Tải bản đầy đủ (.docx) (156 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THOA

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THOA

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thƣ viện

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Chu Ngọc Lâm

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào khác.


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thoa


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục Thông
tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả
trong khóa Cao học từ năm học 2013 – 2015, ngành Thông tin – Thư viện tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của gia
đình, sự hướng dẫn tận tình từ các giảng viên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin cảm
ơn các thầy, cô giáo Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp trong Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã giúp đỡ, cung cấp tư liệu và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Quý – Chủ nhiệm
Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, đã giúp định hướng nghiên cứu khoa học rất quan trọng cho
bản luận văn này.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn TS. Chu Ngọc Lâm – nguyên Giám đốc Thư
viện Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện, hoàn thiện bản luận
văn này.
Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả công tác phát
triển nguồn lực thông tin của Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả trong quá trình thực hiện, luận văn
chắc không trành khỏi thiết sót. Tôi rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng
góp ý kiến của Thầy Cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Thị Thoa


Từ viết tắt

CD-ROM
CNTT
CSDL

ISSN
KH&CN
KH&CN QG
KH&KT

NASATI
NCT
NDT
TT-TV



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................ 8
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................... 9
2. Tình hình nghiên cứu...................................................................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 15
4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................................... 15
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 16
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 16
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn..................................................... 17
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 17
9. Bố cục của luận văn.......................................................................................................... 17
NỘI DUNG....................................................................................................................................... 18
CHƢƠNG

CƠ SỞ

UẬN VÀ THỰC TIỄN

PH T TRIỂN

NGUỒN ỰC TH NG TIN TẠI THƢ VIỆN CỤC TH NG TIN

HOA

HỌC VÀ C NG NGHỆ QUỐC GIA.............................................................................. 18
1.1. Một số h i niệ
hái iệ


guồ

v

i

ch

nh gi ng ồn lực thông tin................18

ực th g ti.................................................................................. 18

1


hái

3 Tiê

Cc ế
1.2.1. Sự tác động của các yếu tố đặc trư g của tài liệu đến công tác phát triển
nguồn lực thông tin. ..........................................................................................
1.2.2. Sự tác động của các yếu tố nội tại thư viện đối với công tác phát triền
nguồn lực thông tin…………………………………………………………….....

hi
3
3


h

gia ......................................................................................................................

33

hi
gia ................................................................................................................

uá tr
h
3
Người
Công nghệ Quốc gia..........................................................................................

Vai
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
1.5.1. Phát triển nguồn lực thông tin góp ph
và triển khai công nghệ cho cá nhân, t
vực nghiên c
1.5.2. Phát triển nguồn lực thông tin góp ph
của Thư viện. .....................................................................................................

2


CHƢƠNG

THỰC TRẠNG C NG T C PH T TRIỂN NGUỒN ỰC


TH NG TIN TẠI THƢ VIỆN CỤC TH

NG TIN

HOA HỌC VÀ

C NG NGHỆ QUỐC GIA..................................................................................................... 51
Thực

ạng ng ồn ực h ng

in ại Thƣ viện Cục Thông tin Khoa

học và Công nghệ Quốc gia............................................................................................... 51
Nguồ ực th g ti

t th

vật mang tin......................................................... 51

Nguồ ực th g ti

t th

chu ê

g h khoa học................................... 61

2.1.5 Nguồn lực thông tin xét theo kênh thu thập........................................................ 70


C ng

c h

iển ng ồn ực h ng in ại Thƣ viện Cục Thông

tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia......................................................................... 71
hí h sách hát triể

3

guồ

ực th

g ti........................................................... 72

i h hí

su g............................................................................................................ 75

u tr h

su g......................................................................................................... 77

Phư g th c

su g................................................................................................... 79

g tác t ch c h v


qu

t i iệu......................................................... 86

g tác tha h ọc t i iệu.......................................................................................... 93
Phối h , chia s

guồ

ực th g ti................................................................... 94

Đ nh gi ng ồn ực h ng in................................................................................... 100
3

c độ đ

đủ, kh

g a quát của nguồn lực thông tin...................101

2.3.2. Tính kịp thời, cập nhật của thông tin................................................................. 103
33

c độ h h

v h p dẫn của nguồn lực thông tin................................. 104

2.4. Nhận xét chung về c ng


c h

iển ng ồn ực h ng in ại Thƣ

viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.................................105
u điể............................................................................................................................ 106
Như c điể..................................................................................................................... 108
2.4.3. Nguyên nhân................................................................................................................ 110

3


CHƢƠNG

GIẢI PH P PH T TRIỂN NGUỒN

TẠI THƢ VIỆN CỤC TH

NG TIN

ỰC TH NG TIN

HOA HỌC VÀ C

NG NGHỆ

QUỐC GIA.................................................................................................................................... 112
3.1. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách.......................................... 112
3.1.1. Hoàn thiệ


các v

n pháp quy về qu n lý hoạt độ g th

g ti

thư

viện.............................................................................................................................................. 112
3.1.2. Hoàn thiệ

chí h sách

hát triể

guồ ti

h h

với điều kiện và

hoàn c nh mới.......................................................................................................................... 113
3 3 Đa ạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt độ g thư viện...........................115

Đa dạng hóa các kênh thu thập tài liệu........................................................ 117
3

Đẩy mạnh việc thu thập tài liệu xám.................................................................. 117

3


Đẩ

3 3T

ạ h h ạt độ g tra
g cườ g

Tăng cƣờng ầ
33

đ i t i iệu tr

su g guồ t i iệu điệ

gv

g

i ước...................... 118

t v số hóa tài liệu..................118

ƣ, nâng cấ cơ sở vật chất............................................. 121

T g cườ g đ u tư tra g thiết bị.......................................................................... 121

3.3.2. Nâng c p ph n mềm qu n trị thư viện................................................................. 122

3.4. Nâng cao chấ ƣợng ng ồn nhân ực v

3.4.1. Bồi ưỡ g,
3

Đ

tạ , hướ g

g ca tr h độ cá


gười

ạ ngƣời dùng tin 122

ộ thư việ................................................. 122

g ti...................................................................... 124

ẾT UẬN.................................................................................................................................... 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 128
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia............................................................................................................................................................ 36
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức kho tài liệu của Thư viện Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia................................................................................................................ 86


5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Môn loại khoa học của sách:............................................................................... 61
Bảng 2.2. Môn loại khoa học của báo – tạp chí.............................................................. 63
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu sách theo năm xuất bản.............................................................. 66
Bảng 2.4: Ngôn ngữ của sách................................................................................................... 68
Bảng 2.5: Ngôn ngữ của Báo – Tạp chí.............................................................................. 69
Bảng 2.6. Kênh thu thập của sách.......................................................................................... 70
Bảng 2.7. Kinh phí bổ sung tài liệu qua các năm........................................................... 76
Bảng 2.8. Sách Thư viện đặt mua qua các năm.............................................................. 80
Bảng 2.9. Báo – Tạp chí Thư viện đặt mua qua các năm........................................... 81
Bảng 2.10. Sách ngoại văn Thư viện nhận được qua các năm................................ 83
Bảng 2.11: Báo – Tạp chí Thư viện nhận được qua các năm................................... 84

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu trình độ học vấn của Thư viện Cục TT KH&CNQG.......40
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu theo độ tuổi nguồn nhân lực của Thư viện Cục TT
KH&CNQG....................................................................................................................................... 40
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu theo giới tính nguồn nhân lực của Thư viện Cục
TT
KH&CN QG...................................................................................................................................... 41
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nhóm người dùng tin tại Thư viện Cục Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia....................................................................................................... 44
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu môn loại Báo – Tạp chí.................................................................... 64

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sách theo năm xuất bản.................................................................... 67
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu ngôn ngữ của sách.............................................................................. 68
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu ngôn ngữ của Báo – Tạp chí......................................................... 69
Biểu đồ 2.5: Kênh thu thập của sách..................................................................................... 71
Biểu đồ 2.6: Kinh phí bổ sung tài liệu qua các năm..................................................... 77
Biểu đồ 2.7: Sách ngoại văn Thư viện nhận được qua các năm.............................83
Biểu đồ 2.8: Báo – Tạp chí Thư viện nhận được qua các năm................................ 84
Biểu đồ 2.9: Mức độ sử dụng loại hình tài liệu thư viện của NDT....................101
Biểu đồ 2.10: Nội dung thông tin khoa học mà NDT quan tâm..........................102
Biểu đồ 2.11. Ngôn ngữ tài liệu NDT thường xuyên sử dụng..............................102
Biểu đồ 2.12: Mức độ thỏa mãn yêu cầu về tài liệu của NDT.............................. 103
Biểu đồ 2.13: Mức độ đáp ứng NCT của NDT............................................................. 104
Biểu đồ 2.14: Mức độ đầy đủ về vốn tài liệu của người dùng tin.......................105

7


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Giao diện cơ sở dữ liệu sách trên phần mềm Libol 5.5.........................54
Hình 2.2: Giao diện cơ sở dữ liệu STD – Tài liệu KH&CN Việt Nam..............55
Hình 2.3: Giao diện cơ sở dữ liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu.............................56
Hình 2.4. Giao diện trang web Liên hiện Thư viện Việt Nam về nguồn tin
điện tử.................................................................................................................................................... 99

8


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thông tin với
nền kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ (KH&CN), ngày nay thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên quan
trọng, là nguồn lực vô giá đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thông tin được coi là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là tiền đề
của hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ,
chuyển giao tri thức và nhiều hoạt động khác trong xã hội.
Xã hội thông tin đang hình thành, phát triển mạnh mẽ và mang tính
quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa trong xã hội thông tin đang tạo ra những cơ
hội và thách thức to lớn cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xã hội thông tin, nguồn
lực thông tin đã và đang trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, gắn
bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đất nước muốn phát triển
đúng hướng và bền vững cần có nhiều yếu tố, nhưng trước hết cần phải có
được nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, được xử lý, tổ chức quản lý,
khai thác một cách khoa học, kịp thời, chính xác.
Nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương,
chính sách kịp thời nhằm đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin quốc
gia. Trong đó coi phát triển nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật,
phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của cơ quan thông tin là
vấn đề quan trọng hàng đầu.

9


Nguồn lực thông tin là một trong bốn yếu tố cấu thành cơ quan thông
tin – thư viện, là tiền đề cho mọi hoạt động của quá trình thông tin. Nguồn lực
thông tin cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá
năng lực hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện.

Là một trong những thư viện lớn nhất của cả nước, được Nhà nước
quan tâm đầu tư đặc biệt, Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (TT KH&CN QG) đang lưu giữ hàng chục vạn tài liệu KH&CN quý
giá, phục vụ hàng triệu người dùng tin (NDT) trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
với mức độ phát triển nhanh chóng của tài liệu khoa học công nghệ, với yêu
cầu cao của công cuộc đổi mới đất nước, với nhu cầu tin ngày càng phong phú
đa dạng của NDT, Thư viện Cục TT KH&CN QG cần phải đẩy mạnh mọi
hoạt động, trước hết là tăng cường phát triển nguồn lực thông tin mới có thể
đáp ứng cao được yêu cầu nhiệm vụ. Vì những l do trên, với
mong muốn vận dụng được những kiến thức và kỹ năng được tiếp thu trong
khóa học cùng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm việc, từ đó
nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác phát
triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục TT KH&CN Quốc gia , đáp ứng
nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ của người dùng tin tại Cục TT
KH&CN QG, nên tôi lựa chọn đề tài

Ph

iển ng ồn ực h ng in ại

Thƣ viện Cục Thông tin h a học v C ng nghệ Q ốc gia luận làm đề tài cho
văn thạc sĩ Khoa học Thông tin – Thư viện của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Công tác xây dựng nguồn lực thông tin là một hoạt động rất quan
trọng trong hoạt động thư viện và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều
nhà nghiên cứu.
Đầu tiên, cần phải nhắc tới một công trình rất quan trọng của tác giả
Peggy Johnson, đó là chuyên khảo “Fundamentals of Collection Development

10



and Management” được xuất bản năm 2009. Trong chuyên khảo của mình,
Peggy Johson đã đề cập khá toàn diện các khía cạnh liên quan đến việc xây
dựng vốn tài liệu của thư viện từ việc xây dựng kế hoạch, đảm bảo các điều
kiện kỹ thuật, nhân lực, kinh phí để thực hiện kế hoạch. Một công trình khác
cũng đề cập đến việc phát triển vốn tài liệu của thư viện, đặc biệt là trong thời
đại bùng nổ thông tin điện tử là công trình “Collection Development in the
digital age” của các tác giả Maggie Fieldhouse và Audrey Marshall, xuất bản
năm 2011, trong công trình của mình, các tác giả đã nêu lên những vấn đề cốt
lõi trong việc xây dựng các bộ sưu tập thư viện trong thời đại số.


trong nước, về mặt l luận phát triển nguồn lực thông tin, trước hết

cần nhắc đến công trình của các tác giả Phạm Văn Rính và Nguyễn Viết
Nghĩa “Phát triể vố t i iệu tr g thư việ v c qua th g ti ”, xuất bản năm 2007,
công trình này đã đề cập một cách khá toàn diện cơ sở l luận chung về phát
triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin.
Liên quan đến công tác phát triển nguồn lực thông tin đã có một
loạt công trình đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học sau đây:
-

Tác giả Nguyễn Trọng Phượng có bài “Xu hướng phối hợp, liên

kết xây dựng chia sẻ nguồn lực thông tin tại Việt Nam” công bố tại Hội thảo
khoa học sự nghiệp thông tin - thư viện Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc
tế, năm 2011;
-


Tác giả Nguyễn Hữu Hùng có bài viết "Vấn đề phát triển nguồn

lực thông tin số hóa tại Việt Nam" trên tạp chí Thông tin và tư liệu (2006) ,
trình bày những khái niệm và vai trò trung tâm của nguồn lực thông tin số
trong hệ thống thông tin Quốc gia, giới thiệu ba kịch bản trong tạo lâp tài
nguyên số: số hóa toàn phần, số hóa hồi cố và song song tồn tại tài nguyên số
và tư liệu đồng thời đưa ra các điều kiện và yếu tố cần thiết để thực hiện chia
sẻ tài nguyên số trên quy mô hệ thống;

11


- Tác giả Nguyễn Huy Chương và Trần Mạnh Tuấn có bài viết
“Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay” đăng
trên tạp chí Thông tin và Tư liệu (2008) [Số 4, tr. 10-13];
-

Tác giả Nguyễn Viết Nghĩa có bài “Phương pháp luận xây dựng

chính sách phát triển nguồn tin” đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu (2001)
[Số 1. tr. 12-17], phân tích khái niệm về chính sách phát triển nguồn tin,
khẳng định vị trí quan trọng của chính sách phát triển nguồn tin đối với việc
tạo nguồn, xây dựng hệ thống các kho tài liệu của các thư viện và cơ quan
thông tin, nhấn mạnh những nội dung chủ yếu cần được phản ánh trong chính
sách, trình bày kết cấu của một chính sách và nội dung từng phần việc cần
tiến hành trong quá trình xây dựng chính sách phát triển nguồn tin.
Ngoài ra, còn phải nhắc tới một số luận văn được bảo vệ trong những
năm gần đây về phát triển nguồn lực thông tin như:
-


Các đề tài luận văn được bảo vệ thành công tại trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn có các đề tài: “Phát triể
Việ

Th g ti

của tác giả Trần Thị Thanh Tâm bảo vệ năm 2014; “Phát triể
th

g ti tại Tru

của tác giả Nguyễn Thị Như Điệp bảo vệ năm 2014; “Phát triể
th

g ti tại Thư việ

Phan Thị Lệ, bảo vệ năm 2013; “ Phát triể
Trườ g Đại học X
năm 2013; “Phát triể
thư việ

trườ g Đại học Gia

năm 2012; “Phát triể
Lư, tỉ h Ni h B

12



-

Các đề tài luận văn được bảo vệ thành công tại trường Đại học Văn

hóa có các đề tài: “Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện
Trườ g đại học Luật Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Nga, bảo vệ năm 2014;
“Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học MỏĐịa chất” của tác giả Đoàn Thu Nga, bảo vệ năm 2014; “ Nguồn lực thông tin
số tại Trườ g Đại học V h á H Nội” của tác giả Kiều Thanh Thảo, bảo vệ
thành công năm 2014.
Các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển
nguồn lực thông tin của các trường đại học hay của một viện nghiên cứu khác,
chứ không phải của Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia.
Nghiên cứu về hoạt động thông tin, thư viện tại Thư viện Cục Thông
tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tới nay đã có một số luận văn cao học,
tập trung vào các vấn đề sau:
-

Về tăng cường nguồn lực thông tin của thư viện, theo hướng này đã có

các đề tài luận văn bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
như: “Nghiê c u, xây dựng và qu n lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại
Tru g t

Th

g ti Tư iệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, luận văn cao

học của tác giả Phạm Văn Hùng, bảo vệ năm 2009; “N


g ca

g ực đ m

b

o thông tin phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ (Nghiên

c

u trường h p Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia)” của tác giả Nguyễn Lê

Hằng, luận văn bảo vệ năm 2011; “Thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia”, luận văn của tác giả Trần Thị Kiên, bảo vệ năm
2013; luận văn “Tạo lập, qu n trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.” luận văn của tác giả Đỗ Thu Hòa, bảo vệ
năm 2014 .

13


-

Theo hướng nghiên cứu nhu cầu tin và công tác phục vụ người dùng tin

tại Thư viện KH&CN Quốc gia, đã có các luận văn được bảo vệ thành công
tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội như: “Nhu c u tin của gười dùng tin tại
Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, luận văn tốt nghiệp của tác giả
Phạm Thị Phượng, bảo vệ năm 2013; “Tìm hiểu dịch vụ bạ đọc đặc biệt tại
Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia ”, luận văn tốt nghiệp của tác

giả Nguyễn Thị Hoa, bảo vệ thành công năm 2013.
Tuy nhiên các đề tài trên chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nghiên cứu
nhu cầu tin, nâng cao năng lực đảm bảo thông tin, nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin cho người sử dụng, mà chưa đi sâu vào phân tích lý luận, thực tiễn
và các giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục
TT KH&CN QG.
Như vậy, có thể nói, vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chưa có luận văn nào đề cập đến
một cách cụ thể và toàn diện, các đề tài trên chỉ đề cập tới từng khía cạnh của
công tác xây dựng nguồn lực thông tin của Thư viện hoặc chỉ đề cập tới việc
phát triển nguồn lực thông tin tại các trường đại học, các viện nghiên cứu
khác. Như vậy, đề tài mà luận văn này đề cập không bị trùng lặp với các công
trình nghiên cứu nào trước đó.
Khi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học, tác
giả hi vọng kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng
với kinh nghiệm tiếp thu trong quá trình làm việc của bản thân để làm rõ thêm
các vấn đề lý luận, thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư
viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, nêu lên các mặt thành
công cũng như các hạn chế về công tác phát triển nguồn lực thông tin, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực thông tin, nâng cao chất

14


lượng nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người
dùng tin, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tình hình mới.
3.

MỤC Đ CH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.


3.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng nguồn lực thông tin của Thư viện
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về nguồn lực thông tin và công tác

phát triển nguồn lực thông tin.
-

Nghiên cứu thực trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển

nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia.
-

Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục

TT KH&CN QG.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Nguồn lực thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động
của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói chung và của Thư
viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói riêng. Nguồn lực
thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo để Cục TT KH&CN QG hoàn
thành được nhiệm vụ chính trị được nhà nước giao cho, đó là đảm bảo cung
cấp thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ cũng như
hỗ trợ công tác quản lý, phát triển khoa học và công nghệ của cả nước. Cho

tới nay, nguồn lực thông tin của Thư viện tuy đã được đầu tư khá lớn, tuy
nhiên, hiệu quả khai thác chưa thực sự như muốn. Điều này có thể do hoạt
động phát triển nguồn lực thông tin chưa thật sát với nhu cầu của xã hội cũng

15


như nhu cầu của người dùng tin. Nếu xây dựng được một nguồn lực thông tin
đầy đủ, đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung thì Thư viện Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia sẽ nâng cao khả năng phục vụ,
đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin ngày một tốt hơn, từ đó góp
phần nâng cao vị thế của Thư viện trong hệ thống thông tin KHCN Quốc gia.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được những nhiệm vụ
nghiên cứu đã đặt ra trong luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên
của luận văn được xác định và giới hạn như sau:
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn lực thông tin
5.2.
Phạ
Phạ

vi nghiên cứu.

vi về h

g gia

Tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công


nghệ Quốc gia
Phạ vi về thời gia

Từ năm 2005 đến nay (tức là từ khi có đề án thành

lập Cục Thông tin Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia)
6.

PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU.

6.1. Phương pháp uận.
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử cũng như các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động
khoa học và công nghệ, thông tin, thư viện.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ th .
-

Phương pháp thu thập phân tích, tổng hợp tài liệu,

-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,

-

Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế,

-

Phương pháp thống kê, so sánh.


16


7. Ý NGHĨA

HOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CỦA LUẬN VĂN


nghĩa
về

t

uận

Luận văn thành công sẽ góp phần vào hoàn thiện l
luận về nguồn lực
thông tin và công tác xây dựng nguồn lực thông tin cho
các cơ quan thông tin, thư viện và hệ thống các thư viện
chuyên ngành về khoa học công nghệ.
- Ý nghĩa về

t thực tiễn.

Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn
lực thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng
tin tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ thông
tin cho nghiên cứu, đào tạo và triển khai công nghệ của

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Luận
văn cũng là tài liệu tham khảo cho những người làm công
tác thông tin – thư viện ở nước ta.
8. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Luận văn dự kiến có dung lượng khoảng 100 trang
trên khổ giấy A4 và một bài viết đăng trên tạp chí trong
nước.
9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận văn có cấu trúc 03 chương:
Chƣơng Cơ sở l luận và thực tiễn phát triển nguồn
lực thông tin tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia.
Chƣơng Thực trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.


Chƣơng
Các

giải

pháp

phát

triển

nguồn


lực thông tin
tại Thư viện
Cục

Thông

tin Khoa học


Công

nghệ

Quốc

gia.

17


×