Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Nhân vật người lính trong tiểu thuyết một ngày là mười năm và đơn tuyến của phạm quang đẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.99 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

ĐÀO THỊ THANH THỦY

NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM VÀ ĐƠN
TUYẾN CỦA PHẠM QUANG ĐẨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

ĐÀO THỊ THANH THỦY

NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM VÀ ĐƠN
TUYẾN CỦA PHẠM QUANG ĐẨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH:
VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Bích Thu



HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy - cô khoa Văn học, trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi vô
cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân
đến toàn thể các thầy - cô giáo.
Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PSG.TS Nguyễn Bích
Thu, cô đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp tôi hoàn thành luận văn. Và
hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở cô một tinh thần nghiên
cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình.
Xin được gửi tới cô sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.
Bên cạnh đó, có một người cũng quan trọng không kém, ông đã hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn, đó là nhà văn
Phạm Quang Đẩu - tác giả của hai cuốn tiểu thuyết Một ngày là mười năm và
Đơn tuyến mà tôi nghiên cứu. Ông đã cung cấp cho tôi một số tài liệu và
thông tin vô cùng hữu ích, chia sẻ cho tôi rất nhiều kiến thức về văn học. Xin
được gửi tới ông lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Cuối cùng, cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin
tưởng, động viên và ủng hộ. Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn
sẵn sàng giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Hà Nội, tháng…năm…2019

Đào Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
5. Đóng góp của luận văn...............................................................................6
6. Cấu trúc luận văn........................................................................................7
Chương 1: PHẠM QUANG ĐẨU VÀ ĐỀ TÀI NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975.....................................................................8
1.1. Đề tài người lính trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975...........................8
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và những yêu cầu đổi mới văn học sau 1975
...................................................................................................................... 8

1.1.2. Một số khuynh hướng viết về chiến tranh trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975.

14

1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Phạm Quang Đẩu............................... 19
1.2.1 Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Phạm Quang Đẩu.....19
1.2.2. Đề tài người lính trong sáng tác của Phạm Quang Đẩu................20
1.2.3 Một vài sơ lược về tiểu thuyết Một ngày là mười năm và Đơn tuyến

của Phạm Quang 22
Chương 2: NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH TRÊN MẶT TRẬN THẦM LẶNG
CỦA CUỘC CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM
VÀ ĐƠN TUYẾN CỦA PHẠM QUANG ĐẨU............................................. 26
2.1. Mặt trận thầm lặng trong chiến tranh trong tiểu thuyết Một ngày là mười


năm và Đơn tuyến................................................................................. 26
2.1.1. Mặt trận thầm lặng nhưng không bình yên...................................26


2.1.2. Mặt trận thầm lặng – nơi những lính chiến đấu âm thầm.............31
2.2. Gương mặt người lính trong cuộc chiến thầm lặng...............................36
2.2.1. Những phẩm chất cao đẹp của người lính trong cuộc chiến thầm
lặng..................................................................................................36
2.2.2. Tình yêu trong chiến tranh............................................................48
2.2.3. Những suy ngẫm của người lính về những năm tháng đã qua......55
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH TRONG

TIỂU THUYẾT MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM VÀ ĐƠN TUYẾN..................64
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...............................................................64
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình......................................................64
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm...........................................................68
3.1.3. Tổng hợp nguyên mẫu có thật và hư cấu......................................72
3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu....................................................................79
3.2.1. Kết cấu theo dòng ý thức.............................................................. 79
3.2.2. Kết cấu theo tuyến sự kiện............................................................83
3.3. Ngôi kể.................................................................................................. 87
3.3.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất.....................................................87
3.3.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba........................................................90
KẾT LUẬN..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bén duyên với nghiệp văn chương khi đã gần vào độ tuổi trung niên, khởi
đầu là những tập thơ, sau đó là những tập truyện ngắn…nhưng gây được tiếng
vang và sự chú ý hơn cả khi Phạm Quang Đẩu đến với tiểu thuyết. Và đặc biệt là
khi ông đi sâu khai thác vào đề tài chiến tranh với nhân vật trung tâm là những
người lính. Nhân vật người lính là một mảnh đất màu mỡ, đã từng mời gọi rất
nhiều người viết gieo trồng và gặt hái thành công. Nhưng thật lạ, qua ngòi bút
của Phạm Quang Đẩu nó không bị bạc màu, cũ kĩ mà xanh tươi và mang nét độc
đáo riêng về đối tượng thẩm mỹ. Nhà văn Phạm Quang Đẩu đã tìm được “mảnh
đất” làm nên tên tuổi của mình. Có lẽ bằng vốn sống phong phú, cùng những trải
nghiệm thực tế của gần 40 năm sống trong quân ngũ, từng là lính chiến ở giai
đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ, sau đó tham gia hoạt động viết báo
cho báo Quân đội nhân dân bởi vậy mà đọc những trang viết của ông, người đọc
thấy bức tranh hiện thực về chiến tranh tàn khốc cùng chân dung của những
người lính trên mặt trận thầm lặng là tuyên truyền-võ trang và tình báo hiện ra
thực sống động. Hai cuốn tiểu thuyết Một ngày là mười năm và Đơn tuyến của
ông viết về giai đoạn cách mạng vô vàn khó khăn và tổn thất, nhưng đã trụ vững
nhờ vào lòng tin yêu của nhân dân, của người lính đối với cách mạng. Tiểu
thuyết Một ngày là mười năm của ông được nhận giải Văn học sông Mê Kông
của Hội nhà văn 3 nước Đông Dương. Đơn tuyến đã được trao giải A trong cuộc
thi tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống
nhân kỉ niệm 70 năm truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015) do
Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Công an tổ chức.
Đã có rất nhiều bài viết, công trình, nhiều luận văn luận án nghiên cứu về
đề tài chiến tranh với nhân vật trung tâm là người lính. Đối với nhiều nhà văn

1


cùng thế hệ với Phạm Quang Đẩu viết về đề tài này, sáng tác của họ cũng được
nhiều người viết chọn làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên sau gần 40 năm ngày

đất nước thống nhất, mới chỉ có một số lượng khiêm tốn các tác phẩm văn xuôi
viết về người lính làm tình báo. Tác phẩm văn học của Việt Nam viết về các nhà
hoạt động tình báo đầu tiên chính là cuốn Hồi ký Đội tình báo thiếu niên của tác
giả Phạm Thắng, NXB Hà Nội 1964, về sau cuốn này được phát triển thành
truyện dài có tên Đội thiếu niên tình báo Bát sắt lấy chất liệu có thật từ “Đội
thiếu niên tình báo Bát sắt”, từ đó đến nay mới chỉ có vài ba tác phẩm viết về các
nhà tình báo có thật ngoài đời. Như một lời tri ân dành cho những chiến công
thầm lặng của những người lính hoạt động bí mật, nhà văn Phạm Quang Đẩu đã
đề cập và khai thác hướng đi mới cho đề tài chiến tranh và người lính trong hai
cuốn tiểu thuyết Một ngày là mười năm và Đơn tuyến …Hai tác phẩm này thực
sự gây được tiếng vang và được đông đảo bạn đọc đón nhận. Chọn đối tượng
nghiên cứu là Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Một ngày là mười năm và
Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu, chúng tôi muốn làm rõ hơn sự đa dạng, phong
phú và mới lạ của tiểu thuyết viết về chiến tranh cũng như quy luật vận động của
văn học trong điều kiện thời bình.

Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài cho luận văn của
mình Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Một ngày là mười năm và Đơn
tuyến của Phạm Quang Đẩu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp
phần tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quang Đẩu cho nền văn học nước
nhà trên phương diện đề tài chiến tranh với nhân vật trung tâm là những người
lính, qua đó cho thấy diện mạo đặc sắc của văn xuôi thời viết về chiến tranh
và người lính kì đổi mới.

2


2.

Lịch sử vấn đề


Mặc dù Phạm Quang Đẩu được biết đến là một nhà văn với nhiều tác
phẩm được đánh giá cao, được trao nhiều giải thưởng uy tín. Song cho đến
nay, vẫn chưa có một công trình nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu từ các
phương diện nội dung cho đến những đặc điểm nghệ thuật trong những sáng
tác của ông. Trong quá trình tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn chương của
nhà văn Phạm Quang Đẩu, chúng tôi đã tìm được những bài báo, bài nghiên
cứu hay bài phỏng vấn, những bài viết giới thiệu tác phẩm và sự nghiệp sáng
tác của ông như sau:
Nhà văn Trần Hoài Dương - nguyên trưởng ban Văn xuôi tuần báo Văn
nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, sau khi xong cuốn tiểu thuyết Một ngày là
mười năm do tác giả Phạm Quang Đẩu gửi tặng nhân dịp cuốn sách vừa được
nhận giải Văn học Mê Kông, từ TP. Hồ Chí Minh đã viết mail trả lời lại bằng
những lời nhận xét xác đáng và chân tình: “Tập tiểu thuyết của anh Đẩu,
Dương đọc liền trong hai đêm, anh Đẩu ạ. Dương có một vài ý kiến sơ bộ
như thế này. Điều trước tiên, đây là một cuốn tiểu thuyết đầy ắp vốn sống, đắt
giá để viết nên cuốn sách này. Gợi lên được không khí, đời sống của cả một
giai đoạn lịch sử, với những nhân vật có da có thịt, có cá tính, có số phận
riêng biệt nhưng vấn thấy rõ bóng dáng của cả một thế hệ, nhất là thế hệ
chống Pháp vừa qua. Tôi rất thèm có được một vốn sống như anh, anh Đẩu ạ.
Cách viết cũng sinh động, bố cục chặt chẽ, thấy rõ bút lực của người viết còn
rất sung sức, mạnh mẽ. Nói chung, là một tác phẩm khá hay, rất đáng đọc…”
Tiến sĩ văn học Phạm Quang Trung , Đại học Đà Lạt đã viết một bài nhận
xét cuốn tiểu thuyết Một ngày là mười năm với nhan đề “ Đọc Một ngày là mười
năm của Phạm Quang Đẩu” đăng trên website : “Xin các nhà

văn đang chất chứa những dự định tái tạo lại một thời vinh quang chưa

3



xa mà thật giàu ý nghĩa của dân tộc hãy vững tin vào những suy nghĩ cùng
những hy vọng nơi người đọc. Riêng với tác giả Một ngày là mười năm, anh
hoàn toàn có thể yên tâm vì những trang viết tâm huyết mà sâu đậm của mình,
bởi đó thật sự là những dòng chữ “thú vị” với những cứ liệu lịch sử đưa ra
đều “rõ ràng, chân thật”. Đó quả là một phần “bảo tàng sống về chiến tranh
cách mạng” của lịch sử dân tộc ta trong sự gắn bó máu thịt với những người
bạn chí tình chí nghĩa như dân tộc Lào anh em” [84].
Sau khi đọc xong Đơn tuyến, GS.TSKH Đào Vọng Đức – nguyên viện
trưởng Viện Vật lí Việt Nam cũng đã có ý kiến phản hồi về cuốn tiểu thuyết
này: “ Cuốn Đơn tuyến đã gợi nhớ trong tôi hình ảnh người bạn trí tuệ khoa
học sâu rộng, tâm hồn trong sáng, cùng với nhiều kỉ niệm những lần gặp gỡ
trong các sinh hoạt học thuật mấy chục năm qua. Cuốn sách phản ảnh một
cách chân thực và sinh động về một thời hoạt động tình báo của GS. Nguyễn
Đình Ngọc - nhà khoa học tài năng và tâm huyết của đất nước” [22].
Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Huệ - giảng viên Đại học Tuyên truyền báo
chí cũng đã có một bài viết sâu sắc về cuốn tiểu thuyết Đơn tuyến đăng trên
báo Quân đội nhân dân cuối tuần, số 983, ngày 2 - 11 – 2014, bài viết có tên
Lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ của một nhà tình báo công an nhân dân xuất sắc: “Từ
một nguyên mẫu ngoài đời, nhà văn đã chưng cất, nhào nặn thành một hình
tượng nghệ thuật nổi bật với phẩm chất của một nhà tình báo, nhà khoa học
tỏa sáng vẻ đẹp lấp lánh của một trí tuệ sâu rộng, một bản lĩnh kiên cường,
một tâm hồn trong sáng. Trong ngổn ngang, bề bộn các sự kiện và con người
của dòng chảy dào dạt của cuộc sống, nhà văn rất công phu lựa chọn được
những gì tiêu biểu, điển hình nhất, mang tính nghệ thuật ngay trong bản thân
nó. Xét một cách tương đối, trong trường hợp này, nhà văn Phạm Quang Đẩu

4



qua Đơn tuyến đã có thể rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và sự sáng tạo
nghệ thuật” [31].
Qua những ý kiến tổng hợp trên, có thể thấy cả hai cuốn tiểu thuyết
Một ngày là mười năm và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu đều nhận được
những lời khen ngợi và được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Đặc biệt, khi
đánh giá về nội dung và nghệ thuật của cả hai cuốn tiểu thuyết, các tác giả đều
có sự thống nhất khi khẳng định giá trị hiện thực chân thực, sâu sắc cùng
những nhân vật và sự kiện lịch sử có thật đã được nhà văn nhào nặn, biến hóa
một cách đầy hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi
trước, thông qua luận văn Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Một ngày là
mười năm và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu, người viết mong muốn có thể
tham khảo sát và phân tích cụ thể, toàn diện hơn chiến tranh và cuộc đời của
những người lính được tái hiện trong hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Một ngày là mười năm và Đơn
tuyến của Phạm Quang Đẩu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên
cứu qua việc so sánh Phạm Quang Đẩu với một số tác giả viết về nhân vật
người lính như Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Hữu Mai, Chu Lai, Văn Lê, …
4.

Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:

5



-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: với phương pháp này, chúng tôi sẽ

chia nhỏ tác phẩm, đi sâu vào phân tích để thấy được nghệ thuật miêu tả, xây
dựng nhân vật.
Phương pháp liên ngành: lịch sử, văn hóa học, nghệ thuật học được

-

dùng để tiếp cận, nhằm nhận thức, tìm hiểu và khai thác đối tượng.
-

Phương pháp so sánh: để thấy được những nét đặc sắc của Phạm

Quang Đẩu trong tương quan với các tác giả cùng đề tài.
-

Phương pháp loại hình: nhận diện các khuynh hướng tiểu thuyết viết

về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 và phân tích sự đổi mới nghệ
thuật của nó theo đặc trưng thể loại văn học.
-

Phương pháp tự sự học: khai thác các giá trị của tác phẩm, đi sâu nhận

thức hình thái kết cấu, ngôi kể, quy luật vận động, sáng tác, và đặc trưng thẩm
mĩ của thể loại tiểu thuyết.

5.

Đóng góp của luận văn

Thực hiện đề tài Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Một ngày là mười
năm và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu, chúng tôi muốn làm sáng tỏ giá trị
nhân đạo trong nội dung của các cuốn tiểu thuyết, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của
những người lính, tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của họ và những chiêm
nghiệm, suy tư về những năm tháng anh hùng, gian khổ đã qua qua dòng kí ức
của những người lính. Chúng tôi hi vọng luận văn này ít nhiều cũng cung cấp
cho độc giả thấy được những đóng góp mới mẻ của Phạm Quang Đẩu cho đề tài
chiến tranh - người lính trong nền văn học cách mạng Việt Nam sau 1975.
Về nghệ thuật, luận văn chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết
Một ngày là mười năm và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu trong cách xây dụng
hệ thống nhân vật đa dạng; sự đan xen hòa quyện giữa những sự kiện yếu

6


tố có thật trong lịch sử với sự tưởng tượng hư cấu của tác giả; ngôi kể linh hoạt
dễ dẫn truyện và kết nối các mối quan hệ của nhân vật trong truyện dễ dàng.

Ngoài ra, chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn cũng
góp phần thấy được phong cách riêng của Phạm Quang Đẩu trên văn đàn và
chất nhân văn làm nên giá trị trong các tác phẩm của Phạm Quang Đẩu. Bổ
sung thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu văn học viết về đề tài
lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng sau năm 1975.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương chính:


Chương 1: Phạm Quang Đẩu và đề tài người lính trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975.
Chương 2: Nhân vật người lính trên mặt trận thầm lặng của cuộc chiến
trong tiểu thuyết Một ngày là mười năm và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật người lính trong tiểu thuyết
Một ngày là mười năm và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu.

7


Chương 1
PHẠM QUANG ĐẨU VÀ ĐỀ TÀI NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Đề tài người lính trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và những yêu cầu đổi mới văn học sau 1975

1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử và xã hội
Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc mở ra thời kỳ mới thời kỳ độc lập, thống nhất đất nước. Tuy nhiên khi bước vào thới kỳ hòa bình,
đất nước cũng phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thử thách. Hậu quả nặng
nề của hai cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài, cho đến nay, sau 30 năm vẫn chưa
thể khắc phục hết. Chiến tranh hầu như đã tàn phá hầu như tất cả các thành phố,
đô thị và hàng nghìn làng xóm, các tuyến đường giao thông, bến cảng ở miền
Bắc, nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam – nơi diễn ra các chiến dịch quân sự. Các
trận đánh lớn đã khiến nhiều nơi trở thành những miền đất chết, đất cháy. Môi
trường bị huỷ hoại nặng nề bởi chất độc điôxin... Nền kinh tế vốn lạc hậu, thấp
kém của một xứ sở bị chiến tranh tàn phá keó dài càng trở nên thê thảm hơn, tụt
hậu trong khu vực. Cơ chế quan liêu bao cấp với nhiều bất cập, trì trệ …. khiến
cho đời sống nhân dân muôn phần khó khăn. Cuộc sống sau chiến

tranh quả là không kém phần gai góc, phức tạp. Nhìn nhận thực tế lúc bấy giờ,

nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét: “Chiến tranh ồn ào náo động mà lại có
cái yên tĩnh giản dị của nó. Hòa bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp
những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong” [26, tr.11].
Trước sự khủng hoảng trầm trọng, sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống của
thời kỳ hậu chiến, đổi mới trở thành con đường lựa chọn khẩn thiết. Tại nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ: Đổi mới là “nhu cầu bức thiết”,
là “vấn đề có ý nghĩa sống còn của toàn dân tộc”. Từ đó, Đảng chủ trương xóa

8


bỏ nên kinh tế quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế
thị trường. Đường lối mới và cơ chế thị trường đã thực sự tạo ra không khí dân
chủ, sôi nổi, hồ hởi, phấn khởi trong cả nước. Tất cả các phương diện kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội đều có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, củng cố
niềm tin của nhân dân vào Đảng. Nhờ sự đổi mới mà nền kinh tế nước ta thoát
khỏi sự khủng hoảng và từng bước được phục hồi khiến cho đời sống nhân dân
ngày càng ổn định, nâng cao, có điều kiện quan tâm đến nhu cầu riêng tư của con
người. Với phương châm đổi mới tư duy, “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật,
đánh giá đúng sự thật” của Đảng đã đem đến đời sống dân chủ, cởi “trói” con
người khỏi những định hướng khắt khe, nghiêm ngặt của thời kỳ trước, cho phép
“tiếp cận tối đa những sự thật của cuộc đời ở dạng nguyên khởi, chất phác, mộc
mạc, không chau chuốt trang trí, tô điểm” [ 26, tr.12]. Tinh thần mở cửa của thời
đại mới đã tạo điều kiện cho con người tiếp cận các vấn đề hiện thực đời sống
khách quan, đa chiều, công bằng hơn. Nhiều vấn đề thuộc về chiến tranh đã qua
cũng được nhìn nhận lại, bớt cực đoan, duy lí. Con người hôm nay nhận thức về
cuộc chiến ở cả niềm tự hào về chiến thắng và sức mạnh dân tộc, và cả cái giá
đắt đỏ để có được nó . Xu thế mở cửa , hội nhập quốc tế, hợp tác cùng phát triển
bền vững đã góp phần xoa dịu mối hận thù dân tộc, giai cấp, giúp con người một
thời ở hai chiến tuyến đối địch xích lại gần, thấu hiểu nhau hơn. Đường lối đổi

mới được thông qua là tiền đề quan trọng, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ của nền
văn học, tạo ra luồng sinh khí mới đưa văn học tới những bứt phá trong sự phát
triển. Trong văn học, đánh dấu cho sự đổi mới tư tưởng trong đội ngũ văn nghệ
sĩ bắt đầu từ cuối năm 1987 là cuộc gặp gỡ với đại diện giới văn nghệ sĩ của tổng
Bí thư Nguyễn Văn Linh và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị. Theo đó văn học sẽ
phát triển trên tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật, khuyến khích
tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật, giúp các văn nghệ sĩ vượt qua
những e ngại, rụt rè, lo sợ sự kiểm duyệt,

9


sợ cả những cái “thường lơ lửng đâu đó trong không trung”, tự tin nói thẳng,
nói thật những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về các vấn đề gai góc của cuộc
sống, mạnh dạn bức phá, thử nghiệm những tìm tòi, sáng tạo, những cách thức
thể hiện mới. Các vấn đề về vai trò, chức năng của văn học cũng được xem
xét, điều chỉnh, diễn đạt lại. Có thể nói, làn sóng đổi mới ngoài xã hội, nhu
cầu đổi mới trong ý thức của người cầm bút làm sôi động bầu không khí sáng
tác, đưa văn học thoát khỏi sự bế tắc, khủng hoảng, bổ khuyết “khoảng chân
không” của văn học thời kỳ hậu chiến. Trong bối cảnh đó, văn học viết về
chiến tranh, về đề tài người lính nói chung, tiểu thuyết nói riêng cũng có sự
chuyển động tích cực, tự làm mới mình để phù hợp với yêu cầu của thời đại
và thị hiếu mới của công chúng.
Ngoài ra cũng nhờ có chính sách cởi mở và đúng đắn. Giao lưu văn hóa,
văn học thế giới trở nên sôi nổi, cũng đã có những tác động tích cực đến các nhà
văn Việt Nam, họ có điều kiện nắm bắt xu hướng chung của văn học thế giới khi
khai thác đề tài người lính, điều này đã tạo nên sự thay đổi trong diễm ngôn về
người lính trong tiểu thuyết. Chiến tranh được tái hiện trong tiểu thuyết không
chỉ nhằm mô phỏng quan điểm chính trị của một thể chế, giai cấp, ý thức hệ hoặc
tung hô lực lượng chiến thắng, mà nó còn thể hiện như là diễn ngôn về thân phận

con người, diễn ngôn chấn thương, diễn ngôn về văn hóa… Học tập kinh nghiệm
từ những tác phẩm văn học của thế giới viết về người lính, các nhà văn Việt Nam
đã khắc phục cái nhìn thiên kiến, thô kệch khi đánh giá về con người. Con người
trong văn học sau 1975 viết về người lính được soi xét lại trong cái nhìn đa
chiều, có sự gặp gỡ với mẫu hình chung của con người trong văn học hiện đại
thế giới. Các tiểu thuyết lớn của văn học thế giới con đem đến cho các nhà văn
Việt Nam những gợi ý quan trọng về cách thức thể hiện. Những kinh nghiệm của
dòng ý thức, độc thoại nội tâm, sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật, thủ pháp
kỳ ảo… Ở nhiều tiểu thuyết viết về người lính như:

10


Ông cố vấn (1987), Nỗi buồn chiến tranh (1987), Ăn mày dĩ vãng (1991),
Những bước tường lửa (2004), Mùa hè giá buốt (2012),… đã đem lại cho
mảng tiểu thuyết này những sắc diện mới. Việc khám phá con người bên trong
cũng như tiếp cận hiện thực đã mở ra những chiều kích mới trong tâm thế
sáng tạo của người cầm bút.
1.1.1.2. Những thay đổi trong tâm lí thị hiếu của độc giả
Sự đổi mới trong văn học đã tạo ra sự đổi mới trong nhận thức và quan
niệm của con người với những nhu cầu và thị hiếu khác trước. Công chúng
tiếp nhận văn học hôm nay không còn đơn giản, một chiều như thời kì trước.
Độc giả của tiểu thuyết viết về vấn đề chiến tranh không chỉ là những người
đã từng trải nghiệm cuộc sống chiến tranh. Phần đông họ được sinh ra sau
1975, trong đó đông đảo, nhạy cảm nhất là những độc giả thuộc thế hệ 8X, 9X
- những người được sinh ra ở thời bình của đất nước. Tiểu thuyết viết về chiến
tranh không tạo ra sức hấp dẫn như là những tác phẩm viết về các vấn đề của
cuộc sống hiện tại của họ như hôn nhân, tình yêu … Ngoài ra, còn phải kể đến
những dòng tiểu thuyết mang đậm tính chất thương mại, giải trí.
Giai đoạn văn học 1945 - 1975 trước đó chưa tạo ra được mối quan hệ bình

đẳng giữa độc giả với nhà văn và tác phẩm. Vì vậy, người đọc dễ dàng đồng tình
với quan điểm của nhà văn, ít có nhu cầu đối thoại. Hoàn cảnh “thông diễn” mới
của thời kỳ sau hòa bình đã tạo nên vị thế dân chủ hơn cho công chúng tiếp nhận
văn học. Họ có nhận thức riêng, quan đểm của riêng mình về những điều mà họ
biết và mục đích tìm đến văn học của con người ngày nay không giống nhau, có
người tìm đến tác phẩm văn học do nhiệm vụ nghiên cứu, có người lại muốn có
thêm sự hiểu biết về đời sống quanh mình, có người lạ tìm đến văn học đơn giản
chỉ để thư giãn và giải trí. Sau chiến tranh độc giả có điều kiện tìm hiểu về cuộc
chiến tranh của dân tộc từ nhiều kênh thông tin khác nhau,

11


ví dụ như: qua những tư liệu lịch sử của ta, tài liệu mật của đối phương,
những cuốn nhật kí, hồi kí, thư từ của các cựu quân nhân hai bên… cho nên
sự hiểu biết của họ về chiến tranh, quan niệm và cách nhìn về chiến tranh
cũng không còn giống trước. Mặt khác, sự phát triển của thời đại công nghệ
thông tin, các tài liệu ở thư viện đều được số hóa, các tiểu thuyết nổi tiếng viết
về chiến tranh cũng được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Trong điều kiện
sống hiện nay, độc giả có ít thời gian để đọc tiểu thuyết nhiều tập hoặc tiểu
thuyết dày. Tất cả những điều này đã tạo ra sự thay đổi trong việc tiếp nhận
tác phẩm văn học viết về vấn đề chiến tranh. Như vậy, sự chuyển đổi hình thái
xã hội đã tạo nên sự chuyển động thay đổi trên nhiều phương diện của văn
học, trong đó có công chúng tiếp nhận. Nhu cầu, thị hiếu, mục đích hướng đến
văn học của công chúng tiếp nhận hôm nay đã có nhiều điểm khác biệt so với
trước. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển văn học.
1.1.1.3. Nhu cầu đổi mới lối viết của nhà văn
Đi cùng với sự thay đổi trong tâm lí thị hiếu của độc giả, các nhà văn cũng
phải thay đổi về cách tiếp cận cuộc sống, nhìn nhận con người và các vấn đề của
xã hội đa chiều và có những góc nhìn mới lạ, độc đáo hơn. Giờ đây văn học nghệ

thuật không còn được hiểu đơn giản chỉ như là công cụ của chính trị, là vũ khí
của công tác tư tưởng, là phương tiện tuyên truyền, giáo dục quần chúng, mà là
“một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa”, “là bộ phận đặc
biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ,
có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ
công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội…”[42]. Điều này đã thúc
đẩy tư duy sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn cũng phải từng bước thay đổi nếu
như họ không muốn bị bỏ lại phía sau. Từ sau năm 1975, những quan niệm nghệ
thuật mới về con người, trong đó có hình tượng người lính cũng đã có sự nhìn
nhận khác trước, đa chiều hơn, trung thực hơn, không

12


phiến diện một chiều như trước nữa. Các nhà văn tập trung khai thác chiều
sâu nội tâm của hình tượng người chiến sĩ. Đó là những suy nghĩ của họ sau
khi cuộc chiến đã đi qua, là những sự hy sinh mất mát trong chiến tranh,
những dằn vặt, trăn trở khi người lính buông súng trở về tái hòa nhập với cuộc
sống đời thường, tình yêu và hạnh phúc của họ, giá trị và thước đo những giá
trị cuộc sống như thế nào v.v…
Nếu như người lính thời chiến được các nhà văn thể hiện gần như trong
một không gian phẳng, và hầu như tất cả đều được quy vào bốn phẩm chất cơ
bản là: yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu dũng cảm, có phẩm chất lạc quan cách
mạng – rất dễ nhận diện, thì hình tượng những người lính thời bình đã khác trước
rất nhiều. Mặt trái của chiến tranh, những tác động tiêu cực và những di chứng
của chiến tranh được khai thác từ nhiều phía. Những éo le, bi kịch của chiến
tranh đã để lại những vết thương trong tâm hồn, tình cảm của nhiều người lính
“hậu chiến”. Hình tượng người lính đã chuyển từ khuynh hướng sử thi sang cảm
hứng nhân văn, với những nhức nhối về thân phận con người. Trước 1975, hình
tượng người lính là những người giầu chất lý tưởng, hầu như không có những

mâu thuẫn xung đột nội tâm. Sau chiến tranh, hình tượng người lính được nhìn
nhận lại với nhiều điểm mới, mà rõ nét nhất là sự “vênh lệch” giữa phẩm chất
người lính, người anh hùng thời chiến trước đây với những ứng xử của họ trong
cuộc sống đời thường, trong các mối quan hệ riêng tư. Sự xung đột giữa “ánh
sáng và bóng tối”, giữa “rồng phượng lẫn rắn rết”, giữa “thiên thần và quỷ sứ”…
trong các sáng tác của Bảo Ninh, Ma Văn Kháng và nhiều nhà văn khác là có
thật! Những người lính trước đây được khắc họa là những người “làm chủ hoàn
cảnh”, có khả năng khắc phục mọi trở ngại để đạt được mục tiêu, lý tưởng, thì,
nói một cách khái quát, người lính sau chiến tranh chịu sự chi phối nghiệt ngã
của hoàn cảnh, tác động đến số phận và tính cách của con người họ. Đó chính là
tinh thần nhân văn, nhân bản trong các sáng

13


tác của các nhà văn viết về người lính sau chiến tranh, người lính thời bình. Đó
cũng là sự nhìn nhận đúng về con người và khả năng của con người. Có thể thấy


thời kỳ mới, các nhà văn đã có cái nhìn đầy đủ và bao dung hơn về chiến

tranh. Từ đó ta nhận ra rằng: cốt lõi của quá trình đổi mới nằm ở việc các cây
bút đã có nhận thức đúng đắn về bản chất thẩm mỹ của văn học, về sứ mệnh
cao cả của những người viết sử bằng văn, và cả ở việc nhận thức văn chương
cũng là một nghề, một nghiệp.
Nhờ nhu cầu đổi mới, mỗi nhà văn cũng đã góp phần thúc đẩy văn học viết về
chiến tranh nói chung, tiểu thuyết nói riêng, vận động phát triển, trở nên hấp
dẫn hơn, mới mẻ hơn trong cách nhìn về lịch sử. Ý thức sáng tao vừa tạo nên
những tác phẩm mang dấu ấn truyền thống dân tộc, vừa hội nhập với văn học
thế giới ngày nay.

1.1.2. Một số khuynh hướng viết về chiến tranh trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975
1.1.2.1. Khuynh hướng thể hiện con người bị chấn thương và những số
phận bi kịch
Nếu như trước năm 1975, cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết chiến tranh
là cảm hứng anh hùng thì sau 1975, cái bi và cảm hứng bi kịch dần trở thành chủ
đạo. Sau 1975, đi liền với nhu cầu được “nói thật” là băn khoăn về việc văn học
có quyền hay không được phép nói về bi kịch của con người. Theo nghị quyết 05
của Bộ Chính trị đã thừa nhận những quyền ấy của văn học, coi văn nghệ là
“tiếng nói của lương tri, của sự thật”. Vậy là, văn học với tư cách là một sản
phẩm tinh thần, nó có quyền nói về nỗi buồn, về bi kịch, thậm chí cả niềm thất
vọng trước nhân tình thế thái. Nằm trong mạch vận động chung, cái bi và cảm
hứng bi kịch dần trở thành phạm trù chủ đạo của tiểu thuyết về chiến tranh. Các
tác phẩm giai đoạn này không chỉ viết về chiến tranh từ góc độ lịch sử dân tộc
mà nhiều tiểu thuyết còn nhìn chiến tranh qua số phận cá nhân hay đời tư

14


của con người. Với những góc nhìn mới, nhà văn đã xây dựng thành công hình
tượng nhân vật bị chấn thương và những số phận bi kịch. Đó là những người
bị chiến tranh cướp đi sự cân bằng tâm lí. Có thể do “hội chứng chiến tranh”
hoặc do mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc cá nhân với hoàn cảnh hiện tại,
đến thời bình, rất nhiều nhân vật phải chịu số phận bi kịch. Không ít các nhà
văn tâm niệm rằng khi viết về nỗi đau, viết về bi kịch cá nhân để tố cáo chiến
tranh, nhận chân giá trị chiến thắng, để tri ân đồng bào, đồng chí, để trân trọng
sự sống, trân trọng hòa bình. Chính vì thế, con người bị chấn thương ngày
càng xuất hiện nhiều và trở thành kiểu nhân vật mới của tiểu thuyết về chiến
tranh. Các tác phẩm tiêu biểu là: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ
vãng (Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Đại tá không biết đùa (Lê

Lựu), Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức), ... Tiểu thuyết Một ngày là mười năm
và Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu những người lính của chúng ta mặc dù
không trực tiếp cầm súng ra trận “mặt đối mặt” với kẻ thù nhưng họ luôn bị
ám ảnh trong tâm trí của mình cái chết của đồng đội, những thói quen đến “lập
dị” của “bệnh nghề nghiệp” để lại ngay cả khi đất nước đã độc lập, thống nhất.
Đến khi hòa bình, họ tiếp tục bị “hội chứng chiến tranh” hành hạ, nhiều người
không tìm được trạng thái cân bằng, không hòa nhập được vào hiện tại, nhất là
với các mối quan hệ thời bình, trở thành “lạc thời” và thường rơi vào bi kịch
bế tắc. Đi sâu vào số phận bất hạnh của con người tức là văn học đã cân đo
chiến tranh bằng cái cân nhân tính. Tuy viết về bi kịch, về mất mát, đau
thương nhưng nhà văn không bao giờ mất niềm tin ở con người, họ vẫn nhìn
ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những người biết gắng gỏi chắt chiu từng
“giọt” nhân tính giữa môi trường bạo lực phi nhân. Đó chính là chiều sâu nhân
đạo mà một số tiểu thuyết viết về chiến tranh trong thời gian gần đây đạt được.
Ngoài ra, sau 1975, người viết quan tâm đến những mảng hiện thực còn
khuất lấp, hiện thực trong lòng người, hiện thực “của riêng anh”. Nhìn từ số

15


phận cá nhân, chiến tranh là sự bất thường, phi lí, khốc liệt, nó để lại những di
chứng nặng nề và thường đồng nghĩa với tai họa, nỗi buồn, chết chóc, đói
khổ, sự hủy diệt tình yêu...đó là những điều phi lí nhất mà chiến tranh gây ra
cho cuộc sống con người. Không né tránh hiện thực bất lực ấy, nhà văn đã
đem đến cái nhìn toàn diện hơn về một chặng lịch sử hào hùng nhưng cũng
đầy bi thương của dân tộc. Tính chất khốc liệt của chiến tranh đã được nói tới
trong văn chương sau 1975, song có rất ít các cuốn sách viết về “cuộc chiến
thầm lặng” của những người lính làm tình báo hoặc làm vũ trang tuyên truyền
trên mặt trận thầm lặng chống kẻ thù. Hướng ngòi bút của mình tới những
người chiến sĩ “ít người biết đến” ấy, nhà văn Phạm Quang Đẩu từ những tư

liệu lịch sử có thật thu nhặt được đã viết lên hai cuốn tiểu thuyết Đơn Tuyến
và Một ngày là mười năm. Đây là những tác phẩm gây ấn tượng với người
đọc bằng những trang văn “chân thật” nhưng cũng có chút “ma mị, hư ảo”.
Tiếp cận hiện thực này, dù chỉ trên trang giấy, tâm hồn người đọc vẫn bị chấn
động mạnh bởi niềm xót xa, thương cảm. Nhìn chiến tranh từ số phận con
người, nỗi buồn cùng sự trăn trở vượt lên số phận đã trở thành âm hưởng
xuyên suốt nhiều tác phẩm. Khi xây dựng kiểu nhân vật chấn thương, cái tâm,
cái tài của nhà văn thể hiện ở chỗ rọi ánh ánh sáng vào vùng khuất tối, nhìn ra
nét đẹp của nhân tính ẩn sau những hành động có vẻ tầm thường hoặc kì quặc.
1.1.2.2 Khuynh hướng khám phá người anh hùng lưỡng diện
Sau 1975, trong bộ phận tiểu thuyết về chiến tranh, các tác phẩm thuộc về
thể tài lịch sử dân tộc chiếm vị trí quan trọng. Nhân vật anh hùng lưỡng diện đã
trở thành kiểu nhân vật trung tâm. Người anh hùng lưỡng diện có thể là nhân vật
bất toàn (theo quan niệm truyền thống): dũng cảm trong chiến đấu nhưng còn
không ít khiếm khuyết trong đời thường. Họ có thể là nhân vật bất toàn như Nhị
Nguyễn, Lèng Cảnh, Nguyễn Văn Bình trong Một ngày là mười năm, nhân vật
“tôi” Nguyễn Đình Ngọc, Hai Tân trong Đơn tuyến của Phạm Quang Đẩu

16


hoặc là người anh hùng có đời sống nội tâm không đơn giản như Vũ Ngọc
Nhạ trong Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên (Hữu Mai), hay Nguyễn Sĩ Việt
trong Mùa hè giá buốt (Văn Lê).
Kiểu nhân vật anh hùng lưỡng diện góp phần quan trọng trong sự đổi
mới tiểu thuyết sử thi. Khi nhân vật sử thi anh hùng truyền thống được thay
thế bằng người anh hùng lưỡng diện, hiện thực chiến tranh cũng được soi
chiếu từ những chiều kích khác nhau. Bên cạnh cảm hứng chủ đạo là ngợi ca,
nhiều tiểu thuyết sử thi còn có những cảm hứng nghệ thuật khác như: cảm
hứng bi tráng, cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân bản... Ngoài ra, khi khám phá

người anh hùng lưỡng diện còn là sự thay đổi về quan niệm về người anh
hùng với cái nhìn công bằng hơn về những người bên kia chiến tuyến. Xét về
quan điểm giai cấp và chính trị, họ là kẻ thù nhưng từ phương diện số phận cá
nhân, họ là những kẻ bất hạnh. Qua đó, có lẽ một số nhà văn muốn thể hiện
thông điệp: chiến tranh là bi kịch chung của toàn dân tộc, dù thế nào thì người
lính phía bên kia vẫn là những con dân Việt Nam. Họ không chủ động chọn
con đường này nhưng lịch sử đã “chọn” họ để làm kẻ chiến bại, thừa nhận con
người đời thường ở họ cũng là một cách hoá giải hận thù dân tộc.
Nhân vật anh hùng lưỡng diện góp phần quan trọng cho sự đổi mới tiểu
thuyết sử thi sau 1975. Tiếc là, số lượng nhân vật được xây dựng thành công
và để lại ấn tượng sâu sắc chưa có nhiều. Kể cả trong những tác phẩm có quy
mô tương đối lớn, tác giả cũng chỉ thường dồn tâm huyết cho một nhân vật
(Ông cố vấn – Hồ sơ một điệp viên, Tư Thiên, Mùa hè giá buốt,…). Còn nếu
như tác phẩm có một nhóm nhân vật chính thì nhóm nhân vật ấy cũng chưa
thực sự sắc nét (Năm 1975 họ đã sống như thế, Đất trắng, Những bức tường
lửa,…). Đây có lẽ là nguyên nhân chính làm cho tiểu thuyết sử thi của ta chưa
đạt được thành tựu như kì vọng.

17


1.1.2.3 Khuynh hướng thể hiện con người đời thường và những vấn đề
thế sự
Sau 1975, khuynh hướng đạo đức – thế sự hình thành và dần trở thành một
trong những khuynh hướng chủ đạo. Điểm đến của các tác phẩm này là những
chuyện hàng ngày, chuyện ứng xử và chuyện nhân sinh muôn thuở. Nằm trong
tiến trình chung tiểu thuyết về chiến tranh cũng chuyển sang thể hiện con người
đời thường và những vấn đề thế sự. Từ góc nhìn thế sự, với người trong cuộc –
những người trực tiếp tham chiến hoặc có mối liên hệ mật thiết với người lính –
chiến tranh luôn không phải trò đùa, nó đã cướp đi bao sinh mạng, để lại bao

khoảng trống không gì bù đắp nổi; nó cướp đi quyền được hạnh phúc, được học
hành của biết bao cõi đời hư thực. Còn với những người cùng thời nhưng không
can dự vào chiến tranh: “chiến tranh là cơ hội để làm giàu” (ông Phát - Thời của
những tiên tri giả), là “tội nợ kiếp nhân sinh giữa cõi trần ai” (lời của nhân vật
Nhài - Sống khó hơn là chết), hoặc “chiến tranh đúng là ngu ngốc” (lời của nhân
vật Quế - Cõi đời hư thực).... Hành trình từ chiến tranh

sang hòa bình và công cuộc mưu sinh của con người thời hậu chiến là vô cùng
khó khăn nhưng hành trình trở lại với đời thường của người lính cách mạng
cũng không hề dễ khi con người ta quen với một môi trường mà vấn đề sống
chết được đặt ra cao hơn là vấn đề mưu sinh, là vấn đề tiền bạc, thậm chí là
tình cảm yêu thương. Có người còn rơi vào suy nghĩ cực đoan đối với con
người và cuộc sống hiện tại (Chính – Không phải trò đùa), có người coi tất cả
ý nghĩa đối với mình nằm ở vinh quang quá khứ, có người mang hoài bão lớn
những không vượt qua được thử thách trong thời bình (một số người cựu
chiến binh – Sống khó hơn chết). Chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, thay
đổi bản thân là việc làm không dễ. Một người lính cần phải học cách thích
nghi với sự phức tạp, đa đoan của đời thường. Đó là triết lí mà không ít tác giả
gửi gắm trong sáng tác của mình.

18


1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Phạm Quang Đẩu
1.2.1 Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Phạm Quang Đẩu
Nhà văn Phạm Quang Đẩu sinh ngày 15/8/1948. Quê gốc Cố Bản, Vụ
Bản, Nam Định. Hiện nay, ông đang sống và làm việc tại thành phố Hà Nội.
Thuở nhỏ, ông chăn trâu cắt cỏ với những bạn dân tộc Mường. Cha ông là
một người say mê văn học và truyền lòng say mê ấy cho con cái. Ngày ấy,
xung quanh bàn học của cậu bé Phạm Quang Đẩu toàn là sách văn học

Xôviết, văn học dịch của Anh, Pháp, Tây Ban Nha…Sau khi lớn lên, Phạm
Quang Đẩu trở thành một kỹ sư cơ khí, và sau chín năm làm kỹ thuật trong
quân đội, ông chuyển nghề viết báo viết, viết văn. Hiện ông mang quân hàm
đại tá, công tác tại soạn báo Quân đội nhân dân thuộc Tổng cục Chính trị,
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1999).
Bén duyên với văn chương khá muộn, Phạm Quang Đẩu bắt đầu sáng
tác từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX. Tuy nhiên ông đã có những
đóng góp không nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng của tác phẩm. Ông sáng
tác thành công chủ yếu trên hai thể loại là thơ và văn xuôi.
Về thơ có: Gió lang thang (1992), Rào tơ nhện (2000), Tơ trời và gió
(2006).
Về văn xuôi có: Bức tranh vui (truyện thiếu nhi) (1983); Bẩy ngày tự
thú (tiểu thuyết) (1991); Lời tiên tri độc ác (tiểu thuyết) (1993); Ngõ toàn dở
hơi (truyện ngắn) (1997); Bí mật khu rừng chiến địa (truyện ngắn) (1998);
Người trợ thủ công lý (ký) (2002); Cơn sốc (tiểu thuyết) (2002); Sét đánh vào
thị trấn (2003); Một ngày là mười năm (tiểu thuyết) (2009); Đánh đu cùng số
phận (tiểu thuyết) (2012); Đơn tuyến (tiểu thuyết chân dung) (2013, tái bản
năm 2015); Anh chàng kỳ cục (truyện ngắn) (2014).

19


Với sự sáng tạo miệt mài, không ngừng nghỉ ấy, nhà văn Phạm Quang
Đẩu đã nhận được rất nhiều giải thưởng sáng giá: hai giải thưởng truyện ngắn
của Hội Nhà văn Việt Nam vào các năm 1982, 1986; một giải thưởng Văn học
Mê Kông về tiểu thuyết Một ngày là mười năm, năm 2010, giải A cuộc thi
sáng tác tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên
cuộc sống (2012-2015)” do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn tổ chức
cho tiểu thuyết Đơn tuyến.
1.2.2. Đề tài người lính trong sáng tác của Phạm Quang Đẩu

Chiến tranh đã lùi xa nhưng đề tài người lính (trong và sau chiến tranh),
đề tài chiến tranh cách mạng vẫn không hề vơi cạn.Trong đội ngũ những người
viết văn quân đội, Phạm Quang Đẩu nhập cuộc làng văn hơi muộn. Mãi đến năm
1983, khi vào tuổi 35, ông mới có tập truyện ngắn đầu tay và gần sau đó gần 10
năm, ông mới có cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Ông tự nhận, "tạng tôi có lẽ về già
mới viết được". Quả vậy, năm 2007, sau khi về hưu, Phạm Quang Đẩu viết khoẻ,
có nhiều tác phẩm được dư luận chú ý và nhiều tác phẩm được giải trong thời
gian này. Điều đặc biệt là trong tất cả các tiểu thuyết ít nhiều đều có bóng dáng
người lính chiến, hay người lính hậu chiến, riêng 2 cuốn Một ngày là mười năm
và Đơn tuyến thì nhân vật người lính trong chiến tranh (chống Pháp và chống
Mỹ) là nổi trội, xuyên suốt và cả hai cuốn đều được nhận giải cao. Có thể thấy
Phạm Quang Đâu khổng chỉ là nhà văn có duyên với các giải thưởng mà còn là
nhà văn có duyên với đề tài chiến tranh và người lính.
Cơ duyên sáng tác cuốn tiểu thuyết Một ngày là mười năm rất tình cờ và
bất ngờ. Mấy năm về trước, Bộ Quốc phòng đã có cuộc vận động để một số nhà
văn trong và ngoài quân đội viết về đề tài chiến tranh. Từng là sỹ quan kỹ thuật
tham gia phục vụ kháng chiến, sau đó lại trở về hoạt động văn học và báo chí
trong quân đội... thì đây đều là “vốn liếng” quý giá để Phạm Quang Đẩu bắt tay

20


×