Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc chuyển đổi các tổ chức dịch vụ thông tin khcn công lập theo tinh thần nghị định 115-2005-nđ-cp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 177 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
PHỤC VỤ CHO VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÁC TỔ CHỨC
DỊCH VỤ THÔNG TIN KH&CN CÔNG LẬP
THEO TINH THẦN NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ - CP
CỦA CHÍNH PHỦ



CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN: THS. NGUYỄN TIẾN ĐỨC












7697
02/01/2010



HÀ NỘI – 2009

Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
1
MỤC LỤC

Phần I. PHẦN CHUNG Trang
1. Tên Đề án 6
2. Cơ quan thực hiện Đề án 6
3. Bối cảnh hình thành Đề án và cơ sở pháp lý thực hiện Đề án 6
4. Mục tiêu, nội dung của Đề án 7
5. Sản phẩm của Đề án 8
6. Những người thực hiện Đề án 9
Phần II. PHẦN NỘI DUNG - KẾT QUẢ ĐỀ ÁN

A. BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN 10
Chương I. Tổng quan hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam

10
I. Tổng quan về Hệ thống/Mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN 10
1. Quá trình phát triển 10
2. Về khung khổ pháp lý 13
2.1. Những văn bản QPPL trước năm 2000 13
2.2. Những văn bản QPPL từ năm 2000 đến nay 14
2.3. Khái quát văn bản 20
3. Nhận xét tổng thể về Hệ thống/Mạng lưới 21
3.1. Những kết quả 22
3.2. Một số tồn tại 24
II. Hiện trạng các tổ chức thông tin KH&CN 25
2.1. Về
tổ chức và cán bộ 25
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 29
2.3. Tiềm lực thông tin 30
2.4. Sản phẩm thông tin 33
2.5. Kinh phí cho hoạt động thường xuyên 34
2.6. Kinh phí thu từ dịch vụ 35
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
2
2.7. Nhận xét chung về hiện trạng 36
2.8. Kiến nghị của các tổ chức thông tin KH&CN 38
2.9. Kết luận 38
Chương II. Nghị định 115 và tình hình chuyển đổi các tổ chức thông tin
KH&CN
41

I. Nghị định 115 và những văn bản liên quan 41
1.1. Nghị định 115 /2005/NĐ - CP 41
1.1.1. Mục tiêu và tư tưởng chỉ đạo 41
1.1.2. Cấu trúc và nội dung Nghị định 115 44
1.2. Thông tư 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV 45
1.3. Những văn bản khác 47
II. Những cái được và những việc phải làm khi tổ chức KH&CN
chuyển đổi theo NĐ 115
47
2.1. Những cái được 47
2.2. Những việc phải làm và những thách thức khi chuyển đổi 50
III. Tình hình chuyển đổi của các tổ chức KH&CN 54
3.1. Tình hình chuyển đổi của các tổ chức KH&CN nói chung 54
3.2. Kết quả bước đầu của một số tổ chức sau chuyển đổi 55
3.3. Nguyên nhân chậm so với lộ trình 55
3.4. Tình hình chuyển đổi của các tổ chức thông tin KH&CN 59
3.4.1. Khái quát về tình hình tổ
chức 59
3.4.2. Tình hình chuyển đổi 60
3.4.3. Một số kết quả và kinh nghiệm của các tổ chức thông tin KH&CN
đã chuyển đổi
61
3.4.4. Khó khăn và kiến nghị 63
IV Kết luận 64
Chương III. Thị trường dịch vụ, sản phẩm thông tin KH&CN: kinh nghiệm
nước ngoài và hiện trạng ở Việt Nam
67
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____

______________
Hà Nội - 2009
3
I. Khái niệm tổng thế về thị trường thông tin 67
1.1. Sự ra đời của thị trường thông tin 68
1.2. Thị trường thông tin trên thế giới hiện nay 71
1.3. Các bộ phận chính của thị trường thông tin 72
II. Thị trường sản phẩm và dịch vụ thông tin dưới góc độ tổ chức
hoạt động thông tin
75
2.1. Phân cấp các tổ chức thông tin trong thị trường thông tin 76
2.2. Vai trò của Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước trong việc tổ
chức hoạ
t động thông tin
77
2.2.1. Phân loại các tổ chức thông tin theo hình thức sở hữu 77
2.2.2. Nhiệm vụ quản lý cơ sở hạ tầng thông tin của Nhà nước trong giai
đoạn chuyển đổi sang mô hình phát triển hoạt động thông tin theo
kiểu thị trường
79
2.2.3 Nhiệm vụ cần đáp ứng của các tổ chức thông tin của Nhà nước 81
2.2.4. Bảo đảm tính bình đẳng trong khai thác các dịch vụ và sản phẩm
thông tin đã được tạo ra bằng kinh phí nhà nước
82
2.2.5. Môi trường pháp lý của hoạt động thông tin 84
2.3. Việc chuyển hoạt động thông tin sang cơ chế thị trường
ở nước ngoài
85
III. Kinh tế trong hoạt động thông tin - Cơ sở lý luận 86
3.1. Thông tin như là hàng hóa 86

3.2. Giá trị gia tăng của thông tin trong nền kinh tế thị trường 90
3.3. Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) từ khía cạnh luật pháp 93
3.4. Thị trường thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế 96
IV. Nhu cầu và thị trườ
ng thông tin KH&CN ở Việt Nam 98
4.1. Nhu cầu về thông tin KH&CN và các đối tượng dùng tin 98
4.1.1. Đặc điểm định hướng nhu cầu thông tin KH&CN trong giai đoạn
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
98
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
4
4.1.2 Nhu cầu thông tin chung 99
4.1.3 Nhu cầu tin cụ thể (các Nhóm đối tượng) 99
4.2. Thị trường thông tin KH&CN ở Việt Nam 102
4.2.1. Các văn bản QPPL và việc phát triển thị trường thông tin KH&CN 102
4.2.2. Tình hình đảm bảo thông tin 103
4.2.3. Sản phẩm, dịch vụ có thu và nguồn thu của các tổ chức thông tin
KH&CN
104
4.3. Khái quát thị trường thông tin KH&CN ở Việt Nam 104
V.
Kết luận 105
Chương IV Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức thông tin KH&CN
và những đề xuất, gi
ải pháp
109

I. Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức thông tin KH&CN khi chuyển
đổi theo Nghị định 115
109
1.1. Thuận lợi và khó khăn 109
1.2. Định hướng điều kiện cần và đủ 111
1.3. Những việc cần phải làm nhằm triển khai Nghị định 115 mạnh mẽ
hơn nữa trong thời gian tới
111
1.3.1. Về phía nhà nước 111
1.3.2. Về phía các tổ chức thông tin KH&CN
113
1.4. Trình tự chuyển đổi 114
1.5. Những điều cần chú ý 115
1.6. Định hướng hoạt động sau chuyển đổi 119
II. Tiếp cận và đề xuất tổng thể (về cơ chế, chính sách) 121
2.1. Các nhóm giải pháp. 121
2.2. Nguyên tắc điều chỉnh tổng thể 124
2.3. Nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước 125
2.4. Năm vấn đề cần tập trung 125
III. Tiếp cận và đề xu
ất cụ thể (đối với toàn Mạng lưới) 126
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
5
3.1. Hạ tầng thông tin quốc gia 127
3.2. Xây dựng tiềm lực thông tin quốc gia 128
3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp


129
IV Đề xuất các giải pháp đối với các tổ chức thông tin KH&CN 130
4.1. Về tổ chức, cán bộ 130
4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn mô hình 130
4.1.2. Tiếp cận mô hình và xây dựng Đề án 133
4.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 136
4.3. Về tiềm lực thông tin KH&CN 137
4.4. Về sản phẩm, dịch vụ
và thị trường thông tin 138
4.4.1. Sản phẩm, dịch vụ phục vụ theo chức năng 138
4.4.2. Sản phẩm, dịch vụ có thu 139
4.4.3. Giải pháp tăng cường marketing 145
4.5. Đảm bảo kinh phí theo cơ chế mới của Nhà nước 146
4.6. Kiến nghị về văn bản và chỉ đạo 149
4.7. Chính sách ưu đãi 152
V. Kết luận chung
153
VI. Tài liệu tham khảo
158
B.
DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
(Hướng d
ẫn Nghị định 115)


161
C. PHẦN PHỤ LỤC 174






Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
6
Phần I. PHẦN CHUNG
1. Tên Đề án:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc chuyển đổi các tổ
chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ -
CP của Chính phủ
2. Cơ quan thực hiện Đề án:
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
3. Bối cảnh hình thành Đề án và cơ sở pháp lý thực hiện Đề án
a). Bối cảnh. Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 củ
a Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập (gọi tắt là
Nghị định 115) quy định các tổ chức KH&CN phải chuyển đổi sang cơ chế mới theo
3 hình thức:
- Tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Doanh nghiệp KH&CN;
- Riêng tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính
sách phục vụ quản lý nhà nước được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt
động thường xuyên nhưng theo phương thức khoán tương ứng nhiệm vụ được giao
(không cấp theo biên chế). Các tổ chức này phải xây dựng đề án kiện toàn tổ chức,
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thời hạn thực hiện chuyển đổi chậm nhất là đến hết tháng 12/2009, nếu

không thực hiện được thì phải sáp nhập hoặc giải thể.
Tổ ch
ức thông tin KH&CN là tổ chức dịch vụ KH&CN và cũng là đối tượng
phải điều chỉnh bởi Nghị định 115. Đến nay, các tổ chức thông tin KH&CN đều
hoạt động theo cơ chế bao cấp, tiềm lực (hạ tầng cơ sở, cán bộ, thông tin, ) và các
sản phẩm, dịch vụ thông tin KH&CN cũng còn rất hạn chế, hầu hết các sản phẩm
đều bao cấp và bù lỗ. Do bao cấp nên tính sáng tạo, chủ
động chưa được phát huy,
đời sống cán bộ khó khăn hơn so với cán bộ công tác ở các lĩnh vực KH&CN khác.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
7
Do vậy, việc phải chuyển đổi theo Nghị định 115 (trong thời hạn ngắn) là một
thời cơ nhưng cũng đầy những thách thức, khó khăn. Hiện tại, hầu hết các tổ chức
thông tin KH&CN đều có những băn khoăn, vướng mắc - rất cần có sự chỉ đạo, có
chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
b) Cơ sở pháp lý:
-Quyết định số 276/QĐ-BKHCN của Bộ
trưởng Bộ KH&CN ngày
26/02/2008 về việc phê duyệt Đề án cấp Bộ năm 2008 của Trung tâm Thông tin
KH&CN Quốc gia;
-Hợp đồng thực hiện Đề án cấp Bộ số 01/2008/HĐ/ĐA ngày 03/03/2008 giữa
đại diện Bộ KH&CN và Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia;
-Biên bản Hội đồng KH&CN xét duyệt Đề cương Đề án cấp Bộ (ngày
02/01/2008). Hội đồng được thành lập theo Quyết định số 02/QĐ-BKHCN ngày
02/02/2008 của Bộ trưởng Bộ KH&CN;
-Biên bản thẩm định tài chính Đề án cấp Bộ ngày 18/02/2008 của Bộ

KH&CN;
-Đề cương Thuyết minh Đề án nghiên cứu cấp Bộ " Nghiên cứu cơ sở khoa
học và thực tiễn phục vụ cho việc chuyển đổi các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN
công lập theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ". Đề cương này
đã được chỉnh sửa theo các ý kiến của Hội đồng xét duyệt và đ
ã được phê chuẩn.
4. Mục tiêu, nội dung của Đề án
a) Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp áp dụng vào
thực tiễn phục vụ cho việc chuyển đổi tổ chức thông tin KH&CN công lập theo Nghị
định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Mục tiêu cụ thể:
-Đề xuất những chính sách, cơ chế, giải pháp nhằm hỗ trợ các tổ chức thông
tin KH&CN công lập trong việc chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP;
-Xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn việc chuyển đổi theo Nghị định
115/2005/NĐ-CP đối với các tổ chức thông tin KH&CN công lập.
c) Nội dung:
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
8
- Nghiên cứu tình hình hoạt động của các tổ chức thông tin KH&CN công
lập trong hiện tại và tương lai gần, chủ yếu tập trung các vấn đề: tổ chức, cán bộ, cơ
chế hoạt động; các sản phẩm, dịch vụ chính; nguồn thu;
- Rút ra những kết luận, những mặt làm được và, đặc biệt là những điểm hạn
chế, yếu kém, những khó khăn sẽ gặp phải trong điều kiện chuyển đổi theo Nghị
định 115/2005/NĐ-CP. Trên cơ sở đó xem xét tính khả thi của việc chuyển đổi;
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý (cơ chế, chính sách) đảm bảo cho việc chuyển đổi
tổ chức thông tin KH&CN sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Đề xuất những

giải pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức thông tin KH&CN trong và sau
quá trình chuyển đổi;
-
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hỗ trợ cho tổ
chức thông tin KH&CN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Những
giải pháp đó là: 1) Về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động; 2) Về xây dựng tiềm lực
(hạ tầng cơ sở, tiềm lực thông tin KH&CN; 3) Các sản phẩm và dịch vụ chính
(nhằm tăng nguồn thu, góp phần phát triển hoạt động của đơn vị, nâng cao đời sống
của cán bộ ); 4) Các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước.
- Xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc chuyển đổi các tổ chức thông
tin KH&CN sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-
CP.
5. Sản phẩm của Đề án:
-Báo cáo tình hình hoạt động cũng như vi
ệc chuyển đổi theo Nghị định 115
và nhu cầu thực tế của các tổ chức thông tin KH&CN công lập;
- Báo cáo đề xuất những giải pháp (nguyên tắc, mô hình, sản phẩm ) của các
tổ chức thông tin KH&CN khi chuyển đổi theo Nghị định 115; Kiến nghị những
chính sách, giải pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với tổ chức thông tin KH&CN công
lập trong và sau chuyển đổi;
-Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ
chức thông tin KH&CN chuyển
đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP;
-Báo cáo tổng kết Đề án.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
9

6. Những người thực hiện Đề án:
-ThS. Nguyễn Tiến Đức -Trưởng phòng Phòng Phát triển hoạt động
Thông tin KH&CN
-TS. Lê Trọng Hiển - Nghiên cứu viên, Phòng Phát triển Hoạt động
Thông tin KH&CN
-TS. Đặng Xuân Chế - Chánh Văn phòng Trung tâm Thông tin
KH&CN Quốc gia.
- CN. Lê Thị Hoa - Nghiên cứu viên, Phòng Phát triển Hoạt động
Thông tin KH&CN
- CN. Vũ Thùy Trang - Nghiên cứu viên, Phòng Phát triển Hoạt động
Thông tin KH&CN


















Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập

theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
10

Phần II. PHẦN NỘI DUNG – KẾT QUẢ ĐỀ ÁN
A. BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN

Chương I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KH&CN
Ở VIỆT NAM
I. Tổng quan về Hệ thống/Mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN
1. Quá trình phát triển
Hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta đã trải qua một quá trình gần 50 năm
và có thể phân chia khái quát quá trình đó thành 3 giai đoạn:
-Giai đoạn thứ nhất- Giai đoạn mở đầu (1959-1972): giai đoạn khôi phục và
phát triển các thư viện KHKT, đồng thời bước
đầu thành lập một số phòng, ban
thông tin KHKT ở một số bộ, ngành chủ chốt. Trong giai đoạn này, các cơ quan
thông tin KHKT có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ thông tin cho cơ quan chủ quản và
đến giữa những năm 60 đã bắt đầu hình thành mạng lưới các cơ quan thông tin
KHKT, đồng thời Uỷ ban Khoa học Nhà nước được giao chức năng quản lý hoạt
động này trong phạm vi toàn quốc.
- Giai đoạn thứ hai - Hình thành và phát triể
n Hệ thống (1972-1986)
Giai đoạn này bắt đầu từ sau Hội nghị thông tin KHKT toàn quốc lần thứ I
(1971) và nhất là sau khi có Nghị quyết 89/CP (1972). Đây là thời kỳ hoạt động
thông tin KHKT phát triển nhanh, bài bản. Hệ thống thông tin KHKT quốc gia 4 cấp
được hình thành với các cơ quan thông tin KH&CN ở Trung ương, Bộ/ngành, địa
phương và cơ sở. Có thể nói, đây là thời kỳ các cơ quan thông tin KHKT phát triển

mạnh về số lượng và hoạt
động theo cơ chế quản lý tập trung, bao cấp khá chặt chẽ
về tất cả các mặt: kế hoạch, nghiệp vụ, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế Tuy nhiên,
tiềm lực tư liệu, cán bộ và cả trang thiết bị của các cơ quan thông tin đều còn rất
nghèo nàn. Sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin chủ yếu là các ấn phẩm
thông tin và phục vụ thư viện theo phươ
ng pháp truyền thống.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
11
-Giai đoạn thứ ba -Thông tin KH&CN phục vụ CNH và HĐH đất nước (từ
1986 đến nay. Giai đoạn này lại có thể chia thành 2:
a) Giai đoạn đầu đổi mới hoạt động TT (1986-1996)
Từ năm 1986, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn này, Hệ thống
thông tin KH&CN Quốc gia vẫn phát triển. Tuy nhiên,
đã bắt đầu việc phân cấp
trong kế hoạch hóa và đảm bảo tài chính. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt
thông tin KH&CN của Bộ ngành và địa phương cũng như đầu tư phát triển cho các
tổ chức thông tin KH&CN chủ yếu do chính Bộ, ngành, địa phương chủ quản quyết
định.
Cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động thông tin KH&CN cũng bắt đầu
có những thay đổi: chuy
ển dần từ việc quản lý theo kế hoạch, phân bổ dàn đều
trước đây sang quản lý, đầu tư theo trọng điểm, theo dự án, nhiệm vụ, theo các
mạng trao đổi, theo năng lực của tổ chức thông tin KH&CN
b) Giai đoạn nâng cao chất lượng, hiệu quả (1996 đến nay). Tức là từ khi có

có Nghi quyết TW 2 Khóa 8 - Một Nghị quyết chuyên về KH&CN. Những tư tưởng
nội dung chỉ đạo củ
a Nghị quyết này đến nay vẫn còn đang được toàn ngành
KH&CN tiếp tục thực hiện.
Cùng với các cơ quan KH&CN, đây là giai đoạn các cơ quan thông tin
KH&CN các ngành, các cấp khẩn trương đổi mới để đáp ứng yêu cầu của quá trình
CNH và HĐH đất nước.
Đặc điểm của hoạt động thông tin KH&CN trong giai đoạn hiện tại là tăng
cường kết hợp ngày càng chặt chẽ:
- Giữa hoạt
động thông tin KH&CN với hoạt động thư viện và hướng tới
xây dựng các thư viện điện tử;
- Giữa thông tin KH&CN với thông tin kinh tế, thông tin thị trường, thông
tin công nghệ, thông tin thống kê;
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
12
- Giữa hoạt động thông tin KH&CN với thông tin đại chúng;
- Giữa hoạt động thông tin KH&CN với tin học và viễn thông.
Những nội dung cơ bản mà các tổ chức thông tin KH&CN các ngành, các
cấp đều tập trung triển khai gần đây là:
- Kiện toàn bộ máy, tổ chức lại dây chuyền công nghệ theo hướng gọn nhẹ
và hiệu quả;
- Tạo lập tiềm lực thông tin cục bộ, nhất là nguồn tin nội sinh; Tăng cường
nguồ
n tin điện tử, tận dụng khai thác INTERNET và các nguồn tin online và trên
CD/ROM; Tận dụng các khả năng chia sẻ, hỗ trợ nguồn tin trong và ngoài nước;

- Cải tiến sản phẩm theo hướng hiện đại: lấy công cụ mạng và các CSDL làm
xương sống cho mọi hoạt động;
- Tham gia tích cực các triển lãm, hội chợ, Techmart (chợ công nghệ và thiết
bị), tăng cường góp phần tạo lập thị trường công nghệ, cung cấp thông tin KH&CN
cho doanh nghiệp ;
- Áp dụng những hình thức phục vụ mới: Kho mở (với cổng từ, mã vạch),
Phòng đa phương tiện; Truy cập trực tuyến;
- Đẩy mạnh việc xây dựng thư viện điện tử, các website về KH&CN;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến KH&CN; Triển khai rộng Mô hình
cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế –xã hội nông thôn, miền
núi.v.v.
Và, theo chúng tôi, Nghị định 159/2004/NĐ-CP và ngay sau đ
ó là Nghị định
115/2005/NĐ-CP ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng cho giai đoạn mới -Ta có
thể coi là bắt đầu giai đoạn thứ tư - giai đoạn nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà
nước đối với hoạt động thông tin KH&CN và tăng cường năng lực của các tổ chức
thông tin KH&CN (nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm thông tin, khả năng
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
13
đáp ứng nhu cầu tin) theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức thông
tin KH&CN.
2. Về khung khổ pháp lý
Trong suốt quá trình phát triển, hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) cụ thể hoá chính sách phát triển của hoạt
động thông tin KH&CN.

2.1. Những văn bản QPPL trước năm 2000.
- Nghị quyết 89-CP ngày 4/5/1972 của Chính phủ
về việc tăng cường công
tác thông tin KHKT. Nghị quyết này đã mở đầu cho sự hình thành và phát triển hệ
thống thông tin KH&CN rộng khắp trong cả nước;
- Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà
nước (nay là Bộ KKH&CN) ban hành kèm theo Quy định thống nhất về tổ chức và
hoạt động thông tin KHKT. Trên cơ sở văn bản này, hoạt động của toàn Hệ thống
Thông tin KH&CN Quốc gia đã được t
ăng cường toàn diện cả về tổ chức, liên kết
cũng như về phát triển các sản phẩm, dịch vụ;
- Chỉ thị 95/CT ngày 04/04/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ) về công tác thông tin KH&CN. Văn bản này nhấn mạnh một
số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm cho các cơ quan thông tin trong giai đoạn mới phục
vụ CNH và HĐH, đó là: quy hoạch phát tri
ển Hệ thống; xây dựng tiềm lực: thông
tin, cán bộ, đầu tư kỹ thuật và nhất là việc đảm bảo kinh phí.
Những văn bản này là cơ sở pháp lý chủ yếu để xây dựng và phát triển Hệ
thống thông tin KH&CN ở nước ta trong mấy chục năm và Hệ thống này đã đạt
được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, để hoạt động thông tin KH&CN có
thể phục vụ
sâu sát hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thời kỳ mới - Thời kỳ Công
nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước, khung khổ pháp lý cho hoạt động này cần
được thay đổi cho phù hợp.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
14

Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về KH&CN (1996)
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng Khóa VIII (số 02-
NQ/HNTW, ngày 24/12/1996) về định hướng Chiến lược phát triển KH&CN trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
Tuy văn bản này không phải là văn bản QPPL, nhưng đây là một tài liệu chỉ
đạo cực kỳ quan trọng của Đảng ta đối với việc định h
ướng chiến lược phát triển
KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và cũng nhờ có
Nghị quyết này mà hàng loạt văn bản QPPL được xây dựng khẩn trương (trong đó
có Luật KH&CN (năm 2000), Nghị định 159 (năm 2004), Nghị định 115 (năm
2005). Cũng có thể coi sự ra đời của Nghị quyết này là một mốc đặc biệt quan trọng
của hoạt động KH&CN nói chung và của hoạt
động thông tin KH&CN nói riêng.
Đến nay, toàn Đảng và nhân dân ta nói chung, các tổ chức KH&CN cũng như
cán bộ KH&CN nói riêng vẫn đang tiếp tục thực hiện những mục tiêu, nội dung mà
Nghị quyết này nêu ra.
2. 2. Những văn bản QPPL từ năm 2000 đến nay
- Luật Khoa học và Công nghệ (ban hành ngày 22/6/2000 và có hiệu lực từ
01/01/2001).
Luật Khoa học và Công nghệ đã mở ra một giai đoạn mới về chất của khung
khổ pháp lý đối với hoạ
t động thông tin KH&CN. Với Luật này, lần đầu tiên hoạt
động thông tin KH&CN ở Việt Nam được điều chỉnh bằng luật - văn bản cao nhất
của Nhà nước ta. Ngoài những điều chung quy định cho hoạt động KH&CN nói
chung, trong đó có hoạt động thông tin KH&CN, trong Luật KH&CN có riêng 2
điều (Điều 25 và Điều 45 về thông tin KH&CN), đặc biệt là trong Điều 45 của Luật
đã chỉ rõ: "Chính phủ đầu tư xây dự
ng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia hiện đại, bảo đảm thông tin đầy đủ và kịp thời về các thành tựu quan trọng
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập

theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
15
trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới; ban hành quy
chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ".
Cũng theo các điều khoản chung của Luật, hoạt động thông tin KH&CN là
hoạt động được hưởng ưu tiên trong chính sách thuế của Nhà nước, đầu tư cho thông
tin là đầu tư cho phát triển và thông tin KH&CN là một nội dung cơ bản của quản lý
Nhà nước về KH&CN.
-Nghị định số 159/2004/NĐ-CP của Chính phủ về
hoạt động thông tin
khoa học và công nghệ
Nhằm quán triệt và hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khoa học và công nghệ
đối với hoạt động thông tin KH&CN, đặc biệt là đối với các Điều 25 và Điều 45,
ngày 31 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
159/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (gọi
tắt là Nghị định 159). Nghị định thể hiệ
n các quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:
-Khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển hệ thống
thông tin KHCN quốc gia hiện đại (bằng chính sách và các biện pháp đảm bảo: cơ
chế quản lý, tài chính, nhân lực, nguồn tin và cơ sở vật chất-kỹ thuật);
-Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các nguồn tin KH&CN, đặc biệt là
nguồn tin KH&CN trong nước, nhất là thông tin, tư liệu về
kết quả các nhiệm vụ
KH&CN (chương trình, đề tài, đề án, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ) các nhiệm vụ điều tra cơ bản có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước;
-Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin KH&CN, nâng
cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin

KH&CN;
-Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động thông tin KH&CN, cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN; Bảo đảm cho
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
16
các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận thông tin KH&CN được tạo ra bằng ngân sách
nhà nước;
-Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển hoạt động thông tin KH&CN,
khuyến khích phát triển dịch vụ thông tin KH&CN có thu, tạo lập thị trường thông
tin KH&CN, đáp ứng nhu cầu tin của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Nghị định 159, có nhiều điều, khoản quy định về việc Nhà nước đầu tư xây
dựng cơ s
ở vật chất kỹ thuật, tạo lập tiềm lực cho tổ chức thông tin KH&CN, mở
rộng, khuyến khích hoạt động dịch vụ.v.v. đặc biệt là các Mục, Điều sau đây:
+ Điều 10. Quyền của tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN.
+ Điều 25. Xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật
+ Mục 1, Chương III. Tạo lập và quản lý nguồn tin KH&CN, gồm các Đ
iều
14, 15, 16, 17 quy định về việc tăng cường thu thập, xây dựng CSDL, quản lý
nguồn tin KH&CN.
+ Mục 2, Chương III. Dịch vụ thông tin KH&CN, gồm các Điều 18. 19, 20,
21, 22, 23 quy định về cơ chế và việc khuyến khích hoạt động dịch vụ thông tin
KH&CN.
+ Điều 24, Cơ chế tài chính.
+ Điều 27. Chính sách thuế, tín dụng, giá cước bưu chính viễn thông.

Hiện tại, Nghị định 159 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất,
đề cập toàn diện
nhất về các mặt tổ chức hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam đối với tất cả các
ngành, các cấp. Có thể nói, những tư tưởng, nội dung đổi mới, nhất là về cơ chế
quản lý, về đầu tư, xây dựng tiềm lực, về khuyến khích dịch vụ của Nghị định 159
đều tương thích, hỗ trợ tư tưởng, nội dung c
ủa Nghị định 115 (nâng cao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức thông tin KH&CN). Tuy nhiên, rất nhiều
nội dung quy định trong Nghị định 159 đến nay vẫn chưa được đưa vào thực tiễn.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
17
- Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 159/2004/NĐ-CP
Để triển khai Nghị định 159/2004/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và
đang tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng những văn bản
hướng dẫn cụ thể về một số điều, trước hết phải kể đến:
-Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN về Quy chế
đăng ký, lưu giữ và sử dụng
kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN.
Để triển khai thực hiện Điều 25 Luật Khoa học và Công nghệ và các Điều
15, 16 của Nghị định 159 về hoạt động thông tin KHCN, ngày 16/3/2007, Bộ trưởng
Bộ KHCN đã ký Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành Quy chế
đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệ
m vụ KHCN. Quyết định này
thay thế cho Quyết định số 271-QĐ-UBKHKTNN ngày 06/6/1980 của Chủ nhiệm
Uỷ ban KHKT nhà nước (nay là Bộ KH&CN) ban hành Quy định về đăng ký nhà
nước đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu.

Hiện nay, Quy chế này vẫn đang được tăng cường triển khai ở tất cả các bộ,
ngành và 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; kèm theo cả việc hướng dẫn t
ổ chức
các CSDL "KQNC" và "DETAI" để tiến tới thành lập Mạng thông tin trao đổi về
KQNC và các đề tài đang tiến hành trong cả nước phục vụ thiết thực, hiệu quả hơn
cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
-Thông tư liên tịch hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của
các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập.
Ngay sau khi ban hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP, trước hết để thực hiệ
n
Điều 7 củả Nghị định (đề cập việc tổ chức mạng lưới), Bộ KH&CN đã cùng Bộ Nội
vụ tiến hành soạn thảo "Thông tư liên tịch hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và mối
quan hệ của các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN" và về cơ bản đã thống nhất nội
dung dự thảo trình hai Bộ phê duyệt, ban hành (dự thảo 25).Tuy nhiên, do có sự thay
đổi trong cơ cấu cũng như bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&CN
(trước hết là Nghị định 28/2008/NĐ-CP năm 2008), có những nội dung, nhiệm vụ
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
18
mới liên quan hoạt động thông tin KH&CN như thống kê KH&CN, tuyên truyền
KH&CN.v.v., nhất là có sự thay đổi đối với Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
(thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia để tăng cường công tác quản lý nhà
nước) nên Thông tư này phải chờ để bổ sung, hiệu chỉnh và sẽ trình lại trong thời
gian tới.
- Nghị định số 28/2008/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu của Bộ Khoa học và Công ngh
ệ (ban hành ngày 14/3/2008) thay thế

Nghị định 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN và Nghị định 28/2004/NĐ-
CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 54/2003/NĐ-CP).
Cũng cần đề cập tới Nghị định 28 này để thấy mộ
t số chức năng, nhiệm vụ
cũng như cơ cấu tổ chức mới của Bộ nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý
của Bộ KH&CN đối với hoạt động thông tin KH&CN. Trong Điều 2. Nhiệm vụ và
quyền hạn đã nêu rõ 24 nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, trong đó có nhiệm vụ 8 -
Mục 8. Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, tại điểm d) quy định nhiệm vụ
quản lý hoạt động thông tin, thống kê KH&CN của Bộ, cụ thể như sau:
d) Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống
kê khoa học và công nghệ và phát triển thị trường công nghệ; chỉ đạo và hướng dẫn
hoạt động của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ; xây
dự
ng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, tổ
chức các chợ công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm
khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực và thành tựu khoa học
và công nghệ, đầu tư phát triển các mạng thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến
kết nối với khu vực và quốc tế.
Trong Điều 3. Cơ c
ấu tổ chức của Bộ, có điểm mới là thêm hai cục nhằm
tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong hai lĩnh vực này, đó là Cục Thông tin
khoa học và công nghệ Quốc gia và Cục Năng lượng nguyên tử.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
19

- Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT -BKHCN-BNV Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
Để tiếp tục phát huy vai trò của KH&CN rộng khắp ở các địa phương, gắn kết
hơn nữa các hoạt động KH&CN với sản xuất ở địa bàn cơ sở (cấp huyện, cấp xã),
ngày 18/6 năm 2008, Liên bộ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ đã ban hành
Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Thông tư này thay cho Thông tư liên
tịch số 15/2003/TTLT năm 2003, đồng thời cũng quán triệt kịp thời nội dung c
ủa
Nghị định 28/2008/NĐ-CP, trong đó có mảng nhiệm vụ thông tin KH&CN, thống kê
KH&CN.v.v. Thông tư này có những điểm mới, trước hết đó là:
-Bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ của cơ cơ quan chuyên môn về
KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện để đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN trong tình hình
mới ở địa phương, trong đó có hoạt động thông tin, thống kê KH&CN;
-Cho phép tổ chức bộ
máy theo hướng mở. Ngoài các đơn vị cứng (bắt buộc
phải có), tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương, có thể thành lập các phòng: ví dụ
Phòng Quản lý chuyên ngành (để quản lý các lĩnh vực như SHTT, an toàn bức xạ và
hạt nhân, thông tin và thống kê KH&CN );
-Đặc biệt chú trọng đến hoạt động KH&CN tuyến huyện (quy định về mặt tổ
chức và đảm bảo biên chế cho các đơn vị phù hợ
p để hoạt động);
Tại Mục II, Phần I. Sở Khoa học và công nghệ ( tỉnh/TP trực thuộc Trung
ương) quy định Sở có 18 nhiệm vụ, trong đó công tác thông tin, thống kê KH&CN
được nêu tại điểm e thuộc Nhiệm vụ 6
. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.
"e) Tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê khoa học
và công nghệ và phát triển thị trường công nghệ; hướng dẫn hoạt động cho các tổ

chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị,
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
20
các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm khoa học và công nghệ, xây dựng cơ
sở dữ liệu về nhân lực và thành tựu khoa học và công nghệ, đầu tư phát triển các
mạng thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến kết nối với trung ương và các địa
phương"
Về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở KH&CN quy định tại Điểm 2, Mục III, Phần I,
trong đó có những điểm liên quan đến hoạ
t động thông tin KH&CN là
-Định hướng việc quản lý hoạt động thông tin KH&CN do Phòng Quản lý
chuyên ngành (để quản lý các lĩnh vực như: sở hữu trí tuệ, ứng dụng bức xạ và đồng
vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân, thông tin và thống kê khoa học và công
nghệ). Nếu không có phòng này thì chức năng quản lý sẽ thuộc một đơn vị khác
kiêm nhiệm;
- Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học và công nghệ là một trong 3 đơn
vị sự nghiệp của Sở KH&CN. Trung tâm này là tổ chức phải chuyển đổi hoạt động
theo Nghị định 115/2005/NĐ - CP.
Nghị định 115 – văn bản đánh dấu giai đoạn mới của các tổ chức thông tin KH&CN
(xem Chương II, Mục 1.1.).
2.3. Khái quát văn bản:
Có thể nói, trước 2004, hệ thống các văn bản QPPL riêng về hoạt động thông
tin KH&CN chủ yếu đề cập các vấn
đề về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối
quan hệ của các tổ chức thông tin KH&CN để các tổ chức này phát triển và đảm

nhận được chức năng dịch vụ công. Những vấn đề về dịch vụ có thu, về phát triển
sản phẩm theo hướng thị trường chưa được quy định nhiều trong các văn bản trước
Nghị định 159. Cụ thể là trong các VBQPPL trướ
c 2004 chỉ có tại Điểm 7, Chỉ thị
95/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thông tin KH&CN
(04/04/1991) nêu "Các cơ quan thông tin KH&CN được phép, trong phạm vi pháp
luật hiện hành, xuất bản các ấn phẩm thông tin và thực hiện các dịch vụ thông tin để
có thêm kinh phí hoạt động".
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
21
Nghị định 159 (2004) là văn bản đầu quy định cho việc phát triển sản phẩm,
dịch vụ thông tin KH&CN theo hướng thị trường.Tại Khoản 3, Điều 5 của Nghị định
159 đã nêu "Nhà nước khuyến khích các hoạt động thông tin KH&CN, đặc biệt là
thông qua hợp đồng dịch vụ để phục vụ tư vấn, chuyển giao, đổi mới công nghệ và
các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển Thị tr
ường KH&CN"; tại Khoản 2,
Điều 10, Nghị định 159, nêu quyền của tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN là quyền
"Ký kết hợp đồng dịch vụ tiến hành các hình thức về khai thác, sử dụng thông tin
KH&CN theo quy định của pháp luật". Và đặc biệt là toàn bộ Mục 2, Chương III.
Dịch vụ thông tin KH&CN, gồm 6 điều (Điều 18. 19, 20, 21, 22, 23) quy định về
cơ chế và việc khuyến khích hoạt động dịch vụ
thông tin KH&CN;
Nghị định 115 có thể coi là khâu "đột phá" đối với các tổ chức KH&CN nói
chung và các tổ chức thông tin KH&CN nói riêng, tạo điều kiện và thúc đẩy để các
tổ chức này chuyển theo hướng năng động, chất lượng, hiệu quả. Các tổ chức thông
tin KH&CN phải áp dụng các điều khoản của Luật KH&CN, của Nghị định 159 và

của Nghị định 115 để phát triển theo hướng vừa đảm bảo hoạ
t động dịch vụ công
vừa theo hướng thị trường, cạnh tranh và tự chủ. Chắc chắn rằng, để có thể chuyển
đổi sang cơ chế mới (Nghị định 115) và hoạt động tốt sau chuyển đổi các tổ chức
thông tin KH&CN cần có thêm các văn bản hướng dẫn khác cả về mặt tổ chức, cơ
chế cũng như về các định mức kinh tế -kỹ thuậ
t, v.v. (ở đây ta chưa nói tới tài liệu
nghiệp vụ, chuyên môn).
1.3. Nhận xét tổng thể về Hệ thống/Mạng lưới các tổ chức thông tin
KH&CN
Trước đây, khái niệm Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia được sử dụng
rộng rãi, kể cả trong Luật KH&CN, nhưng từ năm 2004 trong các văn bản hoặc tài
liệu nghiệp vụ thường sử dụng khái niệm Mạng lưới các tổ chức thông tin
KH&CN.Ví dụ trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin
KH&CN Quốc gia (2004) hay trong Nghị định 159 (2004) đều không dùng “Hệ
thống” mà dùng từ “Mạng lưới”.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
22
3.1. Những kết quả
a). Mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN rộng khắp và tiếp tục phát triển,
gồm 4 cấp: Trung ương, Bộ/ngành, địa phương và cơ sở. Cụ thể là:
- Cấp Trung ương gồm (3): Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia và 2
trung tâm thông tin chuyên dạng về TC và sở hữu trí tuệ;
- 43 tổ chức thông tin KH&CN cấp Bộ/ngành;
- 63 tổ chức thông tin KH&CN cấp tỉnh/ TP trực thuộc Trung ương;
- Hơn 400 đơn vị TT-TV tạ

i các viện/trung tâm nghiên cứu, các trường đại
học, cao đẳng; Hàng chục trung tâm thông tin ở các Tổng công ty 90, 91.
b). Nguồn tin KH&CN được phát triển, từng bước đáp ứng những nhu cầu
cơ bản về thông tin KH&CN của đất nước
Trong những năm gần đây, hàng năm Nhà nước đầu tư trên 2 triệu USD cho
các cơ quan TT-TV để mua sách báo và các nguồn tin điện tử của nước ngoài. Cho
tới nay, trong toàn Mạng lưới có hơn 3 triệu đầu tên sách, 6000 tên t
ạp chí (tiếp tục
bổ sung hàng năm khoảng 1500 tên), vài chục triệu bản mô tả sáng chế phát minh,
trên 200 nghìn tiêu chuẩn; 50 nghìn catalo công nghiệp; 20.000 báo cáo kết quả
nghiên cứu, luận án tiến sĩ; hàng chục triệu biểu ghi trên CD/ROM,
c). Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng từ truyền thống tới hiện
đại. Trong toàn Mạng lưới có:
-Hơn 300 ấn phẩm thông tin định kỳ, trong đó có vài chục ấn phẩm bằ
ng
tiếng Anh để trao đổi quốc tế. Ngoài ra, còn có nhiều ấn phẩm không định kỳ, sách
chuyên đề, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu dịch, các Nông lịch được xuất bản,
-Hơn 300 CSDL tư liệu và dữ kiện nội sinh, có những CSDL lớn tới vài
trăm nghìn biểu ghi. Từ chỗ chỉ có các CSDL thư mục, tóm tắt đến nay nhiều cơ
quan thông tin đã xây dựng các CSDL toàn văn. Nhiều CSDL liên kết vớ
i nhau tạo
thành Ngân hàng dữ liệu và hình thành các Thư viện điện tử về KH&CN.
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập
theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
23
-Trong toàn Mạng lưới có hàng trăm bản tin điện tử. Sản phẩm này ngày
càng phát huy những ưu điểm: trao đổi thuận tiện, nhanh, bao gói thông tin dễ dàng.

d) Trình độ công nghệ của nhiều tổ chức thông tin KH&CN trong Mạng lưới
đã được phát triển. Nhiều tổ chức thông tin KH&CN đã áp dụng những CNTT và
truyền thông tiên tiến, những trang thiết bị hiện đại. Hầu hết các cơ quan thông tin
KH&CN đã kết nố
i và tích cực khai thác INTERNET. Một số tổ chức thông tin
KH&CN đã có Cổng thông tin, Thư viện điện tử, Website, góp phần nâng cao chất
lượng phục vụ. Đặc biệt, một số tổ chức thông tin KH&CN đã đặt mua các CSDL
trực tuyến, tạp chí điện tử trực tuyến, đặc biệt là các CSDL toàn văn của
Science@Direct, EBSCO Host, Blackwell, ISI Web of Science, ACS.v.v. Một số nơi
đã áp dụng kho mở, mã vạch, cổng từ; phòng đọc đ
a phương tiện,
đ). Đã hình thành nhiều mạng thông tin KH&CN, thư viện điện tử, bước đầu
phục vụ hiệu quả cho quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển. Đến nay, hầu
hết các tổ chức thông tin KH&CN ở trung ương, bộ/ngành và những tỉnh/TP lớn đều
đã xây dựng Website về KH&CN; Một số mạng thông tin điện tử với nguồn tin
phong phú như: Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA); Mạng thông tin nông
nghiệ
p nông thôn AgroViet; Mạng thông tin y dược Việt Nam (CIMSI); Mạng
thông tin thương mại VITRANET,
e). Công tác phục vụ thông tin đã có bước phát triển mới về chất, đã bám sát
được định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhiều yêu cầu thông tin
của người dùng tin
-Công tác phục vụ thông tin KH&CN cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho
công tác quản lý ở các cấp được chú trọng với nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là
các thông tin nhanh, thông tin chọn lọc, các t
ổng luận phân tích, các số liệu thống
kê, so sánh,
-Mô hình “Cung cấp thông tin phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền
núi” đã được triển khai ở 36 tỉnh với 330 điểm xã/huyện, hình thành nhiều
Đề án "Chuyển đổi các tổ chức thông tin KH&CN công lập

theo Nghị định 115"
____
______________
Hà Nội - 2009
24
webpages về nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực đưa thông tin KH&CN và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về vùng sâu, vùng xa.
-Công tác phục vụ thông tin cho doanh nghiệp, phát triển thị trường công
nghệ có những bước tiến mới. Chợ công nghệ và thiết bị đã được tổ chức ở nhiều
quy mô, cấp độ khác nhau như: quy mô quốc gia (4 kỳ) quy mô vùng, tỉnh, huyện
(trên 50 kỳ). Chợ ảo công nghệ và thiết bị cũng được m
ột số cơ quan chú ý xây dựng
và phát triển; hiện đã có 3 Sàn giao dịch công nghệ.
g). Đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp được hình thành, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng cao và có bước phát triển đáng kể
Tính đến nay, trong toàn Hệ thống có trên 5000 người, trong đó khoảng
65% cán bộ có trình độ đại học và 4% trên đại học chuyên ngành TT-TV. Đội ngũ
này thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo qua các lớp tập huấn nghiệp vụ
thông
tin ngắn hạn trong và ngoài nước.
h). Hợp tác quốc tế được mở rộng. Hiện tại, các tổ chức thông tin KH&CN
trong toàn Mạng lưới đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều tổ
chức quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, Khu vực châu Á -Thái Bình Dương, Khối
ASEAN; đồng thời có quan hệ song phương với hàng chục nước khác và quan hệ
trao đổi tư liệ
u với hơn 300 thư viện của hơn 100 nước.
1.3.2. Một số tồn tại
Mặc dù đã có bước phát triển nhất định, nhưng hoạt động thông tin KH&CN
của Việt Nam vẫn còn những tồn tại. Đó là:
- Tiềm lực thông tin tuy đã được phát triển song vẫn còn nhỏ bé, tản mạn,

chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH và HĐH cũng như hội nhậ
p kinh tế
quốc tế hiện nay của đất nước;
- Việc liên kết, chia sẻ nguồn lực thong tin còn hạn chế; Chưa có cơ chế hiệu
quả trong việc điều phối bổ sung phát triển nguồn lực thông tin KH&CN của đất
nước, dẫn đến sự trùng lặp trong bổ sung tài liệu;

×