Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.72 KB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=============================

PHẠM THỊ THÙY NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG TRỊ LÃNH ĐẠO SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=============================

PHẠM THỊ THÙY NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG TRỊ LÃNH ĐẠO SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60.22.56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN THẾ HANH



Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Đoàn Thế Hanh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong
luận văn đều trung thực và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thùy Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 9
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu.............10
6. Đóng góp của luận văn.................................................................. 10
7. Kết cấu của luận văn..................................................................... 11
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG TRỊ LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 5 NĂM ĐẦU THẾ K


I 2001 – 2005)......12

1.1. Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước năm 2001

12
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị.........12
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.......................13
1.1.3. Khái quát về sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước năm 2001 16
1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo 5

năm đầu thế kỷ

I 2001 – 2005)............................................................ 25

1.2.1. Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo..........................25
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị..............................27
1.2.3. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kết quả..................31
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG TRỊ CHĂM LO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010..................50
2.1. Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng

Trị................................................................................................................ 50
2.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng............50

1


2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị về phát triển giáo
dục - đào tạo

2.2. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kết quả 2005 - 2010) . 56
2.2.1. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện ......................................
2.2.2. Những kết quả đạt được.........................................................
Chương 3: NHẬN
3.1. Nhận xét chung .........................................................................
3.1.1. Về những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo ...............................................................
3.1.2. Về quá tr nh chỉ đạo t ch c thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng
Trị đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo ............................................
3.1.3. Về những thành tựu cơ bản ....................................................
3.1.4. Những hạn chế chính và nguyên nhân...................................
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ....................................................
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát
triển giáo dục - đào tạo ....................................................................
3.2.2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng đáp ng yêu cầu về
chất lượng .......................................................................................
3.2.3. Đ i mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào
tạo. ..................................................................................................
3.2.4. Tăng cường các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho giáo dục và đào tạo thực hiện xã hội hóa giáo dục ...................
3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
........................................................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................
PHỤ LỤC .............................................................................................

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế thừa truyền thống quý trọng hiền tài của dân tộc và thực hiện lời
căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi
ích trăm năm trồng người, Đảng ta đã nhận thức rằng: chăm lo giáo dục đào tạo là chăm lo phát triển. Vì thế, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (1996), Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”[21, tr. 107]. Đến Hội nghị Trung ương 2 (khóa
VIII), tháng 12 năm 1996, Đảng ta đã xác định: “Thực sự coi giáo dục - đào
tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với
khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển
xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” [22, tr. 4] nhằm “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”.
Mười năm đầu của thế kỷ XXI có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến
trình lịch sử của nhân loại và của mỗi quốc gia, trong đó vấn đề con người,
vấn đề giáo dục nổi lên hàng đầu. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
(2001), Đảng ta đã ch r chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 10 năm đầu
thế kỷ XXI là: “Đưa đất nước ta ra kh i tình trạng k m phát triển, nâng cao r
rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
[23, tr.159]. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, giáo dục và khoa học công
nghệ phải đi trước một bước trong quá trình phát triển đất nước. Với vai trò
ấy, giáo dục - đào tạo là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược con người của
Đảng, là hạt nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

3


Qua 25 năm đổi mới (1986 - 2011), nước ta đã đạt được những kết
quả quan trọng về giáo dục và đào tạo. Chi ngân sách nhà nước cho giáo
dục - đào tạo đã đạt trên 20% tổng chi ngân sách. Việc phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đặc biệt

quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, nước
ta đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. T lệ lao động qua đào tạo tăng,
năm 2010 chiếm 40% t lệ lao động đang làm việc…Có được những thành
tựu như vậy là nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, là sự đóng góp tích
cực của nhiều địa phương trong cả nước.
Quảng Trị là t nh có truyền thống hiếu học, khuyến học và truyền thống
cách mạng, đời sống kinh tế những năm gần đây có bước khởi sắc, nhu cầu
học tập của người dân không ngừng tăng lên, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của
t nh đạt được nhiều thành tựu quan trọng… Có được những điều đó là do nhận
được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chăm lo, tạo mọi
điều kiện thuận lợi của các đoàn thể cho ngành giáo dục - đào tạo phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì chất lượng giáo dục ở các
vùng - miền chưa đồng đều; trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập
còn nhiều bất cập; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục vẫn còn… Đó là
những vấn đề lớn đặt ra cho Đảng bộ t nh Quảng Trị phải có hướng lãnh đạo ,
giải quyết đối với vấn đề giáo dục - đào tạo của t nh nhà nhằm thúc đẩy sự
nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển hơn nữa để cùng cả nước thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta đã nêu định
hướng về phát triển giáo dục - đào tạo nước nhà, đó là: Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,

4


đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, là một cán bộ giảng dạy môn Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp hoạt động trong lĩnh

vực giáo dục - đào tạo tại địa phương, để góp phần vào việc nghiên cứu và
làm r vai trò lãnh đạo của Đảng bộ t nh Quảng Trị đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của t nh nhà, tôi đã chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 làm luận văn thạc sĩ
khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục - đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước nên thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết về
giáo dục - đào tạo. Có thể nêu một số công trình chính như sau:
Những công tr nh của các đồng chí lãnh đạo
-

Hồ Chí Minh: Bàn về công tác giáo dục. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972 đã

nêu bật vai trò cực kỳ quan trọng của công tác giáo dục, đặc biệt tác phẩm đã
khái quát, phản ánh sự cần thiết của một nền giáo dục dưới chế độ XHCN.
-

Phạm Văn Đồng: Về vấn đề giáo dục - đào tạo. Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1999 đã khẳng định vai trò của giáo dục - đào tạo và nhấn
mạnh: để sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển mạnh mẽ cần có sự nhận
thức đúng đắn, sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân và phải có những chính
sách hữu hiệu nhất.
-

Đỗ Mười: Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
(1/1996). Trong bài phát biểu này, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng

định: muốn đưa sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nhanh chóng đến thắng
lợi thì dứt khoát phải phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

5


Những cuốn sách, bài viết trên đều khẳng định vai trò vô cùng quan
trọng của việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo và sự phát triển của
giáo dục - đào tạo là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập đến sự phát triển
giáo dục - đào tạo của từng địa phương.
Các nhà quản lý giáo dục có nhiều công tr nh bài viết sau
GS.TS Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách này đã trình
bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục
nước ta qua các giai đoạn lịch sử; phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và
phát triển nguồn nhân lực, các nguồn lực phát triển giáo dục và phương
hướng phát triển giáo dục trong thời gian tới.
GS.TS. Phạm Minh Hạc (chủ biên) cuốn: Nhân tố mới về giáo dục và
đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã nêu lên những chuyển biến tích cực về chất
lượng dạy và học; có được những kết quả này là do có sự đổi mới về
phương pháp của cả thầy và trò, phong trào học tập trong nhân dân được
đẩy mạnh. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để
góp phần thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng.
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng với Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
đã nêu lên những vấn đề đặt ra đối với giáo dục Việt Nam, đồng thời cũng
tìm đến những giải pháp để thúc đẩy nền giáo dục nước nhà phát triển đáp
ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế.

Nguyễn Thanh Bình: Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Đại
học Sư phạm, Hà Nội, 2008 đã khắc họa được diện mạo của giáo dục Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử của đất nước từ năm 1980 về đổi mới tư duy

6


giáo dục, các quan điểm ch đạo tổ chức, phát triển giáo dục. Đặc biệt, cuốn
sách đã nhấn mạnh đến nền giáo dục Việt Nam ở các phương diện khác nhau
trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010.

TS. Hồ Thiệu Hưng: Suy tư về giáo dục, Nxb Văn hóa - văn nghệ,
thành phố Hồ Chí Minh, 2011 đã đề cập tới nhiều vấn đề bức xúc trong đời
sống giáo dục và nhiều giải pháp giáo dục phù hợp để giáo dục Việt Nam
đổi mới căn bản và toàn diện.
Trần Kiểm: Khoa học và tổ chức giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội, 2012 đã trình bày một cách hệ thống tổ chức giáo dục cơ sở trong hệ
thống giáo dục quốc dân và đã đi sâu phân tích vai trò người học, người
dạy và môi trường nhằm tạo ra tương tác hướng tới hiệu quả hoạt động dạy
- học trong nhà trường.
TS.Trần Thị Bích Liễu: Đánh giá chất lượng giáo dục - nội dung,
phương pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 đã trình bày các
nguyên tắc, phương pháp, kĩ thuật và nội dung đánh giá trong giáo dục và đã
khẳng định việc đánh giá chất lượng giáo dục là một hoạt động thường xuyên,
hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Nhìn chung, các công trình đều phản ánh một cách nghiêm túc thực
trạng và đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp đối với sự nghiệp giáo dục - đào
tạo của nước nhà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đáp ứng
yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, các công trình trên chưa

đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của
nước nhà trong từng giai đoạn cũng như cụ thể từng địa phương.
Một số luận văn luận án
-

Hoàng Thị Hằng: “Chiến lược con người của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay”.

7


-

Bùi Minh Hằng: “Một số quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục -

đào tạo trong công cuộc đổi mới (1986 - 1996) (qua thực tiễn của t nh Đắc
Lắc)”.
-

Hà Văn Định: “Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên - t nh Vĩnh Phúc lãnh đạo

sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1986 đến năm 2000”.
-

Lê Văn Nê: “Đảng bộ t nh Bến Tre lãnh đạo sự nghiệp phát triển

giáo dục- đào tạo trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2000)”.
-


Trần Xuân Tĩnh: “Đảng bộ t nh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo sự

nghiệp giáo dục - đào tạo (1991 - 2000)”.
-

Trần Văn Dũng: “Đảng bộ t nh Bình Định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục

đào tạo (1991 - 2000)”.
-

Chu Bích Thảo: “Đảng bộ t nh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện chiến

lược phát triển giáo dục - đào tạo (1991 - 2001)”.
-

Nguyễn Thị Thanh: “Đảng bộ t nh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp

giáo dục - đào tạo (1997 - 2006)”.
Những luận văn trên rất phong phú, đa dạng về nội dung và phạm vi
nghiên cứu nhưng đều nhằm tìm phương hướng cho sự phát triển giáo dục đào tạo của từng địa phương cũng như cả nước. Đối với t nh Quảng Trị, vấn
đề giáo dục ch được biết qua các báo cáo năm học, hoặc các bài viết ở các tập
san của t nh,... Hạn chế của các công trình này là sự kiện, nhân chứng chưa
nhiều, phân tích chưa sâu, chưa thấy được bước trưởng thành cũng như mặt
còn yếu k m, để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục. Và cho đến nay, chưa có
một công trình nào nghiên cứu có hệ thống về Đảng bộ t nh Quảng Trị lãnh
đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010.

Tuy nhiên, luận văn cũng có thể kế thừa những nhận định, đánh giá,
những nguồn tư liệu của các công trình, luận văn trên.


8


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên

cứu * Mục đích:
Làm r sự lãnh đạo của Đảng bộ t nh Quảng Trị để phát triển giáo dục -

đào tạo ở địa phương từ năm 2001 đến năm 2010; bước đầu tổng kết, rút ra
một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ.
* Nhiệm vụ:
- Luận văn trình bày đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục - đào

tạo.
-

Phân tích quá trình vận dụng sáng tạo của Đảng bộ t nh Quảng Trị khi

đề ra các chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện sự nghiệp giáo dục - đào tạo


địa phương từ năm 2001 đến năm 2010.
-



Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế của giáo dục - đào tạo


t nh Quảng Trị.
-

Trên cơ sở đó, luận văn rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của

Đảng bộ t nh Quảng Trị, làm cơ sở góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới
và phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phương trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu * Đối tượng:
Luận văn đi sâu nghiên cứu những chủ trương, giải pháp tổ chức thực
hiện của Đảng bộ t nh Quảng Trị đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở địa
phương từ năm 2001 đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu:
-

Nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo, ch đạo của Đảng

bộ t nh Quảng Trị đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phương.
-

Thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 2001(năm

bắt đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ t nh lần thứ XIII đồng thời cũng là năm
Đảng bộ t nh chọn: “Năm Giáo dục” của t nh Quảng Trị) đến năm 2010
(năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ t nh lần thứ XIV).

9


5.


Không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở địa bàn t nh Quảng Trị.
Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư

liệu * Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về giáo dục - đào tạo; vai
trò của nhân tố con người, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong tiến
trình cách mạng.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng
(phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic). Ngoài hai phương pháp chính,
luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh…để
nghiên cứu về sự phát triển giáo dục - đào tạo của t nh Quảng Trị.
*

Nguồn tư liệu: Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu

sau: - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh.
- Các văn kiện của Đảng về vấn đề giáo dục - đào tạo.
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ t nh Quảng Trị từ năm 2001 đến năm
2010.
-

Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân t nh Quảng Trị.

-


Các kế hoạch, báo cáo của Uỷ ban nhân dân t nh Quảng Trị.

-

Các báo cáo hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo t nh Quảng Trị.

-

Tham khảo các tác phẩm của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực

giáo dục - đào tạo đã công bố; những tham luận của những học giả trong và
ngoài nước.
6. Đóng góp của luận văn
-

Luận văn đã trình bày một cách hệ thống đường lối, chủ trương của

Đảng về giáo dục - đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010.

10


-

Làm r sự vận dụng đúng đắn, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ t nh

Quảng Trị trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo ở địa phương.
-

Đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp


giáo dục - đào tạo ở t nh Quảng Trị từ năm 2001 đến năm 2010.
-

Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ t nh Quảng Trị về

phát triển giáo dục - đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Đảng bộ t nh Quảng Trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào
tạo 5 năm đầu thế kỷ XXI ( 2001 - 2005)
Chương 2: Đảng bộ t nh Quảng Trị chăm lo phát triển giáo dục - đào
tạo từ năm 2005 đến năm 2010
Chương 3: Nhận x t và những kinh nghiệm chủ yếu

11


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG TRỊ LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC – ĐÀO TẠO 5 NĂM ĐẦU THẾ K

I 2001 – 2005)

1.1. Tình hình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước năm 2001

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị nằm trên địa bàn duyên hải Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp
huyện Lệ Thủy, t nh Quảng Bình. Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A

Lưới, t nh Thừa Thiên Huế. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp t nh
Savanakhet và Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
T

nh có diện tích tự nhiên là 474.699 km 2, có 10 đơn vị hành chính,

bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 138 xã, phường, thị trấn. Dân
số khoảng 601.670 người.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, nằm ở trung điểm đất nước, ở
vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành
lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianma qua cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây,
Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng
hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát
triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Quảng Trị có điều kiện giao thông khá
thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng
Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí
Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc
qua t nh và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho ph p Quảng Trị có thể
giao lưu kinh tế với các t nh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một
trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng
và trung chuyển hàng hóa qua đường xuyên Á.

12


Địa hình lãnh thổ Quảng Trị lưng tựa dãy Trường Sơn, mặt hướng về
biển Đông, địa hình đa dạng phân bố xen kẽ giữa vùng ven biển, đồng
bằng, gò đồi và vùng núi. Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng
Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình:

vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đ nh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát
úp; vùng trung du và đồng bằng nh hẹp chạy dọc t nh; kế đến là vùng cát
nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nh hẹp
nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ
cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào,...là những thuận lợi cơ bản cho
phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được
coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ
tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm
theo mưa nên dễ gây lũ lụt.
Nhiệt độ trung bình toàn t nh bình quân từ 200 đến 250, tháng 5 và 7
có nhiệt độ khoảng 350 hoặc cao hơn; tháng 11 và 12 nhiệt độ giảm có khi
xuống còn 80 đến 90. Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 90%. Những
đặc trưng về thời tiết của Quảng Trị gây nhiều bất lợi cho sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và giáo dục - đào tạo nói riêng.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là một t nh chịu nhiều mất mát, đau thương trong cuộc chiến
tranh chống M cứu nước. Sau hơn 30 năm khôi phục và phát triển, kinh tế - xã
hội của t nh đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một t nh khó khăn, t
lệ người nghèo đói cao, kết cấu hạ tầng thấp k m, lạc hậu, đến nay t nh từng
bước phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn và vươn lên không ngừng. Thu
nhập bình quân đầu người năm 1996 là 2,6 triệu đồng, năm 2000

13


đạt 2,9 triệu đồng, năm 2005 đạt 5,16 triệu đồng và đến năm 2010 đạt 16 triệu
đồng (tương đương 845USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực: t trọng GDP của các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34,7%, ngành

nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 29,9%, ngành dịch vụ chiếm 35,4%. Tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân 5 năm ở giai đoạn 1996 - 2000 đạt 8,5%, giai
đoạn 2001 - 2005 đạt 8,7%, đến giai đoạn 2005 - 2010 đạt 10,8%.

Về tiềm năng du lịch, Quảng Trị có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa
nổi tiếng của đất nước và thế giới. Đó là Thành cổ Quảng Trị, hàng rào điện
tử Macnamara, Làng địa đạo Vịnh Mốc, căn cứ Khe Sanh, làng Vây, sân
bay Tà Cơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9. Quảng Trị
còn là vùng đất của các lễ hội cách mạng nổi tiếng như: lễ hội thống nhất
non sông, nhịp cầu xuyên Á, huyền thoại Trường Sơn thu hút đông đảo du
khách trong và ngoài nước.
Thời gian qua, cũng như các t nh trong khu vực miền Trung được Nhà
nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế
của Quảng Trị có những bước phát triển mới: khu kinh tế thương mại đặc
biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông
Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa
Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang
từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp
thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực
xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao
được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được
đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở
rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập
với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển
kinh tế - xã hội của t nh trong thời gian tới.

14



Mật độ dân số toàn t nh là 126,7 người/km 2, thuộc loại thấp so với các t
nh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh
thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã
Quảng Trị: 308 người/km2, thành phố Đông Hà: 1.157 người/km2, trong khi
đó huyện Đakrông ch có 29 người/km2, Hướng Hoá 64 người/km2. Sự phân
bố dân cư không đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nh tới việc xây
dựng các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục
vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.
Toàn t nh có 346.287 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 57,5%
dân số; số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng
3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn
k

thuật của t nh còn hạn chế. Năm 2000, t lệ lao động qua đào tạo nghề của

toàn t nh ch chiếm 11% dân số, năm 2005 chiếm 13%, năm 2010 tăng lên

23,5%.
Về truyền thống văn hóa, nhân dân Quảng Trị có truyền thống cần cù,
hiếu học, sáng tạo trong lao động sản xuất và có tình tương thân, tương ái,
giúp nhau trong đời sống và trong xóa đói giảm nghèo. Trải qua những giai
đoạn khốc liệt của các cuộc chiến tranh, người dân Quảng Trị vẫn bất
khuất, kiên trung vượt qua gian khó vươn lên. Quảng Trị còn là vùng đất
lịch sử nổi tiếng, có truyền thống yêu nước, cách mạng, sản sinh những
người con kiệt xuất cho quê hương, đất nước, tiêu biểu là Cố Tổng Bí thư
Lê Duẩn. Qua các thời kỳ phát triển, Quảng Trị đã có nhiều danh nhân đạt
những danh hiệu cao quý.
Cộng đồng các dân tộc t nh Quảng Trị gồm 3 dân tộc: Kinh, Vân Kiều
và Pa Cô. T lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Các dân tộc
anh em trên đất Quảng Trị đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc M , có những đóng góp to

15


lớn cho thắng lợi của dân tộc và ngày nay đang chung sức đồng lòng, giúp
đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và xây dựng quê hương, đất nước.
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của t nh Quảng Trị dồi dào. Tuy
nhiên, vấn đề dân cư và lao động của t nh vẫn còn những hạn chế, bất cập
như: dân cư phân bố không đều trên các địa bàn lãnh thổ; trình độ dân trí còn
thấp nhất là vùng sâu, vùng xa; trình độ chuyên môn, k thuật lành nghề còn
hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, thiếu chuyên gia gi i... Do
đó vấn đề nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát huy yếu tố nội lực
con người là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của t
nh nhằm đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

1.1.3. Khái quát về sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước năm 2001
Lịch sử GD - ĐT t nh Quảng Trị (1945 - 2000) là một bộ phận của
lịch sử Đảng bộ t nh Quảng Trị, một phần trong 50 năm phát triển sự
nghiệp giáo dục - đào tạo của quốc gia. Được hình thành và nuôi dưỡng từ
những ngày đầu cách mạng Tháng Tám thành công, GD - ĐT Quảng Trị
luôn là bộ phận gắn kết chặt chẽ hữu cơ với sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng CNXH của nhân dân
Quảng Trị, nhân dân cả nước.
Suốt 30 năm chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc M xâm
lược, Quảng Trị thuộc chiến trường “Bình Trị Thiên khói lửa”, là nơi đụng đầu
lịch sử của hai thế lực hùng mạnh nhất của thế kỷ XX. Sống trong điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, hai mùa nắng mưa thất thường, luôn bị đe dọa bởi các đợt
nắng nóng của gió Lào khô rát, hạn hán mất mùa, mưa dầm r t buốt, bão lụt
liên miên, người Quảng Trị vừa phải giành giật với thiên nhiên khắc nghiệt để

có miếng cơm manh áo, vừa phải cầm súng cầm gươm chống giặc ngoại xâm
góp phần quan trọng giành lại độc lập tự do cho dân tộc, tiếp tục xây dựng và
phát triển cuộc sống. Vật lộn với tự nhiên, đương đầu với

16


hiểm nguy, chết chóc, người Quảng Trị sớm nhận ra quy luật của tạo hóa để
tồn tại, phát triển và trưởng thành. Hơn một phần hai thế kỷ XX, GD - ĐT
Quảng Trị trải qua 4 thời kỳ phát triển:
*Thời kỳ 1945 - 1954: Thời kỳ hình thành nền giáo dục cách mạng.
Trong hoàn cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ, giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm hoành hành, hơn 95% người mù chữ, trường Tiểu học đếm
chưa hết trên mười đầu ngón tay. Lực lượng thầy giáo dạy trong các trường
Tiểu học trước cách mạng là những người yêu nước, ủng hộ kháng chiến đi
theo cách mạng. Nhưng số lượng chưa tới năm mươi người, trình độ Bằng
Thành Chung ch có 5 - 7 người, còn đa số là Bằng Rime yếu lược. Trong
hoàn cảnh và điều kiện ngặt nghèo đó, Ủy ban hành chính t nh Quảng Trị
quyết định giữ nguyên Ty Thanh tra Tiểu học vụ và thành lập Ty Bình dân
học vụ. Ngày 15/9/1945 (sau Hội nghị cán bộ toàn t nh) bốn ngày, Ty
Thanh tra Tiểu học vụ, Ty Bình dân học vụ được thành lập (tiền thân của
Sở Giáo dục - Đào tạo ngày nay). Sự nghiệp giáo dục cách mạng Quảng Trị
hình thành và đứng vững.
*Thời kỳ 1954 - 1975: Giáo dục Quảng Trị phát triển trong cuộc
kháng chiến chống M cứu nước. Đất nước tạm thời chia làm hai miền,
Quảng Trị tạm thời trở thành hai khu vực hành chính của hai chế độ khác
nhau. Vĩnh Linh trở thành đặc khu trực thuộc Trung ương tiến lên CNXH,
các huyện, thị còn lại tạm thời thuộc chính quyền M - Ngụy kiểm soát.
Chuyển vùng giáo dục là n t đặc thù riêng biệt của Quảng Trị. Chuyển vùng
để tồn tại và phát triển, chuyển vùng để trở lại tiếp tục sự nghiệp cao cả của

mình. Tổ chức và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt đã tạo cho giáo
dục Quảng Trị giành được nhiều thành tích rực rỡ ngay sau khi quê hương
Quảng Trị được giải phóng (01/05/1972).

17


*Thời kỳ 1976 - 1989: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên sáp nhập
thành t nh Bình Trị Thiên. Vốn cùng chúng chiến hào trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc M , người Quảng Trị sớm hòa nhập và
nhanh chóng thích nghi hoàn cảnh. Bốn huyện, thị của Quảng Trị lúc bấy giờ
thuộc vùng sâu, vùng xa của t nh Bình Trị Thiên. Vừa phải lo khắc phục hậu
quả nặng nề của chiến tranh để lại, vừa lo phát triển quy mô xây dựng hệ
thống mạng lưới trường lớp từ ngành Mầm non đến THPT, nhưng phong trào
thi đua “Hai tốt” vẫn phát triển mạnh mẽ, các điển hình tiên tiến xuất sắc ở
khu vực Quảng Trị đã trở thành những bài học quý báu đối với giáo dục Bình
Trị Thiên và của cả nước. T nh Bình Trị Thiên đã cùng cả nước thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới về giáo dục để đào tạo
những con người có đủ đức, đủ tài góp phần xây dựng đất nước.

*Thời kỳ 1989 - 2000: Phát triển giáo dục trong điều kiện mười năm
đầu t nh nhà tái lập, tiếp tục thực hiện việc đổi mới sự nghiệp giáo dục.
Giáo dục Quảng Trị đã giành được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa
sâu sắc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã
khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong đó trọng tâm là đổi
mới kinh tế: chuyển nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN (gọi là nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN). Đại hội VI (12/1986) xác định vị trí,

mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới là đào tạo
những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước.
Công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ với nhiều quyết sách quan
trọng, trong đó có việc chia tách một số t nh để phù hợp với dân cư và địa giới
hành chính. Nghị quyết 86/NQ-BCT ngày 14/4/1989 của Bộ Chính trị và nghị

18


quyết tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII có quyết định chia tách một số t nh;
ngày 30/6/1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết
định chia tách t nh Bình - Trị - Thiên thành 3 t nh: T nh Quảng Bình, T nh
Quảng Trị và T nh Thừa Thiên - Huế. Từ đây lịch sử chuyển sang trang mới
với biết bao khó khăn thử thách, nhưng đồng thời cũng là cơ hội mới, vận hội
mới đối với mảnh đất và con người Quảng Trị. Trở về tên gọi của mình, t nh
Quảng Trị đối mặt với một thực trạng nghèo nàn và lạc hậu: đời sống đói
k

m khó khăn, mặt bằng dân trí còn hạn chế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vì

vậy cũng chậm phát triển. Toàn ngành Giáo dục ch có 3 ngôi trường kiên cố,
cao tầng; quy mô, mạng lưới trường lớp còn rất hạn chế và không đáp ứng
được nhu cầu học tập của con em nhân dân; đội ngũ cán bộ, giáo viên vừa
thiếu lại vừa yếu; vì vậy, chất lượng giáo dục của toàn ngành rất thấp; do đó,
khó khăn càng tăng lên gấp bội đối với một t nh nghèo lại mang trên mình quá
nhiều thương tích của chiến tranh. Ngày 01/7/1989, Chủ tịch UBND t nh
Quảng Trị ký quyết định số 01/QĐ-UB thành lập Sở Giáo dục Quảng Trị.
Hướng trước mắt của Sở là ổn định tình hình một cách nhanh chóng và đưa ra
các giải pháp mạnh “tự vượt lên chính mình”. Vừa làm vừa tự đánh giá so
sánh một cách khách quan giữa cái đã đạt được và chưa đạt được, vừa tự điều

ch nh phù hợp với yêu cầu chung của thời kỳ đổi mới.
Đến tháng 12/1996, Hội nghị BCHTƯ lần thứ 2 khóa VIII đã ra Nghị
quyết quan trọng “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo,
khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ
đến năm 2000”. Đây là một văn kiện quan trọng của Đảng để lãnh đạo, ch đạo
sự nghiệp phát triển GD - ĐT ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH. Nghị quyết
đã nêu 6 tư tưởng ch đạo phát triển GD - ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH.

Một là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào
tạo. Hai là, thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.

19


Ba là, giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước
và của toàn dân.
Bốn là, phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh.

Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.
Sáu là, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với
đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo.
Quán triệt những tư tưởng ch đạo của NQTƯ2 ( khoá VIII), ngày
19/4/1997, T nh ủy Quảng Trị đã đề ra Chương trình hành động số
69CTHĐ/TU “Phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2000 thực hiện Nghị
quyết hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII)”.
Chương trình hành động xác định nhiệm vụ và mục tiêu như sau:
-

Nhiệm vụ:


Sắp xếp, củng cố hệ thống trường công lập, các trung tâm dạy nghề,
trường sư phạm, trường thanh niên dân tộc nội trú, trường chuyên. Phát
triển loại trường ngoài công lập ở ngành học mầm non, PTTH, dạy nghề.
Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có kế hoạch đào tạo
và đào tạo lại, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao trình độ giáo viên theo quy
định.
Tăng cường ngân sách đầu tư cho GD - ĐT, đẩy mạnh công tác “xã
hội hoá giáo dục”, tập trung các nguồn lực xây dựng CSVC, trang thiết bị
dạy học, xoá tình trạng học 3 ca, phòng học tạm bợ.
Nâng cao công tác lãnh đạo, ch đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương đối với giáo dục, tạo được sự chuyển biến căn bản thể hiện r n t
“giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tạo tiền đề cho sự phát triển mới vào đầu
thế kỷ XXI.

20


-

Mục tiêu:

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gồm đức dục, trí dục, thể dục,
m

dục ở tất cả các bậc học đồng thời chú trọng giáo dục chính trị, tư

tưởng, đạo đức, nhân cách và truyền thống dân tộc, quê hương.
Mở rộng các loại hình trường lớp, phấn đấu đưa từ 10 - 12% số cháu
vào nhà trẻ; 45 - 50% số cháu vào mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi vào mẫu
giáo và học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị vào lớp 1 đạt 85 - 90%.

Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy k thuật tổng hợp, hướng nghiệp,
ngoại ngữ và tin học cho tất cả học sinh trung học.
Giữ vững phổ cập GDTH và chống mù chữ, thanh toán nạn mù chữ cho
người trong độ tuổi (15 - 35) ở vùng khó khăn, đối tượng khó. Đảm bảo cho

20 - 25% số trường tiểu học được học 2 buổi/ ngày, phần lớn học sinh tiểu
học học đủ 9 môn theo quy định. Phấn đấu đưa phần lớn học sinh trong độ
tuổi vào trường tiểu học, 70% vào trường THCS và THPT, 40% học các
trường dạy nghề và chuyên nghiệp.
Tập trung xây dựng Trường CĐSP t nh thành trung tâm đào tạo đội
ngũ giáo viên mầm non và tiểu học đáp ứng yêu cầu bức xúc cho các
trường phổ thông trong t nh.
Sau những năm lập lại t nh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn về KT XH nhưng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự ch đạo sâu sát của
T

nh ủy Quảng Trị và của Bộ GD - ĐT, giáo dục Quảng Trị đã đạt được nhiều

tiến bộ quan trọng. Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện NQTƯ2 (khoá VIII) và
Chương trình hành động của T nh uỷ, GD - ĐT Quảng Trị đã vượt qua khó
khăn, tạo thế và lực cho sự phát triển, góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đóng góp quan trọng cho sự phát triển KT -

XH của t nh.

21


Thứ nhất, Quy mô ngành học, bậc học phát triển. Cụ thể: trong năm
học 2000 - 2001.
-


Ngành học Mầm non:

+

Nhà trẻ: có 2564 cháu, đạt 9,3% so với độ tuổi.

+

Mẫu giáo: có 21225 cháu, đạt 54,1% so với độ

tuổi. - Ngành học phổ thông:
+

Tiểu học: 84157 học sinh, đạt 96% so với độ tuổi.

+

THCS: 47520 học sinh, đạt 90% so với độ tuổi.

+

PTTH: 20907 học sinh, đạt 75% so với độ tuổi (cả công lập và bán

công).
- Ngành học GDTX:
+

Bổ túc cơ sở: 160 học viên.


+

Bổ túc trung học: 3100 học viên.

-

Ngành Giáo dục HNDN: 15.925 học viên.

Như vậy, tổng số học sinh phổ thông toàn ngành là: 146.077 em, tăng
24.189 em trong 4 năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 8000 em (năm học
1996 - 1997 có 121.888 em).
Thứ hai, Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp và điều ch
nh hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường. Ngành GD - ĐT
Quảng Trị từng bước mở rộng quy mô, tăng số lượng học sinh, đặc biệt hệ
bán công, dân lập và tư thục phát triển mạnh.
Năm học 2000 - 2001 toàn t nh có 145 nhà trẻ, 131 trường mẫu giáo
(trong đó công lập 14, dân lập 111, tư thục 6); 164 trường Tiểu học; 84 trường
THCS; 10 trường PTCS; 5 trường Dân tộc nội trú; 1 trường năng khiếu
(chuyên cấp 3); 9 trung tâm K thuật tổng hợp HNDN (trong đó 1 trung tâm
cấp t nh); 9 trung tâm GDTX (1 trung tâm cấp t nh); 1 trung tâm trẻ em khuyết
tật; 1 trường C2 - 3 ( Tân Lâm); 21 trường PTTH (17 công lập, 4 bán

22


×