Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuong 6: Thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.24 KB, 18 trang )

Chương 6
THẤT NGHIỆP
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi
người. Thất nghiệp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giảm đi, tâm lý căng thẳng,
v.v. Vì vậy, có lẽ không ngạc nhiên lắm khi thấy thất nghiệp thường là chủ đề tranh
luận giữa các nhà kinh tế cũng như những người lập chánh sách kinh tế vĩ mô. Các
chánh trị gia sử dụng chỉ số “tệ hại” xây dựng bởi nhà kinh tế học Arthur Okun
(1928–1980), đó là tổng của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, để đo lường sức khỏe
của một nền kinh tế và sự thành công hay thất bại của các chánh sách kinh tế vĩ mô.
Các nhà kinh tế nghiên cứu hiện tượng thất nghiệp nhằm chỉ ra nguyên nhân của
nó và cải tiến chánh sách để giúp những người thất nghiệp. Các bộ phận khác, như
bảo hiểm thất nghiệp chẳng hạn, cũng giúp làm giảm ảnh hưởng xấu của thất nghiệp
lên người thất nghiệp. Tuy nhiên, ngược lại vẫn có chánh sách làm cho ảnh hưởng
xấu của thất nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn, như luật tiền lương tối thiểu chẳng
hạn. Thông qua việc chỉ ra ảnh hưởng của một chánh sách nào đó đến tỷ lệ thất
nghiệp của nền kinh tế, các nhà kinh tế giúp đánh giá chúng để đưa chọn lựa tốt nhất.
Mô hình ở các chương trước về thị trường lao động đã bỏ qua thất nghiệp.
Chương 3, chương nghiên cứu thu nhập quốc dân, giả định lao động là toàn dụng.
Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân không phải tất cả lao động đều có việc làm. Nói
cách khác, thất nghiệp là hiện tượng phổ biến trên thế giới tuy nó có mức độ khác
nhau ở các nước và thay đổi theo thời gian. Bây giờ, ta hãy bắt đầu bằng việc nghiên
cứu các dạng thất nghiệp.
I. CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP
Để dễ nghiên cứu vấn đề thất nghiệp hơn, các nhà kinh tế chia thất nghiệp thành ba
loại: (i) thất nghiệp cọ xát, (ii) thất nghiệp cơ cấu và (iii) thất nghiệp chu kỳ hay thất
nghiệp do nhu cầu thấp.
Hai loại thất nghiệp đầu, đó là thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu, xuất
hiện không phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế. Vì vậy, các chánh sách nhằm
giảm thất nghiệp chu kỳ hầu như không có ảnh hưởng gì đối với hai loại thất nghiệp
này.
I.1. Thất nghiệp cọ xát


Một hiện tượng phổ biến là người lao động thường xuyên thay đổi việc làm do một
nguyên nhân nào đó. Thất nghiệp cọ xát đề cập đến việc người lao động có kỹ năng
lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời
gian ngắn nào đó do: (i) thay đổi việc làm một cách tự nguyện hay (ii) sự thay đổi
trong cung cầu hàng hóa dẫn đến việc phải thay đổi công việc từ một doanh nghiệp,
một ngành sản xuất hay một vùng lãnh thổ sang nơi khác. Thất nghiệp cọ xát xuất
hiện như thế nào?
Rất nhiều người lao động muốn tìm được việc làm tốt hơn việc làm đang có. Tốt
hơn có thể là tiền lương cao hơn, địa điểm làm việc phù hợp hơn, môi trường làm việc
tốt hơn hay điều kiện sống tốt hơn. Dù với bất kỳ mục tiêu gì, sẽ rất khó giữ công việc
cũ đồng thời với tìm kiếm công việc mới. Đó là vì các doanh nghiệp thường không
mở cửa sau giờ làm việc hay vào cuối tuần để người lao động đang làm việc nơi khác
đến xin việc. Hơn nữa, người chủ hiện thời chắc chắn sẽ không hài lòng nếu người lao
động xin vắng mặt để tìm việc làm mới tốt hơn. Ông ta có thể cho người lao động cả
thời gian còn lại để tìm việc mới, nghĩa là có thể cho nghỉ việc. Do đó, hầu hết lao
động phải tự động rời bỏ công việc cũ để tìm kiếm công việc mới tốt hơn, dẫn đến
thất nghiệp cọ xát.
I.2. Thất nghiệp cơ cấu
Có nhiều người không tìm được việc làm do không có đủ kỹ năng để đáp ứng yêu cầu
của công việc. Có người không có việc làm trong một thời gian rất dài và được xem là
thất nghiệp dài hạn, nghĩa là khả năng tìm được việc làm là rất thấp. Loại thất nghiệp
này được gọi là thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp cơ cấu bao gồm:
• Những người chưa có đủ kỹ năng lao động, như những người trong độ tuổi 20 và
một số người trưởng thành nhưng chưa qua đào tạo;
• Những người có kỹ năng lao động nhưng kỹ năng này lại không đáp ứng được sự
thay đổi trong yêu cầu của công việc, thí dụ như lao động nông thôn xung quanh
các khu công nghiệp mới được xây dựng, v.v.;
• Những người mà kỹ năng của họ bị mất đi sau một thời gian không làm việc nên
không thể tìm được việc làm mới, như những người phụ nữ tìm việc sau một thời
gian dài nuôi con; và

• Những người mà kỹ năng lao động của họ không được công nhận do sự phân biệt
đối xử, như người lao động thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay người nước ngoài
không hiểu tiếng nói hay phong tục, tập quán của địa phương, v.v.
Một hiện tượng có thể xảy ra là số việc làm cần người nhiều hơn số người tìm
việc nhưng những việc làm này lại đòi hỏi các kỹ năng mà người lao động không có.
Thí dụ, việc làm trong lãnh vực lập trình máy tính không giúp gì được nhiều cho
người lao động trong độ tuổi 20 – những người thường bị phân biệt trong tuyển dụng
lao động vì thiếu kỹ năng và thường chỉ có việc làm bán thời gian. Khác với những
người thất nghiệp cọ xát – những người đang tìm kiếm công việc phù hợp nhất với kỹ
năng lao động của mình – những người thất nghiệp cơ cấu không có các kỹ năng mà
thị trường lao động yêu cầu. Những người thất nghiệp cơ cấu thường không được
hưởng các khoản trợ cấp (bảo hiểm) thất nghiệp của chánh phủ vì có thời gian lao
động quá ngắn không thỏa mãn yêu cầu của trợ cấp này hay thất nghiệp dài hơn thời
gian quy định của trợ cấp.
Cái quan trọng nhất mà những người lao động thất nghiệp cơ cấu cần là kỹ năng
lao động. Vì vậy, cách tốt nhất để giảm thất nghiệp cơ cấu là nâng cao chất lượng và
mở rộng hệ thống đào tạo với sự tài trợ của chánh phủ. Thí dụ, các chương trình đào
tạo nghề do chánh phủ tại trợ ở Nga đã tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn cho những
người tham gia so với những người không tham gia chương trình (Novorozhkin và
Novorozhkin, 2006). Tuy nhiên, nếu chánh phủ tài trợ toàn bộ chi phí đào tạo thì chi
phí mà chánh phủ phải gánh chịu có thể quá cao và người được đào tạo sẽ không cố
gắng học tập để nâng cao kỹ năng nên những người thất nghiệp nên được khuyến
khích chịu một phần kinh phí đào tạo. Mặt khác, chất lượng của hệ thống giáo dục
quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm thất nghiệp cơ cấu. Nếu chất
lượng đào tạo cao và ngành nghề đào tạo phù hợp thì người lao động dễ tìm được việc
làm do có kỹ năng lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường, từ đó làm giảm thất
nghiệp cơ cấu. Ngược lại, thất nghiệp cơ cấu sẽ cao.
Như ta biết, tiến bộ kỹ thuật có thể làm tăng thất nghiệp cơ cấu vì có thể làm
cho kỹ năng của người lao động không còn phù hợp. Tuy nhiên, không nên kết luận
rằng tiến bộ kỹ thuật là “kẻ thù” của lực lượng lao động. Thực tế cho thấy tiến bộ kỹ

thuật tạo ra nhiều việc làm hơn là xóa sổ nó, mặc dù các việc làm mới đòi hỏi kỹ năng
cao hơn. Nếu không đúng vậy thì các nước có trình độ kỹ thuật hay tự động hóa cao
như Nhật, Mỹ hay Đức sẽ có thất nghiệp cơ cấu rất cao. Hiện tượng này không xảy ra
ở các nước này mà ngược lại các nước càng kém phát triển thì thất nghiệp càng cao và
tiền lương càng thấp. Bản thân mỗi người lao động có thể e rằng tiến bộ kỹ thuật sẽ
làm cho mình mất việc nhưng lực lượng lao động nói chung nên xem tiến bộ kỹ thuật
là đồng minh vì tiến bộ kỹ thuật sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn.
1
I.3. Thất nghiệp chu kỳ
Như đề cập ở trên, thất nghiệp chu kỳ còn được gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp.
Thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu thường tập trung vào một nhóm người lao
động và ở các lãnh vực nào đó của nền kinh tế. Khi lao động có kỹ năng bị mất việc
hàng loạt ở nhiều ngành của nền kinh tế thì nguyên nhân có thể là sự sút giảm trong
sản xuất kinh doanh. Thất nghiệp chu kỳ khác với thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ
cấu. Loại thất nghiệp này gây ra do sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản phẩm của
nền kinh tế so với sản lượng (hay năng lực sản xuất). Sự sút giảm trong nhu cầu dẫn
1
Để hiểu rõ vấn đề này, độc giả có thể xem quyển Kinh tế học vi mô: Lý thuyết và ứng dụng
thực tiễn, Lê Khương Ninh, sắp xuất bản.
đến sự sa thải lao động có thể bắt đầu ở một vài thành phố lớn của nền kinh tế và sau
đó gây ra sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Khi
nhu cầu thấp hơn sản lượng thì tồn kho sẽ tăng lên nên các nhà sản xuất buộc phải cắt
giảm sản lượng và sa thải lao động. Thất nghiệp chu kỳ thường gắn liến với năng lực
cạnh tranh quốc gia, nhất là trong thời kỳ hội nhập.
Lao động bị mất việc do nhu cầu thấp ban đầu có thể nghĩ hay hy vọng sẽ chỉ bị
thất nghiệp tạm thời hay thuộc nhóm thất nghiệp cọ xát. Họ cho rằng thị trường vẫn
còn đánh giá đúng năng lực của mình nhưng nhu cầu chỉ thấp tạm thời ở chính doanh
nghiệp hay ngành nghề họ đang làm việc. Quá trình tìm việc sẽ giúp những người lao
động này hiểu được rằng họ bị thất nghiệp cọ xát hay không. Nếu nhận thấy lao động
bị sa thải đồng thời ở những nơi họ đang xin việc thì nhu cầu đã thấp lan rộng trên

toàn bộ nền kinh tế. Khi đó, thất nghiệp trở thành vấn đề vĩ mô chớ không phải là vi
mô nữa. Khi thời gian tìm việc dài hơn thời gian tìm việc tối ưu thì rõ ràng là thất
nghiệp gây ra do nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế là thấp.
Thất nghiệp do nhu cầu thấp có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng kinh tế
thấp. Có thể dễ dàng thấy rằng nếu sản lượng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng
trưởng của năng lực sản xuất của nền kinh tế, kể cả số lượng lao động, thì thất nghiệp
sẽ tăng. Suy thoái sẽ làm tăng thất nghiệp và phục hồi hay tăng trưởng sẽ làm giảm
thất nghiệp. Sự tăng giảm của thất nghiệp do nhu cầu thấp sẽ làm tăng giảm tỷ lệ thất
nghiệp trong các chu kỳ kinh tế.
II. TOÀN DỤNG LAO ĐỘNG
Các chánh sách kinh tế vĩ mô thường nhằm mục tiêu giảm thất nghiệp và ổn định giá
để kiểm soát lạm phát. Các nhà kinh tế định nghĩa mức thất nghiệp thấp nhất là mức
thất nghiệp tương ứng với toàn dụng lao động.
II.1. Toàn dụng lao động
Toàn dụng lao động không có nghĩa là thất nghiệp bằng không. Tất cả chúng ta đều
biết rằng thất nghiệp bằng không là không thể vì trong nền kinh tế luôn có thất nghiệp
cọ xát và thất nghiệp cơ cấu. Nhiều chánh sách (như cung cấp thông tin việc làm, đào
tạo, v.v.) có thể làm giảm hai loại thất nghiệp này nhưng không thể loại bỏ chúng
hoàn toàn. Nhu cầu tăng lên sẽ làm giảm thất nghiệp chu kỳ nhưng hầu như không có
ảnh hưởng gì đến thất nghiệp cọ xát hay thất nghiệp cơ cấu vì hai loại thất nghiệp này
không phải do nhu cầu thấp gây ra. Nhu cầu tăng lên cũng không cải thiện được thông
tin tìm việc hay đào tạo. Như vậy, các chánh sách loại trừ thất nghiệp chu kỳ thường
không ảnh hưởng hay có ảnh hưởng rất ít đến thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ
cấu.
Do sự khác biệt cơ bản giữa thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu với thất
nghiệp chu kỳ nên định nghĩa đơn giản và thực tế nhất là toàn dụng lao động là mức
sử dụng lao động tương ứng với mức thất nghiệp cọ xát cộng với thất nghiệp cơ cấu.
Bất kỳ khi nào có thất nghiệp chu kỳ thì không có toàn dụng lao động. Vì vậy:
Tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng lao động (%) = Tỷ lệ lao động thất nghiệp
xọ xát (%) + Tỷ lệ lao động thất nghiệp cơ cấu (%).

Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng lao động là sản lượng toàn dụng lao
động. Bất kỳ khi nào thất nghiệp chu kỳ xuất hiện thì sản lượng thực tế sẽ thấp hơn
mức sản lượng toàn dụng lao động. Chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng
toàn dụng lao động là đại lượng đo lường đáng tin cậy ảnh hưởng của sự giảm sút
trong nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế. Khi thất nghiệp thấp hơn mức thất
nghiệp toàn dụng lao động thì sự chênh lệch này sẽ âm. Chánh sách tài chánh và
chánh sách tiền tệ thường nhằm mục đích làm cho mức độ chênh lệch này bằng
không. Do mục tiêu này, sản lượng toàn dụng lao động được gọi là sản lượng tiềm
năng.
II.2. Toàn dụng lao động và lạm phát
Tại sao nền kinh tế lại phải thỏa mãn với tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng lao động? Đó là
vì nếu làm cho tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng lao động bằng
việc làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế thì sản lượng sẽ tăng đồng
thời với lạm phát.
Vì lý do này nên có một định nghĩa khác là toàn dụng lao động là mức độ sử
dụng lao động tối đa (tương ứng với mức thất nghiệp tối thiểu) có thể duy trì mà
không làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá (hay lạm phát). Một lần nữa, mức độ sử
dụng lao động hay thất nghiệp này chỉ có thể đạt đến khi chỉ có thất nghiệp cọ xát và
thất nghiệp cơ cấu.
Một số nhà kinh tế gọi tỷ lệ thất nghiệp tối thiểu tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp
không gây ra lạm phát là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay vì tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng
lao động. Đó là vì họ lập luận rằng không thể nào duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới tỷ lệ
thất nghiệp toàn dụng lao động mà không làm cho lạm phát gia tăng liên tục.
Cho dù tên gọi là gì thì bản chất vấn đề cũng không thay đổi. Khi thất nghiệp do
nhu cầu thấp bị loại trừ, các cố gắng làm giảm thất nghiệp sẽ rất có thể làm tăng lạm
phát vì các yếu tố sản xuất khan hiếm khác phải kết hợp với lao động để sản xuất ra
sản phẩm. Khi 94–95% lao động được sử dụng thì các yếu tố sản xuất khác cũng gần
như sử dụng triệt để. Khi đó, các yếu tố sản xuất có chất lượng khác với lao động sẽ
khó tìm thấy. Kết quả là chi phí sản xuất và giá sản phẩm sẽ tăng rất nhanh sau khi đạt
được thu nhập và sản lượng tương ứng với toàn dụng lao động.

2
Nếu không có sự
thay đổi nào trong cơ cấu kinh tế, các nhà lập chánh sách không thể hy vọng làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hay sản lượng cao hơn sản
lượng toàn dụng lao động mà không làm tăng lạm phát.
III. MÔ HÌNH TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN
Phần này sẽ nghiên cứu nguyên nhân tổng quát của thất nghiệp và yếu tố quyết định
tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế. Ta sẽ không nghiên cứu sự biến động của tỷ lệ
thất nghiệp mà dành vấn đề này cho các chương sau. Ở đây, ta nghiên cứu tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên – tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế xoay xung quanh nó.
Hàng ngày, một số người lao động bỏ việc trong khi một số người khác lại tìm
được việc làm. Hiện tượng này quyết định tỷ lệ lao động có việc làm cũng như tỷ lệ
thất nghiệp. Phần này sẽ trình bày mô hình xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
3
Ký hiệu quy mô lực lượng lao động là L, E là số lao động có việc làm và U là số
lao động không có việc làm. Do mỗi người lao động hoặc có hay không có việc làm
nên:
L = E + U.
Nói cách khác, quy mô lực lượng lao động L sẽ bằng số người có việc làm E
cộng với số người thất nghiệp U. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp là U/L.
Để cho đơn giản, hãy giả định rằng quy mô lực lượng lao động L là cố định. Sự
chuyển đổi của các cá nhân từ trạng thái có việc làm sang không có việc làm và ngược
lại được minh họa trong Đồ thị 5.1. Gọi s (%) là tỷ lệ mất việc và f (%) là tỷ lệ tìm
được việc làm. Giả định hai tỷ lệ này là cố định và ta sẽ thấy chúng quyết định tỷ lệ
thất nghiệp như thế nào.
2
Trong trường hợp này, chi phí sản xuất tăng nhanh là do quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
Độc giả có thể xem thêm về vấn đề này trong quyển Kinh tế học vi mô: Lý thuyết và các vấn đề
thực tiễn, Lê Khương Ninh, sắp xuất bản.
3

Nguồn: Hall, R.H., 1979, “A Theory of the Natural Rate of Unemployment and the Duration
of Unemployment,” Journal of Monetary Economics 5 (April), tr. 153–169.
Đồ thị 5.1. Chuyển đổi giữa thất nghiệp và có việc làm
Nếu tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế không tăng hay không giảm – nghĩa là thị
trường lao động ở trạng thái ổn định – thì số người tìm được việc làm sẽ phải bằng
với số người bị mất việc. Do f
×
U là số người tìm được việc và s
×
E là số người mất
việc nên nếu thị trường lao động ở trạng thái ổn định (tại mức thất nghiệp theo yêu
cầu của chánh phủ) thì hai đại lượng này phải bằng nhau, nghĩa là:
f
×
U = sE.
Ta có thể sắp xếp lại đẳng thức này để tìm ra trạng thái ổn định của tỷ lệ thất
nghiệp của nền kinh tế. Lưu ý rằng E = L – U, nghĩa là số người có việc làm E bằng
với tổng lực lượng lao động L trừ đi cho số người thất nghiệp U. Đẳng thức trên có
thể được viết thành:
f
×
U = s
×
(L – U).
Chia hai vế cho L, ta được:
f
L
U
×
= s







−×
L
U
1
hay
fs
s
L
U
+
=
.
Đẳng thức này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ổn định U/L phụ thuộc vào tỷ lệ mất
việc s và tỷ lệ tìm được việc f. Nếu s = 0 (nghĩa là không có ai bị mất việc) thì tỷ lệ
thất nghiệp U/L sẽ bằng không. Ngược lại, nếu f = 0 (nghĩa là không ai tìm được việc)
thì U/L = 1 hay U = L, nghĩa là toàn bộ lực lượng lao động bị thất nghiệp.
Có việc làm
Không việc làm
Tỷ lệ mất việc (s)
Tỷ lệ tìm được việc (f)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×