Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.43 KB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

HÀ THỊ THU HƯƠNG

ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH
ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

HÀ THỊ THU HƯƠNG

ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH
ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh Thi

HÀ NỘI - 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bô trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Hương


Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Anh
Thi, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suôt quá trình nghiên
cứu luận văn này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi cả về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2013.
Tác giả

Hà Thị Thu Hương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................................... 2
3.Mục đích nghiên cứu........................................................................................................... 4
4. Đóng góp của luận văn...................................................................................................... 5
5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 5
6. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................................ 5

7. Bố cục luận văn...................................................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................... 7
1.1. Hành vi ngôn ngữ............................................................................................................. 7
1.1.1. Một số lí thuyết về hành vi ngôn ngư.............................................................. 7
1.1.2. Hành vi đánh giá và nhưng lối nói đánh giá.............................................. 9
1.1.3.Đặc trưng văn hóa trong hành vi ngôn ngư............................................... 13
1.2. Phương tiện thể hiện đánh giá trong tiếng Việt............................................. 19
1.2.1. Về các thành ngư, tục ngư, cụm từ cố định trong tiếng Việt.......19
1.2.2 Về việc sử dụng các thành ngư, tục ngư, cụm từ cố định để đánh
giá tích cực - tiêu cực................................................................................................... 25
Chương 2: HÌNH THỨC CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH ĐÁNH GIÁ
TRONG TIẾNG VIỆT.............................................................................................................. 27
2.1. Các hình thức đánh giá tích cực........................................................................... 28
2.1.1. Đánh giá bằng hình thức so sánh (công thức 1).................................... 28
2.1.2. Đánh giá bằng hình thức tôn cao đối tác (công thức 2)....................29
2.1.3. Đánh giá bằng hình thức sử dụng quán ngư tình thái “được
cái”(công thức 3)................................................................................................................. 30
2.1.4. Đánh giá bằng hình thức cảm thán (công thức 4)................................. 32
2.1.5. Đánh giá bằng hình thức sử dụng trợ từ “được”(công thức 5).....32
2.1.6. Đánh giá bằng hình thức khen, tán đồng (công thức 6).....................33


2.2. Các hình thức đánh giá tiêu cực........................................................................... 34
2.2.1. Đánh giá bằng hình thức hạ thấp đối tượng (công thức 1)..............35
2.2.2. Đánh giá bằng hình thức so sánh (công thức 2).................................... 36
2.2.3. Đánh giá bằng hình thức sử dụng quán ngư tình thái: đời thủa nhà
ai, đời thủa nào, ai đời, ai lại (công thức 3).......................................................... 37
2.2.4. Đánh giá bằng hình thức tách từ (công thức 4)...................................... 39
2.2.5. Đánh giá bằng hình thức sử dụng “gì/ gì mà” (công thức 5).........40
2.2.6. Đánh giá bằng hình thức sử dụng quán ngư tình thái “phải cái”

(công thức 6)........................................................................................................................... 40
2.2.7. Đánh giá bằng hình thức láy từ (công thức 7)........................................ 41
2.2.8. Đánh giá bằng hình thức bác bỏ, hạ thấp đối tượng (công thức 8)
........................................................................................................................................................ 41
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................... 45
Chương 3: NGỮ NGHĨA CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH ĐÁNH GIÁ
TRONG TIẾNG VIỆT.............................................................................................................. 47
3.1. Đánh giá đặc trưng cố hữu, bất biến................................................................. 48
3.1.1 Đánh giá tích cực..................................................................................................... 49
3.1.2 Đánh giá tiêu cực..................................................................................................... 52
3.2. Đánh giá đặc trưng ổn định, khó thay đổi..................................................... 55
3.2.1 Đánh giá tích cực..................................................................................................... 55
3.2.2. Đánh giá tiêu cực.................................................................................................... 58
3.3. Đánh giá đặc trưng biến động theo hoàn cảnh........................................... 61
3.3.1. Đánh giá tích cực.................................................................................................... 62
3.3.2. Đánh giá tiêu cực.................................................................................................... 65
3.4. Ẩn dụ như một biểu hiện ngôn ngữ văn hóa trong lời đánh giá tiếng Việt . 71

3.5. Đặc trưng văn hóa xã hội trong lời đánh giá tiếng Việt........................ 75
3.5.1.Thể hiện văn hóa tôn ti.......................................................................................... 75
3.5.2. Thể hiện văn hóa gia trưởng (nam tôn nư ti)........................................... 77
Tiểu kết chương 3.................................................................................................................... 80


KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 84
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 91


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


ThNTNCTCĐ

Thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cô định

DTĐG

Danh từ đánh giá

ĐG

Đánh giá

MĐĐG

Mệnh đề đánh giá

TTĐG

Tính từ đánh giá

THTĐT

Từ hạ thấp đôi tượng

KN

Khẩu ngữ



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1: Tỷ lệ xuất hiện của biểu thức ĐG tích cực và tiêu cực............................. 28
Bảng 2: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 6 công thức đánh giá tích cực........................ 34
Bảng 3: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 8 cấu trúc đánh giá tiêu cực............................ 42
Bảng 4: Bảng thông kê tần sô xuất hiện của các nội dung đánh giá....................47
Bảng 5: Bảng thông kê tần sô xuất hiện của các biểu thức đánh giá đặc trưng
cô hữu bất biến................................................................................................................................. 49
Bảng 6: Bảng thông kê tần sô xuất hiện của các biểu thức đánh giá đặc trưng
ổn định, khó thay đổi..................................................................................................................... 55
Bảng 7: Bảng thông kê các nội dung đánh giá................................................................ 71
Bảng 8 : Bảng thông kê mức độ sử dụng các loại hình ảnh đánh giá con người
trong tiếng Việt................................................................................................................................. 73


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Thông
qua giao tiếp, con người có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm, từ đó để hiểu biết
lẫn nhau. Chỉ trong giao tiếp, ngôn ngữ mới chính là nó với mọi biểu hiện
phong phú, dưới những tác động của nhân tô văn hóa xã hội. Chính vì vậy,
ngôn ngữ nay đã chú trọng nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng hoạt động của nó, tức
là ngôn ngữ trong hành động.
Trong các hành động ngôn ngữ, hành động đánh giá được đặc biệt chú
ý. Đánh giá cũng là một hoạt động giao tiếp giữa con người với con người
trong xã hội. Mặt khác, những lời đánh giá, trong khi đóng vai trò bộc lộ thái
độ, tình cảm, suy nghĩ của mình với một đôi tượng khác (vật, việc, hiện
tượng,…) trong xã hội, thì đồng thời cũng bộc lộ nhân sinh quan của người sử
dụng, mà điều này là không giông nhau giữa các cộng đồng ngôn ngữ. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu những lôi nói có ý đánh giá trong tiếng Việt vừa là
nghiên cứu về tiếng Việt nói chung, vừa có thể góp phần tìm ra sự khác biệt

trong tư duy, quan niệm của người Việt so với các dân tộc khác. Sở dĩ như vậy
là vì, khảo sát những lôi nói có ý đánh giá cũng giúp nhìn nhận rõ hơn môi
quan hệ ngôn ngữ và văn hóa, thể hiện trong cách thức đánh giá, tiêu chuẩn
đánh giá cũng như cách ứng xử - với tư cách là một phần văn hóa của người
Việt. Giao tiếp bằng lời là hình thức ứng xử phổ biến nhất, có tính xã hội nhất,
khởi nguồn cho các hình thức ứng xử khác. Mọi quan hệ giữa con người với
con người trong xã hội đều bắt nguồn bằng lời. Cho nên văn hóa của một xã
hội hay của vùng miền cũng thể hiện rõ rệt trong giao tiếp.
Trên nền tảng văn hóa của mỗi dân tộc đều tồn tại những cách thức ứng
xử khác nhau với môi trường tự nhiên, với xã hội, với con người… Trước mỗi
một cá nhân, một sự vật, sự việc nào đó, mỗi người đều có một cách nhìn

1


nhận, xem xét để từ đó đưa ra những lời nói đánh giá khác nhau, có thể là tích
cực (khen) và cũng có khi là tiêu cực (chê).
Việc hiểu được bản chất, cấu trúc cũng như ngữ nghĩa của những hành
vi khen – chê là rất quan trọng với cả người sử dụng cũng như đôi với người
tiếp nhận. Tuy nhiên, các lôi nói mang tính đánh giá này mới chỉ được nghiên
cứu trên phương diện từ vựng, hoặc có nghiên cứu về cấu trúc thì nó vẫn dựa
trên ảnh hưởng của nghĩa từ vựng. Chúng tôi cho rằng, cần thiết phải công
thức hóa những biểu thức đánh giá, chỉ rõ các yếu tô cấu tạo, và cả tính ngữ
pháp của chúng, bởi lẽ, đã là cấu trúc đánh giá chuyên nghiệp thì có lúc nó
phải tách được khỏi ảnh hưởng của nghĩa từ vựng, có nghĩa là cấu trúc đó dù
tách khỏi ngữ cảnh, nó vẫn báo trước sự đánh giá tích cực hay tiêu cực. Ngoài
ra, khảo sát hành vi đánh giá không thể không khảo sát nhân tô văn hóa trong
đó. Khảo sát hành vi đánh giá ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần thiết để có thể
ứng dụng thiết thực cho giảng dạy ngôn ngữ đó với tư cách là tiếng mẹ đẻ
cũng như với tư cách là một ngoại ngữ. Đích ngắm này chưa được đặt ra một

cách toàn diện và cấp thời trong những công trình nghiên cứu trước đây.
Bởi vậy, chúng tôi chọn “Đặc trưng các lối nói mang tính đánh giá
trong tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình, nhằm góp
thêm một sự miêu tả toàn diện đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của những lôi
nói có ý đánh giá trong tiếng Việt.
2.

Lịch sử vấn đề
Những lời nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt đã nhận được sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ta có thể kể đến một sô công trình được
công bô gần đây như:
Năm 1996, một sô luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa
của một sô nhóm động từ nói năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng
Việt như: Đinh Thị Hà với đề tài nghiên cứu Cấu trúc ngư nghĩa của động từ
nói năng nhóm “bàn”, “tranh luận”, “cãi”; Lê Thị Thu Hoa nghiên cứu về

2


Cấu trúc ngư nghĩa của động từ nói năng: nhóm “khen”, “tâng”, “chê”; và
Nguyễn Thị Ngận với Cấu trúc ngư nghĩa của nhóm động từ nói năng, nhóm
“thông tin”. Các luận văn này đã đặt động từ nói năng trong hội thoại và xây
dựng được cấu trúc ngữ nghĩa của một sô động từ nói năng cụ thể, trong đó có
một sô động từ nói năng mang hàm ý đánh giá như “khen”, “tâng”, “chê”.
Tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả đề cập trong luận văn chưa đôi chiếu
được cấu trúc ngữ pháp đặc thù của những động từ nói năng đó.
Trong khi đó, ở lĩnh vực đôi chiếu, luận án tiến sĩ (1999) của Nguyễn
Quang đã đặt hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong sự khảo sát và so sánh
để tìm ra sự khác biệt trong sử dụng hành vi này giữa người Việt và người Mĩ.

Trong luận án của mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu cách sử dụng của lời
khen chứ không đi vào mô tả cụ thể về cấu trúc của nó. Bên cạnh đó, việc lấy
xuất phát điểm là tiêu chuẩn lịch sự trong tiếng Anh, dựa trên nền văn hóa Âu
Mĩ để so sánh với ngôn ngữ Việt và văn hóa Việt đã bộc lộ những hạn chế
nhất định.
Đến năm 2007, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến lần
đầu tiên đã đưa Sự kiện lơì nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngư nghĩa) ra
làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong luận án này, tác giả đã mô tả cặn kẽ và
khái quá hóa được những đặc trưng, tính chất của hành vi chê và sự kiện lời
nói chê, đồng thời chỉ ra những đặc trưng riêng của hành vi chê trong sử dụng
của người Việt. Sự kiện lời nói chê được tác giả đi sâu nghiên cứu cả ở
phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa dựa trên các đơn vị hội thoại, tạo dựng
được mô hình về hành vi chê và sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt, giúp
nhận diện và khu biệt sự kiện lời nói chê với các sự kiện lời nói khác trong
tiếng Việt. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra một sô nét văn hóa trong sử dụng
hành vi chê của người Việt. Mặc dù đã có sự đi sâu phân tích cấu trúc và ngữ
nghĩa của những biểu thức ngữ vi chê trong tiếng Việt, song cũng giông như

3


các nghiên cứu trước đó, tác giả vẫn chưa chỉ ra được đâu là những cấu trúc
đặc thù của hành vi đánh giá.
Nói chung, những công trình trên đây đều đã bước đầu đặt hành vi
khen, chê làm đôi tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó vẫn còn
đơn lẻ, hoặc là chỉ nghiêng về cấu trúc, hoặc chỉ nghiêng về cách sử dụng của
một hành vi, hoặc khen, hoặc chê. Chưa có công trình nào đặt việc nghiên cứu
song song hai hành vi đánh giá này làm mục đích nghiên cứu để thấy được sự
khác biệt trong các phương thức đánh giá khen – chê của người Việt, cũng
chưa công trình nào khái quát hóa toàn bộ công thức của các biểu thức khenchê, nhất là trên cơ sở đó để tìm ra những đặc trưng ngôn ngữ văn hóa trong

hành động này.
Trong luận văn này, chúng tôi cũng nghiên cứu theo cách làm của tác giả
Nguyễn Thị Hoàng Yến đó là nghiên cứu hành vi đánh giá cả ở phương diện cấu
trúc và ngữ nghĩa. Tuy nhiên, do tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu sự kiện lời
nói chê trong tiếng Việt và chưa đưa ra được cấu trúc đặc thù của chúng, nên
chúng tôi sẽ bổ sung thêm phần khảo sát về đánh giá khen, nhằm làm đưa ra một
cái nhìn sâu hơn trong cách nhìn nhận và đánh giá của người Việt.

Như vậy, luận văn của chúng tôi sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu về cấu trúc
và ngữ nghĩa của những lời nói đánh giá, bao gồm cả đánh giá tích cực (khen)
và đánh giá tiêu cực (chê). Ở đặc điểm cấu trúc, chúng tôi nêu ra các biểu thức
làm phương tiện đánh giá, nhấn mạnh những biểu thức đặc trưng, có tính báo
hiệu đánh giá tích cực hay tiêu cực. Ở đặc điểm ngữ nghĩa, chúng tôi đi sâu
tìm hiểu nội dung của những lời nói đánh giá có sử dụng các thành ngữ, tục
ngữ, cụm từ cô định… trong tiếng Việt.
3.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm hiểu các biểu thức đánh giá thường được
sử dụng trong tiếng Việt, chỉ ra các đặc trưng cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa và
yếu tô văn hóa thể hiện trong các lôi nói này. Với kết quả khảo sát, luận văn

4


sẽ có đóng góp vào nghiên cứu những biểu hiện ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt,
đóng góp thêm một tài liệu tham khảo để giảng dạy cho người nước ngoài.
4. Đóng góp của luận văn.
Cái mới của luận văn này là chỉ ra được các cấu trúc đặc thù của hai
hình thức đánh giá mang tính tích cực và tiêu cực, đồng thời đi sâu vào phân
tích và so sánh nội dung ngữ nghĩa của cả hai hình thức đánh giá trên. Đây là
vấn đề mà các nghiên cứu trước đó chưa thực hiện.

Thông qua luận văn này, chúng tôi cô gắng chỉ ra được những nét khác
biệt trong cấu trúc cũng như nội dung của những lời nói đánh giá; chỉ ra được
một sô nét văn hóa giao tiếp của người Việt Nam được thể hiện trong các lôi nói
đánh giá của mình. Chúng tôi hy vọng, luận văn sẽ có đóng góp hữu ích trong
việc giảng dạy tiếng Việt cho người Việt cũng như cho người nuớc ngoài.

5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu của luận văn này là đặc điểm cấu trúc và ngữ
nghĩa của những lôi nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt. Phạm vi khảo sát
là những lôi nói đánh giá trong ngôn ngữ chuẩn của tiếng Việt, tức là bỏ qua
những khác biệt phương ngữ, thổ ngữ.
6.

Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Tư liệu
Tư liệu khảo sát trong luận văn phần lớn được tập hợp từ các tác phẩm

văn học Việt Nam và một phần từ các đôi thoại trực tiếp, khẩu ngữ thông
dụng trong đời sông hàng ngày. Những tư liệu này được thông kê, khái quát
hóa để tìm công thức chung, tần sô xuất hiện.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và
thủ pháp như sau:

5


-

Thông kê miêu tả: được sử dụng để tính đếm sô lượng công thức, tần


sô xuất hiện của các công thức của những lôi nói đánh giá tích cực và tiêu
cực.
-

Phân tích ngữ nghĩa: sử dụng trong quá trình phân tích nội dung của

những biểu thức đánh giá có sử dụng các thành ngữ tục ngữ cụm từ cô định…
So sánh đôi chiếu biểu thức đánh giá ở 2 cực tích cực và tiêu
cực.
7.

Bố cục luận văn
Luận văn gồm 151 trang, trong đó có 91 trang chính văn. Ngoài phần

mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nguồn tư liệu trích dẫn, phụ
lục, luận văn gồm 3 chương.
-

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Cấu trúc của các lôi nói mang tính đánh giá trong tiếng
Việt

-

Chương 3: Đặc trưng ngữ nghĩa của các lôi nói mang tính đánh

giá trong tiếng Việt



6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Hành vi ngôn ngữ
1.1.1. Một số lí thuyết về hành vi ngôn ngư
J.L. Austin, nhà triết học Anh ở Trường Đại học Tổng hợp Harvard
(Mĩ) đã trình bày 12 chuyên đề nghiên cứu. Những chuyên đề này, năm 1962,
hai năm sau ngày ông mất được tập hợp lại và xuất bản thành sách với nhan
đề “How to do things with word”. Tiêu đề này có người dịch là “Hành vi như
thế nào bằng lời nói”, cũng có người dịch là “Nói tức là hành động”. Đồng
thời cũng xuất hiện một sô thuật ngữ khác nhau như: hành vi lời nói, hành vi
ngôn từ, hành vi ngôn ngữ… Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ
“Hành vi ngôn ngư”.
J.L.Austin cho rằng hành vi ngôn ngữ có thể chia làm ba loại là: hành
vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mượn lời. Ngữ dụng học quan tâm nhiều
nhất đến hành vi ở lời.
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tô của ngôn ngữ như ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức
và nội dung. Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đôi tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học tiền dụng học.
Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói
cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ
nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ, nghe thông
báo trên đài phát thanh: “Ngày mai, 25 tháng 07 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió
mạnh, sức gió cấp 4 cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ” một sô người sẽ rất lo
lắng, tỏ ra bực mình nếu họ là những người ở xa cơ quan công tác; một sô
người khác trái lại sẽ thờ ơ; một sô người khác nữa lại có thể vui mừng vì trời


7


sẽ đỡ nóng bức. Hành động lo lắng, bực mình hay thờ ơ, vui mừng đều thuộc
hành vi mượn lời.
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Một sô hành vi ở lời như: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo,
đánh giá… Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa
là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
Ví dụ, khi nói “Anh quá quắt lắm” là ta đã thực hiện hành vi đánh giá
tiêu cực, hành vi chê ngay khi chúng ta nói. Và người nghe dù có tán thành
hay không tán thành về hành vi chê của ta thì cũng phải hồi đáp lại bằng một
phát ngôn nào đó.
Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích), có
quy ước và có thể chế, dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn
mà quy tắc vận hành của chúng được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ
tuân theo một cách không tự giác. Ví dụ, ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói
chung, khi ta hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân với người đôi thoại là được
phép, là tỏ sự quan tâm của người hỏi với người được hỏi. Trái lại hỏi về đề
tài đó ở xã hội phương Tây lại bị xem là không lịch sự, là “dí mũi” vào đời tư
của người ta.
Như vậy, nắm được ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc biết phát âm,
dùng từ, đặt câu… mà còn phải biết sử dụng ngôn ngữ đó theo đúng những
quy định ở lời mà ngôn ngữ đó đòi hỏi, tức phải nắm được những quy tắc điều
khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ sao cho đúng lúc, đúng chỗ, hợp cảnh,
hợp người.
Đánh giá mà chúng tôi khảo sát trong luận văn này bao gồm các hành
vi ở lời. Trong tiếng Việt, đánh giá thường được chia ra làm hai hướng: đánh
giá tích cực - khen, đánh giá tiêu cực – chê. Khảo sát các lôi nói đánh giá,

chúng tôi tổng hợp những công thức tiêu biểu cũng như ngữ nghĩa của chúng,
từ đó phát hiện đặc trưng văn hóa trong lời đánh giá khen chê của tiếng Việt.

8


1.1.2. Đánh giá và nhưng lối nói đánh giá
Theo từ điển của Nguyễn Như Ý, đánh giá được định nghĩa là: “Nhận
xét, bình phẩm về giá trị: Tác phẩm được đánh giá rất cao” [49, 589]
Cùng với đánh giá, nhận xét là khái niệm có ý nghĩa gần tương tự như
vậy. Nhận xét là đưa ra ý kiến xét đoán, đánh giá về một đối tượng như nhận
xét tác phẩm văn học. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, nhận xét được
định nghĩa là “đưa là ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối tượng nào
đó”. [33, 713].
Như vậy, đánh giá có thể hướng về bất cứ đôi tượng người hay vật thể
nào, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, đánh giá đôi với con
người đặc biệt quan trọng, bởi nó luôn bộc lộ quan hệ giữa những người giao
tiếp, cái mà người ta hết sức giữ gìn. Đây là nơi bộc lộ qui tắc ngầm của xã hội,
thể hiện ý thức về chuẩn xã hội vôn khác nhau ở những cộng đồng khác nhau.
Bởi vậy, chúng tôi giới hạn khảo sát của mình ở sự đánh giá về con người.

Một lời nhận xét, đánh giá có thể được thể hiện thông qua rất nhiều
hành động như: khen, biểu dương, tâng bốc, chê, mắng, chửi… Đặc biệt, đánh
giá có thể thể hiện ở các động từ ngữ vi, cả ở những lôi nói không có động từ
ngữ vi. Nhưng chúng tôi tạm xếp chúng thành hai loại là:
Đánh giá tích cực
Đánh giá tiêu cực
1.1.2.1.Đánh giá tích cực
Như trên chúng tôi đã đề cập, đánh giá tích cực được thể hiện thông
qua nhiều hành động như khen, biểu dương, tâng bôc,… Trong đó:

Khen là “nói lên sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng”
[19, 497]. Ví dụ: Em bé đáng yêu quá!
Lời khen có thể được diễn đạt thông qua một từ, một ngữ, một câu hay
một đoạn,…Một sô động từ nói năng có ý nghĩa gần với ý nghĩa của động từ
khen như: tán dương, tán thưởng, ca ngợi, ca tụng,…

9


Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm đánh giá này, cũng có tác
giả chú trọng phân biệt từng hành vi nhỏ, cụ thể như sau.
-

Phân biệt động từ khen với động từ tâng hay tâng bốc: Tâng hay tâng

bốc đều là những động từ nói năng biểu thị những lời nói hay, nói tôt, đề cao
người nào đó ngay trước mặt người đó một cách quá mức. [33, 900]. Ví dụ:
Họ tâng anh ta lên để lấy lòng.
Họ tâng bốc anh ta lên tận mây xanh.
Đó là sự phân biệt theo từ điển. Tuy nhiên, có thể thấy, hai động từ nói
năng tâng, tâng bốc đều có điểm chung với động từ khen đó là sự đánh giá tôt
về một đôi tượng nào đó. Cho dù nó được thực hiện với bất kỳ mục đích tư lợi
nào, được đề cao quá mức và có thể là không thực chất, thì nó vẫn thực hiện
một sự đánh giá, và đánh giá đó là tích cực. Bởi vậy, chúng tôi vẫn xếp các
hành động tâng bôc, tán tụng… vào một nhóm và gọi chung là đánh giá tích
cực.
1.1.2.2.Đánh giá tiêu cực
Ngược lại với đánh giá tích cực, đánh giá tiêu cực là thể hiện sự đánh
giá thấp, không cho là phải, là tôt, là đúng chuẩn của người nói về một vấn đề
nào đó. Hành vi đánh giá tiêu cực cũng bao gồm những hành động như: chê,

mắng, chửi, trách móc,…
Có nhiều cách định nghĩa chê khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt chê
là “tỏ ý không thích, không vừa ý vì cho là kém là xấu” [33, 148]. Ví dụ: Chê
chiếc áo này không đẹp.
Tác giả Nguyễn Như Ý trong cuôn Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa
chê là “đánh giá thấp, không cho là phải, là tốt” [49, 340]. Ví dụ: Ai cũng
chê nó xấu.
Như vậy có thể nói: “chê” là sự bày tỏ thái độ đánh giá tiêu cực của
người nói nhằm tỏ thái độ chủ quan của mình về một người, một sự vật, sự
việc mà người đó cho là không tôt, không thỏa đáng.

10


Người ta bày tỏ thái độ chê chỉ thông qua một câu mà chỉ được cấu tạo
bằng một từ như: Vứt! Hỏng! Hứ! Ôi dào!...; cũng có thể chê bằng một văn
bản trọn vẹn dài hoặc ngắn (một bài báo, một tác phẩm phê bình văn học,…);
hoặc bàng những cử chỉ, điệu bộ như: cái nhếch mép, chun mũi, nụ cười ruồi,
cử chỉ xua tay, lắc đầu,…
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu xem xét nhưng lối nói, nhưng
biểu thức có hàm ý đánh giá tích cực hay tiêu cực chứ không đi sâu tìm hiểu
cả một bài hay một tác phẩm phê bình.
Thường thì 2 hướng đánh giá tích cực, tiêu cực được thể hiện khá rõ.
Tuy nhiên cũng có trường hợp phải viện đến bôi cảnh mới phân biệt được. Có
nhiều trường hợp mà lời nói rõ ràng có hình thức của một biểu thức đánh giá
tích cực, nhưng đặt trong một văn cảnh cụ thể, kết hợp với ngữ điệu của người
nói phát ra thì lời nói đó lại được hiểu là một đánh giá tiêu cực, một lời nói
mỉa. Ví dụ:
Mẹ nói với cậu con trai:
-


Mày dạo này giỏi nhỉ!

Hay: Giỏi!
Rõ ràng trên bề mặt câu chữ thì đây là một lời khen. Nhưng nếu lời nói
trên được phát ra kèm theo ngữ điệu kéo dài, nhấn mạnh ở cuôi câu, đặc biệt
nếu từ nhỉ được nói kéo dài và nhấn mạnh thì người nghe lại phải hiểu đây là
một lời chê, một lời mắng.
Cũng như đánh giá tích cực đã trình bày ở trên, có quan điểm phân biệt
từng hành vi nhỏ trong nhóm đánh giá tiêu cực. Chẳng hạn, Nguyễn Thị
Hoàng Yến trong luận án “Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt”, đã phân biệt
như sau.
Hành vi chửi: “Chửi là bật ra nhưng lời lẽ thô tục, cay độc để làm
nhục người khác kèm theo cử chỉ nóng giận, bực tức” [33, 413]. Ví dụ: Giống
lợn, đồ chó!

11


“Chê chưa đến mức độ ấy, chỉ dừng ở trạng thái tâm lý không
hài lòng, không thích, biểu hiện bằng thái độ, lời nói nhằm hạ thấp uy tín, thể
diện của đối tượng mà thôi”. Ví dụ: “Đồ mất dạy! Đồ bất hiếu!”
Như vậy, theo Nguyễn Thị Hoàng Yến thì chê và chửi khác nhau ở mức
độ tác động đến đôi tượng mà người nói muôn đạt được thông qua lời nói của
mình. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng: “Hai hành vi này còn khác nhau ở
phong cách thực hiện hành vi. Chửi có tính xúc phạm thể diện đến đối tượng
càng lớn càng tốt; chê thì trong ý thức người nói vẫn còn muốn giảm nhẹ múc
độ xúc phạm thể diện của người bị chê (tức là trong lời chê thì yếu tố lịch sự
vẫn được coi trọng, còn trong lời chửi thì không)” [51, 25]. Ví dụ: Nguời ta
có thể chê là:

-Con gái con lứa gì, giưa đêm khuya, cứ nằng nặc đòi vào công
trường. (11, 11)



Chê người con gái không có ý tứ, hư hỏng.
Nhưng chửi có thể là: “Đồ con gái thối thây” tức nói một cách trực
diện kèm theo thái độ bực tức, không bằng lòng.
Một điểm khác nữa giữa hai hành vi này mà tác giả cũng nêu ra, đó là
về phương thức thực hiện: “Chửi có thể thực hiện bằng lời, đôi khi bằng hành
động khua tay, múa chân; nhưng chê ngoài lời nói, hành động, người ta còn có
thể dùng điệu bộ bĩu môi, lắc đầu, chun mũi,…”
Tuy nhiên, giữa hai hành vi này vẫn có những điểm không rõ ràng,
nhiều khi có chồng chéo do sự phân biệt còn phụ thuộc vào tính chủ quan,
nhiều khi chửi được cho là chê và chê lại được cho là chửi như: đồ chó, đồ
con lợn.... Bởi vậy, để phân biệt được đâu là lời chửi, đâu là lời chê, chúng ta
vẫn thường căn cứ vào “mục đích hạ thấp, coi thường hay làm nhục” [51, 25]
đôi tượng mà lời nói muôn hướng tới.
-

Hành vi chê và mắng: “Mắng là nêu lỗi của người dưới bằng lời nói

nặng, to tiếng” [18, 619]. Ví dụ: Mày lười vừa thôi! (KN)

12


Chê cũng nêu lên khiếm khuyết của đôi tượng: nhưng hai hành vi này
khác nhau ở phạm vi đối tượng. Chê có thể sử dụng đôi với tất cả các đôi
tượng, và có thể hướng về người đôi thoại trực diện, cũng có thể hướng về

một người thứ ba vắng mặt, còn mắng lại hạn chế đôi tượng đôi thoại trực
diện, và thường người ta chỉ được mắng những người ở vai bề dưới mà thôi.
Về phong cách thực hiện, mắng thường phải sử dụng những lời nói có
cường độ mạnh và âm sắc cao, gay gắt và kèm theo là thái độ bực tức rõ rệt;
nhưng chê lại khác, nhiều câu chê lại được thể hiện bằng một lời nói rất ngọt
ngào, dịu dàng.
Tuy nhiên, nếu xét về từ ngữ sử dụng thì giữa hai hành vi này có những
biểu hiện ngôn từ trùng nhau, nhiều khi lời mắng cũng được coi là một lời
chê, vì không đánh giá cao nên mới mắng, hay nói ngược lại, mắng để thể
hiện sự đánh giá thấp của bản thân với đôi tượng. Ví dụ: Cha bố cô… Chỉ
toàn ăn tàn phá hại!...
-Hành vi chê và trách: “Trách là tỏ ý không hài lòng về người có quan
hệ gần gũi nào đó, cho là đã có hành vi, thái độ không đúng, không hay,
không tôt đối với mình hoặc có liên quan đến mình” [33, 1020]. Ví dụ, Giá
như cậu nói cho mình biết trước thì đâu đến nỗi (KN) là một lời trách, vì nó
liên quan đến “mình” – chủ thể hành động trách này, còn Cậu chỉ phải cái ít
nói (KN) là một lời chê, vì nó không liên quan đến chủ thể hành động chê.
Như vậy, cả chê và trách đều thể hiện thái độ không hài lòng, không
vừa ý. Tuy nhiên, chê có phạm vi đôi tượng rộng hơn trách. Người ta có thể
chê người, vật, việc và cả những vấn đề không liên quan hoặc không thuộc
trách nhiệm của ai. Chẳng hạn chê thời tiết nóng, vùng đất này khô cằn…
Nhưng trách thì chỉ hướng vào hành động, việc làm của một người nào đó đối
với bản thân mình mà thôi.
1.1.3.Đặc trưng văn hóa trong hành vi ngôn ngư

13


Khái niệm “văn hóa” được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt có
nhiều ý nghĩa. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ quan tâm đến nghĩa: Văn

hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Ví dụ: Văn hóa phương Đông, Nền văn hóa
cổ. Theo Nguyễn Đức Tồn, điều đó có nghĩa là “văn hóa với tư cách một hiện
tượng bao gồm tất cả, từ nhưng sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín
ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, lao động,…” [42, 28] Và như thế, nó
cũng bao gồm cả ngôn ngữ. Có thể nói không quá lời rằng, bất kì một phát
ngôn giao tiếp đưa ra đều chứa đựng đặc trưng văn hóa trong đó.
Nghiên cứu văn hóa trong môi liên hệ với ngôn ngữ từ lâu đã trở thành
một môi quan tâm đặc biệt của các của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới. Ở
châu Âu, phải kể đến W. Humboldt (1767 – 1835) với những quan niệm nổi
tiếng về ngôn ngữ và linh hồn của dân tộc, về hình thái bên trong của từ; đặc
biệt là F. de Saussure (1857 – 1913) khi ông cho rằng: “phong tục của một
dân tộc có tác động đến ngôn ngư, và mặt khác, trong một chừng khá quan
trọng, chính ngôn ngư làm nên dân tộc” [12, 47]. Ở châu Mỹ nổi lên nhà
nghiên cứu F. Boas (1858 – 1942) và nhất là E. Sapir (1884 – 1939), B. Whorf
(1897 – 1941) với nguyên lý về tính tương đôi của ngôn ngữ.
Năm 1994, nhà ngôn ngữ học tri nhận Mĩ Ronald Langacker đã nhấn
mạnh môi quan hệ giữa văn hóa với ngữ pháp. Ông cho rằng, "Sự ra đời của
ngôn ngư học tri nhận có thể được báo trước như là sự ra đời ngôn ngư học văn
hóa. Lý thuyết ngôn ngư học tri nhận công nhận kiến thức văn hóa là nền tảng
không chỉ trong từ vựng, mà còn là khía cạnh trung tâm của ngư pháp "[52].

Ví dụ: ngôn ngữ học tri nhận có một sô bình diện của hoạt động thị giác
liên quan đến quá trình ngữ pháp, trong đó có nguyên lý hình – nền. Theo
nguyên lý này, khi tập trung vào một sự vật nào đó, chúng ta thường nhìn kỹ
một sô thành tô và bỏ qua các thành tô khác. Phần nhìn kỹ hơn là

14



hình, phần ít được chú ý là nền. Bởi vậy mà cách nói “Con chim trên ngọn
cây” sẽ được chấp nhận hơn là “ngọn cây ở dưới con chim”.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa chỉ ra được vai trò của văn hóa
trong việc hình thành ngôn ngữ và ảnh hưởng của nó trên tất cả các mặt của
ngôn ngữ cho đến khi Gary B. Palmer – nhà ngôn ngữ học Mỹ đưa ra lý
thuyết về ngôn ngữ - văn hóa.
Gary B. Palmer đã phân tích cơ chế hoạt động của ngôn ngữ dưới tác
động của văn hóa thông qua nghiên cứu các ngôn ngữ như tiếng Tagalog và
Coeur d'Alene. Ông cho rằng: ngôn ngữ là vận dụng các biểu tượng bằng lời
nói, hình ảnh, và hình ảnh này được xây dựng bởi văn hóa. Văn hoá được xác
định bởi sự điều chỉnh các hình ảnh, ngôn ngữ tượng trưng, ngữ nghĩa, ngữ
pháp, và thậm chí cả âm vị học. Tác giả đã đưa ra một vấn đề, đó là các khái
niệm ngôn ngữ đều có một cơ sở văn hóa của nó, trong đó tác giả đã đề cập
đến khái niệm ẩn dụ.
Gary B. Palmer đã trích dẫn khái niệm của Lakoff và Johnson 1980 về
biểu thức ẩn dụ tiếng Anh “you broke my heart” nghĩa là“Anh đã phá nát trái
tim tôi”. Ông chỉ ra ẩn dụ khái niệm của trái tim ở đây như là nơi phát sinh
của cảm xúc. Trong lĩnh vực này, những người chấp nhận quan điểm ngôn
ngữ gắn liền với văn hóa đã đi sâu tìm hiểu khái niệm ẩn dụ khác nhau ở các
ngôn ngữ như thế nào và nguồn gôc của nó trong truyền thông văn hóa được
thể hiện ra làm sao.
Tất cả những lý thuyết về môi quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá đã tạo
điều kiện cho các nhà Việt ngữ học đi sâu tìm hiểu đặc sắc của văn hoá Việt
thông qua tiếng nói hằng ngày của dân tộc. Cho đến nay, trong giới Việt ngữ
học đã có một sô nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này và bước đầu đã
mang lại nhiều kết quả đáng kể. Tiêu biểu là Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn
Thắng, Cao Xuân Hạo, Đào Thản …

15



×