Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.22 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

MỘT SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội-2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

MỘT SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH
HƢỞNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA THANH
NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số

: 602285


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THÀNH

Hà Nội-2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................... 18
Chƣơng 1....................................................................................................... 18
QUAN NIỆM VỀ LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC
XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN...................................18
1.1. Quan niệm về lối sống....................................................................18
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống.................18
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống......................................... 24
1.1.3.Khái niệm lối sống....................................................................31
1.2. Xây dựng lối sống đối với thanh niên Việt Nam hiện nay...........37
1.2.1. Thanh niên và đặc điểm của thanh niên.................................37
1.2.2. Vị trí, vai trò của thanh niên Việt Nam................................... 46
1.2.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống đối với thanh niên
49

Chƣơng 2..................................................................................52
NHỮNG YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỐI SỐNG.................52
CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY-VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
52
2.1. Các yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam

hiện nay.................................................................................................. 52
2.1.1. Gia đình và giáo dục gia đình..................................................52
2.1.2. Nhà trường và giáo dục học đường.........................................63

2.1.3. Truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet............................. 68


2.1.4. Đường lối của Đảng và Chính sách, pháp luật của nhà nước
đối với thanh niên...............................................................................78
2.1.5. Các tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên........................ 85
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò tích cực của các
yếu tố xã hội trong xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam hiện
nay...........................................................................................................92
2.2.1. Giải pháp liên quan đến đường lối, chính sách thanh niên của
Đảng và Nhà nước............................................................................. 92
2.2.2. Giải pháp liên quan đến các tổ chức, đoàn thể của thanh niên
93
2.2.3. Giải pháp liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình dối với
thanh niên...........................................................................................96
2.2.4. Giải pháp liên quan đến giáo dục học đường.........................99
2.2.5. Giải pháp liên quan đến truyền thông đại chúng.................101
2.2.6. Giải pháp liên quan đến chính bản thân thanh niên..............104

KẾT LUẬN.............................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….99


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, các quốc gia đã nhận thức được vai trò quan
trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển đất nước. Đảng ta cũng đã

khẳng định: nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Đây là nguồn lực của mọi nguồn
lực, tài nguyên của mọi tài nguyên. Con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu
và là mục tiêu của sự phát triển. Trong đó, thanh niên được đặt ở vị trí trung
tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người,
chăm lo, phát triển cho thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo
cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X đã
xác định: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước,
tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có
đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng
đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ
năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công
dân tốt của đất nước…” [11, tr. 43]
Lối sống là nền tảng văn hóa để thanh niên có thể phát huy được vai trò
chủ thể tích cực của mình trong cuộc sống; là cái chi phối, điều khiển hoạt
động và hành vi sống hằng ngày của họ. Nghiên cứu lối sống của thanh niên
hiện nay đang trở thành một yêu cầu cấp bách của xã hội. Thanh niên giữ vai
trò to lớn không chỉ trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, bảo vệ Tổ quốc mà còn
đi đầu trong việc tạo dựng một lối sống mới của đất nước, hình thành diện
mạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Các hiện tượng về lối sống thanh niên
liên quan tới mọi quan hệ xã hội, quan hệ tư tưởng, chính trị, đạo đức, kinh tế,
văn hoá, luật pháp, khoa học…


Song thế giới đang diễn ra những biến động to lớn, những tác động
nhiều chiều của xu thế toàn cầu hóa, quá trình giao lưu văn hóa thời kỳ hiện
đại, đang đặt thanh niên trước những đòi hỏi, thách thức mới. Đặc biệt, do tác
động mặt trái của kinh tế thị trường, lối sống của thanh niên có nhiều biểu
hiện tiêu cực. Một bộ phận ngày càng gia tăng của giới trẻ bị sa vào các tệ nạn

xã hội và phạm tội, trong đó nghiệm trọng nhất là đại vấn nạn HIV/AIDS, nạn
nghiện chất ma túy, nạn mãi dâm, nạn hành xử bạo lực…và gần đây nhất là
nạn bị lệ thuộc vào “thế giới ảo”. Nếu những vấn nạn này không bị ngăn chặn
và đẩy lùi thì những thế hệ kế tiếp sẽ bị đầu độc và bị tước đoạt tương lai. Từ
năm 2002 đến nay có hơn 10.000 vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành
niên thực hiện, chiếm khoảng 20% số vụ việc. Theo số liệu thống kê của Bộ
Giáo dục và Đào tào, có gần 255.000 học sinh, sinh viên bỏ học. Tỷ lệ người
chơi game online ở lứa tuổi đi học là hơn 70%. Đặc biệt, Việt Nam luôn nằm
trong top 3 các nước trên thế giới có tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất, trong đó, 20%
người nạo phá thai ở trong lứa tuổi vị thành niên. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến những biểu hiện này, nhưng có thể thấy một số bộ phận thanh niên Việt
Nam hiện nay đang có biểu hiện lệch lạc về lối sống. Đó là những vấn đề của
toàn xã hội, nhưng trước hết là của chính bản thân thanh niên.
Năm 2011 được Đảng và Nhà nước chọn là năm thanh niên với nhiều
trọng trách đặt ra cho thanh niên trong việc đóng góp về xây dựng kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước. Trong đó, một vấn đề quan trọng là xây dựng
lối sống văn hóa cho thanh niên. Để đưa ra những khuyến nghị khoa học,
những giải pháp góp phần xây dựng lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ trong
tương lai thì việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến lối sống của thanh
niên Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
Vì những lý do đó, tôi đã chọn vấn đề: “Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng
đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ.


2.

Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp
hoặc gián tiếp tiếp cận đến vấn đề thanh niên, lối sống và xây dựng lối sống

thanh niên. Ở đây, chúng tôi sẽ điểm qua những công trình chính như sau:
-

Nguyễn Ánh Hồng (2002): Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của

sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ
triết học, mã số 5.06.02, Đại học sư phạm Hà Nội.
Từ việc làm rõ những cơ sở lý luận về lối sống sinh viên, tác giả luận
án đã phân tích nội dung tâm lý, đặc điểm biểu hiện của lối sống sinh viên qua
hoạt động học tập và qua sự lựa chọn các hoạt động khác, phân biệt ba kiểu
sống đặc trưng của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù các vấn đề này
được xem xét dưới góc độ tâm lý học, song những phân tích của tác giả về
khái niệm lối sống và những biểu hiện trong lối sống của sinh viên thành phố
Hồ Chí Minh là rất đáng chú ý.
-

Đặng Quang Thành (2005): Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh

niên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sĩ triết học, mã số:62.22.85.01, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tác giả luận án đã làm rõ khái niệm và đặc trưng của lối sống có văn
hóa, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng lối sống có văn hóa của thanh
niên Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện nay.
Đồng thời, tác giả còn chỉ ra các yếu tố và thực trạng xây dựng lối sống có
văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh những năm đổi mới vừa qua.
Trên cơ sở đó, luận án nêu lên phương hướng chung, quan điểm cơ bản và đề
xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả xây dựng lối
sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới ở thành phố hiện nay.



-

Lê Như Hoa (2003): Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Viện

Văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Cuốn sách tập hợp các nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề của lối
sống như bản sắc dân tộc trong lối sống, lối sống đô thị, lối sống gia đình và
lối sống thanh niên. Đặc biệt, các tác giả đã phác họa vài nét thực trạng suy
thoái, tha hóa trong lối thanh niên hiện nay trên các phương diện: hoạt động
lao động, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động chính trị - xã hội và tình yêu,
hôn nhân gia đình. Từ việc nghiên cứu lý luận về lối sống và thực trạng lối
sống của thanh niên, đưa ra những biện pháp để giáo dục lối sống trong thanh
niên.
-

Đặng Cảnh Khanh (2006): Xã hội học thanh niên, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.
Đây là một nghiên cứu đồ sộ và chuyên sâu, đề cập đến một loạt các
vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản nhất liên quan tới thanh niên Việt Nam với
tính cách là một nhóm xã hội không đồng nhất, trong đó, định hướng giá trị,
văn hóa, cấu trúc của thanh niên và phong trào thanh niên đã được khảo cứu
và phân tích trong mối liên hệ, tương tác đa chiều với một số yếu tố kinh tế,
xã hội, văn hóa.
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác liên quan trực tiếp đến vấn
đề xây dựng lối sống cho thanh niên như: Hồ Tuyết Dung (2000): Văn hóa
thẩm mỹ với việc xây dựng lối sống cho thanh niên đô thị hiện nay, Tạp chí
Sinh hoạt lý luận, số 2; Nguyễn Thị Mỹ Trang (2006): Xây dựng lối sống văn

hóa cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 6….
Vai trò, tác động của một số yếu tố trong việc xây dựng lối sống cũng
đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu biểu là:
Võ Văn Thắng (2006): Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay,
Nxb.
Hà Nội.


Cuốn sách trình bày sự kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc, thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong việc kế thừa và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Trên cơ sở đó, cuốn sách
nêu lên phương hướng, giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay.
-

Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên), (2001): Một số vấn đề về lối sống, đạo

đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
Trong cuốn sách, các tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản của lối
sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội. Đồng thời, cuốn sách làm rõ mối quan hệ
giữa lối sống, đạo đức với sự phát triển văn hóa và con người. Đặc biệt, các
tác giả phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội tới lối
sống, đạo đức, chuẩn xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-

Nguyễn Hồng Hà (2005): Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối

sống và con người Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin.
Trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường văn hóa ở nước ta, tác giả
đi đến lý giải về vai trò của môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống và

con người. Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp cơ bản phát triển môi trường
văn hóa vì sự phát triển xã hội.
Ngoài ra, có còn có thể kể đến các công trình nghiên cứu khác tập trung
phân tích lối sống trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
kinh tế thị trường như: Nguyễn Chí Dũng: “Xã hội hóa lối sống và xây dựng
lối sống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí
Sinh hoạt lý luận, số 5, 2000;TS. Nguyễn Viết Chức (chủ biên): “Đạo đức, lối
sống và đời sống văn hóa Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, 2001; Võ Văn Thắng: “Ảnh hưởng của nền


kinh tế thị trường đối với việc xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay”, Tạp chí
Cộng sản, số 10, tr. 47-50,2006.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề giáo
dục lối sống cho thanh niên cũng như vấn đề vai trò của một số yếu tố đến lối
sống con người Việt Nam nói chung và của thanh niên nói riêng. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào chỉ ra một cách trực tiếp và hệ thống những yếu tố xã
hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. Điều đó cũng
nói lên lý do mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là làm rõ các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối
sống của thanh niên, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần xây
dựng lối sống cho thanh niên hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích trên, luận văn nhằm giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:

-


Làm rõ khái niệm lối sống và tầm quan trọng của việc xây dựng lối

sống đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
Phân tích sự tác động của các yếu tố xã hội đến lối sống của
thanh
niên;
-

Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các

yếu tố xã hội trong việc xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự tác động của một số yếu tố xã hội đến lối sống
của thanh niên trong điều kiện hiện nay ở nước ta.


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
+
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về thanh niên, xây dựng lối sống và giáo dục lối sống cho thanh niên.
+

Đồng thời, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những tư liệu và kết

quả nghiên cứu của các công trình khác liên quan đến phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu như: lôgíc-lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê số liệu để chứng minh cho các luận điểm mà tác giả đã
nêu ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
-

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những

luận điểm, các vấn đề lý luận và thực tiễn về lối sống, xây dựng lối sống cho
thanh niên Việt Nam hiện nay.
-

Luận văn còn góp thêm nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo cho việc

nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề liên quan đến thanh niên, lối sống,
giáo dục lối sống cho thanh niên ở các trường Đại học và Cao đẳng.
-

Ngoài ra, những đề xuất của tác giả trong luận văn còn góp phần nhỏ

vào việc làm cơ sở, căn cứ lý luận để các tổ chức thanh niên như: Hội Liên
hiệp thanh niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác
trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể nhằm xây dựng lối sống
cho thanh niên trong quá trình đổi mới hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 02 chương, 04 tiết.


NỘI DUNG

Chƣơng 1
QUAN NIỆM VỀ LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC
XÂY DỰNG LỐI SỐNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN
1.1. Quan niệm về lối sống
Trước khi làm rõ nội dung và phạm vi của khái niệm về lối sống, chúng
tôi lược khảo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống.
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống
Lối sống là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra nhiều luận
điểm về lối sống.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết:
“Phương thức sản xuất phải xét không đơn thuần, theo khía cạnh nó là sự tái sản
xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân, mà hơn thế, nó đã là một hình thức hoạt
động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời
sống của họ. Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là như
thế ấy. Do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ
sản xuất ra cũng như cách họ sản xuất” [35, tr. 30]. Theo đó, lối sống là phương
thức, là dạng hoạt động của con người. Lối sống được hình thành trên cơ sở những
điều kiện và các mối quan hệ kinh tế xã hội của một phương thức sản xuất nhất
định. Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật
chất cho xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định; theo cách đó, con người có
những quan hệ nhất định với tự nhiên và với nhau trong sản xuất. Mỗi hình thái
kinh tế-xã hội có một phương thức sản xuất riêng. Phương thức sản xuất quyết định
cách thức hoạt động sản xuất của con người, và chính


cách thức hoạt động sản xuất này của con người quy định lối sống của họ.
Phương thức sản xuất là cơ sở vật chất của lối sống.
Thực vậy, cái cơ bản trong lối sống là hoạt động sản xuất của con người
bao hàm trong đó việc trao đổi, phân phối và kết thúc bằng sự tiêu dùng các

của cải đã sản xuất ra. Lối sống, một mặt được xác định bởi các quan hệ vật
chất, thực tiễn của con người đối với tự nhiên, bởi trình độ trang bị kỹ thuật
và năng suất lao động của họ, tức là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
mặt khác, nó được xác định bởi tính chất của quan hệ sản xuất , bởi chế độ
kinh tế của xã hội- cơ sở của toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội.
Trong các thị tộc nguyên thuỷ, lối sống của những thành viên phụ thuộc vào
trình độ của các công cụ lao động và các hoạt động chủ yếu nhằm đảm bảo cho sự
tồn tại của con người như: săn bắt, hái lượm cũng như phụ thuộc vào các quan hệ
chủ đạo trong thời đại bấy giờ là quan hệ giúp đỡ nhau, bảo vệ lẫn nhau, chia đều
của cải kiếm được cho tất cả các thành viên của thị tộc. Lối sống của người nông nô
ở nước Nga nửa đầu thế kỷ XIX thì lại được quy định bởi các công cụ lao động đặc
trưng cho thời đó như cày, bừa, ngựa và các gia súc khác… tức là trình độ của lực
lượng sản xuất. Bên cạnh đó, còn có một tình trạng là người nông dân hoặc là phải
làm không công 3-4 ngày trong một tuần cho địa chủ hoặc phải nộp tô cho chúng,
ngoài ra còn phải gách đủ mọi loại sưu thuế do bọn chúa đất và Nhà nước đại diện
cho quyền lợi của giai cấp địa chủ đất ra. Tất cả những điều đó, tuy ở mức độ ít hơn,
đều có tính chất quyết định đối với lối sống của họ.
Trong đề tựa cho tác phẩm “Phê phán chính trị kinh tế học”, Mác đã chỉ ra
rằng: “Phương thức sản xuất quyết định đời sống xã hội, chính trị và tinh thần của
xã hội”. Do đó phương thức sản xuất có ảnh hưởng tất yếu đến lối sống của con
người, đến hình thức hoạt động và trao đổi của con người trong phạm vi tinh thần
chính trị và xã hội. Lối sống được hình thành bởi sự tổng hợp toàn bộ các mối


quan hệ xã hội có liên quan tới cơ cấu của hình thái kinh tế-xã hội. Mỗi một
lối sống nhất định phù hợp với một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.
Như vậy, phương thức sản xuất là cơ sở vật chất của lối sống, lối sống do
phương thức sản xuất của cải vật chất quyết định, hai khái niệm này liên quan mật
thiết với nhau. Lối sống và phương thức sản xuất đều được quy định bởi trạng thái
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, bởi chế độ kinh tế vồn là nền tảng của toàn bộ

hệ thống các quan hệ xã hội. Song, chúng không đồng nhất với nhau. Khái niệm lối
sống nói lên phương thức hoạt động của con người. Bộ phận cấu thành của lối sống
không phải là bản thân tư liệu lao động, cũng không phải là bản thân quan hệ sản
xuất, mà chính là hoạt động lao động của con người trong lĩnh vực sản xuất. Hoạt
động này do cả lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất quyết định.

Mặt khác, lối sống không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất của cải
vật chất. Nó thể hiện không chỉ ở hoạt động lao động của con người mà cả
trong hoạt động phi sản xuất của họ như trong đời sống hàng ngày, trong lĩnh
vực văn hoá, trong đời sống chính trị và cả những chuẩn mực đạo đức mà con
người ở mức độ này hay khác phải tuân thủ trong cách cư xử của mình.
Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khai thác triệt để nguyên
tắc tính giai cấp trong khi phân tích lối sống. C. Mác viết: “Hàng triệu gia đình
sống trong những điều kiện kinh tế khác biệt và đối lập kình định giữa lối sống,
quyền lợi và giáo dục của họ với lối sống quyền lợi và giáo dục của giai cấp khác”
[32, tr. 208]. Như vậy, trong xã hội có đối kháng giai cấp không thể có một lối sống
duy nhất cho tất cả mọi người, mọi giai cấp. Ai cũng biết rằng, phương thức sản
xuất là một phạm trù đặc trưng cho một hệ thống sản xuất xã hội nhất định nào đó
trong lịch sử. Trong hệ thống ấy, giai cấp thống trị nắm vai trò chỉ huy. Vì vậy, ta có
đầy đủ lý do để nói rằng có phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản
xuất phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa…Tuy nhiên, trong mỗi
hình thái kinh tế-xã hội ấy đã và đang tồn tại các


giai cấp khác nhau và họ có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống
của chủ nô và nô lệ, của chúa đất và nông dân, của chủ tư sản và của công
nhân làm thuê, những lối sống này khác nhau một trời một vực.
Trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, Ph. Ăngghen đã
viết: “Đời sống của người nô lệ ít ra còn được bảo đảm bởi lợi ích riêng của chủ
nhân; người nông nô dù sao cũng có một mảnh đất nuôi sống họ; cả hai dù sao

cũng còn sự bảo đảm khỏi chết đói; còn người vô sản thì chỉ có trông cậy vào bản

thân họ mà đồng thời người ta lại không cho anh ta được dùng sức lực của mình
để có thể hoàn toàn trông cậy vào sức lực ấy…Anh ta là đối tượng thụ động của
đủ loại trường hợp phức tạp và có thể coi là may mắn nếu còn sống qua quít được

trong ít lâu. Và cố nhiên là tính tình và lối sống của anh đã do những trường hợp

ấy quyết định”. [3, tr. 263]
Trong tác phẩm “Sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở nước Nga”, V.I.Lênin chỉ
ra rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã phá huỷ truyền thống nếp sống cũ “tạo
ra một giai cấp người đặc biệt hoàn toàn xa lạ với giai cấp nông dân cũ vì có chế
độ sinh hoạt khác, chế độ quan hệ gia đình khác, mức độ nhu cầu cao hơn về mặt
vật chất cũng như tinh thần so với họ” [27, tr. 547]. Lênin đã liên hệ sự hình thành
lối sống xã hội chủ nghĩa với toàn bộ sự nghiệp cải tạo xã hội. Luận điểm của Người
về việc xây dựng quan hệ xã hội mới, việc giáo dục con người mới và xây dựng lối
sống xã hội chủ nghĩa là một quá trình thống nhất có quan hệ với nhau. Trong tác
phẩm “Làm gì?”, khi vạch ra cơ sở học thuyết về Đảng kiểu mới, V.I.Lênin đã xác
lập một cách sâu sắc nhiệm vụ giáo dục chính trị cho giai cấp công nhân và nâng
cao giác ngộ chính trị của họ. Lênin đã chứng minh rằng: “trong việc xây dựng con
người mới, cần phải hướng vào lý tưởng, chính kiến kỹ năng và sự hoạt động của
giai cấp tiên tiến của xã hội hiện đại” [28, tr. 400-401]

Lối sống của người vô sản trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản được quy
định bởi địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội, bởi toàn bộ các điều kiện


sinh hoạt của họ. Người vô sản không thể bứt ra khỏi các điều kiện ấy. Nhưng
anh ta cũng không hoàn toàn bị tước mất khả năng lựa chọn. Trong khuôn khổ
những điều kiện nào đó, anh ta có thể lựa chọn những phương thức hành động

khác nhau: hoặc là đứng lên đấu tranh, hoặc là thoả hiệp, thích nghi với các
điều kiện ấy. Trong trường hợp sau, anh ta buộc phải hy sinh phẩm chất con
người của mình và theo lời Ph. Ăngghen, “một lối sống như vậy làm huỷ hoại
tinh thần người ta nhiều hơn bất kỳ một lối sống nào khác”
Như vậy, mặc dù lối sống chủ yếu do các điều kiện sinh hoạt khách
quan của con người qui định, nhưng nó còn phụ thuộc vào các nhân tố chủ
quan, vào các mục tiêu mà con người đặt ra cho mình, vào cái mà nó đặt ở
đấy cả sự sống của mình.
Trong cùng những điều kiện như nhau, con người có thể hành động theo
những cách khác nhau, nhằm những mục đích khác nhau. Các đặc điểm của cá
nhân không thể giải thích được nếu không chú ý tới cách mà con người phản ứng
với sự biến đổi của các điều kiện trong cuộc sống hàng ngày, với hành động của
những người khác; không chú ý đến các điều kiện sinh hoạt chung đã ảnh hưởng
như thế nào đến các điều kiện tồn tại của một cá nhân nhất định.
Chủ nghĩa Mác xuất phát từ tính có trước của vật chất trong đời sống xã hội
và thừa nhận ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Điều đó có nghĩa là,
trên cơ sở tồn tại của các điều kiện vật chất nhất định mà ở con người nảy sinh ra
các nhu cầu và những hứng thú khách quan. Và trong những mức độ khác nhau,
chúng được phản ánh vào ý thức của họ như là những động cơ tinh thần của hành
động. Trong khi hành động theo các động cơ đó, con người thoả mãn các nhu cầu ấy
và làm thay đổi điều kiện sống của mình và biến đổi cả bản thân mình.

Như vậy, các điều kiện sinh hoạt quy định hoạt động của con người, quy
định lối sống của con người. Nhưng đưa toàn bộ điều kiện hoạt động của con
người (tự nhiên và xã hội) vào lối sống thì không đúng. Điều kiện sinh hoạt theo


nghĩa rộng là toàn bộ môi trường xã hội. Bởi vậy, nếu coi lối sống bao hàm
trong nó toàn bộ các điều kiện sinh của con người thì người ta sẽ phải đồng
nhất lối sống với xã hội nói chung và tính đặc thù của từ này sẽ biến mất.

Tuy nhiên, cũng không được loại trừ hoàn toàn điều kiện sinh hoạt ra
khỏi lối sống, tức ra khỏi hoạt động sống của con người. Liệu có thể giải thích
được tính chất của hoạt động sống hàng ngày của con người, nếu như không
chú ý tới việc họ sinh sống trong những căn nhà như thế nào, trong các nhà gỗ
nông thôn xa xưa hay trong những căn nhà hiện đại có trang bị nước máy, hơi
nóng? Theo các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề nhà ở sẽ mất
hết ý nghĩa nếu tách nó ra khỏi điều kiện sinh hoạt của con người, ra khỏi mọi
sự thật là việc xây dựng nhà ở được tiến hành trong một xã hội nhất định nào
đó như thế nào, quy mô của nó ra sao, thiết bị trong nhà thế nào, nó thuộc
quyền sở hữu của ai, chi phí cho nhà ở, tiền thuê nhà chiếm tỷ lệ bao nhiêu
trong việc thu chi của gia đình… Dĩ nhiên, ngay khi đã ở trong những căn nhà
mới, người ta có thể vẫn giữ những tập tục và thói quen cũ. Nhưng sẽ là sai
lầm nếu quên đi rằng, không thể biến đổi hoạt động sống của con người nếu
không biến đổi các điều kiện sinh hoạt vật chất và xã hội của họ. Cách xem
xét phiếm diện như vậy là xa lạ với chủ nghĩa duy vật trong việc giải thích đời
sống xã hội và cũng không cho phép hiểu được những phương hướng cải tạo
nó. Bởi thế, lối sống phải được hiểu như là một tổng thể các hình thức hoạt
động liên hệ với nhau trong sự thống nhất không thể chia cắt với các điều kiện
của hoạt động ấy.
Như vậy, lối sống là một trong những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Lối sống được hình thành trên cơ sở những điều kiện và các mối quan hệ
kinh tế xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, phù hợp với một hình thái
kinh tế-xã hội nhất định. Lối sống bị quyết định bởi các điều kiện sinh hoạt


khách quan, đồng thời cũng phụ thuộc cả vào các nhân tố chủ quan. Lối sống
mang tính giai cấp.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra vấn đề xây dựng đời
sống mới. Trong nhiều bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy

cán bộ và nhân dân ta ra sức thực hành đời sống mới. Tư tưởng đó của người
được tập trung chủ yếu trong hai tác phẩm “Đời sống mới” và “Sửa đổi lối
làm việc”.
Dưới bút danh Tân Sinh, Người viết tác phẩm “Đời sống mới” với mục
đích “làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh
thần được vui mạnh hơn”[38, tr. 95]. Bác khẳng định: “Nếu mọi người đều cố
gắng làm đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”. Đời sống mới
thuộc phạm trù đạo đức cách mạng, biểu hiện trong các đức tính cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Tư tưởng sâu sắc và phong phú của Người thường
ẩn dưới hình thức ngôn ngữ hết sức cô đọng, giản dị và thể hiện ở những chủ
trương, đường lối, biện pháp cụ thể. Có vậy con người mới mới có đời sống
mới, và tạo thành cuộc vận động xây dựng nếp sống mới. Từ đó chúng ta
nhận thức được rằng, cuộc vận động xây dựng nếp sống mới hiện nay phải
được đặt trong chiến lược con người.
Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cái nhìn
biện chứng, sâu sắc về việc xây dựng nếp sống mới; nó không phủ nhận, bác
bỏ hoàn toàn cái cũ và cũng không nhất thiết cái gì cũng làm mới. Cái mới
không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế thừa từ cái nền truyền thống. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng dạy chúng ta tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của
cha ông về đạo làm người để xây dựng đời sống mới, đạo đức mới. Theo
Người, cái gì mà xấu thì nhất quyết phải bỏ; có những cái cũ tuy không xấu
nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Còn cái gì cũ mà tốt thì phải


phát triển thêm. Người cũng chỉ ra sự khó khăn, phức tạp khi xây dựng cái
mới, khi phải đấu tranh với sức ì của cái xấu. Người cho rằng “Thói quen rất
khó đổi. Cái tốt mà lạ người ta có thể cho là xấu, cái xấu mà quen người ta
cho là thường. Ví dụ: chống đánh chửi vợ, cha mẹ đánh chửi con là điều rất
dã man. Nhưng vì ta quen thấy, nên ta cho là việc thường.” [38, tr. 107]. Khi
những thói quen xấu đã trở thành nếp thì việc xoá bỏ nó không thể dễ dàng,

ngay một lúc có thể làm được, mà phải kiên trì, thường xuyên xây dựng để tạo
ra một nếp sống mới.
Người chia đời sống mới thành hai thứ. Một là đời sống mới riêng, của
từng người. Hai là đời sống mới chung, từng nhóm người, như các bộ đội, các
nhà máy, các trường học, các công sở… “Mỗi người, mỗi đoàn thể lại phải
theo công việc, nghề nghiệp của mình mà làm đời sống mới cho phù hợp với
hoàn cảnh” [38, tr. 97]. Nội dung xây dựng đời sống mới đều bắt nguồn từ
muôn mặt của đời sống hàng ngày, có liên quan tới mối quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội. Người đề cập đến việc xây dựng nếp sống
mới cho từng nhóm người, từng môi trường hoạt động của con người: trẻ em,
người lớn, một người, một nhà, một lầng, một trường học, trong bộ đội, trong
công sở…Theo Người, cách ứng xử giữa người với người phải “thành thật,
thân ái, giúp đỡ”, trong quan hệ giữa các thành viên với nhau, quan hệ giữa vợ
chồng phải hoà thuận, thương yêu nhau. Nghĩa vụ con cái đối với cha mẹ già,
quan hệ giữa anh chị em ruột, đạo lý giữa mẹ chồng nàng dâu… Các mối
quan hệ này đều phát huy những mặt tốt đẹp của đạo đức truyền thống đã ăn
sâu vào nếp sống của từng gia đình Việt Nam.
Những nội dung về nếp sống mới mà Bác đưa ra luôn gắn liền với thực
tế. Bác quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt của lối sống: “nhặt một cành gai
cho người khác khỏi giẫm”. Người quan niệm: cưới hỏi, giỗ tết nên


đơn giản, tiết kiệm… đường sá phải sạch sẽ, ao tắm giặt, giếng nước uống
phải phân biệt và săn sóc cẩn thận…[38, tr. 101]
Bác để lại bài học lớn về phương thức vận động xây dựng nếp sống
mới. Bác dạy: “Trước hết phải tuyên truyền, giải thích và làm gương”, làm
cho có kết quả để mọi người noi theo. Theo đó, trong việc nghiên cứu cũng
như xây dựng nếp sống mới, chúng ta phải tìm ra được những tấm gương,
những điển hình, những nhân tố mới.
Người còn nhắc nhở chúng ta, để xây dựng nếp sống mới thì phải kiên

trì vận động, kiên trì xây dựng đời sống mới, làm từ việc nhỏ đến việc lớn.
Người dạy: “Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác phải
hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng”
[38, tr. 109]
Hồ Chí Minh cũng dạy chúng ta nguyên tắc của cuộc vận động xây
dựng nếp sống mới là tự nguyện. Bác viết: “Các số đông quốc dân thừa hiểu,
chưa làm đời sống mới thì tuyệt đối không nên bắt buộc…đến khi đại đa số
đồng bào theo đời sống mới, chỉ còn số rất ít không theo, khuyên mãi cũng
không được, lúc đó có thể dùng cách cưỡng bức, bắt họ phải theo”[38, tr.
108-109]. Bác cũng phê bình những cách áp đặt, máy móc như: Mấy anh em
thanh niên tuyên truyền giảm bớt giỗ, tết. Nhưng đến khi ra chợ gặp ai mua
đồ mã thì giấy lấy đốt hết. Họ không biết rằng tuyên truyền thì phải dần dần,
nói cho người ta hiểu để người ta vui lòng làm, chứ không có quyền ép người
ta. Không biết rằng đơm cúng là một phong tục lâu đời. Không biết rằng
người ta đã mất tiền mua, mình giật đốt đi thì ai cũng tức giận. Hãy khuyên
dân học quốc ngữ “nhưng hăng hái quá, phạt tiền hoặc đem mực vẽ miệng
những người qua đường không biết chữ…làm như vậy chỉ được người ta oán
gét chứ không ích gì.


Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rõ con người và phẩm chất của họ là
sản phẩm của xã hội, có tính lịch sử nhất định, nhưng yêu cầu của cách mạng
cấp bách phải có những con người tiêu biểu, tiên tiến để có thể đảm đương sứ
mệnh do lịch sử giao phó. Chính vì vậy, cuối năm 1947, Người đã viết tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Theo
Người, sửa đổi lối làm việc không chỉ là ra sức rèn luyện tư cách và đạo đức
cách mạng, sửa đổi cách lãnh đạo mà còn cả sửa chữa, rèn luyện tác phong,
nếp sống mới cho cán bộ, đảng viên. Người đặt vấn đề tác phong, nếp sống
mới không chỉ bó hẹp trong giáo dục cán bộ, đảng viên mà gắn chặt hữu cơ
với vai trò và sứ mệnh của quần chúng, với tấm lòng nhân ái, luôn nhìn vào

quần chúng.
Người phê phán bệnh khai hội tuỳ tiện, thiếu chuẩn bị, thiếu thiết thực,
làm mất thì giờ, gây phiên hà cho quần chúng. “Cán bộ khu về tỉnh, cán bộ
tỉnh về huyện, cán bộ huyện về làng thì khệnh khạng như “ông quan”, ông
“cán” làm cho một “tua” hai ba giờ đồng hồ. Nói gì đâu đâu. Còn công việc
thiết thực trong khu, trong tỉnh, trong huyện, trong xã đó, thì không động
đến…”. Người dạy cán bộ, đảng viên trong cách làm việc, cách tổ chức, nói
chuyện, phải “Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng” [38, tr. 248].
Người dạy: bất cứ việc to nhỏ, phải xét rõ và làm cho phù hợp với trình độ
văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm trong tranh đấu,
lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Cán bộ, đảng viên
phải tích cực sửa chữa bệnh “hữu danh vô thực”. Đó là cách “làm việc không
thiết thực, không từ chỗ gốc chính, không từ dưới làm nên, làm cho có
chuyện, làm lấy rồi, làm được ít suýt ra nhiều”. Theo Người, phong cách làm
việc theo nếp sống mới phải được thể hiện qua hành động ý chí, nhất là giá trị
xã hội của hành động đó. Hành động phải nhằm đem lại lợi ích cho cách
mạng, cho nhân dân. Điều quan trọng để có


được những phẩm chất tốt đẹp về nếp sống, nếp làm việc như Hồ Chí Minh
đã dạy là phải xóa bỏ những định hướng giá trị không đúng đắn, mang nặng
tính cá nhân ích kỷ.
Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiều
khuyết điểm. Theo Người, có thể chia các khuyết điểm thành ba loại: khuyết
điểm về tư tưởng, khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng và ngoài Đảng,
khuyết điểm về cách nói và cách viết. Người cho đó là ba chứng bệnh rất
nguy hiểm nếu không kịp thời sửa chữa, để lây lan ra thì sẽ vô cùng có hại.
Hồ Chí Minh đã phê phán thói ba hoa dưới các dạng thức của nó: dài
dòng, rỗng tuếch, cầu kỳ, khô khan, lúng túng, lông bông, lụp chụp, cẩu thả
và sáo cũ. Đó là biểu hiện của nếp sống cũ kỹ, lạc hậu, không phù hợp với đời

sống mới. Người đặt vấn đề không chỉ đơn giản về mặt tác phong mà còn
quán triệt tư tưởng, quan điểm và ý thức phục vụ nhân dân. Người cho rằng
viết dài dòng, rỗng tuếch “không có ích gì cho người xem, chỉ là tốn giấy
mực, mất công người xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại dài”.
Người lên án bệnh nói và viết dài dòng, rỗng tuếch nhưng không hề phản đối
những vấn đề cần diễn đạt dài, như sách lý luận chẳng hạn, vì tuy có dài
nhưng mà cần, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng
tuếch. Vấn đề đặt ra là biết cân đối liều lượng, tránh thái độ cực đoan “chống
nói dài, viết rỗng, chứ không phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt”.
Hồ Chí Minh lên án thói “cầu kỳ” không chỉ vì Người có thói quen
sống với tác phong khiêm tốn, giản dị, mà xuất phát từ quan điểm phục vụ
nhân dân sâu sắc. Người đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Có
tinh thần phụ trách đối với dân, nghĩa là vì con người, trước hết là vì con
người cụ thể. Vì dân, coi con người là trên hết, nên trong xây dựng nếp sống
mới cho cán bộ, Người đòi hỏi phải có tinh thần phụ trách trước quần chúng


trong cả cách nói năng, viết lách cho trong sáng. Người phê phán thái độ coi
thường quần chúng, thiếu tôn trọng quần chúng, dùng cả đoạn chứ Hán, dùng
từng đống danh từ lạ, nói hoặc viết theo cách Tây, mỗi câu dài dằng dặc, thì
quần chúng hiểu sao được.
Hồ Chí Minh dạy cán bộ phải có tác phong hỏi quần chúng trong cách
ăn nói. Theo Người, Cách nói của quần chúng đầy đủ, rất hoạt bát, thiết thực
mà lại rất đơn giản. Chỉ vì cán bộ chưa học được cách nói đó nên mắc phải
bệnh khô khan, lúng túng khó nói, khó viết, cứng nhắc, không hoạt bát, không
thiết thực. Người có quan điểm thực tiễn và khoa học trong việc dùng tiếng
nước ngoài, làm thế nào cho ngôn ngữ trong sáng, không lai căng, phản đối
thói dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, chống mượn không phải lối
khiến quần chúng không hiểu nổi. Nhưng đồng thời, chúng ta không chống
mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm.

Một phần không nhỏ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí
Minh luôn đề cao vị trí của con người và vai trò của nhân dân. Người viết:
Chúng ta thường kêu gọi làm làng kiểu mẫu, trại kiểu mẫu, bộ đội kiểu mẫu…
khẩu hiệu đó rất đúng. Nhưng đến nay chưa làm được, hoặc làm được nửa
chừng rồi lại nguội…Muốn lập làng kiểu mẫu…thì trước hết phải đào tạo ra
những người kiểu mẫu để làm cán bộ cho làng đó, cho đội đó. Làm được một
làng, một đội rồi lấy đó làm kiểu mẫu để khuyến khích và cổ động nơi khác.
Bác dạy trước tiên phải tạo ra những con người kiểu mẫu chính là phải tạo
nên những nhân tố mới, điển hình mới để rồi từ đó nhân ra, phát triển lên.
Việc xây dựng nếp sống mới cũng như các việc khác đều phải bắt đầu
từ dân, vì lợi ích của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân mới có kết
quả. Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân chủ, nguyện vọng, của quần
chúng, nghiêm khắc phê phán bệnh chủ qua, hẹp hòi, thói ba hoa, xa


rời quần chúng của cán bộ, đảng viên. Đó là bài học rất quan trọng khi tiến
hành xây dựng nếp sống mới.
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ cho chúng ta thấy nội dung của đạo đức cách
mạng và cũng là đạo đức của con người mới mà cuộc vận động xây dựng nếp
sống mới của chúng ta nhằm hướng tới. Người viết: Nói tóm tắt tính tốt ấy
gồm 5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ các
“bệnh” thường mắc phải trong công tác. Người hướng dẫn cách sửa chữa
những bệnh đó, phân tích tỷ mỷ các bệnh mà mỗi con người dễ mắc phải như:
bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc
địa phương, óc lãnh đạo, bệnh hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh, cận thị, cá
nhân. Trong đó có nhiều bệnh liên quan tới việc xây dựng nếp sống, nếp làm
việc. Khi nói về bệnh hội họp Bác cũng nghiêm khắc phê phán làm việc
không đúng giờ: Hẹn khai hội 8h thì 9h, 10h mới đến…Họ không hiểu rằng
giữ đúng thì giờ là một tính tốt của con người cách mạng, nhất là trong lúc
kháng chiến này. Trong tác phẩm, Người đã chỉ ra rất nhiều nhược điểm trong

nếp sống cũ lạc hậu mà cho đến nay, qua nhiều cuộc vận động xây dựng nếp
sống mới, chúng ta vẫn chưa khắc phục được.
Từ những công việc cụ thể, giản dị hàng ngày, Hồ Chủ Tịch đã hướng
dẫn cho chúng ta bỏ những thói xấu, tu dưỡng những đức tính tốt. Người đã
chỉ rõ cho chúng ta những hình ảnh bằng xương bằng thịt những cán bộ, đảng
viên kiểu mẫu, hình ảnh những con người mới trong xã hội mới. Đó là một
bài học rất lớn để chúng ta noi theo khi xây dựng những điển hình, chuẩn mực
trong việc xây dựng nếp sống mới.
Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đời sống mới là Cần, Kiệm,
Liêm, Chính . Đời sống mới bắt đầu từ muôn mặt của đời sống hàng ngày, có
liên quan tới mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Xây dựng
đời sống mới phải bắt đầu từ dân, hết lòng vì dân. Để xây dựng đời sống mới


thì phải đào tạo ra những người kiểu mẫu, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng
viên, tạo ra những nhân tố mới để từ đó nhân ra, phát triển lên.
1.1.3.Khái niệm lối sống
Vào các thập niên 60 – 80 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đưa ra hơn 50 định nghĩa tiêu biểu về
“lối sống”. Các định nghĩa này có thể qui về ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: định nghĩa lối sống bằng cách liệt kê càng nhiều càng
tốt tất cả mọi hoàn cảnh có liên quan đến cuộc sống của con người và toàn xã
hội. Lối sống được kiến giải như một phạm trù xã hội học bao hàm cả các
kiều kiện sống, các hình thức hoạt động sống của con người, các quan hệ xã
hội, sinh hoạt các hình thức thỏa mãn nhu cầu, thế giới quan. Cách định nghĩa
này bị nhiều ý kiến phê phán vì sự mở rộng quá mức khái niệm lối sống, làm
cho lối sống mất đi nội hàm riêng và đặc trưng của nó.
Nhóm thứ hai: xem lối sống là phạm trù nói lên các nhu cầu của con
người, những cách thức thỏa mãn những nhu cầu đó, nói lên những đặc trưng
về chất lượng trong sự phồn vinh của con người hoặc cho rằng lối sống là

phạm trù chỉ nếp nghĩ và nếp hành vi, nếp sống nội tâm của con người. Cách
định nghĩa này sẽ loại trừ những hoạt động sống quan trọng của con người
như lao động, hoạt động chính trị - xã hội ra khỏi lối sống.
Nhóm thứ ba: Quan niệm lối sống là phạm trù xã hội học, chỉ sự thống
nhất hữu cơ của các hình thức hoạt động sống và những điều kiện nhất định.
Ở đây, người ta không chú ý đến vai trò của yếu tố chủ quan trong lối sống.
[Xem 21, tr. 17-18]
Định nghĩa tiêu biểu và phổ biến nhất ở Liên Xô (cũ) có lẽ là định
nghĩa gắn với hoạt động của con người. “Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa
học” định nghĩa “lối sống xã hội chủ nghĩa” là “những hình thức hoạt động


×