khoảng 50% lưu lượng hàng hóa trao
đổi trên thế giới và hơn 80% lượng dầu thô cung ứng cho các nước Đông Bắc
Á đều được chuyển qua tuyến hàng hải này.

Về quân sự, khống chế được Điếu Ngư không những giúp Trung Quốc
chiếm giữ được nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu khí, hải sản, đất
hiếm…), mà còn kiểm soát được vị trí địa dư chiến lược tối quan trọng trong
việc quyết định số phận tương lai của Đài Loan. Từ Điếu Ngư, quân đội
5

The State Council Information Office of the People’s Republic of China (2011), China’s Foreign Aid,
Beijing, The People's Republic of China.

15


Trung Quốc có thể dễ dàng phong tỏa Đài Loan bằng không quân-hải quân
khi cần thiết, hoặc mở những đợt tấn công trên nhiều tuyến nhằm chiếm đánh
nhanh chóng các phi trường quân sự của quân lực Đài Loan để hỗ trợ các lực
lượng tiến công chiếm đóng Đài Loan. Chỉ cần chiếm đóng những quần đảo
này, chưa cần sử dụng tới sức mạnh quân sự, Bắc Kinh cũng đã tạo được áp
lực nặng nề về an ninh-chính trị lên Đài Loan để buộc phải chấp nhận những
điều kiện đàm phán hòa bình có lợi hoàn toàn cho phía Trung Quốc.
Chiếm đóng Điếu Ngư còn phục vụ cho những mưu toan chiến lược kế
tiếp nhằm thực hiện giấc mộng bá chủ vùng đại dương mênh mông của Trung
Quốc. Điếu Ngư nằm ở vị trí chiến lược xung yếu, trong chuỗi đảo trải dài từ
phía tây nam Nhật Bản xuống tận phía đông bắc Đài Loan, hình thành một
chuỗi mắt xích ngăn chặn mọi hướng từ Biển Đông ra Thái Bình Dương của
hải quân Trung Quốc, khóa chặt lực lượng hải quân biển xanh của Trung
Quốc trong vùng biển ao tù không lối ra. Đó chính là lý do mà Trung Quốc về
lâu dài sẽ tìm mọi cách chiếm giữ cho bằng được Điếu Ngư để đảm bảo một
hành lang an toàn ra Thái Bình Dương.
Đối với Trung Quốc, Điếu Ngư còn có tầm vóc quan trọng trong việc
trung hòa những áp lực quân sự của quân đội Mỹ và đồng minh tại các cứ

điểm quân sự chiến lược tại Nhật Bản. Nếu chiếm giữ được quần đảo này,
Trung Quốc sẽ thiết lập những trạm ra-đa do thám và các bãi đáp cho trực
thăng nhằm theo dõi và thu thập các tin tức tình báo liên quan đến những hoạt
động của các lực lượng quân sự Mỹ-Nhật tại Okinawa. Nếu mất Điếu Ngư,
tuyến phòng vệ tiền tiêu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ bị suy yếu, eo
biển Đài Loan thiết yếu cho việc phòng thủ và bảo vệ Đài Loan cũng sẽ bị
Trung Quốc khống chế hoàn toàn. Tóm lại, việc đổi chủ nếu xảy ra ở quần
đảo chiến lược này sẽ nghiêng hẳn cán cân quyền lực về phía Trung Quốc và

16


đặt Mỹ, Nhật Bản cũng như các quốc gia đồng minh trong khu vực vào tình thế
hoàn toàn bất lợi trong việc duy trì sự ổn định và an ninh cho toàn khu vực.

1.2.2. Nhân tố bán đảo Triều Tiên, Đài Loan
Bán đảo Triều Tiên: Bán đảo Triều Tiên có vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng do nằm ở trung tâm của khu vực Đông Bắc Á, một trong những
khu vực quan trọng nhất về mặt chiến lược của thế giới. Sau Chiến tranh thế
giới II, do hậu thuẫn của Trung Quốc và Mỹ, hai miền Triều Tiên tuyên bố
thành lập hai nhà nước riêng rẽ và luôn trong tình trạng đối đầu.
Do vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược quốc tế, bán đảo Triều Tiên
luôn là điểm nóng về cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ cuộc
nội chiến 1950-1953, Mỹ đã chính thức hiện diện và trở thành nhân tố góp
phần tạo nên sự bất ổn của bán đảo này. Trung Quốc là quốc gia thuộc khu
vực và ngay sát sườn bán đảo Triều Tiên nên mọi động thái quân sự tại đây
đều ảnh hưởng trực tiếp đến biên giới phía đông bắc của Trung Quốc. Triều
Tiên ổn định sẽ giúp Trung Quốc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và
tập trung cho công cuộc cải cách mở cửa. Trường hợp xuất hiện một cuộc
chiến thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề kinh tế, xã hội của

Trung Quốc. Sau Thế chiến II, tác động của cuộc chiến ý thức hệ đã đưa
Trung Quốc và Triều Tiên trở thành đồng minh đặc biệt. Trung Quốc thấy
phải có trách nhiệm với Triều Tiên, bởi căng thẳng đối đầu giữa Mỹ và Triều
Tiên sẽ gây ra nhiều thách thức đối với quan hệ Trung-Mỹ. Nếu chính quyền
Triều Tiên sụp đổ thì sẽ tạo điều kiện cho Mỹ kiểm soát toàn bộ bán đảo. Nếu
vậy, Trung Quốc sẽ mất đi vùng đệm quan trọng trong lợi ích chiến lược.
Trung Quốc muốn duy trì một nhà nước Triều Tiên ổn định trong tình
thế có lợi cho Trung Quốc. Nếu hai miền thống nhất, Trung Quốc muốn nước
Triều Tiên mới ra đời đi theo đường lối chính trị của Bắc Triều Tiên, không có
sự hiện diện của Mỹ, quan hệ gắn bó với Trung Quốc và tiếp tục là vùng

17


đệm cho nước này. Vì vậy, chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề thống
nhất bán đảo Triều Tiên là tạo dựng môi trường ổn định ở khu vực cho đến khi
Trung Quốc nắm giữ vai trò lãnh đạo thế giới.
Đài Loan: Trung Quốc luôn cho rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến sự
phát triển lâu dài và thống nhất của Trung Quốc. Trong giai đoạn phục hưng
Trung Hoa, sự thống nhất là xu hướng không thể tránh khỏi. Gần đây, quan hệ
hai bờ được duy trì ổn định, phát triển hòa bình nhưng nguyên nhân gây bất
ổn vẫn tiềm ẩn. Các hoạt động của lực lượng ly khai Đài Loan vẫn là mối đe
dọa lớn nhất đối với sự phát triển hòa bình của hai bờ.
Trải qua hai thập kỷ, Trung Quốc luôn có kế hoạch tác chiến quân sự
nhằm đối phó với khả năng xảy ra xung đột với Đài Loan. Trung Quốc từng
tuyên bố sử dụng vũ lực để hợp nhất Đài Loan nếu thấy cần thiết và coi Đài
Loan là một tỉnh ly khai. Trung Quốc có ít nhất 4 lần đưa ra các dấu hiệu cảnh
báo trong vấn đề Đài Loan vào các năm 1991, 1995, 1999 và 2003-2004
nhằm ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập. Quân đội Trung Quốc được bố trí
rất đông tại phía đông nam Trung Quốc giáp với Đài Loan, đặc biệt là các đơn

vị tấn công đổ bộ, không kích và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Dù lực lượng
quân sự ở eo biển Đài Loan nghiêng về phía Trung Quốc nhưng việc xâm
lược Đài Loan không đơn giản. Sự can thiệp của Mỹ nhằm bảo vệ Đài Loan là
thách thức lớn đối với Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ từng cho rằng
Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng cao các khả năng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và
thậm chí làm thất bại sự can dự của bên thứ ba trong vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc từng cảnh báo sử dụng vũ lực đối với các tuyên bố về địa
vị chính trị của Đài Loan và mối quan hệ của Đài Loan với các nước theo
“các giới hạn đỏ” gồm:
-

Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập.

-

Các động thái hướng đến việc Đài Loan tuyên bố độc lập.

18


-

Nội bộ Đài Loan bất ổn.

-

Tàng trữ vũ khí hạt nhân.

-


Trì hoãn khởi động đối thoại thống nhất hai bờ.

-

Sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của Đài Loan.

-

Quân đội nước ngoài đóng quân tại Đài Loan.

Luật Chống ly khai của Trung Quốc (3/2005) đề cập nước này có thể sử
dụng các biện pháp phi hòa bình trong trường hợp các lực lượng ly khai tiến
hành tách Đài Loan khỏi Trung Quốc hoặc trong các tình huống dẫn đến việc
Đài Loan ly khai hoặc sự tái thống nhất hai bờ bị đe dọa.
Chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan là duy trì như phần lãnh
thổ không thể tách rời bằng biện pháp quân sự và tạo dựng nền hòa bình.
Đồng thời, Trung Quốc cũng luôn tìm cách gia tăng quan hệ kinh tế, văn hóa,
chính trị với Đài Loan và nhấn mạnh quan điểm thống nhất trong hòa bình
theo nguyên tắc “một nhà nước, hai chế độ”.
1.2.3. Nhân tố Biển Đông
Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang lại nhiều lợi ích kinh
tế, chính trị, quân sự đối với Trung Quốc. Biển Đông không chỉ là khu vực có
tiềm năng dầu khí to lớn, mà còn là tuyến hàng hải huyết mạch vận chuyển
nguồn năng lượng nhập khẩu chính của Trung Quốc. Nếu tuyến hàng hải này
bị phong tỏa và nguồn cung năng lượng bị gián đoạn, Trung Quốc sẽ rơi vào
tình trạng bất ổn. Kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc có thể tạo thế bao
vây ảnh hưởng đối với tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Khống chế được
Biển Đông là khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp tới
quan hệ chiến lược giữa Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, gọng kìm từ lâu đã siết chặt
Trung Quốc hướng ra đại dương.

Với diện tích rộng, độ sâu lớn, vị trí chiến lược hiểm yếu, Biển Đông
có giá trị hết sức quan trọng về mặt quân sự. Với một nước lớn đang trỗi dậy

19


như Trung Quốc, giá trị quân sự mà Biển Đông mang lại là không gì thay thế
được. Giá trị chủ yếu thể hiện trên ba phương diện sau:
Thứ nhất, Biển Đông là mặt trận quan trọng đối với tương lai phát triển
lực lượng hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng Trung
tâm phóng tên lửa hàng không Văn Xương trên đảo Hải Nam, nơi có vĩ độ
thấp thuận lợi cho việc phóng tàu vũ trụ. Đây sẽ là nơi Trung Quốc tiến hành
phóng các loại tên lửa và các thiết bị hàng không phục vụ mục đích chinh
phục vũ trụ. Việc tiến hành các hoạt động hàng không, trong đó có phóng tên
lửa đẩy từ các đảo ngoài khơi có vĩ độ thấp đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt
chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển. Hiện nay, các cơ sở nghiên cứu phát
triển công nghệ hàng không vũ trụ và tên lửa đẩy của Trung Quốc hầu hết đặt
tại những trung tâm khoa học-kỹ thuật lớn, nằm ven biển phía đông như
Thượng Hải và Thiên Tân, trong khi ba căn cứ phóng tên lửa cũ là Tây
Xương, Tửu Tuyền và Thái Nguyên đều nằm sâu trong lục địa. Điều này
khiến cho tên lửa sau khi được chế tạo xong phải vận chuyển một quãng
đường khá dài bằng đường bộ tới các căn cứ phóng. Nếu so sánh với vận tải
bằng đường biển thì vận tải đường bộ gặp nhiều hạn chế hơn. Do đó, việc đặt
Trung tâm phóng tên lửa Văn Xương trên đảo Hải Nam là đã cân nhắc tới yếu
tố này.
Thứ hai, Biển Đông là địa bàn hoạt động cơ động và căn cứ trú ẩn ưu
việt cho lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Quân đội Mỹ từ thế kỷ trước đã
bắt đầu tiến hành nghiên cứu công nghệ lazer rà quét tàu ngầm, với mục tiêu
phát hiện các thiết bị lặn ở độ sâu 150m. Trong các vùng biển xung quanh
Trung Quốc, Bột Hải có độ sâu trung bình chỉ 18m, Hoàng Hải có độ sâu

trung bình là 44m. Với độ sâu này, thiết bị thăm dò nói trên hoàn toàn có thể
kiểm soát toàn bộ. Đông Hải tuy có độ sâu đạt 370m nhưng Mỹ-Nhật đã bố trí
tại đây những hệ thống rà quét tiên tiến, khả năng tàu ngầm Trung Quốc bị

20


phát hiện là rất cao. Chỉ có Biển Đông với độ sâu trung bình đạt 1.212m mới là
môi trường và địa điểm ưu việt để xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Với năng
lực hiện nay của hải quân Trung Quốc, Biển Đông là khu vực duy nhất để lực
lượng tàu ngầm hạt nhân có thể tiến hành hoạt động tuần tra chiến lược.

Thứ ba, Biển Đông là khu vực lý tưởng nhất để hàng không mẫu hạm
có thể thực hiện các hoạt động huấn luyện và diễn tập. Để chủ động nắm ưu
thế kiểm soát trên biển thì hàng không mẫu hạm là chỗ dựa đáng tin cậy, đồng
thời cũng là phương tiện duy nhất hiện nay mang lại sự đảm bảo trên không
cho hạm đội khi tác chiến tại các vùng biển xa. Với đặc điểm là loại tàu chiến
mặt nước có kích thước và trọng tải lớn, kèm theo là biên đội khoảng 10 tàu
các loại, hàng không mẫu hạm cần những vùng biển rộng lớn để tiến hành
diễn tập và huấn luyện. Điều này khó thực hiện tại những vùng biển nhỏ như
Bột Hải, Hoàng Hải và Đông Hải, mặt khác lại dễ gây phản ứng từ các nước
xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chỉ có Biển Đông là khu vực lý tưởng
cho hàng không mẫu hạm Trung Quốc, không chỉ bởi thực lực quân sự của
các nước ven Biển Đông khá yếu, mà thế lực của Mỹ tại đây cũng không lớn
như tại khu vực Đông Bắc Á.
Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình vươn lên trở
thành một cường quốc hải dương; là vùng biển chiến lược để Trung Quốc phát
triển lực lượng hải quân biển xa. Vì vậy, Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi
ích cốt lõi” và “sống còn” đối với chiến lược trở thành cường quốc đại dương
của nước này.

1.3. Nhân tố trong nƣớc
1.3.1. Chính trị
Trong ba thập kỷ qua, quyền lực chính trị ở Trung Quốc đã được phân
cấp đáng kể, chính quyền các tỉnh và thành phố ngày càng có nhiều quyền tự
chủ trong việc cải cách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng

21


×