Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

Quá trình việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (khảo sát chương trình the voice giọng hát việt, bước nhảy hoàn vũ,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



-----

-----

ĐỖ VIẾT HÙNG

QUÁ TRÌNH VIỆT HÓA CÁC CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN
QUYỀN NƢỚC NGOÀI

(Khảo sát chƣơng trình: The Voice – Giọng hát Việt, Bước
nhảy hoàn vũ, Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top
Model, Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent,
Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





-----

-----

ĐỖ VIẾT HÙNG

QUÁ TRÌNH VIỆT HÓA CÁC
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC
NGOÀI

(Khảo sát chƣơng trình: The Voice – Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ,
Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model, Cuộc thi tìm kiếm tài
năng Việt - Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận “ Quá trình Việt hóa các chương trình Truyền
hình thực tế mua bản quyền nước ngoài ” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu và dẫn chứng trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực.


Tác giả luận văn

Đỗ Viết Hùng


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Quá trình Việt hóa các chương trình Truyền hình thực tế mua
bản quyền nước ngoài” là kết quả quá trình học tập của tôi tại trường Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo đã
tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Thái, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài, hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến, bổ sung để luận
văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả luận văn

Đỗ Viết Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Truyền hình thực tế: THTT
Nhà sản xuất: NSX
Ban tổ chức: BTC
Đài truyền hình: ĐTH
Chương trình truyền hình: CTTH

Huấn luyện viên: HLV
Ban giám khảo: BGK
Biên tập viên: BTV
Giọng hát Việt: GHV
Vietnam's Got Talent: VNGT
Vietnam's Next Top Model: VNTM
Bước nhảy hoàn vũ: BNHV
Cuộc đua kỳ thú: CĐKT
Nhà xuất bản: NXB


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA
BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄN........9
1.1. Truyền hình thực tế là một hiện tƣợng của truyền hình thế giới thế kỷ 20......9
1.2. Truyền hình thực tế du nhập và làm mới truyền hình Việt Nam.....................26
1.3. Việt hóa truyền hình thực tế từ góc nhìn văn hóa truyền thông......................28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................ 44
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI (QUA 5
CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2014 Ở VIỆT NAM).........45
2.1. Tiêu chí lựa chọn chƣơng trình để phân tích thực trạng Việt hóa..................45
2.2. Vài nét về 5 format chƣơng trình đƣợc chọn để khảo sát...............................46
2.3. Thực trạng Việt hóa 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền
nƣớc ngoài.................................................................................................................. 54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................ 86
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH

TRUYỀN HÌNH THỰCTẾ MUABẢNQUYỀN NƢỚCNGOÀI...........................87

3.1. Đánh giá chung về 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền
nƣớc ngoài.................................................................................................................. 87
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng Việt hóa truyền hình thực tế........................101
3.3. Mô hình Việt hóa Truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài.............113
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.......................................................................................... 115
KẾT LUẬN............................................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 119
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong vài thập niên trở lại đây, truyền hình thực tế (THTT) (tên tiếng anh:
Reality Television) trở thành một thể loại, một phương thức sản xuất chương trình
được đặc biệt ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới (dù đã manh nha ra đời từ những
năm 1940), đặc biệt là ở các quốc gia có nền truyền hình phát triển mạnh như Mỹ,
Anh, Hà Lan.... Sức hút của THTT đến từ những chương trình truyền hình về
con người thật, sự việc thật, cảm xúc thật, trải nghiệm thật... qua đó kích thích, khởi
dậy ở người xem khả năng học hỏi, r n luyện vượt qua những khó khăn, th thách
trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện mình hơn... Sự phát triển mạnh của THTT
được nhận định là một xu hướng tất yếu của truyền hình thế giới, một hiện tượng
văn hóa đại chúng toàn cầu trong thế kỷ 20.
Sau khi đạt được nhiều thành công vang dội ở các nước phương Tây bởi tính
mới mẻ và thu hút được một số lượng người xem khổng lồ cũng như tạo ra nguồn
lợi nhuận không nhỏ, “cơn sóng” THTT bắt đầu lan sang các quốc gia châu Á, trong
đó có Việt Nam. Khi chương trình Khởi nghiệp lên sóng ĐTH Việt Nam vào năm
2005, rồi Phụ nữ thế kỉ 21 vào năm 2006, THTT vẫn còn là một khái niệm mới mẻ
và khá mơ hồ với phần lớn công chúng Việt Nam. Nhưng chỉ sau khoảng 6 năm,
đến nay, THTT đã trở thành một cụm từ quá quen thuộc với công chúng cả nước.

Không chỉ nhiều về số lượng mà các chương trình còn đa dạng về nội dung, hình
thức, mang tới cho công chúng món ăn tinh thần mới mẻ, hấp dẫn, trong bối cảnh
game show truyền hình truyền thống đang thoái trào. Các chương trình ăn khách
nhất hiện nay đều do các công ty tư nhân liên kết với nhà Đài để sản xuất và chúng
hiện đang chiếm lĩnh sóng giờ vàng trên hai Đài truyền hình lớn nhất cả nước là Đài
truyền hình Việt Nam VTV và Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV.
Một thực tế đáng chú ý là hầu hết những chương trình THTT đang thu hút
được nhiều sự quan tâm chú ý của khán giả và truyền thông trong khoảng vài năm
trở lại đây không phải là các chương trình có ý tưởng format do người Việt sáng tạo
ra, mà chủ yếu là những chương trình có tính giải trí cao được mua bản quyền của
nước ngoài. Ước tính số lượng các chương trình có format ngoại đã lên tới khoảng
1


50 chương trình. Một con số đáng kinh ngạc cho thấy sự phát triển với tốc độ nhanh
của THTT tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu kĩ lưỡng và đa chiều về THTT là
một nhu cầu bức thiết hiện nay.
Mặt khác, hầu hết các chương trình nói trên dù có thể đạt được thành công lớn
về lợi nhuận nhờ quảng cáo và tin nhắn bình chọn của khán giả, nhưng vẫn còn tồn
tại không ít bất cập về nội dung và hình thức do khâu Việt hóa chưa tốt. Điều này
xuất phát từ việc bản thân các chương trình truyền hình khi ra đời ở một quốc gia
nào thì sẽ phù hợp với sinh hoạt văn hóa và đối tượng tiếp nhận là công chúng của
quốc gia đó. Được sáng tạo và sản xuất ở nước ngoài, bởi người nước ngoài và dành
cho khán giả nước ngoài, nên khi được mang về Việt Nam, các format chương trình
này cần phải được chế biến theo cách Việt, nghĩa là được Việt hóa nhuần nhuyễn,
thích hợp với thuần phong mỹ tục, thị hiếu và tâm lí tiếp nhận của người Việt. Đây
là một điều tất yếu. Nếu không, các chương trình có thể gây ra những cú sốc văn
hóa, khó được khán giả bản địa tiếp nhận, hoặc thậm chí là bị tẩy chay sau những
giây phút ban đầu họ tò mò, hứng khởi theo dõi. Bản địa hóa cũng chính là một
nguyên tắc chung trong quá trình chuyển giao bản quyền format chương trình

truyền hình từ nước này sang nước khác, chứ không phải đối với riêng Việt Nam.
Thực tế cho thấy, THTT có bản quyền nước ngoài đã và đang gặp không ít rào
cản trong quá trình "nhập gia tùy tục" với văn hóa Việt Nam, do những khác biệt
trong văn hóa. Và một số chương trình, trong thời điểm hiện tại, vẫn là tương đối
mới mẻ bỡ ngỡ với những gì mà khán giả Việt đã quen tiếp nhận trên truyền hình.
Đây cũng là một trong những căn nguyên dẫn tới những scandal, tai tiếng và tranh
luận trái chiều liên quan tới THTT Việt trong suốt thời gian qua. Gần đây, tại nước
láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, Tổng cục Báo chí, Xuất bản, Phim truyện,
Phát thanh và Truyền hình nước này đã ra quyết định sẽ hạn chế số lượng các
chương trình THTT tìm kiếm tài năng ca hát trên truyền hình để tránh sự đơn điệu,
một màu. Theo Ủy ban này, những cuộc thi tìm kiếm tài năng có bản quyền nước
ngoài hiện đang lũng đoạn các CTTH, và có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển
của ngành truyền hình Trung Quốc nói chung. Vậy phải chăng ở Việt Nam, các cấp
quản lý đang không quan tâm, thậm chí vô cảm với sự phát triển quá nóng của
2


THTT Liệu các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài sẽ chỉ bùng nổ tại
Việt Nam trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng rơi vào sự nhàm chán, bão hòa, phải
dừng sản xuất sau một vài mùa phát sóng Những nhà quản lý báo chí Việt Nam cần
phải điều chỉnh thế nào để THTT không vượt khỏi tầm tay của mình Đội ngũ những
người sản xuất chương trình THTT của Việt Nam cần rút ra được những bài học
kinh nghiệm gì cho mình
Những câu hỏi nêu trên chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài luận văn "Quá
trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài" và
lựa chọn 5 chương trình THTT tiêu biểu để làm tư liệu khảo sát và phân tích cho
vấn đề nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Báo chí truyền hình nói chung là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả cả ở

trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu truyền hình nước ngoài
thường viết một cách trừu tượng, nặng về lý thuyết và tương đối khó hiểu. Tại Việt
Nam, có thể kể tới một số cuốn sách khái quát và dễ đọc như Giáo trình Báo chí
Truyền hình của PGS,TS. Dương Xuân Sơn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009),
cuốn Sản xu t chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh (NXB Văn hóa
Thông tin Hà Nội, 2003).
Về THTT nói riêng, với lịch s hình thành phát triển khoảng 70 năm, THTT đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu truyền thông, xã
hội học nước ngoài. Có thể kể tới một số đầu sách tiêu biểu như: Reality Television
- Merging the Global and the Local của tác giả người Mỹ Amir Hetsroni, nhà xuất
bản Nova Science Publishers phát hành năm 2010; TV Formats Worldwide:
Localizing Global Programs của tác giả Albert Moran, do Intellect Books phát hành
tại Australia năm 2009; Reality TV: The Work of Being Watched (Critical Media
Studies: Institutions, Politics, and Culture) của Mark Andrejevic, do nhà xuất bản
Rowman & Littlefield Publishers phát hành năm 2003; Reality TV: Audiences and
popular factual television của nhà nghiên cứu người Anh Annette Hill, do nhà xuất
bản Routledge ấn hành năm 2005… Đặc biệt, 2 cuốn sách của tác giả Amir Hetsroni
và Albert Moran đã đề cập rất sâu sắc và cụ thể tới vấn đề bản
3


địa hóa các format truyền hình quốc tế khi chúng được "xuất khẩu" và "nhập khẩu"
từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà format THTT là một bộ phận quan trọng.
Đáng tiếc là những cuốn sách này cho tới nay chưa được dịch và xuất bản tại Việt
Nam.
Trên một số trang báo mạng điện t , báo in, tạp chí của Việt Nam thời gian
qua cũng đã có khá nhiều bài báo của phóng viên, nhà nghiên cứu và kể cả độc giả
đề cập tới sự phát triển đến bùng nổ của THTT tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là
phê phán những biểu hiện chạy theo lợi nhuận, lợi dụng chiêu trò thu hút quảng cáo,
không chú trọng đúng mức đến việc "Việt hóa" gây ra những “thảm họa” THTT

khiến dư luận bức xúc…
Năm 2007, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên Trần Thái Thủy đã
thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Thực trạng và triển vọng của chương
trình truyền hình thực tế ở Việt Nam" (Khảo sát các chương trình: Khởi nghiệp
(VTV3) từ tháng 11/2005 đến tháng 2/2006; Phụ nữ thế kỷ 21 (VTV 3) từ tháng
7/2006 đến tháng 10/2006; Ước mơ của tôi (VTV 3) từ tháng 3/2007 đến tháng
5/2007), dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Tạ Bích Loan. Đây là công trình nghiên cứu
về THTT từ khá sớm. Tuy nhiên vào thời điểm đó THTT tại Việt Nam còn khá non
trẻ và chưa phát triển bùng nổ như hiện nay nên những kết quả nghiên cứu của khóa
luận này cho tới nay đã khá cũ.
Đầu năm 2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, học viên Nguyễn Thị Hằng đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Nghi n c
u truyền hình thực tế ở Việt Nam” (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực
tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt
Nam – Vietnam’s Next Top Model), do PGS, TS Nguyễn Đức Dũng hướng dẫn. Luận
văn này đưa ra một phác thảo bước đầu về sự hình thành và phát triển, ưu điểm và
nhược điểm của các chương trình THTT nói chung tại Việt Nam. Tháng 7/2014, học
viên Nguyễn Thu Hương bảo vệ luận văn đề tài "Truyền hình thực tế ở Việt Nam
dưới góc nhìn văn hóa Việt" (Khảo sát 5 chương trình: Giọng hát Việt (The Voice),
Người mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model), Thần tượng âm nhạc (Vietnam
Idol), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Cặp đôi
4


hoàn hảo (Just The Two Of Us)), do PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái hướng dẫn. Cả
hai tác giả của hai luận văn kể trên đều đã chỉ ra sự Việt hóa chưa tốt các format” là
một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nhiều chương trình THTT
mua bản quyền “chết yểu”, thất bại, bị khán giả tẩy chay hoặc gây ra những tranh
luận trái chiều… Tuy nhiên, họ chưa đi sâu phân tích kỹ lưỡng, có hệ thống về quá
trình chuyển giao bản quyền các format THTT diễn ra thế nào để từ đó thấy được

các NSX của Việt Nam đã kế thừa những gì và sáng tạo những gì để phù hợp với
văn hóa và công chúng Việt, dựa trên format quốc tế ấy. Đây cũng chính là điểm
mới của luận văn "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản
quyền nước ngoài", theo nghiên cứu của tôi - người viết luận văn này, dưới sự
hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong
quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài tại Việt Nam.
Thông qua đó, rút ra một số kinh nghiệm, đề ra những giải pháp có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong việc Việt hóa, để các nhà sản xuất chương trình THTT có thể
kham thảo, tổ chức thực hiện khi quyết định mua một format THTT nào đó của
nước ngoài. Để thực hiện dược mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Thu thập tư liệu từ các số phát sóng chương trình THTT mua bản quyền của nước

ngoài thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận và báo chí trong vài năm trở lại
đây. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng thu thập các số phát sóng của một số
chương trình trong diện khảo sát tại quốc gia bán format như Anh, Mỹ, kể cả các
phiên bản chương trình THTT mà một số nước châu Á mua bản quyền khác như
Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là cơ sở để có thể đưa ra những so sánh, đánh giá ưu
điểm, nhược điểm của việc Việt hóa...
- Nghiên cứu những tài liệu ở trong và ngoài có liên quan đến đề tài (sách, công

trình nghiên cứu, bài báo…)

5


- Khảo sát, phân tích định tính và định lượng việc "Việt hóa" các chương trình dưới


góc độ nội dung và hình thức.
- Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với một số nhà báo, người nghiên cứu

giảng dạy trong lĩnh vực báo chí, truyền hình; đội ngũ sản xuất chương trình THTT
và khán giả xem truyền hình…
- Tổng hợp dữ kiện và rút ra kết luận
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Việt hóa các format truyền
hình thực tế mua bản quyền nước ngoài trong bối cảnh văn hóa, môi trường truyền
thông có nhiều đặc thù của Việt Nam.
Phạm vi khảo sát của luận văn là 5 chương trình THTT mua bản quyền nước
ngoài đã được phát sóng trên kênh VTV 3 của Đài truyền hình Trung ương, gồm:
- The Voice – Giọng hát Việt (GHV)
- Bước nhảy hoàn vũ (BNHV)
- Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model (VNTM)
- Cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent (VNGT)
- Cuộc đua kỳ thú (CĐKT)

Phạm vi nghiên cứu đề tài "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình
thực tế mua bản quyền nước ngoài" về mặt thời gian là từ năm 2011 đến 2014. Đây
là giai đoạn xuất hiện liên tiếp nhiều chương trình THTT từ nước ngoài có nhiều
yếu tố mới mẻ, hấp dẫn, nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận trái chiều, những lỗi
phạm quy văn hóa, thậm chí bị đánh giá là thảm họa do Việt hóa không đến nơi đến
chốn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là:


6


+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của báo chí nói chung và truyền hình

nói riêng trong đời sống xã hội; về chủ trương định hướng phát triển ngành truyền
hình...
+ Lý luận về văn hóa, quá trình tiếp biến văn hóa trong lịch s dân tộc
+ Lý luận về báo chí truyền hình nói chung và truyền hình thực tế nói riêng

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu dùng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận

về THTT, rút ra các khái niệm công cụ
+ Phương pháp khảo sát thực tế được s dụng để tìm hiểu quá trình Việt hóa các

chương trình THTT mua bản quyền
+ Đặc biệt là phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh... nhằm đánh giá

các ưu, nhược điểm, thành công, tồn tại về nội dung và hình thức của các chương
trình trong diện khảo sát. Các chương trình THTT được xem x t từ góc độ đặc thù là
một tác phẩm báo chí truyền hình với ngôn ngữ thông tin đặc thù.
+ Phương pháp điều tra xã hội học phỏng vấn sâu đối với một số nhà báo theo dõi

mảng văn hóa; đội ngũ những người trực tiếp sản xuất các chương trình THTT mua
bản quyền; lãnh đạo các kênh, Đài truyền hình; phương pháp phỏng vấn nhóm với
khán giả xem truyền hình...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Khoảng gần 10 năm trở lại đây, THTT có những bước phát triển mạnh ở nước

ta, với cả những ưu điểm và hạn chế. Vấn đề là chưa có những công trình nghiên
cứu chuyên sâu đi vào khảo sát, tổng kết lí luận về THTT Việt Nam nói chung, và
những chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài nói riêng. Vì vậy, đề tài
"Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước
ngoài" là một nỗ lực của cá nhân tác giả trong việc góp phần bổ khuyết vào sự thiếu
hụt này.

7


Những phân tích, đánh giá, kinh nghiệm và tổng kết mà luận văn này đưa ra
hy vọng sẽ có ích đối với những sinh viên theo học ngành báo chí truyền hình, với
các nhà nghiên cứu và đặc biệt là đội ngũ sản xuất các chương trình THTT, cả tư
nhân và nhà nước. Họ sẽ không vấp phải những sai lầm của các chương trình THTT
trước đây và từng bước mang đến những chương trình hấp dẫn, có sức sống lâu dài,
hợp khẩu vị với khán giả Việt Nam, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung bền
vững của báo chí truyền hình nước nhà
7. Cấu trúc của luận văn

Trong luận văn "Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua
bản quyền nước ngoài", ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục…, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA
BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄN

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI (QUA 5
CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014 Ở VIỆT
NAM)


Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆT HÓA CÁC
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC
NGOÀI

8


Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA
BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄN
1.1. Truyền hình thực tế là một hiện tƣợng của truyền hình thế giới thế kỷ 20
1.1.1. Truyền hình thực tế - Khái niệm và đặc trƣng
Trên báo chí cũng như nhiều cuốn sách nghiên cứu của các nước phương Tây,
"truyền hình thực tế" được xem là một dạng CTTH đang thống trị. Vậy THTT là gì
mà lại có sức ảnh hưởng to lớn tới văn hóa nghe nhìn đại chúng toàn cầu
Nhà nghiên cứu James A.Mead (Đại học Wisconsin - Whitewater, Hoa Kỳ)
nhận định: "Ý tưởng chủ đạo của các chương trình thực tế dựa tr n một nguy n tắc
cơ bản là bày ra trước mắt khán giả hình ảnh của những con người bình thường
trong những tình huống thực, với một kịch bản không được viết trước và không có
sự tập dượt trước" [25]
Giáo sư Annette Hill trong cuốn sách Reality TV: Audiences and popular
factual television cho rằng: "THTT là dạng chương trình giải trí về những con
người thật, được thực hiện theo nhiều phong cách khác nhau. Nó được đặt trong
khu vực ranh giới giữa thông tin và giải trí, phim tài liệu và kịch. Có các chương
trình THTT về t t cả mọi th , từ chăm sóc s c khỏe tới làm tóc, từ con người đến
động vật..." [24, tr.2]
Như vậy, theo các cách định nghĩa kể trên, yếu tố quan trọng giúp tách biệt
THHT với các thể loại khác là nó lấy những người bình thường làm trọng tâm, cụ
thể là những suy nghĩ cá nhân, riêng tư và hành động, phản ứng thực của họ trước
các tình huống... Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng không có cái gọi là THTT.
Tiêu biểu cho quan điểm này là Charlie Parsons. Mặc dù là một NSX chương trình

THTT nổi tiếng với format Big Brother, nhưng khi trả lời phỏng vấn tờ Guardian
năm 2011, ông nói: "THTT là một cụm từ tôi không thực sự hiểu bởi vì cái gọi là
"thực tế" đã được áp dụng đối với vô vàn thể loại chương trình tồn tại r t lâu trước
đây. Giờ nó giống như một món lẩu thập cẩm. Người ta trộn nhiều th lại một cách
ẩu tả rồi tự gọi đó là một thể loại truyền hình...." [61]
9


Quả thật, ranh giới giữa THTT với các thể loại CTTH khác rất khó phân biệt.
Big Brother (Người anh lớn) có n t giống như kịch tình huống sitcom. Border
Security (An ninh bi n giới) hay Airport (Sân bay) thì giống như những sê ri phim
truyền hình dài tập. Một số chương trình THTT thì khiến người xem liên tưởng tới
những bộ phim tài liệu hoặc có nhiều điểm tương đồng với các chương trình talk
show và game show truyền thống.
Dù còn có những cách hiểu khác nhau về THTT ở góc độ khái niệm và thể
loại, tuy nhiên, có một điểm chung, khi nhắc đến dạng chương trình truyền hình
này, người ta luôn nhấn mạnh tới yếu tố người bình thường (Ordinary people) và
không kịch bản (Unscripted). Nhờ thế, "nội dung chương trình vượt ra ngoài những
gì có sẵn do người viết kịch bản hay đạo diễn tạo ra, t c là những diễn biến nảy sinh
đầy b t ngờ, những xung đột thật và những điều lãng mạn thật" [20, tr.104], và qua
đó khiến THTT trở thành dạng CTTH sống động nhất tính tới thời điểm này. Nói
tóm lại, để một chương trình được gọi là THTT, có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Không có kịch bản, hoặc các yếu tố có kịch bản hết sức hạn chế
- Người tham gia phải là người bình thường và phải là trải nghiệm thật chứ không

phải "diễn" (nói và hành động theo những gì được sắp đặt sẵn).
- Phải có yếu tố tự phát, bất ngờ
- Có những sự ảnh hưởng, chi phối nhất định từ phía NSX, thể hiện qua việc đề ra

luật lệ, quy định mà những người tham gia phải tuân thủ... và quan trọng nhất là đưa

ra th thách, tình huống...để người chơi tương tác với nhau và bộc lộ bản thân.
- Mang đến cho khán giả khả năng chứng kiến, giám sát khá toàn diện những gì

diễn ra. Đó là một quá trình, chứ không phải là một khoảnh khắc hay lát cắt của
hiện thực
- Người xem không chỉ quan sát những gì được ghi lại và chiếu trên tivi mà họ bằng

cách này hay cách khác có thể ảnh hưởng tới nội dung của chính chương trình (hình
thức tin nhắn bình chọn của khán giả để tìm ra người chiến thắng...)

10


1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Truyền hình thực tế trên thế giới
Trở thành một bộ phận quan trọng có trị giá nhiều tỉ đô la của ngành công
nghiệp truyền hình hiện đại, một thế lực ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa đại chúng
trong vài thập niên trở lại đây, thế nhưng thực ra, những mầm mống manh nha của
cái gọi là THTT thì đã có từ khá lâu, từ những năm 1940.
Những năm 1940 - 1950: Queen for a Day (Nữ hoàng trong một ngày) (1945
- 1964) ra đời tại Mỹ, được xem là CTTH đầu tiên chứa đựng những yếu tố của

THTT. Người chơi sẽ phải kể công khai trước máy ghi hình về những khó khăn tài
chính hay chuyện tình cảm mình đã trải qua. MC có thể hỏi người chơi muốn gì
nhất và tại sao lại muốn đạt được danh hiệu "Queen for a Day". Rất nhiều phụ nữ
tham gia chương trình đã suy sụp, không kiềm thế được cảm xúc khi kể lại cảnh ngộ
khó khăn của mình. Hoàn cảnh của ai càng o le thì càng được khán giả ủng hộ, tán
thưởng và có nhiều khả năng chiến thắng.
Năm 1948, chương trình Candid Camera (Máy quay lén) của đạo diễn Allen
Funt lên sóng. Chương trình này được giới chuyên gia gọi là “ông nội” của THTT.
Format của Candid Camera khá đơn giản. Đó là quay l n những người bình thường

gặp những tình huống bất thường mà họ không hề hay biết, với mục đích gây cười,
giải trí cho khán giả. Chương trình từng bị rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức kiện do vi
phạm đời sống cá nhân. Như vậy, một trong những đặc trưng cơ bản của THTT đã
xuất hiện ở chương trình này. Đó là người sản xuất sắp đặt những tình huống và ghi
lại phản ứng thật của một người bình thường nào đó khi phải đối mặt với tình huống
bất ngờ đó.
Những năm 1960 - 1970: Up Series là một chuỗi các tập phim với nội dung
mô tả cuộc sống của 14 trẻ em Anh từ năm 1964, khi chúng chỉ mới 7 tuổi. Chương
trình có 8 mùa, k o dài trong 49 năm (trung bình cứ 7 năm sẽ có một mùa phát
sóng). Mục tiêu chương trình được nhà sản xuất đưa ra: "Chúng tôi đặt những đ a
trẻ này cạnh nhau bởi vì muốn khán giả có cái nhìn về một giai đoạn lịch sử, xã hội
của nước Anh trong 5 thập kỷ, từ những con người cụ thể..."

11


Show THTT đầu tiên theo nghĩa hiện đại có thể xem là American Sportsman
(Vận động vi n người Mỹ) do American Broadcasting Company sản xuất, k o dài từ
năm 1965 tới 1986. Tham gia mỗi số chương trình là một hoặc một vài người nổi
tiếng. Một đội quay phim sẽ ghi lại quá trình họ trải nghiệm các hoạt động khám
phá ngoài trời như đi săn, câu cá, đi bộ đường dài, leo núi đá; chụp ảnh thiên nhiên
hoang dã, cưỡi ngựa, đua xe... và hầu hết kết quả của những hoạt động cũng như đối
thoại đều không có kịch bản, ngoại trừ những đoạn kể, tường thuật cần thiết.
Trong giai đoạn những năm 1960 - 1970, còn có thể kể ra khá nhiều những
CTTH đặt nền móng cho THTT hiện đại như các chương trình khai thác cuộc sống
gia đình gồm sê ri 12 phần An American Family (Gia đình Mỹ) của Mỹ, hay The
Family (Gia đình) của nước Anh...
Những năm 1980 - 1990: Năm 1989, một chương trình THTT có tên gọi là
Cops (Cảnh sát) ra đời. Format ban đầu của chương trình là theo chân các nhân viên
cảnh sát, ghi hình lại công việc của họ (tuần tra, bắt giữ tội phạm, điều tra vụ án..).

Không người kể chuyện, không âm nhạc và không kịch bản trở thành công thức
chung của chương trình này. "Cops là chương trình về những con người thật, và
những tội ác có thật. Nó được ghi hình hoàn toàn tại hiện trường, với sự có mặt của
những nhân vi n thực thi pháp luật". Cho tới nay, Cops vẫn được phát sóng đều đặn
và được ghi nhận là CTTH có thời gian tồn tại dài nhất trong lịch s truyền hình Mỹ.
Chính việc ra đời những chương trình như thế này đã k o gần thể loại THTT và
phim tài liệu.
Năm 1991, chương trình Nummer 28 lên sóng trên truyền hình Hà Lan, khởi
đầu cho dạng chương trình đặt một số người xa lạ vào cùng một môi trường trong
một khoảng thời gian nhất định và ghi hình lại những gì xảy ra. Một năm sau,
chương trình The Real World (Thế giới thực) của kênh MTV với format tương tự
như Nummer 28 ra đời, đánh dấu bước chuyển lớn trong sản xuất THTT. Với The
Real World, nhà sản xuất sẽ chọn khoảng 20 người sống trong một căn hộ tiện nghi
và máy quay sẽ ghi lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của họ với nhau. Những
cảnh quay sẽ được biên tập cẩn thận để tạo ra câu chuyện trong từng tập phát sóng.
Trong những năm đầu, chương trình được đón nhận nồng nhiệt khi đề cập tới nhiều
12


vấn đề của tuổi trưởng thành như tình dục, tôn giáo, giới tính, AIDS, cái chết, chính
trị... nhưng sau đó lại bị chỉ trích như một chương trình của những cách ứng x vô
trách nhiệm và thiếu chín chắn.
Cách thức đặt nhiều máy quay để ghi hình lại mọi sinh hoạt của người chơi ở
chương trình The Real World (Thế giới thực) đến nay được áp dụng trong rất nhiều
chương trình THTT như Big Brother, America’s Next Top Model... Chương trình đã
chứng minh rằng khán giả truyền hình có thể xem những phản ứng không hề được
lên sẵn kịch bản của người tham gia.
Những năm 2000: Bước sang những năm 2000, tức là thế kỉ 21, người ta
chứng kiến một sự bùng nổ đáng kinh ngạc của THTT với sự phổ biến toàn cầu, dựa
vào thành công lớn của Big Brother và Survivor (Người sống sót).

Chương trình Big Brother ra đời năm 1999 ở Hà Lan. Hiện nay chương trình
này đã xuất hiện ở 70 quốc gia khác nhau. Trong Big Brother, cứ mỗi mùa, một
nhóm người lại được đưa tới một ngôi nhà hoàn toàn biệt lập với thế giới. Mỗi
người sẽ được NSX chương trình giao các nhiệm vụ khác nhau, để họ có thể bộc lộ
khả năng của mình. Cứ sau một khoảng thời gian, toàn bộ các thành viên sẽ bí mật
bỏ phiếu chọn ra một số người mà họ muốn loại đi. Nhìn từ góc độ xã hội học, Big
Brother cho ph p chúng ta thấy con người sẽ phản ứng như thế nào khi bị đặt vào
một môi trường xa lạ, với những người có xu hướng tình dục, màu da, quan điểm
đạo đức, chính trị khác biệt. Người xem có thể chứng kiến phản ứng của người chơi
thông qua các camera ghi hình và từ phòng nhật ký - nơi những người chơi có thể
bộc lộ thoải mái cảm xúc, suy nghĩ của mình về chương trình, chiến thuật hay các
thành viên khác trong ngôi nhà chung.
Tương tự như Big Brother, mỗi mùa của Survivor, nhà sản xuất sẽ lựa chọn
khoảng 16 - 20 người. Họ được đưa đến một địa điểm xa xôi, hoang vu để đóng vai
những người đắm tàu còn sống sót. Tất cả các thí sinh sẽ phải vận dụng mọi thế
mạnh để trở thành người chiến thắng trong điều kiện hiểm nguy, khó khăn, thiếu
thốn. Tại Mỹ, trong hai năm liên tiếp 2000 và 2001, Survivor đứng đầu bảng rating
truyền hình, tức là có số lượng khán giả xem chương trình nhiều nhất. Rất nhiều
13


chương trình được sản xuất trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 và
những năm 2000 đạt được thành công vang dội trên phạm vi toàn thế giới. Có ít
nhất 9 chương trình THTT mà mỗi chương trình có tới 30 phiên bản khác nhau ở
các nước. Ví dụ như Idols (Thần tượng Pop), Star Academy (Học viện ngôi sao), X
Factor (Nhân tố X), Top Model (Người mẫu đỉnh cao)... Chương trình American
Idol lên sóng lần đầu vào tháng 6/2002 với format là sự hòa trộn của những tài năng
âm nhạc trẻ, những giám khảo nổi tiếng, cá tính và bình chọn của khán giả, đã thống
trị bảng rating truyền hình Mỹ từ 2004 đến tận năm 2010.
Những năm 2000, các chương trình THTT dạng docu-soap (thể loại tường

thuật người thật, việc thật k o dài nhiều tập) vẫn đạt được nhiều thành tựu lớn. Tiêu
biểu như Jersey Shore (Bờ biển Jersey) - sê ri chương trình THTT thành công nhất
của kênh MTV, xoay quoanh 6 người trẻ tuổi, chủ yếu là người Mỹ gốc Ý, dành thời
gian nghỉ h để vui chơi, tiệc tùng ở các bãi biển. Chương trình này nhấn mạnh vào
nền văn hóa đại chúng của Mỹ và gây ra những cuộc tranh cãi về việc mô tả chân
dung người Ý như hình mẫu rập khuôn của người Mỹ. Bên cạnh đó, còn phải kể tới
các chương trình khai thác cuộc sống của những nhân vật, gia đình nổi tiếng. Như
The Osbournes (2002 - 2005) mô tả cuộc sống của ngôi sao nhạc rock Ozzy
Osbourne và gia đình của ông. Ngoài ra còn có Keeping Up with the Kardashians,
Newlyweds: Nick and Jessica... Nhìn chung, các chương trình dạng này có thể xem
như một cách để những người nổi tiếng duy trì mức độ quan tâm của truyền thông
và công chúng với mình.
Những năm 2000, có 3 kênh truyền hình về THTT ra đời là Fox Reality của
Mỹ, tồn tại từ năm 2005 đến 2010; Global Reality Channel ở Canada (2010 - 2012)
và Zone Reality ở Anh (2002-2009). Thêm vào đó, hàng loạt kênh truyền hình cáp
như Bravo, A&E, E!, TLC, History, VH1 và MTV cũng đã thay đổi nội dung của
mình theo hướng dành nhiêu thời lượng phát sóng các chương trình THTT.
Liên tiếp trong 3 năm 2001, 2003, 2008, Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật
điện ảnh của Mỹ đã bổ sung thể loại thực tế vào giải thưởng Emmy với hạng mục
"Chương trình THTT xu t sắc", "Chương trình THTT đối kháng xu t sắc" và "Người
dẫn dắt chương trình THTT xu t sắc". Tính từ khi hạng mục chương trình
14


THTT có mặt trong giải thưởng Emmy, The Amazing race là chương trình lập kỷ
lục khi giành chiến thắng liên tiếp từ năm 2003 đến 2009, 2011, 2012.
Từ năm 2010 đến nay: Năm 2012, rating của nhiều chương trình THTT lâu
đời ở Mỹ như American Idol, Dancing with the Stars và The Bachelor đều bị giảm.
Tuy nhiên, THTT nếu nhìn ở phạm vi rộng vẫn duy trì được sức mạnh và sự phổ
biến của mình, với hàng trăm chương trình được phát sóng ở nhiều kênh. The Voice

- chương trình thuộc dạng thi tài ca hát do John De Mol sáng tạo ra năm 2010 là

một trong những format THTT có sức ảnh hưởng lớn nhất trong vài năm trở lại đây,
với gần 50 phiên bản khác nhau trên thế giới.
Nhìn chung, bên cạnh các format chương trình cũ tiếp tục được sản xuất và
phát sóng, các chương trình THTT mới vẫn đều đặn ra đời để đáp ứng nhu cầu của
khán giả. Càng về sau này, nội dung và hình thức của THTT càng đa dạng hơn. Cho
tới nay, giới nghiên cứu đã liệt kê được 9 dạng chương trình THTT dựa trên nội
dung và hình thức:
-

THTT theo phong cách phim tài liệu (Documentary-style): Trải nghiệm môi
trường sống đặc biệt; Ghi lại cuộc sống hàng ngày của những người nổi
tiếng; Các hoạt động nghề nghiệp...

-

Chương trình THTT game show đối kháng (Competition/Game shows):
Game show đối kháng hẹn hò; Tìm kiếm công việc; Tìm kiếm tài năng...

-

Tự cải thiện bản thân

-

Trải nghiệm xã hội

-


Làm mới lại một không gian sống, nơi làm việc hoặc phương tiện đi lại

-

Talk show giao lưu tọa đàm

-

Camera gi u kín

-

Các hiện tượng si u nhi n và bí ẩn

-

Trờ chơi khăm, đánh lừa
Như vậy, có thể thấy, THTT đã có một lịch s phát triển khoảng 7 thập kỷ.

THTT đạt đỉnh cao về cả lợi nhuận kinh tế và mức độ ảnh hưởng tới xã hội vào
những năm 2000. Từ việc ra đời ở một số quốc gia phương Tây như Hà Lan, Anh,

15


Mỹ... THTT mau chóng lan rộng ra khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, trở thành
một thế lực thống trị ngành truyền hình hiện đại.
1.1.3. Tính hai mặt của Truyền hình thực tế
1.1.3.1. Ảnh hưởng tích cực của Truyền hình thực tế
Hình thành và phát triển trong 7 thập kỷ, không ai có thể phủ nhận được

những ảnh hưởng to lớn của nó tới ngành truyền hình, lĩnh vực văn hóa giải trí, tới
nhận thức và hành động của công chúng và rộng hơn là xã hội. Thay thế vị trí của
game show và các chương trình giải trí truyền thống, các chương trình THTT trở
thành món ăn tinh thần hàng ngày, không thể thiếu của khán giả ở nhiều nước.
Trong cuốn Reality TV: Audiences and popular factual television”, giáo sư Annette
Hill đã đưa ra một số thống kê và điều tra cho thấy sức hút mạnh mẽ của THTT.
Theo đó, tại Anh vào năm 2000, hơn 70% dân số trong độ tuổi từ 4 đến 65 thường
xuyên theo dõi các chương trình THTT. Các chương trình về cảnh sát/tội phạm thu
hút 72 % người lớn và 84 % trẻ em theo dõi. Các chương trình về chủ đề gia đình
thu hút 67 % người lớn và 84 % trẻ em... Chương trình tìm kiếm tài năng Pop Idol
(Thần tượng nhạc pop) hay I'm a Celebrity (Tôi là người nổi tiếng) đều thu hút từ
10 triệu đến 15 triệu khán giản mỗi mùa. Nhiều chương trình như Big Brother,
Survivor, The Amazing Race... liên tục xác lập kỷ lục về rating trong nhiều năm liên
tiếp là một minh chứng cho thấy sự phổ biến đáng kinh ngạc của THTT. Sự đón
nhận nồng nhiệt của khán giả đối với THTT cũng diễn ra tương tự ở nhiều nơi khác
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Và x t cho cùng, truyền hình cũng là một ngành kinh doanh. Khi các chương
trình THTT thu hút đông đảo khán giả, số lượng quảng cáo và giá quảng cáo cũng
tăng đột biến. Thời điểm những năm 2000, tại Anh, một quảng cáo 30 giây trong
một chương trình THTT có rating cao đã đạt mức 90.000 đô la. Con số này hiện tại
đã cao hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, tính tới hiện tại, Giọng hát Việt Nhí là chương
trình có giá quảng cáo cao kỷ lục, lên tới 280 triệu đồng cho 30 giây phát sóng. Tiếp
đó là Giọng hát Việt với 240 triệu đồng. Đêm chung kết Giọng hát Việt năm 2013 có
tổng cộng 73 spot quảng cáo, tương đương 13 tỷ đồng... Mặt khác, nếu như chi phí
sản xuất một tập phim sitcom 60 phút có thể lên tới 1,5 triệu đô la; với điện ảnh
16


là 2,6 triệu đô la; thì một giờ của THTT chỉ tiêu tốn khoảng 200.000 đô la đến
800.000 đô la tùy thuộc vào dạng chương trình. Hai yếu tố chi phí sản xuất rẻ và

khả năng thu hút nhiều quảng cáo đã khiến cho THTT trở thành thành nguồn sinh
lời nhiều nhất cho các nhà sản xuất.
Năm 2006, Jeff Zucker - CEO của NBC Universal Television Group từng
tuyên bố: "K nh NBC đang thay thế dần các chương trình có kịch bản bằng các
chương trình THTT có kinh phí th p hơn để tiết kiệm tiền". Lợi nhuận mà THTT
mang tới qua quảng cáo, tin nhắn bầu chọn, tài trợ, bán bản quyền chương trình... là
cơ sở để các công ty sản xuất chương trình tư nhân, các nhà đài có nguồn kinh phí
đầu tư cho các dạng chương trình truyền thống khác. Như vậy, sự phát triển của
THTT không chỉ mang lại lợi ích cho một cá nhân, một công ty hay một Đài truyền
hình nào. Nhìn trên diện rộng, nó đã góp phần thúc đẩy truyền hình nói chung phát
triển trên phạm vi toàn thế giới.
Nội dung đa dạng và thu hút được đông đảo người xem, mức độ phủ sóng lớn,
các chương trình THTT trở thành lựa chọn tối ưu cho những ai muốn trở nên nổi
tiếng trong thời gian ngắn nhất. Quả thực, về khía cạnh này, THTT có những mặt
trái của nó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, từ các show thực tế tìm kiếm tài
năng (ca nhạc, nhảy, tạp kỹ, người mẫu...), không ít cá nhân nổi trội, thực sự có cá
tính và tài năng đã được phát hiệu, qua đó đóng góp cho làng giải trí nói chung. Nói
cách khác, THTT có khả năng thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một con người theo
hướng tích cực, mang lại cho họ danh tiếng, tiền bạc, người hâm mộ...
THTT cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức, suy nghĩ, hành động của
khán giả. Là một sản phẩm báo chí nên ngoài chức năng thông tin, nó mang một
chức năng không thể thiếu là giáo dục. Điều khán giả thu nhận được từ THTT
không chỉ là những kiến thức thuần túy về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã
hội. Đó còn là bài học về kinh nghiệm ứng x , về các kĩ năng nghề nghiệp cũng như
những kĩ năng sinh tồn, qua đó kích thích ở khán giả khả năng học hỏi, r n luyện
vượt qua những khó khăn, th thách trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện mình
hơn, tự tin hơn. Hơn thế cách thể hiện sinh động và hấp dẫn của các chương trình
loại này khiến cho những bài học đó trở nên gần gũi, đáng tin cậy và dễ tiếp thu.
17



Đây chính là một ưu điểm lớn của THTT. Bên cạnh đó, một số chương trình THTT
có nội dung thực sự ý nghĩa, chứ không chỉ là những cuộc thi thố tài năng hay cạnh
tranh giành giật giải thưởng mua vui cho khán giả.
Trong cuốn Global and/or Mass Culture?” - Văn hoá toàn cầu và/hay văn hoá
đại chúng?”, Tiến sĩ nghệ thuật học người Nga Kirill Razlogov cho rằng: “Văn hoá
đại chúng thường được định nghĩa như là những sản phẩm văn hoá (theo nghĩa
rộng nh t), được các chuy n gia sáng tạo và phổ biến với quan điểm cho rằng tr n
nền tảng thương mại, đông đảo dân chúng không phân biệt địa vị xã hội, giới tính,
tuổi tác, quốc tịch, v.v... sẽ tiếp nhận và sử dụng nó" [27, tr.78]... Nhiều nhà nghiên
cứu phương Tây đều có nhận định chung: THTT là một hiện tượng văn hóa đại
chúng toàn cầu. Với tư cách là một sản phẩm báo chí truyền hình, một sản phẩm
văn hóa có m c độ phủ sóng rộng khắp các châu lục, được đông đảo công chúng
không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác, quốc tịch... đón nhận, rõ ràng,
THTT đã đóng góp một phần vào việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nói chung,
giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, châu lục nói ri ng. Đây là kết quả của quá trình
mua bán, chuyển giao bản quyền và tái sản xuất các chương trình THTT, sẽ được đề
cập kỹ hơn ở phần sau của luận văn này.
1.1.3.2. Mặt trái của truyền hình thực tế
Sự hấp dẫn của THTT xuất phát từ chính yếu tố không kịch bản, khai thác tối
đa cảm xúc, hành động của con người trong các tình huống. Tuy nhiên, đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn tới những mặt trái của THTT. Hạn chế đầu tiên là tính
chất cá nhân, riêng tư bị xâm phạm. Đối tượng phải hứng chịu hậu quả rõ rệt nhất
chính là những nhân vật tham gia chương trình. Trình độ, hiểu biết, cách x sự, thái
độ, cảm xúc, quá khứ… vốn là những thứ nhạy cảm nhất của một con người sẽ bị
theo dõi, quan sát và bình luận, ủng hộ hoặc phản đối, yêu hoặc gh t bởi hàng triệu
con người. Có những cảm xúc, những phản ứng là bất chợt trong một hoàn cảnh
nhất định, dù là đẹp hay xấu xí của một cá nhân đều có thể được phơi bày trong các
chương trình THTT.


18


Vấn đề sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi những khoảnh khắc xấu xí, mất tự chủ,
sự yếu k m về thể chất và tinh thần hay những câu chuyện về quá khứ đáng xấu hổ
được các đạo diễn, biên tập chớp lấy như miếng ngồi ngon để tạo scandal, đẩy
rating và thu hút quảng cáo, bất chấp những giới hạn về "đạo đức báo chí". Trong
thực tế đã có một số người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực sau khi tham
gia các chương trình THTT. Năm 1997, Sinisa Savija - một thí sinh của chương
trình THTT Expedition: Robinson được xác minh là tự t khi bất ngờ nhảy ra khỏi
đoàn tàu đang di chuyển với tốc độ cao tại Norrkoping, Thuy Điển. Sinisa đã bị các
thí sinh khác xa lánh vì giọng nói không chuẩn, cũng như quá yếu k m để vượt qua
được những th thách của cuộc thi. Vợ của Sinisa đã lên tiếng tố cáo chính chương
trình gây ra cái chết cho chồng mình.
Bất cứ điều gì xuất hiện trong chương trình THTT, từ hình ảnh đến lời đối
thoại của những người tham gia, đều có thể châm ngòi cho những cuộc tranh cãi,
phê phán không có hồi kết của dư luận. Không phải ngẫu nhiên Big Brother được
xem là chương trình THTT gây tranh cãi nhiều nhất. Gần đây, trong tập phim lên
sóng vào tháng 7 năm 2013, Aaryn Gries, một người mẫu nữ đã có những phát ngôn
xúc phạm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người đồng tính - đều là những
khách mời sống cùng nhà của cô trong chương trình. Xung quanh scandal này, đài
CBS ra tuyên bố: "Các nhân vật bày tỏ những định kiến và niềm tin khác nhau, thể
hiện quan điểm cá nhân, không phải của chương trình và của CBS". Theo NSX, đó
là một cách làm để thu hút và khiêu khích sự bàn luận từ người xem về các vấn đề
xã hội, hơn là cách làm hướng thiện một chiều. Tuy nhiên, ba con người đã tỏ thái
độ phân biệt chủng tộc và giới tính trong chương trình đã phải chịu hậu quả nặng nề
ngoài đời thực, như bị dư luận lên án, bị đuổi việc... Góp phần đặt các nhân vật vào
tình thế như vậy dường như đi ngược lại cái gọi là đạo đức báo chí mà bấy lâu nay
chúng ta tôn thờ Năm 1999, Hollywood đã sản xuất bộ phim EDtv cảnh báo về mặt
trái của truyền hình thực tế. Trong phim, nhân vật nam chính do tài t Matthew

McConaughey thủ vai đã quyết định "bán mình" cho truyền hình thực tế. Toàn bộ
cuộc sống của anh bị camera theo sát 24/24. Kết quả anh trở nên nổi tiếng nhưng
phải trả cái giá khá đắt khi người anh yêu vì không chịu nổi áp lực đã đòi chia tay.

19


×