Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.5 KB, 10 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ACYCLOVIR TRONG HUYẾT TƯƠNG
CHÓ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Lê Văn Thanh1; Vũ Thị Thu Giang2; Trần Cát Đông3
Tạ Mạnh Hùng4; Nguyễn Văn Bạch1
TÓM TẮT
Mục tiêu: thẩm định phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao nhằm định lượng acyclovir
trong huyết tương chó. Đối tượng và phương pháp: loại protein trong huyết tương chó bằng
phương pháp tủa protein, sau đó định lượng acyclovir bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao. Khảo sát các điều kiện sắc ký, thẩm định độ đặc hiệu, độ chọn lọc, khoảng tuyến
tính, giới hạn định lượng dưới, hiệu suất chiết và độ ổn định của acyclovir theo các tiêu chí của
FDA. Kết quả: chiết acyclovir từ huyết tương chó bằng phương pháp tủa protein với dung môi
gây tủa là axít percloric 20%; xác định được các điều kiện sắc ký như: cột, pha động, tốc độ dòng,
detector. Phương pháp được thẩm định và đạt các tiêu chí theo quy định của FDA. Kết luận:
có thể sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao để định lượng acyclovir trong huyết
tương chó khi đánh giá sinh khả dụng của acyclovir trên chó thực nghiệm.
* Từ khóa: Acyclovir; Huyết tương chó; Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Acyclovir (ACV) là một dẫn chất tổng
hợp của axít nucleosid - guanosin, có tác
dụng mạnh và chọn lọc trên virut gây
bệnh ở người, bao gồm virut Herpes
simplex týp 1 và 2, các virut VaricellaZoster, virut Epstien-barr và cytomegalo.
Tuy nhiên, ACV có thời gian bán thải
ngắn, hấp thu qua đường tiêu hóa chậm
và không hoàn toàn. Với liều hiện nay,
lượng thuốc hấp thu rất thấp (15 - 30%)
do thời gian lưu trú tại vùng hấp thu ngắn.
Kết quả, hầu hết thuốc được đào thải qua


phân (50 - 60%) ở dạng không được hấp

thu [1, 2]. Để khắc phục những nhược
điểm trên, chúng tôi đã bào chế thành
công viên nén ACV kết dính sinh học, chế
phẩm đạt tiêu chuẩn cơ sở theo các tiêu
chí về viên nén của Dược điển Việt Nam
V và dạng thuốc kết dính sinh học giải
phóng kéo dài. Việc xác định sinh khả
dụng và tương đương sinh học dựa vào
các thông số dược động học của viên nén
ACV kết dính sinh học là cần thiết [3].
Nhằm mục đích đánh giá sinh khả dụng
trên chó thực nghiệm, chúng tôi tiến hành
xây dựng và thẩm định phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để định
lượng ACV trong huyết tương chó [4].

1. Học viện Quân y
2. Trường Đại học Dược Hà Nội
3. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4. Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương
Người phản hồi (Corresponding author): Lê Văn Thanh ()
Ngày nhận bài: 04/09/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2020

3


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

trong 1.000 ml nước, chỉnh về pH 3,0 bằng
axít photphoric).

1. Nguyên liệu và thiết bị.

+ Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.

* Nguyên liệu và hóa chất:

+ Detector: PDA 252 nm.

- ACV chuẩn: hàm lượng 99,9% (do Viện
Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương cung cấp).
- Viên nén ACV khả dụng sinh học
đường tiêu hóa (tự bào chế) đạt tiêu chuẩn
cơ sở.
- Huyết tương chó trắng đạt tiêu chuẩn
thử thuốc.
- Các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn cho
HPLC hoặc tinh khiết phân tích.
* Thiết bị:
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao
SHIMADZU; máy ly tâm lạnh SARTORIUS
(Đức), máy lắc xoáy VELP (Italia); cân
phân tích SARTORIUS (Đức) có độ chính
xác 0,1 mg và các dụng cụ khác đạt tiêu
chuẩn phân tích.

2. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp định lượng:
- Xử lý mẫu ACV trong huyết tương:
mẫu huyết tương để rã đông ở nhiệt độ
phòng. Lấy 1 ml huyết tương, thêm 250 µl
dung dịch axít percloric 20%, lắc xoáy
15 giây, ly tâm 10.000 vòng trong 15 phút,
sau đó hút lớp dung dịch phía trên, tiêm
sắc ký. Các mẫu huyết tương trắng có
pha ACV chuẩn và huyết tương chó sau
khi uống thuốc đều được chiết theo quy
trình trên rồi tiến hành định lượng.

+ Thể tích tiêm: 100 µl.
+ Nhiệt độ autosampler: 4oC.
* Thẩm định phương pháp định lượng
ACV trong huyết tương chó:
- Pha dung dịch ACV chuẩn trong huyết
tương trắng:
+ Dung dịch chuẩn gốc: nồng độ chính
xác 500 µg/ml ACV trong nước cất.
+ Pha loãng dung dịch chuẩn gốc với
huyết tương trắng để thu được mẫu ACV
trong huyết tương có nồng độ 1 và 5 µg/ml.
+ Mẫu chuẩn: pha loãng dãy dung dịch
trên với huyết tương trắng để thu được
mẫu chuẩn có nồng độ ACV trong từ
0,1 - 5 µg/ml.
Quy trình thẩm định phương pháp định
lượng tiến hành theo hướng dẫn của FDA

[5]:
- Tính chọn lọc: chuẩn bị 6 mẫu huyết
tương chó khác nhau ở nồng độ giới hạn
định lượng dưới (LLOQ) dự kiến khoảng
0,1 µg/ml. Phân tích các mẫu bằng phương
pháp HPLC.

+ Cột sắc ký: C18; 250 x 4,6 mm; 5 µm.
Nhiệt độ cột 400C.

- Đường chuẩn và khoảng tuyến tính:
chuẩn bị mẫu huyết tương chó chứa ACV
với 7 nồng độ chính xác (0,1; 0,2; 0,5;
1,0; 2,0; 3,0 và 5,0 µg/ml), mỗi nồng độ 2
mẫu độc lập (có điều chỉnh khối lượng
ACV cân). Phân tích các mẫu bằng
phương pháp HPLC. Xây dựng đường
chuẩn theo mô hình hồi quy tuyến tính.

+ Pha động: methanol:dung dịch đệm
pH 3,0 (tỷ lệ 8:92) (dung dịch đệm pH 3,0
pha như sau: 0,43 g natri octansulfonic

- LLOQ: chuẩn bị 6 mẫu huyết tương chó
chứa ACV ở nồng độ chính xác (0,1 µg/ml)
(có điều chỉnh khối lượng ACV cân).

- Điều kiện sắc ký:

4



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Chuẩn bị một đường chuẩn trong cùng
điều kiện. Phân tích các mẫu bằng
phương pháp HPLC. Xác định độ đúng
bằng cách so sánh nồng độ tính được từ
đường chuẩn với nồng độ thực đã pha.
Xác định độ chính xác bằng cách tính độ
lệch chuẩn tương đối RSD.
- Độ đúng, độ chính xác (độ lặp lại
trong ngày và khác ngày): chuẩn bị 3 lô
mẫu huyết tương chó chứa ACV, mỗi lô
gồm 6 mẫu độc lập: mẫu kiểm tra nồng
độ thấp (LQC) khoảng 0,3 µg/ml. Mẫu
kiểm tra nồng độ trung bình (MQC)
khoảng 2,5 µg/ml. Mẫu kiểm tra nồng độ
cao (HQC) khoảng 4,0 µg/ml. Chuẩn bị
một đường chuẩn trong cùng điều kiện.
Phân tích các mẫu bằng phương pháp
HPLC. Xác định độ đúng của phương
pháp bằng cách so sánh nồng độ phân

tích của mẫu kiểm tra so với nồng độ
thực đã pha. Xác định độ lặp lại trong
ngày bằng cách tính độ lệch chuẩn tương
đối RSD giữa các giá trị phân tích của
mỗi nồng độ. Xác định độ lặp khác ngày
bằng cách lặp lại các bước trên trong
3 ngày. Tính độ lệch chuẩn tương đối RSD

giữa giá trị phân tích của mỗi nồng độ
trong những ngày đánh giá.
- Độ ổn định: chuẩn bị 2 lô mẫu huyết
tương chó chứa ACV, mỗi lô gồm 6 mẫu
độc lập: mẫu kiểm tra LQC khoảng
0,3 µg/ml. Mẫu kiểm tra HQC khoảng
4,0 µg/ml. Phân tích ngay các mẫu bằng
phương pháp HPLC, xác định hàm lượng
dược chất trong mẫu ban đầu. Sau 24 giờ,
phân tích lại các mẫu bằng phương pháp
HPLC, xác định lại hàm lượng dược chất
trong các mẫu trên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Tính tương thích của hệ thống.
Xác định tính tương thích của hệ thống HPLC: tiêm lặp lại 6 lần các dung dịch
chuẩn ACV trong mẫu huyết tương tự tạo có nồng độ khoảng 2,5 µg/ml. Xác định thời
gian lưu (TR), diện tích píc của ACV trên sắc ký đồ.
Bảng 1: Kết quả đánh giá tính tương thích của hệ thống HPLC (n = 6).
Mẫu

Diện tích píc (mAU.s)

Thời gian lưu (giây)

Hệ số kéo đuôi

1

455080


7,575

1,381

2

451887

7,568

1,383

3

453141

7,567

1,377

4

452448

7,566

1,384

5


450325

7,555

1,384

6

452407

7,557

1,388

Trung bình

452548

7,565

1,383

CV (%)

0,3

0,1

0,3


Hệ thống HPLC hoạt động ổn định, có độ lặp lại tốt. Hệ số biến thiên CV (%) của
thời gian lưu, diện tích píc và hệ số kéo đuôi của ACV đều < 2,0%, chứng tỏ hệ thống
có tính phù hợp cao. Phù hợp với việc phân tích dược chất trong dịch sinh học.
5


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
2. Kết quả thẩm định tính chọn lọc.
Phân tích các mẫu huyết tương trắng và mẫu huyết tương tự tạo chứa ACV chuẩn
có nồng độ 0,1 µg/ml (ở nồng độ LLOQ).
Bảng 2: Đáp ứng píc của mẫu trắng tại thời điểm trùng thời gian lưu (tR ) của ACV.
Mẫu

Diện tích píc của
mẫu trắng (mAU.s)

Diện tích píc mẫu chuẩn ACV ở
nồng độ LLOQ (mAU.s)

1

2377

19615

2

2782


20542

3

2545

20007

4

1982

19669

5

2289

20808

6

2405

18366

Trung bình

2397


19835

Tỷ lệ đáp ứng píc (%)

(a)

12,1

(b)

Hình 1: Sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng (a) và sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng
có pha chuẩn ACV ở nồng độ 0,1 µg/ml (b).
Kết quả cho thấy, tỷ lệ diện tích píc của mẫu trắng tại thời điểm trùng với thời gian
lưu của ACV bằng 12,1% so với diện tích píc của mẫu LLOQ nằm trong giới hạn cho
phép (≤ 20%). Trên sắc ký đồ của mẫu huyết tương trắng, hầu như không có píc xuất
hiện tại vị trí xuất hiện píc của ACV pha trong huyết tương trắng. Vì vậy, phương pháp
phân tích ACV đáp ứng yêu cầu về độ chọn lọc theo hướng dẫn của FDA.
6


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
3. Kết quả thẩm định độ tuyến tính và giới hạn định lượng dưới.
Bảng 3: Tương quan giữa nồng độ ACV trong huyết tương chó và diện tích píc.
Tên mẫu

S1

S2

S3


S4

S5

S6

S7

Nồng độ thực (µg/ml)

0,1

0,2

0,5

1,0

2,0

3,0

5,0

Diện tích píc (mAU.s)

26639

45027


102556

200375

384079

587020

977053

Phương trình hồi quy
(Y = aX+b)

2

Y = 193848x + 5048,8

*

R = 0,9999

Nồng độ xác định từ
đường chuẩn (ng/ml)

0,110

0,210

0,503


1,008

1,9553

3,002

5,014

Nồng độ xác định từ
đường chuẩn so với
giá trị thực (%)

111,4

103,1

100,6

100,8

97,8

100,1

100,3

D iệ n tíc h p íc (m A U .s )

1200000

1000000
y = 193848x + 5048.8
2
R = 0.9999

800000
600000
400000
200000
0
0

1

2

3

4

5

6

Nồng độ (mcg/ml)
Hình 2: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ ACV trong huyết tương chó và
diện tích píc.
Tính lại nồng độ hoạt chất có trong mẫu chuẩn theo phương trình hồi quy đã xây
dựng. Kết quả cho thấy, trong khoảng nồng độ khảo sát, 100% số điểm đạt độ đúng so
với giá trị thực nằm ở giới hạn cho phép (85 - 115%), giá trị R2 = 0,9999. Như vậy,

trong khoảng nồng độ đã khảo sát, có tương quan tuyến tính giữa nồng độ ACV trong
huyết tương chó và diện tích píc thu được. Khoảng tuyến tính này phù hợp để định
lượng ACV trong huyết tương chó.
LLOQ: tiến hành khảo sát mẫu chuẩn ACV ở nồng độ khoảng 0,1 µg/ml.
7


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
Bảng 4: Kết quả xác định LLOQ.

Mẫu

Diện tích píc mẫu
huyết tương trắng
(mAU.s)

Diện tích píc mẫu
huyết tương có
ACV (≈ 0,1 µg/ml)
(mAU.s)

Nồng độ tìm
(a)
thấy (µg/ml)

1

2377

19615


0,091

93,8

Đạt

2

2782

20542

0,096

99,0

Đạt

3

2545

20007

0,093

96,0

Đạt


4

1982

19669

0,091

94,1

Đạt

5

2289

20808

0,098

100,5

Đạt

6

2405

18366


0,084

86,7

Đạt

Trung bình

2397

19835

0,092

95,0

5,1

5,1

RSD (%)
Đáp ứng trung bình của mẫu LLOQ/mẫu trắng (%)

Độ đúng
(%)

(b)

Đạt/không

đạt

8,3

(a: Tính từ phương trình hồi quy; b: % so với nồng độ thực)
Độ đúng tìm thấy ở nồng độ LLOQ cao hơn 90% và có sự chênh lệch không nhiều
giữa các mẫu (RSD 5,1%), chứng tỏ LLOQ xác định phù hợp.
4. Độ đúng, độ lặp lại trong ngày và khác ngày.
Chuẩn bị các mẫu kiểm tra nồng độ trong huyết tương có nồng độ 0,3 µg/ml;
2,5 µg/ml và 4,0 µg/ml, mỗi nồng độ chuẩn bị 6 mẫu.
Bảng 5: Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại trong ngày.
LQC (≈ 0,3 µg/ml)

MQC (≈ 2,5 µg/ml)

HQC (≈ 4,0 µg/ml)

Mẫu

Nồng độ
(µg/ml)

Độ đúng
(%)

Nồng độ
(µg/ml)

Độ đúng
(%)


Nồng độ
(µg/ml)

Độ đúng
(%)

1

0,294

101,1

2,296

94,7

3,802

98,0

2

0,287

98,5

2,448

100,9


3,952

101,8

3

0,291

100,0

2,497

102,9

3,986

102,7

4

0,274

94,3

2,511

103,5

3,984


102,7

5

0,274

94,1

2,513

103,6

4,019

103,6

6

0,280

96,4

2,512

103,6

4,007

103,3


Trung bình

0,283

97,4

2,463

101,5

3,958

102,0

3,0

3,0

3,5

3,5

2,0

2,0

RSD (%)

a


b

a

b

(a: Tính từ phương trình hồi quy; b: % so với nồng độ thực)
8

a

b


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
Bảng 6: Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại khác ngày.
LQC (≈ 0,3 µg/ml)
Ngày

a

MQC (≈ 2,5 µg/ml)
b

a

HQC (≈ 4,0 µg/ml)
b


a

b

Nồng độ
(µg/ml)

Độ đúng
(%)

Nồng độ
(µg/ml)

Độ đúng
(%)

Nồng độ
(µg/ml)

Độ đúng
(%)

1

0,294

101,1

2,296


94,7

3,802

98,0

2

0,287

98,5

2,448

100,9

3,952

101,8

3

0,291

100,0

2,497

102,9


3,986

102,7

4

0,274

94,3

2,511

103,5

3,984

102,7

5

0,274

94,1

2,513

103,6

4,019


103,6

6

0,280

96,4

2,512

103,6

4,007

103,3

1

0,298

102,3

2,209

91,1

3,733

96,2


2

0,292

100,2

2,453

101,2

3,969

102,3

3

0,288

99,0

2,471

101,9

3,966

102,2

4


0,295

101,4

2,466

101,7

4,003

103,2

5

0,283

97,3

2,440

100,6

3,966

102,2

6

0,287


98,5

2,459

101,4

3,970

102,3

1

0,287

96,5

2,498

100,6

4,129

104,0

2

0,291

97,8


2,578

103,9

4,276

107,7

3

0,280

93,8

2,617

105,4

4,250

107,0

4

0,289

97,0

2,620


105,6

4,260

107,3

5

0,283

95,1

2,633

106,1

4,277

107,7

6

0,288

96,8

2,644

106,5


4,291

108,0

Trung bình

0,287

97,8

2,492

101,9

4,047

103,4

RSD (%)

2,3

2,6

4,5

3,8

4,1


3,1

I

II

III

(a: Tính từ phương trình hồi quy; b: % so với nồng độ thực)
Ở cả 3 nồng độ, phương pháp đều cho độ đúng trong ngày và khác ngày cao
(trong khoảng 85 - 115%) và độ lặp lại trong ngày và khác ngày với giá trị RSD < 15%,
chứng tỏ phương pháp phân tích có độ đúng, độ lặp lại đáp ứng yêu cầu đối với
phương pháp phân tích các chất trong dịch sinh học.

9


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
5. Tỷ lệ thu hồi của phương pháp.
Tiến hành sắc ký các lô mẫu kiểm tra nồng độ bao gồm LQC 0,3 µg/ml, MQC 2,5 µg/ml
và HQC 4,0 µg/ml, mỗi lô gồm ít nhất 5 mẫu độc lập. Đồng thời tiến hành sắc ký các
mẫu chuẩn pha trong dung môi pha mẫu có nồng độ tương ứng.
Bảng 7: Kết quả khảo sát tỷ lệ thu hồi của ACV.
LQC (≈ 0,3 µg/ml)

MQC (≈ 2,5 µg/ml)

HQC (≈ 4,0 µg/ml)

Diện tích píc

ACV trong
huyết tương
(mAU.s)

Diện tích píc
ACV trong
dung môi
(mAU.s)

Diện tích píc
ACV trong
huyết tương
(mAU.s)

Diện tích píc
ACV trong
dung môi
(mAU.s)

Diện tích píc
ACV trong
huyết tương
(mAU.s)

Diện tích
píc ACV
trong
dung môi
(mAU.s)


1

61551

56215

447720

469120

738476

740886

2

60113

55721

477169

464937

767251

740639

3


60913

55531

486505

465630

773939

739433

4

57716

58111

489222

465148

773549

739792

5

57635


57280

489611

463732

780200

740734

6

58890

59172

489519

463607

778021

740505

59470

57005

479958


465362

768573

740332

2,8

2,5

3,4

0,4

2,0

0,1

Mẫu

Trung bình
RSD (%)
Tỷ lệ thu hồi (%)

104,3

103,1

103,8


Quy trình chiết đạt tỷ lệ thu hồi cao và ổn định. Giá trị RSD% của đáp ứng píc ACV
giữa các mẫu ≤ 3,4%. Tỷ lệ thu hồi khác nhau giữa các nồng độ không quá ± 1,2%.
Do vậy, có thể khẳng định phương pháp chiết tách, xử lý mẫu là thích hợp, có thể áp
dụng trong thực nghiệm.
6. Độ ổn định của mẫu huyết tương.
- Độ ổn định của mẫu sau ba chu kỳ đông - rã đông: phân tích các mẫu LQC và
HQC theo phương pháp đã xây dựng. So sánh nồng độ ACV trong các mẫu LQC và
HQC ngay sau khi pha (nồng độ ban đầu) với bảo quản sau 3 chu kỳ đông - rã đông.
Bảng 8: Độ ổn định của ACV trong mẫu huyết tương chó sau 3 chu kỳ đông - rã đông.
Nồng độ (µg/ml)
Mẫu

10

Mẫu LQC (≈ 0,3 µg/ml)

Mẫu HQC (≈ 4,0 µg/ml)

Ban đầu

Sau 3 chu kỳ đông rã đông

Ban đầu

Sau 3 chu kỳ đông rã đông

1

0,335


0,310

4,140

4,189

2

0,330

0,311

4,181

4,156

3

0,319

0,312

4,274

4,223


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020
4


0,329

0,320

4,315

4,258

5

0,334

0,315

4,324

4,295

6

0,331

0,320

4,276

4,339

0,330


0,315

4,251

4,243

1,7

1,4

1,8

1,6

Trung bình
RSD (%)
Độ lệch (%)

-4,5

-0,2

Sau 3 chu kỳ đông - rã đông, nồng độ của ACV vẫn ổn định, độ lệch giữa nồng độ
thời điểm ban đầu và nồng độ sau 3 chu kỳ đông - rã đông ≤ 4,5% (< 15%) và kết quả
định lượng ở mỗi nồng độ có RSD ≤ 1,8% (< 15%), đạt yêu cầu theo quy định để có
thể phân tích lại mẫu khi cần thiết.
- Độ ổn định dài ngày: bảo quản mẫu huyết tương ở 2 nồng độ LQC và HQC, nhiệt
độ -350C ± 50C. Phân tích mẫu tại thời điểm ban đầu và sau từng khoảng thời gian bảo
quản nhất định (7 ngày, 22 ngày và 44 ngày).
Bảng 9: Kết quả độ ổn định dài ngày của ACV trong huyết tương chó.

Nồng độ (µg/ml)
Mẫu LQC (≈ 0,3 µg/ml)

Mẫu

Mẫu HQC (≈ 4,0 µg/ml)

Ban
đầu

Sau
7 ngày

Sau
22 ngày

Sau
44 ngày

Ban
đầu

Sau
7 ngày

Sau
22 ngày

Sau
44 ngày


1

0,335

0,318

0,306

0,299

4,140

4,004

3,997

3,999

2

0,330

0,319

0,304

0,287

4,181


4,091

4,227

4,031

3

0,319

0,348

0,305

0,277

4,274

4,052

4,270

4,127

4

0,329

0,319


0,300

0,285

4,315

4,160

4,351

4,027

5

0,334

0,345

0,305

0,277

4,324

4,181

4,368

4,095


6

0,331

0,338

0,299

0,283

4,276

4,193

4,288

3,955

Trung bình

0,330

0,331

0,303

0,285

4,251


4,114

4,250

4,039

1,7

4,3

1,0

2,9

1,8

1,9

3,2

1,6

-0,3

-8,1

-13,7

2,4


0,0

-5,0

RSD (%)
Độ lệch (%)

Độ lệch của nồng độ mẫu 44 ngày với nồng độ tại thời điểm ban đầu ≤ 13,7% (< 15%)
và giữa các kết quả định lượng ở mỗi nồng độ có RSD ≤ 4,3% (< 15%), đạt độ lệch
chuẩn theo quy định, chứng tỏ mẫu vẫn ổn định sau 44 ngày bảo quản, đảm bảo phân
tích hết mẫu.
11


T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020
KẾT LUẬN
Đã thẩm định được độ chọn lọc, độ
tuyến tính, giới hạn định lượng dưới, hiệu
suất chiết và độ ổn định của ACV trong
huyết tương chó. Quy trình đã đáp ứng
được các yêu cầu của một phương pháp
phân tích trong dịch sinh học theo quy
định của FDA. Phương pháp này có thể
áp dụng để định lượng ACV trong huyết
tương chó khi nghiên cứu sinh khả dụng
và xác định các thông số dược động học
của viên nén ACV 200 mg kết dính sinh
học trên chó thực nghiệm.


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Dược thư Quốc gia Việt Nam.
Nhà xuất bản Y học. 2009, tr.36-40.
2. Sweetman S.C et al. Martindale.
Pharmaceutical Press. 2009, pp.862-864, 911.
3. Gaoo J. Bioanalytical method validation
for studies on pharmacokinetics, bioavailability
and bioequivalence: Highlights of the FDA’s
guidance. Asian J Drug Metab Pharmacokinet.
2004, 4 (1), pp.5-13.
4. Center for Drug Evaluation and
Research. Guidance for Industry Bioanalytical
Method Validation, FDA, U.S. Department of
Health and Human Services. 2001.
5. Food and Drug Administration USA.
Guidance for Industry: Q1A (R2) Stability Testing
of New Drug Substances and Products. 2003.



×