Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên bà nà núi chúa, đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ THUÝ NGA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
CÓ SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ – NÚI CHÚA, ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ THUÝ NGA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
CÓ SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ – NÚI CHÚA, ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Hoè



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
..........................................................

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu DLST................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Các phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 3
5. Bố cục luận văn................................................................................................................................ 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI CÓ SỰ THAM GIA..................
CỘNG ĐỒNG....................................................................................................................................... 8
1.1 Lý luận cơ bản về du lịch sinh thái.................................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái........................................................................................... 8
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
.....................................................................................................................................................................

10
1.1.2.1 Hoạt động tham quan DLST diễn ra tại các hệ sinh thái tự nhiên còn...............
hoang sơ theo phong cách “hòa nhập với thiên nhiên
....................................................................................................................................................................

10
1.1.2.2 Doanh thu từ du lịch tái đầu tư cho bảo tồn và cộng đồng địa phương
.....................................................................................................................................................................


10
1.1.2.3 Phát triển với quy mô “nhỏ là đẹp”.............................................................................. 11
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái
.....................................................................................................................................................................

12
1.1.3.1 Yếu tốcảnh quan
.....................................................................................................................................................................

12
1.1.3.2 Yếu tốkhih́ âu
.....................................................................................................................................................................

13
1.1.3.3 Yếu tố tài nguyên


.....................................................................................................................................................................

13
1.1.3.4 Yếu tố con người
.....................................................................................................................................................................

13
1.1.3.5 Yếu tố sức chứa
.....................................................................................................................................................................

14
1.2 Côngg̣ đồng vàphát triển DLST có sự tham gia côngg̣ đồng..................................... 15

1.2.1 Phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia cộng đồng
.....................................................................................................................................................................

15
1.2.1.1 Khái niệm côngg̣ đồng
.....................................................................................................................................................................

15
1.2.1.2 Quan hệ giữa cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch
.....................................................................................................................................................................

16
1.2.1.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch
.....................................................................................................................................................................

17


1.2.1.4 Các vấn đề cần quan tâm đến cộng đồng khi phát triển du l ịch sinh thái..
18
1.2.2 Mô hình phát triển du licḥ sinh thái tiêu biểu
.....................................................................................................................................................................

19
1.2.2.1 Mô hình phát triển du licḥ sinh thái tiêu biểu taị 1 sốnước
.....................................................................................................................................................................

19
1.1.2.2 Mô hiǹ h phát triển du licḥ sinh thái tiêu biểu trong nước
.....................................................................................................................................................................


23
1.2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các mô hình DLST có sự tham gia cộng đồng
.....................................................................................................................................................................

26
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................................. 28
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

...

DLST CÓ SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BTTN BÀ NÀ – NÚI CHÚA

29

2.1 Tổng quan khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà–Núi Chúa............................................ 29
2.1.1 Vị trí địa lý – địa hình
.....................................................................................................................................................................

29
1.3.2 Địa chất – Thổ nhưỡng
.....................................................................................................................................................................

30
2.2 Tài nguyên DLST tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa................................................ 31
2.2.1 Cảnh quan vùng rừng núi
.....................................................................................................................................................................

31
2.2.2 Khí hậu

.....................................................................................................................................................................

32
2.2.3 Hệ thực vật
.....................................................................................................................................................................

33
2.2.4 Hệ động vật
.....................................................................................................................................................................

34


2.3 Hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa:

...

thành công và chƣa thành công................................................................................................. 36
2.3.1 Tuyến tham quan tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
.....................................................................................................................................................................

36
2.3.2 Tình hình hoạt động phát triển DLST tại khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa
.....................................................................................................................................................................

36
2.3.2.1 Các giai đoạn phát triển DL tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
.....................................................................................................................................................................

37

2.3.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của khu DL BaNa Hills
.....................................................................................................................................................................

39
2.3.2.3 Cơ sở hạ tầng và CSVC phuc vu du lịch
.....................................................................................................................................................................

44
2.3.2.4 Thành công và hạn chế trong phát triển DLST tại khu BTTN Bà

...

Nà - Núi Chúa
.....................................................................................................................................................................

45
2.4 Đặc điểm dân cƣ xã Hòa Ninh, Hòa Phú và tình hình tham gia hoạt

...

động DLST của cƣ dân địa phƣơng tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa.................47
2.4.1 Đặc điểm cộng đồng dân cư tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
.....................................................................................................................................................................

47
2.4.2 Tình hình tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư địa tại khu

...



BTTN Bà Nà – Núi Chúa
.....................................................................................................................................................................

49
2.4.3 Khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển hoạt động du lịch tại
50
khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa ...............................................................................
Tiểu kết chương 2
.....................................................................................................................................................................

51
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DLST CÓ SỰ THAM GIA CỘNG ...
ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ- NÚI CHÚA...................................... 54

3.1 Định hƣớng hoạt động phát triển DLST có sự tham gia cộng đồng tại

...

khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa...................................................................................................... 54
3.1.1 Có hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường
.....................................................................................................................................................................

54
3.1.2 Đảm bảo tính hòa nhập với không gian sinh thái
.....................................................................................................................................................................

55
3.1.3 Đảm bảo về qui mô, phù hợp và hài hòa
.....................................................................................................................................................................


56
3.1.4. Khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lý
.....................................................................................................................................................................

57
3.1.5 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
.....................................................................................................................................................................

57
3.1.6 Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho kinh tế cộng đồng..
57
3.2 Đánh giávai tròcác tổchƣƣ́c trong hoaṭđôngg̣ phát triển DLST taịkhu

...

BTTN BàNà– Núi Chúa.................................................................................................................. 58
3.2.1 Sự tham gia của cộng đồng địa phương
.....................................................................................................................................................................

58


3.2.2 Vai trò của du khách đối với DLST
.....................................................................................................................................................................

58
3.2.3 Tổ chức quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
.....................................................................................................................................................................

58

3.2.4 Doanh nghiệp kinh doanh DL và tổ chức lữ hành
.....................................................................................................................................................................

59
3.2.5. Vai trò của chính quyền địa phương
59
3.3 Đánh giávàlƣạ choṇ thành phần cƣ dân bản điạ trong phát triển DLST

...

có sự tham gia của cộng đồng tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa............................... 59
3.3.1 Xác lập các nguyên tắc lưạ choṇ đối tươngg̣ tham gia
.....................................................................................................................................................................

59
3.3.2 Lựa chọn các thành phần tham gia
.....................................................................................................................................................................

60
3.3.3 Phân tích các đăcg̣ điểm của từng nhóm dân cư tham gia
.....................................................................................................................................................................

60
3.3.4. Rủi ro của mô hình
.....................................................................................................................................................................

61
3.4 Mô hình DLST cósƣ g̣tham gia của côngg̣ đồng taịkhu BTTN BàNà–

...


Núi Chúa................................................................................................................................................ 61


3.4.1 Thành phần tham gia và phân bổ nguồn thu trong mô hình DLST có sự

...

tham gia cộng đồng tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa...................................................... 62
3.4.1.1 Các thành phần tham gia mô hình DLST có sự tham gia cộng đồng tại

...

khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa.......................................................................................................... 62
3.4.1.2 Phân chia lợi nhuận giữa các bên liên quan tham gia mô hình DLST có
sự tham gia cộng đồng tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa..................................................... 63
3.4.2 Tuyến DLST có sự tham gia cộng đồng tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa...64
3.4.2.1Tuyến DLST chinh phuc đường đèo và khám phá hệ động thực vật Bà Nà.................64

3.4.2.2 Tuyến DLST con đƣờng chim Khƣớu..................................................................... 66
3.4.2.3 Tuyến DLST chinh phục đỉnh Núi Chúa................................................................. 68
3.5 Các giải pháp để thực hiện mô hình................................................................................. 69
3.5.1 Các giải pháp để áp dụng mô hình phát triển DLST dựa vào cộng đồng

...

tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa................................................................................................ 69
3.5.1.1 Giải pháp về vốn đầu tư..................................................................................................... 69
3.5.1.2 Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực.................................................. 70
3.5.1.3 Giải pháp về quản lý............................................................................................................ 72

3.5.1.4 Giải pháp về tiếp thị du lịch sinh thái và xúc tiến hỗn hợp, diễn giải môi

...

trường cho du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng................................................ 73
3.5.1.5 Giải pháp liên kết du lịch vùng........................................................................................ 75
3.5.2 Giám sát và quản trị rủi ro khi áp dụng mô hình.................................................. 76
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................................. 78
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 81
PHỤ LỤC............................................................................................................................................... 86


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN

= Bảo tồn thiên nhiên

CĐĐP

= Cộng đồng địa phƣơng

CSVC

= Cơ sở vật chất

DL

= Du lịch


DLSTCĐ

= Du lịch sinh thái cộng đồng

ĐDSH

= Đa dạng sinh học

HST

= Hệ sinh thái

KDL

= Khách du lịch

KNĐ

= Khách nội địa

KQT

= Khách quốc tế

IUCN

= Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế

VQG


= Vƣờn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
A. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1a. Các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của DLST (Theo độ hấp dẫn tăng dần)
Bảng 1b. Các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của DLST (Theo độ hấp dẫn giảm dần)
Bảng 1.1 Phân chia lợi nhuận các bên liên quan trong dự án phát triển DLSTCĐ tại
VQG Gunung Halimun - Indonesia
Bảng 1.2 Phân chia lợi nhuận các bên liên quan trong dự án phát triển DLSTCĐ
tại VQG Mã Hồng Sơn
Bảng 2.1 Danh mục thực vật có mạch tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
Bảng 2.2 Danh mục các lớp động vật tại Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa
Bảng 2.3 Tổng lượt khách và doanh thu khu DL BaNa Hills (Bà Nà-Suối Mơ)
Bảng 3.1 Thành phần tham gia mô hình DLST tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
Bảng 3.2 Phân chia lợi nhuận trong mô hình DLST có sự tham gia cộng đồng
tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
Bảng 3.3 Danh mục các yếu tố kiểm toán khi tiếp thị DLST tại khu BTTN Bà Nà –
Núi Chúa
B. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu khách tham quan khu DL BaNa Hills
Biểu đồ 2.2: Chỉ số thời vụ của khu DL BaNa Hills qua 5 năm (2009 –
2013) Biểu đồ 2.3 Cơ cấu thành phần dân cư xã Hoà Ninh Biểu đồ 2.4 Cơ
cấu thành phần dân cư xã Hoà Phú
C. HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng Hình
2.2 Bản đồ vị trí khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa

Hình 3.1: Sơ đồ tuyến tham quan DLST có sự tham gia cộng đồng tại khu BTTN Bà

Nà – Núi Chúa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, ngành du lịch trên thế giới nói
chung và ngành du lịch (DL) Việt Nam đã có những tăng trƣởng vô cùng mạnh mẽ,
chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, ngành du lịch đã có
những bƣớc tiến đáng khích lệ và đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập cả
nƣớc, góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nƣớc. Đồng thời ngành du lịch cũng tạo
ra rất nhiều cơ hội việc làm chính cho ngƣời dân, đặc biệt cộng đồng địa phƣơng
(CĐĐP) tại điểm du lịch.
Bên cạnh đó, cuộc sống công nghệ hoá với sự căng thẳng đã làm con ngƣời có
nhu cầu thƣ giãn tại những nơi có cảnh đẹp thiên nhiên, lấy lại năng lƣợng để làm
việc hiệu quả dẫn đến sự phát triển du lịch ồ ạt đã gây ra những tác động không nhỏ
đến môi trƣờng tự nhiên. Xuất phát từ nhu cầu ngƣời dân và tình hình phát triển du
lịch, loại hình du lịch sinh thái (DLST) với đặc điểm lấy yếu tố tự nhiên làm chủ đạo
đã đƣợc hình thành. Ngày nay, du lịch sinh thái đã trở thành xu thế của thời đại mới,
chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời, đặc biệt đối với những ngƣời thích khám
phá, tìm tòi và nghiên cứu khoa học... bởi du lịch sinh thái không chỉ có ý nghĩa quan
trọng về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt: “bền vững trong phát triển” bởi tính
trách nhiệm đối với nguồn tài nguyên và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng
đồng địa phƣơng.
Đà Nẵng, thành phố nổi tiếng với sự ƣu đãi của thiên nhiên bởi vẻ đẹp sơn thủy
hữu tình, đƣợc mệnh danh là “thành phố đáng sống” của Việt Nam đã bao hàm trong
đó cả về thế mạnh kinh tế và môi trƣờng xã hội. Đặc biệt, sự hiện diện của khu Bảo
tồn thiên nhiên (BTTN) Bà Nà – Núi Chúa _ “Sa Pa, Đà Lạt thứ hai giữa lòng miền
Trung” với những ƣu đãi về cảnh quan, khí hậu và giá trị to lớn về đa dạng sinh học...
rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng núi. Song, tính đến
năm 2014, đề tài nghiên cứu các cấp về khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa chỉ thiên về tìm

hiểu ĐDSH, chỉ có một đề tài nghiên cứu về DLST: “ Nghiên cứu về tình quy hoạch
và các giải pháp phát triển DLST tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa” của sinh viên khoa
Địa lý, trƣờng Đại Học Sƣ phạm Đà Nẵng thực hiện năm 2005. Về sự tham gia của

1


cộng đồng địa phƣơng, có một dự án “ Rà soát ranh giới khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa
có sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn xã Hoà Ninh và Hoà Phú” thực hiện năm
2010. Các đề tài liên quan loại hình phát triển DLST có sự tham gia của cộng đồng địa
phƣơng hoàn toàn chƣa có công trình nghiên cứu nào. Để đáp ứng xu thế phát triển du
lịch hiện nay _ phát triển DLST đồng thời gắn kết du lịch với bảo tồn hệ sinh thái và
phát triển kinh tế cộng đồng địa phƣơng, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phát triển
du lịch sinh thái có sự tham gia cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà- Núi
Chúa, Đà Nẵng” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn này.
2.

Mục tiêu, đối tượng nghiên

cứu DLST Mục tiêu
Xây dựng mô hình phát triển DLST có sự tham gia của CĐĐP xã Hòa Ninh và
Xã Hòa Phú. Trong mô hình này, trƣớc mắt sẽ lên kế hoạch để ngƣời dân có cơ hội tham
gia vào một hoặc một số khâu, một số hoạt động trong kinh doanh du lịch nhƣ làm nhân
viên tại BaNa Hills, hoặc cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lƣợng và an toàn vệ
sinh thực phẩm thông qua chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp cho khu DL BaNa Hills hoặc
bán trực tiếp cho khách du lịch (KDL). Tham gia trực tiếp các hoạt động DL nhƣ làm
hƣớng dẫn viên dẫn đƣờng cho khách trong tour DLST, khuân vác đồ cho khách, cung
cấp các dịch vụ cho thuê vật dụng đi rừng... để gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho
CĐĐP; tạo động lực trong công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi các tác động xấu từ
hoạt động phát triển DL, đảm bảo mục tiêu bảo tồn HST tự nhiên của khu BTTN Bà Nà –

Núi Chúa, Đà Nẵng. Tiến tới tạo điều kiện và khuyến khích CĐĐP tham gia vào hoạt
động lên kế hoạch phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên của khu BTTN Bà Nà –
Núi Chúa, trao quyền và tạo cơ hội cho cƣ dân địa phƣơng tham gia mô hình đồng quản
lý và bảo vệ để công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao hơn.

Nhiệm vụ
-

Nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý luận về DLST và sự tham gia của

cộng đồng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng các mô hình DLST có sự tham gia của
cộng

đồng đã thành công tại các nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng ở Việt Nam.
- Thu thập thông tin, tài liệu về khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa.

2


- Tổ chức khảo sát thực địa khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa.
-

Phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên DLST và thực tế hoạt động phát triển

DL và DLST tại khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa.
-

Xây dựng mô hình phát triển DLST có sự tham gia của cộng đồng tại khu


BTTN Bà Nà – Núi Chúa.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Loại hình DLST, đặc điểm cộng đồng dân cƣ xã Hòa
Ninh và Hòa phú thuộc Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong diện tích
17.641 ha của khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa và cộng đồng dân cƣ xã Hòa Ninh và Hòa
Phú thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013.
4.Các phương pháp nghiên cứu
a)
-

Thu thập và phân tích thông tin

Bản đồ, sơ đồ: Việc sử dụng bản đồ, sơ đồ giúp xác định giới hạn khu vực

nghiên cứu trong phạm vi diện tích 17.641ha của khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa và 2
xã Hoà Ninh và Hoà Phú thuộc huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng trở nên rõ ràng
và chính xác. Đồng thời tạo cơ sở cho việc xác định tuyến điểm DLST có sự tham gia
cộng đồng 2 xã Hoà Ninh, Hoà Phú đúng với quy định của chính quyền địa phƣơng,
đáp ứng các yêu cầu khắt khe về giá trị của chuyến tham quan gắn chặt với mục tiêu
bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên DLST tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa.
-

Phân tích số liệu đã thu được: Việc tiến hành thu thập số liệu về hệ động thực

vật tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa, số lƣợt khách và doanh thu hoạt động DL từ
nhiều nguồn khác nhau, so sánh và đánh giá độ tin cậy, tầm quan trọng của các thông
tin, số liệu thứ cấp và đƣa ra lựa chọn sẽ giúp có đƣợc kết quả phù hợp, chính xác.
b)

cụ:
-

Điều tra thực tế: Với phƣơng pháp này, tác giả sử dụng các công

Khảo sát thực địa: Việc đi khảo sát thực địa những khu vực đƣợc cho phép

tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa giúp tác giả xác định và đánh giá đúng hơn về hệ
thực tế hệ động thực vật hiện có của khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa. Đồng thời giúp
định hình rõ hơn các tuyến điểm khi thiết kế tuyến DLST của mô hình DLST có sự

3


tham gia của cộng đồng. Tuyến hành trình từ suối Mơ, ngƣợc qua chân núi Bà Nà theo
đƣờng rải nhựa qua các điểm tham quan lên đỉnh Bà Nà – Núi Chúa, đi qua các tuyến
đƣờng mòn; xuống bằng cáp treo để xác định hiện trạng tài nguyên DLST của khu
BTTN Bà Nà – Núi Chúa.
-

Phương pháp điều tra xã hội học: Dựa vào các bảng câu hỏi đóng/ mở và

phỏng vấn nhanh hoặc chi tiết để khảo sát ý kiến của KDL, cƣ dân địa phƣơng, chính
quyền sở tại. Với KDL, điều tra tài nguyên tự nhiên, đánh giá mức độ hấp dẫn của hệ
động – thực vật tại Khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa, khả năng đáp ứng nhu cầu của KDL,
mức độ hài lòng của du khách về DLST tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa. Với cư dân
địa phương, điều tra những đóng góp của DL đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất (CSVC) phục vụ DL, đối với thu nhập, đời sống của cƣ dân, tình hình tham gia
bảo vệ tài nguyên hiện nay của cƣ dân, khả năng và mong muốn tham gia đóng góp
của cƣ dân xã Hoà Ninh và Hoà Phú vào hoạt động phát triển DLST có sự tham gia

cộng đồng tại khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa. Với chính quyền địa phương, điều tra mức
đóng góp của các cơ sở kinh doanh DL đối với địa phƣơng, công tác quy hoạch và
khai thác DL tại khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa trên địa bàn xã Hoà Ninh, Hoà Phú; tình
hình dân cƣ và khả năng đáp ứng các yêu cầu trong phát triển DLST có sự tham gia
của cộng đồng cƣ dân xã Hoà Ninh và Hoà Phú.
- Tham vấn ý kiến chuyên gia: Bằng bảng câu hỏi mở điều tra mức độ
nguyên
sơ tài nguyên tự nhiên của khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa; lấy ý kiến các nhà quản lý và
chuyên gia về xây dựng mô hình phát triển DLST có sự tham gia cộng đồng tại BTTN
Bà Nà – Núi Chúa.
c) Tổng hợp phân tích số liệu
-

Thống kê: Dựa vào các nguồn tài liệu từ Tổ chức du lịch thế giới, Tổ chức bảo

tồn thiên nhiên thế giới...kết hợp việc thu thập số liệu thứ cấp đáng tin cậy (Sở VHTT
và DL Đà Nẵng, Ban quản lý khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng
Bà Nà – Núi Chúa, UBND xã Hoà Ninh và xã Hoà Phú, các đề tài nghiên cứu đa dạng
sinh học (ĐDSH) từ thƣ viện đại học Đà Nẵng) và qua các bảng hỏi điều tra, tham vấn...
tác giả tổng hợp và thống kê kết quả, đƣa ra các nhận định nhằm giúp việc xây dựng mô
hình phát triển DLST có sự tham gia cộng đồng đƣợc sát thực tế và hiệu quả hơn.

4


- Đánh giá độ hấp dẫn du lịch sinh thái (chỉ số TAM): Việc sử dụng công cụ
“Đánh giá độ hấp dẫn DLST” đã đƣợc Lea.J đề xuất sử dụng vào năm 1998 dựa trên
các tiêu chí cho trƣớc. Việc cho điểm các tiêu chí đƣợc căn cứ trên sự cảm nhận khi đi
thực tế cũng nhƣ trao đổi với CĐĐP, KDL, các đơn vị tổ chức các chƣơng trình DL
cho du khách. Việc đánh giá độ hấp dẫn DLST của địa bàn nghiên cứu cho thấy rõ đâu

là các yếu tố hấp dẫn du khách, đâu là các yếu tố giảm sự hấp dẫn đối với du khách.
Dựa trên những tiêu chí đánh giá, các nhà quản lý có thể đƣa ra những hoạch định và
chính sách để củng cố các yếu tố hấp dẫn và kiểm soát tốt hơn các yếu tố kém hấp dẫn.
Công thức tính nhƣ sau:
TAM (Tourists’Attractive Measure): TAM = 1/10 (A-B)
TAM biến thiên từ 0.0 (không hấp dẫn) đến 1.0 (cực kỳ hấp dẫn)
(A cho biết mức độ hấp dẫn tăng dần, B cho biết mức độ hấp dẫn giảm dần)
Bảng 1a Các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của DLST

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng

5


Bảng 1b Các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của DLST
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
Tổng
-

Chỉ số thời vu: Dựa vào hệ số thời vụ của khu DL BaNa Hills sẽ biết đƣợc

quy luật biến động thời vụ của lƣợng khách du lịch. Từ đó giúp đƣa ra các giải pháp
thu hút khách phù hợp theo từng mùa vụ. Công thức tính nhƣ sau:

IJ



yJ

Trong
Ij: Hệ số thời vụ từng tháng
Y j : Số bình quân từng tháng
Y

: Số bình quân chung 1

tháng.
- Xác định sức chứa sinh thái



Việc áp dụng công thức tính sứa chứa sinh thái trong ngày cho
quy hoạch phát triển hoạt động DL tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa nhằm xác định số
lƣợng khách tối đa có thể tham quan trong một khoảng thời gian nhất định, giúp tránh

6


quá tải về sức chứa đối với điểm DLST. Từ kết quả tính sức chứa sẽ giúp cho các nhà
quản lý có những chính sách quy hoạch và phát triển phù hợp cơ sở hạ tầng, các dịch
vụ bổ sung và có biện pháp điều tiết khách phù hợp giúp giảm thiểu tối đa các tác động
đến môi trƣờng.
Công thức tính sức chứa sinh thái Cst (ngày):
C st max=(A/a).(T/t)= AT/at
Trong đó:
A:

Yếu tố sinh thái nhậy cảm nhất (nhỏ nhất) có thể là diện tích cho sử dụng

công cộng, diện tích bãi biển, độ dài đƣờng mòn đi hiking, diện tích cắm trại,
a: tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái nhậy cảm cho 1 du khách theo phân hạng tiêu
chuẩn.
T:

thời gian mở cửa điểm của điểm du lịch tính bằng số giờ/ngày

t: thời gian dành cho 1 (1 nhóm ) du khách sử dụng yếu tố sinh thái nhạy cảm
nói trên tính theo số giờ/ngày.
5.Bố cục luận văn

Luận văn đƣợc trình bày theo bố cục gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về DLST có sự tham gia của cộng đồng.
Chƣơng 2. Hiện trạng tài nguyên và tình hình phát triển DLST có sự tham gia của
cộng đồng tại khu BTTN Bà Nà – Núi Chúa.
Chƣơng 3. Giải pháp phát triển mô hình DLST có sự tham gia của cộng đồng tại khu
BTTN Bà Nà – Núi Chúa.

7


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI CÓ SỰ THAM GIA
CỘNG ĐỒNG.
1.1 Lý luận cơ bản về du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Hector Ceballos Lasecurain – một nhà bảo vệ môi trƣờng (Mehico) đƣợc coi là
ngƣời đầu tiên đặt ra thuật ngữ du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái (Ecotourism) là du
lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi, với những muc đích đặc biệt như
nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã cũng như những giá trị
văn hóa cả trong quá khứ và hiện tại được khám phá ở vùng đất đó”. [34,pg.5-19]
Với thuật ngữ này, yếu tố tự nhiên và sự tôn trọng môi trƣờng tự nhiên đƣợc đề
cao. Đây chính là nền tảng quan trọng khi nghiên cứu và phát triển loại hình DLST.
Về sau này khái niệm DLST đã đƣợc các tổ chức và nhiều nhà nghiên cứu đƣa
ra. Song nhìn chung, về mặt bản chất thì các tác giả đều đề cập và làm nổi bật nên sự
tôn trọng, bảo tồn yếu tố tự nhiên của hệ sinh thái và tính hài hòa giữa con người với
yếu tố tự nhiên (có thể hiểu là mức độ trách nhiệm của con ngƣời đối với tự nhiên).
Theo Hiệp hội DLST quốc tế thì “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm
với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân
địa phương”. [10, tr.6-12]
Chƣơng trình DLST của IUCN thì “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và
tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để

thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (và có kèm theo các đặc trưng văn hóa quá khứ
cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn và có ít tác động từ du khách giúp cho sự
tham gia tích cực có ích cho kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương”. [4, tr.21-24]
Tại Việt Nam, từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX thì loại hình DLST mới đƣợc du
nhập và nghiên cứu nhƣng đã thu hút đƣợc sự quan tâm, cổ vũ đặc biệt của các nhà
nghiên cứu về DL và môi trƣờng. Tại hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc quốc
gia về phát triển DLST ” ở Việt Nam diễn ra từ 7-9/9/1999 đã đƣa ra: “Du lịch sinh thái
là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo duc

8


môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương”. [17, 41]
Các khái niệm xuất hiện sau này cả trên thế giới và Việt Nam, ngoài yếu tố tôn
trọng tự nhiên, hạn chế tối đa các hoạt động làm suy thoái môi trƣờng, tác động tiêu cực
lên hệ sinh thái (HST) và văn hóa, thẩm mỹ do du lịch tạo ra thì DLST còn phải góp phần
vào việc quản lý bền vững môi trƣờng lãnh thổ DL; đặc biệt cần quan tâm đúng hƣớng và
sâu sát đến quyền lợi của CĐĐP – những chủ nhân của nguồn tài nguyên đó. Bởi chính họ
là những ngƣời có vai trò to lớn trong việc gìn giữ môi trƣờng tự nhiên song cũng có thể
góp phần hủy diệt môi trƣờng tự nhiên đó nếu cuộc sống của họ không đƣợc đảm bảo.
Theo Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì DLST có
kèm theo các đặc trƣng văn hóa trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại. Đây là một thành tố
phụ bên cạnh thành tố chính - môi trƣờng tự nhiên nhằm bổ sung và làm sinh động thêm
chƣơng trình tham quan DLST. Còn khái niệm về DLST tại Hội thảo quốc gia Việt Nam
coi cả văn hóa bản địa là đối tƣợng của DLST song song với yếu tố tự nhiên đã phần nào
làm mất đi tính đặc trƣng thiên nhiên vốn có của DLST. Bởi vậy đã làm cho hoạt động
quản lý điều hành DLST trở nên rối hơn khi nhiều bộ phận kinh doanh du lịch coi DLST
nhân tạo cũng là DLST.
Nhìn chung, các khái niệm về DLST đã nêu ở trên đều có những điểm giống và

khác nhau. Song trong luận văn này, tác giả lựa chọn quan điểm về DLST của Hiệp hội
Du lịch Sinh thái (The Internatonal Ecotourism society) Hoa Kỳ làm kim chỉ nam để triển
khai đề tài của mình. “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tại các hệ sinh thái tự nhiên
còn hoang sơ, doanh thu đóng góp cho bảo tồn và phúc lợi của cộng đồng địa phương”
[10,tr.16]. Theo quan điểm này, môi trƣờng tự nhiên chƣa và sẽ không chịu sự tác động
từ con ngƣời, hoàn toàn do chính thiên nhiên tạo nên đúng bản chất hoang sơ của nó và
doanh thu từ hoạt động tham quan DL sẽ đƣợc đƣa quay trở lại để góp phần cho việc bảo
tồn HST tự nhiên và giúp CĐĐP nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mình nhằm giảm
thiểu các tác động của cƣ dân lên HST trong cuộc sống mƣu sinh. Và du khách tham
quan loại hình DLST sẽ “Không để lại gì trừ những vết chân, không lấy đi gì trừ những
tấm ảnh, không giết gì trừ thời gian”. Để đảm bảo các tiêu chí trên thì cần thiết phải có
hoạt động giáo dục môi trƣờng sinh thái nhằm nâng cao nhận thức

9


của con ngƣời và giúp nâng cao thái độ, hành vi theo hƣớng tích cực để ngƣời dân
sống thân thiện với thiên nhiên; các đơn vị, cá nhân tham gia công tác quản lý, kinh
doanh và du khách biết đƣợc những khu vực cấm, hiểu đƣợc những việc đƣợc làm,
nên làm và không đƣợc phép, không nên làm trong khu bảo tồn để thực hiện đúng.
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Theo các quan điểm khác nhau thì DLST sẽ có những đặc trƣng khác nhau,
song chung quy lại thì DLST có ba đặc trƣng cơ bản là: Hoạt động tham quan DLST
diễn ra tại các hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ theo phong cách “hòa nhập với
thiên nhiên”; Doanh thu từ du lịch tái đầu tư cho bảo tồn và cộng đồng địa phương,
Phát triển với quy mô nhỏ là đẹp.
1.1.2.1 Hoạt động tham quan DLST diễn ra tại các hệ sinh thái tự nhiên
còn hoang sơ theo phong cách “hòa nhập với thiên nhiên”.
Khi du khách lựa chọn loại hình DLST là họ đã kỳ vọng sẽ đƣợc quan sát,
chiêm ngƣỡng và cao hơn nữa là nghiên cứu những tuyệt tác kỳ thú của tạo hoá ở mức

nguyên sơ. Do đó mọi hoạt động can thiệp thô bạo tới hệ nguyên sinh nhƣ khai thác,
săn bắt – bắn, đốt phá của ngƣời dân cần đƣợc nghiêm cấm; các mô hình xây dựng
trong không gian sinh thái cần phù hợp tự nhiên để tránh làm biến đổi cảnh quan; sự
vận chuyển hoặc gây tiếng ồn, xả thải cần phải có quy định, quản lý và giám sát chặt
chẽ. Đặc biệt, khách du lịch cần phải có ý thức tôn trọng hệ sinh thái tự nhiên, ý thức
đƣợc các hành động của mình, chủ động quên đi những khó khăn của cuộc hành trình,
hoà mình vào thiên nhiên để cảm nhận hết vẻ đẹp nguyên sơ của tạo hoá “không để lại
gì trừ vết chân, không lấy đi gì trừ những tấm ảnh, không chi phí gì trừ thời gian”.
Phát triển DLST theo đúng nghĩa hoang sơ ở trên thì cần xác định đƣợc “phát triển du
lịch thuần tuý chỉ là công cụ hỗ trợ cho công tác bảo tồn, còn việc bảo tồn HST, bảo vệ
môi trƣờng mới là ƣu tiên hàng đầu”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên cần phải có sự
tham gia, phối kết hợp của các bên liên quan nhƣ CĐĐP, nhà quản lý tài nguyên, nhà
quản lý DL, nhà kinh doanh dịch vụ và KDL mới có thể đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu.
1.1.2.2 Doanh thu từ du lịch tái đầu tư cho bảo tồn và cộng đồng địa
phương.

10


DLST sử dụng tài nguyên tự nhiên còn hoang sơ làm nguyên liệu chính nên bảo
tồn hệ sinh thái tự nhiên là lẽ đƣơng nhiên. Bởi đây là yếu tố tiên quyết cho sự duy trì
và phát triển. Dựa theo các luật định và nhu cầu bảo tồn, doanh thu từ hoạt động du
lịch cần đƣợc trích ra một phần nào đó để công tác bảo tồn đƣợc diễn ra suôn sẻ.
Thậm chí, KDL sẽ phải bỏ chi phí cao để đƣợc tham quan các hệ sinh thái nguyên sơ
này. Ví dụ: Tại Kenya, tổng lệ phí vào ngắm mỗi con sƣ tử là 27.000 đô la/năm và mỗi
con voi là 10.000 đô la/ năm.
Mặt khác, doanh thu từ DLST cũng phải đƣợc đóng góp vào việc tạo ra phúc lợi
cho CĐĐP nhƣ xây dựng và phát triển các công trình công cộng nhƣ điện - đƣờng trƣờng - trạm, thông tin liên lạc.v.v... Đầu tƣ cho cộng đồng là gián tiếp đầu tƣ cho bảo
tồn; bởi khi đƣợc đầu tƣ đúng mức thì chất lƣợng sống của ngƣời dân sẽ đƣợc nâng cao,
có đƣợc thu nhập hoặc lợi ích chính đáng từ hoạt động DL thì tự ngƣời dân sẽ không khai

thác tự nhiên mà chuyển sang tham gia bảo vệ để có đƣợc nhiều lợi ích hơn nữa.

1.1.2.3 Phát triển với quy mô “nhỏ là đẹp”.
Để đảm bảo chất lƣợng phục vụ, không chỉ không gian DLST nói riêng mà
ngay cả với không gian du lịch nói chung thì việc khai thác phù hợp “khả năng tải” là
vô cùng cần thiết và tối quan trọng. Với đặc tính “Hoang sơ” của DLST và đặc biệt
không làm ảnh hƣởng đến đời sống, sự sinh trƣởng và phát triển của hệ động – thực
vật sống trong không gian sinh thái thì việc quy hoạch với quy mô nhỏ là phù hợp hơn
cả. Do đó, để xác định đúng “tải sinh thái” thì cần dựa vào mỗi HST cụ thể để quy
hoạch và điều tiết khách cho phù hợp. Ví dụ: Có thể chia khách thành nhiều nhóm nhỏ,
có định mức thời gian, xen kẽ các kỳ đón khách với đóng cửa hoàn toàn để tái thiết trật
tự đời sống hoang dã.
Ngoài ra “Nhỏ là đẹp” có thể hiểu là hoạt động dần dần từng ít một. Vì trong
quá trình quy hoạch phát triển DL, yếu tố sinh thái đƣợc sử dụng làm đối tƣợng phục
vụ du lịch đôi khi chƣa đƣợc hiểu biết thấu đáo, việc sử dụng phục vụ du lịch dần dần
sẽ tạo khả năng cho việc tự điều chỉnh.
Bên cạnh đó, “Nhỏ là đẹp” cũng cho thấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị phục vụ tham quan tại khu vực sinh thái nên nhỏ, đơn giản, ít tốn kém.v.v...
phù hợp cảnh quan tự nhiên là tốt nhất.

11


1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái
Để nghiên cứu phát triển DLST tại một điểm, khu vực tự nhiên, việc xác định
các nhân tố ảnh hƣởng và giúp cấu thành DLST là vô cùng quan trọng.
Thực tế, khi nghiên cứu phát triển DLST thì đầu tiên phải kể đến sự tồn tại của các
hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên đƣợc hiểu là sự
cộng sinh của điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: Sinh thái tự
nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant

ecology), sinh thái nông nghiệp (agricutural ecology), sinh thái khí hậu (ecolimate) và
sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ phận và một dạng thứ
cấp của ĐDSH, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể
hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa
chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống
nhƣ đất, nƣớc, địa hình, khí hậu... đó là các HST (ecosystems) và các nơi trú ngụ, sinh
sống của một hay nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ƣớc ĐDSH đƣợc thông qua tại
Hội nghị thƣợng đỉnh Rio de Gianero về môi trƣờng). Điều này cho thấy, các vƣờn quốc
gia (VQG) và các khu BTTN là những nơi còn tồn tại những khu rừng với ĐDSH cao
thƣờng là những lựa chọn hàng đầu cho việc nghiên cứu phát triển DLST và lựa chọn ƣu
tiên của KDL sinh thái. [3, tr.5-16]

1.1.3.1 Yếu tốcảnh quan
Trong phát triển DL nói chung và DLST nói riêng, cảnh quan là một trong
nhiều yếu tố tạo sức hút đối với KDL. Mỗi cảnh quan khác nhau sẽ phù hợp từng loại
hình DL cụ thể. Ví dụ: Cảnh quan vùng đồng bằng tƣơng đối đơn điệu về ngoại cảnh,
là nơi hội tụ các nền văn minh của loài ngƣời.. phù hợp cho loại hình DL văn hoá tâm
linh. Cảnh quan vùng đồi núi thƣờng tạo ra không gian thoáng đãng, là nơi có những
di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại
hình DL tham quan theo chuyên đề. Cảnh quan vùng đồi núi có ý nghĩa lớn nhất đối
với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, các
loại hình DL thể thao nhƣ leo núi, du lịch sinh thái .v.v…. [32]

12


1.1.3.2 Yếu tốkhih́ âu
Khí hậu là yếu tố rất quan trọng quyết định HST của mỗi vùng miền trong một
quốc gia, giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực. Mặt khác, khí hậu cũng ảnh
hƣởng đến tính thời vụ trong DL. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa;

do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên lãnh thổ nhận đƣợc một lƣợng bức xạ
mặt trời rất lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22

0C

– 27

0C

và có sự phân hóa phức

tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ DL rất rõ rệt và phù hợp phát
triển nhiều loại hình DL thích hợp, phụ thuộc vào thời gian. [32]
1.1.3.3 Yếu tố tài nguyên
Tài nguyên luôn là tiềm năng DL đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với KDL.
Tính đa dạng của tài nguyên bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu... Chính sự khác nhau này sẽ quyết định HST của mỗi VQG, khu BTTN; điều này
tạo cho chúng những thế mạnh đặc trƣng riêng. Hiện nay, du khách đến với các VQG,
khu BTTN để tham quan thế giới động - thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên
để con ngƣời thêm yêu cuộc sống, đến các bản làng để cùng sống, trải nghiệm và cảm
nhận tinh hoa mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình DL
nghiên cứu khoa học và DL thể thao (phụ thuộc vào quy định từng vùng). Việt Nam
nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vị trí địa lý
nhƣ là một nơi gặp gỡ của các luồng di cƣ động và thực vật nên giới sinh vật vô cùng
phong phú về thành phần loài. Ƣu thế này giúp cho Việt Nam phát triển đƣợc đa
dạng, phong phú các loại hình DL, đặc biệt là DLST. [32]
1.1.3.4 Yếu tố con người
Trong yếu tố con ngƣời, các đối tƣợng KDL, nhà quản lý VQG và khu BTTN, nhà
điều hành DLST, đơn vị tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ DL, cƣ dân bản địa có vai
trò rất lớn trong việc hình thành và quyết định chất lƣợng DL. KDL là những ngƣời tìm

hiểu, thƣởng thức sự tuyệt vời của tài nguyên DL. Khác với KDL thông thƣờng, KDL
sinh thái thƣờng là những ngƣời có hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi sinh,
môi trƣờng; sự cần thiết của việc bảo tồn các HST và phát triển DL bền vững nên họ có ý
thức bảo vệ các giá trị tự nhiên và nhân văn trong quá trình tham quan DL. Song đôi lúc
sẽ không tránh khỏi có sự chệch hƣớng đối với các đối tƣợng

13


×