Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Huyền

Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi
Tây Bắc

Luận văn ThS Du lịch :Nguyễn Thị Huyền
Nghd. : TS. Phạm Quốc Sử


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển và phát triển
vững chắc đều phải xác định, ngoài yếu tố vật chất, phải đi tìm những mục tiêu
và động lực từ những yếu tố tinh thần, yếu tố văn hóa. Ngược lại, chiến lược
phát triển văn hóa cũng không thể tách rời chiến lược phát triển con người và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của thế kỷ 21, thế kỷ của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên,
trong điều kiện xuất phát điểm còn thấp của chúng ta hiện nay, việc hội nhập, đổi
mới như thế nào để không bị đánh mất mình trước sự bùng nổ của thời đại thông
tin và giao thoa văn hóa toàn cầu hiện nay là một dấu hỏi lớn. Thực tiễn đã
chứng minh có nhiều quốc gia giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và phát
triển, giữa hiện đại và truyền thống. Nhưng cũng có rất nhiều bài học đau lòng
của những quốc gia phải trả giá cho sự ngộ nhận phát triển là tất cả, bằng mọi
giá, là xem nhẹ, bỏ qua các giá trị truyền thống, đánh mất bản sắc văn hóa dân
tộc của mình.


Việt Nam là một quốc gia tương đối đa dạng, đặc sắc về tài nguyên văn hóa.
Vì lẽ đó, xu hướng phát triển du lịch văn hóa là một trong những hướng đi khả
thi và hứa hẹn cho du lịch Việt Nam. Trong đó một phần quan trọng là tập trung
khai thác các giá trị văn hóa độc đáo mang tính bản địa ở các vùng văn hóa dân
tộc thiểu số.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: "Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn
với tăng cường quốc phòng - an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân

Luận văn cao học

1

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, chú trọng các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây
Nam" [9, tr.94].
Tây Bắc là một vùng đồng bào dân tộc miền núi còn gặp nhiều khó khăn
trong đời sống kinh tế - xã hội nhưng mặt khác lại là vùng rừng núi chứa đựng
một kho báu tài nguyên du lịch văn hóa cũng như tự nhiên.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch văn hóa ở Tây Bắc đã tương
đối phát triển ở một số địa phương các tỉnh trong vùng như Lào Cai, Điện Biên,
Hòa Bình và gần đây là Yên Bái. Nhưng sự phát triển này còn mang tính nhỏ lẻ ,
thiếu đồng bộ và định hướng, nhất là việc cân đối giữa khai thác và bảo tồn, giữa
lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở các
vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng là một định hướng
mang tính chiến lược của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch hiện
nay nằm trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển

kinh tế - xã hội miền núi, đề cao vai trò của văn hóa các dân tộc trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì lẽ đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu phát triển du lịch văn
hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc" nhằm bước đầu tìm ra những lợi thế
về tài nguyên văn hóa du lịch của các dân tộc miền núi Tây Bắc, đồng thời đưa
ra những đề xuất, kiến nghị về việc phát triển và phát triển bền vững du lịch văn
hóa ở tiểu vùng du lịch này.

2. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay, hệ thống tư liệu nghiên cứu về lĩnh vực du lịch ở nước ta cũng
tương đối nhiều nhưng công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa thì hầu như
chưa có, chỉ là các bài báo rải rác trên các tờ tạp chí, trên internet... Vấn đề quy
hoạch du lịch cũng đã được triển khai đến từng tỉnh. Tuy nhiên các chiến lược
phát triển cụ thể mang tính liên vùng thì còn khá ít. Vì vậy, công trình nghiên

Luận văn cao học

2

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

cứu này nhằm mục đích đưa ra được những thông tin và kiến thức cần thiết về
phát triển một loại hình du lịch đặc trưng và phù hợp cho một tiểu vùng du lịch,
cụ thể là tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình du lịch văn hóa tại 6

tỉnh tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái theo phân vùng của môn địa lý du lịch.
Bên cạnh đó có mở rộng phạm vi nghiên cứu và so sánh, liên hệ tại một số
vùng có cùng khu vực văn hóa thuộc địa phận một số huyện phía Tây Bắc, giáp
với Sơn La và Yên Bái của tỉnh Phú Thọ như Thanh Sơn, Hạ Hòa.
Thời gian: nghiên cứu thực tế hoạt động du lịch chủ yếu trong năm 2006 và
nửa đầu năm 2007.
Nội dung: Những nghiên cứu và đề xuất, khuyến nghị đưa ra trong luận văn
nhằm áp dụng cho phát triển du lịch văn hóa tại tiểu vùng Tây Bắc nói riêng,
nhưng cũng có những đề xuất có thể áp dụng cho các vùng dân tộc thiểu số ở
Việt Nam nói chung.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ
yếu sau:
-

Phương pháp tổng hợp và phân tích, giám định tư liệu để xá định tính

chính xác và độ tin cậy của tư liệu.
-

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá tiềm năng và thực

trạng du lịch văn hóa tiểu vùng đồng thời nhằm phát hiện những hướng gợi mở
xuất phát từ tình hình thực tiễn làm cơ sở cho các đề xuất trong đề tài.
-

Phương pháp so sánh, đối chiếu các dữ liệu


Luận văn cao học

3

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

-

Phương pháp hệ thống

5. Đóng góp của luận văn
-

Dựa trên những nghiên cứu từ một địa bàn cụ thể, luận văn hy vọng góp

phần đề xuất được những giải pháp phát triển du lịch văn hóa có hiệu quả và bền
vững cho vùng Tây Bắc nước ta - nơi còn lưu giữ được một trữ lượng đáng kể
những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc nhưng đang bị khai thác một cách tự phát,
chưa có định hướng chặt chẽ - cũng là những nơi không thể nằm ngoài và cưỡng
lại được dòng chảy mạnh mẽ của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
-

Đánh giá một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống nguồn tài nguyên du

lịch văn hóa trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam cũng như thực
trạng của hoạt động khai thác du lịch văn hóa tiểu vùng.
-


Bước đầu nêu lên ý tưởng xây dựng hình ảnh du lịch văn hóa cho tiểu

vùng du lịch miền núi Tây Bắc – điều mà lâu nay những người làm du lịch đã
nhận thức được yêu cầu cấp thiết cũng như điều kiện dồi dào của Tây Bắc để có
thể thực hiện nhưng chưa làm được.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tiềm năng du lịch văn hóa của tiểu vùng du lịch miền núi
Tây Bắc
Chương 2: Hoạt động du lịch văn hóa tại tiểu vùng du lịch miền núi Tây
Bắc
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho tiểu vùng du lịch
miền núi Tây Bắc

Luận văn cao học

4

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

CHƢƠNG 1
TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA
CỦA TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI TÂY BẮC
1.1. Khái quát về Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo phân định địa lý, Tây Bắc là khu vực bao gồm lãnh thổ của các tỉnh
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai [33, tr.22]. Về lãnh thổ văn hóa
thì còn bao gồm tỉnh Yên Bái và một phần của tỉnh Phú Thọ.
Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc chỉ bao gồm 3 tỉnh là Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, có khi thêm tỉnh thứ tư là Hòa Bình. Mặc dù một số phần của Lào
Cai, Yên Bái và Phú Thọ nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông chạy qua
giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không
bao gồm các phần đó.
Theo phân môn Địa lý du lịch, tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc bao gồm
6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Như vậy, Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy thủ đô Hà Nội làm
điểm chuẩn. Về căn bản, theo cách phân định nào thì về điều kiện địa lý tự nhiên,
khu vực này cũng mang những đặc điểm cơ bản như sau:
Biên giới của vùng phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Nam giáp Lào,
phía Đông và Nam giáp Thanh Hóa, Phú Thọ, Tây Bắc là một miền núi cao hiểm
trở, địa hình chia cắt bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Trong đó, dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180km, rộng 30km, cao từ 1500m trở
lên, là đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy núi Himalaya. Đỉnh cao nhất là
Phan-xi-păng 3.143m (có tài liệu nói là 3.142m) được người Thái gọi là Khau

Luận văn cao học

5

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc


Phạ tức "sừng trời", chính là bức tường thành phía Đông của vùng Tây Bắc; một
số đỉnh cao khác như Tả Giàng Phình 3.090m; Pu Sa Leng 3.096m; Pú Luông
2.983m. Núi cao tạo nên những con đèo dài cả mấy chục cây số như Pha Đin,
Lũng Lô, hay Ô Qui Hồ, Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu,...
Do vậy, khí hậu Tây Bắc nói chung đa dạng, bao gồm nhiều vùng tiểu khí
hậu. Dẫu rằng cũng nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do độ cao nên
khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới.
Mặt khác, địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, dòng sông, khe suối tạo nên
những thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên.
Trong lúc ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì
ở Mộc Châu phải mặc áo bông trong mùa hè.
Hệ thống sông, suối của Tây Bắc khá dày đặc với các con sông lớn là sông
Đà và sông Hồng và phần thượng nguồn của dòng sông Mã, các dòng chảy có độ
chênh lớn, hàng năm đưa nguồn phù sa vô tận về bồi đắp cho miền xuôi.
Đất Tây Bắc vì thế được đồng bào gọi là đất "ba con sông", tạo nên ba dải
"nước màu: trắng, xanh, đỏ". Dòng sông Mã chảy từ Điện Biên xuống đến phía
Tây tỉnh Sơn La thì quặt sang đất Lào và trở về miền Tây Thanh Hóa xuôi về
biển. Bởi vì sông Mã lắm thác, lắm ghềnh nên nhiều sóng bạc đầu. Lại còn có
truyền thuyết dòng sông là nữ thần canh giữ mở bạc mà xưa kia người Thái - La
ha thường khai thác. Dòng sông thứ hai là Nặm Tè (sông Đà) chảy giữa các triền
núi đá granít, sâu thẳm xanh đen một màu. Trên đường đi, dòng Nặm Tè hợp lưu
nhiều suối nhỏ và cả một dòng sông Nặm Na ngay ở Lai Châu. Còn dòng thứ ba
là Nặm Tao mang nặng phù sa thì chính người Kinh cũng gọi là sông Hồng (sông
đỏ).
Vì vậy, thiên nhiên Tây Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình. Phần
lớn đất đai Tây Bắc có độ dốc cao. Đất có độ dốc thoải tập trung vào một số cao

Luận văn cao học

6


Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

nguyên lớn: Tả Phình, Sìn Hồ, Sơn La (Nà Sản, Mộc Châu) và 4 vùng lòng chảo
nổi tiếng: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Than, Mường Tấc. Độ màu mỡ của
đất đai tương đối cao. Lượng mưa lớn (trên dưới 2.000mm/năm) đã tạo ra thảm
rừng quanh năm xanh tốt với nhiều loại cây rừng, chim, thú quý. Dân gian có câu
"rừng vàng" có lẽ rất đúng với núi rừng Tây Bắc. Đó là nơi cư trú của rất vô số
loài thú trong đó có nhiều loài quý hiếm (những khảo sát gần đây cho thấy ở hệ
núi Hoàng Liên có đến 16 loài thú được ghi trong sách đỏ thế giới có nguy cơ
tuyệt chủng cần được bảo vệ).
Giữa cảnh núi rừng thỉnh thoảng bắt gặp những đồng lúa rộng lớn như
Mường Thanh, Quang Huy hay những đồi chè bạt ngàn ở Nghĩa Lộ, Yên Bái,
những đồng cỏ trù phú cho chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu,.. Và đặc biệt, gần đây,
du khách tới Tây Bắc không thể quên được ấn tượng khi chiêm ngưỡng những
vạt núi, triền núi cao chọc trời hai bên đường quốc lộ trải kín một màu xanh biếc
của những thảm ngô. Những ấn tượng này đã được lưu lại trong một kiệt tác
nhiếp ảnh mang tên "Ngô leo núi".
Nhà địa lý Lê Bá Thảo đã có một nhận xét có lẽ khá chính xác: "Chưa ai nói
rằng chúng ta đã phát hiện ra tất cả sự giàu có của thiên nhiên Tây Bắc. Ngay cả
vẻ đẹp của vùng lãnh thổ này cũng khó nhận thức hết..."

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tây Bắc có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng vì có đường biên giới
chung với Trung Quốc và Lào dài trên 800km. Đây là vùng đầu nguồn xung yếu
của sông Đà, nơi có các nhà máy thủy điện lớn của cả nước, mái nhà xanh của
đồng bằng Bắc Bộ. Dải biên giới có các cửa khẩu lớn, là các cửa khẩu ra vào

quan trọng để giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế hiện tại cũng như tương lai
trong những năm tới.

Luận văn cao học

7

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

Tây Bắc là một trong những khu vực cư trú của nhiều tộc người. Tại vùng
Tây Bắc từ thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Sau chiến thắng Điện Biên,
năm 1955, Chính phủ Việt Minh đã thành lập khu tự trị Thái - Mèo, bao gồm 3
tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ. Tên gọi này không phản ánh được sự đa
dạng của cộng đồng khoảng hai chục dân tộc sinh sống tại đây và bị giải tán năm
1958. Năm 1962 gọi là khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này cũng giải thể năm
1975.
Chỉ kể những dân tộc tương đối đông dân đã có Thái (với các ngành Đen,
Trắng). H'Mông với các ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa. Dao (với các ngành
Quần chẹt, Nga Hoàng, Dao đỏ, Dao đen), Mường, Khơ mú, La ha, Xinh mun,
Tày,.. Ngoài ra còn có một bộ phận người Kinh vốn là con cháu nghĩa binh
Hoàng Công Chất đã sống lâu đời ở đây và một bộ phận người Hoa, vốn là dòng
dõi quân Lưu Vĩnh Phúc. Mỗi dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng. Theo
dòng lịch sử, các cơ tầng văn hóa của một quần thể dân tộc đa dạng như thế đã
hợp thành những nét đẹp văn hóa vô cùng độc đáo cho miền đất này.
Dân số vùng tương đối thấp, năm 1978 mới có 59 người/km2. Với tỷ lệ tăng
3,5%/năm cộng với việc di dân, năm 1990 cũng chỉ có 120 người/km 2 (Nguồn:
Viện Chiến lược phát triển) [35].

Cư dân cổ truyền, những chủ nhân từ xa xưa của Tây Bắc đều làm nông
nghiệp với hai loại hình: ruộng nước ở thung lũng và nương rẫy ở sườn núi.
Người Thái có câu ngạn ngữ: Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước, H'Mông ăn theo
sương mù.
Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của vùng
đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã có những bước tiến đáng kể. Mức sống của
nhân dân được tăng lên. Sự đầu tư của Nhà nước vào các công trình kinh tế trọng
điểm vùng Tây Bắc được chú trọng như xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Luận văn cao học

8

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

và tới đây là công trình thủy điện Mường La - Sơn La, phát triển các hệ thống
đường giao thông nối liền các tỉnh và Hà Nội, phát triển các trung tâm đô thị như
thị xã Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Các
trung tâm huyện của các tỉnh Tây Bắc cũng được đầu tư xây dựng khang trang
hơn trước. Hệ thống giao thông, bưu điện, trường học, bệnh viện được mở rộng.
Trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc được nâng lên. Nhân dân đã quan
tâm hơn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới thị trường và sản xuất hàng
hóa, quan tâm tới đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Tiềm năng
du lịch nhân văn phong phú, đa dạng cũng là nguồn lực quan trọng cho phát triển
kinh tế.
Nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn có truyền thống đoàn kết trong dựng
nước và giữ nước, trong sản xuất thì cần cù, chịu khó. Với nguồn lao động tại

chỗ tương đối dồi dào (khoảng 968.000 người), tuy số người được đào tạo nghề
nghiệp còn quá ít (khoảng 1,7% dân số) nhưng là nguồn nhân lực quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc trong thời gian
qua đã góp phần quan trọng vào quá trình ổn định tình hình chính trị - xã hội, an
ninh - quốc phòng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đúng hướng.
Tuy nhiên, vùng Tây Bắc hiện đang đứng trước những khó khăn to lớn
trong quá trình phát triển cần phải giải quyết. Đó là tình trạng phát triển không
đồng đều giữa các dân tộc, điều kiện địa lý phức tạp, giao thông khó khăn, dân
cư phân tán, trình độ dân trí trình độ sản xuất thấp, nguồn nhân lực thiếu và yếu,
sức hấp dẫn thu hút đầu tư trong nước và quốc tế hạn chế,... Kinh tế Tây Bắc vẫn
phát triển chậm so với nhiều vùng trong cả nước. Thu không đủ chi, tỉnh thu
ngân sách cao nhất như Hòa Bình cũng chỉ mới đảm bảo được 49% của chi, còn
tỉnh thu thấp như Lai Châu chỉ đảm bảo được 15% của chi thường xuyên, số

Luận văn cao học

9

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

ngân sách thiếu hụt phải trông chờ Trung ương viện trợ. (Nguồn: Viện Chiến
lược phát triển) [35].
Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm. Phương thức canh tác nương rẫy còn tồn
tại trong một số dân tộc nên năng suất nông nghiệp còn thấp. Phân công lao động
chưa có chuyển biến tích cực, lao động nông lâm nghiệp còn chiếm tới 85,4%,
9,3% lao động chưa bố trí được việc làm. Ở một số vùng nông thôn rộng lớn các
ngành thương mại dịch vụ chưa hề phát triển. Những nơi có cửa khẩu, việc lợi

dụng phát huy còn yếu. Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động yếu.
Du lịch tuy có tiềm năng nhưng chưa được phát huy. Công tác giáo dục, y tế, văn
hóa, xã hội còn nhiều yếu kém.
Đời sống nhân dân vùng sâu, xa, biên giới còn nhiều khó khăn, phân hóa
giàu nghèo rõ rệt. Số hộ đói nghèo còn nhiều, số người mù chữ toàn vùng chiếm
trên 50% dân số, các vùng cao, xa chiếm trên 80%, tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mê
tín còn nhiều... Trình độ dân trí nhìn chung còn rất thấp và không đồng đều giữa
các dân tộc và giữa các tiểu vùng.
Kết cấu hạ tầng hết sức yếu kém. Giao thông khó khăn, thủy lợi và cấp
nước còn yếu. Phần lớn khu vực nông thôn chưa có điện, thông tin liên lạc chưa
phát triển. Cơ sở giáo dục, y tế còn thiếu, đơn sơ và lạc hậu. Hệ thống đô thị hạt
nhân phát triển chậm, nhiều nơi còn trống vắng.
Đó là những khó khăn trở ngại tương đối lớn cho quá trình phát triển đòi
hỏi cần có những định hướng phù hợp trong cơ cấu kinh tế và xã hội.
Như vậy, những điều kiện để khôi phục, bảo vệ và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng gặp nhiều khó
khăn. Để phát huy các giá trị văn hóa bản địa và sử dụng như một động lực để
phát triển ở khu vực đang là một vấn đề gặp nhiều thử thách.

Luận văn cao học

10

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

1.2. Các tộc ngƣời Tây Bắc
1.2.1. Tộc người Thái

Lịch sử dân tộc
Người Thái còn được gọi là người Táy, Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm
(Thái Đen), Táy Mười, Táy Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu
Thay, Thổ Đà Bắc. Dân tộc Thái thuộc nhóm các dân tộc nói tiếng Tày - Thái.
Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái
di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Người Thái tự gọi mình là
"cốn Táy" tức là người Thái. Ở nước ta họ sống tập trung nhất là ở Tây Bắc và
cũng là dân tộc chiếm đa số ở vùng này. Có truyền thuyết nói rõ tổ tiên người
Thái ra đời từ đất Mường Thanh (Điện Biên) trước kia gọi là Mường Then và
Mường Bỏ Té (Quả bầu thần) [4, tr.42]
Trong dân gian Thái Tây Bắc truyền miệng rộng rãi truyền thuyết về "Ải lậc
cậc" - thủy tổ sáng lập bốn cánh đồng lòng chảo lớn ở Tây Bắc: Mường Thanh,
Mường Lò, Mường Than, Mường Tấc, chứng tỏ người Thái là cư dân góp công sức
lớn khai phá miền Tây Bắc từ buổi đầu. Người Thái nói riêng và các dân tộc nói
tiếng Tày - Thái nói chung không chỉ cư trú trên nước ta mà còn cư trú đông đúc ở
nhiều nước láng giềng khác như Lào, Thái Lan, Nam Trung Hoa. Họ góp phần công
sức đáng kể vào sự hình thành khu vực văn hóa dân tộc Đông Nam Á với những
thành tựu tiêu biểu: Trồng lúa nước, Làm nhà sàn, Đúc trống đồng,...

Ở Tây Bắc, người Thái thường được chia thành 2 ngành: Thái Đen và Thái
Trắng [5, tr.25], nhưng họ đều có một ý thức cộng đồng tộc người ổn định, bền
vững, cùng có những đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội của người Thái ở vùng
Tây Bắc Việt Nam. Về căn bản, cốt lõi nền folklore Thái Tây Bắc vẫn mang màu
sắc đặc trưng của người Thái vùng này.

Luận văn cao học

11

Nguyễn Thị Huyền



Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

Tổ chức xã hội
Trong xã hội Thái trước kia, đơn vị xã hội cổ truyền là bản. Trong mỗi bản
tồn tại nhiều mối quan hệ: giữa bản với mường (về mặt tổ chức bản là đơn vị xã
hội thấp nhất, chịu mọi sự tác động, chi phối của mường); mối quan hệ gia đình;
mối quan hệ xóm giềng trên cơ sở cùng cư trú trong cùng một khu vực. Vì vậy,
trong một bản Thái thường có nhiều dòng họ cùng chung sống xen kẽ. Đây là
đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn Thái [37, tr.25]
Tinh thần cộng đồng trong xã hội Thái khá bền vững. Các thành viên cùng
tuân thủ một cách tự giác và nghiêm ngặt những luật lệ, phong tục chung của bản
mường, cùng chung một hệ thống lễ nghi trong tín ngưỡng, cùng chung một hệ
thống sinh hoạt văn hóa tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng mang phong cách riêng
của dân tộc.
Như vậy, bản người Thái là một đơn vị tổ chức xã hội, văn hóa tương đối
chỉnh thể, đã phản ánh khá tập trung, rõ nét những đặc trưng chung của văn hóa,
xã hội tộc người Thái.

1.2.2. Tộc người H’Mông
Lịch sử dân tộc
Người H'Mông hay còn gọi là người Mèo (Mông) thuộc nhóm tộc người
nói tiếng Mèo - Dao. Người Mèo ở Tây Bắc hiện nay đều cho rằng tổ tiên họ xưa
kia vẫn cư trú ở Trung Quốc. Nguồn gốc xưa hơn nữa của họ thì hiện còn có
nhiều ý kiến khác nhau. Ngôn ngữ Mèo - Dao là một trong những ngôn ngữ
thuộc hệ Nam Á.
Người Mông (Mèo) ở nước ta khoảng 60 vạn (2000), đứng hàng thứ tám
sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me, Mường, Nùng, chiếm tỷ lệ gần
1% dân số cả nước [24, tr.72]. Dân tộc Mông sống rải rác ở các tỉnh dọc biên


Luận văn cao học

12

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

giới Việt Trung và Việt Lào, tập trung nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu, Sơn La. Người Mông được coi là một trong những tộc người có công đầu
khai phá vùng cao miền Tây của Việt Nam. Những tên đất tên làng chứng minh
điều đó là Lao Chải (bản cũ), Mù Cang Chải (bản cây khô), Tả Phình (đất
rộng)...

Tổ chức xã hội
Xã hội người Mông được tổ chức theo đơn vị làng bản. Làng Mông gồm 3
thành tố cơ bản hòa quyện, chi phối lẫn nhau. Đó là gia đình, dòng họ và thành
phần tộc người. Dòng họ là đơn vị cố kết cộng đồng huyết thống theo hệ cha và
chi phối cộng đồng làng, đóng vai trò quan trọng vừa tăng cường sự cố kết trúc
của làng nhưng vừa có hướng ngoại, cố kết với các thành viên, dòng họ ở làng
khác để thắt chặt quan hệ đồng tộc, tạo thành sự cố kết dân tộc bền chặt để bảo
tồn dân tộc.
Đặc điểm nổi bật của người Mông là cư trú độc lập trong từng làng, ít sống
xen kẽ với các dân tộc khác.

1.2.3. Tộc người Mường
Lịch sử dân tộc
Người Mường cư trú lâu đời ở Hòa Bình. Họ sống tập trung trong các thung

lũng có nhiều đồng ruộng. Dân tộc Mường là dân tộc có số dân đông nhất trong
cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình. Họ cũng có một nền văn hóa và một đời sống
văn hóa phong phú, đa dạng nhất ở đây. Văn hóa Mường Hòa Bình là vùng văn
hóa Mường lớn nhất và đặc trưng nhất ở Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu sử học, dân tộc học thì người Mường có cùng một
gốc với người Việt. Không chỉ gần gũi về chủng tộc tiếng nói, và về địa lý, mà
còn tương đồng về nhiều yếu tố và trình độ văn hóa, tổ chức xã hội cơ sở truyền

Luận văn cao học

13

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

thống, chế độ tự trị và tư tưởng cục bộ trong các đơn vị làng - xã hay mường chiềng, văn hóa vật chất, ngôn ngữ, chữ viết, từ vựng, văn học dân gian ... Như
vậy, về phương diện lịch sử cũng như văn hóa dân tộc, người Mường - Hòa Bình
có thể nói là một tộc người gần gũi hay nói cách khác là anh em ruột với người
Kinh (Việt). Đó cũng là điểm thuận lợi cho việc tìm hiểu, khai thác các giá trị
văn hóa của cộng đồng tộc người này.

Tổ chức xã hội
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, xã hội người Mường nằm trong khuôn
khổ một xã hội có đẳng cấp, con người được chính danh định phận chặt chẽ.
Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền người Mường là xóm và mường với bộ
máy quản lý, điều hành theo luật tục. Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường
thường quần tụ nhiều dòng họ và gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền. Việc quản
lý trong làng xưa là tạo (cách gọi ở Hòa Bình), thổ lang hay lang. Mường là đơn

vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng hay nhiều thung
lũng liền kề nhau, đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc gọi là "nhà
lang". Trước Cách mạng Tháng tám 1945, chế độ này nổi bật nhất trong xã hội
vùng Mường.
Sau Cách mạng, xã hội được tổ chức theo cơ cấu làng, xã, huyện, tỉnh, được
quản lý bởi hệ thống hành chính thống nhất trong toàn quốc. Tuy nhiên, vai trò
của tập quán pháp vẫn còn những tác động ít nhiều trong xã hội Mường hiện nay.

1.2.5. Các tộc người khác
Ngoài các tộc người chính như Thái, Mông, Mường, Tây Bắc còn là vùng
sinh sống của một cộng đồng khoảng 20 dân tộc cùng dệt nên tấm vải nhiều màu

Luận văn cao học

14

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

sắc nhưng đẹp và ấn tượng của miền Tây Bắc xa thẳm của tổ quốc. Trong đó có
một vài tộc người cũng khá nổi bật về một số giá trị văn hóa truyền thống.

Dân tộc Dao
"Dao là tên tự gọi, theo phát âm đúng của đồng bào thì gọi là Dìu, Yù, Ìn,
Bieò đọc theo âm Hán Việt là Dao. Tên gọi này đã từ lâu gắn liền với quá trình
hình thành người Dao ở Tây Bắc [4,16]. Nhiều tộc người như Kinh, Thái,
Mường,... còn gọi người Dao là người Mán. Tuy nhiên, tên gọi Dao là chính thức
được Hội nghị dân tộc Dao miền Bắc năm 1971 nhất trí chọn.

Người Dao ở Tây Bắc hiện có 5 ngành: Dao bằng đầu, Dao Thanh Y, Dao
Tiền, Dao Lô Giang và Dao Quần chẹt. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề
nguồn gốc của người Dao Tây Bắc. Ngôn ngữ tộc người Dao thuộc nhóm Mông
-

Dao. Chữ viết là chữ Hán được Dao hóa (chữ Nôm Dao). Người Dao thờ tổ

tiên là Bàn Hồ. Tục lệ ma chay duy trì từ xa xưa, một số nơi có tục hỏa táng cho
người chết từ 12 tuổi trở lên. Về hôn nhân, họ có tục ở rể có thời hạn và vĩnh
viễn. Người Dao Tây Bắc vốn rất nổi tiếng với vốn kiến thức phong phú về y học
dân tộc độc đáo, với những "bài thuốc người Dao" (thuốc bà Mán) từ nguồn cây
thuốc cổ truyền, những kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe con người quý báu.
Đây có thể coi là một nguồn tài nguyên du lịch rất có tiềm năng cả về giá trị văn
hóa và giá trị khoa học.

Dân tộc Khơ mú
Tộc người này có một số tên gọi khác như: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh,
Tềnh, Tày Hạy. Dân số khoảng hơn 56 nghìn người (1999). Địa bàn cư trú chủ
yếu: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và một bộ phận ở Thanh Hóa, Nghệ An. Đây
cũng là một dân tộc có vốn truyền thống văn hóa lâu đời. Ngôn ngữ dân tộc
thuộc nhóm Môn - Khơ me. Người Khơ mú thờ tổ tiên và các nghi lễ liên quan

Luận văn cao học

15

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc


đến lao động sản xuất như Hội mùa. Hôn nhân tự do, ở rể một năm, người cùng
dòng họ không được lấy nhau. Nhà ở sơ sài, sống du canh du cư. Trang phục
giống người Thái về cơ bản nhưng trang sức thì có nét riêng.

Dân tộc Kháng
Tên gọi khác: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung,
Quảng Lâm. Dân số khoảng trên 10 nghìn người (1999). Địa bàn cư trú tại Sơn
La, Lai Châu. Ngôn ngữ cũng thuộc nhóm Môn - Khơ me. Trang phục giống
người Thái. Phụ nữ nhuộm răng, ăn trầu. Người Kháng thường ở nhà sàn, có 3
gian, hai chái. Mỗi nhà có 2 bếp lửa. Một để nấu ăn hàng ngày, một để sưởi và
nấu đồ cúng khi bố mẹ chết. Họ có lễ hội Xên Păng Ả nổi tiếng. Tục lệ cưới xin
phải trải qua quy trình như sau: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần đầu cho
chàng trai đi ở rể, lễ cưới lần thứ hai là đưa cô dâu về nhà chồng.

Dân tộc Hà Nhì
Tên gọi khác của tộc người: U Ní, Xá U Ní. Dân số khoảng trên 17 nghìn
người (1999). Địa bàn cư trú ở Lai Châu, Lào Cai. Ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng.
Văn hóa khá đặc sắc, có nhiều truyện cổ, truyện thơ dài. Nam nữ có điệu múa
riêng. Trai gái tỏ tình dùng khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Con trai gảy đàn La khư,
con gái thổi Am ba, Mét đu, Tuy húy. Có nhiều bài hát ru, hát đối, hát đám cưới,
đám ma. Phong tục tập quán của người Hà Nhì là thờ tổ tiên, sống định cư, có
nhiều dòng họ. Hôn nhân tự do nhưng phải qua hai lần cưới. Khi có tang ma phải
dỡ bỏ tấm liếp của buồng người chết, phá bàn thờ tổ tiên làm giường đặt tử thi ở
bếp, chọn ngày giờ tốt đem chôn.

Dân tộc Xinh mun
Tên gọi khác: Puộc, Pụa. Dân số khoảng 18 nghìn người (1999). Địa bàn cư
trú tại vùng biên giới Việt - Lào thuộc Sơn La, Lai Châu.


Luận văn cao học

16

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

Ngôn ngữ tộc người thuộc nhóm Môn - Khơ me. Về văn hóa có nhiều nghi
lễ và kiêng cữ, có tập tục thờ cúng tổ tiên, có lễ cúng mường hàng năm, có lễ hội
Mương A Ma nổi tiếng. Trang phục như người Thái, Lào. Tập quán ăn trầu,
nhuộm răng đen, uống rượu cần. Phong tục tập quán của họ tương đối đặc sắc.
Hôn nhân thì nhà trai phải lo. Sau lễ dạm, lễ hỏi là đến lễ đi ở rể. Khi đã sinh vài
ba con thì nhà trai mới tổ chức đón dâu. Con theo họ cha. Họ không có tục cải
táng hay tảo mộ.
Ngoài ra, còn hơn mười dân tộc nữa cùng sinh sống và tạo nên một nền văn
hóa Tây Bắc rực rỡ sắc màu với những truyền thống văn hóa tộc người rất riêng
và đầy lý thú.

1.3. Các giá trị văn hóa - lịch sử vùng Tây Bắc
1.3.1. Đặc điểm chung
Tây Bắc là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử và có nhiều dân tộc thiểu số
sinh sống, là nơi ghi dấu quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.
Cùng với hệ thống cảnh quan hùng vĩ, ngoạn mục riêng có, Tây Bắc thực sự hội
tụ đủ tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa - lịch sử.
Là vùng cửa ngõ về hướng Tây và Bắc của tổ quốc, vùng đất sớm chứng
kiến và tiếp nhận quá trình di cư của nhiều tộc người từ buổi đầu dựng nước, Tây
Bắc là một khu vực có nền văn hóa tương đối lâu đời với những giá trị văn hóa
lịch sử đặc sắc và một hệ thống di sản văn hóa tiêu biểu.

Nhân dân các tộc người Tây Bắc đã sát cánh cùng nhau và cùng với cả nước
chống lại nhiều thế lực ngoại xâm. Sự nghiệp đoàn kết đó vượt qua nhiều thời kỳ
lịch sử đã trở thành truyền thống tốt đẹp của các dân tộc nơi đây. Từ đội quân Áo
đỏ của Tây Bắc thời Minh xâm lược đến nghĩa quân nông dân Hoàng Công Chất
thế kỷ XVIII và Lưu Vĩnh Phúc với nghĩa quân Cờ đen thế kỷ XIX chống giặc

Luận văn cao học

17

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

Cờ Vàng (Hán) ở Mường Lò và khắp Tây Bắc. Khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, đồng bào các tộc người Tây Bắc đã hưởng ứng chiếu Cần Vương rồi
cuộc khởi nghĩa chống Pháp giết phìa mường, vây đồn Vạn Yên, phá nhà tù Sơn
La, nổi dậy ở nhà tù Sơn La.v.v.
Từ khi Đảng Lao động Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng Tây Bắc đã
phát triển lên một bước mới. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Tây Bắc
đã có đà và lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 1954 thành công với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội toàn cầu, Tây Bắc
hoàn toàn được giải phóng. Những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu đã trở nên bất hủ
trong lòng dân tộc cũng như nhân dân miền Tây Bắc anh hùng:
"Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"
Về văn hóa, Tây Bắc là một vùng văn hóa có bề dày truyền thống và bản
sắc được cấu thành từ cộng đồng đa tộc người phong phú, đa dạng nhưng rất
thuận hòa. Người Thái, người Mông, người Dao, người Mường,... là những chủ
nhân ngàn đời của vùng Tây Bắc. Mỗi tộc người có nét riêng trong văn hóa và

trong đời sống, nhưng tất cả đều chung một đặc điểm là cần cù, sáng tạo, tình
nghĩa, góp một phần quan trọng vào kho tàng văn hóa phong phú của cả dân tộc.
Mặc dù trình độ kinh tế - xã hội chưa đồng đều nhau nhưng với bản sắc
riêng ấy, mỗi dân tộc đều có những cơ hội để giữ gìn, bảo tồn cũng như phát huy
những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống.
Tiếng nói của các dân tộc và chữ viết của một số dân tộc đang song song
tồn tại, giao lưu cùng tiếng Việt (Kinh), chữ Quốc ngữ. Nếp sống và phong tục,
tập quán, tín ngưỡng cũng như những thành tố văn hóa: âm nhạc, vũ điệu, kiến
trúc, mỹ thuật,... của các tộc người nói chung vẫn giữ được nhiều nét truyền
thống. Tất cả được lưu truyền và bảo vệ bởi sự cố kết gia đình, dòng họ, quan hệ

Luận văn cao học

18

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

cộng đồng với tín ngưỡng, quan niệm, ngôn ngữ và không gian sinh tồn bao đời
nay của họ.
Điểm nổi bật nhất trong văn hóa nghệ thuật các dân tộc là tinh thần yêu
nước thương nòi, tinh thần tương thân tương trợ, lòng bao dung trong cuộc sống.
Lịch sử cứu nước và dựng nước đã gắn kết các dân tộc thiểu số Tây Bắc với
đồng bào cả nước thành một khối thống nhất trong nhiều thế kỷ nay. Chính trong
khối thống nhất đó, tính đa dạng và giàu bản sắc của các nền văn hóa truyền
thống tộc người trở thành nguồn tài nguyên giá trị cho hoạt động du lịch văn hóa
nói riêng và phát triển nền văn hóa Việt Nam nói chung.


1.3.2. Các giá trị văn hóa - lịch sử tiêu biểu
1.3.2.1. Các giá trị dân tộc học
Văn hóa sinh hoạt, sản xuất
Ẩm thực
Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang một sắc thái văn hóa độc đáo của mình
qua phong tục tập quán, qua trang phục và đặc biệt là qua phong cách cũng như
quan niệm về ăn uống hay văn hóa ẩm thực.
Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Dao, Mông,
Lô Lô, Hà Nhì, Xinh mun,... Một trong những sắc thái văn hóa dân tộc đặc sắc
của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng riêng có ở vùng này và được
thưởng thức trong không gian và không khí cộng đồng như tại các lễ hội, các chợ
phiên và đặc biệt là vào ngày Tết cổ truyền đầu năm mới. Người Mông có món
thắng cố, người Thái có các món nướng nổi tiếng như cá, gà, lợn nướng,... Người
Mường lại có những món bánh độc đáo, xôi đồ, thịt chua, ...
Món ăn dân tộc truyền thống Tây Bắc vô cùng phong phú và độc đáo. Mỗi
dân tộc có cả kho tàng những kinh nghiệm ăn uống cũng như sở thích và thực

Luận văn cao học

19

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

đơn riêng. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên vô tận và không thể thiếu trong
khai thác du lịch văn hóa Tây Bắc.
Ẩm thực Thái
Có nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét nền văn hóa Thái là nền "văn hóa

thung lũng" - tiền thân của nền "văn hóa đồng bằng" [36, tr.29]. Người Thái có
giống lúa nếp truyền thống thơm, dẻo, hạt to quý đến mức có loại được gọi là
"nếp quên chồng" (khạu lưm phua). Tập quán ăn cơm nếp với các đồ ăn khô như
thịt nướng, đồ vùi tro bếp đã trở thành đặc tính trong văn hóa ăn của người Thái.
Người Thái thích món nướng. Nướng trực tiếp trên than hồng gọi là chí, gói
thức ăn vào lá vùi tro nướng gọi là pho. Bỏ vào ống tre nướng gọi là lam. Món
ăn đặc trưng là cơm lam. Người Thái có tới hàng chục loại cơm lam.
Kỹ thuật nấu cách thủy là đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Thái. Nếu lam là
nướng thì nửng tức là đồ, là nấu cách thủy. Cá là thức ăn hàng ngày quen thuộc.
Họ có nhiều cách chế biến món cá như pa cói (gỏi cá), pa pho (ướp, vùi dưới tro
nóng). Đặc biệt, người Thái có món pa píng (cá nướng) rất độc đáo biểu hiện
lòng hiếu khách.
Có người cho rằng người Thái cả về ăn, mặc và ở thường ưa cái đậm, cái
mạnh và cái vững. Một món ăn toát lên điều đó là món lam nhọ. Lam là nướng,
nhọ là nhừ. Món này có vị ngọt đậm, rất lạ mà hấp dẫn, mềm nhừ mà vẫn đóng
bánh. Đơn giản thì là gà luộc hoặc gà nướng chấm với gia vị là chéo tắp hay
chấm theo cách của người Thái Sơn La là trầm chéo. Một món gà khác là cáy mọ
nhắm với rượu rất hợp. Trong tiết trời se lạnh của buổi chiều muộn Sơn La, sau
khi trầm mình trong bể nước suối khoáng nóng mà được ngồi trên gian gác nhà
sàn, ngắm nhìn hoàng hôn xuống núi và nhâm nhi những món gà đặc biệt này thì
thật hiếm có thú vui nào bằng.

Luận văn cao học

20

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc


Trong các lễ hội hoặc những dịp cúng lễ đặc biệt, người Thái còn có món
canh da trâu (canh bon) với khoảng 30 loại gia vị của núi rừng Tây Bắc cũng để
lại cảm giác khó quên cho nhiều thực khách.
Không mâm cao, cỗ đầy, không chú trọng mỹ thuật và bày biện cầu kỳ,
người Thái hầu như chỉ chú ý đến hương vị món ăn một cách giản dị nhưng lại
vô cùng ấn tượng. Người Việt có câu "miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời" quả
thực rất chính xác. Du khách đã từng đến với Tây Bắc, được thưởng thức những
món ăn từ bình dân đến đặc sản của người Thái có lẽ khó có thể quên được.
Người Thái ở Yên Bái còn có món cốm Mường Lò nức tiếng "chín núi
mười mường", món xôi ngũ sắc và món rượu nếp men lá được làm từ loại nếp
Tú Lệ là niềm tự hào của người Thái ở cánh đồng lớn thứ hai Tây Bắc - Nghĩa
Lộ...
Món ăn Thái còn rất nhiều. Họ xem ăn uống là dịp để thể hiện phong cách
ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng. Mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những hoán
vị trong thực đơn phong phú khác nhau. Chỉ tận chân đi, tận mắt thấy và tận
hưởng những hương vị khó quên ấy mới có thể cảm nhận đầy đủ sắc thái văn hóa
ẩm thực của tộc người đại diện cho miền Tây Bắc tổ quốc này.
Ẩm thực Mông
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu
“thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận
như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho
thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến
đó. Mùi vị món ăn này rất đặc trưng và không phải ai cũng cảm nhận được ngay
vị hấp dẫn của nó. Thắng cố thường được ăn với mèn mén (một loại bánh bột
ngô) và uống với rượu ngô. Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội,

Luận văn cao học

21


Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở
chợ phiên.
Măng chua “chua cau” cũng là một món được nhiều du khách nhớ khi đến
với bản người Mông, có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều.
Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm.
Người Mông cũng rất ưa chuộng các loại thịt sấy gọi là “khăng gai”. Các
loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được treo lên gác bếp để sấy. Các loại thịt khi
treo lên gác bếp sẽ khô dần và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ
hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng... Thịt có mùi thơm và bùi. Riêng
thịt trâu, bò đã sấy khô cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra
đập hết tro và bụi để uống rượu.
Ẩm thực Mường
Lợn “cắp nách” là món được rất nhiều người nhắc đến khi đã từng đặt chân
đến xứ Mường Tây Bắc, thậm chí tới những vùng khác như vùng người Mông ở
Sa pa. Gọi là lợn “cắp nách" vì chú lợn chỉ nhỏ 4 - 5kg, vừa tầm kẹp vào nách.
Lợn Mường mấy năm gần đây đã trở thành món đặc sản được du khách hâm mộ.
Bánh khổ là món ăn đặc biệt của người Mường dùng làm lễ vật cho ngày cưới
được làm đơn giản từ xôi giã nhuyễn, đem rán hoặc nướng. Phong tục xưa, trong
đồ thách cưới bắt buộc phải có loại bánh này. Người Mường còn có món bánh
nẳng độc đáo, phổ biến và dân dã được lưu truyền từ xa xưa. Nguyên liệu bánh
từ gạo nếp và nước nẳng được chưng cất từ các loại lá cây, vỏ cây, vỏ quả, phơi
khô, đốt thành than hòa với nước vôi trong. Bánh ăn chấm với mật ong, có vị
mát dịu nhẹ cùng với mùi thơm thoảng của các loại lá cây rất hấp dẫn. Bánh còn
có tác dụng như một phương thuốc giải say, tiêu cơm rất hiệu quả.

Trong bữa cơm thường ngày, du khách ăn cùng gia chủ người Mường sẽ
được thưởng thức món rau đồ (các loại rau dại mọc ven đồi, ven suối được đồ

Luận văn cao học

22

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

chín trong "nồi đồ" bằng gỗ), được nếm món dưa cải muối khô với gừng, muối
không có nước rất đậm đà và lạ miệng.
Trang phục
Nét chung trong văn hóa trang phục của đồng bào các dân tộc Tây Bắc là sở
thích trang trí (trang phục, chăn màn, đồ dùng,...) với các sắc độ của gam màu
nóng: rất nhiều màu đỏ, xen lẫn với vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam,
tím và nếu xanh thì phải xanh da trời tươi hoặc xanh lá mạ rực rỡ. Giữa mênh
mông núi rừng một màu xanh ngút ngàn của cây lá, những màu sắc rực rỡ, tươi
sáng và nổi bật ấy dường như để tạo những điểm sáng, điểm nhấn khẳng định sự
có mặt của con người.
Còn họa tiết, bố cục và phối màu của trang trí thì nhiều và phong phú đến
nỗi chỉ một chiếc khăn piêu Thái, một bộ nữ phục Mường, Lô lô, một mặt chăn
Mường, chiếc màn Kháng cũng đủ tầm cỡ cho một chuyên khảo. Những nét
chung của cả vùng không làm mất đi tính riêng của văn hóa dân tộc.
Có nhận xét rằng người Tây Bắc ăn mặc cầu kỳ. Quả thực chưa bao giờ các
bộ trang phục dân tộc lại được chú ý đến thế. Nó đã trở thành mặt hàng có giá trị
vì mỗi bộ trang phục đều giống như một tác phẩm nghệ thuật công phu.
Tramg phục Thái

Trang phục Thái có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang
phục khác nhau. Về trang phục nam, thường nhật, nam giới người Thái mặc áo
cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ đũng. Áo cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và
trước cài cúc vải hoặc xương. Ngày lễ, họ mặc loại áo dài xẻ nách bên phải, màu
chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc. Gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục
khá phổ biến.
Trang phục nữ chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo 2 ngành Thái Trắng và
Thái Đen. Ngành Thái Trắng, ngày thường phụ nữ mặc áo cánh ngắn (xửa cóm),

Luận văn cao học

23

Nguyễn Thị Huyền


Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc

váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường màu sáng, cài cúc bạc tạo hình
bướm, ve, ong. Thân áo ôm chặt lấy thân, tạo vẻ thanh thoát, duyên dáng. Váy
kín dạng ống, màu đen. Bên ngoài còn có tấm choàng được trang trí nhiều màu.
Khăn đội đầu không có hoa văn dài trên dưới 2 mét. Dịp lễ tết, họ mặc áo màu
đen, đầu thụng, thân thẳng, không lượn nách. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy,
có chồng búi trên đỉnh đầu (tăng cẩu).
Phụ nữ Thái Đen thường nhật cũng mặc xửa cóm ,cổ áo tròn, đứng, hình
chữ V. Váy và kiểu để tóc cũng tương tự như ngành Thái Trắng. Dịp lễ tết, họ
mặc rất đa dạng với các loại áo xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú và cầu kỳ,
màu sắc, hoa văn đa dạng hơn. Hàng cúc bạc với tấm khăn piêu thêu chỉ màu,
hoa văn nhiều mô típ trang trí tăng thêm vẻ rạng rỡ trên khuôn mặt của các cô
gái. Bộ trang phục của phụ nữ Thái thực sự độc đáo với sự giản dị và duyên dáng

nhưng nổi bật trong các trang phục dân tộc thiểu số.
Trang phục Mông
Trang phục Mông mỗi ngành một kiểu khác nhau. Người Mông Trắng, phụ
nữ mặc áo xẻ ngực và váy lanh trắng. Phụ nữ Mông Đen váy có nhiều băng dải
hoa văn in sáp ong màu chàm đen, cánh tay áo có khoang thêu hoa văn. Phụ nữ
Mông Lềnh áo xẻ nách thêu nhiều hoa văn nẹp cổ, ống tay, váy rực rỡ sắc màu.
Phụ nữ Mông Xanh mặc váy, áo màu chàm như người Tày trong vùng. Đặc biệt,
phụ nữ Mông ở Sa pa và một số nơi ở Than Uyên lại mặc quần cộc.
Trang phục Mường
Người Mường là một trong những tộc người có bộ trang phục đẹp và cầu kỳ
nhất ở Tây Bắc. Trang phục nữ, trên đầu thắt một chiếc khăn màu trắng, tiếng
Mường gọi là mũ. Thắt khăn trắng trên đầu gọi là pít mũ tức là bịt mũ.
Phụ nữ Mường mặc áo ngắn (ảo pẳn) có áo chùng và yếm là thứ mặc hàng
ngày người Mường gọi là áo báng. Váy Mường được chia làm hai phần chính:

Luận văn cao học

24

Nguyễn Thị Huyền


×