Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Nhân vật chính trị phạm quỳnh mâu thuẫn trong thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN PHAN HUY KHÔI

NHÂN VẬT CHÍNH TRỊ PHẠM QUỲNH:
MÂU THUẪN TRONG THỐNG NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN PHAN HUY KHÔI

NHÂN VẬT CHÍNH TRỊ PHẠM QUỲNH:
MÂU THUẪN TRONG THỐNG NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH : CHÍNH TRỊ HỌC
MÃ SỐ : 60.31.02.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN

HÀ NỘI - 2016



Lời cảm ơn

Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm
khắc nhưng bao dung, tận tình của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn. Thầy đã động
viên và có những định hướng khoa học quan trọng giúp tác giả hoàn thành
luận văn này. Em xin được ở đây gửi đến Thầy lời tri ân sâu sắc.
Xin được chân thành gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Khoa
học Chính trị đã tạo điều kiện để Luận văn này được hoàn thành.
Xin cảm ơn nhóm điều tra dư luận xã hội thuộc Hệ thống SocialBeat đã
có nhiều giúp đỡ đối với tác giả trong công tác tư liệu.
Trong suốt quá trình làm luận văn tôi luôn nhận được sự động viên về
tinh thần từ gia đình, sự giúp đỡ tư liệu từ bạn bè thân thiết, vì vậy cũng xin ở
đây gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Phan Huy Khôi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn
đề trính bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trính nào.
Hà Nội ngày 12/12/2016
Tác giả Luận văn

Nguyễn Phan Huy Khôi


MỤC LỤC


Mở đầu ………………………………………………………………
1. Lì do lựa chọn đề tài ………………………………………………
2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………….
3. Mục đìch và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………..
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ……………………….
6. Đóng góp của luận văn ……………………………………………
7. Kết cấu của luận văn ………………………………………………
Chƣơng 1: Phạm Quỳnh và bối cảnh chính trị Việt Nam
đầu thế kỷ XX ……………………………………………………….
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Phạm Quỳnh ………………………..
1.2. Phạm Quỳnh và bối cảnh chình trị xã hội Việt Nam
đầu thế kỉ XX ………………………………………………………..
1.3 Phạm Quỳnh và phái Nam phong: Quyền lực chình trị của văn
hóa ………………………………………………………
1.3.1 Mối quan hệ văn hóa - chình trị Việt Nam đầu thế kỉ XX …
1.3.2 Vị thế của Nam Phong tạp chì ………………………………
Chƣơng 2: Phạm Quỳnh với tƣ cách một nhà chính trị
2.1. Mâu thuẫn trong thống nhất: những lựa chọn chình trị của Phạm
Quỳnh ………………………………………………………………
2.1.1. Phạm Quỳnh: nhà chình trị mâu thuẫn
2.1.2. Mâu thuẫn: mẫu số chung của trì thức đầu thế kỷ XX ……
2.2. Chủ nghĩa quốc gia –điểm thống nhất của mâu thuẫn
Chƣơng 3: Những ảnh hƣởng của nhà chính trị Phạm Quỳnh….

1


3.1. Những ảnh hưởng của chình trị Phạm Quỳnh trong bối cảnh
xã hội đầu thế kỷ XX ………………………………………….

3.2. Những ảnh hưởng chình trị của Phạm Quỳnh - nhín từ góc độ
dư luận xã hội đương đại…………………………………………
Kết luận ……………………………………………………………...
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………...
Phụ lục hình ảnh ……………………………………………………

2


MỞ ĐẦU

1.

Lí do lựa chọn đề tài

Phạm Quỳnh (1892 - 1945), hiệu là Thượng Chi, bút danh Hoa Đường,
Hồng Nhân. Ông được biết đến như một nhà văn hóa, nhà báo, một đại diện
tiêu biểu cho thế hệ trì thức Việt Nam đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp phức tạp và
thú vị của Phạm Quỳnh gắn liền và ghi nhiều dấu ấn liên quan đến tính hính
xã hội chình trị đương thời.
Dù Phạm Quỳnh chỉ sống cách chúng ta hơn nửa thế kỉ, nhưng những
tranh luận liên quan đến ông đến nay vẫn chưacó hồi kết.Năm 2007, nhà
nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết “Thăng trầm trong thức nhận
văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh”đăng trên Nghiên cứu văn học, số 4, 2007 đã
thống kê, đến thời điểm công bố bài viết trên, tại Việt Nam có trên 30 công
trính sách in nghiên cứu về Phạm Quỳnh.
Những nghiên cứu về Phạm Quỳnh tại Việt Nam mà chúng tôi khảo sát
được chủ yếu là những nghiên cứu tổng tập tư liệu, đa phần các công trính
nghiên cứu đều hướng đến khìa cạnh văn hóa, văn học mà chưa trực tiếp hoặc
lảng tránh đề cập đến con người chình trị Phạm Quỳnh. Trong khi đó, phần

lớn những chỉ trìch mà các học giả, các nhà nghiên cứu hơn nửa thế kỷ nay
dành cho Phạm Quỳnh lại dựa trên những quan điểm chình trị của ông.
Phạm Quỳnh với tư cách là một nhà chình trị, ông đã có những hoạt
động chình trị cụ thể nào? Mục đìch chình trị của ông là gí? Những quan điểm
chình trị của Phạm Quỳnh có ảnh hưởng như thế nào đến bối cảnh lịch sử
đương thời? Dư luận hiện nay phản ứng ra sao về nhân vật chình trịPhạm
Quỳnh? Những câu hỏi đó tuy rải rác ở một vài công trính đã có những đáp

3


án, nhưng chưa trực tiếp và toàn diện. Đặc biệt, đến nay chưa có một công
trính nghiên cứu nào về Phạm Quỳnh từ quan điểm chình trị học. Đi tím câu
trả lời cho những câu hỏi trên cũng chình là lì do tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nhân vật chính trị Phạm Quỳnh: Mâu thuẫn trong thống nhất” để triển
khai Luận văn này.
Hứng thú tím hiểu về Phạm Quỳnh nhưng tư liệu khan hiếm, tản mát,
một số bộ phận tư liệu quan trọng lại viết bằng tiếng Pháp, phần nhiều trong
số đó lại đang ở trạng thái chưa được chình phủ Pháp “giải mật”, ngoài ra đối
diện với những nhận định đánh giá đã thành vết son phê “sừng sững” trong
lịch sử cần rất nhiều sự dũng cảm và bản lĩnh khoa học, đó là những khó
khănkhi tác giả chọn “nhân vật chình trị” Phạm Quỳnh như là đối tượng
nghiên cứu của luận văn này.
2.

Lịch sử vấn đề

Những công trính nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm
Quỳnh cho đến nay phần nhiều đề cập đến ông với tư cách là một nhà trì thức,
một nhà văn hoá nhưng lại lảng tránh vai trò nhà chình trị Phạm Quỳnh. Tính

hính nghiên cứu đúng như nhà nghiên cứu Cao Việt Dũng đã nhận định:
“Nhìn chung, cho đến giờ, hành trạng của Phạm Quỳnh, nhất là ở
mảng chính trị, còn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đây có thể là
một đề tài hết sức phong phú” (Cao Việt Dũng, “Phạm Quỳnh và Charles
Maurras”, in trong sách Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài - Kinh
nghiệm Việt Nam thời hiện đại - La Khắc Hoà, Lộc Phương Thuỷ, Huỳnh Như
Phương đồng chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015).

4


Không những Phạm Quỳnh bị phê phán gay gắt về học thuật (Ngô Đức
Kế) hay phê phán về đạo đức (Huỳnh Thúc Kháng), mà các quan điểm phê
phán nhà chính trị Phạm Quỳnh chiếm đa số trong các công trính nghiên
cứu hoặc đánh giá về ông. Nhà nghiên cứu Cao Việt Dũng đã chỉ ra thực trạng
này:
“Giờ đây, khi đã có độ lùi thời gian đáng kể, ta có thể thấy rằng sau
này đánh giá về Phạm Quỳnh, người ta hay đi về hai thái cực: hoặc chê trách
rất nặng lời chuyện Phạm Quỳnh cộng tác với chính quyền thực dân, hoặc ca
ngợi hết lời về những đóng góp văn hóa của Phạm Quỳnh, lại có những ý
kiến cho rằng sự hợp tác với người Pháp chỉ là một lựa chọn thời điểm nhằm
hướng tới mục đích cao hơn là tương lai của dân tộc”.[27, tr.234]
Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều học giả đương thời đã chỉ
trìch và phê phán các quan điểm chình trị của Phạm Quỳnh. Các cụm từ phổ
biến để nói về Phạm Quỳnh thường là “bút nô”, “tay sai”, “ tên phản động”,
“hót Tây”, “tên Việt gian đội lốt học giả nguy hiểm” …
Năm 1938, Phạm Quỳnh cùng vua Bảo Đại sang Pháp “bầy tỏ với Bộ
trưởng Thuộc địa, bấy giờ là ông Mandel, về tình hình Việt Nam và yêu cầu
Chánh phủ Pháp hợp nhất Trung, Bắc Kỳ cho đúng với hòa ước 1884” (Phan
Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, Khai Trì,Sài Gòn, 1961) [7, tr.417418].Tuy nhiên việc làm này của Phạm Quỳnh đã vấp phải hàng loạt ý kiến

chỉ trìch của giới trì thức đương thời.
Trên tờ Ngày Nay, số 175 ra ngày 19/8/1939, tác giả Hoàng Đạo đã
phản đối thuyết lập hiến của Phạm Quỳnh, gọi đó là “một thì nghiệm thất
bại”. (Đi về thôi, đi về, ông Phạm Quỳnh).
Cũng trên tờ Ngày Nay, số 176 ra ngày 26/8/1939, trong bài viết Ê lắm
Phạm Quỳnh công ti, tác giả Trạng Quỳnh Báo chỉ trìch: “Trong bảy

5


năm ông làm vì một cột trụ trong triều đình Huế, lương cao, bổng hậu, ông
đã không làm được một mảy may cho dân, cho nước. Và mới đây công việc
của ông định làm, việc sang Pháp xin trở lại Hòa ước 1884 và sát nhập Bắc
Kỳ vào Trung Kỳ dưới Triều đình Huế, thật là một việc làm thất sách và vụng
về hết chỗ nói!”.
Huỳnh Thúc Kháng, chủ báo Tiếng dân ở Huế, gửi thư cho toàn quyền
Pasquier phản đối thuyết lập hiến của Phạm Quỳnh, còn Phan Khôi thí mỉa
mai gọi thuyết lập hiến của Phạm Quỳnh là “hiến pháp Tam giác” (Trở lại vấn
đề lập hiến” đăng trên tờ Trung lập số 6270 ra ngày 11/10/1930).
Sau năm 1945, các quan điểm chình trị của Phạm Quỳnh bị buộc tội là
“phản quốc”.Trên những tờ báo như tờ Cứu Quốc, Phạm Quỳnh bị gọi thẳng
là “tên đại Việt gian Phạm Quỳnh”:
“Thực dân mới bắn ra cái tin ông Bảo Đại sắp đi Tây để chữa mắt và
nghiên cứu chính trị, kinh tế. Ta còn nhớ cách đây 10 năm, khi phong trào
bình dân ở Pháp và phong trào dân chủ ở Đông Dương đang sôi nổi, Bảo
Đại cùng với tên đại Việt gian Phạm Quỳnh cũng đã được thực dân đưa đi
tây, lấy cớ là chữa chân để vận động phá phong trào dân chủ ở Việt Nam”.
(Sơn Tùng, “Ông Bảo Đại đi Tây”, Cứu Quốc số 786, số ra ngày 23/12/1947).
Tác giả Hồng Hạnh, trong bài: “Sự thống nhất về tính chất phản động
của Phạm Quỳnh trong lĩnh vực chính trị và văn học” trên tạp chì Văn Sử Địa

số 48, số ra tháng 11/1958 đã thẳng tay kết tội Phạm Quỳnh là kẻ phản động
[31,tr.60-81]
Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai trong cuốn Văn thơ cách mạng Việt
Nam đầu thế kỷ XX (bản in lần thứ ba, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1974) chỉ trìch
Phạm Quỳnh và Nam Phong chỉ là một công cụ thực thi cho chình sách của
thực dân Pháp:

6


“Cái mà Phạm Quỳnh giới thiệu lên trên tờ báo “Nam phong” không
hề có một mặt nào có thể gọi là có hệ thống, và cũng chưa hề có một phần
nào đãđi sâu vào vấn đề mà phê phán, mà nghĩ đến việc áp dụng vào thực tế
Việt-nam. Ông Chủ bút Nam phong, nói cho cùng chỉ là một ông tham biện
của tòa Liêm phóng, đủ tư cách để chiếu theo mặt hàng mà quảng cáo cho
chính sách thực dân”. [8,tr.97]
Đặng Thai Mai cũng không đánh giá cao học thuật của Phạm Quỳnh,
ông cho rằng Phạm Quỳnh đã tuyên truyền những tư tưởng lạc hậu, thậm chì
là những tư tưởng phản động của Pháp vào Việt Nam:
“Phạm Quỳnh đãđọc khá nhiều sách, đã viết về rất nhiều vấn đề.
Nhưng y chưa hề nghiên cứu về một vấn đề gì. Và về mọi mặt, chỗ “độc đáo”
của y làđiểm lạc hậu của bọn học giả phản động Pháp! Cảm tưởng cuối cùng
của người đọc Nam phong, nếu họ chịu khó suy nghĩ, thì Phạm Quỳnh là một
người đãđọc khá nhiều sách vàđãđem học thức ra bán rẻ cho bọn thống trị;
là một nhà“học giả” cóđủ chữ Hán và tiếng Việt để bịp người Tây; và cũng
cóđủ chữ Tây để lòe người An-nam”[8,tr.98]
Không chỉ ở miền Bắc, trong học giới miền Nam, Phạm Quỳnh cũng
chịu búa ríu phán xét của một số nhà phê bính văn học nổi tiếng. Trong số đó
phải kể đến Nguyễn Văn Trung với một loạt công trính nghiên cứu về Phạm
Quỳnh như: Vụ án truyện Kiều (Sài Gòn, 1965), Chủ đích Nam Phong: Phê

bình một quan điểm phê bình(Nxb Trì Đăng, Sài Gòn, 1975), Trường hợp
Phạm Quỳnh(Nxb Nam Sơn, 1975).Một trong những điểm nhín quan trọng
của Nguyễn Văn Trung trong chỉ trìch Phạm Quỳnh, đó là nhà nghiên cứu này
xem Phạm Quỳnh là “tay sai chính trị, tay sai văn hoá của thực dân
Pháp”[20, tr.167].
Có thể thấy, trong một thời gian dài, giới nghiên cứu ở cả hai miền Nam
Bắc hầu như thống nhất coi Phạm Quỳnh là một nhân vật phản động.

7


Đặc biệt như trường hợp nhà nghiên cứu Thiếu Sơn, ông có một quan
điểm khá phức tạp về Phạm Quỳnh. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc
Thiện, năm 1933, Thiếu Sơn khi còn trẻ, để mở đầu cho cuốn Phê bình cảo
luận, đã dành cho Phạm Quỳnh những lời trang trọng mến mộ: “Cái công trứ
tác của ông ích cho quốc dân không phải là nhỏ, mà ảnh hưởng đổi với dân
chúng thiệt là sâu”. Nhưng cũng chình Thiếu Sơn sau này, năm 1973, trong
Bài học Phạm Quỳnh đã quay ngoắt lại với quan điểm của mính thời trẻ khi
cho Phạm Quỳnh là tay sai của thực dân Pháp, kẻ “khéo làm màu làm mè để
mê hoặc dân chúng” (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Thiện, “Thăng trầm trong thức
nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh”, Nghiên cứu văn học, số 4, 2007) [51,
tr.9-15].
Hoặc như trường hợp Nguyễn Văn Trung, một nhà nghiên cứu cho đến
cuối đời cũng vẫn còn nhiều băn khoăn với Phạm Quỳnh. Bất chấp những bản
luận tội đanh thép Phạm Quỳnh là gián điệp cho thực dân Pháp mà chình ông
đã công bố trong các công trính nghiên cứu tại Sài Gòn những năm 60, 70,
Nguyễn Văn Trung, năm 1999, trên tạp chì Đi tới, số chuyên đề đặc biệt về
Phạm Quỳnh,xuất bản tại Canada, đã khiến cho độc giả ngỡ ngàng khi đưa ra
giả thiết Phạm Quỳnh chình là “điệp viên đơn tuyến của Nguyễn Ái Quốc”.
Những trường hợp thay đổi quan điểm đánh giá như Thiếu Sơn,

Nguyễn Văn Trung cho thấy, nhà chình trị Phạm Quỳnh cho đến nay vẫn là
một ẩn số lớn với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Các quan điểm đồng cảm với nhà chính trị Phạm Quỳnh không
nhiều. Như trên chúng tôi đã nói, có trường hợp của Thiếu Sơn với những
dòng viết ca ngợi dành cho Phạm Quỳnh trong cuốn Phê bình cảo luận. Ngoài
ra còn có một số nhà nghiên cứu ở miền Nam trước năm 1975 đánh giá cao
Phạm Quỳnh với những đóng góp về văn hoá của ông, từ đó bênh

8


vực cho nhà chình trị Phạm Quỳnh như Thanh Lãng trong loạt bài Trường
hợp Phạm Quỳnh (Văn học, các số 3,4,5,6, năm 1963)và Phạm Thế Ngũ trong
cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên (Quốc học tùng thư,1965). Trong
số những người dành nhiều lời tán dương cho Phạm Quỳnh có thể kể đến
đánh giá của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong cuốn Đời viết văn của tôi:
“Tôi cho rằng Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh là những người có
chính kiến. Thấy ở nước ta, ba kỳ có ba chế độ chính trị khác nhau, Nguyễn
Văn Vĩnh mới chủ trương thuyết trực trị. Người Pháp trực tiếp cai trị người
Nam, như ở Nam Kỳ, không phải qua vua quan người Nam, thì dân được
hưởng nhiều chế độ rộng rãi hơn. Phạm Quỳnh, trái lại, chủ trương thuyết
lập hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884, chỉ đóng vai trò bảo
hộ, còn công việc trong nước thì vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bây
giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan, tôi cho không phải vì danh. Quốc dân
biết Phạm Quỳnh hơn biết mấy Thượng thư Nam triều. Cũng không phải vì
lợi. Làm báo Nam Phong Phạm Quỳnh cũng được phụ cấp 600 đồng một
tháng, món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan, chỉ là
để rồi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam triều, đòi Pháp phải trở lại Hiệp ước
1884. Vậy một người yêu nước như Phạm Quỳnh, sở dĩ phải có mặt trên sân
khấu chính trị chẳng qua chỉ là làm một việc miễn cưỡng, trái với ý muốn, để

khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn, chứ thực lòng, là một
người dân mất nước, ai không đau đớn, ai không khóc thầm”[4,tr.160-161]
Gần đây, bắt đầu có thêm nhiều tiếng nói ủng hộ thay đổi cách nhín về
Phạm Quỳnh. Tuy nhiên cách thức cũng vẫn giống như Thanh Lãng, Phạm
Thế Ngũ, thường là các nhà nghiên cứu tập trung vào ca ngợi những đóng góp
về mặt văn hóa để từ đó thay đổi cách đánh giá chung về Phạm Quỳnh.

9


Như nhận định của nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh, trongLời giới thiệu cuốn
Luận giải văn học và triết học (Phạm Quỳnh), Nxb Văn hóa Thông tin –
Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây (2003):
“Làm nên cốt cách ngòi bút của ông là các bài luận giải, khảo cứu mà
nội dung nghiêng về tư tưởng và các vấn đề học thuật. Ở đó ta thấy một sự
hiểu biết uyên bác, một các diễn giải chu đáo tỉ mỉ,một nhiệt tình quảng bá tư
tưởng, được diễn tả với một văn phong chặt chẽ, khúc chiết, chắc nịch mà các
độc giả tri thức chắc sẽ ưa chuộng”. [30,tr.7]
Hay nhưnhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, trong Lời giới thiệu
cuốnTuyển tập du ký (Phạm Quỳnh), Nxb Tri thức (2013)đã nhận xét:
“Học giả Phạm Quỳnh viết du ký vừa thỏa mãn hứng thú nội tâm, trình
bày những cảm xúc riêng tư vừa hướng tới giới thiệu những điều trải nghiệm
tai nghe mắt thấy liên quan đến mỗi thắng cảnh di tích lịch sử và đời sống xã
hội nơi phương xa. Đó cũng là nhu cầu tự nhiên kết nối giữa chủ thể sáng tác
và phía tiếp nhận, nghĩa là bạn đọc cũng sẽ được hướng dẫn đi tham quan,
du lịch, hành hương về xứ đẹp và cội nguồn lịch sử dân tộc nhờ chính các
trang du ký. Du ký của Phạm Quỳnh là một nhà bảo tàng du lịch bằng ngôn
từ nghệ thuật, giúp người đọc bốn phương “ngồi một chỗ mà thấy ngoài
muôn dặm”. [47,tr.4]
Hoặc thể hiện rõ quan điểm trực tiếp bỏ qua khìa cạnh chình trị khi

đánh giá Phạm Quỳnh như trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân,
trong Thư gửi nhạc sĩ Phạm Tuyên (12/6/2006):
“Cụ Thượng Chi là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, khi chính trị
không còn giữ vai trò thống soái nữa, vai trò văn hóa của cụ Thượng Chi sẽ
được phuc hồi và mộ cụ sẽ trở thành một địa chỉ văn hóa quan trọng của Cố
đô”.1
1

Nguồn: />
10


Như vậy có thể thấy nhận thấy, đa phần các nhà nghiên cứu đánh giá về
Phạm Quỳnh chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa, thậm chì cố tính lảng tránh khìa
cạnh chình trị, nhưng dường như lại càng làm nổi bật lên mối liên hệ giữa
hoạt động văn hóa với sự nghiệp chình trị của Phạm Quỳnh. Dù rằng, khi
đánh giá Phạm Quỳnh dưới khìa cạnh chình trị họ rất dễ đối diện với các quan
điểm thiên kiến đã được củng cố trong một thời gian dài của các nhà nghiên
cứu đi trước.
Nhà nghiên cứu Cao Việt Dũng là một trong những người đầu tiên tại
Việt Nam lấy con người chình trị của Phạm Quỳnh như là đối tượng nghiên
cứu chình. Trong bài viết “Phạm Quỳnh và Charles Maurras”, Cao Việt
Dũng đã phân tìch việc Phạm Quỳnh đã hiểu Charles Maurras-một tác giả
quan trọng trong tư duy về chủ nghĩa quốc gia, người theo thuyết bảo hoàng,
quân chủ- đến đâu, từ đó suy ra được mục đìch chình trị của Phạm Quỳnh. Có
thể nói, bài nghiên cứu của Cao Việt Dũng chình là một sự “đối thoại” lại với
phần viết về Phạm Quỳnh của tác giả Clive J Christietrong cuốn Ideology and
Revolution in Southeast Asia 1900-75 (Routledge; Reprint edition (June 10,
2015) .
Trái ngược với sự lảng tránh hoặc dè dặt, gián tiếp của các nhà nghiên

cứu trong nước, nhân vật chình trị Phạm Quỳnh trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều học giả nổi tiếng ở nước ngoài. Trong đó có thể kể đến công
trínhVietnamese Tradition on Trial, 1920-1945 (University of California Press
(February 3, 1984) của David G. Marr; Ideology and Revolution in Southeast
Asia 1900-75 (Routledge,2001) của Clive J Christie; Colonialism and the
Collaborationist Agenda: Phạm Quỳnh, Print Culture, and the Politics of
Persuasion in Colonial Vietnam (luận án Tiến sĩ Triết học tại đại học
Michigan, 2003) của Sarah Whitney Womak. Đặc biệt, không thể không

11


nhắc đến công trính Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954) (Bản dịch tiếng
Việt Lê Thị Kim Tân, Nxb Thế giới, 2013) của Trịnh Văn Thảo (học giả tại
Pháp).
Trongcác công trính này, các học giả không lấy yếu tố “công, tội” để
làm tiêu chì đánh giá nhận định Phạm Quỳnh. Họ đặt ông vào bối cảnh lịch sử
đương thời, phân tìch, chứng minh những nỗ lực thay đổi xã hội của một nhà
tri thức, nhà chình trị Phạm Quỳnh trước những biến động của thời cuộc.
Nhà nghiên cứu Trịnh Văn Thảo, trong cuốn Ba thế hệ trí thức người
Việt (1862-1954) đã xếp Phạm Quỳnh là một trì thức theo chủ nghĩa Nho giáo
bảo thủ, một nhà hoạch định chiến lược ví sự phát triển của dân tộc. Học giả
Trịnh Văn Thảo không đồng tính với những đánh giá “kết tội” Phạm Quỳnh từ
trước đến nay. Ông cho rằng “Chưa đúng với những phán xét của lịch sử, sự
nghiệp văn hoá của Nam Phong tạp chí và người lãnh đạo nó có lẽ nên được
phán xét công tâm hơn”.[19, tr.286]
Nhín nhận này của Trịnh Văn Thảo có điểm gần gũi với quan điểm của
nhà nghiên cứu Trần Viết Nghĩa trong cuốn Phạm Quỳnh: chính trị và văn
hóa, (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015). Trong phần Lời nói đầu, tác giả
Trần Viết Nghĩa cho rằng: “Đánh giá lại nhân vật Phạm Quỳnh là một việc

đáng và nên làm, nhưng nó cần phải dựa trên sự thật lịch sử”. [10, tr.6]
Tuy nhiên, những nỗ lực “đánh giá lại Phạm Quỳnh” hiện nay hầu như
mới chỉ dừng lại ở những công trính nghiên cứu của người Việt hải ngoại và
những trang chuyên về Phạm Quỳnh

1

hoặc văn hoá văn học online trên

internet2.
1

Nguồn: />22
Nguồn: />
12


Cần phải nói rõ, một sự phán xét công tâm hơn, đánh giá lại nhân vật
Phạm Quỳnh dựa trên sự thật lịch sử theo quan điểm của các học giả Trịnh
Văn Thảo, Trần Viết Nghĩa không có hàm ý phải ủng hộ việc “lên án”, “kết
tội” Phạm Quỳnh hay cũng không có ý nghĩa phải chiêu tuyết, ca ngợi, tôn
vinh Phạm Quỳnh như một nhà yêu nước.Màlà sau một quãng lùi nhất định
của lịch sử, ở một điều kiện thuận lợi hơn, chúng ta có thể có điều kiện để
nghiền ngẫm, đánh giá, phân tìch về Phạm Quỳnh một cách khách quan,
không chịu chi phối bởi cảm xúc mang màu sắc thế hệ, không có bất kí sức ép
nào về tính cảm hay về quan điểm, chỉ có tinh thần liêm chình và khách quan
khoa học.
Quan điểm về việc cần có một nhận định công tâm hơn cho Phạm
Quỳnh chình là một trong những động lực để tác giả lựa chọn Phạm Quỳnh
như đối tượng nghiên cứu của Luận văn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
Luận văn này của chúng tôi, từ góc độ Chình trị học, đặt Phạm Quỳnh
vào trong trong bối cảnh chình trị xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, thử tím
hiểu và lì giải những hành động và mục đìch chình trị mâu thuẫn trong thống
nhất của Phạm Quỳnh, đóng góp thêm một góc nhín về nhân vật lịch sử nhiều
tranh cãi trong một bối cảnh chình trị xã hội có nhiều biến động của đất nước.
Và, từ góc nhín công tâm trong nhận định, luận văn cũng cung cấp
những kết quả phản ứng của dư luận xã hội hiện nay trước những đánh giá về
Phạm Quỳnh trong quá khứ và hiện tại, số liệu được phân tìch trên tập dữ

13


liệu lớn (Big Data), khảo sát toàn bộ nội dung tiếng Việt trên mạng Internet
trong thời gian 19 năm, kể từ thời điểm Internet xuất hiện tại Việt Nam vào
năm 1997.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Đánh giá cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Quỳnh từ góc nhín khoa

học chình trị.
-

Làm rõ tình thống nhất, tình hệ thống của các hành vi chình trị trong

sự nghiệp đầy mâu thuẫn, phức tạp của Phạm Quỳnh, thể hiện qua các phát
ngôn, bài báo, hoạt động xã hội...
-


Thử nghiệm áp dụng phương pháp khảo sát thống kê dữ liệu lớn (Big

Data) vào nghiên cứu một vấn đề khoa học xã hội nhân văn. Đây không
những là một thử nghiệm mới mẻ trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam mà
ngay cả trên thế giới, đến gần đây mới bắt đầu có những nghiên cứu trong lĩnh
vực tâm lì, xã hội học, truyền thông chình trị ứng dụng phương pháp khảo sát
thống kê dữ liệu lớn (Big Data), nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông
tin và mạng Internet, sự ra đời của và phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội
như Facebook.
Góp thêm một quan điểm đánh giá khách quan về trường hợp
Phạm
Quỳnh.
-

Đề xuất một hướng tiếp cận nghiên cứu đối với giới trì thức Việt Nam

đầu thế kỉ XX.

14


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành vi chình trị của nhân
vậtPhạm Quỳnh.Đồng thời luận văn cũng làm rõ khái nhiệm nhân vật chình
trị hay con người chình trị, và khái niệm hành vi chình trị.
Trong lịch sử tư tưởng phương Đông:Khổng Tử (551-479 TrCN) với
học thuyết chình trị - đạo đức, chủ trương dùng đạo đức để cai quản, đề cao
những bậc hiền nhân, quân tử, những người có tri thức… Ông quan niệm

những con người này mới là con người chình trị.Mạnh Tử (372-289 TrCN) và
Tuân Tử (313-238 TrCN) đều là học trò của Khổng Tử, đã phát triển những tư
tưởng của Khổng Tử trong giai đoạn tiếp theo, coi nghệ thuật của sự cai trị là
dung thứ và người cai trị luôn phải làm gương trước xã hội, như thế mới yên
bính thịnh trị.Lão Tử (TK6 TrCN) sáng lập thuyết “vô vi nhị tri”, cho rằng
những bậc cai trị phải dùng đạo mà cai trị, “vô vi nhị tri” là yêu cầu căn bản
và mực thước cao nhất của phép trị nước, nếu “vô vi nhị tri” thí người dân bị
trị mà không biết mính bị trị.Mặc Tử (478-392 TrCN) sáng lập thuyết “kiêm
ái tương lợi”, chủ trương tôn trọng người tài đức (thượng hiền) và trừng phạt
những kẻ bất nhân. Người cai trị là do dân chúng chọn lựa, tôn vinh, do đó,
người cai trị phải hết lòng ví hạnh phúc của muôn dân, ngược lại, người dân
phải trung thành và tin tưởng vào người cai trị mính đã chọn.Hàn Phi Tử
(280-233 TrCN) sáng lập học thuyết pháp trị, xem xét con người chình trị qua
qua hai lớp người là bậc quân vương và kẻ bề tôi. Ông cũng không xem dân
chúng là con người chình trị. Theo Hàn Phi Tử, chỉ có nhà vua và quan lại
mới là con người chình trị. Vua cai trị phải dùng pháp trị.Khang Hữu Vi
(1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929), Tôn Trung

15


Sơn (1886-1925), Lỗ Tấn (1881-1936) là những nhà tư tưởng cận hiện đại, có
những quan niệm mới về con người chình trị, có cái nhín chình xác hơn về
bản chất con người chình trị. Các ông đã nhận thức được con người chình trị
không phải chỉ là bậc quân vương và quan lại, mà tất cả dân chúng đều là
những con người chình trị.
Trong lịch sử tư tưởng phương Tây: Xê nô phôn (427-355 TrCN) là nhà
tư tưởng chình trị đầu tiên thời Cổ đại ở Hi Lạp có sự quan tâm lớn đến con
người chình trị, đặc biệt là thủ lĩnh chình trị…Pla tôn (428-347 TrCN) cho
rằng chình trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ,

chình trị là sự thống trị của trì tuệ. Chình trị là dành cho những người có trì
tuệ, được đào tạo và có kinh nghiệm…Arix tốt (384-322 TrCN) cho rằng con
người là động vật chình trị. Con người chình trị là công dân của một nhà nước
và được đặc trưng ở khả năng lập luận có lý lẽ và hành động có tình hợp tác…
Theo ông, con người chình trị lý tưởng chỉ giới hạn ở những ông vua thông
thái và những pháp quan có phẩm chất ưu việt về đạo đức và kỹ năng lãnh
đạo, dẫn dắt quần chúng… Ô guýt xtanh (357-430) và Tômát Đacanh (12251274) cho rằng con người chình trị là những cầm quyền, phải biết chỉ huy
mính trước khi chỉ huy người khác, ìt nhất phải có trì tuệ, nhân cách, biết
quyết đoán ví lợi ìch chung, không dốt nát, ty tiện và mềm yếu…Lốc cơ
(1632-1704), Môngtétkiơ (1689-1755) và Rút xô (1712-1778) là những nhà tư
tưởng lớn thời kỳ cận đại phương Tây. Các ông quan niệm con người chình trị
rộng hơn các thế hệ trước, đó là những con người nói chung. Tất cả các công
dân đều là những con người chình trị, có những quyền nhất định và những
quyền đó có thể chuyển nhượng. Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân
dân. Nhân dân là chủ thể quyền lực tốt thượng. Quyền lực nhà nước được tạo
ra bởi sự ủy quyền của nhân dân……

16


Bước vào thời kỳ Hiện đại, ở phương Tây có hai dòng tư tưởng quan
niệm về con người chình trị, đó là dòng tư tưởng tư sản và dòng tư tưởng vô
sản. Thực chất dòng tư tưởng tư sản không có thêm bước tiến nào so với thời
kỳ trước, thậm chì có những quan niệm lệch lạc, méo mó hoặc thiên vị về con
người chình trị. Trong khi đó, tư tưởng vô sản là dòng tư tưởng Mác xìt có
những bước phát triển đột phá, vượt bậc trong quan niệm về con người chình
trị.
C.Mác, F.Ăngghen và V.I.Lêninvới học thuyết đồ sộ, khoa học của
mính về triết học, kinh tế - chình trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, với
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các ông đã kế thừa

các quan niệm về con người chình trị trong lịch sử nhân loại, đồng thời có
những phát triển mới có tình cách mạng trong quan niệm về con người chình
trị.
Theo các ông, con người chình trị là những con người hiện thực trong
hoàn cảnh hiện thực, có mối quan hệ hiện thực do chình mính tạo ra. Các ông
khẳng định “Trong tình hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội”. Trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội đó, lao động và ngôn ngữ
là những yếu tố căn bản nhất tạo nên con người chình trị, con người có ý thức
và trì thức. Theo các ông, không có con người trừu tượng ở đâu đó tách rời
hiện thực, tách rời hoàn cảnh lịch sử.
Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định, con người là yếu tố cơ bản nhất,
quyết định nhất của lực lượng sản xuất, quyết định sự phát triển của lịch sử.
Mọi người dân đều là những con người chình trị, tham gia vào các quá trính
sản xuất và phân công lao động xã hội. Khi xã hội có phân chia giai cấp, con
người nói chung bị chi phối bởi các quan hệ giai cấp. Các quan hệ giai cấp tác
động, dình kết đến từng cá thể con người. Quan hệ chình trị trở thành

17


một trong những quan hệ bản chất của con người. Do đó, con người chình trị
nào cũng thuộc về một giai cấp, một lực lượng xã hội nào đó nhất định.
Quần chúng nhân dân với tư cách là những con người chình trị luôn có
vai trò quyết định trong các phong trào chình trị và trong các cuộc cách mạng
xã hội, là người sáng tạo ra lịch sử, là người quyết định sự phát triển của xã
hội...
Hồ Chì Minh kế thừa tư tưởng của Chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chì Minh khẳng định nhân
dân là người chủ của quyền lực tối cao, quyền lực nhà nước; mọi quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân. Hồ Chì Minh xác định đúng đắn vị trì vai trò của

nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trong các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Như vậy, Hồ Chì Minh quan niệm nhân
dân là những con người chình trị, bất kể đó là ai, làm quan lớn hay dân
thường.
Tác giả luận văn lựa chọn quan điểm nhân vật chình trị hay con người
chình trị là con người mang tình giai cấp, đại biểu của một giai cấp, một lực
lượng, một dân tộc nhất định. Con người chình trị là con người xã hội, con
người giai cấp, có vị thế khác nhau trong hệ thống tổ chức quyền lực xã hội.
Hành vi chình trị là hành vi của con người chình trị, được nhín nhận dưới lăng
kình chình trị học, gắn liền với mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực
chình trị của một giai cấp, một dân tộc, một lực lượng xã hội nhất định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các hoạt động xã hội,
những diễn ngôn trên báo chì đương thời như Đông Dương tạp chí, Nam
Phong tạp chí…, nhật ký, hồi ký và thư từ của chình Phạm Quỳnh hoặc

18


những người thân trong gia đính ông. Ngoài ra để mô tả bức tranh tổng thể về
tính hính dư luận xã hội hiện đại về Phạm Quỳnh, tác giả đã khảo sát toàn bộ
nội dung tiếng Việt trên Internet trong thời gian 19 năm, kể từ năm 1997 (là
thời điểm Internet bắt đầu có mặt tại Việt Nam và các nội dung thảo luận bằng
tiếng Việt bắt đầu xuất hiện trên Internet) đến hết ngày 30/11/2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLênin khi đánh giá nhân vật lịch sử, con người chình trị gắn liền với bối cảnh
kinh tế xã hội, bối cảnh lịch sử cụ thể, quan điểm về tình thống nhất, tình toàn
vẹn của sự vật hiện tượng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tiến hành nghiên cứu.
-

Phương pháp khác: Trong quá trính nghiên cứu, đề tài còn sử dụng

các phương pháp khác như: phân tìch- tổng hợp, logic-lịch sử, so sánh, phân
tìch tài liệu, thống kê dữ liệu lớn (Big Data).

19


6. Đóng góp của luận văn
-

Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài cố gắng góp phần xâu chuỗi, hệ

thống và luận giải từ góc nhín chình trị đối với trường hợp Phạm Quỳnh,
nghiên cứu đối tượng trong đúng bối cảnh xã hội.
-

Đóng góp về mặt thực tiễn:Đóng gópthêm một công trính nghiên cứu

về Phạm Quỳnh.
tiên

Đây là Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Chình trị đầu


ở Việt Nam lựa chọn nghiên cứu Phạm Quỳnh như một nhân vật chình trị,
đồng thời cũng là Luận văn Thạc sĩ đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng phương
pháp khảo sát dữ liệu lớn (Big Data) vào nghiên cứu khoa học chình trị nói
riêng, cũng như khoa học xã hội nhân văn nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1:“Phạm Quỳnh và bối cảnh chình trị xã hội Việt Nam đầu thế
kỉ XX” đề cập đến thân thế sự nghiệp Phạm Quỳnh và bối cảnh chình trị xã
hội đầu thế kỉ. Trong chương này tác giả sử dụng góc nhín từ khìa cạnh văn
hóa, giáo dục để tím hiểu về thế hệ trì thức thời Phạm Quỳnh, từ đó là cơ sở
để xem xét các hoạt động chình trị của Phạm Quỳnh trong bối cảnh mang tình
đặc thù đó. Tím hiểu về bối cảnh chung cũng giúp lì giải phần nào tâm lì và
động cơ trong các hoạt động chình trị của Phạm Quỳnh. Quan điểm
ở đây là với chình sách “điều hòa văn hóa” để “điều chỉnh chình trị” của thực
dân Pháp, thực chất các hoạt động văn hóa thời kí này đều mang đậm động cơ
chình trị. Trong chương này, tác giả cũng mở rộng nghiên cứu về

20


sức mạnh của lực lượng tri thức đầu thế kỉ XX trong dòng chảy đầy biến động
của đời sống chình trị đương thời khi đề cập mối quan hệ giữa Phạm Quỳnh
và Tạp chì Nam Phong, bước đầu nhắc đến luận điểm về quyền lực chình trị
của văn hóa. Luận văn đặt mục tiêu gợi mở một hướng tiếp cận một số vấn đề
chình trị học văn hóa.
Chương 2:“Phạm Quỳnh với tư cách một nhà chình trị” khẳng định vai
trò nhà chình trị của Phạm Quỳnh, đánh giá Phạm Quỳnh dưới lăng kình lì
thuyết của khoa học chình trị, tím hiểu các điểm mâu thuẫn trong hoạt động

chình trị và lì giải, tím điểm chung thống nhất trong sự nghiệp chình trị của
Phạm Quỳnh.
Chương 3: ”Những ảnh hưởng của nhà chình trị Phạm Quỳnh”, tác giả
dành không gian để khảo sát những “ảnh hưởng” của Phạm Quỳnh đối với đời
sống xã hội đương thời thông qua những cứ liệu về tác động chình sách liên
quan trực tiếp đến hành vi chình trị của Phạm Quỳnh, thậm chì những ảnh
hưởng kéo dài đến thời hiện đại thông qua việc trính bày những kết quả ứng
dụng phương pháp xử lì dữ liệu lớn (Big Data) vẽ lại diễn biến dư luận xã hội
về trường hợp Phạm Quỳnh. Chương 3 có mục tiêu chình là trính diễn một
gợi ý mang tình phương pháp nghiên cứu khi đề xuất đẩy mạnh ứng dụng Big
Data vào nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn nói chung, nghiên cứu chình
trị học nói riêng ở Việt Nam.

21


×