Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Nhận diện các yếu tố cản trở việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức rd theo nghị định 115 2005 nđ CP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.43 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN ANH TÚ

NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ VIỆC THỰC HIỆN TỰ CHỦ,
TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TỔ CHỨC R&D THEO
NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP
(Nghiên cứu trƣờng hợp các tổ chức sự nghiệp KH&CN công lập trực
thuộc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thành phố Hồ Chí Minh, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------PHAN ANH TÚ

NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ VIỆC THỰC HIỆN TỰ CHỦ,
TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TỔ CHỨC R&D THEO
NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP
(Nghiên cứu trƣờng hợp các tổ chức sự nghiệp KH&CN công lập trực
thuộc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60 34 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Huy Tiến



Thành phố Hồ Chí Minh, 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................
1.

Tên đề tài...............................................................................................

2.

Lý do chọn đề tài.....................................................................................

3.

Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................

4.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................

5.

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................


6.

Mẫu khảo sát..........................................................................................

7.

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................

8.

Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................

9.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................

10. Kết cấu của luận văn ............................................................................
Kết luận * Khuyến nghị..............................................................................
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ ........................................................
1.1.1. Khái niệm hoạt động KH&CN .........................................................
1.1.1.1. Nghiên cứu (research – R) ............................................................
1.1.1.2. Triển khai (Development – D) .......................................................
1.1.1.3. Đổi mới công nghệ .......................................................................
1.1.1.4. Dịch vụ KH&CN ..........................................................................
1.2. Cách tiếp cận phổ biến về hoạt động nghiên cứu và triển khai ...............
1.3. Phân biệt khái niệm “triển khai” và “phát triển” trong quản lý ...............
1.4. Khái niệm chính sách ..........................................................................
1.5.Tổ chức Khoa học và Công nghệ ..........................................................
1.5.1.Khái niệm tổ chức KH&CN ..............................................................

1


1.5.2.Tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế Nghị định 115/2005/NĐ-CP. 20

1.5.3. Các loại hình của tổ chức KH&CN ..................................................
1.5.3.1.Tổ chức nghiên cứu cơ bản ............................................................
1.5.3.2.Tổ chức nghiên cứu ứng dụng ........................................................
1.5.3.3. Doanh nghiệp KH&CN .................................................................
1.5.3.4. Đặc điểm của các tổ chức KH&CN tại Việt Nam ...........................
1.6. Khái niệm tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức R&D ...................
1.6.1. Tự chủ trong tổ chức KH&CN .........................................................
1.6.1.1. Tự chủ về hoạt động KH&CN .......................................................
1.6.1.2. Tự chủ về tài chính .......................................................................
1.6.1.3. Tự chủ về quản lý nhân sự.............................................................
1.6.1.4. Tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế.................................................
1.6.1.5. Quyền tự chủ ................................................................................
1.7. Rào cản trong thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động R&D

của tổ chức KH&CN ..................................................................................
1.7.1. Khái niệm rào cản ...........................................................................
1.7.2. Rào cản thực hiện tự chủ trong hoạt động đổi mới công nghệ của tổ
chức KH&CN ...........................................................................................
1.7.2.1. Rào cản do hạn chế về nhận thức ..................................................
1.7.2.2. Rào cản do cơ chế tài chính chưa phù hợp.....................................
1.7.2.3. Rào cản do sự không đồng bộ giữa hướng dẫn và thực hiện của cơ
quan quản lý.............................................................................................
1.8. Mối quan hệ giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động R&D của

các tổ chức KH&CN ..................................................................................

Kết luận chương 1......................................................................................
CHƢƠNG 2. RÀO CẢN THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU
TRÁCH NHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC TỔ CHỨC R&D TRỰC THUỘC SỞ KH&CN LÂM
ĐỒNG HIỆN NAY..................................................................................


2.1. Tình hình chung việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ

chức KH&CN công lập tại Việt Nam ..........................................................
2.1.1. Kết quả triển khai thực hiện Nghị định 115.......................................
2.1.1.1. Việc xây dựng và phê duyệt đề án thực hiện tự chủ.........................
2.1.1.2. Việc phân loại mô hình tổ chức hoạt động .....................................
2.1.1.3. Việc thực hiện các nội dung tự chủ ................................................
2.2. Tình hình thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm đơn vị sự nghiệp công lập

trực thuộc Sở KH&CN Lâm Đồng ..............................................................
2.2.1. Tổng quan về trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng ....................
2.2.1.1. Giới thiệu chung ...........................................................................
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ....................................................................
2.2.1.3 Năng lực hoạt động .......................................................................
2.2.1.4. Cơ cấu tổ chức .............................................................................
2.2.2. Cơ chế tài chính của Trung tâm .......................................................
2.2.3. Tình hình tài chính, tài sản và kinh phí .............................................
2.2.3.1. Tài chính ......................................................................................
2.2.3.2. Tài sản ........................................................................................
2.2.3.3. Diện tích nhà làm việc .................................................................
2.2.4. Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Trung tâm ..............
2.2.4.1. Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN của địa phương ..........
2.2.4.2. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ 48


2.2.4.3. Hoạt động tư vấn, dịch vụ .............................................................
2.2.5. Đầu tư thiết bị mới ..........................................................................
2.2.6. Đầu tư bổ sung công nghệ tương tự, hoặc nâng cấp thiết bị ..............
2.2.7. Đầu tư đào tạo nhân sự về vận hành, bố trí lại qui trình....................
2.3. Thực trạng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tại
Trung tâm ..................................................................................................
2.3.1. Trung tâm chưa được tự chủ hoàn toàn trong sử dụng nguồn kinh phí
phát triển sự nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ..................................
2.3.2. Cơ quan quản lý chưa thật sự tạo tự chủ cho hoạt động tại Trung tâm54
3


2.3.3. Cơ quan quản lý chưa có hướng dẫn cho tổ chức KH&CN thực hiện
huy động nguồn tài chính trong xã hội .......................................................
2.3.4. Thực trạng phân cấp quản lý tài chính tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN
và những tác động đến thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động

56
2.4. Thực trạng việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trung tâm Phân

tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng
2.4.1. Giới thiệu chung..............................................................................

2.4.2. Một số chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận
chất lượng ................................................................................................
2.4.2.1. Chức năng....................................................................................
2.4.2.2. Nhiệm vụ ......................................................................................
2.4.2.3. Chính sách chất lượng của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất


lượng .......................................................................................................
2.4.3. Rào cản thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trung tâm
Phân tích và Chứng nhận chất lượng. ..........................................................
2.4.3.1. Nhận thức chưa đúng và đầy đủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

................................................................................................................ 62
2.4.3.2. Thiếu sự quyết liệt và nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện Nghị định
115...........................................................................................................
2.4.3.2. Thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật ...............................
2.4.3.3. Hạn chế về tiềm lực của tổ chức KH&CN.......................................
Kết luận Chương 2 .....................................................................................
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN VIỆC THỰC HIỆN
TỰ CHỦ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TỔ CHỨC R&D. 66
3.1. Nhà nước cần có hướng dẫn tổ chức KH&CN huy động nguồn tài chính
trong xã hội ............................................................................................... 66
3.2. Cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức KH&CN không chi phối sâu trong
đầu tư đổi mới công nghệ của đơn vị.................................................. 68
4


3.2.1. Cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức KH&CN thực hiện vai trò định

hướng, phê duyệt kế hoạch và giám sát việc đầu tư đổi mới công nghệ.....68
3.2.2. Cho phép người đứng đầu tổ chức KH&CN được tự chủ sử dụng kinh
phí của quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong đầu tư đổi mới
công nghệ.....................................................................................................70
3.2.3. Tổ chức KH&CN được tự chủ thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ.

72
3.3. Phát huy tính tự chủ và năng động của tổ chức KH&CN....................73

3.3.1. Tổ chức dịch vụ KH&CN tự chủ tìm kiếm các nguồn vốn thông qua các

kênh đầu tư hoặc hợp tác.............................................................................73
3.3.2. Xây dựng qui chế đầu tư tài chính nội bộ cho hoạt động đầu tư đổi mới

công nghệ.....................................................................................................74
3.3.3. Liên kết tài chính từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các tổ chức

KH&CN với nhau để đầu tư vào các dự án trong điểm..............................76
Kết luận Chương 3..................................................................................... 77
KẾT LUẬN.................................................................................................78
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................82

5


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các Thầy Cô, bạn
bè đồng nghiệp và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Các Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý Khoa học và Công
nghệ đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian của khóa học;
PGS.TS. Phạm Huy Tiến, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành được đề tài; Ban lãnh
đạo Sở KH&CN và các Trung tâm Sự nghiệp công lập trực thuộc Sở đã
tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu, số liệu và đóng góp ý
kiến cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn;
Các Thầy, Cô đã dành thời gian đọc và cho ý kiến nhận xét, phản
biện về nội dung đề tài.


6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KPHĐTX


Kinh phí hoạt động thường xuyên

NĐ 115/NĐ-CP

Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành ngày 05/9/2005
của Chính phủ

R&D

Nghiên cứu và triển khai

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SKH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

SNKH

Sự nghiệp Khoa học

TCKH&CN

Tổ chức khoa học và công nghệ

TTUDKH&CN


Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ

TTPT&CNCL

Trung tâm Phân tích và Chứng nhận Chất lượng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc

7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tổng hợp các loại hình hoạt động KH&CN……………………...…….18
Hình 2.1. Tình hình chuyển đổi tính đến ngày 31.12.2014……………………….40
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm Ứng dựng KH&CN………………43
Hình 2.3. Nhân lực Trung tâm Ứng dụng KH&CN theo trình độ được đào tạo…44
Hình 2.4. Nhân lực Trung Trung tâm Ứng dụng KH&CN theo ngành được đào
tạo…………………………………………………………………………………44
Hình 2.5. Các hoạt động đổi mới công nghệ tại Trung tâm………………………50
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức trung tâm………………………………………………..60

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình tài chính các năm 2010-2014…………………...45

Bảng 2.2. Các hoạt động đổi mới công nghệ tại Trung tâm…………………….50

Bảng 2.3. Nguồn kinh phí đào tạo của Trung tâm qua các năm………………..52
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn trong đầu tư mới trang thiết bị tại Trung tâm…………...58

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tên đề tài

Nhận diện các yếu tố cản trở việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
các tổ chức R&D theo nghị định 115/2005/NĐ-CP (Nghiên cứu trường hợp các tổ
chức sự nghiệp KH&CN công lập trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng).

2.

Lý do chọn đề tài

Thế giới đã thay đổi nhiều nhờ sự phát triển như vũ bão của KH&CN, của
những chính sách đột phá, mạnh bạo, đi tiên phong trong nhiều thập kỷ qua. Và
chúng ta vẫn là người quan sát, bị động, đi sau trong nhiều lĩnh vực. Thực tiễn
phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống luôn thôi thúc, nhiều nhà khoa học Việt
Nam luôn đau đáu về sự thay đổi đột phá trong các chính sách phát triển
KH&CN. Rõ ràng phải bắt đầu từ việc khắc phục những bất cập trong các chính
sách phát triển KH&CN thời gian qua. Điều tưởng như đơn giản lại là điều nung
nấu, chắt lọc, suy tư và tổng kết trong nhiều năm qua.
Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của chính phủ quy định cơ

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức R&D được ban hành tới nay đã gần
10 năm nhưng phần lớn các tổ chức R&D vẫn không chuyển đổi được theo nghị
định trên mà chỉ chuyển đổi theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên vấn đề
chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D theo
nghị định 115/2005/NĐ-CP qua gần 10 năm vẫn gặp không ít những khó khăn,
cần được nhận diện các rào cản để từ đó có được những khuyến nghị bổ sung
sửa đổi nghị định khả thi hơn trong việc chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong hoạt động KH&CN của các tổ chức R&D.
3.

Lịch sử nghiên cứu

Các nghiên cứu về nhận diện các yếu tố cản trở tập trung tìm hiểu những khó
khăn, trở ngại, bất cập, vướng mắc của hoạt động KH&CN. Tiếp cận nghiên cứu
trong lĩnh vực Tài chính đầu tư trong hoạt động KH&CN Trung tâm Nghiên cứu
9


Khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Lập pháp có một báo cáo chuyên đề “Quản lý tài
chính trong hoạt động KH&CN, thực trạng và giải pháp” đã đưa ra các giải pháp
về cơ chế tài chính ở mức độ khái quát về đầu tư nguồn lực, đổi mới cơ chế phân
bổ ngân sách, đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập [10].

Cho đến nay nghiên cứu về nhận diện các yếu tố, tác nhân gây cản trở việc
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D theo nghị
định 115/2005/NĐ-CP hiện c n khá ít ỏi. Nghiên cứu về tự chủ hoạt động
KH&CN của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây trở thành một chủ đề thu hút
được sự quan tâm của nhiều học giả. Cũng chính vì vậy, tự chủ hoạt động

KH&CN ngày càng trở thành một phạm trù khoa học có ý nghĩa then chốt trong
các nghiên cứu lý thuyết của bộ môn khoa học về quản lý KH&CN.
Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Báo cáo tại Hội nghị sơ
kết Nghị định 115 tại TP Hồ Chí Minh do Bộ KH&CN tổ chức tháng 3/2008”;
“Đổi mới phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các tổ chức
KH&CN công lập, Trần Văn Tùng-Vụ TCCB, Tạp chí hoạt động khoa học tháng
2/2011”; Luận văn thạc sỹ “Nhận diện rào cản đối với hoạt động áp dụng kết quả
nghiên cứu trong nông nghiệp ở các huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” của
Nguyễn Chí Cường công bố năm 2013 đã chỉ ra được các rào cản trong việc áp
dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp. Luận văn thạc sỹ “Nhận diện những
yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN theo nghị định 115/2005/NĐ-CP” của Lê Thu Hương công bố năm
2011 đã chỉ ra được các rào cản việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức KH&CN theo nghị định 115/2005/NĐ-CP.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các tổ
chức R&D theo nghị định 115/2005/NĐ-CP sau gần 10 năm vẫn không thực hiện
được. Đã có những nghiên cứu chỉ ra được những rào cản trong việc chuyển đổi
sang cơ chế tự chủ hoạt động KH&CN các tổ chức R&D. Tuy nhiên, vẫn chưa có
nghiên cứu sâu tập trung vào nhận diện các rào cản đó tại tỉnh Lâm Đồng.

10


4.

Mục tiêu nghiên cứu

Chỉ ra được các yếu tố, tác nhân gây cản trở việc thực hiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức R&D theo nghị định 115/2005/NĐ-CP.
5.


Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Đề tài tập trung nhận diện các yếu tố cản trở việc chuyển đổi
sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 115/2005/NĐ-CP tại
các đơn vị KH&CN công lập.
- Không gian: Các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập trực thuộc Sở
KH&CN Lâm Đồng.
- Thời gian: 2009-2014.
6.

Mẫu khảo sát

Khảo sát tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng và Trung tâm Phân
tích và Chứng nhận chất lượng tỉnh Lâm Đồng là tổ chức sự nghiệp khoa học
và công nghệ công lập trực thuộc Sở KH&CN Lâm Đồng.
7.

Câu hỏi nghiên cứu

Yếu tố nào gây cản trở trong việc chuyển đổi sang thiết chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo nghị định 115/2005/NĐ-CP tại các tổ chức R&D trực thuộc Sở
KH&CN Lâm Đồng?
8.

Giả thuyết nghiên cứu

Việc chậm thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức R&D theo
nghị định 115/2005/NĐ-CP xuất phát từ các yếu tố chưa thực sự được trao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thiết chế vĩ mô và phân cấp quản lý tài chính theo

nền kinh tế thị trường là yếu tố gây cản trở cao nhất, khó vượt qua nhất.

9.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu mong muốn và giải quyết những câu hỏi nghiên cứu
đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Nghiên cứu lý thuyết bằng phương pháp thu thập thông tin qua tài
liệu.
+

Nghiên cứu thực tế dựa trên phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra và

so sánh. Khảo sát, thống kê thực trạng hoạt động, nguồn nhân lực, các chính sách.

+ Phương pháp tiếp cận trực tiếp, khảo sát số liệu, thống kê, phân tích,
so


11


sánh.
10.

Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu

- Phần nội dung, gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Chương 2: Rào cản thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động khoa học và công nghệ trong các tổ chức R&D trực thuộc Sở KH&CN
Lâm Đồng hiện nay.
+

Chương 3: Giải pháp khắc phục rào cản việc thực hiện tự chủ, tự chịu

trách nhiệm trong các tổ chức R&D theo nghị định 115/2005/NĐ-CP.
Kết luận * Khuyến nghị

12


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ
1.1.1. Khái niệm hoạt động KH&CN
Hoạt động KH&CN theo UNESCO là một chuỗi các hoạt động bao gồm
nghiên cứu (Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, trong đó nghiên cứu cơ
bản chia thành nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng;
nghiên cứu cơ bản định hướng lại chia thành nghiên cứu cơ bản nền tảng và nghiên
cứu chuyên đề) & triển khai (bao gồm 3 giai đoạn: tạo vật mẫu – prototype, tạo
quy trình – làm pilot để tạo công nghệ và làm thí điểm loạt nhỏ - sản xuất thử loạt

1 hay làm “Sêri 0” và đổi mới công nghệ (bao gồm chuyển giao công nghệ và
phát triển công nghệ). Hoạt động KH&CN còn bao hàm một loại hình hoạt động
khác nữa có chức năng phục vụ cho tất cả các loại hình hoạt động KH&CN nói
trên, đó là hoạt động dịch vụ KH&CN.

Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Trong đó, có 3 cách phân
loại nghiên cứu khoa học thường dùng là: phân loại theo chức năng nghiên cứu
(mô tả, giải thích, giải pháp, dự báo), phân loại theo phương pháp thu thập thông
tin phục vụ nghiên cứu (thư viện, điền dã, labô) và phân loại theo các giai đoạn
của nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Trong luận văn này, cách phân loại nghiên cứu khoa học nói riêng và phân
loại hoạt động KH&CN nói chung theo các giai đoạn và tính chất đặc trưng sản
phẩm của mỗi giai đoạn được sử dụng. Việc thống nhất cách hiểu những khái
niệm này là rất quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý KH&CN. Dưới
đây xin được trình bày chi tiết về từng loại hình hoạt động KH&CN nói trên.
1.1.1.1. Nghiên cứu (research – R)
* Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm tìm ra các thuộc tính, cấu trúc,
động thái của các đối tượng nghiên cứu, các sự vật và hiện tượng. Sản phẩm của
nghiên cứu cơ bản là những phân tích lý luận, những kết luận về quy luật, định
13


luật, định lý,…Trên cơ sở đó, hình thành nên các phát hiện, phát minh và các hệ
thống lý thuyết mới.
Nghiên cứu cơ bản được chia thành hai loại: Nghiên cứu cơ bản thuần túy
và nghiên cứu cơ bản định hướng.
- Nghiên cứu cơ bản thuần túy
Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hay
nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu tìm hiểu về bản chất
sự vật và quy luật của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, nhằm nâng cao nhận
thức, tri thức mà chưa có hoặc chưa bàn đến bất kỳ một ý nghĩa ứng dụng nào.
Loại hình nghiên cứu này, nhìn chung mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà nghiên
cứu: họ tự suy nghĩ ra, tự đề xuất đề tài nghiên cứu, quyết định chọn lựa đối
tượng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu với tính tự chủ rất cao.

- Nghiên cứu cơ bản định hướng
Nghiên cứu cơ bản định hướng hay đôi khi c n gọi là nghiên cứu thăm d ,
là những nghiên cứu nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành nghiên cứu nền tảng và nghiên
cứu chuyên đề.
+

Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ

thống sự vật, ví dụ như các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên, điều
tra cơ bản về các điều kiện tự nhiên như địa chất, khí tượng, thủy văn, điều tra cơ

bản về KT-XH.
+

Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu có hệ thống về một hiện tượng, sự

vật. Nghiên cứu chuyên đề có thể dẫn đến những cơ sở lý thuyết quan trọng và
những ứng dụng có ý nghĩa to lớn trong đời sống, KT-XH.
* Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng các lý thuyết, quy luật thu được từ
trong nghiên cứu cơ bản, tức là dựa trên cơ sở các kết quả, sản phẩm của nghiên
cứu cơ bản, để đưa ra những mô tả, giải thích, dự báo hoặc những nguyên lý về các
giải pháp. Ở đây giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này, theo
đó có thể là các giải pháp về công nghệ, vật liệu, sản phẩm, giải pháp về xã hội,
14


quản lý, tổ chức, v.v…Nghiên cứu ứng dụng cũng có thể là nghiên cứu để áp
dụng các kết quả nghiên cứu đã thành công ở một môi trường nhất định, vào

trong một môi trường mới của sự vật và hiện tượng.
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một hệ thống tri thức về
nhận dạng trạng thái của sự vật, hiện tượng trong hiện tại và tương lai. Cũng có
thể là một hệ thống tri thức về giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, động thái, cấu
trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối sự vật, hiện tượng. Sản phẩm
của nghiên cứu ứng dụng cũng có thể là một giải pháp mới về công nghệ, vật
liệu, sản phẩm, về xã hội, tổ chức và quản lý, v.v…Sáng chế -loại thành tựu
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một sản phẩm đặc biệt của
nghiên cứu ứng dụng.
Một điều cần lưu ý là, mặc dù mang tên gọi như vậy, nhưng kết quả của
nghiên cứu ứng dụng vẫn chưa thể ứng dụng được ngay, mà để có thể đưa chúng
vào sử dụng thực tế, còn phải trải qua một giai đoạn nghiên cứu nữa, gọi là triển
khai.
1.1.1.2. Triển khai (Development – D)
Triển khai ở đây là viết tắt của một thuật ngữ đầy đủ là triển khai thực
nghiệm kỹ thuật, sau này còn gọi là triển khai thực nghiệm công nghệ là hoạt động
vận dụng các quy luật (sản phẩm của nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý, giải
pháp (sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng) để tạo ra vật mẫu và công nghệ sản xuất
vật mẫu với các tham số kỹ thuật khả thi. Triển khai bao gồm ba giai đoạn:
-

Tạo ra vật mẫu (làm prototype) là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được

sản phẩm mẫu hay c n gọi là vật mẫu chức năng (functional prototype), mà chưa
quan tâm đến quy trình sản xuất ra vật mẫu và quy mô áp dụng vật mẫu đó.

-

Tạo quy trình, công nghệ (làm pilot) là giai đoạn tìm kiếm, thử nghiệm


và tạo ra công nghệ để sản xuất sản phẩm theo mẫu mới (prototype) vừa thành
công ở giai đoạn trước, đôi khi c n gọi đây là giai đoạn tạo vật mẫu kỹ thuật
(engineering prototype).

15


-

Sản xuât thử loạt đầu/sản xuất thử loạt nhỏ (sản xuất “Sê ri 0”) là giai

đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ hay làm thí điểm,
trong thực tế c n được gọi là sản xuất bán đại trà hay bán công nghiệp.
Về mặt lý thuyết, sau giai đoạn triển khai, kết quả nghiên cứu sẽ được
chuyển giao vào sản xuất, hình thành nên chuyển giao công nghệ theo chiều dọc.
Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau, có thể do doanh nghiệp chưa
sẵn sàng tiếp nhận, cũng có thể do tổ chức R&D còn muốn giữ lại know-how,
muốn tiếp tục hoàn thiện công nghệ, v.v…tình huống đó thúc đẩy tổ chức R&D
lập ra các doanh nghiệp ngoại biên (doanh nghiệp spin-off) để tự mình đưa ra thị
trường các công nghệ, sản phẩm mới và độc đáo.
1.1.1.3. Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ (technological innovation) là hoạt động thay thế một
công nghệ lạc hậu hơn bằng một công nghệ tiến bộ hơn nhằm mục đích nâng
cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Đổi mới công nghệ được thực hiện thông qua hai loại hình hoạt động là:
chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ.
* Chuyển giao công nghệ
Trong xã hội luôn luôn tồn tại các luồng di động công nghệ từ nơi có trình
độ, năng lực công nghệ cao đến nơi có trình độ, năng lực công nghệ thấp hơn –
luồng di động đó tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, xét về mặt bản chất đó

chính là quá trình trao tri thức công nghệ.
Chuyển giao công nghệ (transfer of technology) là sự chuyển nhượng quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng một công nghệ giữa hai đối tác. Công nghệ được
chuyển giao bao gồm: các bí quyết, quy trình, công thức, quyền sở hữu và quyền sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Chuyển giao công nghệ có thể đi kèm hoặc
không đi kèm hợp đồng licence hoặc hợp đồng patent-licence, có thể đi kèm hoặc
không đi kèm đầu tư thiết bị, tiền vốn. Chuyển giao công nghệ bao gồm: chuyển
giao công nghệ theo chiều ngang và chuyển giao công nghệ theo chiều dọc.
-

Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang là sự chuyển giao công nghệ giữa

các doanh nghiệp. thực chất đây là quá trình nhân rộng công nghệ về mặt số lượng,
16


không có biến đổi về trình độ, năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm. Ưu
điểm của hình thức chuyển giao theo chiều ngang là ít rủi ro, nhưng năng lực
cạnh tranh thấp.
-

Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc là sự chuyển giao tri thức công

nghệ từ khu vực R&D vào doanh nghiệp, thực chất đây là quá trình áp dụng kết
quả nghiên cứu vào sản xuất. Mặc dù xác xuất rủi ro của hình thức chuyển giao
theo chiều dọc có thể cao, song đổi lại, năng lực cạnh tranh cũng lại có thể rất
cao, do tạo ra được các sản phẩm mới dựa trên công nghệ mới.
Đây cũng chính là nơi thể hiện rõ nhất sự giao nhau của hoạt động KH&CN
với hoạt động thương mại và trong nhiều trường hợp, nó gần giống thương mại


hơn.
* Phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ (development of technology hay technology
development) là sự mở rộng và/hoặc nâng cấp công nghệ, bao gồm hoạt động
phát triển công nghệ theo chiều rộng – nhân rộng, mở rộng công nghệ và hoạt
động phát triển công nghệ theo chiều sâu – nâng cấp công nghệ.
1.1.1.4. Dịch vụ KH&CN
Dịch vụ KH&CN là một loại hình hoạt động KH&CN, có chức năng cung
ứng dịch vụ cho mọi hoạt động KT-XH theo nhu cầu và năng lực. Dịch vụ
KH&CN bao gồm: các loại hoạt động phục vụ cho nghiên cứu, triển khai,
chuyển giao và phát triển công nghệ, như các dịch vụ tính toán, cung cấp thông
tin tư liệu, môi giới, trợ giúp kỹ thuật (lắp đặt, cân chỉnh máy móc thiết bị; duy
tu, bảo dưỡng kỹ thuật phần cứng và phần mềm; kiểm định đo lường, thử
nghiệm, hiệu chuẩn; phân tích, kiểm định mẫu nguyên liệu, sản phẩm, v.v…) và
thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh,
tổ chức, quản lý và phục vụ các hoạt động KT-XH khác.
Tổng hợp về các loại hình hoạt động KH&CN được trình bày một cách
trực quan trên hình 1.1 với đường kẻ vuông gốc, nét rời và khối về nghiên cứu
chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước được thêm vào, để phục vụ cho
việc phân tích ở chương 2 [9,10,13,15,23].
17


Hình 1.1. Tổng hợp các loại hình hoạt động KH&CN

Nghiên

cứu
chiến
lược,

chính
sách
phục vụ
quản lý
nhà
nước

Làm ra vật mẫu (prototype)

Tạo CN SX sản phẩm theo
mẫu mới (làm pilot)
Sản xuất thử ở loạt đầu
(“Sêri 0”)

NCCB
thuần
túy

(Nguồn: Tổng hợp)
1.2. Cách tiếp cận phổ biến về hoạt động nghiên cứu và triển khai
R&D là một chuỗi bộ phận trong tổng thể các hoạt động KH&CN, theo
UNESCO, R&D là “các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ
thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa, xã hội
và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới”. Hoạt động R&D bao
gồm các loại hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai [16]


18



1.3. Phân biệt khái niệm “triển khai” và “phát triển” trong quản lý
Triển khai – gọi một cách đầy đủ là triển khai thực nghiệm công nghệ bao
gồm 3 giai đoạn: làm ra vật mẫu, làm công nghệ để sản xuất sản phẩm theo mẫu
mới và sản xuất thử để kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ - là khâu cuồi cùng
của hoạt động R&D. Quản lý hoạt động này thuộc phạm trù quản lý R&D và đ i
hỏi sự chú ý đầy đủ tới các đặc điểm về tính mới, tính rủi ro, tính bất định, tính
phi kinh tế và tính trễ của nó.
Kết thúc khâu triển khai, công nghệ được chuyển giao và vận hành trong
sản xuất, lúc đó hoạt động phát triển công nghệ bao gồm nhân rộng công nghệ
và nâng cấp công nghệ bắt đầu và kèm theo đó là sự bắt đầu của quá trình quản
lý công nghệ với nhiều đặc điểm khá trái ngược với quản lý hoạt động R&D, đó
là tính lặp lại theo chu kỳ, tính tin cậy, sản phẩm xác định, tính kinh tế cao,v.v…
Như vậy hoạt động “triển khai” và “phát triển” hoàn toàn khác biệt nhau với
tư cách là đối tượng quản lý và đối tượng phân biệt đối xử trong chính sách [23].

1.4. Khái niệm chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra”.
Theo Alfred chardler: "chính sách kinh doanh là phương cách đường lối
hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong khi phân bổ sử dụng các nguồn
lực của doanh nghiệp".
Theo Robinson “chính sách là những chỉ dẫn cho việc làm quyết định
hoặc đưa ra quyết định và thể hiện những tình huống lặp lại có tính chu kỳ”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của
họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của
một hệ thống xã hội” [11]


19


Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà
chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác
động đến người dân”.
Theo tác giả cũng đồng quan điểm với khái niệm của từ điển tiếng việt
“chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định,
dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”
Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
-

Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình

hình thực tế;
-

Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất

định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
1.5.Tổ chức Khoa học và Công nghệ
1.5.1.Khái niệm tổ chức KH&CN
Theo định nghĩa của luật Khoa học Công nghệ năm 2013, “tổ chức KH&CN
là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và
phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ Khoa học và Công nghệ, được thành lập
và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật” [20, điều 3, mục 11].
1.5.2.Tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế Nghị định 115/2005/NĐ-CP


Là các tổ chức KH&CN, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành
lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải kinh phí
hoạt động thường xuyên theo hướng dẫn của Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Nghị
định 115/2005/NĐ-CP áp dụng cho các tổ chức sau:





Tổ chức nghiên cứu khoa học.
Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Tổ chức dịch vụ KH&CN.

Khi áp dụng Nghị định 115/2005/NĐ-CP, tổ chức KH&CN có những
thuận lợi chính sau:



Được tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức nhân sự, biên chế, tài chính.
20


 Được giao tài sản, kể cả giá trị quyền sử dụng đất.


Được chủ động nâng lương cho cán bộ, viên chức đúng hạn, trước thời
hạn và vượt bậc trong cùng ngạch, được quyền tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch cho
viên chức, giải quyết mọi chế độ cho viên chức theo quy định của pháp luật.




Được hỗ trợ đầu tư phát triển khi tăng trưởng tốt, khi chuyển đổi
sớm và có dự án khả thi.

 Không giới hạn thu nhập, quỹ lương được tính vào chi phí hợp


trước thuế.



Riêng tổ chức KH&CN chuyển thành tổ chức tự trang trải kinh phí

hoạt động thường xuyên được quyền sản xuất kinh doanh, được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được hưởng các quyền lợi khác của
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (ví dụ: xuất nhập khẩu trực
tiếp, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp mới thành lập …).



Tinh thần của Nghị định 115/2005/NĐ-CP là tạo cho các tổ chức
KH&CN quyền tự chủ cao và toàn diện về tổ chức, biên chế, quản lý cán bộ, tài
chính … tạo cơ hội để các tổ chức KH&CN phát triển. Mục đích thực hiện cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm [4, điều 2]:



Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng
động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và Thủ trưởng tổ chức KH&CN.




Tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với
sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các
hoạt động KH&CN.

 Tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm cho các tổ
chức

KH&CN.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, góp phần
tăng

cường tiềm lực KH&CN của đất nước.
1.5.3. Các loại hình của tổ chức KH&CN
1.5.3.1.Tổ chức nghiên cứu cơ bản
Thực hiện các nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực và thực hiện nghiên cứu
chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước. Sản phẩm đầu ra của các tổ chức


×