Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện thạch thất giai đoạn 2008 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.17 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN THUỘC DIỆN
THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN THẠCH THẤT GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học quản lý
Mã số: Đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thành

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN THUỘC DIỆN
THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN THẠCH THẤT GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học quản lý
Mã số: Đào tạo thí điểm


Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Luâ nâ văn tốt nghiê pâ Cao học được hoàn thành tại trường Đại
học Khoa học Xã hô iâ và Nhân văn. Có được bản luâ nâ văn tốt nghiê pâ này,
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Khoa Khoa học quản
lý – Trường Đại học Khoa học Xã hô iâ và Nhân văn, đă câ biê tâ là TS.
Nguyễn Văn Thành đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những
chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài: “Giải quyết viêcê làm cho nông dân thuôcê diênê thu hồi đất ở
huyênê Thạch Thất, giai đoạn 2008 – 2012”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô giáo – các nhà khoa
học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức ngành Khoa học quản
lý cho bản thân tác giả trong suốt khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyê nâ Thạch Thất, Phòng Lao đô
ngâ Thương binh và Xã hô iâ huyê n,â Phòng Tài nguyên môi trường, Ban giải
phóng mă tâ bằng và các đơn vị có liên quan khác đã tạo điều kiê nâ thuâ nâ lợi
cho tác giả thu thâ pâ số liê uâ cũng như những nghiên cứu cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiê u,â Khoa Tổ chức và quản lý
nhân lực – Trường Đại học Nô iâ vụ Hà Nô iâ đã tạo điều kiê nâ cho tác giả
trong quá trình học tâ pâ và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn, sự biết ơn chân
thành đến gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, đô ngâ viên, luôn sát cánh bên tác giả
để tác giả có thể hoàn thành luâ nâ văn của mình.
Mô tâ lần nữa, tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nôi,ê năm 2014
Tác giả luâ nâ văn

Nguyễn Thị Hoa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, TẠO VIỆC LÀM....................12
1.1. Khái niệm việc làm và các khái niệm có liên quan..................................12
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực....................................................................12
1.1.2. Khái niệm nguồn lao động....................................................................13
1.1.3. Khái niệm lực lượng lao động:.............................................................14
1.1.4. Khái niệm việc làm:.............................................................................. 16
1.1.5. Khái niệm việc làm hợp lý.....................................................................19
1.1.6. Khái niệm người có việc làm................................................................ 19
1.1.7. Khái niệm thất nghiệp, người thất nghiệp............................................ 21
1.1.8. Khái niệm tạo việc làm..........................................................................22
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường….........26
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................26
1.2.1.2. Vốn, nguồn vốn.................................................................................. 28
1.2.1.3. Khoa học kỹ thuật và công nghệ........................................................28
1.2.1.4. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................29
1.2.1.5. Thị trường.......................................................................................... 31
1.2.2. Dân số, số, chất lượng nguồn nhân lực................................................ 31
1.2.2.1. Dân số:...............................................................................................31
1.2.2.2. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội.................................................... 32
1.3. Một số đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn.....................................34
1.3.1. Lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn............................... 34
1.3.2. Tính thời vụ trong lao động nông thôn................................................. 35
1.3.3. Lao động nông thôn vẫn còn thiếu việc làm......................................... 36
1.3.4. Chất lượng lao động nông thôn còn thấp............................................. 36
1.3.5. Sự cần thiết của tạo việc làm cho nông dân......................................... 37
1.4. Những đặc điểm cơ bản của nông dân bị thi hồi đất tại huyện Thạch Thất

.........................................................................................................................39

1


CHUƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................................41
2.1. Những đặc điểm, tình hình có liên quan đến giải quyết việc làm cho nông
dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.......................... 41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên, thủy văn............41
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................41
2.1.1.2. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu...........................................................42
2.1.1.3. Điều kiện tài nguyên:......................................................................... 44
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn..............................................................................45
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa , xã hội...................................................... 46
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện
Thạch Thất, giai đoạn 2008 - 2012................................................................. 53
2.2.1. Thực trạng dân số và lao động trong toàn huyện................................. 54
2.2.2. Thực trạng cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành............................ 55
2.2.3. Thực trạng việc thu hồi đất từ năm 2009 đến năm 2012......................57
2.2.4. Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi
đất....................................................................................................................58
2.2.5. Những kết quả và những tồn tại trong công tác đào tạo nghề, giải quyết
việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất..................................................68
2.2.5.1. Những kết quả đạt được.....................................................................68
2.2.5.2. Những tồn tại, hạn chế.......................................................................71
2.2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...........................................75
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN THUỘC

DIỆN THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN THẠCH THẤT, TP. HÀ NỘI.............78
3.1. Nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của chủ đầu tư và
người nông dân bị thu hồi đất......................................................................... 78
3.1.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất:.......................................78
3.1.2. Đối với người nông dân bị thu hồi đất..................................................79
3.2. Những giải pháp và khuyến nghị............................................................. 81
3.2.1. Những giải pháp....................................................................................81
2


3.2.1.1. Cơ sở giải quyết việc làm...................................................................81
3.2.1.2. Các giải pháp cụ thể:.........................................................................82
3.2.2. Khuyến nghị.......................................................................................... 88
3.2.2.1. Với Nhà nước..................................................................................... 88
3.2.2.2. Với UBND các cấp (Thành phố, huyện, xã).......................................88
3.2.2.3. Với các chủ dự án, đầu tư..................................................................91
3.2.2.3. Với người nông dân bị thu hồi đất..................................................... 92
KẾT LUẬN....................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................96

3


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9

VIẾT TẮ
CN
CNH
DN
DNVVN
ĐTKS
GPMB
GQVL
HĐH
HĐND

10

ILO

11
12
13
14
15
16
17
18


KCN
KHKT
SXKD
TĐC
TNHH
TTCN
UBND
XDCB

4


DANH MỤC BẢNG – BIỂU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các khu, cụm, điểm công nghiệp huyện Thạch Thất..................... 47
Bảng 2. 2: Tổng hợp giá trị sản xuất huyện Thạch Thất qua các năm............50
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Thất qua các năm........51
Bảng 2.4: Thực trạng thu hồi đất từ năm 2009 đến năm 2012 để xây dựng các
khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp...................................................... 57
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả giải quyết việc làm, dạy nghề cho lao động nông
thôn từ 2008 – 2012........................................................................................ 59
Bảng 2.6 Thời gian nhàn rỗi của nông dân sau khi bị thu hồi đất...................62
Bảng 2.7 : Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp huyện Thạch Thất giai đoạn 2008 – 2012 theo các đơn vị sử dụng lao
động.................................................................................................................64
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất
theo nhóm tuổi từ năm 2008 - 2012:...............................................................66

DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi.........................................................54

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động huyện Thach Thất phân theo nhóm ngành........1
Biểu đồ 2.3: Biểu hiện kết quả GQVL cho lao động huyện Thạch Thất........60
giai đoạn 2008 – 2012.....................................................................................60
Biểu đồ 2.4: Biểu hiện kết quả dạy nghề cho lao động huyện Thạch Thất giai
đoạn 2008 – 2012............................................................................................60
Bểu đồ 2.5: Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo
nhóm tuổi........................................................................................................ 67

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta chủ trương đổi
mới toàn diện nền kinh tế đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta chủ
trương phát huy mọi nguồn lực trong nước, khai thác tận dụng các nguồn lực
ngoài nước, nắm bắt thời cơ vượt qua thử thách, tiến hành thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, triển khai các dự án lớn của nền kinh tế diễn ra
mang tính quy luật; đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng đã góp phần
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm tiềm lực an ninh quốc phòng. Chuyển
đổi mục đích sử dụng đất cũng đặt ra các vấn đề cần được giải quyết thấu đáo,
đồng bộ như: đời sống, việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định và nâng
cao mức sống cho người lao động nói chung, người bị thu hồi đất nói riêng.
Năm 2008, huyện Thạch Thất được sáp nhập về Thành phố Hà Nội là
một buớc ngoặt lớn đối với huyện. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và đô thị hóa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra nhanh
chóng, khiến cho nhu cầu việc làm của người lao động nói chung và người lao
động mất đất nói riêng rất lớn. Nghị quyết Đại hội đảng bộ Huyện lần thứ
XXII khẳng định: quyết tâm xây dựng Thạch Thất trở thành một huyện công
nghiệp, vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động là
trọng tâm số 1, đặc biệt là nông dân thuộc diện thu hồi đất. Nhận thức rõ tầm
quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động, đặc biệt là người nông dân bị thu hồi đất nói chung tại huyện Thạch
Thất nói riêng, vì vậy tôi chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho nông dân
thuộc diện thu hồi đất ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2008 - 2012" làm
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình.
6


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân nói chung và
những người nông dân bị thu hồi đất nói riêng là một vấn đề rất quan trọng
đối với nước ta hiện nay. Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều tác giả, các nhà
khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Một số công trình khoa học
được tác giả tham khảo như:
* Công trình là sách được xuất bản:
1.

Cuốn sách “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi

để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” do PGS. TSKH Lê Du
Phong (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội – 2007
Cuốn sách đã nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập, đời
sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp,

khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ
lợi ích quốc gia. Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của
người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia.
Làm rõ những khó khăn tồn tại thông qua những vấn đề bức xúc đang đặt ra.
Trên cơ sở đó cuốn sách đã nêu các quan điểm và các nhóm giải pháp nhằm
đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi
2.

Cuốn sách “Ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn ngoại thành Hà

Nội (thực trạng và giải pháp)”, do GS. TSKH Lê Hữu Phong, TS. Nguyễn
Văn Ánh và Hoàng Văn Hoa đồng chủ biên; Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân phát hành năm 2002.
Ngoài việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản, các tác giả đã tìm
hiểu những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Trong đó, các tác giả đã
nghiên cứu kỹ tình trạng một bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất nông
nghiệp, tạm thời bị xáo trộn cuộc sống, đồng thời nêu lên những bức xúc
trong quá trình đền bù khi nhà nước thu hồi đất.

7


Các cuốn sách trên đã đề cập sâu sắc tới ảnh hưởng của vấn đề thu hồi
đất tới đời sống, việc làm của người lao động bị mất đất. Các cuốn sách cũng
nêu lên những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là đô thị hóa nông
thôn đã làm biến động cuộc sống của người dân ở những khu vực có đất bị
thu hồi phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội. Từ đó các tác giả đã đưa ra những giải pháp để giải quyết
việc làm, ổn định đời sống cho người lao động bị mất đất.

Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, các nghiên cứu trên chưa
nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất


một đia phương cụ thể nào như huyện Thạch Thất, một huyện ven đô. Song

các kiến thức mà các cuốn sách trên đã trở thành nguồn tư liệu hữu ích phục
vụ cho đề tài Luận văn của tác giả.
* Các nghiên cứu khoa học, luận án có liên quan tới đề tài
1.

Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia của TS. Hoàng Văn Luân về

vấn đề: Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động ở một số địa phương
ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ đô thị hoá hiện nay (nghiên cứu trường hợp
huyện Từ Liêm), Hà Nội - 2005
2.

Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Tất Dong, Lao động, việc làm và một

số vấn đề đặt ra trước việc đào tạo nguồn nhân lực được trình bày tại Hội
thảo Nông thôn trong quá trình chưyển đổi, Hà Nội – 2006.
3.

Nghiên cứu của TS. Trương Thị Thuý Hằng, Nguồn nhân lực nữ

nông thôn: tiềm năng và thách thức trong quá trình chuyển đổi, được trình
bày tại Hội thảo Nông thôn trong quá trình chưyển đổi, Hà Nội – 2006.
4.


Nghiên cứu của PGS.TS Vũ Quang Hiển, ThS. Lê Quỳnh Nga, Dạy

nghề cho lao động ở nông thôn Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa,
được trình bày tại Hội thảo Nông thôn trong quá trình chuyển đổi, Hà Nội –
2006.
Các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các hệ thống, cơ sở lý luận về các
vấn đề như việc làm, người có việc làm, người thiếu việc làm, người thất
nghiệp; các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề, quy trình đào tạo nghề....- một
8


phương thức tạo việc làm hiệu quả nhất. Đặc biệt, các đề tài đã đưa ra những
nhận định về vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Nhìn chung các nghiên cứu này đã nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
đào tạo nghề, giải quyết việc làm song chưa nghiên cứu đến vấn đề giải quyết
việc làm cụ thể cho lao động là nông dân bị thu hồi đất. Mặc dù vậy, các công
trình nghiên cứu này là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo, nghiên cứu,
làm rõ cơ sở lý luận về việc làm, tạo việc làm cho người lao động.
5.

TS. Bùi Thị Ngọc Lan, Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi

đất nông nghiệp cho phát triển đô thị và khu công nghiệp, Tạp chí Bảo hiểm
xã hội số 08-2007.
Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt ra sau khi thu hồi
đất để phát triển đô thị và khu công nghiệp. Một bộ phận nông dân bị thất
nghiệp hoặc thiếu việc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ.
8.

PGS. TS Nguyễn Tiệp (chủ nhiệm), Xây dựng một số mô hình tạo


việc làm đối với lao động bị mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích
sử dụng đất”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Tháng 9 – 2006
Đề tài đã nêu cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình tạo việc làm cho
những lao động bị mất việc làm do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất
qua ba nơi: ngoại thành Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc.
9.

ThS. Nguyễn Văn Đại (chủ nhiệm), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Vấn

đề dạy nghề cho lao động nông thôn, thực trạng và giải pháp, năm 2010.
Đề tài đã nêu cơ sở lý luận về dạy nghề cho lao động nông thôn, cơ sở
vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên… Tác giả cũng nêu kết quả
của viêc dạy nghề cho lao động nông thôn, qua đó đưa ra được những tồn tại,
khó khăn và phương hướng để khắc phục.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các tác giả khác nghiên cứu các vấn đề
có liên quan đến đề tài.
Các nghiên cứu trên đã đưa ra được các vấn đề có liên quan đến quá
trình đô thị hóa nông thôn, vấn đề thất nghiệp và tạo việc làm cho lao động bị
thu hồi đất. Tuy nhiên, các tác phẩm trên nghiên cứu trên phạm vi phổ quát,
9


hoặc những tỉnh, thành phố lớn còn cụ thể ở một huyện như Thạch Thất, một
huyện ven đô được sáp nhập vào thành phố Hà Nội thì vấn đề này như thế
nào, chưa được đề cập, nghiên cứu.
Luận văn đã nghiên cứu, tham khảo và kế thừa các cơ sở lý luận về vấn
đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở nhiều khía cạnh khác
nhau.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng giải
quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện Thạch Thất giai
đoạn 2008 – 2012, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm
cho nông dân thuộc diện thu hồi đất
4.

Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Khảo sát ở huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội

-

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian

từ năm 2008 đến hết năm 2012
5.

Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát trong đề tài nghiên cứu là một số xã, một số doanh

nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làng nghề phát
triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Thạch Thất, Hà Nội
6.

Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở


huyện Thạch Thất như thế nào?
-

Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết

việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện Thạch Thất - Hà Nội?
7.

Giả thuyết nghiên cứu
-

Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Thạch

Thất, Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn những tồn tại,
hạn chế.
-

Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác giải

quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện Thạch Thất - Hà
10


Nội: đào tạo nghề phù hợp với thế mạnh của huyện như: nghề cơ, kim khí,
nghề hàn, tiện, nghề may, thủ công mỹ nghệ….; phối kết hợp vớí các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn huyện thực hiện tuyển dụng lao động theo các loại
hình công việc; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để giải quyết việc làm
cho nông dân, tăng cường xuất khẩu lao động; nâng cao mức sống, giảm
nghèo bền vững.
8.


Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tổng hợp, phân tích những vấn đề

có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các Văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ
các cấp, các văn bản quản lý nhà nước về việc làm; sách, báo, các đề tài
nghiên cứu của các tác giả đã công bố, các báo cáo, số liệu của các phòng
chức năng của huyện.
-

Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, chỉnh lý, phân tích, tổng hợp

số liệu
-

Phương pháp quan sát: Quan sát cuộc sống, thái độ của những người

nông dân khi được đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
-

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ xã, huyện, nông

dân trong huyện nhằm bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
9.

Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận; mục lục, danh mục các từ viết tắt,


danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Lý luận về việc làm, tạo việc làm.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu
hồi đất ở huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Chương 3: Những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện thu hồi đất ở huyện Thạch Thất,
TP. Hà Nội.

11


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, TẠO VIỆC LÀM
1.1. Khái niệm việc làm và các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – câu nói đó vẫn luôn đúng ở mọi
thời đại. Một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng tốt là nền tảng
để đưa đất nước phát triển. đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang
trong xu thế toàn cầu hoá thì yếu tố nhân lực càng được coi trọng, thậm chí được
đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Vậy, thế nào là nguồn nhân lực
Có rất nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực. Nhiều
quốc gia, tác giả đã đưa ra những khái niệm về nguồn nhân lực xã hội.
Nguồn nhân lực trước hết được hiểu là tiềm năng về lao động trong một
thời kỳ xác định của một quốc gia, của một địa phương, của một ngành hay
một vùng. Có thể xác định nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển
kinh tế xã hội.
Nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng, chất lượng của bộ phận

dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội. Số lượng nguồn nhân
lực được thể hiện bằng chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển của nguồn
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về thể
lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, tác phong nghề
nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về độ tuổi, giới tính; về tâm lý, ý thức…
Ở Việt Nam, theo quy định của Tổng cục Thống kê, nguồn nhân lực xã hội

bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người
ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

12


1.1.2. Khái niệm nguồn lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động
diễn ra giữa con người với giới tự nhiên; trong quá trình này, con người sử
dụng công cụ sản xuất và nắm được kỹ năng sản xuất, chiếm lấy những vật
chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Quá trình lao động bao gồm những nhân tố chủ yếu sau:
-

Sự hoạt động có mục đích của con người

-

Đối tượng lao động

-

Công cụ sản xuất


Định nghĩa về lao động C. Mác đã khẳng định lao động đó: “trước hết
là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, là một quá trình trong đó
bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm
tra sự trao đổi giữa họ với tự nhiên” [4, tr.302]
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động
đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có
ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người
Nguồn lao động: bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động
và có khả năng tham gia lao động
Cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động. Cả hai
thuật ngữ trên đều giới hạn độ tuổi lao động theo luật định của mỗi nước,
nhưng nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong
khi dân số trong độ tuổi lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động, nhưng không có khả năng lao động, như mất sức lao động, bị tàn tật,
bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân: chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động…Vì thế quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn
lao động

13


Nguồn lao động xã hội bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có
việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng
vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (thất
nghiệp, còn đang học tập, có nguồn thu nhập khác không cần đi làm, đang
làm nội trợ trong gia đình mình… và những người thuộc tình trạng khác, bao
gồm cả những người về hưu trước tuổi) [20, tr.18]
Cấu thành của nguồn lao động gồm hai bộ phận: bộ phận hoạt động và
bộ phận chưa hoạt động.

-

Bộ phận hoạt động của nguồn lao động gồm những người đang làm

việc, những người thất nghiệp đang tìm việc làm và sẵn sàng tham gia lao
động.
-

Bộ phận chưa hoạt động (thực chất là nguồn nhân lực dự trữ) bao gồm

những người có khả năng lao động, nhưng vì các lý do khác nhau, họ chưa có
công việc làm ngoài xã hội.
1.1.3. Khái niệm lực lượng lao động:
Đề cập đến vấn đề việc làm trước hết phải nói đến lực lượng lao động.
Khi con người đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất thì lực lượng lao
động luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên của mọi xã hội, mọi quốc gia. Mặc dù
vậy cho đến nay vấn đề này vẫn còn nhiều những ý kiến khác nhau.
Từ điển thuật ngữ Pháp định nghĩa: Lực lượng lao động là số lượng và
chất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình
về khả năng lao động có thể sử dụng.
Theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao
động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định (tuỳ theo từng nước) thực
tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích
cực đi tìm việc làm

14


Khái niệm lực lượng lao động của Tổ chức lao động Quốc tế đưa ra
được thống nhất ở nhiều nước. Song giữa các nước vẫn có sự khác nhau trong

việc vận dụng khái niệm này vào thực tế mà chủ yếu là sự khác nhau về độ
tuổi quy định cho những người được tính vào lực lượng lao động. Ở đây có 2
sự khác biệt:
Thứ nhất: trong quy định về giới hạn độ tuổi tối thiểu, một số nước do
những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá mà quy định độ tuổi lao động tối
thiểu khá thấp, ví dụ như ở Ai Cập tuổi lao động tối thiểu được giới hạn là 6
tuổi, Braxin là 10 tuổi, nhưng nhìn chung phần lớn các quy định giới hạn tuổi
này từ 15 đến 16 tuổi;
Thứ hai: về quy định giới hạn độ tuổi tối đa của lực lượng lao động. Ở
một vài nước công nghiệp như Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Na Uy, Phần Lan thì lấy
tuổi 74 làm giới hạn tuổi tối đa. Còn một số nước đang phát triển như Ai Cập,
Malaysia, Mêxicô quy định là 65 tuổi. Cơ sở thực tế để xác định giới hạn tuổi
tối thiểu và tối đa của lực lượng lao động, các nước thường dựa vào tuổi của
học sinh rời khỏi trường phổ thông để xác định. Do đó, khoảng tuổi để tính
cho bộ phận dân số thuộc lực lượng lao động là từ 15 đến 64 tuổi (có thể từ
15 đến 59 tuổi) ở một số quốc gia hoặc từ 10 đến 59 tuổi ở một số nước khác.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều quốc gia và ngay cả Tổ chức lao động quốc tế
không quy định giới hạn độ tuổi tối đa mà để mở ở độ tuổi này.


Việt Nam hiện nay, với tốc độ tăng dân số hàng năm khá cao, nền

kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, trình độ tay nghề của người lao động
thấp cho nên khái niệm lực lượng lao động có những nét riêng. Ở nước ta,
mặc dù có quy định độ tuổi cho người tham gia lực lượng lao động song trên
thực tế do những lý do nào đó mà bộ phận những người ngoài độ tuổi lao
động (chưa tới hoặc quá tuổi lao động) vẫn tham gia lao động. Bên cạnh đó,
một bộ phận những người tham gia lao động không đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ
15



(những người tàn tật) cũng tham gia vào hoạt động sản xuất. Đặc biệt là trình
độ, kiến thức, tay nghề của người lao động chênh lệch nhau (chủ yếu là những
người có trình độ tay nghề thấp hoặc không có trình độ) điều này cũng phản
ánh trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta.
Lực lượng lao động là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và
những người thất nghiệp


Việt Nam, khái niệm lực lượng lao động đồng nghĩa với khái niệm

dân số hoạt động kinh tế.
Gần đây khi xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, Tổng
cục thống kê đã quy định: Lực lượng lao động là những người từ đủ 15 tuổi
trở lên có việc làm và không có việc làm. Còn giới hạn tuổi tối đa ở Việt Nam
hiện nay quy định theo quy định của Bộ luật lao động là 55 tuổi đối với nữ và
60 tuổi đối với nam.
1.1.4. Khái niệm việc làm:
Việc làm là phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình xã hội và nhân
khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Khái niệm
việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định cơ chế, chính sách quản
lý nguồn nhân lực. Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận
dạng một cách chính xác, thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc
làm trong nền kinh tế thị trường. Tùy theo từng cách tiếp cận mà người ta có
những cách hiểu khác nhau về việc làm.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp
giữa sức lao động với tư liệu sản xuất, nhằm biến đổi đối tượng lao động theo
mục đích của con người.
Việc làm theo Từ điển Tiếng Việt: “1. Là công việc, nghề nghiệp
thường ngày để sinh sống; 2. Là điều thực hiện cụ thể trái với lời nói” [44,

tr.1064]
16


Nói đến nguồn nhân lực xã hội là nói đến sự liên hệ mật thiết tới vấn đề
việc làm
Việc làm và việc xác định số lượng người có việc làm là vấn đề quan
trọng đối với nọi quốc gia. Nó giúp cho việc quy hoạch lao động, quy hoạch
phát triển kinh tế trở nên dễ dàng hơn.
Theo Khoản 1, Điều 9, Bộ Luật Lao động (sửa đổi bổ sung năm 2012)
của nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “hoạt động lao động tạo ra
thu nhập mà không bị pháp luật cấm” Từ quan niệm trên cho thấy khái niệm
việc làm bao gồm những nội dung sau:
-

Là những hoạt động lao động của con người;

-

Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập;

-

Hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm.

Đây là một khái niệm được thừa nhận về mặt pháp lý và được phổ biến
trong các văn bản của nhà nước. Những loại hoạt động mà không được coi là
việc làm như: mại dâm, buôn bán ma tuý… Tuy những hoạt động này cũng
phải tốn nhiều công sức tạo ra lợi nhuận, thu nhập nhưng bị pháp luật cấm
nên không được coi là việc làm.

Nếu xét trong phạm vi gia đình, hiện nay có một vấn đề còn đang
vướng mắc, đó là người phụ nữ lao động nội trợ trong gia đình có được coi là
việc làm hay không? Đây là vấn đề còn đang có nhiều bàn luận, nhất là vấn đề
đánh giá hoạt động này thế nào. Có được trả công hay không? Có được hưởng
các yếu tố về công nhận đóng góp về kinh tế của người vợ khi phân chia tài
sản không?
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
+

Một là, tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần,

không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.

17


+

Hai là, những công việc tự làm, mang lại lợi ích cho bản thân hoặc

tạo ra thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không
được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó.
+

Ba là làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả

thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản
xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một
thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng sở hữu hoặc quản lý.
Như vậy khái niệm việc làm như trên được xem là bao quát nhất.

Tùy theo mức độ sử dụng mà người ta chia ra thành
- Việc làm chính: là công việc mà người ta thực hiện dành nhiều thời
gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với các công việc khác
- Việc làm phụ: là công việc mà người ta thực hiện dành nhiều thời gian
nhất sau công việc chính
- Việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về
việc làm cho người lao động. Nó không những đưa lại thu nhập cao cho người
lao động mà còn đưa lại năng suất lao động cao cho xã hội. Việc làm được tự
do lựa chọn là sự kết hợp tối ưu giữa sức lao động với các yếu tố sản xuất.
Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất.
- Việc làm bền vững theo ILO là cơ hội cho nam giới và nữ giới có
được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng và
nhân phẩm được tôn trọng. Mục tiêu chính của ILO ngày nay là tạo cơ hội
cho nam, nữ có được việc làm bền vững trong điều kiện tự do, bình đẳng,
công bằng, an toàn và tôn trọng giá trị nhân phẩm.
“Việc làm bền vững chính là những khát vọng của con người trong cuộc
sống lao động của họ về cơ hội và thu nhập, quyền lợi, tiếng nói và sự thừa nhận;
sự ổn định gia đình và phát triển cá nhân; sự công bằng và bình đẳng như nhau.
Phản ánh mối quan tâm của chính phủ, người lao động và người sử

18


dụng lao động, những người sẽ cùng nhau tạo ra một sự hợp nhất về đối thoại
ba bên” [45]
-

Việc làm xanh là công việc trong các ngành nông nghiệp, sản xuất,

nghiên cứu và phát triển, hành chính và các hoạt động dịch vụ góp phần đáng

kể để bảo tồn hoặc khôi phục chất lượng môi trường. Định nghĩa này được
UNEP đưa ra. Theo khái niệm này việc làm xanh không chỉ là những công
việc giúp bảo vệ sinh thái và đa dạng sinh học, giảm tiêu thụ năng lượng, vật
liệu và nước thông qua các chiến lược hiệu quả cao; giảm khí thải cacbon
trong toàn nền kinh tế, giảm thiểu hoặc tránh tạo ra chất thải ô nhiễm môi
trường dưới mọi hình thức. Định nghĩa này mang quan điểm rộng về ngành,
không chỉ giới hạn về công ăn việc làm trong các dịch vụ về môi trường hạn
hẹp. Về nguyên tắc nó bao gồm cả công ăn việc làm trong sản xuất bất kỳ
hàng hóa, dịch vụ nào mang ít tác động xấu đến môi trường so với các sản
phẩm tương tự khác.
1.1.5. Khái niệm việc làm hợp lý
Việc làm hợp lý là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các
yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển hơn của việc làm
đầy đủ. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn
Như vậy việc làm hợp lý chỉ rõ việc làm đó phải phù hợp với khả năng
và nguyện vọng của người lao động.
1.1.6. Khái niệm người có việc làm
Khái niệm người có việc làm tương đối rõ, nhưng việc xác định những
ai là người có việc làm lại là vấn đề phức tạp và ở mỗi nước lại có cách xác
định khác nhau. Mặc dù có những khác nhau về phương pháp tính toán về
giới hạn tuổi, thời gian làm việc, lĩnh vực hoạt động… nhưng nhìn chung
người có việc làm là người làm việc gì đó, được trả tiền công, lợi nhuận bằng
tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc
19


làm, vì lợi ích hay thu nhập gia đình, hoặc nhận tiền công hay hiện vật, kể cả
những người tạm nghỉ việc (vì lý do bất khả kháng) trong tuần lễ điều tra,
nhưng sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ việc.
Theo Từ điển Thuật ngữ lao động – thương binh và xã hội “ Người có

việc làm là người làm việc trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có
ích, không bị Pháp luật ngăn cấm, mang lại thu nhập để nuôi sống bản thân và
gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội”.
Người có việc làm được chia thành hai loại: người có việc làm đầy đủ
và người thiếu việc làm
Người có việc làm đầy đủ là người có việc làm cho phép người lao
động có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động theo quy định. Trong thống
kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì người đủ việc làm gồm những người có
số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40
giờ hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ, nhưng lớn hơn hoặc
bằng giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhọc độc hại theo
quy định hiện hành. Số giờ quy định trên có thể thay đổi theo từng năm hoặc
từng thời kỳ. Hoặc trong tuần lễ khảo sát không làm việc vì lý do bất khả
kháng hoặc lý do cá nhân, nhưng ở 4 tuần lễ trước đó vẫn là người đủ việc
làm theo mức chuẩn đã nêu ở trên và sẽ trở lại làm việc bình thường sau thời
gian tạm nghỉ.
Người có việc làm đầy đủ là người làm việc đầy đủ thời gian quy định,
có mức thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên và không có nhu cầu làm
thêm.
Người thiếu việc làm: là tình trạng người lao động không sử dụng hết
thời gian quy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến họ có nhu
cầu làm thêm.

20


Người thiếu việc làm là những người có việc làm nhưng thời gian làm
việc thấp hơn thời gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Sự thiếu việc làm
thể hiện dưới hai dạng:
Có năng suất và thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu.

Thời gian làm việc dưới mức quy định, có nhu cầu làm thêm.
Người thiếu việc làm còn được hiểu là người có số giờ làm việc trong
tuần lễ khảo sát lớn hơn hoặc bằng chuẩn quy định cho người lao động được
coi là có việc làm, nhưng ít hơn số giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm
và có nhu cầu làm thêm.
Ở Việt Nam hiện nay, người thiếu việc làm là người:
-

Có tổng số giờ làm việc trong tuần lễ khảo sát lớn hơn hoặc bằng 8

giờ và nhỏ hơn 40 giờ hoặc giờ chế độ quy định (với những người làm những
công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại) và có nhu cầu làm thêm
-

Hoặc những người trong tuần lễ khảo sát không làm việc vì lý do

khách quan hoặc lý do cá nhân, nhưng ở 4 tuần trước đó có thời gian làm việc
ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
1.1.7. Khái niệm thất nghiệp, người thất nghiệp
Thất nghiệp là tình cảnh của những người có khả năng lao động, có nhu
cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm hoặc đang
chờ đợi trở lại làm việc. Thất nghiệp theo đúng nghĩa là mất việc làm.
Ở Việt Nam để thống nhất trong điều tra lao động – việc làm được tiến
hành hàng năm, từ 1995 đến nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã quy
định:
“Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu
làm việc, nhưng không có việc làm trong tuần lễ điều tra, tính đến thời điểm
điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần
lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu…, hoặc
21



trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muồn làm
thêm nhưng không tìm được việc làm. Người thiếu việc làm là những người
trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoăc có số
giờ làm việc ít hơn quy định và có nhu cầu làm thêm (trừ những người có số
giờ làm ít hơn 8 giờ, có nhu cầu làm việc nhưng không tìm được)”
Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO): Thất nghiệp theo
nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động
muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương đang
thịnh hành.
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động nhưng chưa có việc làm, có nhu cầu tìm việc làm và đã đăng ký tìm việc
làm.
1.1.8. Khái niệm tạo việc làm
Có thể nói tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào
làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo
ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường
Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trình
người lao động làm việc. Người lao động làm việc không chỉ tạo ra thu nhập
cho riêng họ mà còn tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Vì vậy tạo
việc làm không chỉ là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yêu cầu
khách quan của xã hội
Việc hình thành việc làm thường là sự tác động đúng lúc giữa ba yếu tố:
+

Nhu cầu của thị trường: Thị trường hình thành nhu cầu về một loại

hàng hóa, dịch vụ và đòi hỏi có lao động tạo ra các loại hàng hóa, dịch vụ đó
+


Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: Khi đã có nhu

cầu của thị trường, để có thể sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đòi hỏi cần có
thêm các điều kiện cụ thể đó là:
22


×